Nhãn xAnh Việt nAM

Một phần của tài liệu So 7_full (Trang 45 - 46)

Nhãn xanh việt Nam là tên gọi của chương trình Nhãn sinh thái (Nst) tại việt Nam được triển khai thực hiện từ năm 2009 với mục tiêu liên tục cải thiện và duy trì chất lượng môi trường sống thông qua giảm thiểu sử dụng và tiêu dùng năng lượng, vật liệu cũng như các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ đời sống.

chương trình Nhãn xanh việt Nam được xây dựng nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp (dN) thiết kế sản phẩm và tiến hành hoạt động theo hướng giảm các tác động có hại tới tN&mt trong suốt quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, bao gói, vận chuyển, tiêu thụ và thải bỏ sản phẩm; tạo lập thị trường bền vững cho sản phẩm thân thiện với môi trường thông qua các cơ chế ưu đãi cho tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu dùng; khuyến khích ngành công nghiệp việt Nam xuất khẩu sản phẩm vào thị trường thế giới với cam kết thực hiện các quy định về môi trường đáp ứng các tiêu chuẩn sản phẩm theo iso 14024; tăng cường hợp tác với mạng lưới Nst trong khu vực và trên thế giới, thỏa thuận công nhận/thừa nhận lẫn nhau với các hệ thống cấp Nst của các quốc gia và các tổ chức...

tương tự như Nst của các quốc

gia, Nhãn xanh việt Nam được dùng để chỉ ra những sản phẩm có mức độ ưu tiên chung về môi trường cao hơn so với những loại sản phẩm khác trong cùng một nhóm sản phẩm trên cơ sở đánh giá những tác động và ảnh hưởng lên môi trường của toàn bộ chu trình luân chuyển (vòng đời) của sản phẩm. Nhãn xanh việt Nam được gắn trên những sản phẩm không chỉ tốt về chất lượng mà còn tuân thủ các yêu cầu môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng và tái chế, đồng thời là sản phẩm tốt hơn sản phẩm cùng loại về tiết kiệm năng lượng và ít tổn hại tới môi trường hơn. việc xác nhận sản phẩm đủ điều kiện được gắn Nhãn xanh việt Nam là hoạt động chứng nhận sự phù hợp của loại sản phẩm với các yêu cầu của tiêu chí Nhãn xanh do bộ tN&mt công bố.

Theo quy định của pháp luật việt Nam, sản phẩm được cấp Nst là sản phẩm thân thiện với môi trường. cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí về bvmt. vì vậy, khi sản phẩm được gắn Nhãn xanh việt Nam cũng có nghĩa là cơ sở sẽ được hưởng những ưu đãi theo quy định của pháp luật.

các ưu đãi kèm theo chứng chỉ về Nst/Nhãn xanh việt Nam sẽ khuyến khích dN tích cực hướng tới thực hiện việc gắn Nst trên các sản phẩm của mình nhằm tạo ra một

lợi ích kép của dN. một mặt, dN sẽ được hưởng các ưu đãi từ phía Nhà nước, mặt khác quan trọng hơn là thị phần sản phẩm của dN sẽ được mở rộng với các sản phẩm được gắn Nst. sở dĩ như vậy là do đang có một xu thế của người tiêu dùng (Ntd) khi mua sản phẩm hàng hóa không chỉ quan tâm đến chất lượng, mẫu mã, giá cả mà còn xem xét đến các yếu tố sức khỏe, môi trường của sản phẩm - những yếu tố này được hội tụ trong các sản phẩm được gắn Nst. các sản phẩm thân thiện với môi trường là một chứng chỉ xanh để sản phẩm của các dN có thể đứng vững trên thị trường trong nước và thực hiện mục tiêu vươn tầm ra các thị trường khác, đặc biệt là những thị trường có đòi hỏi khắt khe về môi trường như Eu, mỹ...

Nst không chỉ đem lại lợi ích cho nhà sản xuất mà Ntd cũng được hưởng lợi. cái lợi lớn nhất của Ntd là sức khỏe được bảo đảm, nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến các sản phẩm mà họ tiêu dùng được loại bỏ do những sản phẩm thân thiện với môi trường có tiêu chí khắt khe để loại trừ tối đa những tác động có hại đến sức khỏe con người và môi trường. đồng thời, khi sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường Ntd đã gián tiếp thực hiện hành vi có lợi cho bvmt. bởi thông qua thói quen tiêu dùng, Ntd đưa ra định hướng về kế hoạch sản xuất và chất lượng sản phẩm, các yếu tố về môi

phát triểN bềN vữNg

trường cho nhà sản xuất, góp phần tác động đến ý thức của nhà sản xuất trong công tác bvmt.

có thể nhận định rằng, Nst/ Nhãn Xanh việt Nam sẽ là mục tiêu hướng tới của dN và thói quen tiêu dùng của Ntd. dN hướng tới Nst để bảo đảm về thị phần kèm theo đó là lợi nhuận, Ntd hướng tới Nst để bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng. hai lợi ích, hai chủ thể nhưng cùng hướng tới một mục tiêu chung là bvmt và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Một phần của tài liệu So 7_full (Trang 45 - 46)