1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận

63 1,5K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 3,07 MB

Nội dung

bài tiểu luận:các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận

Trang 1

- TK-115: Giếng bơm nước bùn

- TXLNTTT KCX Tân Thuận: Trạm xử lý nước thải tập trung khu chế xuất

Tân Thuận

- TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng phân tích mẫu nước thải trước và sau xử lý 10

Bảng 2.1 Ứng dụng quy trình xử lý hoá học 15

Bảng 3.1 Thông số thiết kế giếng bơm nước thải 25

Bảng 3.2 Thông số thiết kế mương chắn rác 26

Bảng 3.3 Thông số thiết kế bể lắng sục khí 27

Bảng 3.4 Thông số thiết kế bể trộn đều 28

Bảng 3.5 Thông số thiết kế bể điều chỉnh pH 29

Bảng 3.6 Thông số thiết kế mương oxy hoá 30

Bảng 3.7 Thông số thiết kế bể lắng sinh học 32

Bảng 3.8 Thông số thiết kế bể khuấy nhanh 33

Bảng 3.9 Thông số thiết kế bể keo tụ 34

Bảng 3.10 Thông số thiết kế bể lắng hoá học 35

Bảng 3.11 Thông số thiết kế bể điều hoà 36

Bảng 3.12 Thông số thiết kế bể khử trùng 37

Bảng 3.13 Thông số thiết kế bể chứa bùn 38

Bảng 3.14 Thông số thiết kế bể cô đặc bùn 39

Bảng 3.15 Thông số thiết kế giếng bơm nước bùn 40

Trang 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Một góc của KCX Tân Thuận 4

Hình 1.2 Mặt bằng tổng thể TXL nước thải KCX Tân Thuận 9

Hình 3.1 Giếng bơm nước thải 25

Hình 3.2 Song chắn rác thô và tinh 26

Hình 3.3 Bể lắng cát sục khí 27

Hình 3.4 Bể trộn đều 28

Hình 3.5 Bể diều chỉnh pH 29

Hình 3.6 Mương oxy hoá 30

Hình 3.7 Bể lắng sinh học 31

Hình 3.8 Bể khuấy nhanh 32

Hình 3.9 Bể keo tụ 34

Hình 3.10 Bể lắng hoá học 35

Hình 3.11 Bể khử trùng 37

Hình 3.12 Bể chứa bùn 38

Hình 3.13 Bể cô đặc bùn 39

Hình 3.14 Giếng bơm nước bùn 40

Hình 3.15 Máy ép bùn băng tải 41

Hình 3.16 Thiết bị rửa mắt ngay tại hiện trường khi gặp sự cố 42

Hình 3.17 Bảng điều khiển và hệ thống đèn hiệu 44

Trang 4

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của KCX Tân Thuận 5

Sơ đồ 3.1 Quy trình xử lý hóa sinh 21

Sơ đồ 3.2 Bể lắng cát sụt khí 27

Sơ đồ 3.3 Bể điều chỉnh pH 29

Sơ đồ 3.4 Bể lắng sinh học 31

Sơ đồ 3.5 Bể khuấy nhanh 33

Sơ đồ 3.6 Bể lắng hóa học 35

Sơ đồ 3.7 Máy ép bùn băng tải 41

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCX TÂN THUẬN 3

1.1 GIỚI THIỆU KCX TÂN THUẬN 3

1.1.1 Lịch sử hình thành KCX Tân Thuận 3

1.1.2 Vị trí địa lý 4

1.1.3 Cơ cấu tổ chức 5

1.1.4 Một số nghành nghề đang hoạt động tại KCX Tân Thuận 5

1.1.5 Hiện trạng môi trường tại KCX Tân Thuận 6

1.1.5.1 Các nguồn phát sinh gây ô nhiễm tiếng ồn 6

1.1.5.2 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí 6

1.1.5.3 Các nguồn phát sinh chất thải rắn 7

1.1.5.4 Các nguồn gây nhiễm môi trường nước 8

1.2 GIỚI THIỆU TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCX TÂN THUẬN 8

1.2.1 Lịch sử hình thành 8

1.2.2 Cơ cấu tổ chức 10

1.2.3 Quy chuẩn xả thải của trạm xử lý KCX Tân Thuận 10

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 12

2.1 PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC 12

2.1.1 Song chắn rác 12

2.1.2 Bể thu và tách dầu mỡ 12

2.1.3 Bể điều hòa 13

2.1.4 Bể lắng 13

2.1.4.1 Bể lắng cát 13

2.1.4.2 Bể lắng nước thải 14

2.2 PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ 14

2.2.1 Bể keo tụ tạo bông 14

2.2.2 Bể tuyển nổi 14

2.2.3 Hấp phụ 15

Trang 6

2.3 PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC 15

2.4 PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC 15

2.4.1 Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên 16

2.4.1.1 Các công trình xử lý nước thải trong đất 16

2.4.1.2 Hồ sinh học 16

2.4.2 Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo 17

2.4.2.1 Xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo 17

2.4.2.2 Xử lý sinh học kỵ khí trong điều kiện nhân tạo 18

2.5 XỬ LÝ BÙN CẶN 19

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCX TÂN THUẬN 20

3.1 ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI CỦA KCX TÂN THUẬN 20

3.1.1 Nước mưa chảy tràn 20

3.1.2 Nước thải sản xuất 20

3.1.3 Nước thải sinh hoạt 20

3.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 20

3.2.1 Quy trình công nghệ 20

3.2.2 Thuyết minh quy trình 22

3.3 CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 24

3.3.1 Giếng bơm nước thải 24

3.3.2 Mương chắn rác 25

3.3.3 Bể lắng cát sục khí 26

3.3.4 Bể trộn đều 27

3.3.5 Bể điều chỉnh pH 29

3.3.6 Mương Oxy hóa 29

3.3.7 Bể lắng sinh học 30

3.3.8 Bể khuấy nhanh 32

3.3.9 Bể keo tụ 33

3.3.10 Bể lắng hóa học 34

3.3.11 Bể điều hòa 36

3.3.12 Bể khử trùng 36

Trang 7

3.3.14 Bể cô đặc bùn 38

3.3.15 Giếng bơm nước bùn 39

3.3.16 Máy ép bùn băng tải 40

CHƯƠNG 4: VẬN HÀNH, SỰ CỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SỰ CỐ 42

4.1 VẬN HÀNH HỆ THỐNG VÀ YÊU CẦU CÔNG TÁC AN TOÀN 42

4.1.1 Cách vận hành các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý 42

4.1.2 Yêu cầu công tác an toàn khi vận hành hệ thống 43

4.1.2.1 Yêu cầu an toàn khi làm việc quanh các bể 43

4.1.2.2 An toàn khi làm việc với hóa chất 43

4.1.2.3 Các nguyên tắc toàn về điện 44

4.1.2.4 Kiểm tra trước khi vận hành 45

4.2 SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SỰ CỐ 45

4.2.1 Đối với vấn đề vận hành 45

4.2.2 Đối với thiết bị công nghệ 46

4.3 CÔNG TÁC BẢO TRÌ HỆ THỐNG 47

4.3.1 Kiểm tra thường xuyên 47

4.3.2 Kiểm tra định kỳ 48

4.3.3 Kiểm tra thay thế 48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49

KẾT LUẬN 49

KIẾN NGHỊ 49

PHỤ LỤC 1 50

PHỤ LỤC 2 52

Trang 8

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê, tính đến giữa năm 2006, Việt Nam đã có hơn 135 KCN được cấp phép hoạt động (chưa tính hàng trăm cụm công nghiệp nhỏ và vừa khác) Con số 135 chưa dừng lại, vì hiện tại vẫn có nhiều hồ sơ xin phép mở KCN, KCX gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư Diện tích bình quân 1 KCN, KCX đạt khoảng 207 héc ta Hiện số KCN đang hoạt động là 81/135 KCN, tỉ lệ diện tích cho thuê trong các KCN, KCX đạt bình quân 52%.Tổng số lao động trực tiếp đang làm việc trong các KCN, KCX có trên 1 triệu người, và có hàng triệu lao động gián tiếp liên quan đến sự hoạt động của các KCN, KCX (cung ứng nguyên liệu, gia công dịch vụ…)

KCN, KCX là một công cụ hiệu quả cho sự phát triển công nghiệp-giảm chi phí xây dựng cơ sỡ hạ tầng và khuyến khích các hoạt động kinh tế của khu vực – các KCN, KCX đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng Song chúng cũng gây ra các vấn đề

về môi trường, sức khỏe và an toàn Hiện nay, hầu hết các KCN, KCX được quy hoạch và vận hành đều quan tâm rất ít đến môi trường, do vậy đang dần phá huỷ nghiêm trọng môi truờng tại nhiều khu vực Các vấn đề chính về môi trường có liên quan đến KCN, KCX là phá hủy môi trường sống, làm mất đa dạng sinh học, gây ô nhiễm không khí, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn và phóng xạ, chất độc hóa học, ô nhiễm đất, tai nạn công nghiệp, tràn dầu và hóa chất, thay đổi khí hậu toàn cầu, v.v…

Sự ra đời và hoạt động của các KCN, KCX gắn liền với việc tiêu thụ một lượng nước và thải ra môi trường lượng nước thải rất lớn có mức độ ô nhiễm cao Tuy nhiên, cho đến nay phần lớn các KCN, KCX ở nước ta đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh và vận hành đúng quy trình Hầu hết nước thải của các nhà máy,

xí nghiệp trong các KCN đều chưa được xử lý đúng mức trước khi thải ra môi trường

Trang 9

xung quanh hoặc thải vào mạng lưới thoát nước chung Kết quả là tải lượng ô nhiễm trên hệ thống các nguồn tiếp nhận ngày một gia tăng do khả năng tự làm sạch của nguồn có giới hạn Do vậy nguồn nước trên các sông rạch xung quanh hoạt động của những KCN có dấu hiệu ô nhiễm và một vài kênh rạch đã bị ô nhiễm nặng, không còn đảm bảo cho bất cứ mục đích sử dụng nào

Từ đó, có thể kết luận rằng tương lai phát triển các KCN, KCX tập trung dẫn tới tổng lượng nước thải từ các KCN, KCX tăng lên rất nhiều lần so với tải lượng ô nhiễm khổng lồ, vượt quá khả năng tự làm sạch của nguồn, hủy hoại môi trường nước mặt tự nhiên Do đó, nếu không áp dụng các phương án khống chế ô nhiễm thích hợp và hiệu quả thì các chất thải phát sinh sẽ gây tác động nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe nhân dân trong khu vực

Theo quy định chung của nước ta hiện nay các khu công nghiệp, khu chế xuất xây dựng và hoạt động thì phải xây dựng các công trình căn bản như hệ thống cấp thoát nước, điện viễn thông, đường xá để đảm bảo nhu cầu sản xuất cũng như các hệ thống xử lý nước thải, chất thải để bảo vệ môi trường

Tại thành phố Hồ Chí Minh, KCX Tân Thuận được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam từ đó góp phần tăng ngân sách cho Nhà nước, tạo cơ hội việc làm cho người lao động bản địa và các nguồn lao động từ nơi khác đến sinh sống và làm việc KCX tập trung nhiều ngành nghề công nghiệp do đó là nới phát sinh nhiều nguồn chất thải cần được thu gom và xử lý Trong đó nước thải là nguồn chất thải có số lượng lớn và phức tạp về thành phần và tính chất so với các loại chất thải khác, do đó cần đươc quan tâm hàng đầu trong công tác xử lý

Từ các yêu cầu và quy định chung đó, KCX Tân Thuận TP.HCM đã xây dựng

hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung để thu gom nước thải từ các doanh nghiệp, cơ sở để xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải vào môi trường

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCX

bộ trưởng số 394/CT ngày 25/11/1991 nay là chính phủ

Công ty Liên Doanh Tân Thuận được thành lập vào tháng 9/1991 để đầu tư phát triển KCX Tân Thuận – KCX đầu tiên tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 89 triệu USD Trong 30 triệu USD vốn pháp định, Công ty Phát triển Công Nghiệp Tân Thuận (IPC) góp 30% bằng quyền sử dụng 300 ha đất và Công ty Phát triển Mậu Dịch Trung Ương Đài Loan (CT&D) góp 70% bằng thiết bị và tiền

Tính đến cuối 6-2006, KCX Tân Thuận đã thu hút 165 doanh nghiệp nước ngoài với tổng vốn đầu tư 887,22 triệu USD, trong đó có 75 doanh nghiệp Đài Loan và

45 doanh nghiệp Nhật Các doanh nghiệp này đã đăng ký thuê 165,74 ha đất, chiếm gần 85% diện tích đất cho thuê Trong số 165 doanh nghiệp, 112 đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho 54.000 lao động và đạt tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm Hiện nay, KCX Tân Thuận tạo ra hàng vài chục ngàn công

ăn việc làm cho nhiều đối tượng; đặc biệt luôn ưu tiên cho người dân địa phương Từ một vùng đất nghèo khổ nhất TP.HCM, nay đã trở thành nơi thu hút đầu tư mạnh nhất nước và KCX Tân Thuận được công nhận là một trong những KCX thành công nhất Đông Nam Á

Trang 11

Hình 1.1 Một góc của KCX Tân Thuận 1.1.2 Vị trí địa lý

Văn phòng công ty đặt tại đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

KCX Tân Thuận có vị trí thuận lợi, nằm gần Quận 1 của TP.Hồ Chí Minh, nằm gọn trên một bán đảo ngược bao quanh bởi song Sài Gòn, nên gất tiện đường di chuyển cho những người làm việc tại các công ty trong khu vực này Ngoài ra, KCX còn nằm gần các tuyến lộ như: đường nam Sài Gòn, gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Nằm liền kề với huyện Nhà Bè, Q.4, Q.5 là những nơi có nguồn cung cấp lao động dồi dào Phía đông KCX là một dọc các bến cảng, kho tàng trong đó cảng Bến Nghé, là cảng container lớn nhất Thành Phố có khả năng bốc xếp 200.000 container/tháng chỉ cách KCX một con đường 30m Với ưu thế này, việc xuất khẩu trong KCX hết sức thuận lợi vì sản phẩm của các xí nghiệp sản xuất trong KCX chủ yếu là để xuất khẩu

Trang 12

Đồng thời, KCX cũng có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, có nguồn cung cấp

nước dồi dào từ sông Sài Gòn, có khí hậu diều hòa quanh năm, diện tích mặt bằng

- Các nghành nghề khác

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Bộ phận tạp vụ

Trung tâm hoạt

động công nhân,

nhân viên

Phòng khám đa khoa

Đội bảo

vệ KCX

Phòng tài chính kế toán

Phòng công vụ

Trạm bơm tăng áp

Trạm cấp nước dự phòng

Trạm XLNT

Đội duy tu sửa chữa

Trung tâm kho vận

Kho ngoại quan

Bãi container

Trang 13

1.1.5 Hiện trạng môi trường tại KCX Tân Thuận

1.1.5.1 Các nguồn phát sinh gây ô nhiễm tiếng ồn

Trong quá trình hoạt động, sản xuất của các công ty trong khu chế xuất kèm theo hoạt động giao thông thì tiếng ồn là không thể tránh khỏi Bao gồm tiếng ồn xuất phát từ:

- Vận hành dây chuyền máy móc sản xuất, các thiết bị, đặc biệt là các đơn vị hoạt động gia công cơ khí, bao bì, dệt, điện - điện tử

- Vận hành máy phát điện (trong trường hợp cúp điện) của các nhà máy trong KCX

- Tiêu chuẩn áp dụng là: QCVN 26:2010/BTNMT

1.1.5.2 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

Nguồn phát sinh gây ô nhiễm không khí chủ yếu từ hoạt động sản xuất của các đơn vị trong KCX và phương tiện vận tải lưu thông trong KCX bao gồm:

Khí thải từ các nguồn đốt nhiên liệu nhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động sản xuất như:

SO2,… bụi, thải ra ngoài môi trường xung quanh

Khí thải từ dây chuyền công nghệ: thành phần khí thải đa dạng và phụ thuộc vào từng loại hình sản xuất, quy mô sản xuất

Khí thải từ các hoạt động khác như: hoạt động giao thông trong nội bộ KCX bao gồm:

Trang 14

công trình như: bể chứa bùn, bể kỵ khí Và các hoạt động thu gom, tồn trữ chất thải rắn (rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và chất thải nguy hại)

Tiêu chuẩn áp dụng để xử lý là: tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 20:2009/BTNMT và TCVSLĐ 3733/2002/QĐ-BYT TCVN

1.1.5.3 Các nguồn phát sinh chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh tại KCX Tân Thuận được chia làm 2 loại:

Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ khu vực văn phòng, bếp, nhà vệ sinh, khu trung tâm dịch vụ của KCX

Khối lượng chất thải rắn của KCX Tân Thuận thải ra khoảng 3 tấn/ngày (số liệu

do bên công ty cung cấp)

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là các loại bao bì, giấy, vỏ hộp, vỏ trái cây, thức ăn thừa…Trong đó một số loại chất thải có thể đươc sử dụng để tái chế

Chất thải rắn công nghiệp là chất thải nguy hại: phát sinh từ các hoạt động của các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCX Thành phần chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại bao gồm:

- Chất thải vô cơ:

Bùn dư sau hệ thống XLNT có chứa các kim loại độc như: As, Cd, Pb, Hg, Ni của các ngành xi mạ

Các loại xỉ, vụn kim loại từ các quá trình xử lý kim loại, gia công cơ khí, chế tạo máy móc, điện-điện tử

- Các loại chất thải có tính acid và tính kềm xuất phát từ các quá trình xử lý bề mặt kim loại bằng hóa chất

- Chất thải rắn chứa dầu: các loại chất thải rắn có chứa dầu lẫn chất bôi trơn trong các hoạt động:

 Gia công cơ khí

 Các hoạt động của máy móc

 Các chất thải từ các khu vực thu gom

 Các vật dụng tồn chứa dầu (các chất cặn bã từ thùng chứa dầu, giẻ lau chứa dầu, các thùng chứa dầu )

Trang 15

- Chất thải chứa hóa chất vô cơ: là các chất chứa sơn, keo sinh ra từ các hoạt động phun sơn, xi mạ hoặc sử dụng các loại keo, sơn trong quá trình sản xuất

- Chất thải chứa các chất hữu cơ gốc động vật: Sinh ra từ các hoạt động của nhà máy chế biến thực phẩm, chế biến nguyên liệu mỹ phẩm có nguồn gốc động, thực vật

1.1.5.4 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

Hiện nay tổng lượng nước phục vụ cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt cho KCX Tân Thuận khoảng 14000 m3/ngày đêm Nguồn nước do nhà máy nước Thủ Đức

cung cấp

Nguồn tiếp nhận: lượng nước thải của các đơn vị sản xuất trong KCX Tân Thuận sau khi qua hệ thống xử lý sơ bộ, đảm bảo tiêu chuẩn tiếp nhận hiện hữu tương đương cột C TCVN 5945-2005 (Do bộ phận bảo vệ môi trường trong KCX giám sát), sẽ được đấu nối và thu gom về trạm XLNT tập trung của KCX

Chất lượng nước đầu ra của trạm xử lý đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT cột A Nước sau xử lý tại trạm XLNT tập trung sẽ được thải vào rạch Tắc Rỗi, đổ vào khu vực hạ lưu sông Sài Gòn

1.2 GIỚI THIỆU TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCX TÂN THUẬN

1.2.1 Lịch sử hình thành

Sự hình thành và phát triển nhanh chóng của các xí nghiệp trong KCX Tân Thuận làm cho vấn đề môi trường, đặc biệt là môi trường nước ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng Do đó để giảm thiểu tác động của môi trường, KCX Tân Thuận đã cho xây dựng trạm xử lý nước tập trung trước khi thải ra môi trường

Với thiết kế 10.000 m3/ngày đêm, hệ thống được xây dựng vào năm 1996 với tổng diện tích 10.186m2, kinh phí xây dựng 4.6 triệu USD Hệ thống bao gồm 38km đường ống và 7 trạm bơm trung chuyển Nước thải được xử lý bằng công nghệ hóa học, sinh học Ngoài ra còn có 4000m2 diện tích đất dự phòng dùng để mở rộng thêm trong trường hợp lưu lượng nước thải vượt quá 10.000m3/ngày đêm

Sau hơn 2 năm xây dựng trạm xử lý được đưa vào sử dụng và chạy thử nghiệm hoàn tất vào cuối tháng 12/1998 Kết quả thử nghiệm cho thấy trạm xử lý đạt tiêu chuẩn vận hành

Trang 16

Ngày 02/01/1999 trạm xử lý nước thải chính thức vận hành và được Sở Tài Nguyên Môi Trường TP.HCM cử cán bộ tới hiện trường theo dõi và lấy mẫu nước thải sau xử lý để xét ngiệm Kết quả xét ngiệm sau xử lý đạt loại A TCVN 5945:1995

Trong nhiều năm qua, KCX Tân Thuận là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Danh hiệu “Môi trường xanh-sạch-đẹp” được UBND TP.HCM trao tặng và là KCX được xếp hạng nhất trong các KCX-KCN hấp dẫn nhiều nhà đầu tư của khu vực Châu Á

Trạm xử lý được thiết kế theo công nghệ tiên tiến và được tính toán phù hợp với điều kiện của KCX Tân Thuận Hệ thống có thể điều khiền bằng tay hay điều khiển tự động

Hình 1.2 Mặt bằng tổng thể TXL nước thải KCX Tân Thuận

Trang 17

1.2.2 Cơ cấu tổ chức

Trạm xử lý nước thải tập trung của KCX Tân Thuận trực thuộc phòng công vụ gồm 10 người: trạm trưởng, 3 nhân viên hóa học, 3 nhân viên kỹ thuật, 3 nhân viên cơ khí

Trưởng trạm: là người điều hành và quản lý toàn bộ hồ sơ của trạm

Bộ phận hóa học: gồm 3 người có nhiệm vụ phụ trách chính về công tác điều hành, xử lý, phân tích trong phòng thí nghiệm, công tác quản lý môi trường chung trong KCX

Bộ phận điện: gồm 3 người có nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết

bị như: bơm, quạt, đường ống…

1.2.3 Quy chuẩn xả thải của trạm xử lý KCX Tân Thuận

Mỗi đơn vị sản xuất trong KCX có hệ thống XLNT sơ bộ nhằm đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định KCX (hiện nay tương đương loại C,TCVN 9545-2005) trước khi thoát vào hệ thống thu gom trạm xử lý nước thải tập trung của KCX

Chất lượng nước thải sau xử lý của trạm xử lý nước thải tập trung của KCX trước khi xả ra môi trường tiếp nhận tuân theo tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT-loại A

Chất lượng nước thải trung bình của trạm XLNT (Q= 9500 m3/ngày đêm)

Số mẫu đo: 02 mẫu

- 01 mẫu nước thải trước khi xử lý (NT1)

- 01 mẫu nước thải sau khi xử lý (NT2)

Kèm theo bảng kết quả phân tích của Viện Môi Trường & Tài Nguyên

Thời điểm đo: ngày 26/09/2012

Bảng 1.1 Bảng phân tích mẫu nước thải trước và sau xử lý

STT Chỉ tiêu ô

nhiễm Đơn vị

Nước thải công nghiệp

Giá trị giới hạn theo cột

A, QCVN 40:2011/BTN

MT

Ghi chú Trước xử

Trang 19

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC

xử lý nước thải hoạt động ổn định

Song chắn rác là các thanh đan xếp kế tiếp nhau với các khe hở từ 16 đến 50mm, các thanh có thể thép, inox, nhựa hoặc gỗ Tiết diện của các thanh này là hình chữ nhật, hình tròn hoặc elip Bố trí song chắn rác trên máng dẫn nước thải Các song chắn rác đạt song song với nhau, nghiêng về phải dòng nước chảy để giữ rác lại Song chắn rác thường đặt nghiêng theo chiều dòng chảy một góc 50 đến 900

Thiết bị chắn rác bố trí tại các máng dẫn nước thải trước trạm bơm nước thải và trước các công trình xử lý nước thải

2.1.2 Bể thu và tách dầu mỡ

Bể thu dầu: được xây dựng trong khu vực bãi đỗ và cầu rửa ô tô, xe máy, bãi

chứa dầu và nhiên liệu, nhà giặt tẩy của khách sạn, bệnh viện hoặc các công trình công cộng khác, nhiệm vụ đón nhận các loại nước rửa xe, nước mưa trong khu vực bãi đỗ xe…

Bể tách mỡ: dùng để tách và thu các loại mỡ động thực vật, các loại dầu… có

trong nước thải bể tách mỡ thường được bố trí trong các bếp ăn của khách sạn, trường học, bệnh viên… Xây bằng gạch, bê tông cốt thép, thép, nhựa composite… và bố trí bên trong nhà, gần các thiết bị thoát nước hoặc ngoài sân gần khu vực các bếp ăn để tách dầu mỡ trước khi xả vào hệ thống thoát nước bên ngoài cùng với các loại nước thải khác

Trang 20

2.1.3 Bể điều hòa

Lưu lượng và nồng độ các chất thải ô nhiễm trong nước thải các khu dân cư, công trình công cộng như các nhà máy xí nghiệp luôn thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào các điều kiện hoạt động của các đối tượng thoát nước này Sự dao động về lưu lượng nước thải, thành phần và nồng độ chất bẩn trong đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả làm sạch nước thải Trong quá trình lọc cần phải điều hòa lưu lượng dòng chảy, một trong những phương án tối ưu nhất là thiết kế bể điều hòa lưu lượng

Bể điều hòa làm tăng hiệu qua của hệ thống xử lý sinh học do nó hạn chế hiện tượng quá tải của hệ thống hoặc dưới tải về lưu lượng cũng như hàm lượng chất hữu cơ giảm được diện tích xây dựng của bể sinh học hơn nữa các chất ức chế quá trình xử lí sinh học sẽ được pha loãng hoặc trung hòa ở mức độ thích hợp cho các hoạt động của vi sinh vật

Cát lưu giữ trong bể từ 2 đến 5 ngày Các loại bể lắng cát thường dùng cho các trạm xử lý nước thải công suất 100m3/ngày Các loại bể lắng cát chuyện động quay có hiệu quả lắng cát cao và hàm lượng chất hữu cơ trong cát thấp Do cấu tạo đơn giản bể lắng cát ngang được sử dụng rộng rãi hơn cả Tuy nhiên trong điều kiện cần thiết phải kiết hợp các công trình xử lý nước thải, người ta có thể dùng bể lắng cát đứng, bể lắng cát tiếp tuyến hoặc thiết bị xiclon hở một tầng hoặc xiclon thủy lực

Từ bể lắng cát, cát được chuyển ra sân phơi cát để làm khô bằng phương pháp trọng lực trong điều kiện tự nhiên

Trang 21

2.2.1 Bể keo tụ tạo bông

Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất lơ lững và các hạt keo có kích thước nhỏ (10-7-10-8 cm) Các chất keo tụ dùng là phèn nhôm:

Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)3Cl, KAl(SO4)2.12H2O,NH4Al(SO4)2.12H2O; phèn sắt: Fe2(SO4)3.2H2O, FeSO4.7H2O, FeCl3 hay chất keo tụ không phân ly, dạng cao phân

tử có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp

Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau khi tạo bông cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo các chất phân tan gây ra màu

2.2.2 Bể tuyển nổi

Tuyển nổi là phương pháp được áp dụng tương đối rộng rãi nhằm loại bỏ các tạp chất không tan, khó lắng trong nhiều trường hợp, tuyển nổi còn được sử dụng để tách các chất tan như chất hoạt động bề mặt

Bản chất của quá trình tuyển nổi ngược lại với quá trình lắng và cũng được áp dụng trong trường hợp quá trình lắng xảy ra rất chậm và rất khó thực hiện Các chất lơ lửng như dầu, mỡ sẽ nổi lên trên bề mặt của nước thải dưới tác dụng của các bọt khí tạo

Trang 22

thành lớp bọt có nồng độ tạp chất cao hơn trong nước ban đầu Hiệu quả phân riêng bằng tuyển nổi phụ thuộc vào kích thước và số lượng bong bóng khí Kích thước tối ưu của bong bóng khí là 15 – 30.10-3mm

2.2.3 Hấp phụ

Hấp phụ là phương pháp tách các chất hữu cơ và khí hòa tan ra khỏi nước thải bằng cách tập trung các chất đó trên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ) hoặc bằng cách tương tác giữa các chất bẩn hòa tan với các chất rắn (hấp phụ hóa học)

2.3 PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học thường là khâu cuối cùng trong dây chuyền công nghệ trước khi xả ra nguồn yêu cầu chất lượng cao hoặc khi cần thiết sử dụng lại nước thải

Bảng 2.1 Ứng dụng quá trình xử lý hóa học

Trung hòa Để trung hòa các nước thải có độ kiềm hoặc độ axit cao

Khử trùng Để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh Các phương pháp thường sử

dụng là: chlorine, chlorine dioxide, bromide chlorine, ozone…

Các quá

trình khác

Nhiều loại hóa chất được sử dụng để đạt được những mục tiêu nhất định nào đó Ví dụ như dùng hóa chất để kết tủa các kim loại nặng trong nước thải

Nguồn:TXLNTTT KCX Tân Thuận

2.4 PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC

Các chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch là nguồn thức ăn của vi sinh vật Trong quá trình hoạt động sống Vi sinh oxy hóa hoặc khử các hợp chất hữu cơ này, kết quả là làm sạch nước thải khỏi các chất bẩn hữu cơ

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí: quá trình xử lý nước thải được dựa trên sự oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ sự oxy hóa hòa tan Nếu oxy được cấp bằng thiết bị hoặc nhờ cấu tạo công trình, thì đó là quá trình sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo Ngược lai, nếu oxy được vận chuyển và hòa tan trong nước nhờ các yếu tố tự nhiên thì đó là quá trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện

Trang 23

Xử lý sinh học bằng phương pháp sinh học kỵ khí: quá trình xử lý được dựa trên

cơ sở phân hủy các chất hữu cơ giữ lại trong công trình nhờ sự lên men kỵ khí Đối với các hệ thống thoát nước quy mô vừa và nhỏ người ta thường dùng các công trình kết hợp với việc tách cặn lắng với phân hủy yếm khí trong các chất hữu cơ có trong pha lỏng và pha rắn

2.4.1 Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên

2.4.1.1 Các công trình xử lý nước thải trong đất

Các công trình xử lý nước thải trong đất là những vùng đất quy hoạch tưới nước thải định kỳ gọi là cánh đồng ngập nước (cánh đồng tưới và cánh đồng lọc) Cánh đồng ngập nước được tính toán và thiết kế dựa vào khả năng giữ lại, chuyển hóa chất bẩn trong đất Khi lọc qua đất các chất lơ lửng và keo sẽ được giữ lại ở lớp trên cùng Những lớp đó tạo nên lớp màng gồm vô số vi sinh vật có khả năng hấp phụ và oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải Hiệu suất xử lý nước thải trong cánh đồng ngập nước phụ thuộc vào các yếu tố như loại đất, độ ẩm của đất, mực nước ngầm, tải trọng, chế độ tưới, phương pháp tưới, nhiệt độ và thành phần tính chất nước thải Đồng thời có sự phụ thuộc vào các loại cây trồng ớ trên bề mặt Trên cánh đồng tưới ngập nước có thể trồng nhiều loại cây, song chủ yếu là loại cây không than gỗ

2.4.1.2 Hồ sinh học

Hồ sinh học là các thủy vực tự nhiên hoặc nhân tạo, không lớn mà ở đấy diễn ra quá trình chuyển hóa các chất bẩn Quá trình này diễn ra tương tự như quá trình làm sạch trong nước sông hồ tự nhiên với vai trò chủ yếu là các vi khuẩn và tảo…

Theo bản chất quá trình xử lý nước thải và điều kiện cung cấp oxy người ta chia

hồ sinh học làm 2 nhóm chính: hồ sinh học ổn định nước thải và hồ sinh học làm thoáng nhân tạo

Hồ sinh học ổn định nước thải có thời gian lưu lại lớn từ (2 đến 5 ngày hay đến hàng tháng) nên điều hòa được lưu lượng và chất lượng nước thải đầu ra Oxy cung cấp cho hồ chủ yếu là khuếch tán qua bề mặt hoặc do quang hợp của tảo Quá trình phân hủy chất diệt khuẩn mang bản chất tự nhiên

Theo điều kiện khuấy trộn hồ sinh học làm thoáng nhân tạo có thể chia làm hai loại là hồ sinh học làm thoáng hiếu khí và hồ sinh học làm thoáng tùy tiện Trong hồ sinh học làm thoáng hiếu khí nước thải được xáo trộn gần như hoàn toàn Trong hồ

Trang 24

không có hiện tượng lắng cặn Hoạt động hồ gần giống như bể aerotank Còn trong hồ sinh học làm thoáng tùy tiện còn có những vùng lắng cặn và phân hủy chất bẩn trong điều kiên yếm khí Mức độ xáo trộn nước thải trong hồ được hạn chế

2.4.2 Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo

2.4.2.1 Xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo

 Xử lý sinh học bằng hệ vi sinh vật bám dính

Các màng sinh vật bao gồm các loại vi sinh vật hiếu khí, vi khuẩn tùy tiện, động vật nguyên sinh, giun, bọ Hình thành xung quanh hạt vật liệu lọc hoặc trên bề mặt giá thể (sinh trưởng bám dính) sẽ hấp thụ chất hữu cơ Các công trình chủ yếu là bể sinh học, đĩa lọc sinh học, bể, lọc sinh học có vật liệu lọc nước…

Các công trình xử lý nước phải theo nguyên lý bám dính chia làm 2 loại: loại có vật liệu lọc tiếp xúc không ngập trong nước với chế độ tưới nước theo chu kỳ và loại có vật liệu lọc tiếp xúc ngập trong nước ngập oxy

 Bể lọc sinh học nhỏ giọt

Bể lọc sinh học nhỏ giọt dùng để xử lý sinh học hoàn toàn nước thải, đảm bảo BOD trong nước thải ra khỏi bể lắng đợt 2 dưới 15 mg/l

Bể có cấu tạo hình chữ nhật hoặc hình tròn trên mặt bằng Do tải trọng thủy lực

và tải trọng chất bẩn hữu cơ thấp nên kích thước vật liệu lọc không lớn hơn 30mm thường là các loại đá cục, cuội, than cục Chiều cao lớp vật liệu lọc trong bể từ 1,5-2m

Bể được cấp khí tự nhiên nhờ các cửa thông gió xung quanh thành với diện tích bằng 20% diện tích sàn thu nước hoặc lấy từ dưới đáy với khoảng cách giữa đáy bể và sàn đỡ vật liệu lọc cao 0,4-0,6m Để lưu thông hỗn hợp nước thải và bùn cũng như không khí vào trong lớp vật liệu lọc, sàn thu nước có các khe hở Nước thải được tưới từ trên bờ mặt nhờ hệ thống phân phối vòi phun, khoan lỗ hoặc máng răng cưa

 Đĩa lọc sinh học

Đĩa lọc sinh học được dùng để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo nguyên lý bám dính Đĩa lọc là các tấm nhựa, gỗ,…hình tròn đường kính 2-4m dày dưới 10mm ghép với nhau thành khối cách nhau 30-40mm và các khối này được bố trí thành dãy nối tiếp quay đều trong bể nước thải Đĩa lọc sinh học được sử dụng rộng rãi để xử

lý nước thải sinh hoạt với công suất không hạn chế Tuy nhiên người ta thường sử dụng

hệ thống đĩa để cho các trạm xử lý nước thải công suất dưới 5000m3/ngày

Trang 25

 Bể lọc sinh học có vật liệu lọc ngập trong nước

Bể lọc sinh học có vật liệu lọc ngập trong nước hoạt động theo nguyên lý lọc dính bám Công trình này thường được gọi là Bioten có cấu tạo gần giống với bể lọc sinh học và Aerotank Vật liệu lọc thường được đóng thành khối và ngập trong nước Khí được cấp với áp lực thấp và dẫn vào bể cùng chiều hoặc ngược chiều với nước thải Khi nước thải qua lớp vật liệu lọc, BOD bị khử và NH4+ bị chuyển hóa thành NO3- trong lớp màng sinh vật Nước đi từ dưới lên, chảy vào máng thu và được dẫn ra ngoài

 Xử lý sinh học bằng phương pháp bùn hoạt tính

Bùn hoạt tính là tập hợp vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh… Thành các bông bùn xốp, dễ hấp thụ chất hữu cơ và dễ lắng (vi sinh vật sinh trưởng lơ lửng) Các công trình chủ yếu là các loại bể aerotank, kênh oxy hóa hoàn toàn Các công trình này được cấp khí cưỡng bức đủ oxy cho vi khuẩn oxy hóa chất hữu cơ và khuấy trộn đều bùn hoạt tính với nước thải

2.4.2.2 Xử lý sinh học kỵ khí trong điều kiện nhân tạo

Phân hủy kỵ khí (anaerobic descomposotion) là quá trình phân hủy các chất hữu

cơ thành chất khí (CH4 và CO2) trong điều kiện không có oxy

 Phương pháp xử lý kỵ khí với sinh trưởng lơ lửng

Phương pháp tiếp xúc kỵ khí

Bể lên men có thiết bị trộn và bể lắng riêng Quá trình này cung cấp phân ly và hoàn lưu các vi sinh vật giống, do đó cho phép vận hành quá trình ở thời gian lưu từ 6÷12 giờ

 Bể UASB (Upflow anaerobic blanket)

Nước thải được đưa trực tiếp vào phía dưới đáy bể và được phân phối đồng đều, sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học dạng hạt nhỏ (bông bùn) và các chất hữu cơ bị phân hủy

 Phương pháp xử lý kỵ khí với sinh trưởng gắn kết

Lọc kỵ khí với sinh trưởng gắn kết trên giá mang hữu cơ (ANAFIZ)

Lọc kỵ khí gắn với sự tăng trưởng các vi sinh vật kỵ khí trên các giá thể Bể lọc

có thể được vận hành ở chế độ chảy dòng ngược hoặc xuôi

Giá thể lọc trong quá trình lưu giữ bùn hoạt tính trên nó cũng có khả năng phân

ly các chất rắn và khí sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa

Trang 26

Lọc kị khí với lớp vật liệu giả lỏng trương nở (ANAFLUX)

Vi sinh vật được cố định trên lớp vật liệu hạt đươc giãn nở bởi dòng nước dâng lên sao cho sự tiếp xúc của màng sinh học với các chất hữu cơ trong một đơn vị thể tích

là lớn nhất

2.5 XỬ LÝ BÙN CẶN

Đối với bùn sinh học từ bể lắng sinh học sẽ được bơm bùn, bơm tuần hoàn lại mương oxy hóa một lượng, phần dư còn lại được dẫn qua bể chứa bùn và bùn nổi thu gom vào giếng thu cặn nổi rồi được bơm bơm về bể chứa bùn Hỗn hợp bùn loãng từ bể chứa bùn được dẫn sang bể cô đặc bùn Đối với bùn hóa học từ bể lắng hóa học được bơm bùn, bơm trực tiếp đến bể cô đặc bùn

Bể cô đặc bùn được thiết kế hoạt động như bể lắng Dung dịch bùn loãng đi vào buồng phân phối đặt ở trung tâm phân phối ra ngoài, qua vùng lắng bùn lắng xuống đáy

bể và được hệ thống gạt gom về hố thu bùn trung tâm Bùn sau khi giảm được độ ẩm và đặc hơn được bơm lên máy ép bùn băng tải bằng bơm Phần lớn nước trên mặt sẽ được thu vào máng thu nước thông qua hệ thống máng răng cưa và chảy xuống giếng thu nước bùn Tại đây có đặt hai bơm chìm nhằm bơm nước trở lại bể lắng cát sục khí

Máy ép bùn băng tải được đặt ngay trên tầng hai của nhà điều hành và hoạt động hàng ngày Bùn sau khi được thu xuống 2 phễu thu bùn và được vận chuyển đi xử lý tiếp theo Nước ép bùn qua hệ thống ống thoát dẫn về giếng bơm nước bùn

Trang 27

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI TRẠM XỬ LÝ

NƯỚC THẢI KCX TÂN THUẬN

3.1 ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI CỦA KCX TÂN THUẬN

3.1.1 Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn có thể cuốn theo các mảnh vụn, dầu, mỡ, đất, rác,… Thành phần của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào tình trạng vệ sinh trong KCX và nói chung thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa là không đáng kể Trong KCX Tân Thuận

hệ thống thoát nước mưa được xây dựng tách riêng với hệ thống thoát nước thải Các đường ống thoát nước mưa xả ra sông Sài Gòn hay rạch Tắc Rỗi mà không cần qua xử

3.1.2 Nước thải sản xuất

Phát sinh từ các công đoạn sản xuất của một số nhà máy, có thể chứa các kim loại, các hợp chất vô cơ, hữu cơ khó phân hủy bằng vi sinh trong thời gian ngắn Vì tính chất và đặc điểm phức tạp về thành phần, tính chất và lưu lượng của dòng thải mà nước thải sản xuất được quan tâm nhiều nhất trong các nguồn thải của KCX Mỗi loại hình công nghiệp đều có những đặc trưng về thành phần, tải lượng ô nhiễm, mức độ độc hại với môi trường nên việc xử lý phải khác nhau Để đảm bảo cho việc xử lý đạt hiệu quả cao thì các nhà máy phải xử lý cục bộ trước khi vào trạm xử lý tập trung nhằm loại trừ các thành phần đặc trưng trong nước thải của mỗi loại hình sản xuất

3.1.3 Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt có nguồn gốc phát sinh từ bếp ăn của các căn tin trong KCX,

từ các nhà vệ sinh của các nhà máy được thải ra hệ thống cống thoát chung cùng với nước thải trong quá trình sản xuất đã được các nhà máy xử lý cục bộ rồi được đưa về trạm xử lý nước thải tập trung Thành phần chủ yếu của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lững, các vi khuẩn

3.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

3.2.1 Quy trình công nghệ

Trang 28

Hệ thống thu gom nước thải

Nguồn tiếp nhận Bánh bùn Tái sử dụng

Sơ đồ 3.1 Quy trình xử lý sinh hóa

0Giếng bơm nước thải

TK-001 Mương chắn rác TK-101

Giếng thu hồi cặn

nổi TK-107

Bể chứa bùn TK-113

Bể cô đặc bùn

TK-114

Máy ép bùn SBF-01 A/B

Trang 29

3.2.2 Thuyết minh quy trình

Nước thải được thu gom về giếng bơm nước thải Ở đây có 3 bơm chìm hoạt động luân phiên để bơm nước thải đến mương chắn rác

Đến mương chắn rác, nước thải được dẫn qua song chắn rác thô để loại bỏ cặn rắn có kích thước lớn ra khỏi dòng thải Tại đây các thành phần có kích thước lớn (rác) như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, rác cây, bao nilon… được giữ lại Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn Sau đó chảy tiếp qua song chắn rác tinh, để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn hơn 2,5mm tránh tắc nghẽn bơm, bảo vệ đường ống, đảm bảo hiệu quả cho các công trình xử lý phía sau Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ thống xử lý nước thải Sau đó nước thải chảy qua

gờ tràn hình chữ V xuống bể lắng cát sục khí

Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích thước từ 0,2mm đến 2mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến các công trình sinh học phía sau.Tại đây máy thổi khí sẽ cung cấp khí vào bể với mục đích tách cát ra khỏi nước và lắng xuống đáy bể, đồng thời tách các hợp chất hữu cơ ra khỏi cát, ngăn không cho chất hữu

cơ lắng đọng, tránh hiện tượng hiếm khí gây mùi hôi cho môi trường xung quanh Cát lắng xuống được 4 bơm hút lên khu chứa cát và định kỳ chở ra ngoài bằng xe Nước sau

đó được chảy qua gờ tràn vào bể điều hòa

Bể điều hòa dùng để điều hòa nồng độ, lưu lượng nước thải và tránh chất lượng nước thay đổi đột ngột, nhằm nâng cao tính ổn định và an toàn cho các thao tác của các đơn nguyên tiếp theo Để chất lượng nước trong bể đồng đều và đồng thời tránh sự yếm khí hóa và hạt rắn lắng đọng, máy bơm gió đưa gió vào ống phân phối khí và đĩa tản khí trong bể trộn nhằm duy trì nước trong bể ở trạng thái đủ oxy và được trộn đều

Từ bể điều hòa, nước thải được bơm đến bể điều chỉnh pH Bể pH dùng để điều chỉnh pH đạt đến giá trị tối ưu cho hoạt động sống của vi sinh vật Tại đây có đầu dò pH

tự động, hóa chất được châm vào để điều chỉnh pH lên khoảng 7,5 Bùn tuần hoàn từ bể lắng sinh học cũng được bơm về đây trước khi đến mương oxy hóa

Sau khi điều chỉnh pH, nước qua mương chia dòng và theo gờ tràn chữ V chảy vào mương oxy hóa để xử lý sinh học Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, Sunfit,

Trang 30

ammonia, Nitơ… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất để làm thức ăn, loại bỏ một lượng BOD, N, P Mương oxy hóa có xây dựng các tường ngăn giữa bể lọc theo chiều dài của bể để hướng dòng Mỗi mương oxy hóa có 4 hệ thống sục trộn khí kiểu chìm đặt ở 4 góc để cung cấp oxy cho bể Việc sử dụng các máy sục trộn khí kiểu chìm này đảm bảo việc khuấy trộn được tiến hành thích hợp, tạo ra dòng chảy ngang và

độ xáo trộn nhất định trong bể, tránh bùn lắng trong bể Khí nước thải và bùn hoạt tính

sẽ trộn với nhau tạo ra áp suất đủ lớn để đẩy nước ra ngoài tạo hướng dòng chảy

Nước thải từ hai mương oxy hóa chảy sang hai bể lắng sinh học để lắng bùn từ mương oxy hóa Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải được tạo ra từ quá trình xử lý sinh học Tại đây xảy ra quá trình tách bùn hoạt tính và nước thải, nước thải sẽ được thu bằng máng thu chảy qua bể khuấy nhanh, phần bùn hoạt tính được lắng xuống đáy bể được thu gom bằng máy gạt cơ khí và được máy bơm bùn, bơm tuần hoàn một phần về mương oxy hóa, phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn cùng với lượng bùn nổi thu từ giếng thu cặn nổi

Sau khi nước thải đi qua bể lắng sinh học thì được chuyển qua bể keo tụ, tạo bông Trong nước thải, một phần chất rắn thường tồn tại ở dạng các hạt mịn phân tán Các hạt này không nổi cũng không lắng, do đó tương đối khó tách loại Mục đích của quá trình keo tụ là tăng kích cỡ các hạt nhờ tác dụng tương hỗ giữa các hạt liên kết phân tán vào các tập hợp để có thể lắng được, dẫn vào bể khuấy nhanh Tại đây có đầu dò pH

để đo giá trị pH của nước thải Dựa vào giá trị đo được, NaOH được bơm vào để điều chỉnh pH đạt giá trị tối ưu Chất keo tụ PAC đồng thời được hai bơm định lượng, bơm vào với nồng độ thích hợp, hóa chất được trộn đều trong nước thải Lượng PAC cho vào phụ thuộc vào chất lượng nước thải và được xác định bằng thí nghiệm Jatest

Sau khi qua bể khuấy nhanh nước thải chảy qua bể keo tụ, tại đây một lượng hóa chất trợ keo tụ Polime 0,1% được bơm vào nhờ bơm định lượng để tăng khả năng kết dính của các bông cặn nhỏ thành các bông cặn lớn hơn giúp lắng tốt hơn Tại đây một lượng không khí được sục vào bể được điều chỉnh sao cho không phá vỡ bông cặn và tránh hiện tượng lắng cặn

Hỗn hợp bông bùn và nước thải được chảy qua bể lắng hóa học Mục đích của bể lắng hóa học cũng giống như bể lắng sinh học là để lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong

Trang 31

nước thải được tạo ra từ quá trình xử lý hóa học Bể lắng hóa học được thiết kế theo dạng lắng đứng, nước thải được phân phối đi vào ống trung tâm đặt giữa bể, nước từ đây chuyển động qua vùng lắng theo chiều từ dưới lên Nước sau khi lắng được thu bằng máng tràn hình răng cưa qua bể chứa nước, bể có vai trò trung chuyển nước thải qua bể khử trùng Bùn lắng dưới đáy bể được thanh gạt gom về hố thu cặn và được bơm định

kỳ vào bể cô đặc bùn bằng bơm bùn

Nước thải sau khi được xử lý được dẫn qua bể khử trùng Mục đích khử trùng nước là phá hủy, triệt bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm, chưa được hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước Đảm bảo nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận không còn vi trùng gây bệnh và truyền bệnh Khử màu, khử mùi và giảm nhu cầu oxy sinh hóa Chất khử trùng sử dụng ở đây là NaOCl được bơm vào bể nhờ bơm định lượng Trong bể khử trùng còn có máy đo pH và lưu lượng kế để kiểm tra chỉ số pH và lưu lượng đầu của nước thải

Nước thải sau khi rời khỏi bể khử trùng một phần được đưa thẳng ra nguồn tiếp nhận là sông Sài Gòn, một phần được đưa qua bồn lọc áp lực Nước sau khi ra khỏi bồn lọc áp lực được mang đi tưới cây trong KCX

3.3 CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

3.3.1 Giếng bơm nước thải

Nhiệm vụ: Các nguồn nước thải sau khi xử lý sơ bộ tại nhà máy trong KCX sẽ

được hệ thống thu gom đưa về giếng Từ đây, nước sẽ được bơm qua mương chắn rác

để loại bỏ cặn

Cấu tạo: Giếng có đặt 3 bơm (P-001A, P-001B, P-001C) với công suất là

200m3/h, và có lắp đặt hệ thống phao tín hiệu Giếng được đậy kín 2/3 diện tích

Nguyên lý hoạt động: Tại mỗi giếng bơm có đặt 3 phao tương ứng với 3 bơm,

mỗi phao được đặt ứng với một mực nước khác nhau

Ngày đăng: 26/04/2014, 08:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Một góc của KCX Tân Thuận  1.1.2.  Vị trí địa lý - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Hình 1.1. Một góc của KCX Tân Thuận 1.1.2. Vị trí địa lý (Trang 11)
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của KCX Tân Thuận  1.1.4.  Một số nghành nghề đang hoạt động tại KCX Tân Thuận - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của KCX Tân Thuận 1.1.4. Một số nghành nghề đang hoạt động tại KCX Tân Thuận (Trang 12)
Hình 1.2. Mặt bằng tổng thể TXL nước thải KCX Tân Thuận - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Hình 1.2. Mặt bằng tổng thể TXL nước thải KCX Tân Thuận (Trang 16)
Bảng 1.1. Bảng phân tích mẫu nước thải trước và sau xử lý - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Bảng 1.1. Bảng phân tích mẫu nước thải trước và sau xử lý (Trang 17)
Sơ đồ 3.1. Quy trình xử lý sinh hóa - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Sơ đồ 3.1. Quy trình xử lý sinh hóa (Trang 28)
Hình 3.1. Giếng bơm nước thải  Bảng 3.1.Thông số thiết kế giếng bơm nước thải - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Hình 3.1. Giếng bơm nước thải Bảng 3.1.Thông số thiết kế giếng bơm nước thải (Trang 32)
Hình 3.3. Bể lắng cát sục khí            Sơ đồ 3.2. Bể lắng cát sục khí - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Hình 3.3. Bể lắng cát sục khí Sơ đồ 3.2. Bể lắng cát sục khí (Trang 34)
Bảng 3.3. Thông số thiết kế bể lắng cát sục khí - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Bảng 3.3. Thông số thiết kế bể lắng cát sục khí (Trang 34)
Hình 3.4. Bể trộn đều (TK-103)  Bảng 3.4. Thông số thiết kế bể trộn đều - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Hình 3.4. Bể trộn đều (TK-103) Bảng 3.4. Thông số thiết kế bể trộn đều (Trang 35)
Hình 3.5. Bể điều chỉnh pH (TK-104)    Sơ đồ 3.3. Bể diều chỉnh pH  Bảng 3.5. Thông số thiết kế bể điều chỉnh pH - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Hình 3.5. Bể điều chỉnh pH (TK-104) Sơ đồ 3.3. Bể diều chỉnh pH Bảng 3.5. Thông số thiết kế bể điều chỉnh pH (Trang 36)
Hình 3.6. Mương Oxy hóa (TK-105 A/B)  Bảng 3.6. Thông số thiết kế mương oxy hóa - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Hình 3.6. Mương Oxy hóa (TK-105 A/B) Bảng 3.6. Thông số thiết kế mương oxy hóa (Trang 37)
Sơ đồ 3.4. Bể lắng sinh học - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Sơ đồ 3.4. Bể lắng sinh học (Trang 38)
Hình 3.7. Bể lắng sinh học A/B (TK-106) - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Hình 3.7. Bể lắng sinh học A/B (TK-106) (Trang 38)
Hình 3.8. Bể khuấy nhanh (TK-108) - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Hình 3.8. Bể khuấy nhanh (TK-108) (Trang 39)
Bảng 3.7. Thông số thiết kế bể lắng sinh học - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Bảng 3.7. Thông số thiết kế bể lắng sinh học (Trang 39)
Sơ đồ 3.5. Bể khuấy nhanh  Bảng 3.8. Thông số thiết kế bể khuấy nhanh - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Sơ đồ 3.5. Bể khuấy nhanh Bảng 3.8. Thông số thiết kế bể khuấy nhanh (Trang 40)
Hình 3.9. Bể keo tụ (TK-109)  Bảng 3.9. Thông số thiết kế bể keo tụ - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Hình 3.9. Bể keo tụ (TK-109) Bảng 3.9. Thông số thiết kế bể keo tụ (Trang 41)
Hình 3.10. Bể lắng hoá học - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Hình 3.10. Bể lắng hoá học (Trang 42)
Bảng 3.11. Thông số thiết kế bể điều hòa - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Bảng 3.11. Thông số thiết kế bể điều hòa (Trang 43)
Hình 3.11. Bể khử trùng (TK-112)  Bảng 3.12. Thông số thiết kế bể khử trùng - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Hình 3.11. Bể khử trùng (TK-112) Bảng 3.12. Thông số thiết kế bể khử trùng (Trang 44)
Hình 3.12. Bể chứa bùn (TK-113)  Bảng 3.13. Thông số thiết kế bể chứa bùn - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Hình 3.12. Bể chứa bùn (TK-113) Bảng 3.13. Thông số thiết kế bể chứa bùn (Trang 45)
Hình 3.13.  Bể cô đặc bùn  Bảng 3.14. Thông số thiết kế bể cô đặc bùn - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Hình 3.13. Bể cô đặc bùn Bảng 3.14. Thông số thiết kế bể cô đặc bùn (Trang 46)
Hình 3.15. Máy ép bùn băng tải - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Hình 3.15. Máy ép bùn băng tải (Trang 48)
Sơ đồ 3.7. Máy ép bùn băng tải - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Sơ đồ 3.7. Máy ép bùn băng tải (Trang 48)
Hình 3.16. Bảng điều khiển và hệ thống đèn hiệu - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Hình 3.16. Bảng điều khiển và hệ thống đèn hiệu (Trang 49)
Bảng 1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Bảng 1 Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp (Trang 57)
Bảng 2: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải (Industrial Wastewater Quality  - Discharge Standards) - các phương pháp và quy trình xử lý chất thải tại trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận
Bảng 2 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải (Industrial Wastewater Quality - Discharge Standards) (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w