C atfish farming along Mekong and Bassac rivers depends heavily on waterquality of the two rivers, whereas quality of water of these rivers are
3. Kết quả Và thảo Luận
3.1. đánh giá hiện trạng CLn sông tiền, sông hậu
3.1.1. Theo không gian
a. trên sông tiền, sông hậu
độ ph của cả hai dòng sông dao động trong khoảng thích hợp từ 7,1-7,4 và tương đối ổn định từ thượng nguồn đến cuối nguồn. đây là hai lưu vực sông chính vùng đbscl, lưu lượng nước lớn nên giữa các lưu vực ph ít thay đổi. Nồng độ bod dao động thích hợp từ 3,6 - 4,6 mg/l, tương ứng với giá trị do trong khoảng cho phép 4,89-6,51 mg/l.
kết quả ghi nhận hàm lượng nitrat thấp (0,17 - 0,42 mg/l), nhưng tN hầu hết đều cao hơn 4,0mg/l. Theo các tiêu chuẩn nước ngoài (mỹ: tN < 0,9 mg/l và trung quốc: tN < 0,5 - 1,0 mg/l cho nước nuôi cá), tN trong nước sông hầu như đã vượt mức quy định đối với mục đích bảo tồn thủy sinh và tiềm tàng khả năng gây ra sự phú dưỡng [5].
b. trong các kênh/rạch lân cận đổ vào sông tiền, sông hậu
hàm lượng tN và tp trên các kênh/rạch ở mức tương tự như trong hai dòng sông chính (tN: 2,97 - 5,34 mg/l; tp: 0,24 - 1,47 mg/l). tỉ lệ tN/tp cho thấy, các điểm kênh sông hậu (ksh) thì cả Nitơ và phốtpho đều là yếu tố giới hạn, trong khi các điểm kênh sông tiền (kst) phốtpho là yếu tố giới hạn chiếm ưu thế hơn.
Mức độ ô nhiễm vi sinh ở các kênh rạch là khá cao vì coliform tổng cao vượt gấp nhiều lần giới hạn cho phép QCVN. Coliform tổng của KSH cũng ghi nhận cao hơn KST rất nhiều lần (Bảng 3), điều này cho thấy mức độ ô nhiễm vi sinh ở KSH là rất đáng báo động.
3.1.2. Theo thời gian
a. trên sông tiền, sông hậu
Nồng độ bod của sông tiền, sông hậu dao động dưới 5,0 mg/l ở các tháng đầu năm và có xu hướng tăng dần vào cuối mùa mưa, đạt mức cao nhất vào tháng 10 là 8,0 mg/l (hình 2 và hình 3). Như vậy, cuối mùa mưa lượng nước sông gia tăng và nguồn nước từ thượng lưu đổ xuống mang nhiều phù sa, các chất cặn lắng tạo nên một dòng chảy chứa nhiều chất bẩn và tạo điều kiện cho mầm bệnh vi sinh vật trong nước phát triển.
VHình 2. Diễn biến BOD sông Hậu VHình 3. Diễn biến BOD sông Tiền
VHình 1. Tỉ lệ TN/TP trong nước ST-SH
Tỉ lệ TN/TP sông Tiền, sông Hậu theo từng khu vực khảo sát (Hình 1) dao động trong khoảng khá hẹp từ 5,1- 7,3 (sông Hậu) và 5,2 -6,2 (sông Tiền). Nhìn chung, yếu tố giới hạn sự phú dưỡng phụ thuộc vào không gian và thời gian, trong đó phần lớn Phospho là yếu tố giới hạn. bảng 3. Coliform KSh và KSt Coliform (Mpn/ml) khu vực ksh kst 1 1281 46 2 204 94 3 214 137 4 1355 297 5 406 36 NghiêN cứu
VHình 4. Diễn biến Coliform KSH VHình 5. Diễn biến Coliform KST
3.2. Mô hình đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước nguồn nước
3.2.1. Theo không gian
clN trên sông hậu, sông tiền khá tốt, thể hiện qua giá trị y là rất thấp trong suốt một năm khảo sát và sông tiền chất lượng nguồn nước tốt hơn bên nhánh sông hậu (hình 6). trong các kênh/ rạch đổ vào sông tiền, sông hậu thì giá trị y có cao hơn, và một số lưu vực giá trị y nằm trong mức “có dấu hiệu ô nhiễm” (như ksh1, ksh5; kst2, kst4) nhưng nhìn chung là các chỉ tiêu về ô nhiễm hữu cơ đều nằm trong ngưỡng thích hợp cho nuôi thủy sản nước ngọt.
3.2.2. Theo thời gian
sông hậu: Nguồn nước khá tốt chỉ trừ một vài lưu vực (sh_v3 và sh_v5) vào tháng 10 thì giá trị y là 1,71. còn ksh: chỉ trừ tháng 7, các tháng còn
lại đều có ghi nhận giá trị y “có dấu hiệu ô nhiễm” tại một vài khu vực. trong đó tháng 10 được xem là mức độ ô nhiễm cao nhất.
sông tiền: cả bốn đợt khảo sát đều ghi nhận clN trên sông tiền là rất tốt. trên kst cũng khá tương tự như trên ksh: ghi nhận “có dấu hiệu ô nhiễm” ở nhiều lưu vực (chỉ trừ vào tháng 7).
3.3. Thảo luận chung
hầu hết thông số clN sông tiền, sông hậu như clorua, ph, ammonia, sắt tổng… đều đạt qcvN 08:2008. mặc dù hàm lượng p-po4 và N-No3 ghi nhận ở mức thấp nhưng giá trị tN thường là cao hơn 3,5 mg/l. do đó, nồng độ tN trong nước sông tiền, sông hậu đang ở mức tiềm tàng gây sự phú dưỡng, đặc biệt là vào mùa khô [5]. tuy nhiên, nếu xem xét yếu tố giới hạn sự phú dưỡng trên sông tiền, sông hậu và các kênh/rạch kết quả ghi nhận coliform trên sông tiền
có mật độ thấp hơn rất nhiều so với sông hậu. sự hiện diện của coliform tổng trên sông tiền ít biến động theo thời gian trên cả dòng sông, chỉ dao động trung bình 100 - 120 mpN/ml. Ngược lại, coliform trên sông hậu biến động rất khác nhau qua từng giai đoạn khảo sát. vào mùa mưa, coliform sông hậu cao gấp hơn 15 lần so với sông tiền, với mật độ hiện diện tại vùng cuối nguồn sh_v5 là 2100 mpN/ml vào tháng 7.
b. trong các kênh/rạch lân cận đổ vào sông tiền, sông hậu
hàm lượng ammonia tăng cao vượt ngưỡng ở điểm tân phú - đồng Tháp (kst2) vào tháng 4/2011 với giá trị là 0,58 mg/l (so với ngưỡng cho phép là 0,2 mg/l). vào cuối mùa khô cũng ghi nhận ammonia trung bình cao hơn so với các tháng mùa mưa.
mật độ vi sinh rất cao ở ksh với giá trị cao nhất là 4.600 mpN/ml vào tháng 1 ở Thạnh mỹ tây - an giang (ksh1) và tháng 10 tại Nhơn Nghĩa - cần Thơ (ksh4) (hình 4). trong khi đó, các điểm đổ vào sông tiền thì giá trị cao nhất là 1.100 mpN/ml vào tháng 1 tại mỹ đức đông - tiền giang (kst4) (hình 5).
qua tỷ số tN/tp thì phốt pho có thể xem là yếu tố giới hạn chủ yếu.
Nồng độ bod nước sông tiền, sông hậu hầu hết đều nằm trong ngưỡng cho phép ngoại trừ tháng 10 (là 8,0 mg/l). bod đạt chất lượng tốt cho nuôi trồng thủy sản (Ntts) nhưng có xu hướng tăng lên trong những vùng Ntts phát triển nhanh (như an giang, đồng Tháp, cần Thơ), nhất là vào những tháng cuối mùa mưa. điều này có thể do tác động của lũ và nước một chiều từ thượng nguồn đổ về mang theo lượng hữu cơ cao. hàm lượng bod tăng và do giảm ở các kênh/rạch cho thấy sự tăng ô nhiễm chất hữu cơ do sự phát triển của nhiều hoạt động sản xuất trong những năm qua.
sự ô nhiễm bởi tác nhân gây bệnh, tổng coliform trong đó có vi khuẩn phân, là một trong những lo ngại về clN do chúng có thể gây ra các bệnh đường ruột đối với người và động vật. ô nhiễm vi khuẩn phân thường bắt nguồn từ các chất thải sinh hoạt, đô thị và công nghiệp, chất thải từ con người và vật nuôi thải vào các kênh rạch và đổ vào sông tiền, sông hậu. mật độ tổng coliform trong nước sông vượt quá mức cho phép qcvN rất nhiều lần. do đó, nước sông hậu và đặc biệt là các kênh/ rạch nhỏ đổ vào sông tiền, sông hậu có thể bị ô nhiễm bởi vi khuẩn coliform.
Nếu như trong giai đoạn 2005 - 2010, chỉ số mức độ ô nhiễm trên sông tiền, sông hậu là 1,62 [2] thì đến giai đoạn 2011 - 2012 clN sông tiền, sông hậu được đánh giá là còn tốt hơn nữa với giá trị y là 1,40 (chỉ tính cho riêng sông tiền, sông hậu) và 1,52 (tính luôn cả các
kênh/rạch đổ vào sông tiền, sông hậu). điều này là khá hợp lý khi các giá trị ghi nhận đều ở mức thấp hơn đối với các chỉ tiêu: ph, do, ammonia, sắt tổng,... Như vậy, mặc dù hiện vẫn còn nhiều nghi ngại về vấn đề ô nhiễm nguồn nước sông tiền, sông hậu và cũng đã ghi nhận thỉnh thoảng hàm lượng chất ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép Ntts ở các kênh/rạch nhỏ, nhưng với bức tranh tổng thể thì clN sông tiền, sông hậu còn rất tốt, thuận lợi cho việc quy hoạch các vùng nuôi cá tra.
4. Kết Luận
clN ở thượng nguồn được đánh giá là tốt hơn các điểm ở giữa nguồn và xuôi về cuối nguồn, và clN sông tiền thì được xem là tốt hơn sông hậu. Theo thời gian, vào cuối mùa khô, nồng độ do thấp hơn trong khi hàm lượng hữu cơ như ammonia, tN, tp thường là cao hơn mùa mưa. tuy nhiên, vào cuối mùa mưa hàm lượng coliform trong nguồn nước rất cao, vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần. Tháng 7 clN được xem là tốt nhất trên tất cả các lưu vực. tại các điểm ở kênh rạch, ammonia tăng cao vượt ngưỡng vào tháng 4, lượng bod cũng cao hơn rất nhiều so với các vị trí trên hai dòng sông chính.
kết quả của mô hình cũng cho thấy, chỉ số mức độ ô nhiễm trên sông tiền, sông hậu ở mức rất thấp (1,33 và 1,47) và trên các sông rạch lân cận đổ vào sông tiền, sông hậu thì giá trị y có cao hơn (1,63 - 1,67) nhưng vẫn còn ở mức cho phép. Như vậy, với bức tranh tổng thể thì clN sông tiền, sông hậu trong giai đoạn 2011 - 2012 vẫn khá tốtn
Tài liệu THaM KHảo
O Đỗ Quang Tiền Vương, Nguyễn Thanh Trúc, Trương Thanh Tuấn, Đặng Ngọc Thùy, Thới Ngọc Bảo, Đoàn Văn Tiến và Lê Hồng Phước, Xây dựng bộ thông số, chỉ số và quy trình Ngọc Bảo, Đoàn Văn Tiến và Lê Hồng Phước, Xây dựng bộ thông số, chỉ số và quy trình quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản, BCKH Viện NCNTTS II (2012).
O Lưu Đức Điền, Trương Thanh Tuấn và Đỗ Quang Tiền Vương, Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra, Tạp chí NN&PTNT(2012) 68-76. trường nước sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra, Tạp chí NN&PTNT(2012) 68-76.