1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về việc sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học môn mỹ thuật

66 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 15,32 MB

Nội dung

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc Đơn xin đăng ký Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học: 2012 – 2013 Kính gửi: Hội đồng thi đua các cấp Tên tôi là: Nguyễn Vă

Trang 1

: Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La

Trường PTDT Nội Trú huyện Bắc Yên

š š š

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về việc sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật ở trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La

Tác giả: Nguyễn Văn Quân Đơn vị: Trường PTDT Nội Trú Bắc Yên

Năm học 2013 - 2014

Trang 2

Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La Trường PTDT Nội Trú huyện Bắc Yên š š š

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về việc sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật ở trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La Tác giả: Nguyễn Văn Quân Đơn vị: Trường PTDT Nội Trú Bắc Yên

Năm học: 2013 - 2014

Trang 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Đơn xin đăng ký Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học: 2012 – 2013

Kính gửi: Hội đồng thi đua các cấp

Tên tôi là: Nguyễn Văn Quân

Là một giáo viên giảng dạy bộ môn mỹ thuật đã nhiều năm gắn bó vớicác em học sinh người đồng bào dân tộc với mong muốn giúp các em học tốt môn

mỹ thuật, bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi các phương pháp thích hợp, kết hợp vớikinh nghiệm của bản thân để vận dụng vào giảng dạy bộ môn nhằm nâng cao trình

độ chuyên môn và mong muốn lớn hơn là giúp các em có những kiến thức về mỹthuật có kỹ năng thể hiện tốt các bài vẽ trong chương trình đã học

Bởi vậy tôi làm đơn này kính gửi hội đồng thi đua các cấp để trình bàymột sáng kiến có tên “ Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về việc sử dụng giáo cụtrực quan trong dạy học môn mỹ thuật ở trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên” Vớisáng kiến này tôi hy vọng sẽ nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn mỹ thuật ở trườngTHCS nói chung và trường PTDT Nội Trú huyện Bắc Yên nói riêng

Trong sáng kiến không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mongđược sự đóng góp những ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, các bạn bè đồngnghiệp, cùng Hội đồng thi đua các cấp

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

Bắc Yên ngày 15 tháng 09 năm 2013

Người đăng ký

Nguyễn Văn Quân

Xác nhận của công đoàn nhà trường Xác nhận của công BGH nhà trường

Trang 5

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề

a Mục tiêu

b Nhiệm vụ

c Khái quát chương trình

d Đặc điểm từng phân môn

e Phương pháp trực quan trong dạy học Mỹ thuật

* Trực quan trong dạy học Mỹ thuật

* Phương pháp trực quan trong dạy học Mỹ thuật

* Giáo cụ trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật

b Một số giải pháp khi thiết kế giáo cụ trực quan cho các

phân môn trong dạy học Mỹ thuật

* Bài soạn minh hoạ theo sách giáo khoa mỹ thuật 8

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

3 Kết luận.

* Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

* Bài học kinh nghiệm

* Những kiến nghị, đề xuất

* Tài liệu tham khảo

* Phụ lục

1 2 2 2 2 2 3 4 5 5 7 7 7 8 10 10 10 14 17 18 18 19 20

22 23

Trang 6

1 Lý do chọn đề tài:

Cuộc sống con người ngày càng phát triển về mọi mặt và hướng đến chânthiện mỹ Mỹ thuật dần đi vào cuộc sống của con người trong mọi hoạt động,mọi công việc Ví dụ như: làm một ngôi nhà, may một bộ đồ đẹp, chọn màu sắccho một chiếc xe máy yêu thích,…Như vậy thuật ngữ “ mỹ thuật ” từ lâu đã đivào con người, đó là “ cách làm đẹp ” không thể thiếu Cũng chính vì tầm quantrọng của mỹ thuật mà nó đã được đưa vào chương trình trung học cơ sở trởthành một môn học chính thống

Môn mỹ thuật ở trung học cơ sở nhằm giáo dục thẩm mỹ cho các em vàtạo điều kiện cho các em sáng tạo ra cái đẹp, nâng cao khả năng nhận thức thẩm

mỹ của các em Không những thế, học mỹ thuật còn giúp các em hiểu về cái đẹp

để sống và hoạt động theo quy luật của cái đẹp

Môn mỹ thuật được ngành Giáo dục và mọi người quan tâm, bên cạnhnhững thành công bước đầu đạt được việc dạy và học mỹ thuật còn nhiều hạnchế và khó khăn Trong dạy học, đồ dùng dạy học đóng vai trò rất quan trọngtrong suốt quá trình dạy học Đối với môn mỹ thuật, đồ dùng dạy học càng quantrọng hơn, nó làm tăng hiệu quả của tiết dạy rất nhiều

Qua quá trình giảng dạy tại trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La tôinhận thấy việc dạy và học môn mỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn trong sử dụng

đồ dùng dạy học Đồ dùng dạy học chưa đáp ứng được một tiết dạy hoàn chỉnh

và nhu cầu kiến thức của học sinh

Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu trường PTDT Nội Trú

-Bắc Yên – Sơn La, tôi đã tiến hành nghiên cứu sáng kiến : “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về việc sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật ở trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La ”..

Trang 7

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề.

a Mục tiêu:

Môn Mỹ thuật ở trung học cơ sở không nhằm đào tạo hoạ sĩ sáng tác haynhững người chuyên làm về mỹ thuật Môn mỹ thuật ở trung học cơ sở nhằmgiáo dục thẩm mỹ cho học sinh là chủ yếu: tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc,làm quen, thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào sinh hoạthọc tập hằng ngày và những công việc cụ thể sau này

Môn mỹ thuật ở trung học cơ sở nhằm nâng cao hơn nữa về năng lựcquan sát, khả năng tư duy hình tượng, sáng tạo, phương pháp làm việc khoa học,nhằm hình thành ở các em phẩm chất con người lao động mới đáp ứng đòi hỏicủa xã hội ngày càng cao

b Nhiệm vụ:

Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua ngôn ngữ tạo hình

Cung cấp cho học sinh một số kiến thức phổ thông về mỹ thuật

Giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn về nền mỹ thuật của dân tộc và thế giới.Tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt hơn tri thức các môn học khác

Định hướng cho một bộ phận học sinh học tiếp ngành mỹ thuật, hay tạo điềukiện cho các em thi vào các trường chuyên nghiệp có liên quan đến mỹ thuật saunày dễ dàng hơn ( kiến trúc, mỹ thuật ứng dụng, sư phạm mỹ thuật …)

c Khái quát chương trình:

Chương trình môn mỹ thuật ở trung học cơ sở được chia thành 4 phânmôn: vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh và thường thức mỹ thuật Trong đó cócác dạng bài lý

thuyết và bài thực hành Các bài lý thuyết viết dưới dạng giới thiệu theo trình tựnội dung và cuối bài là câu hỏi hướng dẫn Các bài thực hành viết dưới dạng:quan sát, nhận xét; tìm và chọn nội dung đề tài; cách vẽ; bài tập Về nội dung:giải thích các khái niệm, nêu lên đặc điểm của từng phân môn để các em tìm racách học, cách vẽ, cung cấp những kiến thức cơ bản nhất cho từng phân môn, bàitập ứng dụng

Trang 8

d Đặc điểm từng phân môn:

Môn Mỹ thuật ở trung học cơ sở được chia thành 4 phân môn với nhữngđặc điểm sau:

* Phân môn “ Vẽ theo mẫu ”:

Đây là phân môn “ khô ” nhất trong các phân môn, tương đối khó dạy do

đó giáo viên ít quan tâm đến bài dạy để tìm ra những nét khác nhau giữa các bài

Về phía học sinh , đây cũng là phân môn khó nhất không “ thích ”bằng vẽ trangtrí hay vẽ tranh đề tài Trên thực tế, kết quả bài vẽ theo mẫu bao giờ cũng thuacác phân môn khác

Vẽ theo mẫu phải quan sát từ đầu đến kết thúc bài vẽ Quan sát để tìm ra “kiến thức ”, vì vậy kết quả của bài vẽ phụ thuộc vào phương pháp quan sát

Vẽ theo mẫu là vẽ từ mẫu thực Từ mẫu thực đến bài vẽ do người vẽ quyết

định Song trên thực tế, các khái niệm vẽ - theo - mẫu chưa được hiểu đúng ở

học sinh và ngay cả ở một bộ phận giáo viên

Không vẽ tiếp khi không có mẫu được bày Trong quá trình vẽ không thayđổi vị trí của mẫu và vị trí của người vẽ, hướng ánh sáng…Để đảm bảo cho bài

vẽ không thay đổi, không bị sửa chữa, điều chỉnh…Do vậy mẫu vẽ đối với bài vẽtheo mẫu là rất quan trọng

Với những đặc điểm đó, cần vận dụng những phương pháp sau đây khidạy vẽ theo mẫu: quan sát, trực quan, gợi mở

* Phân môn “ Vẽ trang trí ”:

Vẽ trang trí cũng từ những mẫu, từ kiến thức chung nhưng người vẽ có thểsuy nghĩ, tìm tòi để tạo ra bài vẽ, sản phẩm khác một phần hoặc khác hoàn toàn

về hình dáng, bố cục, màu sắc…Vì thế đặc điểm của trang trí là suy ngẫm - tìm tòi - sáng tạo thường xuyên liên tục để luôn có cái mới, cái đẹp không lặp lại

chính mình, không giống với người khác Trang trí tạo cho học sinh nếp nghĩ,phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, góp phần hình thành phẩm chấtcon người lao động

Trang trí gần gũi, gắn bó với cuộc sống vì nó tạo ra những sản phẩm phục

vụ sinh hoạt hàng ngày cho tất cả mọi người trong xã hội

Trang 9

Trang trí mang màu sắc dân tộc rõ nét nhất, bởi nó xuất phát từ nhu cầucuộc sống của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và như vậy nó mangtính giáo dục sâu sắc.

Trong dạy học phân môn này cần sử dụng các phương pháp sau: trựcquan, gợi mở, luyện tập

*Phân môn “ Vẽ tranh ”:

Khai thác đề tài: từ đề tài chung mỗi người tìm ra cách thể hiện sâu sắc, độc đáo, tìm ra những hình tượng điển hình để có thể diễn tả được tư tưởngchủ đề, ý đồ của người vẽ, khêu gợi được sự tìm tòi và cảm nhận của ngườixem

Phản ánh một cách sinh động bằng sự quan sát và hiểu biết của người vẽ;

vì thế, vẽ tranh đề tài là thể hiện sự hiểu biết nhiều mặt về cuộc sống, tự do tạođiều kiện cho người vẽ có ý thức tìm hiểu thế giới xung quanh

Khi dạy vẽ tranh cần vận dụng các phương pháp sau: quan sát, liên hệthực tiễn với cuộc sống Bên cạnh sử dụng các trực quan là bài vẽ của học sinh

và họa sĩ để các em nắm bắt được nội dung

* Phân môn “ Thường thức mỹ thuật ”:

Đây là phân môn mà học sinh không làm bài thực hành, là phân môn lịch

sử mỹ thuật tóm lược

Lịch sử mỹ thuật gắn liền với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá củamột đất nước, một vùng hay một mốc thời gian Do đó dạy và học phân môn nàycần có kiến thức về các môn khoa học xã hội và có cách nhìn tổng quát, nhận xétsâu sắc, phân tích có cơ sở

Thường thức mỹ thuật nâng cao trình độ văn hoá chung cho học sinh, bồidưỡng thẩm mỹ thị giác, giáo dục tình yêu quê hương đất nước và tạo điều kiệncho các em học tập các phân môn khác có hiệu quả hơn

Phương pháp dạy thích hợp của phân môn này là: quan sát, vấn đáp, đàmthoại, liên hệ với thực tiễn cuộc sống Giáo viên cần sưu tầm, tìm hiểu nhiềutranh ảnh liên quan đến bài học

e Phương pháp trực quan trong dạy học Mỹ thuật:

Trang 10

Dạy mỹ thuật cũng là dạy học, vì mỹ thuật cũng là một môn học ở trường

phổ thông Do vậy, dạy mỹ thuật cũng phải tuân theo những phương pháp chung

và có phương pháp riêng Đối với môn học mỹ thuật có thể kể đến một sốphương pháp thường vận dụng sau:

*Phương pháp liên hệ thực tiễn với cuộc sống

Đối với môn học Mỹ thuật đó là môn học trực quan, do vậy dạy mỹ thuật

ở trường trung học cơ sở dạy trên đồ dùng dạy học là chủ yếu Đề tài này nhằmnghiên cứu về sử dụng đồ dùng dạy học trong môn mỹ thuật nên phương pháptrực quan sẽ được phân tích sâu hơn

* Trực quan trong dạy học Mỹ thuật:

Mỹ thuật là môn học trực quan Đối tượng của môn mỹ thuật thường lànhững gì ta có thể nhìn thấy, sờ được - có hình, khối, có đậm nhạt, có màu sắc, ởxung quanh ta, gần gũi và quen thuộc

Dạy học nói chung và dạy học mỹ thuật nói riêng bao giờ cũng mang lạihiệu quả cao Riêng với mỹ thuật, tất cả các loại bài học đều phải sử dụng đồdùng dạy học Dạy mỹ thuật dạy trên đồ dùng dạy học Do vậy đồ dùng dạy học

là nội dung, kiến thức của bài học Đồ dùng dạy học còn phản ánh mức độ kiếnthức của bài học , trình độ của học sinh

* Phương pháp trực quan trong dạy học Mỹ thuật:

Nói đến phương pháp trực quan tức là đề cập đến sao cho học sinh thấyđược ngay, thấy một cách rõ ràng, cụ thể và hiểu nhanh, nhớ lâu, đồng thời cóhứng thú học tập, dù là những khái niệm như cân đối, hài hoà hay những gì ẩnchứa trong bố cục, nét vẽ, màu sắc…mà nghệ sĩ muốn nói Như vậy, phươngpháp trực quan yêu cầu giáo viên dạy Mỹ thuật ở góc độ nhận thức cụ thể nhưsau:

Trang 11

* Về nhận thức: giáo viên phải coi trực quan và phương pháp trực quan làcần thiết, là nội dung bài dạy.

* Về chuẩn bị: chủ động nghiên cứu bài dạy, tự tìm và thiết kế đồ dùngdạy học sát với nội dung

* Về phương pháp: sử dụng trực quan giáo viên cần lưu ý:

- Phân loại đồ dùng sao cho hợp với nội dung, thích hợp với từng thời kỳ,từng giai đoạn của học tập và ý đồ của giáo viên

- Hình thức đồ dùng dạy học cần có kích thước vừa phải, dễ quan sát, cótrọng tâm, đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh

- Trình bày đồ dùng dạy học cần rõ ràng, khoa học

- Kết hợp giữa trình bày lý thuyết với giới thiệu trực quan đúng lúc, saocho lời nói hấp dẫn và minh hoạ đẹp hoà quyện làm một, tạo điều kiện cho họcsinh nhận thức nhanh, nhớ lâu

* Giáo cụ trực quan trong dạy học môn mỹ thuật:

+ Các loại giáo cụ trực quan:

Giáo cụ trực quan môn ỹ thuật là tất cả những phương tiện sử dụng trong

tiết dạy môn mỹ thuật Có thể kể đến các loại đồ dùng ( phương tiện ) đó là:

- Vật mẫu: nhiều chất liệu, hình dáng phong phú ( có thể tự làm ) như: hoaquả, các khối hộp, cái phích, ấm tích, khối cầu, tượng…

- Hình mẫu: dưới dạng vật thật hoặc tự vẽ như: chén đĩa, khăn, gạch hoa…

- Mô hình: kích thước vừa phải, tiện lợi như: mô hình trại…

- Tranh ảnh:

+ Tranh nguyên bản, phiên bản: tranh thiếu nhi, tranh hoạ sĩ, tranh dângian…

+Ảnh chụp theo đề tài, hoặc sưu tầm qua sách báo…

- Sơ đồ: sơ đồ có minh hoạ các bước vẽ

- Sách giáo khoa, học sinh có thể tham khảo thêm sách thực hành Mỹthuật

- Bài vẽ của học sinh năm trước

- Minh hoạ bảng

- Đồ dùng dạy học: phấn, thước kẽ, bút chì, giấy vẽ…

Trang 12

- Phương tiện hiện đại: máy chiếu.

- Ngoài ra đối với các bài như: Tập vẽ dáng người, Giới thiệu tỉ lệ cơ thểngười ( lớp 8 ),…có thể phải chuẩn bị thêm người mẫu là học sinh hoặc ngườilớn…

+ Vị trí, vai trò của giáo cụ trực quan trong dạy học môn mỹ thuật:

Bất kỳ một môn học nào trong công tác giảng dạy trực quan đều có vị tríquan trọng Sử dụng giáo cụ trực quan trong giảng dạy mỹ thuật được xem làmột biện pháp tốt nhất để các em dễ dàng nắm bắt nội dung bài học, giáo cụ trựcquan là cơ sở để giáo dục thẩm mỹ

Mỹ thuật là môn học phải có giáo cụ trực quan vì mỹ thuật là môn rènluyện bồi dưỡng và phát triển khả năng cảm thụ thị giác nên mỹ thuật thông quatrực quan dạy cho học sinh quan sát, so sánh đối chiếu, phân tích nhằm lĩnh hộitri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo Giáo cụ trực quan nhằm mục đích cụ thể hoábài giảng , tăng thêm hiểu biết cho học sinh, giúp học sinh thu nhận thông tin vềcác sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ và chính xác

Giáo cụ trực quan nhằm kích thích tò mò và chăm chú, theo dõi bài giảng,gợi ý cho học sinh hoặc để giải thích chứng minh cho một luận cứ, quy tắc nào

đó Mặc dù giáo cụ trực quan hết sức quan trọng nhưng cũng có những hạn chếnhất định, đó là vì tâm lý chung của học sinh là hay bắt chướcgiáo cụ trực quan.Nhờ giáo cụ trực quan để thấy được cái hay, cái đẹp, tránh được cái chưa đạt,thấy rõ mục tiêu bài học, khắc sâu kiến thức hơn nữa, thế nhưng phải biết sửdụng hợp lý, đúng lúc

Giáo cụ trực quan là phương tiện giúp học sinh tiếp thu nhận thức tốt lýthuyết cũng như hướng dẫn thực hành, từ đó gây cho các em niềm say mê hứngthú trong cái hay, cái đẹp, hình thành thị hiếu tốt, đồng thời giúp các em học tốtcác môn khác

2.2 Thực trạng của vấn đề.

a Thực trạng:

Qua quá trình dạy học bộ môn mỹ thuật là một giáo viên giảng dạy môn

mỹ thuật tôi thấy rằng giáo cụ trực quan là rất cần thiết đối với quá trình dạy họcđặc biệt là môn mỹ thuật Giáo cụ trực quan môn mỹ thuật của trường hiện nay

Trang 13

chưa đầy đủ, giáo viên giảng dạy bằng những giáo cụ trực quan do bộ cấp vàthỉnh thoảng có làm thêm ở một số tiết

Hiện nay phòng học của nhà trường đang còn thiếu do vậy đến nay phònghọc của môn mỹ thuật đang còn nhiều khó khăn ( vẫn chưa có phòng học riêngcho môn mỹ thuật ) vẫn sử dụng phòng học các môn chung; dụng cụ, tủ để bảoquản đồ dùng dạy học môn mỹ thuật chưa có

Một số vật mẫu vẫn chưa đầy đủ giáo viên tự tìm kiếm hoặc phải chuẩn bị

để dạy học Phần lớn giáo viên đều cho rằng: giáo cụ trực quan của môn mỹthuật hiện nay là chưa đầy đủ, phần lớn đều do giáo viên tự thiết kế thêm,…

Bên cạnh đó giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcmôn mỹ thuật và mang lại hiệu quả cao, gây hứng thú cho học sinh đặc biệt làtrong các tiết học phân môn thường thức mỹ thuật Với cách dạy này giáo viên

có thể sử dụng nhiều trò chơi để tổng kết bài học và củng cố kiến thức; giới thiệunhiều trang web để học sinh tự tìm hiểu thêm

Như vậy khó khăn lớn nhất của giáo viên giảng dạy môn mỹ thuật ởtrường hiện nay là thiếu giáo cụ trực quan, nhưng nếu tự làm thêm thì không đủkinh phí Bên cạnh đó chưa có phòng học đặc thù cho môn mỹ thuật cũng gâykhông ít khó khăn cho việc học phân môn vẽ theo mẫu

Một số đề nghị: Bộ giáo dục cần cung cấp thêm nhiều giáo cụ trực quancho các trường trung học cơ sở nói chung và trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên –Sơn La nói riêng, không chỉ là tranh ảnh mà còn các vật dụng khác Nhà trường

và các ban nghành cần đầu tư kinh phí hơn để giáo viên có thể làm trực quan chotiết dạy bởi một số trực quan do giáo viên sáng tạo ra cũng tốn nhiều kinh phí sovới mức lương

b Đánh giá chung:

Như vậy qua quá trình giảng dạy, tôi rút ra một số đánh giá chung về thựctrạng sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học môn mỹ thuật ở trường PTDT NộiTrú - Bắc Yên – Sơn La như sau:

- Về nhận thức, từ Ban giám hiệu đến giáo viên giảng dạy và cả học sinhđều thấy rằng giáo cụ trực quan rất cần thiết trong quá trình dạy học môn mỹ

Trang 14

thuật Cả thầy và trò trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La đã nỗ lực dạy vàhọc môn mỹ thuật trong khi còn gặp nhiều khó khăn về trực quan.

- Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn mỹ thuật đã tiến hành thiết kếthêm nhiều đồ dùng dạy học để tiết học đạt hiệu quả cao Bên cạnh giáo viên đãtiến hành giảng dạy bằng công nghệ thông tin thu hút học sinh tham gia và pháthuy khả năng sử dụng máy tính của học sinh Với những yêu cầu của giáo viên,học sinh đã sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu cho bài học trên cơ sơ đó giáo viên

đã cho học sinh tự giới thiêu trực quan của bài học

- Nhưng vấn đề sử dụng trực quan trong dạy học môn mỹ thuật của trườngvẫn còn nhiều khó khăn: hầu hết các đồ dùng dạy học ( trực quan ) đều do bộcung cấp, giáo viên không có thời gian, kinh phí để làm thêm nhiều trực quankhác Mỗi giáo viên lại có nhiều cách dạy khác nhau do đó họ thiết kế ra những

đồ dùng khác nhau và vấn đề bảo quản những đồ dùng trực quan đó trong thờigian dài là rất khó

- Cách sử dụng giáo cụ trực quan của giáo viên còn nhiều bất cập: hiệuquả sử dụng chưa cao, vẫn còn nhiều học sinh không sáng tạo bài vẽ mà dựa vàotrực quan của giáo viên để vẽ Cách khai thác trực quan của giáo viên chưa hợp

lý, chưa triệt để, cách treo trực quan chưa khoa học…Chưa sử dụng nhiều giáo

cụ trực quan cho việc tổ chức học theo nhóm hay tổ chức trò chơi

Nhìn chung đối với nhà trường, vấn đề sử dụng giáo cụ trực quan trongdạy học môn mỹ thuật bước đầu đã đạt được hiệu quả đặt biệt là việc sử dụngcông nghệ thông tin trong dạy học đã mang lại hiệu quả cao nhưng cần quan tâmhơn nữa hiệu quả của việc sử dụng trực quan bởi hiện nay đồ dùng trực quantrong dạy học môn mỹ thuật chưa đầy đủ, giáo viên chưa đủ kinh phí để thiết kếthêm

Trang 15

2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.

a Giải pháp chung:

Qua tìm hiểu về cơ sở lý luận, tìm hiểu thực tiễn về việc sử dụng giáo cụtrực quan trong dạy học môn mỹ thuật ở trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn

La, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:

- Giáo viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo cụ trực quan để từ

đó có kế hoạch soạn bài dạy và chuẩn bị trực quan chu đáo, hiệu quả

- Cần phân loại trực quan cho phù hợp với nội dung, thời gian bài dạy

- Kích cỡ trực quan tương đối, rõ ràng, đẹp, đảm bảo nội dung để thu húttầm nhìn

- Trình bày phải rõ ràng, khoa học, kết hợp với minh hoạ bảng, tạo điềukiện cho học sinh nhận thức nhanh, nhớ lâu

- Khi học sinh làm bài giáo viên cần xem kĩ những trực quan nào cần đểlại để học sinh xem, những trực quan nào nên cất đi Riêng đối với bài vẽ theomẫu cần giữ nguyên mẫu

- Tranh ảnh, bài vẽ nên chọn nhiều chất liệu, mẫu vẽ có thể là hoa quảnhựa để tiết kiệm và sử dụng lâu năm

- Đối với bài Vẽ theo mẫu, giáo viên nên bố trí hai vật mẫu ở phía trên vàphía dưới để học sinh quan sát rõ hơn ( bởi hiên nay chưa có phòng học đặc thù )

- Cách sử dụng giáo cụ trực quan: có thể treo tranh theo từng bước giảng,giảng nội dung nào treo tranh đó Hoặc treo tất cả các tranh một lần rồi phân tíchtừng tranh

- Bảo quản, giữ gìn trực quan tranh ảnh không bị nhàu nát, nhà trường nêntrang bị tủ đựng riêng

- Hằng năm giáo viên nên có kế hoạch đề nghị nhà trường cấp thêm kinhphí cho việc dạy học

- Công ty thiết bị dạy học nên sản xuất thêm nhiều trực quan không những

Trang 16

- Bài “ Mẫu có hai đồ vật ”, giáo viên có thể sử dụng các mẫu như: cái ấmtích – cái bát, cái phích - khối cầu, cái ấm nhôm – cái bát, cũng có thể sử dụngmẫu sau :

Giáo viên nên sắp xếp mẫu khác với sách giáo khoa để dễ nhận ra họcsinh nào vẽ theo sách

- Đối với bài học vẽ theo mẫu ở chương trình lớp 6 để học sinh nắm kĩ

hơn về các góc nhìn khác nhau, khung hình mỗi góc khác nhau, vị trí mỗi góckhác nhau …chúng ta có thể sử dụng trực quan để chỉ rõ hơn ( như ở phụ lục 1 )

- Đối với tiết học vẽ đậm nhạt giáo viên có thể sử dụng đèn học cá nhân đểchiếu sáng vào mẫu Như vậy học sinh sẽ thấy rõ đậm nhạt trên vật mẫu Trongkhi hướng dẫn học sinh cách vẽ nên dùng giấy vẽ treo lên bảng và lên bóng sẽ cóhiệu quả hơn như cách giáo viên thường hay minh hoạ bảng ( độ đậm là độ trắngcủa phấn )

- Bên cạnh giáo viên cần sử dụng một số trực quan là bài vẽ các em họcsinh năm trước để học sinh nhận xét ra những điểm chưa đúng và rút kinhnghiệm cho bài vẽ của mình

* Phân môn “ Vẽ trang trí ”:

- Trong hoạt động hướng dẫn học sinh cách vẽ có thể sử dụng giáo cụ trựcquan sau: ( Tên gọi: “ Ti vi màn hình phẳng ” )

Trang 17

Với trực quan này giáo viên có thể vận dụng cho nhiều bài trang trí khácnhau và cả trong phân môn vẽ tranh Tác dụng: gây hứng thú cho học sinh, tạo ranhiều bất ngờ khi giáo viên cho xuất hiện từng bước…Đối với cách thường sửdụng là: vẽ sơ đồ các bước có hình vẽ như vậy khi treo lên học sinh đã thấy rõngay các bước và sẽ không còn thú vị, hấp dẫn.

Không những thế, đối với bước phác mảng giáo cụ trực quan này còn giúpcho giáo viên chuẩn bị minh hoạ nhiều cách phác mảng và mảng không hợp lýmột cách dễ dàng

- Riêng đối với bài kẻ chữ in hoa nét đều và kẻ chữ in hoa nét thanh nétđậm, giáo viên nên chuẩn bị những câu chữ không hợp lý về ngắt nhịp, nét chữ,khoảng cách…để học sinh lên chỉ ra những điểm sai để từ đó chủ động cho bàilàm của mình

- Trực quan hình vẽ của giáo viên cũng nên sử dụng nhiều chất liệu ( màunước, màu bột, màu sáp, sáp dầu…) để học sinh thấy rõ hiệu quả từng chất liệu.Lựa chọn bài của học sinh cũng nên chọn phong phú về mảng, hình, màu…vàthậm chí các bài chưa đẹp để học sinh chủ động nhận xét

* Phân môn “ Vẽ tranh ”:

- Đối với phân môn này giáo viên nên lồng ghép nội dung và không khítiết học sao cho thích hợp với nội dung đề tài của bài Đặc biệt là trong phần vàobài cần sử dụng những đồ dùng hấp dẫn thu hút học sinh

Ví dụ: Bài “ Mẹ của em ”, giáo viên nên cho học sinh xem hình vẽ thậtđẹp về mẹ và cho cả lớp cùng hát một bài hát về mẹ…Bài “ Minh hoạ truyện cổtích ”, để tạo ra không khí của những câu truyện cổ tích trong toàn bộ bài dạychúng ta có thể mở bài bằng cách: cho một vài em học sinh đóng vai các nhânvật cổ tích và giáo viên gợi ý, dẫn nhập vào bài…Trong toàn bộ bài này giáoviên có thể sử dụng những câu nói mang tính cổ tích, những vật dụng trongtruyện cổ tích Ví dụ chúng ta có thể để tất cả những đồ dùng dạy học hay trựcquan chúng ta trong một “ chiếc rương thần ”…

- Với phân môn này chúng ta cũng có thể sử dụng trực quan “ Ti vi mànhình phẳng ” như trên

Trang 18

- Nên lựa chọn trực quan điển hình, sát nội dung, thể hiện rõ nội dung.Trực quan bài vẽ học sinh nên lựa chọn cả bài đẹp và bài chưa đẹp.

- Ở phân môn này giáo viên cũng có thể sử dụng các đồ dùng phục vụ chotrò chơi để học sinh thấy nội dung đề tài phong phú hơn…Ví dụ như: trong bài

vẽ tranh đề tài “ Trò chơi dân gian ” giáo viên có thể chuẩn bị thêm bảng, bútphớt cho học sinh kể tên những trò chơi dân gian và trò chơi hiện đại mà các embiết

* Phân môn “ Thường thức mỹ thuật ”:

- Đây là phân môn lý thuyết không thực hành, giáo viên cần chuẩn bị cácdụng cụ đầy đủ đặc biệt là tranh ảnh Cần sưu tầm thêm tranh ảnh thông qua sáchbáo

- Trong quá trình dạy giáo viên có thể yêu cầu học sinh phân tích nhữngtranh ảnh sưu tầm được hoặc tổ chức các trò chơi bằng những dụng cụ trực quanhấp dẫn tự sáng chế như chơi giải đáp ô chữ…

- Đối với phân môn này giáo viên có thể sử dụng công nghệ thông tin đểdạy học rất thuận lợi Các tranh ảnh có thể truy cập mạng internet để chuẩn bịcho bài giảng

: hoạ sĩ tiêu biểu thế kỷ XX.

: thông tin về Mỹ thuật.

* Như vậy khi thiết kế đồ dùng dạy học cho các phân môn chúng ta cầnchú ý đến nội dung, trực quan phải khoa học, dễ sử dụng và tạo được hứng thú

cho học sinh Sau đây là một số bài học có sử dụng trực quan phong phú( xem

phần phụ lục )

Những trực quan này đã được sử dụng trong dạy học tại trường PTDT NộiTrú - Bắc Yên` Kết quả là học sinh rất thích thú, phát biểu bài sôi nổi và chấtlượng học tập của các em đã có chuyển biến rõ rệt ( một số bài vẽ của học sinh ởphụ lục 2 )

Trang 19

* Bài soạn minh hoạ theo SGK mỹ thuật 8

Ngày soạn:……… Ngày giảng:………

Tiết: 01 Bài: 01 - Vẽ trang trí

* * * * * * * * * * * * * * *

1/ Mục tiờu bài học:

a/ Kiến thức: Học sinh nắm bắt đợc đặc điểm, công dụng và phơng pháp

trang trí quạt giấy

b/ Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn kiểu dáng, biết

cách chọn họa tiết, màu sắc phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của quạt Sắp xếp bố cục hài hòa

c/ Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu vẻ đẹp của các đồ vật trong

cuộc sống, phát huy khả năng sáng tạo và t duy trừu tợng

2/ Chuẩn bị của GV và HS:

a/ Giáo viên: Một số mẫu quạt, bài vẽ của HS năm trớc.

b/ Học sinh: Đọc trớc bài, su tầm họa tiết, chì, tẩy, màu, vở bài tập.

3/ Tiến trỡnh dạy học:

a/ Kiểm tra bài cũ: (1 Phỳt ) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học

sinh

+ Giới thiệu bài: Quạt giấy là vật dụng rất quen thuộc trong cuộc sống, nó

có nhiều tiện ích rất thiết thực Để giúp các em nắm bắt đợc đặc điểm và phơng pháp trang trí quạt giấy, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài

“Trang trí quạt giấy”

b/ Bài mới: (40 Phỳt)

T

6 /

Hoạt động 1:

Hớng dẫn HS quan sát và

nhận xét

- GV cho HS quan sát một

số mẫu quạt giấy có hình

dáng và cách trang trí khác

nhau

- Cho HS thảo luận và nêu

nhận xét về: Hình dáng,

công dụng, chất liệu và họa

tiết trang trí

- GV cho HS quan sát một

số bài vẽ của HS năm trớc

- HS quan sát một số mẫu quạt giấy

- HS thảo luận và nêu nhận xét về: Hình dáng, công dụng, chất liệu và họa tiết trang trí

I/ Quan sát - nhận xét

- Quạt giấy là vật dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày Quạt dùng để quạt mát, trang trí nhà cửa hoặc dùng để biểu diễn nghệ thuật Quạt giấy có nhiều hình dáng khác nhau, họa tiết trang trí thờng

là hoa, lá, chim, thú, phong cảnh… đ ợc sắp xếp đối xứng đ hoặc sắp xếp tự do

TRANG TRÍ QUẠT GIẤY

Trang 20

- GV cho HS quan s¸t mÉu

qu¹t, yªu cÇu HS nªu nhËn

- HS quan s¸t GV vÏminh häa

- HS quan s¸t mÉuqu¹t vµ nªu nhËn xÐt

cô thÓ vÒ c¸ch s¾pxÕp c¸c h×nh m¶ngtrªn qu¹t

- Quan s¸t GV vÏminh häa

- HS quan s¸t vµ nªunhËn xÐt vÒ häa tiÕttrªn c¸c mÉu qu¹t

- HS lùa chän c¸chs¾p xÕp vµ häa tiÕttrang trÝ cho qu¹t cñam×nh

Trang 21

- GV cho HS nhận xét về

màu sắc ở một số mẫu quạt

Nhắc nhở HS nên lựa chọn

gam màu nhẹ nhàng hay

rực rỡ phải tùy thuộc vào

mục đích sử dụng của quạt - HS quan sát và nêu

GV: Treo, dỏn một số bài vtrang trớ của h/s lờn bảng

Yờu cầu h/s nhận xột về bài vẽ của bạn

HS nhận xột bài vẽ

GV đỏnh gớa ý thức học tập của h/s

d/ H ư ớng dẫn h/s học bài và làm bài tập ở nhà: (1 / )

+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập

+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trớc bài mới “Sơ luợc về MT thời Lê”, su tầm

tranh ảnh về MT thời Lê

2.4 Hiệu quả của sỏng kiến kinh nghiệm

Ở sỏng kiến kinh nghiệm này tụi đó ỏp dụng đối với tất cả cỏc khối lớp Với việc vận dụng đổi mới phương phỏp dạy học và những kinh nghiệm

của bản thõn trong những năm giảng dạy bộ mụn mỹ thuật cựng với sự phấn đấu

nỗ lực tự học hỏi, tự bồi dưỡng trau dồi chuyờn mụn nghiệp vụ của giỏo viờn vàtinh thần học tập của cỏc em học sinh trong trường PTDT Nội Trỳ Năm học

2012 - 2013 Kết quả học tập bộ mụn mỹ thuật do tụi giảng dạy ở cỏc khối lớp

đó được nõng cao rừ rệt Kết quả cụ thể như sau:

- Chất lượng chuyờn mụn của giỏo viờn: Xếp loại giỏi

- Kết quả học tập của học sinh:

Kết quả chất lượng năm học 2012 - 2013 như sau:

Tổng số Chất lượng học tập năm học 2012 - 2013

Trang 22

Kết quả chất lượng sau khi áp dụng

sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 như sau:

Lớp

Tổng số

HS

Chất lượng học tập năm học 2012 - 2013 Đạt Chưa đạt

Trang 23

sự vận dụng phương pháp dạy học tích cực sao cho phù hợp với đặc trưng của bộmôn và tuỳ từng đối tượng học sinh Song song với việc tự học hỏi để nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân thì mỗi nhà giáo cần phải tâm huyếtvới nghề, luôn kiên trì, miệt mài tìm tòi, nhiệt tình hướng dẫn học sinh học tậpmột cách chủ động, tích cực, sáng tạo, vận dụng những kiến thức và phươngpháp học tập mới thì kết quả học tập không ngừng được nâng cao về chất lượng.

3 Kết luận

* Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:

Ngày nay, cuộc sống của con người ngày càng phát triển và mỹ thuật cũng

đã và đang đi vào từng góc cạnh của đời sống con người Vì thế mà môn mỹthuật đã được đưa vào chương trình tiểu học và trung học cơ sở nhằm địnhhướng thị hiếu thẩm mỹ cho các em, giúp các em biết được cái đẹp trong cuộcsống và vận dụng những gì học được để sáng tạo ra cái đẹp phục vụ cho bản thân

và xã hội

Hiện nay, giáo dục đang được đặt lên hàng đầu, chăm lo phát triển giáodục là phát triển tương lai cho đất nước Trong công cuộc cải cách giáo dục thìmôn mỹ thuật ở trường trung học cơ sở cũng đang được quan tâm Từ khi ra đờiđến nay đã đạt được một số thành tích nhưng bên cạnh đó còn nhiều khó khăn vềđội ngũ giáo viên, kinh phí cho dạy học và đồ dùng dạy học môn Mỹ thuật

Trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La là một trong những trường đặcthù của ngành giáo dục huyện Bắc Yên Tuy vậy cơ sở vật chất hiện nay vẫncòn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho dạy và học Trong dạy học môn Mỹthuật vấn đề trực quan đang là vấn đề được nhà trường và các em quan tâm Giáo

cụ trực quan của trường hiện nay chỉ do Bộ cấp, giáo viên không đủ kinh phí đểthiết kế thêm và việc sử dụng, bảo quản còn nhiều bất cập

Đánh giá được thực trạng đó, là một giáo viên ngành sư phạm mỹ thuật tôi

đã đưa ra một số giải pháp và đã thực hiện các tiết dạy ở trên lớp hy vọng phầnnào khắc phục được khó khăn về sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học mỹthuật của trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La Với sự quan tâm của cácban ngành, nhà trường và sự nỗ lực của thầy và trò trường PTDT Nội Trú - Bắc

Trang 24

Yên – Sơn La chắc chắn rằng chất lượng dạy và học môn mỹ thuật ngày càngphát triển, đạt được những mục tiên của môn học.

Thực trạng này không chỉ là ở trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La

mà còn tồn tại ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Hy vọng rằngnhững hạn chế đó sẽ dần được khắc phục, các ban ngành quan tâm hơn nữa môn

mỹ thuật ở trung học cơ sở để môn học xứng đáng với tầm quan trọng của nó

* Bài học kinh nghiệm

Sáng kiến này vẫn còn có nhược điểm đó là: Nếu như giáo viên khôngkhéo léo sử dụng giáo cụ trực quan sẽ tạo cho học sinh tâm lý ỷ lại chép lại bài

vẽ ở giáo cụ trực quan, mất đi tính sáng tạo mà gây tâm lý thụ động Vì vậy khi

áp dụng sáng kiến cần mềm dẻo, linh hoạt vận dụng phù hợp với từng đối tượng

để phát huy tối đa trí tưởng tượng và óc sáng tạo của học sinh để bài vẽ thật sự

có chất lượng kể cả nội dung và hình thức thể hiện

* Những kiến nghị, đề xuất:

- Đối với Sở giáo dục và đào tạo:

Cần quan tâm hơn nữa đến môn mỹ thuật trong chương trình trung học cơ

sở Thiết kế nhiều đồ dùng trực quan phục vụ cho các trường trung học cơ sởtrong tỉnh Tổ chức nhiều đợt tập huấn cho các cán bộ chủ chốt môn mỹ thuậtcủa các huyện về sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Mỹ thuật

- Đối với trường PTDT Nội Trú - Bắc Yên – Sơn La

Quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên mỹ thuật trong dạy học Tổchức nhiều buổi dự giờ để nắm bắt tình hình sử dụng giáo cụ trực quan của giáoviên Đầu tư kinh phí xây dựng phòng học môn mỹ thuật, giúp đỡ kinh phí đểgiáo viên thiết kế đồ dùng dạy học và sử dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc

Giáo viên giảng dạy môn mỹ thuật cần chủ động xây dựng kế hoạch bàidạy có đầy đủ trực quan Thiết kế, sử dụng trực quan một cách đầy đủ và khoahọc

Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi đã áp dụng vào thực

tế giảng dạy cùng với sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp tôi rất mong nhận được

sự quan tâm và giúp đỡ, góp ý kiến của hội đồng khoa học nhà trường và các cấp

Trang 25

chuyên môn để sáng kiến của tôi được hoàn thiện và thực thi một cách có hiệu quả.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Bắc Yên, ngày 15 tháng 4 năm 2014

Người viết

Nguyễn Văn Quân

Xác nhận của công đoàn nhà trường Xác nhận của BGH nhà trường

Trang 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Phương pháp giảng dạy Mỹ thuật - Nhà xuất bản Giáo dục, 1995

2 Sách giáo khoa Mỹ thuật 6, 7, 8, 9 - Nhà xuất bản Giáo dục

3 Thực hành Mỹ thuật 6, 7, 8, 9 - Nhà xuất bản Giáo dục

4 Giáo dục thẩm mỹ Đỗ Xuân Hoà - Nhà xuất bản Giáo dục, 1998

5 Đổi mới phương pháp dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông Trịnh ĐứcMinh - Sở GD và ĐT Hà Nội

6 Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Mỹ Thuật Nhà xuất bản GD – 2008/ Đàm Luyện, Bạch Ngọc Diệp, Nguyễn Quốc Toản

7 Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Mỹ Thuật Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Quốc Toản

Trang 27

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRỰC QUAN SỬ DỤNG

TRONG BÀI DẠY MÔN MỸ THUẬT

Bài 23: KẺ CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM ( Lớp 6 )

* Trọng tâm của bài : đặc điểm chữ in hoa nét thanh nét đậm, so sánh sựkhác nhau của hai kiểu chữ; ôn lại cách kẻ chữ như bài kẻ chữ in hoa nét đều

* Trực quan sử dụng trong bài dạy:

- Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét

+ Trực quan so sánh hai kiểu chữ:

- Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp dòng chữ

+ Minh hoạ bảng cách bố cục dòng chữ không thích hợp:

Trang 28

+ Bố cục thích hợp:

+ Trực quan phân chia khoảng cách + Trực quan các nét không hợp lý: không hợp lý:

+ Trực quan vẽ màu: ( các cặp màu nền - chữ )

+ Sau đó cho xem lại trực các bước vẽ ( có thể sử dụng Ti vi màn hình phẳng )

Bài 24: GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM ( Lớp 6 ).

- Vài nét về hai dòng tranh:

Đồ dùng dạy học: hai bức tranh tiêu biểu của hai dòng tranh;

Trang 29

Ngũ hổ ( Hàng Trống ) Hứng dừa ( Đông Hồ )

- Một số tranh tiêu biểu:

Tranh: Đại Cát, Chợ quê, Đám cưới Chuột, Phật Bà Quan Âm

- Trực quan sử dụng trong trò chơi “ Giải đáp ô chữ ”

Trang 31

+ Gíáo viên đứng tạo một số dáng để học sinh nhận xét

- Hướng dẫn học sinh cách vẽ: yêu cầu học sinh lên làm mẫu để giáo viên minh hoạ bảng

- Học sinh làm bài: một em lên bảng làm mẫu

Bài 28: MINH HOẠ TRUYỆN CỔ TÍCH ( Lớp 8 )

- Dẫn vào bài: Giáo viên cho 2 học sinh đội mũ theo trang phục xưa đi vào

lớp: trên tay có mang quả dưa hấu và cây bút thần Giáo viên vào bài.

- Hướng dẫn học sinh tìm và chon nội dung đề tài:

+ Chuẩn bị một “ rương thần ” đựng các gợi ý bằng hình vẽ để học sinh

chơi trò chơi “ Đoán tên truyện qua gợi ý của rương thần ”.

+ Cho học sinh xem tranh và phân tích

Trang 33

- Hướng dẫn học sinh cách vẽ: sử dụng trực quan “ Ti vi màn hình phẳng”

PHỤ LỤC 2: TRANH VẼ CỦA HỌC SINH

* VẼ THEO MẪU

Ngày đăng: 24/04/2014, 16:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phương pháp giảng dạy Mỹ thuật - Nhà xuất bản Giáo dục, 1995 Khác
2. Sách giáo khoa Mỹ thuật 6, 7, 8, 9 - Nhà xuất bản Giáo dục Khác
3. Thực hành Mỹ thuật 6, 7, 8, 9 - Nhà xuất bản Giáo dục Khác
4. Giáo dục thẩm mỹ. Đỗ Xuân Hoà - Nhà xuất bản Giáo dục, 1998 Khác
5. Đổi mới phương pháp dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông. Trịnh Đức Minh - Sở GD và ĐT Hà Nội Khác
6. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Mỹ Thuật THCS- Nhà xuất bản GD – 2008/ Đàm Luyện, Bạch Ngọc Diệp, Nguyễn Quốc Toản Khác
7. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Mỹ Thuật - Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Quốc Toản Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w