Từ quan niệm về con người trong lịch sử đến quan niệm về con người Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh (Trang 33 - 37)

Hồ Chí Minh

Phó GS. TS. Nguyễn Tĩnh Gia

Tạp chí Khoa học xã hội

Vấn đề con người đã được đặt ra từ rất sớm. Lịch sử loài người là lịch sử tiếp cận vấn đề con người. Vì lẽ đó, nhiều quan niệm cho rằng, vấn đề con người không còn là vấn đề mới mẻ. Không đúng! Vấn đề con người còn là vấn đề lớn hay không, không phải được xem xét dưới góc nhìn thời gian mà phải tiếp cận nó từ góc nhìn bản chất. Như vậy, vấn đề con người có vẻ cũ, nhưng nó lại luôn mới mẻ, luôn có vấn đề phải nói rằng, nó là vấn đề của mọi vấn đề.

Để có được quan niệm khoa học về con người trong thời đại Hồ Chí Minh, lịch sử đã từng tiếp cận vấn đề con người bằng những phương pháp khác nhau:

Chủ nghĩa duy tâm quan niệm: Con người là một thực thể linh hồn, cái giá trị lớn nhất ở con người là phần hồn, phần hồn là cái sống mãi, cái vĩnh hằng, còn phần xác chỉ là cái gì ngắn ngủi thoảng qua, nó rồi cũng nhanh chóng ra đi - trở về với cát bụi. Quan niệm duy tâm về con người đã ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ, khiến họ khước từ cuộc sống hiện thực, một cuộc sống phải sản xuất, đấu tranh để tồn tại vì hạnh phúc con người, để hướng về một thế giới hư vô, phó thác cuộc đời cho số phận.

Chủ nghĩa duy vật siêu hình quan niệm: Con người là một sinh vật, cái giá trị nhất ở con người là cái sinh vật, bản chất người là bản chất sinh vật. Còn những cái như tư tưởng, tình cảm, ước mơ, hoài bão... chỉ là thứ trừu tượng, mơ hồ... không có giá trị hiện sinh. Với quan niệm coi bản chất con người là sình vật, chủ nghĩa duy vật siêu hình về con người đẩy tới việc giải quyết vấn đề con người chỉ là sự thỏa mãn về nhu cầu vật chất, nhu cầu sinh vật của con người, kích thích con người lao vào cuộc sống vật chất tầm thường, đẩy một bộ phận người chạy theo lối "sống gấp" - lối sống theo nhịp điệu hối hả, sống tranh thủ, gấp gáp, sống nhanh lên sống vượt lên thời gian, vượt ra không gian, sống ích kỷ, sống chỉ biết mình, không biết đến đồng loại... Cả hai cách tiếp cận trên về con người đều dẫn đến chủ nghĩa cực đoan về con người: Họ đã từ tuyệt đối hóa đến thần bí hóa mặt tinh thần của con người, hạ thấp mặt sinh vật (phần xác) và ngược lại, không thấy được con người là một thể thống nhất giữa mặt vật chất và mặt tinh thần.

Quan niệm mácxít về con người là vấn đề cơ bản nhất của cuộc đấu tranh quan điểm giữa chủ nghĩa nhân văn tư sản và chủ nghĩa nhân đạo XHCN. C.Mác viết: "Sự thay thế xã hội tư bản với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó xuất hiện một liên hợp trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người "(1).

Luận điểm bất hủ trên đây về con người chỉ ra rằng, quan điểm triết học về giải phóng toàn bộ xã hội phải được bắt đầu từ việc giải phóng cho mỗi cá nhân, rằng tương lai không chỉ là cái gì nối tiếp hiện tại,

Bác Hồ với các cháu thiếu nhi dũng sĩ diệt Mỹ miền Nam ra thăm miền Bắc (13-2-1969)

mà còn là bộ phận của hiện tại và cấu thành cái hiện tại, rằng đây là cơ sở thế giới quan “định hướng mục tiêu" của sự phát triển xã hội và đó là hạnh phúc con người, là phương thức cụ thể của quá trình giải phóng con người.

Với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng nhân đạo giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột không tồn tại trừu tượng, mà được tạo ra bởi những tiền đề vật chất - đó là việc thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bằng chế độ sở hữu xã hội để của cải xã hội sản xuất ra được sử dụng cho việc thúc đẩy sự phát triển năng lực trí tuệ của con người.

Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không dựa trên lý tưởng nhân đạo chủ nghĩa trừu tượng về con người, mà xem xét con người một cách thực tế, như họ xây dựng cuộc sống ra sao, băn khoăn, trăn trở cuộc sống như thế nào và ở chỗ nào... Cho nên, không có chủ nghĩa nhân văn tự nó, cũng không có tự do tự nó, mà là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất vật chất. Quan điểm Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn chỉ rõ rằng, trong hoạt động của mình, con người tạo ra các mối quan hệ xã hội khách quan và lịch sử và với những quan hệ đó, con người tự khẳng định mình - tiền đề của “làm chủ bản thân". Như vậy, con người sinh ra từ một tầng lớp, giai cấp nhất định và bao giờ cũng chịu ảnh hưởng đạo đức của giai cấp xuất thân. Và, mỗi con người tồn tại bao giờ cũng đụng chạm hàng loạt vấn đề có liên quan đến sản xuất, hoàn cảnh thực tế. Những vấn đề đó luôn được biến đổi bởi thế hệ mới và quy định những điều kiện tồn tại của chính thế hệ đó.

Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề con người. Người đã nêu ra những yêu cầu, những tiêu chuẩn của con người mới, chỉ ra biện pháp xây dựng con người mới. Theo Người, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người XHCN.

Chủ nghĩa xã hội không phải là một quan niệm đạo đức trừu tượng, mà là một xã hội hiện thực, sinh động với những đặc trưng cơ bản nhất, như sản xuất có năng suất cao, đời sống cao, dân chủ và dân trí cao, công bằng và nhân đạo... Con người mới XHCN, như Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải là con người biết từ bỏ lối làm ăn lạc hậu, không ngừng cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất. Theo đó, có thể nói, cách tiếp cận con người mới ở Hồ Chí Minh là duy vật, khoa học thật sự.

Đối với con người mới là cán bộ Đảng viên, phải có phẩm chất hết lòng phục vụ nhân dân, chăm lo đời sống quần chúng - khổ trước nhân dân, sướng sau nhân dân. Muốn xây dựng con người mới XHCN thì mọi người phải cần, kiệm. Sản xuất mà không tiết kiệm thì khác nào "gió vào nhà trống". Cần, kiệm để đề phòng lúc khó khăn, và phải biết giữ gìn của cải tập thể, của Nhà nước và của cá nhân mình. Con người tồn tại luôn có nhu cầu vật chất và đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu đó. Nhưng chừng nào sản xuất vật chất xã hội chưa phát triển đến mức thỏa mãn nhu cầu của mọi người thì chưa xóa bỏ được tình trạng người bóc lột người. Nhân loại nhờ sản xuất đã nâng con người lên cao hơn thế giới động vật về mặt chủng loại, nhưng trong xã hội, sự phân phối không công bằng chưa nâng con người lên cao hơn thế giới động vật về mặt xã hội. Cho nên, vẫn còn tình trạng sự thỏa mãn nhu cầu của một nhóm người này được thực hiện bằng sự hy sinh nhu cầu của đại bộ phận người khác. Phải phát triển sản xuất - nguyên nhân sâu xa để giải phóng con người. Nhưng, khi sản xuất chưa phát triển cao thì phải phân phối sao cho xã hội không phát sinh hiện tượng "tha hóa" con người. Rõ ràng, ở Hồ Chí Minh, khi đề cập đến những vấn đề của cuộc sống đều được quy về con người, về giải phóng con người trên những quan điểm triết học đúng đắn.

Tư tưởng nhân đạo của những nhà nhân văn chủ nghĩa khi nói đến nhân đạo thường đề cập và nhấn mạnh quan hệ tình cảm giữa con người với con người, dĩ nhiên, điều này không sai, nhưng chưa đầy đủ, bởi quan niệm đó chưa chỉ ra được nguồn gốc sâu xa của "quan hệ tình cảm". Một xã hội mà con người còn bóc lột con người thì tìm đâu ra tình thương và lòng nhân ái xã hội phổ biến. Với Hồ Chí Minh thì trong mọi ý nghĩ tình cảm đều hướng vào giải phóng con người, nghĩa là phải chống bóc lột, áp bức, chống nô dịch, mọi người phải có cơm ăn, có áo mặc, được học hành. Điều này không chỉ mang ý nghĩa chính trị, đạo đức, mà có cơ sở khoa học triết học là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh xuất phát từ con người và mục tiêu là giải phóng con người. Con người vừa là điểm xuất phát, vừa là mục đích lý tưởng trong triết lý Hồ Chí Minh và cũng là trong sự nghiệp cách mạng của Người.

Từ quan niệm về con người trong lịch sử đến quan niệm về con ngườiHồ Chí Minh Hồ Chí Minh

Phó GS. TS. Nguyễn Tĩnh Gia

Tạp chí Khoa học xã hội

Con đường cách mạng của Hồ Chí Minh được bắt đầu từ lòng yêu nước, rồi tìm đến chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội. Lòng yêu nước của Hồ Chí Minh đã được nâng lên ở cấp độ cao, nghĩa là nó hướng việc giải phóng con người vào giải phóng dân tộc mình và giải phóng các dân tộc thuộc địa nhằm phát huy cái vốn có, tiềm năng của con người và của dân tộc để tự cứu mình, tự quyết định vận mệnh của mình.

Chủ nghĩa nhân đạo mà chỉ dừng lại ở lòng yêu thương và kêu gọi tình thương yêu con người chung chung là chưa đủ. Hồ Chí Minh đã thấy được và vạch ra

rằng, tố cáo tội ác bọn thực dân, kêu gọi tình thương yêu con người chưa thể làm cho con người ta thật sự tôn trọng phẩm giá con người. Cái đem lại phẩm giá thực sự cho con người, theo Hồ Chí Minh, là khả năng làm cách mạng của họ dưới sự lãnh đạo của một đảng cách mạng: "Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến"(2).

Yêu thương và căm giận có quan hệ hài hòa, biện chứng trong tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh. Trong triết học, trong xã hội và kể cả trong đời thường không thể có yêu thương người lao động, yêu thương đồng loại mà lại không căm giận kẻ áp bức bóc lột đồng loại. Trong Bản án chê độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân bao nhiêu thì đồng cảm, xót xa với giai cấp công nhân và người lao động ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bấy nhiêu. Chủ nghĩa nhân đạo Hồ Chí Minh về căm thù bất công và bạo ngược luôn gắn với lòng yêu thương nhân dân tha thiết. "Cả cuộc đời Bác chỉ có mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân". Điều đó đã trở thành "ham muốn " đến tột bậc. Trong Di chúc, Người viết: “Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội cho các cháu thanh niên và nhi đồng"(3). Còn chí căm thù của Người thì đã kết tinh thành ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù: "Dù phải để cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập”.

Yêu thương nhân dân, dân tộc gắn với ý chí chống kẻ thù giày xéo non sông, đất nước trong con người Hồ Chí Minh đã thành lẽ sống. Đó là sự thống nhất biện chứng trong sự nghiệp cách mạng và cũng là trong đạo đức, trong chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.

Căm ghét kẻ thù chung, nhưng lại rất khoan dung, độ lượng, khoan hồng tha thứ. Lòng khoan hồng, độ lượng không phải là sự rộng lòng của một bậc quân tử ban phát "nhân đạo" cho kẻ thù mà đã trở thành nguyên tắc - đó là khoan hồng không vì tư thù, tư oán mà là vì chúng ta văn minh hơn bọn đi giết người cướp nước.

Các nhà triết học, chính trị và xã hội tư sản thường rêu rao là những người cộng sản chỉ biết có tập thể, đề cao tập thể, coi thường cá nhân và đi đến tiêu diệt bản lĩnh con người. Đây chỉ là sự xuyên tạc có dụng ý Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăng ghen đã coi xã hội cộng sản như một "đoàn thể" mà trong đó, sự phát triển tự do của mỗi cá nhân là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Và, sau đó gần ba thập kỷ, C.Mác nhắc lại vấn đề này và nhấn mạnh sự phát triển toàn diện các cá nhân là điều kiện để thực hiện chủ nghĩa cộng sản. Như thế, chủ nghĩa cộng sản rất quan tâm đến việc phát triển cá nhân, coi việc phát triển toàn diện cá nhân là mục đích, còn xã hội chỉ là phương tiện. Chủ nghĩa cộng sản chỉ chống chủ nghĩa cá nhân vì nó đem cá nhân đối lập với tập thể, đối lập với xã hội, với cộng đồng. Mưu cầu hạnh phúc cá nhân dưới cách làmtổn hại đến hạnh phúc của những người khác, của tập thể và cộng đồng thì điều đó không thể tồn tại được trong chủ nghĩa cộng sản. Trong suốt cuộc đời làm cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đòi hỏi "quét sạch chủ nghĩa cá nhân", nhưng không vùi dập cá nhân con người.

Hồ Chí Minh sinh ra từ nhân dân, hòa mình với nhân dân, nên Người tiếp thu chữ nhân của các bậc tiền

Bác Hồ với các cháu thiếu nhi dũng sĩ diệt Mỹ miền Nam ra thăm miền Bắc (13-2-1969)

bối một các sáng tạo Chữ NHÂN của Hồ Chí Minh gắn liền với chữ Nghĩa - Trí - Dũng. Điều quan trọng là "Nhân ", "Nghĩa ", "Trí ", "Dũng " được thể hiện trong chính thân thế và sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh. Đây vừa là quá trình kế thừa, vận dụng và nâng lên tầm cao mới di sản vô giá của ông cha, vừa là sự "thể nghiệm sống" những cái đó trong cuộc đời thực của vĩ nhân Hồ Chí Minh.

Lòng yêu thương con người của Hồ Chí Minh vừa mang tính khái quát - lý tưởng, vừa mang tính cụ thể - sinh động với sức thuyết phục thực tiễn cao. Đó là tình thương yêu bộ đội, thương binh và những gia đình liệt sĩ. Phải nói rằng, trong tình cảm yêu thương mênh mông, vô hạn của Người đối với con người, Người đã dành phần quan trọng tình cảm đó cho sự chăm sóc ân cần đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ, những người đã suốt đời hy sinh và dũng cảm hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: càng biết ơn các liệt sĩ bao nhiêu, chúng ta càng hết lòng biết ơn và tận tình chăm sóc các gia đình liệt sĩ bấy nhiêu, vì đó là cách báo đáp công ơn liệt sĩ thiết thực nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề con người trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh còn thể hiện. trong quan điểm dân chủ - quan điểm "dân là gốc". Nói đến con người, chiến đấu cho hạnh phúc của con người và của loài người mà không tiếp cận vấn đề dân chủ và làm chủ thì tự nó không có nội dung. Trong Thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Người viết: "Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì"(4).

Là người sáng lập, tổ chức, giáo dục và rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề dân chủ, trước hết là dân chủ trong Đảng và sau đó là trong toàn xã hội. Chẳng hạn, Người nói, ở trong Dảng, là đảng viên thì mọi người bình đẳng như nhau, không phân biệt cấp bậc, chức vụ và "trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình"(5). Còn trong xã hội thì dân chủ tức "dân là gốc", dân là tuyệt đối. là quyết định. Quan điểm "Nhà nước của dân, do dân và vì

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh (Trang 33 - 37)