Hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tích kế toán (Trang 26 - 29)

2. Các nguyên nhân gây sai lệch và biện pháp xử lý giúp tăng tính hiệu quả của

2.3.3 Hàng tồn kho

a. Định nghĩa

Theo chuẩn mự c kế toán số 02 “Hàng tồn kho” được ban hành và công bố theo Q uyết định số 149/2001/QĐ -BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì hàng tồn kho là nhữ ng tài s ản:

(a) Được giữ đ ể bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; (b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;

(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (gọi chung là vật tư) để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

H àng tồn kho bao gồm :

 Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đan g đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;

 Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và s ản phẩm hoàn thành chư a làm thủ tục nhập kho thành phẩm;

 Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gử i đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường;

 Chi phí dịch vụ dở dang.

b. Các ph ươn g pháp tính giá hàng tồn k ho

Theo chuẩn mự c s ố 02, có 04 phương pháp tính giá hàng tồn kho:

(i) Phương pháp tính theo gi á đích danh: được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc m ặt hàng ổn định và nhận diện được.

(ii) Ph ươn g pháp bình quân gia qu yền: giá trị của từn g loại hàng tồn kho

được tính th eo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho đư ợc mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào m ỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp

(iii) Ph ương pháp n hập trước, xuất trước (FI FO): áp dụng dựa trên giả định

là hàng tồn kho đư ợc mua trước hoặc s ản xuất trước thì đư ợc xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua ho ặc s ản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp n ày thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho đư ợc tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

(iiii) Phương ph áp nhập sau, xuất trước (LIFO ): áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho đư ợc mua s au hoặc s ản xuất sau thì đư ợc xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho đư ợc mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho đư ợc tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho đư ợc tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

c. Phương trình hàng tồn kho:

H àng tồn kho đầu kỳ + Mua ròng – Giá vốn hàng bán = Hàng tồn kho cuối kỳ H àng tồn kho đầu kỳ + Mua ròng = Giá vốn hàng bán + Hàng tồn kho cuối kỳ

G iá vốn hàng bán được thể hiện trên báo cáo kinh doanh; H àng tồn kho cuối kỳ được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán.

d. Phân tí ch h àn g tồn k ho

Việc áp dụng các phư ơng pháp định giá hàng tồn kho khác nhau s ẽ tạo ra các dịch chuyển khác nhau về giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán sang chi phí tr ên Báo cáo kết quả kinh doanh.

D o phương pháp thực tế đích danh áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện đư ợc nên ít phổ biến. Ở đây, chúng ta phân tích hàng tồn kho dựa trên 3 phương pháp còn lại: FIFO, LIFO và Bình quân gia quyền Ví dụ: Ghi chép hàng tồn kho của Cty A trong tháng 12/2012 như s au:

H àng tồn kho đầu kỳ: 40 sp x 500đ/sp = 20.000 đ M ua ròng : 60 sp x 600đ/sp = 36.000 đ X uất bán trong kỳ : 80 sp x 800đ/sp = 64.000 đ Tồn kho cuối kỳ : 20 sp

(i)Tác động của chi phí hàng tồn kho đến k hả năng sinh lợi

Ví dụ: Xem BC KQK D tháng 12/2012 của công ty A trên: D oanh thu G iá vốn Lợi nhuận gộp FIFO 64.000 44.000 20.000

LIFO 64.000 46.000 18.000 BQGQ 64.000 44.800 19.200

Lợi nhuận bị tác động bởi các phương pháp định giá hàng tồn kho khác nhau. Đ i sâu vào phân tích, t a thấy lợi nhuận gộp đư ợc cấu t hành gồm 2 phần:

Lợi nhuận gộp = Lợi ích kinh tế + Chênh lệch thặng dư; Lợi ích kinh tế = Doanh thu – chi phí thay thế hàng tồn kho

Chênh lệch thặng dư = Chi phí t hay thế hàng tồn kho – G iá vốn hàng bán G iá vốn hàng bán: xác định theo phư ơng pháp định giá hàng tồn kho; Chi phí thay thế hàng tồn kho là giá mua có thể thự c hiện tại thời điểm bán hàng.

Ví dụ trong FIFO

Lợi ích kinh tế = 80sp x (800 – 600) = 16.000

Chênh lệch thặng dư = 40sp x (600-600) + 40sp x (600-500) = 4.000 Lợi nhuận gộp = 20.000.

Trong t ình hình bất ổn về giá hàng tồn kho, ch ênh lệch thặng dư sẽ làm điều chỉnh giá trị lợi nhuận hạch toán trên báo cáo.

ổn trong giá trị hàng t ồn kho.

(ii).Tác động của chi phí hàng tồn k ho lên bảng cân đối kế toán

Ví dụ: Xem giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán cuối tháng 12/2012 của Công ty A

H àng tồn kho cuối kỳ FIFO 12.000 (20 x 600)

LIFO 10.000 (20 x 500)

BQGQ 11.200 (20 x 560)

Trong thời kỳ tăng giá, việc sử d ụng phương pháp LIFO khiến cho việc đánh giá hàng tồn kho s ai lệch so với giá trị đầu tư hiện tại.

(iii). Tác động của chi phí hàng tồn kho lên dòng tiền

Ví dụ: Xét dòng t iền của công ty A sau khi bán 80sp Thu vào Chi ra

N ộp thuế (25%) Thay thế HTK FIFO 64.000 5.000 48.000 LIFO 64.000 4.500 48.000 BQGQ 64.000 4.800 48.000

Trong th ời kỳ tăng giá, sử d ụng FIFO sẽ đem đến lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc chịu chi phí thuế cao, đồng thời doanh nghiệp còn phải thay thế hàng tồn kho bán ra với mức chi ph í cao hơn chi phí nguyên thủy, điều này tạo áp lực lên dòng tiền thanh toán.

Vì vậy các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp LIFO nhằm giảm chi phí thuế trong thời kỳ tăng giá. Theo quy định của IRS, các công ty sử dụng chi phí hàng tồn kho LIFO vì mục thuế thì cũng sử dụng nó làm thông t in tài chính của mình. Đó gọi là quy luật phù hợp LIFO.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tích kế toán (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)