Xây Dựng nền Kinh tế xAnh tại Việt nAM

Một phần của tài liệu So 7_full (Trang 46 - 47)

xAnh tại Việt nAM

Theo chương trình môi trường liên hợp quốc (uNEp), nền kinh tế xanh (ktX) là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Nói một cách đơn giản, nền ktX có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội. trong khi tài nguyên trên

thế giới đang dần cạn kiệt, đa dạng sinh học bị suy giảm, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nhiều quốc gia lựa chọn ktX là mô hình phát triển mới để giải quyết đồng thời những vấn nạn đang diễn biến phức tạp. Thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nền ktX sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ cácbon thấp, khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn.

việt Nam đang theo đuổi mô hình nền ktX với các định hướng của chính phủ, thể hiện trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng Xanh được ban hành tại quyết định số 1393/qđ-ttg ngày 25/9/2012. chiến lược đặt ra mục tiêu chung là tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế cácbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính. ba nhiệm vụ chính trong chiến lược được đặt ra gồm giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Xanh hóa sản xuất; Xanh hóa

lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. ba nhiệm vụ chính được cụ thể hóa bằng 17 giải pháp thực hiện hướng tới mục tiêu xây dựng nền ktX.

trong số những giải pháp thực hiện để đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh, giải pháp về thúc đẩy phát triển các ngành ktX; thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh hướng trực tiếp tới quá trình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Nội dung chính của nhóm giải pháp này là Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn về ngành kinh tế, các sản phẩm dán Nhãn xanh/sinh thái; xây dựng chính sách ưu đãi đối với nghiên cứu khoa học - công nghệ và phát triển, sản xuất và khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm xanh/sinh thái; Thúc đẩy việc dán Nst và phổ biến thông tin các sản phẩm thân thiện môi trường đến toàn xã hội; áp dụng mua sắm xanh đối với một số nhóm sản phẩm; Nghiên cứu ban hành quy chế chi tiêu công xanh, trong đó chi đầu tư và chi thường xuyên của ngân sách nhà nước phải ưu tiên mua sắm và

VThứ trưởng Bộ

TN&MT Bùi Cách Tuyến trao Giấy Chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam cho Công ty TNHH Procter & Gramble Đông Dương và Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang

phát triểN bềN vữNg

sử dụng hàng hóa dán Nst, hàng hóa có khả năng tái chế; sử dụng công cụ kinh tế, kỹ thuật để khuyến khích các dN sử dụng tiết kiệm tài nguyên và hạn chế lãng phí năng lượng và tài nguyên; xây dựng hệ thống chứng nhận và dán Nst cho các sản phẩm xanh; hình thành và quảng bá thị trường sản phẩm xanh; sử dụng các công cụ kinh tế, kỹ thuật và các biện pháp khuyến khích dân cư tiêu dùng hợp lý theo hướng bền vững; áp dụng một số công cụ kinh tế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế và phí bvmt để điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý, trước hết đối với những sản phẩm có hại cho sức khỏe, văn hóa và môi trường…

Một phần của tài liệu So 7_full (Trang 46 - 47)