Thành phố bền vững môi trường”
Thành phố bền vững môi trường” môi trường (tpbvmt)” do quỹ hợp tác Nhật bản - asEaN tài trợ, được phát động lần đầu tiên tại hội nghị bộ trưởng môi trường cấp cao asEaN vào năm 2003 ở capuchia. chương trình đã được triển khai tại 14 thành phố ở 8 nước gồm: campuchia, inđônêxia, lào, myanmar, malaixia, philippin, Thái lan và việt Nam, nhằm thúc đẩy mạng lưới hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực asEaN để giải quyết những thách thức do quá trình đô thị hóa gây ra, cũng như các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường. chương trình tập trung vào 5 hoạt động chính: đưa ra sáng kiến xây dựng tpbvmt đông á; hình thành hệ thống dữ liệu và thông tin về tpbvmt; tạo ra diễn đàn các thành phần công - tư đối với tpbvmt; tăng cường năng lực xây dựng tpbvmt; trao giải thưởng tpbvmt dựa trên bộ tiêu chí chung asEaN.
CAMpuChiA
campuchia tập trung “Xây dựng tp sạch” với các hoạt động: phổ biến tiêu chí tpbvmt asEaN tới nhà quản lý, người dân dưới hình thức xuất bản sách (tiếng anh, tiếng khmer); chương trình sáng kiến quốc gia về “Xây dựng tp sạch”, nhằm cải thiện nhận thức về các điều kiện sống phù hợp với người dân; thay đổi hành vi, thói quen xả rác thải (tái sử dụng, tái chế và giảm thiểu); phương châm sạch từ trong
nhà ra ngõ, xóm; môi trường, điều kiện vệ sinh; cải thiện ngành du lịch. campuchia đã từng bước thực hiện: biên soạn hướng dẫn cơ chế chính sách về đất sạch, nước sạch và không khí sạch nhằm chấm điểm cho cơ quan quản lý môi trường ở 24 tỉnh; trao giải thưởng “tp sạch” với các tiêu chí: quản lý môi trường; sạch; quản lý rác thải; cải thiện vùng đất xanh; Nâng cao ý thức người dân; an ninh xã hội, đảm bảo sức khỏe cộng đồng dân cư; hạ tầng và khai thác du lịch.
tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, campuchia cũng gặp một số khó khăn như: hệ thống văn bản pháp luật (vbpl) chưa đầy đủ; mức độ hiểu biết của người dân về mô hình tpbvmt còn hạn chế; sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành chưa chặt chẽ; Nguồn tài chính để triển khai hoạt động còn thiếu.
vì thế, các cơ quan quản lý của campuchia đã nghiên cứu và đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề trên, cụ thể: rà soát lại hệ thống vbpl cũng như các quy định ở cấp địa phương, tiến hành sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp; tìm kiếm các nguồn tài trợ; Thực hiện chương trình “công - tư kết hợp đối với tp sạch”; Nỗ lực tuyên truyền tới cộng đồng, chính quyền địa phương về tpbvmt để nâng cao ý thức, từng bước thay đổi hành vi của người dân về quản lý rác thải và trách nhiệm đối với môi trường; huy động các sáng kiến, chương trình giảng dạy, các chiến dịch xây dựng tpbvmt…