Về ô nhiễM Môi tRường ở Dương Liễu

Một phần của tài liệu So 7_full (Trang 34 - 35)

ở Dương Liễu

Xã dương liễu nằm ở phía tây bắc của huyện hoài đức, tp hà Nội, đặc biệt từ khi hà tây sát nhập với hà Nội, làng nghề cbNstp xã dương liễu có rất nhiều lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm. trong năm 2012, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại đã đạt và vượt kế hoạch. tổng thu nhập ước

đạt hơn 100 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 83,7% trong cơ cấu kinh tế, trong đó cbNstp chiếm vị trí chủ đạo. do điều kiện đất đai chật hẹp và chưa có quy hoạch sản xuất hợp lý nên hiện nay làng nghề đang thiếu cơ sở vật chất cho sản xuất. Nơi sản xuất chính phần lớn chung với nơi ở, sinh hoạt. còn khu vực phơi các sản phẩm được tập trung hầu hết ở cánh đồng và ven các tuyến đường bê tông, đường đê, trên các khoảng đất trống.

các hoạt động cbNstp bao gồm: việc rửa, bóc, tách vỏ nguyên liệu; nghiền, xay các loại củ (dong, sắn, đỗ); ngâm, ủ, lọc bột dong, sắn; phơi sấy sản phẩm; vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm… bởi vậy, đối với chất thải rắn chủ yếu là các loại bã sắn, bã dong; vỏ (sắn, dong, đỗ, khoai) kèm với đất cát; xỉ than. đối với nước thải, đặc trưng là có

V Miến được phơi ở ngay ven đường, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm

hàm lượng hữu cơ cao, thể hiện qua lượng bod, cod trong nước thải lớn hơn hàng chục, hàng trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép.

hiện nay, ở dương liễu chưa có bất cứ sự đầu tư máy móc nào nhằm giảm thiểu chất thải, bvmt. do đó, hiệu suất của nguyên liệu không cao, đồng nghĩa là khối lượng thải lớn không được xử lý trước khi thải ra môi trường nên gây ô nhiễm là điều tất yếu.

hơn nữa, do thiếu mặt bằng sản xuất nên toàn bộ việc phơi các sản phẩm (bột sắn, dong, miến) được tập trung ở cánh đồng, ven đường đi, các bãi đất trống; hàng trăm tấn nguyên liệu (chủ yếu là củ sắn, củ dong được chất đống ở khu vực chợ nông sản, ven các đường đi)… làm mất vệ sinh môi trường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

trong các hoạt động sản xuất cbNstp tại làng nghề, có một số hoạt động cần thiết phải sử dụng nhiệt năng như nấu mạch nha, làm miến mà nguồn nhiên liệu chủ yếu là than cũng tạo ra một lượng co, co2, so2 không nhỏ. đồng thời, việc vận chuyển các nguyên liệu và sản phẩm bằng nhiều loại phương tiện khác nhau (có xe cải tiến, xe máy, xe kéo gắn máy, ô tô…) cũng làm cho nồng độ các chất trên và nồng độ bụi tăng cao. Nhất là vào mùa vụ sản xuất chính (thời điểm từ tháng 9 - 12 âm lịch), sự ô nhiễm không khí có biểu hiện khá rõ. Ngoài ra, các thời điểm khác hàm lượng này gần như chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

môi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng làng nghề và các vùng lân cận. rất nhiều bệnh tật có liên quan đến các loại hình sản xuất cbNstp đã được thống kê như: bệnh lỵ, tiêu chảy, đau mắt hột, viêm phế quản… vấn đề đặt ra là cần có những biện pháp phù hợp với thực trạng sản xuất và hiện trạng môi trường của làng nghề nhằm sản xuất hiệu quả gắn với cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Một phần của tài liệu So 7_full (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)