4. Hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoà
4.3.3. Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước
- Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư: Đối với một số dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu quan trọng có tác động tích cực tới phát triển kinh tế của nước ta như sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất chế biến trong nước, đề nghị được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về nguồn vốn. Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh vốn vay của doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại trong nước cho vay vốn đối với các dự án đầu tư tại một số nền kinh tế đặc biệt (Lào, Campuchia, LB Nga) trong các lĩnh vực nêu trên và được phép cho vay vượt 15% vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại. Trong một số trường hợp đặc biệt, nhà nước có thể góp vốn cùng với doanh nghiệp để thực hiện dự án, chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp.
- Chính sách ưu đãi về thuế: Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trong một số lĩnh vực đặc thù (sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu, phục vụ sản xuất chế biến trong nước), cụ thể cho miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Lào.
- Về thực hiện các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương: Sớm triển khai và thực hiện thống nhất các nội dung của các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư cũng
như Hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam với các nước để làm cơ sở cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mỗi nước.
- Về đào tạo lao động: Lực lượng lao động tại một số nước sở tại (VD: Lào và Campuchia) còn hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải đưa lao động từ Việt Nam sang với số lượng lớn để làm việc hoặc đưa các lao động người Lào về Việt Nam để đào tạo. Do đó, kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sang Lào, Campuchia đào tạo các lao động người Lào, Campuchia hoặc đào tạo các lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào, Campuchia. Các khoản viện trợ, hỗ trợ của Việt Nam cho một số nước (vd: Lào, Campuchia) cần gắn chặt và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ví dụ như hỗ trợ đào tạo nghề gắn với các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, Campuchia; viện trợ đào tạo các cán bộ cấp xã của Lào, Campuchia tại Việt Nam
KẾT LUẬN
Qua phân tích và nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, chúng ta có thể thấy nó đem lại rất nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội, vv… cho đất nước. Cụ thể như: - Bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng
trưởng kinh tế
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp
- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ
- Tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế
- Đóng góp đáng kể vào NSNN và các cân đối vĩ mô
- Góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào hoạt động kinh tế quốc tế
- Tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực:
- ĐTNN góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới:
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam cũng có những mặt trái của nó mà chúng ta cần phải tìm cách hạn chế tối đa, như:
- S ự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ