Đơn vị: Tỷ VNĐ
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1 Doanh thu KDNK 3.608 4.056 2.866
2 Chi phí KDNK 2.884 3.256 2.306
4 Lợi nhuận KDNK 724 798 560
5 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
20,06% 19,67% 19,53%
6 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
25,10% 24,51% 24,28%
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Biểu đồ 2: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giai đoạn năm 2010 – 2012
Dựa vào biểu đồ tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu , ta dễ dàng nhận ra sự đi xuống , được biểu hiện từ 2010 tỷ suất này đạt 20,06% , đến năm 2011 còn lại 19,67% và sang năm 2012 xuống thấp nhất là 19,53% . Điều này chứng tỏ sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của công ty, và đây chính là vấn đề mà công ty cần lưu ý và có hướng giải pháp thích hợp nhằm nâng cao tỷ suất này trong những năm tới.
* Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của công ty cũng không khả quan và đáng lo ngại . Năm 2010 đạt 25,10% tức là với 100 đồng chi phí bỏ ra thu về được 25,1 đồng lợi nhuận . Đến 2011, cứ 100 đồng chi phí chỉ thu được 24,51 đồng lợi nhuận và đến năm 2012 , 100 đồng chi phí chỉ thu được còn 24,28 đồng lợi nhuận . So với những công ty cùng ngành và so với mặt bằng chung , tỷ suất hiện tại của công ty khá cao , vượt mức 20%. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí ngày càng giảm, việc kinh doanh kém hiệu quả hơn trong giai đoạn nền kinh tế thế giới suy thoái như thế này, công ty thu về ngày càng ít lợi nhuận hơn từ đồng vốn mình bỏ ra.
* Hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 4 : Hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh nhập khẩu năm 2010 - 2012
Đơn vị: Tỷ VNĐ
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1 Doanh thu 3.608 4.056 2.866
2 Lợi nhuận KDNK 724 798 560
3 Số lao động 1200 1762 1505
4 Doanh thu bình quân 1 lao động
3,01 2,30 1,91
5 Mức sinh lời 1 lao động
0,61 0,45 0,37
(Nguồn: Phòng kinh doanh )
* Chỉ tiêu doanh thu bình quân của một lao động.
Năm 2010, một nhân viên trung bình tạo ra doanh thu 3,01 tỷ đồng, đây cũng là một con số tốt. Đến năm 2011, con số này là 2,3 tỷ đồng, giảm 1,34 lần so với năm 2010. Năm 2012, 1 nhân viên tạo ra được 1,91 tỷ đồng, giảm 1,2 lần so với năm 2011. Đây là một vấn đề nghiêm trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty. Nếu công ty không có những biện pháp khắc phục thì hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty sẽ không đạt được những mục tiêu trong những năm tới.
* Chỉ tiêu sinh lời 1 lao động.
Năm 2010, mức sinh lời của 1 lao động là 610 triệu đồng, điều này có nghĩa là một lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu sẽ tạo ra 610 triệu đồng lợi nhuận. Qua đến năm 2011 , con số này là 450 triệu đồng và đến 2012, 1 lao động chỉ tạo ra 370 triệu đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng lao động ngày càng có hiệu quả kém hơn, nguyên nhân của việc này là công ty chỉ bổ sung nhân lực về lượng, chứ chưa đáp ứng được nhu cầu về chất .
2.3. Đánh giá chung về quản lý hoạt động nhập khẩu tại công ty Cổ phần Hoá chất Nhựa
2.3.1. Đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động nhập khẩu
Trong quá trình hoạt động và phát triển, bằng những kinh nghiệm và nỗ lực của chính mình Công ty cổ phần Hoá chất Nhựa đã đạt được những kết quả đáng kể góp phần tăng tổng doanh thu hàng năm, đóng góp một phần không nhỏ trong việc tạo nguồn việc làm cho người lao động tại địa phương. Doanh thu và khối lượng nhập khẩu mặt hàng hạt nhựa cũng như các loại hoá chất phục vụ cho ngành nhựa không ngừng tăng lên qua các năm.
+ Các hợp đồng nhập khẩu hạt nhựa được đảm bảo đúng phẩm chất, quy cách, chất lượng đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật theo đơn đặt hàng tạo niềm tin đối với các đơn vị bạn hàng.
+ Bên cạnh đó Công ty đã tạo lập được nguồn hàng phong phú, thiết lập được mối quan hệ kinh doanh với các bạn hàng ở nhiều nước trên thế giới song song với việc củng cố mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Qatar,.... góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu về mặt hàng hạt nhựa các loại của các nhà máy, nhà xưởng sản xuất tại thị trường miền Bắcvà một phần thị trường Miền Trung và Miền Nam. Là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh thuộc lĩnh vực ngành nhựa nên Công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, tạo dựng được niềm tin và uy tín trong việc cung cấp mặt hàng phục vụ cho chuyên ngành sản xuất nhựa.
+ Trong giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu Công ty thường giành được sự chủ động điều đó đã giúp Công ty ký kết được nhiều hợp đồng mang lại hiệu quả cao hơn so với mức dự kiến.
Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty năm 2010-2012
Đơn vị: USD
Các chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng kim ngạch NK 37.776.516,00 42.814.026,00 47.523.568,00 (Theo nguồn: Báo cáo quyết toán của Công ty năm 2010-2012) Kim ngạch nhập khẩu là chỉ tiêu biểu hiện kết quả kinh doanh của Công ty, kim ngạch nhập khẩu tăng biểu hiện khối lượng kinh doanh của công ty tăng lên.
Năm 2010 kim ngạch nhập khẩu đạt 37.776.516 USD,
Năm 2011 mặc dù có nhiều biến động do giá dầu thô trên thế giới liên tục giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến giá nguyên liệu tuy nhiên doanh số nhập khẩu của công ty vẫn đạt 42.814.026 USD tăng 5.037.510 USD tăng hơn 13% so với năm 2010.
Bước sang năm 2012, đây là thời điểm giá dầu thô trên thế giới tăng mạnh. Các công ty nhập khẩu nguyên liệu Nhựa đều cẩn trọng hơn trong việc nhập khẩu mặt hàng này. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty đạt 47.523.568 USD.
2.3.2. Điểm mạnh trong quản lý hoạt động nhập khẩu
+ Việc kinh doanh các nguyên liệu và hoá chất ngành Nhựa luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, công ty luôn được tạo điều kiện tích cực trong kinh doanh nhập khẩu.
+ Công ty cổ phần hoá chất nhựa là một doanh nghiệp có ưu thế về vốn và có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các Ngân hàng lớn nên có nhiều thuận lợi trong công tác nhập khẩu.
+ Với đội ngũ cán bộ chuyên trách nhập khẩu với nhiều năm kinh nghiệm luôn chủ động giải quyết công việc một cách hiệu quả.
+ Hệ thống chi nhánh tới tận cảng Hải Phòng, giúp hạn chế việc đi lại của cán bộ cũng như giảm thiểu chi phí trung gian.
2.3.3. Điểm yếu và nguyên nhân trong quản lý hoạt động nhập khẩu
Bên cạnh những thành tích đạt được trong quá trình hoạt động nhập khẩu, Công ty còn có một số tồn tại như:
+ Mọi công việc nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đơn hàng của Công ty đều dựa vào sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty. Do vậy công ty chưa phát huy được sự năng động trong tìm kiếm bạn hàng.
chưa được đầu tư đúng mức. Đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường sẽ có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả kinh doanh nói chung cũng như hoạt động nhập khẩu nói riêng.
+Mặc dù là một doanh nghiệp có ưu thế về vốn và có mối quan hệ tốt đối với ngân hàng. Nhưng trong qúa trình kinh doanh nhập khẩu Công ty vẫn gặp phải khó khăn trong khâu thanh toán do trị giá hợp đồng nhập khẩu mà Công ty ký kết thường rất lớn đặc biệt là các hợp đồng nhập khẩu được thanh toán bằng phương thức T.T.R
+ Việc chuyển giao hồ sơ giấy tờ cho Chi nhánh tại Hải Phòng thực hiện khâu nhận hàng nhập khẩu tại Cảng diễn ra chậm và thiếu tính đồng nhất, gây bị động cho Chi nhánh. Dẫn tới trường hợp hàng đã về đến Cảng nhưng Chi nhánh chưa đủ giấy tờ hợp lệ để nhận hàng và làm các thủ tục khai báo Hải quan, giao hàng.
+ Những hợp đồng nhập khẩu Công ty thực hiện thường có giá trị lớn nên việc đa dạng hoá hình thức thanh toán là yêu cầu khách quan trong quá trình kinh doanh từ đó giúp Công ty giảm được áp lực về vốn kinh doanh, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ. Trong giai đoạn nhu vầu về vốn lớn Công ty sử dụng biện pháp vay ngắn hạn để thanh toán, dẫn đến tình trạng cho phí trả lãi vay lớn.
+ Mặt khác trong khâu thanh toán một vấn đề rất quan trọng khác cũng cần phải quan tâm đó chính là biến động của tỷ giá. Các hợp đồng nhập khẩu hạt nhựa của Công ty đều có trị giá rất lớn do đó sự biến động của tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và kết quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu hạt nhựa nói riêng. Nhiều sự thay đổi lớn về tỷ giá gây khó khăn lớn cho Công ty trong việc thực hiện hợp đồng và thanh toán tiền hàng.
+ Đối với các hợp đồng nhập khẩu hạt nhựa, công ty chủ yếu ký kết theo giá CIF vì vậy có thể gặp những trục trặc nảy sinh ngoài ý muốn chủ quan của Công ty. Đó là việc đối tác nước ngoài giao hàng chậm hoặc hàng không đến đúng thời hạn do các yếu tố khách quan bên ngoài tác động, điều này làm giảm tốc độ và tiến trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty.
+ Như đã trình bày ở trên lãi suất cho vay tín dụng tại các ngân hàng liên tục tăng khiến doanh nghiệp dè dặt trong việc nhập khẩu.
các hợp đồng thương mại quốc tế. Nguồn ngoại tệ tại các Ngân hàng hạn chế đã gây ra không ít khó khăn cho Công ty trong công tác mua ngoại tệ trả nợ cho các hợp đồng nhập khẩu, đặc biệt là các hợp đồng nhập khẩu hạt nhựa có giá trị lớn
+ Mặt hàng hạt nhựa mà Công ty kinh doanh thuộc chuyên ngành phục vụ cho sản xuất. Trên thị trường trong thời gian qua có nhiều biến động do giá dầu thô trên thế giới lên giảm thất thường gây khó khăn trong việc ký kết hợp đồng. Đối với mặt hàng hạt nhựa, do nhu cầu tiêu dùng của các nhà máy sản xuất tăng trong khi mức độ cung ứng của thị trường có xu hướng giảm gây không ít khó khăn cho Công ty.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT NHỰA