Đến 11/1/2007, sau 5 năm kể từ ngày là thành viên chính thứccủa tổ chức WTO, Việt Nam đã gia tăng thêm sức hút đầu tư với thế giới,đẩy mạnh xuất khẩu nhờ việc dỡ bỏ các rào cản thương mạ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU………2
1 TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NGÀNH……… 4
1.1 Tổng quan nền kinh tế vĩ mô ……… 4
1.1.1 Kinh tế vĩ mô……… …4
1.1.2 Tổng quan nền kinh tế 2015………9
1.1.3 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế vĩ mô 2016………….20
1.2 Ngành cao su…… ………21
1.2.1 Tồng quan ngành cao su Việt Nam………22
1.2.2 Thị trường cao su Việt Nam 2015……… 26
1.2.3 Xu hướng và dự báo năm 2016……… 30
2 TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU BẾN THÀNH…… 34
2.1 Các thông tin cơ bản ……….……… 34
2.2 Lịch sử hình thành, lĩnh vực hoạt động và địa bàn kinh doanh ……… ……… 34
2.3 Chiến lược phát triển và đầu tư ……….……….36
2.4 Kết quả kinh doanh năm 2015 và các chỉ tiêu năm 2016… 36
2.5 Phân tích SWOT ….……… …….37
3 ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP BRC………40
3.1 Một số dữ liệu cơ bản của công ty……….…….40
3.2 Xác định chi phí vốn bình quân WACC…… ……….…43
3.3 PP chiết khấu dòng tiền tự do vốn cổ phần - FCFE……… 50
3.4 PP chiết khấu dòng tiền tự do công ty – FCFF……… 57
3.5 PP chiết khấu dòng cổ tức DDM ……….… 62
3.6 PP tương đối P/E ……….…… 66
4 PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ……… 73
5 KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ……… 76
6 TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 77
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Định giá doanh nghiệp là việc điều tra chi tiết và đánh giá cáchoạt động của công ty nhằm xác định các giá trị hiện tại và tiềm năng củadoanh nghiệp nhằm trợ giúp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu về vốn chủ
sở hữu hoặc khi cổ đông hoặc nhà đầu tư muốn nắm bắt một cách chi tiết
về tình hình hiện tại của công ty trước khi đưa ra quyết định cuối cùng
Nó cũng đưa ra các cơ hội và tiềm năng phát triển cho tương lai, đặc biệt
là xác định các khoản nợ ngoài dự kiến hoặc chuẩn bị cho việc phát hànhtrái phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) Một điều kiện bắt buộc phải địnhgiá doanh nghiệp là do thị trường chứng khoán áp đặt một số yêu cầu vàquy tắc nhất định về chủng loại thông tin mà công ty buộc phải công khaitrong các văn bản IPO được gọi là bản cáo bạch Quy trình định giádoanh nghiệp phải xác định và chỉ ra được hoạt động cốt lõi của công ty
và các cơ hội cũng như nhân tố rủi ro để tối thiểu hóa những khó khăn màcông ty có thể bị giảm giá trị một cách đáng kể khi niêm yết, do đó sẽ ảnhhưởng xấu tới lợi ích của các chủ sở hữu Ngược lại, khi công ty hoạtđộng kém hiệu quả, các nhà quản trị cần phải xác định lại giá trị của công
ty để cải thiện tình hình hoạt động chung của công ty Do đó, quá trìnhđịnh giá doanh nghiệp sẽ đánh giá một cách khách quan các điểm mạnh
và điểm yếu của công ty bằng việc xác định và chỉ ra những vấn đề hoặccác khu vực thể hiện rõ nhất các điểm yếu của công ty, quá trình định giádoanh nghiệp là một công cụ nhằm giúp công ty đánh giá một cách kháchquan hoặc “mở khóa” các cơ hội, tiềm năng và gia tăng giá trị cho các cổđông hiện tại và tương lai
Định giá doanh nghiệp cũng có những yêu cầu và nguyên tắc riêng
Đó là phải dựa trên giá trị hiện hành của thị trường, phù hợp với cơ chếthị trường và quy luật thị trường Định giá doanh nghiệp chính là xácđịnh giá trị ước tính của doanh nghiệp theo giá cả thị trường Cần phảiđịnh giá cho từng doanh nghiệp theo từng phương pháp cụ thể cho các
Trang 3doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành khác nhau, các doanh nghiệp hoạtđộng trong các lĩnh vực khác nhau theo đúng giá hiện hành Không ápdụng rập khuôn một mô hình, một kiểu định giá cho mọi doanh nghiệp.Định giá doanh nghiệp phải tuân theo các quy luật kinh tế như quy luậtcung cầu, quy luật giá trị Ngoài ra định giá doanh nghiệp cần phải linhhoạt trong quá trình xác định, phải đặt doanh nghiệp trong tổng thể pháttriển chung của toàn thị trường, của ngành nghề mà doanh nghiệp tiếnhành kinh doanh Việc thực hiện tốt các nguyên tắc và đảm bảo được cácyêu cầu đó sẽ giúp cho hoạt động định giá có hiệu quả hơn.
Việc định giá doanh nghiệp phải tùy thuộc vào từng doanh nghiệp màphải lựa chọn từng phương pháp định giá cho phù hợp Trong toàn bộ quátrình thực hiện các khâu của hoạt động định giá các vấn đề về kiểm tra tàisản, xử lý tài chính phải thật chuẩn xác và cẩn trọng Hơn nữa, việc địnhgiá cũng phải dễ dàng trong việc tính toán, cho dù việc định giá doanhnghiệp có thể dựa vào rất nhiều phương pháp khác nhau, song đối vớidoanh nghiệp là phải chọn được phương pháp định giá sao cho phù hợpvới doanh nghiệp vừa đơn giản vừa dễ thực hiện, phù hợp với năng lựccủa người định giá
Tuân theo các nguyên tắc và yêu cầu, tôi sẽ tiến hành đánh giá mộtdoanh nghiệp cụ thể, đó là Công ty cổ phần Cao su Bến Thành Tuy nhiêntrong khuôn khổ môn học và điều kiện thực tế hạn chế, việc định giádoanh nghiệp hoàn toàn dựa trên các thông tin và số liệu đã được đăng tảitrên các phương tiện đại chúng Dù đã được kiểm định và chọn lọc songkhoảng cách giữa lý thuyết và thực tế là tương đối lớn nên kết quả địnhgiá hoàn toàn chỉ mang tính tham khảo của mô hình lý thuyết
Trang 41 TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NGÀNH
1.1 TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ VĨ MÔ
1.1.1 Kinh tế vĩ mô
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (1/2007), cũng chính là từ khi ViệtNam bước vào hội nhập quốc tế đầy đủ và sâu rộng, nền kinh tế đã trảiqua một thời kỳ khó khăn kéo dài liên tục Đó là thời kỳ mà thách thức và
cơ hội do hội nhập mang lại đóng vai trò kiểm định năng lực hội nhậpthực sự của nền kinh tế Việt Nam Thử thách đó có tác dụng làm bộc lộsức mạnh thực của nền kinh tế - được hiểu là sức mạnh đảm bảo cho nềnkinh tế gia nhập thành công vào cuộc chơi lớn toàn cầu, giải quyết đượccác vấn đề phát triển trong những điều kiện mới và đạt được những mụctiêu mới về chất Khi chứng minh sức mạnh thì thực tế trắc nghiệm đãlàm bộc lộ nhiều điểm yếu cơ cấu nghiêm trọng của nền kinh tế Việt Nam
có căn nguyên từ sự yếu kém cơ cấu bên trong của nền kinh tế, từ môhình tăng trưởng, từ cơ chế phân bổ nguồn lực kém hiệu quả, từ năng lựccủa hệ thống quản trị và điều hành vĩ mô khi đối mặt với hội nhập, với sựbùng nổ của cả cơ hội và thách thức phát triển khi chúng cùng ập vào nềnkinh tế Đến 11/1/2007, sau 5 năm kể từ ngày là thành viên chính thứccủa tổ chức WTO, Việt Nam đã gia tăng thêm sức hút đầu tư với thế giới,đẩy mạnh xuất khẩu nhờ việc dỡ bỏ các rào cản thương mại, mở rộng cơhội tiếp cận thông tin, công nghệ hiện đại, các tranh chấp thương mạiquốc tế cũng được giải quyết công bằng hơn… Việt Nam dần vươn lênđứng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản, thủy sản, dệt may, giày da…Thống kê các chỉ số cơ bản của nền kinh tế như xuất khẩu, hàng hóa dịch
vụ, đầu tư, thủ tục hành chính… đều có sự tăng trưởng và cải thiện tíchcực Vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong các thỏa thuận thươngmại quốc tế ngày càng được khẳng định, song trách nhiệm đặt lên họcũng rất nặng nề Họ phải thay đổi tư duy, không đợi chờ, hay đòi hỏi quánhiều vào nhà nước, tự lập trong nền kinh tế thị trường và chủ động tronghội nhập
Trong suốt giai đoạn 2000-2012, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội luônchiếm rất cao trong GDP cao nhất là năm 2007, tỷ trọng này chiếm46,52% trong GDP Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ trọng này
Trang 5đang có xu hướng giảm mạnh, đến năm 2012, tỷ trọng này chỉ còn 33,5%
và 9 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 31,2% trong GDP
Phân tích tỷ trọng vốn đầu tư trong GDP theo 3 khu vực sở hữu từ2009-2012, khu vực kinh tế nhà nước sụt giảm khoảng 11%; khu vựckinh tế ngoài nhà nước sụt giảm 3,96%; khu vực kinh tế có vốn FDI sụtgiảm 18,54% Việc sụt giảm tỷ trọng vốn đầu tư trên GDP của khu vựckinh tế nhà nước là do chủ trương cắt giảm đầu tư công trong thời gianqua Do các doanh nghiệp ngoài nhà nước chủ yếu vẫn dựa vào vốn đivay để mở rộng sản xuất, kinh doanh, nên việc sụt giảm tỷ trọng vốn đầu
tư trong tổng GDP cũng đồng nghĩa với việc sụt giảm đóng góp của cácthành phần này vào trong tăng trưởng mà khu vực kinh tế ngoài nhà nướcluôn có đóng góp vào tăng trưởng cao nhất Đối với khu vực có vốn FDI,trong thời gian từ 2001-2008, tăng trưởng vốn đầu tư của khu vực nàyluôn rất cao, tuy nhiên từ năm 2009 đến nay lại chủ yếu là tăng trưởng
âm Cụ thể, năm 2009 là – 8,58%; năm 2010 là -8,24%
Xét về hiệu quả đầu tư (ICOR) và đóng góp của yếu tố năng suất nhân
tố tổng hợp (TFP) theo giai đoạn 2000-2012; 2000-2006 và 2007-2012,thì hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn là khu vựcđầu tư hiệu quả nhất, tiếp đến là khu vực kinh tế nhà nước và cuối cùng làkhu vực kinh tế có vốn FDI
Thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng yếu đi, kèm theo hiệu quả đầu tưcủa khu vực này cũng không hề được cải thiện, kể cả lao động chất lượncao và khoa học công nghệ cũng không tốt Chiến lược phát triển khoahọc công nghệ của Việt Nam vẫn chưa phát huy được hiệu quả, kể cả khuvực kinh tế nhà nước, hay chiến lược thu hút công nghệ của khu vực kinh
tế có vốn FDI cho nền kinh tế Điều này được thể hiện qua yếu tố TFP.Trong giai đoạn 2000-2006, TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế11,6%; trong đó khu vực kinh tế nhà nước đóng góp 4,5%; kinh tế ngoàinhà nước 5,4% và kinh tế có vốn FDI chỉ đạt 1,7% Đến giai đoạn 2007-
2012, yếu tố này chỉ đóng góp vào tăng trưởng 6,4% Trong đó, khu vựckinh tế nhà nước đóng góp 2,2%; ngoài nhà nước 3,0% và kinh tế có vốnFDI là 1,2%
Giai đoạn 2007-2012, tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước sụtgiảm còn 6,2% và lạm phát trung bình tăng lên xấp xỉ 13%
Trang 6Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm
Hình 2: So sánh GDP và CPI 2006-2013 (%)
Hình 3: Tốc độ tăng GDP và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2001-2013
Trang 7Hình 4: Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến 2012
Trang 8Năm 2012-2013 được coi là một trong những năm kinh tế thế giớigặp nhiều khó khăn Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy
mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều khôngmấy khả quan Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ,Brazil… đều không giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như khoảng3-5 năm trước Cuộc nhảy múa của giá vàng trên khắp toàn cầu vẫn cònđang tiếp diễn hàng ngày mà sự ổn định của nó mới chỉ đang ở cửa ngõ.Nhìn chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sứcmua hạn chế, nợ công tăng thêm nhiều
Đến năm 2015, một thách thức mới lại đến với nền kinh tế Việt Nam,khi mà hiệp định thương mại về hàng hóa ATIGA của Asean sẽ có hiệulực Tất cả các hàng rào thuế quan sẽ được xóa bỏ vào năm 2015, và đượclinh hoạt cho đến năm 2018, cho các nước Campuchia, Lào, Myammar,Việt Nam Kể từ 01/01/2010, 6 nước phát triển trong Asean gồm BruneiDarussalam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan sẽ
áp dụng mức thuế suất bằng 0% Vào năm 2015, với linh hoạt đến năm
2018, các nước còn lại gồm Campuchia, Lào, Myammar, Việt Nam cũng
sẽ áp dụng mức thuế suất này Việc xóa bỏ thuế quan nhằm thực hiệnmục tiêu xây dựng ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất đơnnhất với luồng lưu chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, lao độnglành nghề, và luồng lưu chuyển vốn tự do hơn Đồng thời sẽ giảm thiểucác hàng rào và tăng cường liên kết kinh tế giữa các Quốc gia Thành viênASEAN, giảm chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả thương mại, đầu tư vàkinh tế, tạo nên một thị trường lớn hơn với nhiều cơ hội hơn và hiệu quảkinh tế nhờ quy mô cho các doanh nghiệp của các Quốc gia Thành viên
và tạo ra và duy trì một khu vực đầu tư cạnh tranh Điều này tạo ra cả cơhội lẫn thách thức cho nền kinh tế Việt Nam Cơ hội để hàng trong nướctiếp xúc được đến các thị trường trong khu vực dễ dàng, thuận lợi hơn.Thách thức nền kinh tế Việt Nam giữ vững thị trường trong nước trước sựthâm nhập của các nguồn cung từ nước ngoài với nhiều hấp dẫn hơn cácnguồn cung trong nước
Trang 91.1.2 Tổng quan nền kinh tế 2015:
Năm 2015 mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế nước
ta tiếp tục phát triển ổn định, GDP tăng trưởng 5,98%, cao hơn so với mức 5,42% của năm 2014 Các lĩnh vực xã hội được quan tâm đầu tư Đời sống nhân dân ổn định, nhiều mặt được cải thiện
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng6,07%; quý IV tăng 6,96% Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2013 và mức tăng 5,42% của năm 2014 cho thấy dấu hiệutích cực của nền kinh tế Trong mức tăng 5,98% của toàn nền kinh tế, khuvực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,14%, cao hơn nhiều mức tăng 5,43% củanăm trước, đóng góp 2,75 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,96%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp mặc
dù tăng thấp ở mức 2,60% nhưng quy mô trong khu vực lớn nhất
(Khoảng 74%) nên đóng góp 0,35 điểm phần trăm Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,15% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo có chuyển biến khá tích cực với mức tăng cao là 8,45%, cao hơn nhiều so với mức tăng của một số năm trước (Năm 2013 tăng 5,80%; năm 2014 tăng 7,44%), đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng của khu vực II và góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm
tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 6,62% so với năm 2014, đóng góp 0,91 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,88%; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 2,85%, cao hơn mức tăng 2,17% của năm trước
Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,50%; khu vực dịch vụ chiếm 43,38% (Cơ cấu tương ứng của năm 2014 là: 18,38%; 38,31%; 43,31%)
Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2015, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,20% so với năm 2013, đóng góp 4,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung (Tiêu dùng cuối cùng của dân cư tăng 6,12%, cao hơn mức tăng
Trang 105,18% của năm trước); tích lũy tài sản tăng 8,90%, đóng góp 2,90 điểm phần trăm.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản lượng lúa cả năm 2015 ước tính đạt gần 45 triệu tấn, tăng 955,2 nghìn tấn so với năm trước, chủ yếu do năng suất đạt 57,6 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha Trong sản lượng lúa cả năm, sản lượng lúa đông xuân đạt hơn 20,8 triệu tấn, tăng 780,8 nghìn tấn do năng suất đạt 66,9 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha; sản lượng lúa hè thu đạt 14,5 triệu tấn, giảm 93,1 nghìn tấn; sản lượng lúamùa ước tính đạt 9,6 triệu tấn, tăng 267,5 nghìn tấn
Đàn trâu cả nước năm nay có 2,5 triệu con, giảm 1,9% so với năm
2014 do điều kiện bãi chăn thả bị thu hẹp; đàn bò có 5,2 triệu con, tăng 1,5%, riêng chăn nuôi bò sữa tiếp tục tăng nhanh, tổng đàn bò sữa năm
2015 của cả nước là 227,6 nghìn con, tăng 22,1% so với năm 2014; đàn lợn có 26,8 triệu con, tăng 1,9%; đàn gia cầm có 327,7 triệu con, tăng 3,2% (Đàn gà 246 triệu con, tăng 4,9%) Sản lượng thịt hơi các loại năm nay ước tính đạt khá, trong đó sản lượng thịt trâu đạt 86,9 nghìn tấn, tăng 1,6%; sản lượng thịt bò đạt 292,9 nghìn tấn, tăng 2,6%; sản lượng thịt lợnđạt 3,4 triệu tấn, tăng 3,1%; sản lượng thịt gia cầm đạt 875 nghìn tấn, tăng 5,3%
Diện tích rừng trồng tập trung năm nay ước tính đạt 226,1 nghìn ha, tăng 6,1% so với năm 2014, số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 155,3 triệu cây, bằng 98,7% năm trước, sản lượng gỗ khai thác đạt 6456 nghìn m3, tăng khá ở mức 9,3% so với năm 2014
Sản lượng thuỷ sản năm 2015 ước tính đạt 6332,5 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm trước, trong đó cá đạt 4571 nghìn tấn, tăng 4,5%; tôm đạt 790,5 nghìn tấn, tăng 9,3% Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cả năm ước tính đạt 3413,3 nghìn tấn, tăng 6,1% so với năm trước, trong đó cá 2449,1 nghìn tấn, tăng 4,1%; tôm 631,5 nghìn tấn, tăng 12,7% Sản lượngtôm nuôi tăng mạnh chủ yếu do tôm thẻ chân trắng tăng cao, đạt 349 nghìn tấn, tăng 36,3% so với năm trước Sản lượng thủy sản khai thác năm nay ước tính đạt 2919,2 nghìn tấn, tăng 4,1% so với năm trước, trong đó khai thác biển đạt 2711,1 nghìn tấn, tăng 4%
Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2015 ước tính tăng 7,6%
so với năm 2014 (Quý I tăng 5,3%, quý II tăng 6,9%, quý III tăng 7,8%, quý IV ước tính tăng 10,1%), cao hơn nhiều mức tăng 5,9% của năm
Trang 112013 Trong mức tăng chung cả năm của toàn ngành công nghiệp, ngành khai khoáng tăng 2,5%; ngành chế biến, chế tạo tăng 8,7%, cao hơn mức tăng 7,3% của năm 2014; sản xuất và phân phối điện tăng 12,1%; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 6,4%.
Hình 6: Chỉ số sản xuất công nghiệp và chỉ số tồn kho toàn ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng kỳ năm trước
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Mười Một năm nay tăng 3% so với tháng trước và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước Tính chung 11 tháng, chỉ số tiêu thụ ngành này tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2014, cao hơn mức tăng 3,6% của cùng kỳ năm 2013 vàmức tăng 9,2% của cùng kỳ năm 2014
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm01/12/2015 tăng 4,4% so với tháng trước; tăng 10% so với cùng thời điểm năm 2014 (Cùng thời điểm năm 2013 là 20,1% và năm 2014 là 10,2%) Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Mười Một là 68,1%; bình quân 11 tháng là 74,5%
Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2014 tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,7%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 2,5%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 9,5% Tại thời điểm trên, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp
Trang 12khai khoáng giảm 4,5% so với cùng thời điểm năm 2013; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,7%; sản xuất, phân phối điện tăng 1,6%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2%.
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Trong năm 2015, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% về số doanhnghiệp và tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với năm trước Số vốn đăng kýbình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm đạt 5,8 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2014 Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm qua là 1091 nghìn người, tăng 2,8% so với năm trước Trong năm qua, cả nước có 15.419 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2014
Trong năm nay, cả nước có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừnghoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký, bao gồm 9.501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể, giảm 3,2% so với nămtrước, số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng; 58.322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động, tăng 14,5% so với năm trước Trong đó, 11.723 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn; 46.599 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký
Tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2015 là 1.027,9 nghìn tỷ đồng, bao gồm 595,7 nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 432,2 nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp thay đổi tăng vốn
Hoạt động dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2015 ước tính đạt 2.945,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2014, nếu loạitrừ yếu tố giá tăng 6,3%, cao hơn mức tăng 5,5% của năm 2014
Xét theo ngành hàng, doanh thu bán lẻ hàng hóa cả năm đạt 2.216 nghìn
tỷ đồng, tăng 11,3% so với năm 2014; doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống
và du lịch đạt 381,8 nghìn tỷ đồng, tăng 8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 347,4 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4%
Vận tải hành khách năm nay ước tính tăng 7,6% về khách vận chuyển
và tăng 6,9% về luân chuyển so với năm 2014, trong đó vận tải hành khách đường bộ tăng 7,8% và tăng 7,7%; đường sông tăng 4,6% và tăng
Trang 136,2%; đường hàng không tăng 8,2% và tăng 5,3%; đường biển tăng 3,2%
và tăng 2,1%; đường sắt giảm 0,9% và tăng 1,2%
Vận tải hàng hóa cả năm ước tính tăng 5,6% về vận chuyển và tăng 1,7% về luân chuyển so với năm trước, trong đó vận tải hàng hoá đường
bộ tăng 6,9% và tăng 5,4%; đường sông tăng 3,1% và tăng 4,4%; đường biển giảm 5,2% và giảm 0,7%; đường sắt tăng 10% và tăng 13%
Khách quốc tế đến nước ta năm 2015 ước tính đạt 7.874,3 nghìn lượt khách, tăng 4% so với năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,6% của năm 2014 do ảnh hưởng của tình hình biển Đông Khách đến với mụcđích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 4.762,5 nghìn lượt người, tăng 2,6%; đến vì công việc 1.321,9 nghìn lượt người, tăng 4,3%; thăm thân nhân đạt
1.347,1 nghìn lượt người, tăng 6,9%
Hoạt động ngân hàng
Tổng phương tiện thanh toán tính đến thời điểm 22-12-2015 tăng 15,99% so với tháng 12 năm 2013 (cùng kỳ năm 2014 tăng 16,13%); tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% (cùng kỳ năm 2014 tăng 12,51%); huy động vốn tăng 15,76% (cùng kỳ năm 2014 tăng 17,23%); dự trữ ngoại hối tăng cao; tỷ giá ngoại tệ được kiểm soát trong biên độ đề ra
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2015 theo giá so sánh 2010 ước tính tăng 7,6% so với năm 2013, bao gồm: Khu vực Nhà nước giảm 10,9%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 58% Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở tăng 4,3%; công trình nhà không để ở tăng 4,1%; công trình
kỹ thuật dân dụng tăng 14,3%; hoạt động xây dựng chuyên dụng tăng 8,2%
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 1.220,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2014 và bằng 31% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 486,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 468,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 265,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2014 ước tính đạt 207,7 nghìn tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch năm và tăng 0,3% so với năm 2014
Tính đến thời điểm hiện tại, đầu tư trực tiếp của nước ngoài thu hút 1.588 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15.642,6 triệu
Trang 14USD, tăng 24,5% về số dự án và tăng 9,6% về số vốn so với cùng kỳ năm
2013 Đồng thời có 594 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 4.588,3 triệu USD Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 20.230,9 triệu USD, tuy giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2014 nhưng cao hơn 19% so với kế hoạch Vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2015 ước tính đạt 12,4 tỷ USD,tăng 7,4% so với năm trước và cao hơn 2,9% so với kế hoạch năm 2014
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15-12-2015 ước tính đạt 814,1 nghìn tỷ đồng, bằng 104% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 551,4 nghìn tỷ đồng, bằng 102,3%; thu từ dầu thô đạt 98,1 nghìn tỷ đồng, bằng 115,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 160,3 nghìn tỷ đồng, bằng 104,1% Trong thu nội địa, thu
từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 184,6 nghìn tỷ đồng, bằng 100% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 117,2 nghìn tỷ đồng, bằng 105%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 105 nghìn tỷ đồng, bằng 97,9%; thuế thu nhập cánhân 45,3 nghìn tỷ đồng, bằng 95,5%; thuế bảo vệ môi trường 11,4 nghìn
tỷ đồng, bằng 89,9%; thu phí, lệ phí 10,9 nghìn tỷ đồng, bằng 105,5% Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15-12-2015 ước tính đạt 968,5 nghìn tỷ đồng, bằng 96,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 158 nghìn tỷ đồng, bằng 97% (riêng chi đầu tư xây dựng
cơ bản 153,1 nghìn tỷ đồng, bằng 96,8%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể ước tínhđạt 690,5 nghìn tỷ đồng, bằng 98,2%; chi trả nợ và viện trợ 120 nghìn tỷ đồng, bằng 100%
Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2015 ước tính đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ USD, tăng 10,4%, mức tăng cao nhất từ năm 2012 và đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 101,6 tỷ USD (gồm cả dầu thô), tăng 15,2%, đóng góp 10,1 điểm phần trăm và đạt 94,4 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng 16,7% Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 tăng 9,1% Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99,6% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước;hàng dệt, may chiếm 59,4%; giày dép chiếm 77%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 89,7%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98,8%
Trang 15Hình 7: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân
thương mại giai đoạn 2004-2014
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn tăng so với năm trước là:Điện thoại các loại và linh kiện đạt 24,1 tỷ USD, tăng 13,4%; hàng dệt may đạt 20,8 tỷ USD, tăng 15,8%; giày dép đạt 10,2 tỷ USD, tăng 21,6%;điện tử máy tính và linh kiện đạt 11,6 tỷ USD, tăng 10%; thủy sản đạt 7,9
tỷ USD, tăng 17,6%; cà phê đạt 3,6 tỷ USD, tăng 30,8%; gạo đạt 3 tỷ USD, tăng 1,8%; hạt điều đạt 2 tỷ USD, tăng 22,4% Xuất khẩu dầu thô, cao su và xăng dầu giảm so với năm trước: dầu thô đạt 7,2 tỷ USD, giảm 0,7%; cao su đạt 1,8 tỷ USD, giảm 28,1%; xăng dầu đạt 924 triệu USD, giảm 26,1%
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm nay nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 44,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu vớimặt hàng điện thoại và linh kiện ước đạt 24,1 tỷ USD, tăng 13,4% và chiếm 16,1% Nhóm hàng công nghiệp nhẹ chiếm 38,6% Hàng nông sản,lâm sản chiếm 11,9% Hàng thủy sản chiếm 5,2%
Hình 8: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất đến 31/05/2014 so
với cùng kỳ năm 2013
Trang 16
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay ước tính đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 84,5 tỷ USD, tăng 13,6%; khu vực kinh tế trong nước đạt 63,5 tỷ USD, tăng 10,2% Kim ngạch nhập khẩu trong năm của một số mặt hàng phục vụ sản xuất tăng cao so với năm trước: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 22,5 tỷ USD, tăng 20,2%; vải đạt 9,5 tỷ USD, tăng 14%; xăng dầu đạt 7,6 tỷ USD, tăng 9,3%; chất dẻo đạt 6,3 tỷ USD, tăng 10,9%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 4,7 tỷ USD, tăng 25,6%; hóa chất đạt 3,3 tỷ USD, tăng 9,5%; bông đạt 1,4 tỷ USD, tăng 22,7% Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn tăng so với năm 2013: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 18,8 tỷ USD, tăng 6%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 8,6 tỷ USD, tăng 6,7%; ô tô đạt 3,7 tỷ USD, tăng 53,1%, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1,6 tỷ USD, tăng 117,3%
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu năm nay, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất với 91,2%, trong đó nhóm hàng máy móc, thiết
bị, dụng cụ, phương tiện vận tải, phụ tùng chiếm 37,6%; nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu chiếm 53,6% Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 8,8%
Ước tính xuất siêu năm 2015 khoảng 2 tỷ USD, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17 tỷ USD, cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm trước; khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15 tỷ USD, cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm 2013
Xuất khẩu dịch vụ năm 2015 ước tính đạt 11 tỷ USD, tăng 2,8% so vớinăm 2014, trong đó xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 7,3 tỷ USD, chiếm 66%tổng kim ngạch và không biến động nhiều so với năm trước Nhập khẩu
Trang 17dịch vụ năm nay đạt 15 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2014, trong đó dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 8,1 tỷ USD, chiếm 54% tổng kim ngạch và tăng 12,6% Nhập siêu dịch vụ năm 2014 khoảng 4 tỷ USD, chủ yếu do nhập khẩu dịch vụ vận tải vì hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vẫn do nước ngoài thực hiện là chính.
Chỉ số giá
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Hình 9: Diễn biến CPI của Việt Nam qua các tháng
CPI tháng 12/2015 giảm 0,24% so với tháng trước đó, là tháng có mứcCPI giảm trong 10 năm gần đây (Không tính năm 2008 là năm ảnh hưởngmạnh của suy thoái kinh tế thế giới) Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 02 nhóm chỉ số giá giảm khá mạnh: Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,99%; giao thông giảm 3,09% (Đóng góp 0,27% vào mức giảm chung của CPI) Một số nhóm hàng hóa, dịch vụ giữ mức giá tương đối
ổn định với mức tăng không đáng kể: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,08%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; giáo dục tăng 0,03%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,07%
CPI tháng 12/2015 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2014 CPI bình quân năm 2015 tăng 4,09% so với bình quân năm 2014, mức tăng khá thấp trong 10 năm trở lại đây Trong năm 2015, chỉ số giá tiêu dùng bình quân mỗi tháng tăng 0,15%
Chỉ số giá sản xuất
Trang 18Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp vàthủy sản năm 2015 tăng 4,62% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông nghiệp tăng 3,85%; hàng lâm nghiệp tăng 8,28%; hàng thủy sản tăng 6,64%.
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp năm nay tăng 3,26% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 8,29%; sản phẩm công nghiệpchế biến, chế tạo tăng 1,09%; điện và phân phối điện tăng 10,19%; nước tăng 4,47%
Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất năm 2015 tăng 3,39% so với năm 2014, trong đó chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất của một số ngành tăng cao là: Điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa tăng 6,71%; khai khoáng tăng 5,47%; thuốc, hóa dược
và dược liệu tăng 5,41%; nước cung cấp và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,21%
Chỉ số giá cước vận tải năm 2015 tăng 3,13% so với năm trước, trong
đó giá cước vận tải hành khách tăng 2,43%; vận tải hàng hóa tăng 4,06%.Chỉ số giá cước dịch vụ vận tải đường sắt năm 2014 tăng 0,71% so với năm 2013; dịch vụ vận tải đường bộ và xe buýt tăng 5,52%; dịch vụ vận tải đường thủy tăng 1,82%
Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa
Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá năm 2015 tăng 0,79% so với năm trước, trong đó chỉ số giá xuất khẩu của một số mặt hàng tăng là: Hạt tiêutăng 14,45%; rau quả tăng 9,88%; thủy sản tăng 7,43%; hóa chất tăng 6,24%; sản phẩm hóa chất tăng 6% Một số mặt hàng có chỉ số giá giảm mạnh là: Cao su giảm 26,93%; sản phẩm từ cao su giảm 12,63%; dây điện và cáp điện giảm 10,69%; sắt thép giảm 9,59%; chất dẻo giảm 7,58%; xăng dầu các loại giảm 6,34%
Hình 10: Tăng trưởng giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản 11T/2014
Trang 19
Hình 11: Chỉ số giá xuất khẩu gạo
Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá năm nay giảm 1,02% so với năm trước, trong đó chỉ số giá nhập khẩu của một số mặt hàng giảm nhiều là: Phân bón giảm 13,53%; cao su giảm 10,48%; lúa mỳ giảm 8,29%; xăng dầu giảm 4,38%; hóa chất giảm 4,28%; xơ, sợi dệt giảm 4,01%
1.1.3 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế vĩ mô 2016
Ấn định chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2015 là 6,2% Đây là chỉ tiêu được ấn định trong Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm
2015 được Quốc hội thông qua, chiều 10/11/2014, với 89,54% số phiếu tán thành
Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu được nêu trong Nghị quyết, gồm: Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; nhập siêu khoảng 5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 30-32% GDP; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao
Trang 20động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 15%
Nghị quyết đưa ra các nhóm giải pháp lớn triển khai thực hiện trong năm 2016 để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế
Trong đó, tập trung thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược, tái
cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; tiếp tục ràsoát tổ chức bộ máy, biên chế gắn với yêu cầu xóa bỏ sự chồng chéo chứcnăng, nhiệm vụ; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế, hải quan và tín dụng ngân hàng; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; bảo đảm nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn theo quy định; bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là các nguồn vốn ngânsách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA, vốn hỗ trợ cho ngư dân gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo; tập trung vốn đầu tư cho các công trình quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành trong năm 2015, tạo điều kiện tăng năng lực sản xuất, góp phần tăng tổng cầu cho nền kinh tế
1.2 Ngành cao su:
Cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn Nó là một trong số những cây công nghiệp góp phần làm giàu cho nông dân và là mặt hàng xuất khẩu
có giá trị cao Có những thời điểm cao-su được ví như "vàng trắng", với mức giá hơn 100 triệu đồng/tấn vào những năm 2011-2012 Nông dân ở các tỉnh trồng nhiều cao su như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Quảng Trị, Đăk Lăk,… cũng giàu lên nhờ cây cao su Sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam trong mấy năm qua tăng khá mạnh, từ chỉ có
220 ngàn tấn năm 1996 lên 550 ngàn tấn năm 2007
Việt Nam hiện là nước có sản lượng cao su đứng vị trí thứ 5 trên thế giới sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ với 662.9 ngàn tấn mủ và đứng thứ 4 về năng suất khai thác mủ với 1.66 tấn/ha trong năm 2008 Theo chiến lược phát triển cây cao su do Chính phủ đề ra, đến năm 2020 diện tích cao su phải đạt 1,000,000 ha với sản lượng khai thác đạt 1,200 ngàn tấn mủ Ở thời điểm hiện tại, ngành cao su được đánh giá là rất triểnvọng trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
Trang 21Không chỉ vậy, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới ngày một tăng lên Đây là một trong những thuận lợi đầu tiên giúp ngành cao
su Việt Nam ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành gia tăng lợi nhuận Bên cạnh đó, ngành cao su là một trong những ngành được Chính phủ hết sức ưu tiên phát triển, tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng cây cao su trong và cả ngoài nước Vì vậy, trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp trong ngành đang ra sức gia tăng diện tích cao su của mình Đây chính là tiềm năng của các doanh nghiệp trong ngành trong tương lai
1.2.1 Tồng quan ngành cao su Việt Nam
Tình hình sản xuất cao su của Việt Nam những năm qua
Diện tích cao su ở Việt Nam ngày càng tăng, năm 2005 cả nước có khoảng 480.200 ha, đến năm 2007 tăng lên 549.600 ha, tăng bình quân khoảng 7%/năm (Bảng 1) Các vùng trồng cao su chủ yếu là Đông Nam
Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và miền Bắc Các vùng này chiếm tỷ lệ lần lượt là 65,2%, 23%, 8% và 3,8% trong tổng diện tích cao
su của cả nước
Hình 12: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su Việt Nam
Trang 22Sản lượng cao su của Việt Nam cũng tăng tương ứng từ 468.600 tấn năm 2005 lên 601.700 tấn năm 2007, bình quân tăng 13,3%/năm Những năm gần đây, nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới ngày càng tăng, đã thúc đẩy giá mủ cao su lên cao Trong khi các đơn vị cao su quốc doanh hầu như không còn đất để mở rộng diện tích trồng mới thì người dân ở nhiều địa phương trong nước đã đổ xô trồng cao su với mức tăng bình quân 3%/năm và được dự báo sẽ tăng cao hơn trong những năm tới Riêng tại khu vực Đông Nam bộ bình quân mỗi năm diện tích cao su tiểu điền tăng từ 13.000 đến 20.000ha Theo Hiệp hội cao su Việt Nam
(VRA), năm 2007, diện tích cao su tiểu điền chiếm khoảng 253.320 ha, bằng 46,1% tổng diện tích với trên 75.000 hộ trồng cao su ở 24 tỉnh thành Mục tiêu mà Chính phủ đưa ra là đến năm 2010, diện tích cao su Việt Nam sẽ tăng lên 700.000 ha so với 550.000 ha hiện nay, trong đó diện tích trồng mới chủ yếu là cao su tiểu điền (Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, 2006) Tuy nhiên, cao su tiểu điền đều là mới trồng năng suất thấp (1,4 tấn/ha (Hưng Nguyên, 2008)), tuy diện tích cao su tiểu điền chiếm cao nhưng sản lượng không nhiều (chỉ khoảng gần 20% sản lượng cao su cả nước) Do đó trong tương lai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chú ý đến nhóm hộ này
Do giá cao su tăng, nhiều địa phương đã chuyển mục đích sang trồng cây cao su Ví dụ: Tháng 8/2008, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cùng với UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức lễ ra mắt Công ty cổ phần Cao su Sơn La và triển khai trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La Đây là lần đầu tiên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đưa giống cây cao su lên trồng tại các tỉnh khu vực Tây Bắc nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của các tỉnh miền núi, góp phần bố trí lại dân cư, cơ cấu sản xuất phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp của các tỉnh này Dự kiến từ nay đến năm 2020, Sơn La sẽ triển khai trồng tập trung từ 10.000 đến 30.000
ha cây cao su trên địa bàn
Trang 23Cũng trong kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất cao su, Công ty Cổ phần phát triển cao su Tân Biên-Kampong Thom đã ký hợp đồng thuê 8.100 ha đất với Chính phủ Campuchia trong thời hạn 70 năm để trồng cây cao su và xây dựng một nhà máy chế biến mủ tại địa bàn tỉnh
Kampong Thom Hoạt động trên nằm trong chương trình hợp tác phát triển vườn cây cao su theo chủ trương của Chính phủ Việt Nam và
Campuchia đến năm 2010 Theo kế hoạch, đến năm 2010, Công ty sẽ trồng mới xong 7.900 ha cao su, đến năm 2023 qua 3 giai đoạn xây dựng
sẽ hoàn thành một nhà máy chế biến có công suất 26.000 tấn mủ thành phẩm/năm
Xuất khẩu cao su
Năm 2007 là năm thứ 2 liên tục ngành cao su đạt kim ngạch xuất khẩuhơn 1 tỷ đôla, được xếp thứ chín trong mười mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và là nông sản xuất khẩu lớn thứ ba sau cà phê và gạo, chiếm khoảng 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Theo
số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2007, Việt Nam đã xuất hơn 700 ngàn tấn cao su các loại, với giá trị kim nghạch xuất khẩu
khoảng 1,4 tỷ đôla, cao hơn so với năm 2006 là 1,6% về lượng và 8,8%
về giá trị
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sơ bộ 7 tháng đầu năm/
2015 , giá trị xuất khẩu cao su đạt 832 triệu USD tương ứng với 451 nghìn tấn, giảm 32,3% về giá trị và 10% về lượng so với 7 tháng đầu năm2013
Trong khi đó, 6 tháng đầu năm/2015 xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt gần 349 nghìn tấn có trị giá hơn 652 triệu USD, giảm 8,7% về lượng
và 32,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước Trong đó xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt gần 139 nghìn tấn, trị giá gần 248 triệu USD, giảm 23,6% về lượng và giảm tới 42,6% về trị giá so với cùng kỳ năm
2014 Trung Quốc vẫn chiếm gần 40% lượng cao su xuất khẩu cả nước
Hình 13: Xuất khẩu cao su Việt Nam qua các năm
Trang 24
Hình 14: Lượng và giá cao su Việt Nam xuất khẩu theo tháng từ 1/2013 –
7/2014
Thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước
Thị trường chính cho xuất khẩu cao su VN là Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ Sản lượng cao su tiêu thụ trong nước chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng toàn quốc, chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất nệm mút, xăm lốp ô tô, giày dép,… Các doanh nghiệp lớn trong
Trang 25ngành thường có tỷ lệ tiêu thụ cao su nội địa cao hơn mức trung bình của ngành, khoảng 30-40% Cụ thể trong năm 2008, cao su Phước Hòa, thị trường tiêu thụ nội địa chiếm 31%, tỷ lệ này đối với cao su Đồng Nai là 40%.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Namtrong các năm qua Vị trí này ngày càng củng cố qua tình hình xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm 2009, chiếm 69.2% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, đạt 249.6 triệu USD Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 2 nhưng giá trị xuất khẩu thua xa Trung Quốc, chỉ đạt 16.3 triệu USD Đây là điềukhá may mắn cho ngành cao su Việt Nam khi quốc gia này được dự báo
sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm nay và các năm tiếp theo
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng được đánh giá là thị trường có nhiều biến động thất thường nhất Khi có những tác động nhỏ về cơ chế, chính sách từ phía chính phủ, ngay lập tức nhu cầu và giá cao su cũng biến động theo Do vậy, sự biến động của thị trường này đều ảnh hưởng đến doanh thu của ngành cao su trong nước
Hình 15 Thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên trong 4 tháng đầu năm
Trang 26lốp cho các xe hạng nặng, xe mô tô và xe đạp và các sản phẩm dùng mủ cao su (găng tay, nệm) Có thể nói, Việt Nam gia nhập WTO sẽ có nhiều ảnh hưởng tích cực tới việc sản xuất và xuất khẩu cao su.
1.2.2 Thị trường cao su Việt Nam 2015
Giá cao su đã giảm mạnh từ đầu năm 2015 đến nay trên thị trường thếgiới do nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng chậm trong khi nguồn cung lại tăngnhanh hơn, làm lượng tồn kho quá cao, tạo áp lực đẩy giá cao su giảmliên tục từ năm 2012 kéo sang năm 2015 và nhu cầu nhập khẩu chững lại
Giá cao su Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của thị trường cao su thế giới
vì chỉ chiếm thị phần xuất khẩu khoảng 10% Giá khá ổn định từ năm
1976 đến 1993 nhưng ở mức thấp khoảng 600 - 800 USD/tấn Từ năm
1994 – 1997, giá tăng lên đến 1.200 - 1.300 USD/tấn, nhưng khủnghoảng tài chính châu Á 1997 - 1998 đã làm giá sụt giảm liên tục và chỉcòn 539 USD/tấn năm 2001, diện tích cây cao su phát triển chậm từ 2001– 2004 Năm 2005, khi cung thấp hơn cầu, giá cao su Việt Nam tăng đáng
kể lên 1.450 USD/tấn và đạt 2.435 USD/tấn năm 2008, nhưng sau đógiảm còn 1.677 USD/tấn năm 2009 vì khủng hoảng kinh tế thế giới Dướitác động của các chính sách kích cầu và yếu tố đầu cơ trên thị trường thếgiới, giá cao su Việt Nam cũng tăng đột biến và đạt đỉnh điểm 4.562USD/tấn trong tháng 2/2011, riêng chủng loại SVR 3L đạt 5.704USD/tấn
Từ năm 2013 đến tháng 6/2015, giá cao su Việt Nam sụt giảm liên tụckhi cung vượt cầu trên toàn thế giới Trong tháng 5/2014, giá cao su xuấtkhẩu chỉ đạt 1.842 USD/tấn, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2013 và giảm60% so với giá đỉnh điểm tháng 2 năm 2011 Thị trường xuất khẩu cao sucũng bị thu hẹp, trong 5 tháng đầu năm 2014, lượng cao su xuất khẩu đãgiảm 17% so với cùng kỳ năm trước và giảm 37% về giá trị
Hiện nay, với mức giá bán quá thấp, khoảng 37 - 39 triệu đồng/tấn,người trồng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt đối với những hộ nông dânquy mô nhỏ trên những vườn năng suất kém do cây già cỗi hoặc trồngkhông đúng quy trình kỹ thuật Một số người dân đã cân nhắc để chuyểnđổi sang cây trồng khác, theo thống kê sơ bộ đã lên khoảng 2 ngàn ha đếntháng 6/2014 Tuy nhiên, đối với những vườn có chất lượng và năng suấtcao, phần lớn người trồng vẫn tìm cách duy trì và ứng phó bằng cáchgiảm chi phí, giảm phân bón, giảm số ngày cạo hoặc dừng cạo tạm thời Đối với doanh nghiệp, hầu hết đều cố gắng duy trì hoạt động sản xuất,bảo đảm thu nhập cơ bản cho công nhân tuy giảm so với trước đây và tích
Trang 27cực tiết kiệm chi phí để giảm giá thành, đồng thời tăng tốc độ tái canh để
bổ sung nguồn thu từ gỗ và điều chỉnh giảm sản lượng để góp phần cânđối cung cầu
Nhập khẩu cao su của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2014 đãgiảm đáng kể cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2013 Cụ thể khốilượng nhập khẩu cao su của Trung Quốc chỉ đạt 97,997 nghìn tấn giảm33% so với cùng kỳ năm 2013 giá trị nhập khẩu có mức giảm mạnh hơn,giảm tới 48% và đạt 185,491 triệu USD Nguyên nhân chính dẫn đến sưgiảm sút là do tình hình kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn khókhăn và dư lượng cao su tồn kho của nước này từ năm 2013 vẫn còn rấtlớn
Hình 16: Các thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam
Tương tự như Trung Quốc, tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Malaixia cũng không mấy khả quan, khi trong 5 tháng đầu năm chỉ xuất sang thị trường này 43,394 nghìn tấn giảm 21% so với năm 2013, về giá trị chỉ đạt 79,438 triệu USD giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái
Trong nhóm 9 nước là thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam, Nhật Bản là nước có mức tăng trưởng mạnh nhất về sản lượng lên tới 33% nhưng xét về mặt giá trị thì lại không tăng so với cùng kỳ năm
2013, nguyên nhân do giá cao su trên thị trường thế giới đều giảm Còn các nước còn lại đều có mức tăng trưởng không mong đợi như Ấn Độ tăng được 10% về sản lượng nhưng giảm tới 18% về giá trị so với cùng
kỳ Hay Đức là nước sụt giảm mạnh nhất cả về gái trị và sản lượng, giảm tới 21% về sản lượng và 40% về gía trị so với cùng kỳ năm 2013
Trang 28Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam đã giảm liên tục từ đầu năm Trung bình tháng 6/2015, giá cao su SVR 3L xuất khẩu đạt 1.965
USD/tấn, giảm 14,37% so với giá trung bình tháng 1 và giảm 36% so với tháng 6/2013 Giá xuất khẩu của chủng loại SVR 10 và SVRCV 60 có mức giảm lần lượt là 27,2% và 11,5% so với giá hồi đầu năm, tương ứng đạt 1.634 USD/tấn và 2.065 USD/tấn Giá cao su Latex giảm nhẹ hơn, giảm 10,09% so với đầu năm và đạt 1.349 USD/tấn
Hình 17: Tiến độ xuất khẩu cao su
Hình 18: Diễn biến giá cao su SVR10 trong nước
Tuy nhiên giá mủ cao su tại Bình Phước tháng 12/2015 có xu hướng tăng nhẹ, từ 8.960 đ/kg lên 9.440 đ/kg do chất lượng mủ cải thiện, lượng tạp chất ít hơn Giá cao su sơ chế các loại trong tháng 12/2014 diễn biến
Trang 29như sau: cao su RSS3 tăng từ 26.800 đ/kg lên 27.800 đ/kg; cao su SVR3Ltăng từ 26.600 đ/kg lên 27.600 đ/kg; cao su SVR10 tăng từ 21.900 đ/kg lên 22.800 đ/kg Nhìn chung, giá cao su của Việt Nam vẫn ở mức rất thấp
so với các năm trước do ảnh hưởng giá cao su giảm trên thị trường thế giới
Hình 19: Giá mủ cao su tại Bình Phước tháng 12/2014
Từ 01/12 – 12/12/2014, giá SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu trung bình đạt 1.565 USD/tấn, giảm 15 USD/tấn (-0,9%) so với mức trung bìnhtrong tháng 11/2014, và giảm 756 USD/tấn (-32,6%) so với tháng
12/2013
Theo báo cáo thống kê tháng 12/2015 của Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 12 đạt 129 nghìn tấn với giá trị 190 triệu USD, với ước tính này năm 2015 xuất khẩucao su đạt 1,07 triệu tấn với giá trị đạt 1,80 tỷ USD, tăng 0,2% về khối lượng nhưng lại giảm 27,7% về giá trị so với năm 2013 Giá cao su xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2014 đạt 1.695 USD/tấn, giảm 27,33%
so với cùng kỳ năm 2013 Mặc dù Trung Quốc và Ma-lai-xia vẫn duy trì
là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2014, nhưng lại có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể: Trung Quốc giảm 5,02% về khối lượng và giảm 30,26% về giá trị; Ma-lai-xia giảm 7,85% về khối lượng và giảm 36,96% về giá trị
1.2.3 Xu hướng và dự báo năm 2016
Nguồn cung dự kiến giảm
Trang 30Ba nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia chiếm khoảng 70% sản lượngcao su thiên nhiên toàn cầu, đã đồng ý cắt giảm xuất khẩu cao su thiênnhiên trong năm 2016 để giảm nguồn cung và hỗ trợ giá bán Thái Lan,quốc gia có sản lượng sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, đãtriển khai chính sách hỗ trợ giá cho nông dân, dự kiến sẽ đẩy giá cao sutại thị trường này lên mức giá 65 Baht/kg (khoảng 2.000 USD/tấn) trongvòng 2 tháng đầu năm 2016, được biết mức giá này cũng là giá thành sảnxuất cao su tại quốc gia này.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất cao su thiên nhiên đang bánvới giá bằng hoặc thấp hơn giá thành sản xuất Nhiều biện pháp đã đượctriển khai nhằm giảm giá thành sản xuất như cắt giảm lao động, chuyểnđổi phương thức khai khác mủ, giảm lương công nhân, giảm lượng phânbón… Nhiều hộ gia đình có diện tích trồng cao su chưa tới độ tuổi khaithác đã tiến hành hàng loạt biện pháp ngưng bón phân và chăm sóc, trồngxen kẽ các loại cây trồng khác, chờ đợi giá cao su phục hồi trở lại
Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ mang tính tạm thời và không phùhợp với sự phát triển lâu dài Nếu mức giá cao su không phục hồi, khảnăng thiếu hụt nguồn cung trong tương lai là rất lớn
Hình 20: Diễn biến giá cao su và giá cổ phiếu ngành cao su tự nhiên
Nhu cầu cao su tự nhiên tăng
Những nỗ lực nhằm phục hồi giá cao su của chính phủ các nước trồng cao su trong ngắn hạn có thể gặp khó khăn, do mức giá dầu thô thấp như
Trang 31hiện tại (dầu thô là nguyên liệu để sản xuất cao su nhân tạo - sản phẩm thay thế của cao su tự nhiên) Tuy nhiên, giá dầu thấp cũng sẽ thúc đẩy ngành săm lốp tăng trưởng và làm tăng nhu cầu tiêu thụ cao su, bao gồm
cả cao su thiên nhiên
Hình 21: Công ty cao su thiên nhiên niêm yết
Giá cao su dự báo sẽ ấm lên trong 2016
Trong tình hình giá dầu thô lao dốc thời gian qua, cơ quan thông tin
kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) đã cập nhật giá cao su tự nhiên
và những ước tính này giảm nhẹ so với giá được dự báo trước đó
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 10/2016, giátrung bình cao su RSS3 tại thị trường Malaysia được dự báo sẽ hồi phục
về mức 2.100 USD/tấn trong năm 2015 và sẽ tiếp tục tăng tới năm 2025với tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm (CAGR) là 2,9%
Tuy nhiên, trong báo cáo cập nhật vào tháng 1/2016, tổ chức này đãgiảm mức dự báo giá cao su xuống 1.700 USD/tấn trong năm 2015, tăngkhoảng 6% so với mức giá cuối năm 2014, nhưng nâng dự báo về CAGR
từ năm 2015 đến năm 2025 của giá cao su lên 4,3%
Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) nhận định, giá cao su tiếp tục ở mứcthấp trong năm 2016 và phải đến năm 2017, giá cao su sẽ tăng dần domột số nước giảm khai thác vì giá thấp Trong khi đó, ngành công nghiệp
sử dụng nguồn nguyên liệu cao su đang tăng và giảm bớt sản lượng thừa.Theo VRG, 6 tháng đầu năm 2016, thị trường cao su nội địa hoạt động trìtrệ do giá cao su thế giới giảm mạnh trong bối cảnh nền kinh tế thế giới
Trang 32phục hồi chậm, dư cung cao Tính chung 6 tháng, giá mủ cao su trongnước giảm từ mức 10.040 đồng/kg (tháng 01/2015) xuống còn 9.600đồng/kg Thậm chí có thời điểm xuống 6.080 đồng/kg vào cuối tháng5/2015.
Về thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam, hiện nay, Việt Nam xuấtkhẩu sang 70 thị trường, tuy nhiên, tình hình có nhiều biến động thấtthường nhất Theo đánh giá của Cục Trồng trọt (thuộc VRA), do tìnhhình kinh tế chung, nhu cầu nhập khẩu cao su vào Trung Quốc (nướcnhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam) giảm và những diễn biến phứctạp trên Biển Đông từ năm 2014 đã ảnh hưởng đến ngành cao su trongnước Ngoài ra, tâm lý của các nhà máy Trung Quốc là mua cầm chừng
do các doanh nghiệp Trung Quốc lo ngại Luật Thuế cao su hỗn hợp được
áp dụng từ ngày 01/7 ở Trung Quốc sẽ tạo nên áp lực làm giá cao sugiảm Mặt khác, ảnh hưởng của tỷ giá đồng USD/JPY đến giá cao su kỳhạn trên sàn giao dịch Tocom (Nhật), chỉ số USD tại thị trường Sicom,tác động của giới đầu cơ , cũng là những nguyên nhân cộng hưởng đếngiá cao su thiên nhiên Do đó, trong những năm tới, giá cao su nếu cótăng cũng chỉ ở mức dưới 2.500 USD/tấn (50 triệu đồng/tấn)
Cải thiện lợi nhuận bằng cách đa dạng hóa đầu ra
Việt Nam là nước xuất khẩu cao su đứng thứ tư trên thế giới, nhưnglại không có khả năng tác động đến giá bán cao su trên thế giới Trên thực
tế, giá bán cao su tại Việt Nam luôn thấp hơn các nước khác trong khuvực Một trong những nguyên nhân chính đó là thị trường cao su ViệtNam bị phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, dẫn đến việc bị ép giá và đầu
ra không ổn định
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường tiêu thụ cao sulớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 40% tổng sản lượng xuất khẩu.Nghịch lý là hầu hết sản phẩm cao su xuất khẩu đều ở dạng nguyên liệuthô, trong khi hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu các sản phẩm cao suchất lượng cao Giải pháp đặt ra không chỉ cho ngành cao su mà còn cho
cả nền kinh tế Việt Nam là cần phải tăng cường đầu tư vào những lĩnhvực giúp tăng giá trị sản phẩm cao su
Hiện tại, ngành cao su Việt Nam bước đầu cũng ghi nhận được nhữngcải thiện đáng kể trong xu hướng này, điển hình như:
Trang 33(1) Các nhà máy sản xuất lốp radial toàn thép của CTCP Công nghiệpCao su Miền Nam - Casumina (mã cổ phiếu CSM) và CTCP Cao su ĐàNẵng (mã cổ phiếu DRC) đã đi vào hoạt động với công suất lần lượt350.000 lốp/năm và 300.000 lốp/năm
(2) Dự án nâng công suất sản xuất găng tay cao su từ 1,2 tỷ lên 4 tỷ chiếc/năm của CTCP VRG Khải Hoàn thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao suViệt Nam
(3) dự án nhà máy lốp xe với công suất 24.700 lốp/ngày của Bridgestone
sẽ đi vào hoạt động vào năm 2016, dự kiến sẽ nâng công suất lên 49.000lốp/ngày vào năm 2017
Trong năm 2016, ngành cao su Việt Nam hy vọng sẽ đón nhận nhiềutín hiệu lạc quan từ việc mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng cao
su thành phẩm Điển hình là trường hợp của CSM đã đạt được thỏa thuậnlần đầu tiên xuất khẩu lốp xe radial toàn thép sang thị trường Mỹ với sốlượng xuất khẩu ước tính khoảng 200.000 chiếc, với tổng giá trị gần 57triệu USD trong năm 2015
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường xăm lốp tại Mỹ trong năm
2016 nhiều khả năng sẽ tạo ra một xu hướng xuất khẩu mới cho ngànhxăm lốp tại Việt Nam
Theo số liệu của TrueCar.com và Kelley Blue Book, doanh số bán xe
du lịch tại thị trường Mỹ tháng 1/2016 ước tính tăng khoảng 13% so vớicùng kỳ năm trước, đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 8/2013
Triển vọng của các công ty cao su thiên nhiên niêm yết
Trong năm 2015, cổ phiếu các công ty cao su thiên nhiên giảm 21%,phần lớn do xu hướng giảm của giá cao su, trong khi chỉ số VN-Indextăng 8% và HNX-Index tăng 22% Nhiều công ty cao su có kết quả kinhdoanh tốt trong nửa đầu năm 2015 nhờ giá bán cao su cao, tuy nhiên, sau
đó phải bán cao su với mức giá bằng giá thành sản xuất trong nửa cuốicủa năm 2015
Trong bối cảnh giá cao su thấp như hiện nay, ngoài những biện phápnhằm giảm giá thành sản xuất như đã nêu trên, những công ty cao su cónăng suất cao trong ngành như CTCP Cao su Đồng Phú (mã cổ phiếuDPR), CTCP Cao su Tây Ninh (mã cổ phiếu TRC) (khoảng 2,3 tấn/héc-ta/năm) sẽ có nhiều thuận lợi hơn để giảm giá thành và hoàn thành kếhoạch kinh doanh đề ra
Trang 34Bước sang năm 2016, xét về tổng thể, kết quả kinh doanh của nhữngdoanh nghiệp ngành cao su tự nhiên có thể không bằng cả năm 2015 (donửa đầu năm 2015 các doanh nghiệp này có kết quả kinh doanh tốt),nhưng tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn so với thời điểm cuối năm
2015 Thị trường đã phản ánh giá bán cao su thấp vào giá cổ phiếu trongnăm 2015 Từ năm 2016, giá cổ phiếu các doanh nghiệp ngành cao suthiên nhiên tại Việt Nam sẽ có sự phục hồi vững chắc
Trang 352 TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU BẾN THÀNH
2.1: Các thông tin cơ bản
Tên pháp định Công ty cổ phần Cao su Bến Thành
Tên quốc tế BEN THANH RUBBER JOINT STOCK COMPANY
Ngành Hóa chất thông thường
2.2: Lịch sử hình thành, lĩnh vực hoạt động và địa bàn kinh doanh
Lịch sử hình thành
Trang 36 Tiền thân Công ty Cổ phần Cao su Bến Thành là Xí nghiệp Cao SuGiải Phóng trực thuộc Sở Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1976.
Năm 1994, đổi tên thành Công ty Cao Su Bến Thành trực thuộc
Sở Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2007, thưc hiện chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân Tp HCM, Công ty cao su Bến Thành chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Cao
su Bến Thành, trực thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103006783 do sở KH-
ĐT TPHCM cấp ngày 20/04/2007, vốn điều lệ 40 tỷ đồng
Tháng 2/2008, tăng vốn điều lệ lần thứ 1 lên 75 tỷ đồng do phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, CBCNV và đối tác chiến lược
Tháng 7/2010, tăng vốn điều lệ lần thứ 2 lên 82,49998 tỷ đồng do phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu Cổ phiếu
BERUBCO được chính thức giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là BRC Tiến thành đầu tư dây chuyền sản xuất băng tải cao su lõi thép, có tính năng vượt trội so với băng tải lõi vải thông thường, dự án đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tham gia chương trình kích cầu đầu tư trên địa bàn thành phố, với mức hỗ trợ là 100% lãi suất vay của các tổ chức tín dụng
Lĩnh vực hoạt động chính
Sản xuất và mua bán sản phẩm cao su: Băng tải, dây courroie, dây trân bản, vỏ ruột xe đạp, xe gắn máy, cao su nguyên liệu, sản phẩmcao su kỹ thuật
Mua bán nguyên liệu, vật tư, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp
Sản xuất, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ
Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá
Cho thuê mặt bằng, văn phòng làm việc
Xây dựng công trình dân dụng
Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
Kinh doanh lữ hành nội địa
Kinh doanh nhà hàng, khách sạn (không hoạt động tại trụ sở)
Kinh doanh nhà
Mua bán hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh)
Địa bàn kinh doanh
Thị trường nội địa: BERUBCO độc quyền kinh doanh băng tải lõi thép tại Việt Nam
Trang 37 Thị trường xuất khẩu:
Châu Á: Campuchia, Singapore, Malayxia, Trung Quốc, Indonesia, Ả rập
Châu Âu: Ai Cập
Châu Mỹ: Mỹ, Mexico
2.3 Chiến lược phát triển và đầu tư
Các mục tiêu chủ yếu của Công ty
Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động đầu tư và phát triểnsản xuất kinh doanh;
Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, phấn đấu đến năm
2020 sẽ là nhà sản xuất băng tải cao su lớn nhất và đa dạng nhấtViệt Nam; phát triển sang thị trường Thế giới, tích cực quan hệ vớicác đối tác nước ngoài để đầu tư phát triển;
Cải tiến chất lượng sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinhdoanh theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuậtcao, chất lượng tốt Qua đó, nâng cao uy tín, vị thế Công ty so vớicác doanh nghiệp cùng ngành, phát triển thương hiệu BERUBCO,tối đa hóa lợi nhuận của Công ty và cổ đông;
Xây dựng môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp, tạo điềukiện làm việc tốt nhất cho người lao động Đồng thời, nâng cao đờisống cho cán bộ công nhân viên
Chiến lược phát triển trung và dài hạn
Chú trọng đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, mở rộngquy mô sản xuất để đón đầu xu hướng phát triển của các ngành sảnxuất công nghiệp tương lai;
Trang 38 Đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới, nâng cao tiêu chuẩn đánh giáchất lượng để luôn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của kháchhàng trong và ngoài nước;
Chủ động trong công tác thăm dò thị trường, xây dựng và pháttriển thương hiệu đến với các đối tượng khác hàng trong và ngoàinước; tiếp tục khai thác thị trường trong nước, đồng thời từng bướcxâm nhập thị trường nước ngoài tìm kiếm các khách hàng tiềmnăng
2.4 Kết quả kinh doanh năm 2015 và các chỉ tiêu năm 2016
Bảng 1: Kết quả kinh doanh năm 2015
(đv:1,000,000)
Trang 39Vốn chủ sở hữu 190,602,469,73
9
Bảng 3: Kế hoạch kinh doanh 2016
Lợi nhuận trước thuế 15.600.000
xe du lịch, xe tải, xe máy,… để đi lại và làm việc đặc biệt ở các trung tâm đô thị hóa, nơi có nhiều xí nghiệp, nhà máy sản xuất Theo đó, chắc chắn rằng nhu cầu sử dụng lốp xe không ngừng gia tăng, bao gồm cả lốp mới và lốp thay thế
Việt Nam sở hữu nguồn cao su thiên nhiên dồi dào, đây là nguồn nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá thành sản xuất săm lốp Với nguồn nguyên liệu dồi dào và ổn định sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành săm lốp trong nước
Bên cạnh đó là nhân công rẻ và thuế xuất khẩu mặt hàng săm lốp
là 0% thì tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu của các sản phẩm săm lốp là khá lớn
Thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới là Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật đều thuận lợi về mặt địa lý cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sản phẩm của mình Ngoài ra, các
Trang 40doanh nghiệp sản xuất lốp trong nước đã và đang tiếp cận rất tốt với các thị trường mới nổi như Châu Phi, Bangladesh, Sri-Lanka, Campuchia, Lào, Myanmar Đây cũng được xem là lợi thế cạnh tranh của săm lốp Việt Nam so với các thương hiệu đắt tiền trên thế giới tại các thị trường này.
Việt Nam chưa có quy chuẩn Quốc gia đối với mặt hàng cao su, săm lốp xe nhập khẩu làm giảm sức cạnh tranh của những thương hiệu nội địa cũng như chưa tạo rào cản đối với hàng ngoại nhập, giá rẻ chất lượng thấp Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều rào cản bảo hộ thương mại khi xuất khẩu đi các nước
Lực lượng cán bộ có năng lực còn thiếu, chưa tiếp cận được thị trường tăng trưởng mạnh là lốp ô tô con Chưa tự chủ được một số nguyên liệu sản xuất lốp xe mà phải nhập khẩu từ nước ngoài như: cao su tổng hợp, than đen, hóa chất,…
Cơ hội
Thị trường trong nước :
Theo thống kê thì tỷ lệ sở hữu xe ô tô cá nhân ở Việt Nam thấp hơnmức trung bình của các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Malaysia Điều này cho thấy về dài hạn nhu cầu tiêu thụ săm lốp trong nước sẽ không ngừng tăng lên
Nguồn cung tất cả các loại lốp ô tô hiện nay trong cả nước chỉ đáp ứng được 70-80% tổng nhu cầu cả nước (đã bao gồm các doanh nghiệp vốn FDI tại Việt Nam) Riêng lốp Radial chỉ mới đáp ứng được khoảng 10%, còn lại đều phải nhập khẩu Như vậy dư địa tăng trưởng cho ngành săm lốp còn khá lớn Ngoài ra, thuế suất nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN giảm xuống còn 50% và theo
lộ trình đến năm 2018 giảm xuống 0% sẽ giúp lượng ô tô nhập