BÀI TẬP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾUCÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)
Trang 1BÀI TẬP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
(VINAMILK)
Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN MINH KIỀU Học viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Ngân Lớp : Cao học MFB4A
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 03 năm 2012
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
Phần I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
1 Các khái niệm 3
2 Các mô hình định giá cổ phiếu 5
3 Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của toàn doanh nghiệp 6
4 Tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư 8
Phần II: ỨNG DỤNG THỰC TẾ VỀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU VINAMILK 10
1 Tổng quan về kinh tế vĩ mô 10
2 Tổng quan về ngành sữa Việt Nam 10
3 Giới thiệu về công ty Vinamilk 11
4 Ứng dụng định giá cổ phiếu 16
4.1 Mục đích và phương pháp định giá 16
4.2 Định giá cổ phiếu 16
a Bảng chỉ tiêu số liệu kế toán của công ty Vinamilk từ năm 2007 đến năm 2011 b Dòng tiền tự do của công ty trong quá khứ từ năm 2007 đến năm 2011 c Ước lượng dòng tiền tự do của Vinamilk trong tương lai d Xác định tỷ suất sinh lời yêu cầu phù hợp với dòng tiền tự do kỳ vọng e Chiết khấu dòng tiền tự do theo tỷ suất lợi nhuận yêu cầu để định giá cổ phiếu Phần III: SO SÁNH KẾT QUẢ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 25
KẾT LUẬN 27 Tài liệu tham khảo
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, thị trường tài chính nước ta bắt đầu bùng nổ thật sự với sự ra đời của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán đã nhanh chóng trở thành kênh huy động vốn hấp dẫn cho các doanh nghiệp đồng thời đây cũng là nơi thu hút nhiều sự tham gia của giới đầu tư trong và ngoài nước Tuy nhiên, khi một nhà đầu tư muốn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp hay khi các doanh nghiệp muốn huy động vốn hiệu quả thì không phải là điều đơn giản vì rằng việc phân tích và định giá giá trị chứng khoán trên TTCK Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế, mà điển hình nhất là định giá cổ phiếu Hiện nay giá trị cổ phiếu của các công ty trên thị trường hầu như vượt xa so với giá trị thực vốn có của nó Vấn đề về việc xác định giá trị cổ phiếu sao cho gần nhất với giá trị thực đang ngày càng được quan tâm hơn, bởi vì dù đứng dưới góc độ nào (là nhà nhà đầu tư hay nhà phát hành) thì việc xác định đúng giá trị nội tại của cổ phiếu chính
là nền tảng thành công cho hoạt động đầu tư và gia tăng lợi ích của các cổ đông công ty.
Trong phạm vi bài này chúng ta sẽ tiếp cận vấn đề định giá cổ phiếu đứng dưới góc độ của nhà đầu tư thông qua ứng dụng thực tế trường hợp định giá cổ phiếu của Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk).
Bài viết có cấu trúc với 3 nội dung chính như sau:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết Phần 2: Ứng dụng thực tế về định giá cổ phiếu Vinamilk Phần 3: So sánh kết quả với giá trị thị trường của cổ phiếu Vinamilk tại thời điểm định giá và quyết định đầu tư.
Trang 4Cổ phiếu là loại chứng khoán vốn hay chứng nhận đầu tư vào công ty cổ phần.
Cổ phiếu được chia thành:
- Cổ phiếu thường: là chứng nhận đầu tư vào công ty cổ phần Người mua cổ
phiếu thường được chia lợi nhuận hàng năm từ kết quả hoạt động của công ty và được
sở hữu một phần giá trị công ty tương ứng với giá trị cổ phiếu họ đang nắm giữ
- Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu mà công ty phát hành cam kết trả tỷ lệ cổ tức
cố định hàng năm và không có tuyên bố ngày đáo hạn
b Định giá cổ phiếu
Định giá cổ phiếu được xem là hiện giá dòng tiền thu nhập tạo ra cho nhà đầu
tư từ cổ phiếu
c Các cặp giá trị
Giá trị thanh lý và giá trị hoạt động:
- Giá trị thanh lý: là giá trị hay số tiền thu được khi bán doanh nghiệp hay
tài sản không còn tiếp tục hoạt động nữa
- Giá trị hoạt động: là giá trị hay số tiền thu được khi bán doanh nghiệp còn
tiếp tục hoạt động
Giá trị sổ sách và giá trị thị trường:
- Giá trị sổ sách: giá trị sổ sách của một loại tài sản là giá trị kế toán của tài
sản đó, nó bằng chi phí mua sắm tài sản đó trừ đi phần khấu hao tích lũycủa tài sản đó
- Giá trị thị trường: giá trị thị trường của một loại tài sản là giá trị của tài sản
đó khi được giao dịch trên thị trường
Giá trị thị trường và giá trị lý thuyết:
Cặp giá trị này thường dùng để chỉ giá trị của chứng khoán, tức là giá trịcủa loại tài sản tài chính
- Giá thị trường của chứng khoán : là giá trị của chứng khoán đó khi nó được
giao dịch mua bán trên thị trường
- Giá trị lý thuyết của chứng khoán: là giá trị mà chứng khoán đó nên có dựa
trên những yếu tố có liên quan khi định giá chứng khoán đó
Trang 52 Các mô hình định giá cổ phiếu
Có nhiều cách để định giá cổ phiếu Trong đó, có 3 phương pháp được sử dụng phổbiến đó là:
- Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiếu khấu dòng tiền
- Định giá cổ phiếu dựa vào hệ số P/E
- Định giá cổ phiếu dựa trên giá trị tài sản ròng có điều chỉnh
a Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiếu khấu dòng tiền (DCF)
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc cơ bản là “tiền có giá trị theo thời gian”, giátrị cổ phiếu được xác định bằng cách dự đoán dòng tiền tạo ra trong tương lai rồichiết khấu chúng về thời điểm định giá theo một tỷ suất lợi nhuận thích hợp vớimức độ rủi ro của cổ phiếu đó
Nguyên tắc chung là vậy, nhưng trên thực tế dòng tiền được đề cập ở đây rất đadạng Do đó đã tạo ra nhiều mô hình định giá khác nhau:
Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở những thị trường chứng khoán pháttriển, nơi thường có đầy đủ thông tin về lịch sử cũng như hiện tại và dự báo hợp lý
về tình hình tài chính, rủi ro của doanh nghiệp
Tại Việt Nam, việc ước tính dòng tiền khó có thể chính xác, chủ yếu là do cácdoanh nghiệp chưa quen với việc lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh dài hạn, đặcbiệt là dự báo chi tiết luồng tiền dài hạn vào - ra
b Định giá cổ phiếu bằng hệ số P/E
Hệ số P/E là hệ số giữa giá cổ phiếu (thị giá) và thu nhập hàng năm của một cổphiếu đem lại cho người nắm giữ
Định giá bằng hệ số P/E rất đơn giản bằng cách lấy lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổphiếu nhân với P/E bình quân của ngành
Đây là phương pháp cũng được áp dụng phổ biến ở các thị trường chứng khoán đãphát triển Ở Việt Nam, định giá cổ phiếu áp dụng phương pháp P/E là phươngpháp thông dụng và phổ biến, phù hợp với tất cả nhà đầu tư, đặc biệt rất hiệu quảđối với các nhà đầu tư cá nhân vì phương pháp này có ưu điểm là dễ tính và dễhiểu Tuy nhiên, phải nhận thấy một số hạn chế khá lớn của phương pháp này.Thứ nhất việc định giá cổ phiếu thường không chính xác do phải phụ thuộc vàoviệc ước lượng lợi nhuận kỳ vọng trên cổ phiếu Thứ hai, việc xác định P/E phù
Trang 6hợp là không dễ, chưa kể sai số giữa P/E ngành và P/E của công ty, do đó liệuniềm tin của nhà đầu tư vào P/E ngành có như mong đợi hay không?
c Định giá cổ phiếu dựa trên giá trị tài sản ròng có điều chỉnh
Quan điểm chung của phương pháp này cho rằng, một công ty có giá trị khôngkém hơn tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng của nó trừ đi các khoản nợ của
nó Tài sản riêng ở đây được hiểu bao gồm cả những giá trị lợi thế của công ty.Giá cổ phiếu của công ty có thể được tính theo phương pháp tổng quát sau:
Giá cổ phiếu = (Giá trị tài sản ròng + Giá trị lợi thế)/Tổng số cổ phiếu
Phương pháp này thường được sử dụng để tính toán giá tham chiếu và so sánh ỞViệt Nam, phương pháp này được áp dụng phổ biến cho các doanh nghiệp nhànước thực hiện cổ phần hoá Tuy nhiên, giá trị tài sản ròng của công ty dù đượcđịnh giá chính xác đến đâu cũng chỉ thể hiện giá trị thanh lý của công ty Trongkhi đó, đối với người đầu tư mua cổ phiếu thì tương lai của công ty mới là điềuđáng quan tâm hơn cả
Mỗi phương pháp nêu trên đều có các ưu, nhược điểm riêng và căn cứ theo điềukiện thực tế, khả năng tiếp cận mà bài viết lựa chọn phương pháp định giá bằngchiết khấu dòng tiền theo toàn doanh nghiệp FCFF
3 Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của toàn doanh nghiệp (FCF)
Trong phương pháp FCF, dòng tiền tự do là dòng tiền thật sự dành cho cổ đôngsau khi công ty đã đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động ròng cần thiết đểtiếp tục duy trì hoạt động Đồng thời dòng tiền còn được tính như là doanh nghiệpkhông có nợ và không được hưởng lợi ích thuế từ chi phí lãi vay
a Công thức xác định dòng tiền tự do:
Dòng tiền tự do = Dòng tiền hoạt động – Tổng đầu tư vào tài sản hoạt động
Do đó, ta có thể sử dụng công thức chi tiết sau để tính dòng tiền:
Dòng tiền tự do = EBIT(1 – Thuế) + Khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình – Chi đầu tư tài sản cố định – Thay đổi vốn lưu động ròng ngoài tiền mặt
Trang 7Lưu ý rằng Lợi nhuận hoạt động trước thuế phải loại trừ các thu nhập tạo ra từ hoạt động tài chính.
Nguyên tắc cơ bản thông thường của phương pháp định giá này là ước tính giá trịcủa tất cả các dòng tiền tự do trong tương lai và quy chúng về giá trị hiện tại bằngcách chiết khấu chúng theo chi phí vốn bình quân trọng số (WACC) thay vì chiếtkhấu theo tỷ suất lợi nhuận yêu cầu như 2 phương pháp chiết khấu dòng cổ tức vàchiết khấu dòng tiền của vốn chủ sở hữu
Và có thể thấy nhiều quan điểm cho rằng, WACC không chỉ hiệu quả cho quyếtđịnh đầu tư dự án mà còn cho cả định giá cổ phiếu Tuy nhiên, bài viết chỉ tiếpcận định giá cổ phiếu đứng dưới góc độ của một nhà đầu tư nên suất chiết khấutrong trường hợp này là bao nhiêu thì nó còn tùy vào từng quan điểm Căn cứ vào
đó mà bài viết chỉ hướng đến việc định giá cổ phiếu thông qua mô hình chiết khấudòng tiền tự do của doanh nghiệp nhưng sử dụng suất chiết khấu là tỷ suất lợinhuận yêu cầu của nhà đầu tư chứ không sử dụng WACC như thông thường
b Quy trình định giá:
Có thể chia quy trình định giá thành các bước cụ thể sau:
có thể chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao và giaiđoạn hoạt động ổn định với tốc độ tăng trưởng không đổi
công thức:
Hiện giá = FCF0(1+g)1/ (1+ke)1 + FCF0(1+g)2/ (1+ke)2 + …+ FCF0(1+g)n/(1+ke)n
Hay FCF1/(1+ke)1+ FCF2/(1+ke)2+…+ FCFn/(1+ke)n
Trong đó: FCF0 là dòng tiền tự do năm vừa rồi
FCF1, FCF2, …,FCFn: dòng tiền tự do trong các năm tương lai từ
năm 1 đến năm n
g là tốc độ tăng trưởng ước tính của dòng tiền
ke là tỷ suất lợi nhuận yêu cầu
-Áp dụng mô hình Gordon tính giá trị dòng tiền tự do trong giai đoạn đượcgiả định là có tốc độ tăng trưởng không đổi (giá trị phần còn lại)
Giá trị phần còn lại (RVn) = FCFn+1/ke – g
Trang 8-Hiện giá của giá trị phần còn lại Do giá trị phần còn lại được tính vào năm
n nên khi chiết khấu về năm định giá, ta có công thức sau:
PV (RVn) = RVn/(1+ke)n = FCFn+1/(1+ke)n(ke – g)-Tính giá trị công ty Giá trị công ty bao gồm hiện giá dòng tiền tự do tronggiai đoạn tăng trưởng cao và hiện giá của giá trị phần còn lại Côngthức áp dụng:
V = FCF0(1+g)1/ (1+ke)1 + FCF0(1+g)2/ (1+ke)2+ …+ FCF0(1+g)n/ (1+ke)n+ FCFn+1/(1+ke)n(ke – g)
-Tính giá trị phần vốn chủ sở hữu
Gía trị vốn chủ sở hữu (E) = V – giá trị thị trường của nợ (D)
V = Gía trị vốn chủ sở hữu/ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
4 Tỷ suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư
Ngoài việc ước lượng dòng tiền, ta còn phải ước lượng được tỷ suất sinh lời yêucầu của nhà đầu tư hay còn gọi là suất chiết khấu dòng tiền (k) Thông thường có
ba cách để xác định suất chiết khấu:
- Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)
- Sử dụng mô hình tăng trưởng cổ tức
- Sử dụng tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro cộng thêm phần bù rủi ro của dự án
Trong ba cách này, sử dụng mô hình CAPM và mô hình tăng trưởng cổ tức chophép xác định k chính xác hơn Cách thứ ba chủ yếu dựa trên việc sử dụng lãi suấttín phiếu Kho bạc, như là tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro và kinh nghiệm của nhà quản
lý để ước lượng phần bù rủi ro thích hợp Do đó, cách này được sử dụng trong thịtrường tài chính chưa phát triển
Nhìn lại thị trường tài chính Việt Nam thì vẫn chưa đủ điều kiện để có thể áp dụng
2 mô hình đầu tiên vào ước lượng k Hiện nay Việt Nam vẫn đang sử dụngphương pháp thứ 3 là chủ yếu Tuy nhiên, để ứng dụng ước lượng một cách khoahọc, bài viết này đi vào giới thiệu việc sử dụng mô hình CAPM để xác định suấtchiết khấu k Việc sử dụng mô hình này tại Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế donước ta hiện chưa có danh mục đầu tư thị trường đúng nghĩa, ngay cả VN-Indexcủa vài trăm công ty niêm yết cũng chưa được xem là danh mục đại diện của toànthị trường Mặc dù vậy, nhưng sử dụng CAPM sẽ cho ta hiểu hơn về mối quan hệgiữa lợi nhuận và rủi ro
a Giới thiệu mô hình định giá tài sản vốn - CAPM:
Trang 9Mô hình định giá tài sản vốn: là mô hình mô tả mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳvọng và rủi ro Trong đó, lợi nhuận kỳ vọng bằng lợi nhuận phi rủi ro cộng vớimột khoản bù đắp rủi ro dựa trên cơ sở rủi ro toàn hệ thống của chứng khoán đó.Rủi ro phi hệ thống không được đưa vào xem xét trong mô hình này.
b Giả định của mô hình:
Cũng như bất cứ mô hình nào, mô hình CAPM được xây dựng dựa trên những giảđịnh cần thiết để đơn giản hóa vấn đề nghiên cứu, đó là:
- Thị trường vốn là hiệu quả và hoàn hảo
- Nhà đầu tư kỳ vọng nắm giữ chứng khoán trong thời kỳ một năm và có hai cơhội đầu tư: đầu tư vào chứng khoán phi rủi ro và đầu tư vào danh mục cổ phiếuthường trên thị trường
c Công thức tính:
Như đã trình bày ở trên, nội dung chủ yếu của mô hình CAPM là xoay quanh mốiquan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, thông qua đó để xác định suất chiết khấu k theocông thức sau đây:
Rj = Rf + (Rm – Rf) j
Trong đó:
Rj: tỷ suất lợi nhuận của chứng khoán (cổ phiếu)
Rf : tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro
Rm: tỷ suất lợi nhuận của thị trường
j: hệ số đo lường rủi ro của chứng khoán (cổ phiếu)
j có thể bằng 0, bằng hoặc nhỏ hoặc lớn hơn 1 là tùy theo mức độ rủi rocủa chứng khoán j so với rủi ro của chứng khoán phi rủi ro và danh mục thịtrường
j =0: chứng khoán j chính là chứng khoán phi rủi ro và lợi nhuận kỳvọng của nó bằng: Rj = Rf
j = 1: chứng khoán j có rủi ro bằng rủi ro của danh mục thị trường
và lợi nhuận kỳ vọng của nó bằng: Rj = Rm
j > 1: chứng khoán j có rủi ro cao hơn rủi ro của danh mục thịtrường và lợi nhuận kỳ vọng của nó bằng: Rj > Rm
j < 1: chứng khoán j có rủi ro thấp hơn rủi ro của danh mục thịtrường và lợi nhuận kỳ vọng của nó bằng: Rj < Rm
Trang 10PHẦN II: ỨNG DỤNG THỰC TẾ VỀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
VINAMILK
1 Tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô
Năm 2011 không phải là một năm thuận lợi đối với hầu hết các nền kinh tế Triểnvọng về một sự phục hồi mạnh mẽ trên toàn cầu bị xóa bỏ bởi động đất tại Nhật Bản,S&P hạ bậc tín nhiệm của trái phiếu chính phủ Mỹ, khủng hoảng nợ công tại Châu
Âu, suy thoái ở Trung Quốc Việt Nam cũng không ngoại lệ dù là một trong nhữngquốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong thập niên vừa qua
Tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2011 dù đạt mức khá ấn tượng 5.9%,nhưng vẫn còn thấp so với giai đoạn những năm sau 2000 (ngoại trừ tỷ lệ 5.3% củanăm 2009 trong thời kỳ khủng hoảng tài chính) Tỷ lệ lạm phát tăng cao, 18.6%trong năm 2011 so với cùng kỳ năm trước, cùng với giá cả leo thang và các biệnpháp kiềm chế giá cả đã ảnh hưởng xấu lên nền kinh tế trong ngắn hạn lẫn dài hạn.Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế vĩ mô cũng đã ổn định đáng kể so với thời kỳ bất ổnđầu năm 2011 Lạm phát giảm còn 17.3% trong tháng Giêng 2012 so với cùng kỳnăm ngoái và chỉ số này kỳ vọng sẽ về mức một con số vào cuối năm 2012 Tỷ giácũng dần ổn định và điều này có được là nhờ những nỗ lực của Chính phủ Dự báotốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2012 vào khoảng 5.7% và cầnthêm thời gian để tăng trưởng mạnh mẽ trở lại sau khi kinh tế phục hồi thật sự
2 Tổng quan về ngành sữa Việt Nam
Theo đánh giá thì ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao và ít bịtác động bởi chu kỳ kinh tế Trong những năm qua, ngành sữa Việt Nam luôn duy trìđược tốc độ tăng trưởng khá cao trong khu vực Giai đoạn 1996-2006, mức tăngtrường bình quân mỗi năm của ngành đạt 15,2%, chỉ thấp hơn so với tốc độ tăngtrưởng 16,1%/năm của Trung Quốc Hiện mức tiêu thụ sữa vẫn còn khiêm tốn so vớitiêu chuẩn chung của thế giới Tỷ lệ tiêu thụ sữa bình quân tính theo đầu người tạiViệt Nam hiện là 14,8 lít/người/năm, trong khi đó ở Thái Lan là 23 lít/người/năm,Pháp là 160 lít và Úc là 393 lít Tuy nhiên, thị trường sữa trong nước có thể tiếp tụcduy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới, do kinh tế Việt Nam đangphát triển với tốc độ nhanh, chất lượng cuộc sống được cải thiện, dự kiến tỷ lệ tiêuthụ sữa nước ở Việt Nam tăng ở mức khoảng 15% từ nay đến năm 2013 Nước ta đặtmục tiêu nâng mức sữa tiêu dùng bình quân/người/năm đạt 25 lít vào năm 2020 đồngthời xuất khẩu ra nước ngoài Đồng thời cần áp dụng công nghệ hiện đại để cải tiếnkhâ sản xuất Cũng trong thống kê của Chỉ số ngành sữa 2011, nhu cầu về sữa, trong
Trang 11đó có sữa nước sẽ tăng ở tất cả các khu vực trên thế giới, từ mức tiêu thụ khoảng 270
tỷ lít vào năm 2010 sẽ tăng thêm 350 tỷ lít vào năm 2020 Trong các quốc gia sửdụng sữa trên thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường tiêu thụ sữa lớn nhấtvới mức tiêu thụ chiếm khoảng 1/3 thế giới
Đáng chú ý, trong thời gian tới người tiêu dùng khắp nơi sẽ chuyển qua tiêu thụmạnh các sản phẩm sữa được đóng trong bao bì giấy tiện lợi, an toàn, thay vì dùngsữa được chế biến thủ công Dự kiến có khoảng 55% lượng sữa sẽ được bán trongbao bì giấy vào 2014 và con số này sẽ tăng lên 70% vào 2020
Hiện sữa nguyên liệu sản xuất trong nước mới đáp ứng được 15-18% nhu cầu còn lại
là nhập khẩu Với khả năng tiêu dùng và sản xuất như trên, ngành sữa trong nướccòn nhiều tiềm năng phát triển Tốc độ tăng trưởng ngành sữa Việt Nam dự đoán sẽđược duy trì ở mức 20%/năm
3 Giới thiệu về Công ty CP Sữa Việt Nam
Được hình thành từ năm 1976, Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) tiền thân làCông ty sữa, café Miền Nam trực thuộc Tổng cục Công nghiệp thực phẩm, với 2 đơn
vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất và Nhà máy sữa Trường Thọ Năm 2003,
để phù hợp với hình thức hoạt động mới lúc bấy giờ, công ty đã chính thức đổi thànhcông ty cổ phần vào tháng 11/2003 và đổi tên thành Công ty CP sữa Việt Nam Sau
đó công ty nhanh chóng phát triển lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu củangành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam
Trang 12Từ khi đi vào hoạt động đến nay, công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng khắpvới mạng lưới 183 đại lý và gần 94.000 điểm bán hàng phủ khắp 64 tỉnh thành.Ngoài thị phần trong nước, Vinamilk còn xuất khẩu mạnh sang thị trường khu vựccác nước Châu Mỹ, Âu, khu vực Trung Đông và Đông Nam Á
Các sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm: sữa nước, sữa bột, sữa tươi, yoghurt cácloại, kem và các chế phẩm khác từ sữa…
Các mốc quan trọng trong quá
trình phát triển:
1976: Thành lập công ty tiền thân là Công ty sữa, café Miền Nam trực thuộc
Tổng cục Công nghiệp thực phẩm
2003: Chính thức chuyển thành công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty CP
Sữa Việt Nam
2004: Mua thâu tóm Công ty sữa Sài Gòn Tăng vốn điều lệ lên 1.590 tỷ đồng
2006: Cổ phiếu của Vinamilk chính thức được giao dịch trên thị trường chứng
khoán Việt Nam vào ngay219/01/2006 với mã cổ phiếu là VNM
2010: Nhận chuyển nhượng 100% vốn từ Công ty TNHH F&N Việt Nam và
đổi tên thành Công ty TNHH MTV sữa Dielac Góp vốn đầu tư 12,5 triệuNZD, chiếm 19,3% vào công ty TNHH Miraka tại New Zealand
thành Công ty TNHH MTV sữa Lam Sơn
Cơ cấu công ty thành viên:
Trang 13Các sự kiện gần đây:
Ngày 28/12/2011 Vinamilk công bố đạt doanh số 1 tỷ USD trong năm 2011 – hoànthành sớm 1 năm kế hoạch đề ra để chào mừng kỷ niệm 35 năm thành lập công ty.Ngày 29/11/2011 là ngày giao dịch không hưởng quyền chốt danh sách thương cổphiếu theo tỷ lệ 2:1 cho cổ đông Số cổ phiếu này đã được đưa vào niêm yết vàongày 30/12/2011
Cơ cấu cổ đông: