1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn giải pháp của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả xã hội hoá giáo dục ở trường thcs tân hưng – tân châu – tây ninh

17 510 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 90 KB

Nội dung

Bậc học Trung học cơ sở là bậc học tạo tiền đề cho các em học tiếp bậc học tiếp theo, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành người công dân có đủ Đức, đủ Tài, phát triển toàn diện về thể chất lẫn

Trang 1

A.PHẦN MỞ ĐẦU

1/.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Hội nghị BCH TW lần 4 khoá VII tháng 1/1993 đã khẳng định Xã hội hoá giáo dục là một trong những định hướng cơ bản đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo.Hội nghị BCH TW lần 2 khoá VIII tháng 12/1996 tiếp tục khẳng định xã hội hoá giáo dục là một trong những giải pháp chủ yếu thực hiện chiến lược giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Xã hội hoá giáo dục là tư tưởng chiến lược của Đảng nhằm huy động sức mạnh toàn xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội

Thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm phát triển tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao ( Đề án “Quy hoạch phát triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn

2005 – 2010” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt ngày 24/6/2005 theo Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT

Bậc học Trung học cơ sở là bậc học tạo tiền đề cho các em học tiếp bậc học tiếp theo, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành người công dân có đủ Đức, đủ Tài, phát triển toàn diện về thể chất lẫn tâm hồn đáp ứng yêu cầu xã hội, đáp ứng mục tiêu giáo dục, đòi hỏi nhà trường phải đáp ứng những yêu cầu cần thiết cho việc trang bị cơ sở vật chất Muốn cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng được nhu cầu thiết yếu đó thì việc thực hiện xã hội hoá giáo dục là quy luật tất yếu để làm giáo dục cho mỗi trường

Nhà trường là cơ quan chuyên về giáo dục, phải xác định đúng và rõ ràng các mối quan hệ của từng lực lượng xã hội trên điạ bàn để có tác động đúng Hơn ai hết, nhà trường hiểu rõ những yêu cầu của mình về xã hội hoá giáo dục

Trang 2

để thực hiện mục đích, nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của giáo dục Vì vậy, phải giữ vai trò chủ động chính là hiệu trưởng, hiệu trưởng phải đóng vai trò trung tâm, nòng cốt trong cơ chế tổ chức

xã hội hoá giáo dục, phải là người chủ động tổ chức, thực hiện các chủ trương, giải pháp đề ra

Là một cán bộ quản lý tôi muốn góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc tu bổ cơ sở vật chất nhà trường được khang trang hơn, đẹp hơn nhằm thực

hiện mục tiêu giáo dục nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Giải pháp của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả xã hội hoá giáo dục ở trường THCS Tân Hưng – Tân Châu – Tây Ninh”

2/.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- Giải pháp của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả xã hội hoá giáo dục.

- Vai trò của hiệu trưởng trong việc thực hiện xã hội hoá giáo dục

- Ý thức của cha mẹ học sinh trong việc xã hội hoá giáo dục

3/.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THCS Tân Hưng- Tân Châu– Tây Ninh nhằm trang bị cơ sở vật chất nhà trường

Thời gian nghiên cứu: 2007-2010

Mức độ nghiên cứu: qua thực nghiệm công tác xã hội hoá giáo dục của trường

4/.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, tài liệu có liên quan

- Phương pháp điều tra

- Trao đổi kinh nghiệm với các hiệu trưởng làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục

- Phương pháp tổng hợp, rút kinh nghiệm

- Kiểm tra so sánh kết quả

Trang 3

Giả thuyết khoa học:

Qua thực tế cho thấy, những cơ sở giáo dục nào cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn thì chất lượng giáo dục chưa cao, ý thức học tập của học sinh còn thấp và ý thức bảo quản cơ sở vật chất của học sinh chưa tốt Bên cạnh, chưa tạo uy tín trong nhân dân và xã hội về chất lượng giáo dục

Nếu người Hiệu trưởng tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục làm cho cơ sở vật chất trường học khang trang hơn, sạch đẹp hơn

sẽ giúp cho nhà trường có uy tín với nhân dân thì sự đóng góp để trang bị cơ sở vật chất sẽ được ủng hộ tích cực, đáp ứng yêu cầu của xã hội, đáp ứng mục tiêu cấp học, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện

B.NỘI DUNG

1/.CƠ SỞ LÝ LUẬN:

1.1/Quan niệm về xã hội hoá giáo dục và mục đích xã hội hoá giáo dục:

Xã hội hoá giáo dục là thực hiện bản chất xã hội của giáo dục, như vậy đó là một hoạt động có tính quy luật là một yếu tố khách quan vốn có của sự nghiệp giáo dục chứ không phải do một ý nghĩ chủ quan hay một hoàn cảnh xã hội đặc biệt nào Xã hội hoá giáo dục là một quy luật tất yếu để làm giáo dục cho mỗi quốc gia

Xã hội hoá giáo dục theo nghĩa nguyên từ là làm cho giáo dục có đầy đủ tính

xã hội, giáo dục liên hệ hữu cơ với xã hội.Nói cách khác như Nguyễn Văn Đản,

xã hội hoá giáo dục về bản chất là một hệ thống các hoạt động của các cá nhân và tổ chức nhằm trả lại chức năng giáo dục của xã hội cho xã hội và trả lại chức năng xã hội của giáo dục cho chính giáo dục.

Ý nghĩa phổ biến nhất của xã hội hoá giáo dục là tổ chức cho toàn xã hội làm giáo dục.Nghị quyết TW 4 khoá VII và Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã thể

hiện một quan niệm cụ thể về xã hội hoá giáo dục là huy động xã hội làm

Trang 4

giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.

Như vậy, xã hội hoá giáo dục là thực hiện bản chất của xã hội, của sự nghiệp giáo dục, huy động các lực lượng của cộng đồng xã hội làm giáo dục, tạo môi trường cho bản chất xã hội của giáo dục phát huy tối đa vai trò của mình, làm cho giáo dục đáp ứng có hiệu quả nhu cầu thực tế của xã hội, gắn với xã hội, không thoát ly với cuộc sống Theo đó, nội hàm của khái niệm xã hội hoá giáo dục khá rộng, mọi việc làm của các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các cơ quan, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân có tác động thiết thực đến mục tiêu:

“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đều được coi là góp phần thực hiện xã hội hoá giáo dục

1.2/Nhiệm vụ của hiệu trưởng trong công tác xã hội hoá giáo dục:

Công tác giáo dục được thực hiện ở từng gia đình, nhưng chất lượng công tác giáo dục được quyết định ở từng cơ sở trường học Muốn công tác giáo dục

có chất lượng thì đứng ở góc độ nội bộ nhà trường, xây dựng được đội ngũ giáo viên đồng bộ, đủ sức để tiến hành tất cả các hoạt động dạy học, vui chơi, giải trí, lao động kỹ thuật, hoạt động xã hội với chất lượng cao; phải tổ chức tốt các hoạt động giảng dạy, giáo dục và học tập; phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, phát huy hiệu quả giáo dục, gắn với cộng đồng vì sự phát triển cộng đồng

Người hiệu trưởng trong công tác xã hội hoá giáo dục phải xây dựng được môi trường giáo dục đồng bộ giữa gia đình và nhà trường, cộng đồng xã hội để toàn xã hội chăm lo, tạo điều kiện cho nhà trường và Hiệu trưởng hoàn thành nhiệm vụ của mình

Trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy thì cơ sở vật chất là một trong những nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục

Trang 5

Nếu làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục thì việc xây dựng cơ sở vật chất sẽ

có nhiều thuận lợi và trái lại, điều đó luôn phù hợp với phương châm : “Nhà nước và nhân dân cùng làm” mà Đảng và Nhà nước luôn vận động

Trên cơ sở lý luận này, trường THCS Tân Hưng quyết tâm thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm từng bước thay đổi diện mạo nhà trường ngày càng khang trang đáp ứng tốt cho hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

1.3/Nội dung xã hội hoá giáo dục

- Huy động toàn xã hội đóng góp tài lực, vật chất thực hiện đa dạng hoá các nguồn đầu tư vật chất cho giáo dục bằng các hình thức:

+ Xây dựng cơ sở vật chất – trường lớp

+ Tăng cường trang thiết bị giảng dạy cho nhà trường

+ Chăm lo cho học sinh, nhất là học sinh nghèo diện chính sách và khó khăn, đồng thời khuyến khích học sinh giỏi phát triển tài năng

+ Chăm lo cho thầy cô giáo, giúp thầy cô giáo hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

- Huy động các lực lượng xã hội ( cộng đồng địa phương ) tham gia thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển trên địa bàn

- Các lực lượng tham gia vào việc đa dạng hoá các hình thức học tập, các loại hình trường, lớp

- Huy động xã hội xây dựng môi trường thuận lợi cho việc giáo dục trẻ

- Thu hút các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục

2/.CƠ SỞ THỰC TIỄN:

2.1.Đặc điểm tình hình điạ phương:

Tân Hưng là xã nông thôn với tổng diện tích giáp với 3 huyện thị: Dương Minh Châu, Thị xã, Tân Biên Xã Tân Hưng cách thị trấn Tân

Trang 6

Châu10km, cách trung tâm thị xã Tây ninh 20km Toàn xã có 2 dân tộc sinh sống là : Kinh và Chăm

Kinh tế nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào thu nhập từ sản xuất nông nghiệp

Trình độ dân trí chưa cao, trình độ hiểu biết về giáo dục còn nhiều hạn chế, ý thức đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học còn thấp và cho rằng đó là việc làm của Nhà nước

2.2.Thực trạng trong công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THCS Tân Hưng:

Cơ sở vật chất tuy đáp ứng được số lượng, song chất lượng chưa đạt yêu cầu Một số phòng không đúng kích thước quy định và được nâng cấp từ các phòng học tạm thời, ánh sáng không đảm bảo, phòng học không có la-phong Bàn ghế học sinh không đúng quy cách kích thước phù hợp cho học sinh khối Trung học cơ sở Bảng thì sử dụng bảng tường nên bị chói học sinh không nhìn thấy

Sân trường chưa được bê-tông hoá nên rất bụi và bẩn khi học sinh vui chơi, giải trí

Thiết bị dạy học được trang cấp chưa có sự bảo quản tốt, hư hỏng và mất nhiều

Tỉ lệ học sinh bỏ học rất cao, chất lượng giáo dục còn thấp

Học sinh vi phạm đạo đức, vi phạm điều cấm quy định trong Điều lệ trường Trung học thường xuyên, thành lập băng nhóm đánh nhau rất phổ biến

2.3.Nguyên nhân:

Hiệu trưởng chưa nhận thức đúng đắn mục đích, vai trò của công tác xã hội hoá giáo dục và nhiệm vụ của người Hiệu trưởng trong công tác xã hội hoá giáo dục

Trang 7

Điều kiện kinh tế nhân dân trong xã thu nhập còn thấp, mức đóng góp đầu tư cho giáo dục còn quá ít, sự phối hợp giữa các cấp chưa đồng bộ

Kinh phí hoạt động không có, sự đóng góp của nhân dân rất hạn chế

Hội cha mẹ học sinh hoạt động còn rời rạt, phong trào xã hội hoá giáo dục chưa cao

Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường phần lớn tham gia với tính cách tự phát, chưa có kế hoạch cụ thể

Hiệu trưởng chưa xây dựng tốt kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường

2.4.Sự cần thiết của đề tài:

Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đáp ứng mục tiêu cấp học, đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất, để trường lớp ngày càng khang trang đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện phục vụ mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra Nếu

cơ sở vật chất tốt và đầy đủ tạo môi trường giáo dục tốt quyết định hiệu quả giáo dục của nhà trường Tạo điều kiện quan trọng cho quá trình Dạy và Học, đồng thời góp phần giáo dục các em tình cảm yêu trường, mến bạn, kính trọng thầy, cô giáo, giúp đỡ nhau trong học tập

Muốn trường có cơ sở vật chất khang trang, người Hiệu trưởng không chỉ trong chờ vào cấp trên mà phải biết vận động và làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục

3.NỘI DUNG VẤN ĐỀ:

3.1.Vấn đề đặt ra:

Từ những hạn chế và nguyên nhân nêu trên, người Hiệu trưởng muốn làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục thì vấn đề đặt ra là phải thực hiện đồng bộ và phối hợp nhịp nhàng các công tác sau:

- Lập kế hoạch huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường, lớp

- Công tác tham mưu

Trang 8

- Công tác tuyên truyền.

- Công tác phối hợp

3.2.Giải pháp cụ thể:

3.2.1.Lập kế hoạch huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường, lớp:

Kế hoạch phải phù hợp với kinh tế địa phương và có tính khả thi.

Trước hết, Hiệu trưởng cần tổ chức kiểm tra cơ sở vật chất nhà trường, tổng hợp các công trình đã xuống cấp, công trình còn thiếu chưa được xây dựng Sau đó,Hiệu trưởng bàn bạc thống nhất trong Ban giám hiệu nhà trường xác định những hạng mục, công trình nào cần sửa chữa và xây dựng trước để đáp ứng yêu cầu cần thiết, cấp bách nhằm phục vụ công tác Dạy và Học của nhà trường

Hiệu trưởng lập kế hoạch và đề ra mục tiêu phải đạt được cho từng năm cụ thể, kế hoạch phải có tính khả thi phù hợp với điều kiện của địa phương và nhà trường Kế hoạch được thực hiện từ từ, tránh nóng vội

Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất phải thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường để toàn thể CB-GV-CNV nắm bắt và hỗ trợ nhà trường trong công tác vận động Cha mẹ học sinh tham gia đóng góp, ủng hộ nhà trường

Thông qua Ban chấp hành Hội CMHS (Cha mẹ học sinh) để xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, bàn bạc thống nhất mức đóng góp của từng năm học Lưu ý, mức đóng góp phải phù hợp với tình hình kinh tế điạ phương, không quá cao và đề ra tiêu chí miễn giảm cụ thể, không áp đặt cho mọi đối tượng

Hiệu trưởng phải thể hiện vai trò của mình trong việc nâng cao tính thuyết phục để dân hiểu tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác xã hội hoá giáo dục, tình hình bức xúc của cơ sở vật chất nhà trường, nêu những khó khăn của địa phương.Từ đó, CMHS tự nguyện đóng góp xây dựng và sửa chữa trường lớp

Trang 9

Chuẩn bị vào năm học mới Hiệu trưởng cùng với Ban chấp hành Hội CMHS trình cho UBND xã về kế hoạch huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường học để kế hoạch được sự ủng hộ của chính quyền các cấp nhằm hỗ trợ cho nhà trường hoàn thành kế hoạch đề ra

*Kết quả:

Năm học 2006 – 2007: Hội CMHS quyên góp ủng hộ nhà trường số tiền: 17.000.000 đ trang bị cơ sở vật chất cho phòng Tin học, Phòng Giáo dục & Đào tạo Tân Châu hỗ trợ 20 máy vi tính

Năm học 2007 – 2008: Hội CMHS quyên góp ủng hộ xây dựng sân xi măng với số tiên 15.750.000 đ

Năm học 2008 – 2009: Hội CMHS tiếp tục hỗ trợ xây xi măng sân trường ra đến cổng với số tiền 13.553.000 đ

Năm học 2009 – 2010: Hội CMHS quyên góp 27.395.000 đ để nâng cấp nhà vệ sinh học sinh có hệ thống nước hoàn chỉnh và hỗ trợ xây bồn hoa kiểng 4.989.000 đ

3.2.2.Công tác tham mưu:

a.Tham mưu với địa phương.

Đảng và chính quyền địa phương giữ vai trò lãnh đạo và quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở địa phương, có tính chất quyết định trong xã hội hoá giáo dục ở cộng đồng Chính vì thế, Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tranh thủ sự ủng hộ và chỉ đạo kịp thời trong công tác xã hội hoá giáo dục

Muốn làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, trước hết Hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể trong từng năm học Kế hoạch phải phù hợp với tình hình kinh tế điạ phương Từ đó, cấp ủy Đảng và chính quyền điạ phương thấy rõ sự cần thiết,cấp bách của nhà trường để ủng hộ, giúp nhà trường đạt kế hoạch đề ra

Trang 10

Hàng năm, trước khi chuẩn bị cho năm học mới Hiệu trưởng phải tham mưu với UBND xã đề ra phương hướng cho công tác xã hội hoá giáo dục, tham mưu

tổ chức Đại hội CMHS nhằm củng cố lực lượng giáo dục ngoài nhà trường ngay từ đầu năm học

Nếu kế hoạch phù hợp với tình hình kinh tế của điạ phương và được sự phê duyệt của chính quyền điạ phương thì sẽ có tính khả thi

b.Tham mưu với Ngành.

Nhằm thực hiện cuộc vận động “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, hiệu trưởng tham mưu tốt với Phòng GD&ĐT tranh thủ sự hỗ trợ của ngành trong việc xây dựng cơ sở vật chất.Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chi tiết kinh phí của từng hạng mục công trình và phân rõ dân đóng góp bao nhiêu, phần còn lại

là sự hỗ trợ của ngành

Kết quả:

Năm học 2006 – 2007: nhân dân đóng góp trang bị bàn ghế phòng Tin học, Phòng Giáo dục hỗ trợ 21 máy vi tính

Năm học 2007 – 2008: tổng kinh phí xây dựng sân xi măng là 47.893.000đ, CMHS đóng góp 15.750.000 đ, Phòng Giáo dục hỗ trợ 32.143.000đ

Năm học 2009 – 2010: Phòng Giáo dục hỗ trợ đóng la-phong cho 7 phòng học

3.2.3.Công tác tuyên truyền:

Hiệu trưởng đóng vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, công tác tuyên truyền muốn thành công phải có sự thống nhất của Ban giám hiệu và Hội đồng sư phạm nhà trường.Khi đã thống nhất trong nội bộ thì việc tuyên truyền đến CMHS sẽ có kết quả tốt

Ngay từ đầu năm học, nhà trường phải có kế hoạch tuyên truyền trong Hội đồng sư phạm về nội dung xã hội hoá giáo dục và kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất trong năm học nhằm giúp nhà trường hoàn thành kế hoạch đề ra.Mỗi cán

Ngày đăng: 01/06/2014, 14:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w