Chim bồ câu.

Một phần của tài liệu Bài giảng điện tử môn sinh học: lớp chim ppt (Trang 29 - 35)

6. Hệ hô hấp.

6.1.Chim bồ câu.

- Cơ quan hô hấp: Gồm khe họng ở sau lưỡi.

- Cơ quan phát thanh của chim là minh quản nằm ở ngã 3 khí quản và cuống phổi.

- Minh quản ở chim bồ câu kém phát triển

- Phổi chim nhỏ và xốp.

- Cuống phổi vào phổi phân thành những cuống phổi nhỏ thông ra ngoài phổi đi vào 9 túi khí.

Có 9 túi khí:

- Có 2 túi bụng (túi sau). - 2 túi ngực trước.

- 2 túi ngực sau.

- 2 túi đòn nối với nhau thành 1 túi lớn.

- 2 túi cổ.

- Những cuống phổi nhỏ trong phổi còn phân nhánh nhiều lần tạo thành 1 mạng ống khí được gọi là hệ thống mao

quản khí. Bao quanh là hệ thống mao quản huyết → Diện tích trao đổi khí lớn.

Ý nghĩa sinh học của hệ thống túi khí và sự trao đổi khí ở phổi:

- Giảm nhẹ trọng lượng cơ thể → Thích nghi với đời sống bay.

- Làm tăng diện tích trao đổi khí lớn hơn gấp nhiều lần. - Làm giảm sự ma sát giữa các nội quan.

- Sự trao đổi khí ở phổi:

- Sự trao đổi khí ở phổi chim là liên tục, không có hiện tượng khí đọng.

- Sự trao đổi khí ở chim được thực hiện như sau:

- Nhờ các túi bụng thông thẳng từ phế quản chính, không đi qua bộ phận trao đổi khí ở phổi nên khi hít vào không khí đi thẳng vào các túi bụng.

- Nhờ sự co giãn đồng bộ của các túi khí nên lượng không khí từ các túi bụng được đưa lên bộ phận trao đổi khí ở phổi để trao đổi khí.

- Khí sau khi được trao đổi đi vào các túi khí trước, sau đó thải ra ngoài.

6.2. Những đại diện khác trong lớp

- Ở đà điểu không có minh quản nên chúng không có khả năng phát ra âm.

- Cơ minh quản phát triển nhất ở chim thuộc bộ sẻ như sáo, bách thanh.

- Ở vịt, ở gốc cuống phổi,cá thể đực có những chỗ giãn nở cố định không có cơ.

- Đó là cơ quan cộng hưởng giúp cho tiếng kêu được

Một phần của tài liệu Bài giảng điện tử môn sinh học: lớp chim ppt (Trang 29 - 35)