1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam

86 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Các tác giả nghiên cứu và sản xuất giống nấm Châu Âu thường tạo giống thuần khiết từ các đơn bào tử, chọn dòng vô tính, chọn dòng hữu tính và nhân giống nấm trên các môi trường khác nhau

Trang 1

Viện Di truyền Nông nghiệp

Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật

-

Báo cáo tổng kết đề tài

Tên đề tài:

Nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn

và nấm dược liệu quý ở Việt Nam

(Đề tài độc lập cấp nhà nước)

- Thời gian thực hiện: 24 tháng từ 9/2001 - 9/2003

- Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật

(Viện Di truyền Nông nghiệp )

- Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội

- Điện thoại: (04)8364296 - 8386632 Fax: 7541159

- Email: ttcnshtv@netnam.vn

Hà nội, tháng 12 năm 2003

Trang 2

phần I: Mở đầu

I Đặt vấn đề- Cơ sở của việc nghiên cứu chọn tạo giống nấm:

Ngành sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay Do đặc tính khác biệt với giới động vật và thực vật về khả năng quang hợp, dinh dưỡng và sinh sản nên nấm được xếp vào một giới riêng gọi là giới nấm trong hệ thống phân loại sinh giới (Theo Alexopo lousand, 1979; Rhwhittaker)

Giới nấm có nhiều loài theo ước tính của các nhà khoa học có khoảng 600.000 loài nấm trong đó 45.000 loài nấm đã được mô tả trong tự nhiên (Trịnh Tam Kiệt 1981 ); trong đó khoảng 10% là các loài nấm ăn được và nấm dược liệu (4.500 loài) Tuy nhiên các loài nấm ăn và nấm dược liệu được nuôi trồng nhân tạo chỉ có khoảng 100 loài, trong đó có 20 loài được coi là quý hiếm

và được nuôi trồng có sản lượng lớn và phổ biến trên thế giới Đa số các loài nấm ăn đều sống hoại sinh, một số rất ít sống cộng sinh hoặc ký sinh Giới nấm được coi là một mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn của hệ sinh thái Những vấn đề về nguồn gốc, chủng loại phát sinh, sự hình thành loài và tiến hoá của nấm còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu và làm sáng tỏ Nhưng cũng như các loài vật nuôi, cây trồng khác, các giống nấm được nuôi trồng nhân tạo hiện nay đều có nguồn gốc từ tự nhiên Trong quá trình thu thập, nuôi trồng và cải tiến canh tác, chọn lọc giống người ta đã tạo được những giống nấm thuần khiết, có phẩm chất tốt có năng suất cao để sản xuất đại trà Lịch sử nghề trồng nấm trên thế giới đã được ghi nhận như ở bảng 1:

Bảng 1: Những ghi chép lịch sử của việc trồng các loại nấm khác nhau (Chang

và Miles 1987)

Loài nấm trồng Trồng nấm sớm

nhất vào năm

Ghi chép sớm nhất Nguồn tại liệu

Agaricus bisporus 1600 (SCN) 1650 Do Bonnefous afkins dẫn

liệu (1979) Auricularia auricula 600 659 Sofing (So Gung, 659) Flammulina velutipes 800ặ 900 Sau triều đại

Tống

Han O (618- 907) do Lưu

Bo dẫn liêu (1958) Lentinula edodes 1000- 11000 1313 Wang Chang (Theo

Zhang-Shou Cheng 1981) Pleurotus ostreatus 1900 917 Falok (do Zadrazil dẫn) Pleurotus sajo-caju 1974 1974 Fandaik (1974)

Tremella fuciformis 1800 1866 Hupei Fung-Hjienchil (do

Chen Sze-Yue) Volvariella volvacea 1700 1822 Yuen-yeken 1822

Từ việc trồng nấm ban đầu lợi dụng các hang đá cho đến nay sử dụng những phương pháp kỹ thuật cao, có kiểm soát, nghề trồng nấm đã phát triển nhanh chóng và lớn mạnh từ những năm 1960 đến nay Hiện nay có khoảng

Trang 3

80 nước trên thế giới sản xuất nấm ăn, sản lượng nấm tươi đạt xấp xỉ 14 triệu tấn nấm các loại/1 năm

Trong thực tế sản xuất nấm ở các nước, vấn đề cải tiến kỹ thuật nuôi trồng, vấn đề sử dụng giống nấm thuần khiết, chọn tạo giống luôn là những vấn

đề được đặt lên hàng đầu Thực tế người trồng nấm ở nước ta đều khẳng định: phải có giống nấm tốt (thuần chủng) được nhân giống và sản xuất ở những cơ

sở đầy đủ trang thiết bị, có tín nhiệm mới có thể đạt hiệu quả Trong sản xuất nghề trồng nấm ở nước ta được bắt đầu từ những năm 1970, nguồn giống nấm chủ yếu được di nhập từ nước ngoài vào nước ta Đặc biệt là những giống nấm chịu lạnh như Nấm mỡ (Agaricus sp); Nấm sò (Pleurotus sp) Chúng ta đã có những thành tích về cải tiến công nghệ nhân giống, công nghệ nuôi trồng nấm thúc đẩy sản xuất nấm phát triển, nông dân rất phấn khởi Một yêu cầu đặt ra trước đòi hỏi của thực tế phát triển ngành nấm là chúng ta phải đầu tư nghiên cứu, chọn tạo giống nấm, có tập đoàn giống nấm tốt đảm bảo cả về chất lượng

và số lượng để phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất nấm của bà con nông dân các

địa phương trong toàn quốc Thực hiện chỉ thị của Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Công Tạn trong công văn ngày 14 tháng 3 năm 2000, Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn cùng với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã xét

duyệt và lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và

nấm dược liệu quý ở Việt Nam ” giao cho Trung tâm Công nghệ sinh học thực

vật- Viện Di truyền Nông nghiệp thực hiện từ tháng 9/2001 đến tháng 9/2003

Đề tài đã được thực hiện đúng mục tiêu, đạt kết quả tốt theo các nội dung của

đề tài với sự tham gia của tập thể trên 25 cán bộ nghiên cứu của Trung tâm và các cơ quan nghiên cứu trong toàn quốc (1 giáo sư tiến sĩ, 2 tiến sĩ, 4 thạc sĩ )

II/ Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống nấm trên thế giới:

Trên thế giới có 80 nước đang trồng nấm với khoảng 100 loài nấm ăn và nấm dược liệu, trong đó 20 loại được nuôi trồng phổ biến và được coi là nấm quý (Tài liệu: Nuôi trồng nấm ở Phúc Kiến- Trung Quốc năm 2000) Sản lượng nấm nuôi trồng trên thế giới được xếp theo thứ tự: Nấm mỡ ( Agaricus bisporus; Agaricus bitorquis); Nấm hương (Lentinula edodes); Nấm rơm (V.volvacea); Nấm sò ( Pleurotus spp); Mộc nhĩ (A.auricula); Nấm kim châm (F.velutipes) (Tài liệu của FAO.1990) Ngay từ khi mới tiến hành trồng nấm người sản xuất đã quan tâm tới vấn đề giống nấm Báo cáo sớm nhất và lần đầu tiên đầy đủ nhất về việc trồng nấm ở Pháp là sách của Touricforil (1707) ông ta mô tả phương pháp dùng phân ngựa chế biến rồi cấy vào đó bào tử lấy từ cây nấm trưởng thành Từ phần phân ngựa có sợi nấm người ta có thể dùng để cấy vào những lô phân ngựa mới Đây chính là phương pháp chọn giống, nhân giống sơ khai nhất (T.H Qimio; S.T Chang và D.J.Royse: Kỹ thuật trồng nấm

ở vùng nhiệt đới) cũng tương tự như vậy ở các nước Châu á như Trung Quốc, Thái Lan người ta dùng cây có sợi nấm hương, mộc nhĩ xếp chung với cây

gỗ mới chặt rồi tưới nước tạo ra sự lây nhiễm sợi và phát tán bào tử nấm giữa các khúc gỗ Khoa học kỹ thuật phát triển từ đầu thế kỷ 20 và nhất là những năm 1950 trở lại đây, để đáp ứng cho sản xuất phát triển, các nước

Trang 4

trồng nấm đã nghiên cứu và áp dụng nhiều phương pháp chọn tạo và nhân giống khác nhau kể cả ở mức độ phân tử Kết quả tạo được nhiều giống nấm mới, nâng cao năng suất, phẩm chất của sản phẩm, tạo được tính chống chịu và khả năng thích nghi cao của giống nấm Tất cả các nhà trồng nấm, đều đã áp dụng phương pháp chọn lọc cá thể, chọn lọc toàn thể, phương pháp nuôi cấy mô, hệ sợi để tạo ra giống nấm thuần khiết Từ nguồn giống gốc các nhà trồng nấm Nhật Bản thường nhân giống hệ sợi trên các môi trường truyền thống Ví dụ: Giống nấm mỡ nhân giống trên môi trường Compost trồng nấm mỡ đã vô trùng Giống nấm hương nhân giống trên phoi gỗ hoặc mùn cưa của chính loại cây gỗ trồng nấm hương ( The Biology and cultivation of Edible mushroom S.T chang and W.A.Hayes.1978) Các tác giả nghiên cứu và sản xuất giống nấm Châu Âu thường tạo giống thuần khiết từ các đơn bào tử, chọn dòng vô tính, chọn dòng hữu tính và nhân giống nấm trên các môi trường khác nhau như môi trường hỗn hợp hoặc môi trường hạt đại mạch, hạt đậu rất tiện lợi trong sản xuất và đạt năng suất rất cao ( Nấm mỡ đạt 45%; Nấm sò: 120% so với nguyên liệu khô) áp dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học tiên tiến, bằng phương pháp chọn lọc tự nhiên và gây đột biến nhân tạo ( chiếu xạ tia X hoặc dùng hoá chất axit Nitreut) các nhà khoa học Đức đã tạo ra giống nấm mỡ trắng năng suất cao, giống nấm sò không bào tử ( ở Đức) giống Nấm mỡ trắng (ở Đài Loan) Năm 1984 tác giả Yoo và sử dụng phương pháp giao hoà nguyên sinh chất (protoplast fusion- dung hợp tế bào trầu) giữa loài Pleurotus ostreatus với loài Pleurotus florida Năm 1990, Ogawa và cộng sự đã tiến hành phương pháp dung hợp tế bào trần giữa hai loài khác nhau là Nấm hương và Nấm sò thành công Trong những năm 80, 90 bằng các phương pháp lai tạo nhiều dòng, chọn lọc và nuôi cấy đơn bào tử, đa bào tử, dung hợp tế bào trần, Trung Quốc

đã tạo được một số chủng nấm mỡ có năng suất cao, chất lượng tốt như: quả thể chắc, mọc đều, dễ thu hái, chân ngắn thích hợp cho việc chế biến đóng hộp Tạo ra một số giống nấm sò vàng, sò tím, sò nâu v.v và cải tiến phương pháp nuôi trồng hơn 20 loài nấm quý ( Fusion mushroom Jounal 2/1991)

Ngoài việc nghiên cứu chọn tạo thành công những giống nấm ăn có năng suất cao, phẩm chất tốt Hiện nay trên thế giới việc nghiên cứu bảo quản, lưu giữ các giống tốt nhằm chống thoái hoá và phục vụ thường xuyên cho sản xuất

là một yêu cầu lớn và cần thiết Các cơ sở trồng nấm thường xuyên sử dụng một số phương pháp bảo quản và lưu giữ giống nấm như:

1/ Bảo quản giống nấm trong dầu

Sử dụng dầu farafin có tỷ trọng 0,83ặ 0,89 được vô trùng ở nhiệt độ

1210C trong 15’ Sau đó để nguội khoảng 24 giờ Tác giả Ly và Chen (1981) đã dùng phương pháp này bảo quản các loại giống nấm mỡ, giống nấm hương, giống nấm sò và giống nấm rơm thời gian bảo quản tốt được 7 năm (Tài liệu Di truyền và chọn giống các loại nấm ăn 1990)

Trang 5

2/ Bảo quản giống nấm bằng nước cất vô trùng:

Tác giả Smith (1991) đã dùng nước cất vô trùng để bảo quản giống nấm thời gian 5ặ7 năm

3/ Bảo quản bào tử giống nấm trong cát khô

4/ Bảo quản bằng phương pháp đông khô

Hệ sợi của các loại giống nấm được bảo quản trong các ampul ở nhiệt độ -1960C trong Nitơ lỏng Rất nhiều cơ sở nghiên cứu, sản xuất đã áp dụng phương pháp bảo quản đông lạnh khô, thời gian bảo quản hàng vài chục năm như: Trung tâm Bảo quản các chủng vi sinh vật Hoa Kỳ (ATCC); Trung tâm Nghiên cứu vi sinh vật Hoàng gia Anh (CMI) có khả năng bảo quản các chủng giống nấm từ 20ặ 30 năm không bị thoái hoá

III/ Những nghiên cứu chọn tạo và bảo quản giống nấm trong nước:

- Trong nhân dân đã biết thu hái và sử dụng nấm hương, nấm mộc nhĩ tự nhiên

từ hàng trăm năm trước Từ thời Lê Quý Đôn và Hải Thượng Lân ông Lê Hữu

Trác đã có viết về nấm như là: “ Nguồn sản vật quý hiếm của đất rừng Đại

Nam ” nói về nấm Linh chi, nấm Thổ phục linh để làm thuốc

- Theo các điều tra, nghiên cứu của các nhà khoa học ở Việt Nam có khoảng

1200 loài nấm lớn, trong đó có khoảng 200 loài nấm ăn và nấm dược liệu

(Trịnh Tam Kiệt 1981 “ Nấm lớn ở Việt Nam ” NXB: KHKT ) Các loại nấm

ăn quý như: Nấm hương, Mộc nhĩ, Nấm rơm, Nấm mối v.v và nấm dược liệu như: Nấm linh chi, thổ phục linh đều có ở hầu hết các vùng rừng núi miền Bắc, miền Trung, miền Nam Trong những nghiên cứu về nấm đã thông báo về nhiều loại nấm ăn và nấm dược liệu hiện có ở rừng nước ta như:

+ Nấm Linh chi: ở rừng bảo tồn Bến En ( Thanh Hoá) {Tạp chí: Sinh học ngày nay 2/2002}

+ Nấm chân chim: ( Schizophyllum commune) ở vùng Bắc Hà- Lào Cai ( T.S Phan Huy Dục- Đại học Quốc gia Hà Nội )

- Các nghiên cứu, báo cáo, điều tra, khảo sát khu hệ nấm lớn (Macromyces) ở Việt Nam đã xác định ở nước ta có khoảng 3.000 loài nấm tự nhiên đã được mô tả Trong đó các loài nấm ăn được và nấm dược liệu mọc tự nhiên trong rừng có khoảng vài chục loài, nhiều loài thuộc loại nấm ăn quý hiếm ( Trịnh Tam Kiệt: nấm lớn ở Việt Nam NXB KHKT 1981) Từ những năm 70 của thế kỷ XX các loài nấm ăn của vùng ôn đới như nấm mỡ, nấm sò được di nhập và nuôi trồng ở một số tỉnh phía Bắc Các cơ sở nghiên cứu đã có nhiều đóng góp về chọn tạo giống nấm, nhân giống nấm phục vụ cho sản xuất nấm mỡ xuất khẩu, mộc nhĩ, nấm rơm như:

+Trung tâm nấm ( Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ) đã có “ Nghiên cứu nuôi trồng nấm mỡ dưới tán cây chuối ” những năm 1980- 1985

+Xí nghiệp đặc sản rừng số 1- Bộ Lâm nghiệp đã “ Nghiên cứu phương pháp lưu giữ giống nấm mỡ và nhân giống nấm mỡ trên cơ chất Compost rơm rạ ” từ 1986- 1991

Trang 6

+Công ty nấm Hà Nội thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp thực phẩm- Vi

sinh Hà Nội đã nghiên cứu “ Lưu giữ, bảo quản và nhân giống một số loại nấm trên cơ chất hạt thóc ” Kết quả đã thành công và phục vụ kịp thời cho sản

xuất nấm phát triển

- Hiện nay tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật ( VTCC- Việt Nam Type culture collection) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có một số thiết bị và phương tiện để bảo quản lâu dài và quản lý tất cả các giống nấm nuôi trồng

- Để phục vụ kịp thời và thường xuyên cho sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu của các địa phương trên toàn quốc cần có cơ quan nghiên cứu, chọn tạo những loại giống nấm ăn và nấm dược liệu có năng suất cao, có phẩm chất tốt Những chủng giống nấm này thường xuyên được sản xuất và nhân giống để phục vụ cho người trồng nấm Từ năm 1996 Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp đã đi sâu nghiên cứu, chọn tạo 6 loại nấm

ăn và nấm dược liệu đạt hiệu quả rất tốt Trung tâm đã đưa một số giống nấm mới có thể nuôi trồng ở nước ta như nấm kim châm, nấm trân châu Đáp ứng

nhu cầu nghiên cứu ứng dụng Trung tâm được giao thực hiện đề tài: “ Nghiên

cứu chọn tạo một số loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở Việt Nam ”

Sau 24 tháng thực hiện đề tài từ tháng 9/2001 đến tháng 9/2003 đề tài đã đạt

được một số kết quả theo đúng mục tiêu và các nội dung đặt ra

IV- Mục tiêu và nội dung của đề tài:

Để việc sản xuất nấm ăn đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững, cần phải đẩy mạnh công tác chọn giống có chất lượng tốt, có năng suất cao, ổn

định và có tính chống chịu với các điều kiện bất thuận của ngoại cảnh: Đề tài

đặt ra các mục tiêu và nội dung như sau:

1/Mục tiêu của đề tài:

1.1/ Chọn tạo một số loại giống nấm ăn và nấm dược liệu có năng suất, chất

lượng cao có khả năng thích ứng với các điều kiện môi trường sinh thái khác nhau ở Việt Nam nhằm đa dạng hoá các giống nấm

1.2/ Cung cấp nguồn giống gốc có năng suất chất lượng ổn định phục vụ nhu

cầu phát triển nấm hiện nay ở các địa phương

2/ Nội dung nghiên cứu của đề tài:

2.1- Điều tra, khảo sát, thu thập các giống nấm hiện có ở một số cơ sở nghiên

cứu và sản xuất giống nấm trong nước Đánh giá thực trạng về chủng loại, năng suất, chất lượng các loại giống nấm đang nuôi trồng phổ biến hiện nay ở Việt Nam

2.2- Sưu tầm, phân lập, nhập nội và chọn tạo một số giống nấm ăn

và nấm dược liệu trong tự nhiên ở các vùng sinh thái khác nhau

Đánh giá về đặc điểm sinh thái và chất lượng của các chủng giống như: Nấm mỡ ( Agaricus bisporus, A bitorquis); Nấm rơm ( Volvariella spp); Nấm sò ( Pleurotus spp); Nấm hương ( Lentinula edodes); Mộc nhĩ ( Auricularia auricula ;

Trang 7

Au.polytricha); Nấm Linh chi (Ganoderma spp); Nấm Kim châm (Flammulina velutipes); Nấm Ngân nhĩ ( Tremella fuciformis) v.v

2.3- Nghiên cứu lưu giữ và bảo quản nguồn gen nhằm cung cấp giống nguyên

chủng có năng suất, chất lượng cao, không bị thoái hoá cho các cơ sở nhân giống nấm hiện nay

2.4- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nhân giống nấm cấp I, cấp II,

cấp III đối với các chủng giống nấm đã được chọn tạo ra, phục vụ nhu cầu phát triển nấm của các địa phương

2.5- Nghiên cứu xây dựng các quy trình công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế

biến nấm thích hợp với các chủng loại giống nấm đã được chọn tạo, đạt năng suất, chất lượng nhằm phổ biến cho các hộ nông dân và các đơn vị sản xuất, kinh doanh nấm trong nước

Mục tiêu và nội dung của đề tài được thực hiện không chỉ nhằm mục

đích nghiên cứu đơn thuần Mỗi nội dung đều gắn với kết quả cuối cùng phục

vụ cho người sản xuất, người trồng nấm và ngược lại mỗi kết quả đạt được của

đề tài như: đưa ra một giống nấm ăn mới, giải quyết một công nghệ nuôi trồng nấm có hiệu quả kinh tế đều được bà con nông dân tiếp nhận nồng nhiệt và áp dụng vào sản xuất

Trang 8

Phần II: Địa điểm, vật liệu và phương pháp nghiên cứu

I/ Địa điểm nghiên cứu của đề tài:

- Các thí nghiệm nghiên cứu chọn tạo giống nấm tạo giống thuần chủng được tiến hành tại Phòng Nghiên cứu giống nấm của Trung tâm CNSH Thực vật

- Các nghiên cứu nhân giống nấm cấp I, cấp II, cấp III trên các loại môi trường khác nhau để tiến hành chọn giống được thực hiện tại Phòng Sản xuất giống nấm của Trung tâm CNSH Thực vật

- Thí nghiệm nuôi cấy, nuôi trồng thử nghiệm các dòng thuần chủng của sợi nấm để chọn giống nấm được tiến hành tại nhà lưới, nhà lạnh của Trung tâm CNSH Thực vật từ tháng 10/2001 đến tháng 9/2003

- Các loại giống nấm sau khi chọn tạo được nuôi trồng khảo nghiệm với quy mô vài trăm mẫu ( bịch nấm) tới hàng ngàn tấn nguyên liệu rơm rạ, mùn cưa tại Trung tâm và các địa phương như: xã Thanh Lãng ( Vĩnh Phúc), xã Long Hưng ( Hưng Yên), xã Khánh An ( Ninh Bình) Công ty giống thức ăn chăn nuôi Cao Bằng; Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn

II/ Nguyên, vật liệu và thiết bị nghiên cứu của đề tài:

- Đề tài sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở trong nước dễ tìm, dễ kiếm, rẻ tiền như: thạch Agar, khoai tây, đường Glucoza hoặc Dextosa, thóc, mùn cưa.v.v

- Nguồn gien nấm được sử dụng là các giống nấm đang được nuôi trồng ở các

địa phương, giống được nhập nội bằng các con đường trao đổi học tập, giống gửi biếu tặng của các vị lãnh đạo hoặc các chuyên gia nước ngoài, giống thương phẩm của các nước trong khu vực v.v

- Một số hoá chất đặc hiệu sử dụng cho nghiên cứu đều có bán trên thị trường ( Nước sản xuất: Đức, Trung Quốc, Nga, Việt Nam v.v )

- Thiết bị phục vụ nghiên cứu chọn tạo giống nấm đã được mua sắm mới hoặc

đã có gồm:

- Nồi khử trùng cao áp BK-75 có chế độ điều khiển tự động

- Box cấy Laminer, tủ ấm, tủ sấy Memmer ( Đức)

- Tủ lạnh thường, tủ lạnh - 350C

- Tủ bảo quản giống nấm ở t0: 0- 150C

- Nhà bảo quản giống nấm dung tích 40 m3

- Hệ thống phòng nuôi giống nấm có điều hoà nhiệt độ 2 chiều (Electrolux)

- Ôn ẩm kế tự ghi, máy đo nhanh độ ẩm, nhiệt độ cầm tay

- Máy tưới, máy phun ẩm tạo mù điều chỉnh các yếu tố sinh thái như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, độ lưu thông không khí

- Kiểm tra hệ sợi nấm thuần khiết bằng kính hiển vi, kính lúp có độ phóng đại lớn

Trang 9

III/ Phương pháp nghiên cứu của đề tài:

1/ Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm có so sánh, đối chiếu và chọn lọc

2/ Phương pháp chọn tạo giống nấm sử dụng phương pháp chọn lọc hàng loạt ( Mass selection) về các tiêu chuẩn

+ Tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm, của quả thể nấm

+ Khả năng thích nghi với các điều kiện sinh thái: nhiệt độ, độ ẩm

+ Năng suất và chất lượng sản phẩm hợp thị hiếu người tiêu dùng và có hiệu quả kinh tế cao

Đối với mỗi loại giống nấm đều tiến hành chọn lọc ở từng giai đoạn:

2.1/ Giai đoạn phân lập, nuôi cấy tạo dòng thuần: chọn lọc hệ sợi nấm

2.2/ Giai đoạn nhân giống nấm các cấp: chọn lọc hệ sợi nấm

2.3/ Giai đoạn nuôi trồng, đánh giá: chọn lọc quả thể nấm phát triển trong điều

kiện môi trường khác nhau thể hiện các ưu điểm về năng suất, phẩm chất

3/ Dựa trên đặc điểm nấm là sinh vật dị dưỡng đa số các loài nấm ăn và nấm

dược liệu có phương thức sống “ hoại sinh ” trên các giá thể thực vật đã chết

Chu kỳ sống của nấm lớn khép kín bởi các thể sinh dưỡng ( hệ sợi) thể sinh sản (quả thể) thể bào tử Để chọn tạo giống nấm, đề tài áp dụng phương pháp chủ yếu:

3.1/ Phương pháp phân lập giống nấm

Phương pháp nuôi cấy mô: Từ một quả thể nấm có các đặc tính ưu việt

được chọn lọc như ở trên Sau khi tách khỏi giá thể, vệ sinh bên ngoài bằng cồn hoặc dung dịch HgCl2 0,1% Dùng dao vô trùng và bằng thao tác vô trùng cắt một mẩu mô ở mũ nấm rồi dùng que cấy đưa vào bề mặt môi trường chuẩn bị sẵn là đĩa petri hoặc ống thạch nghiêng Khi nào thấy sợi nấm mọc ra thì dùng que cấy đầu nhọn cấy cắm sang ống nghiệm khác Theo dõi quá trình sinh trưởng của sợi nấm, loại bỏ những đĩa hoặc ống môi trường bị nhiễm nấm tạp hoặc sợi nấm mọc yếu, thưa

3.2/ Phương pháp lưu giữ, bảo quản và nhân giống nấm đã được chọn tạo:

- Đề tài áp dụng phương pháp bảo quản lạnh bình thường và thường xuyên cấy truyền:

+ Các loại giống nấm sau khi phân lập được lưu giữ và bảo quản giống trong ống nghiệm đặt trong tủ lạnh nhiệt độ 4ặ 100C, tuỳ theo từng loại giống phương pháp bảo quản lạnh thường có thể kéo dài hoặc người ta phải cấy truyền sang môi trường mới Đặc biệt giống nấm rơm khi lưu giữ và bảo quản phải để ở nhiệt độ lớn hơn 150 C

+ Đồng thời với thời điểm cấy truyền giống nấm đề tài tiến hành nhân giống nấm và nuôi trồng khảo nghiêm Từ kết quả nuôi trồng tiến hành chọn

Trang 10

lọc những quả thể tốt nhất để phân lập giống ( Sơ đồ quy trình sản xuất và nhân giống nấm được trình bày theo ảnh minh hoạ ở Phụ lục )

- Phương pháp tính toán các giá trị của mẫu theo phương pháp thống kê sinh học

- Trong quá trình thực hiện đề tài tập thể các tác giả đã tiến hành các nghiên cứu chọn tạo giống nấm, nghiên cứu nuôi trồng từng loại giống nấm riêng biệt

và được trình bày kết quả theo các chương và đề mục trong phần III

Trang 11

Phần iii: kết quả nghiên cứu

Đề tài: “ Nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn

và nấm dược liệu quý ở Việt Nam ”

Chương I:

Kết quả điều tra, khảo sát, thu thập các giống nấm ăn và

nấm dược liệu hiện có tại một số cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống nấm trong nước Đánh giá thực trạng về chủng loại, năng suất, chất lượng các loại giống nấm đang nuôi trồng

phổ biến hiện nay tại Việt Nam

1/ Tổng quan vấn đề:

- ở nước ta nuôi trồng nhân tạo nấm ăn đã có từ những năm 70 của thế kỷ trước Các địa phương đều có những cơ sở nhà nước, tư nhân sản xuất giống nấm cung cấp cho người trồng nấm Trong những năm gần đây phong trào sản xuất nấm phát triển mạnh, nhu cầu nguồn giống nấm, chủng loại nấm ăn tăng gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần Thực trạng về năng suất, chất lượng các loại giống nấm đang nuôi trồng cần được điều tra, đánh giá làm cơ sở so sánh để chọn tạo các giống nấm ăn có năng suất cao có phẩm chất tốt

2/ Kết quả điều tra, khảo sát nấm ăn và nấm dược liệu ở các địa phương:

Trang 12

thương nhân Trung Quốc đặt mua giá 30.000- 40.000đ/kg nấm tươi Sản lượng mỗi năm vài ba tấn

+ Kết quả phân lập và nuôi cấy: đây là loại nấm rễ, khó nuôi trồng nhân tạo (ảnh phụ lục)

- Tại Cao Bằng: nấm hương được trồng nhiều trên gỗ tại các huyện Trùng Khánh, Hoà An, Bảo Lạc

+ Nguồn giống nấm hương, nấm sò, nấm mộc nhĩ do Trung tâm sản xuất giống nấm (thuộc Công ty giống, thức ăn chăn nuôi tỉnh Cao Bằng) cung cấp Mỗi năm sản xuất 6,0ặ 7 tấn giống nấm đủ cung cấp cho nuôi trồng 1.000ặ1.200 m3 gỗ cành ngọn

+ Năng suất nấm hương đạt 10- 11 kg nấm khô trên 1m3 gỗ, nấm có chất lượng tốt giá bán 100.000 đặ 120.000 đ/kg nấm khô

- Tại Yên Bái: phát triển nuôi trồng nhiều loại nấm ăn như nấm hương, mộc nhĩ, nấm sò

+ Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHKT thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái là đầu mối chuyển giao kỹ thuật và cung cấp giống nấm cho nông dân nhưng sản lượng và năng suất chưa ổn định

2.2/ Các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng và Miền Trung

- Nghề trồng nấm phát triển rộng, nhiều loại nấm như: nấm mỡ, nấm sò, nấm rơm, mộc nhĩ, Linh chi

- Nguồn giống nấm chủ yếu do Trung tâm CNSH Thực vật cung cấp Ngoài ra

có một số cơ sở sản xuất giống nấm tại địa phương như: Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hải Dương, Bắc Giang

- Năng suất tương đối ổn định nhưng còn thấp hơn nhiều so với năng suất của thế giới cũng như các nước trong khu vực

2.3/ Các tỉnh Miền Trung và Nam bộ:

- Các tỉnh Trung và Nam bộ chủ yếu trồng nấm rơm và mộc nhĩ Có rất nhiều cơ sở nhà nước, tư nhân sản xuất giống nấm cung cấp cho nông dân Giá giống nấm rẻ (dùng cơ chất là rơm băm) nhưng sản xuất và nuôi trồng quảng canh

- Năng suất nấm rơm đạt 6ặ8% nấm tươi trên nguyên liệu khô (Trung Quốc

- Kết quả điều tra, khảo sát sơ bộ ở một số tỉnh trồng nấm cho thấy

+ Nghề trồng nấm chưa được coi là nghề sản xuất trong chỉ đạo nông lâm nghiệp, sản xuất còn nhỏ lẻ mang tính hàng hóa thấp

Trang 13

+ Các cơ sở sản xuất giống nấm còn yếu, thiếu chưa ổn định về chất lượng, số lượng và cung ứng kịp thời vụ cho người sản xuất

- Khuyến nghị:

+ Nhanh chóng xây dựng các trung tâm, xưởng sản xuất giống nấm thương phẩm (giống cấp III) để chủ động cung ứng đủ nhu cầu giống nấm cho nông dân một cách tiện lợi nhất

+ Cần có tiêu chuẩn hoá giống nấm, kiểm soát nguồn giống nấm có chất lượng, đảm bảo không gây thiệt hại cho người sản xuất nấm

Trang 14

Chương II:

Kết quả nghiên cứu chọn tạo một số loại

nấm ăn và nấm dược liệu

1/ Tổng quan vấn đề:

- Nấm mỡ ( Tên khoa học: Agaricus bisporus) là loại nấm ăn vùng ôn đới được

di nhập vào nuôi trồng ở nước ta từ những năm 1970 Nấm mỡ chỉ trồng được vào mùa đông từ tháng 10 năm trước tới tháng 4 năm sau ở các tỉnh phía Bắc, Miền Nam được trồng ở Đà Lạt Nguồn giống nấm trước đây được nhập từ các nước Italia, Nhật Bản, Hà Lan giống nguyên chủng được nhân thành giống các cấp tại Việt Nam để phục vụ cho nuôi trồng nấm xuất khẩu Những năm gần

đây các cơ sở sản xuất giống trong nước đã tự chủ nguồn giống nấm mỡ bằng cách áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô, phân lập giống nấm, lưu giữ và bảo quản giống nấm từ vụ này sang vụ khác Hiện nay, các loại giống nấm mỡ đang nuôi trồng có nguồn gốc từ nhiều nước nhưng đều thuộc hai loài chính là Agaricus bisporus và Agaricus bitorquis có đặc điểm hình thái và tính thích nghi với nhiệt độ khác nhau

1.1/ Giống nấm Agaricus bisporus Lange Sing

- Loài này được trồng chủ yếu ở Châu Âu

- Quả thể của giống này mũ nấm thường phẳng, thô Giống có năng suất cao, quả nấm có màu trắng đẹp chân nấm ngắn, mọc thành cụm Những loại có màu nâu nhạt quả nấm chắc

- A.bisporus thích nghi với nhiệt độ lạnh và kéo dài Có tính đề kháng đối với một số loại virut ( P.J.C Vedder: 1978)

1.2/ Giống nấm: Agaricus bitorquis ( Syn.edulis; Rodmanii và peronata)

- Quả thể A.bitorquis thường thô và chắc hơn quả thể A.bisporus, có màu trắng bạc, mũ nấm hơi lõm

- A.bitorquis có thể phát triển sợi ở nhiệt độ 300C có khả năng chịu được nồng

độ CO2 cao hơn rất nhiều so với A.bisporus có sức đề kháng đối với virut Thời gian giữa các lứa nấm kéo dài hơn ( P.J.C Vedder: 1978)

- Hiện nay điều kiện sản xuất nấm có nhiều tiến bộ về công nghệ nuôi trồng,

về chọn tạo giống thích nghi với các điều kiện sinh thái Đặc biệt ở miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong thời gian nhân giống cấp I; cấp II ( tháng 8, tháng 9) thời tiết còn rất nóng, trong thời gian nhân giống cấp III và nuôi trồng (tháng 10, tháng 11) thời tiết luôn thay đổi thất thường ảnh hưởng rất nhiều tới sự sinh trưởng, chất lượng giống nấm và năng suất nấm Vì vậy công tác chọn tạo giống nấm mỡ có tính năng thích nghi với biên độ chịu nhiệt rộng, chống chịu được với thay đổi thời tiết, có

Trang 15

năng suất cao, chất lượng tốt là mục tiêu chọn tạo giống nấm mỡ của đề tài Trong tập đoàn giống nấm mỡ hiện có của Trung tâm CNSH Thực vật có 3 chủng giống nấm mỡ có nguồn gốc khác nhau đại diện cho đa số giống nấm

mỡ đang nuôi trồng ở nước ta Đề tài tiến hành chọn tạo một giống nấm mỡ ưu việt nhất để phục vụ cho sản xuất

2/ Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1/ Vật liệu và nguồn giống

- Nguồn giống: trong các chủng giống nấm mỡ được lưu giữ tại Trung tâm chọn 4 chủng để chọn lọc giống ( Bảng 1)

Bảng 1: Danh mục 4 chủng giống nấm mỡ để chọn giống

STT Ký hiệu Tên thường gọi Tên khoa học Nguồn gốc

xuất xứ

Thời gian thu thập

1 A2 Nấm mỡ Agaricus bisporus Trung Quốc 11/1997

- Dùng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm so sánh, đối chiếu

- Chọn giống theo phương pháp chọn lọc hàng loạt (Tác giả: PGS.TS Trần Duy Quý; TS Khuất Hữu Thanh) từ khâu nhân giống cấp I; cấp II; cấp III

- Nuôi trồng nấm theo công thức chế biến Compost của Nhật Bản có một số cải tiến trong phương pháp tạo luống nấm, cấy giống nấm

- So sánh năng suất, chất lượng sản lượng nấm thu hoạch (năng suất sinh học- hình dạng quả thể)

- Tính toán, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh học

Trang 16

3/ Kết quả nghiên cứu và nhận xét:

3.1 So sánh tốc độ phát triển hệ sợi của các chủng giống nấm mỡ trên môi

trường cấp I; cấp II; cấp III ( Bảng 2)

Bảng 2: Đánh giá tốc độ sinh trưởng của các chủng giống nấm mỡ:

- Trong điều kiện nuôi giống nấm các cấp ở điều kiện phòng tối, nhiệt độ trung

bình 250C ± 10C, độ ẩm tương đối trong phòng 70% ± 5% chúng ta nhận thấy:

+ Đối với các chủng giống nấm cấy trên môi trường ống thạch nghiêng

(môi trường cấp I) có thời gian sinh trưởng kín ống thạch max là 37 ngày và

min là 25 ngày thời gian chênh lệch cực đại là 12 ngày Trong đó giống Al1 có

thời gian sinh trưởng nhanh nhất: 25- 26 ngày

+ Đối với các chủng giống nấm cấp II và cấp III cùng cấy trên môi trường

hạt thóc có thời gian sinh trưởng sợi nấm ăn kín môi trường max- 45 ngày; min-

28 ngày Thời gian chênh lệch cực đại là 17 ngày Trong đó sợi giống nấm mỡ

chủng Al1 có thời gian sinh trưởng ổn định nhất và ngắn nhất 28ữ 30 ngày

3.2/ Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ tác động đến sợi nấm và sự

Xốp sâu bệnh

> 29 0 C Chết Quả non

chết

Chết Chết Chết Chết Chết Chết

Trang 17

- Đánh giá tác động của nhiệt độ tới sự sinh trưởng của hệ sợi nấm và sự hình thành quả thể nấm ta thấy:

+ Cả 4 chủng nấm mỡ đều phát triển sợi và hình thành quả thể tốt ở nhiệt

độ từ 150ặ 230C Đây là điểm đặc trưng nhất của nấm mỡ, càng lạnh dài năng suất càng cao

+ ở nhiệt độ lớn hơn 290C kéo dài thì cả sợi nấm và quả thể non đều bị chết đối với cả 4 chủng nấm mỡ

+ Hai chủng nấm mỡ A2 và Al1 có sức chống chịu và thích nghi với nhiệt độ tương đối giống nhau Tuy nhiên sợi Al1 có sức chịu nhiệt cao hơn ở nhiệt độ từ 26- 290C sợi có xu hướng ăn xuống mặt đất ẩm và mát

+ Trong nuôi trồng khảo nghiệm, thời tiết mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2 có những ngày gió đông nam, nắng, nóng như mùa hè 1ặ 2 ngày sau

đó có gió mùa đông bắc thì giống nấm Al1 có sức phục hồi và ra quả thể nhanh hơn A2

3.3/ So sánh tốc độ sinh trưởng trong nuôi trồng và năng suất giữa các chủng nấm mỡ (Bảng 4)

Bảng 4: So sánh thời gian sợi trưởng thành (có nấm bói) và năng suất

của các chủng nấm mỡ

Chủng

- Thời gian sợi thành thục ( Từ khi

cấy giống đến lúc có nấm bói

- Thời gian từ khi cấy giống tới khi có nấm bói max là 35 ngày và min là 29 ngày

- Chủng giống Al1 có năng suất cao nhất có thể đạt tới 30% (300 kg nấm tươi/1 tấn rơm rạ khô)

4/ Kết luận và khuyến nghị:

* Nghiên cứu chọn lọc trên bốn chủng giống nấm mỡ AI; Az; A2; Al1 qua các giai đoạn lưu giữ bảo quản giống, nhân giống và nuôi trồng khảo nghiệm đề tài

đã khẳng định:

- Chủng giống nấm mỡ ký hiệu Al1 có nhiều đặc tính ưu việt như:

+ Thời gian sinh trưởng nhanh nhất

Trang 18

+ Sợi nấm có sự thích nghi và chống chịu tốt nhất với sự thay đổi của thời tiết theo hướng chịu được nhiệt cao hơn 3 chủng còn lại

+ Năng suất nấm cao nhất

- Đề tài đề nghị cần nhanh chóng đưa giống nấm mỡ Al1 vào sản xuất và xây dựng tiêu chuẩn giống nấm để đưa giống nấm Al1 khu vực hoá và công nhận là giống quốc gia

- Trong thực tế sản xuất hai vụ: vụ đông 2002- 2003 và 2003ữ 2004 Bà con nông dân các tỉnh Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên v.v đã sử dụng giống nấm mỡ Al1 chiếm 80% lượng giống, nuôi trồng trên hàng nghìn tấn rơm rạ đạt kết quả rất tốt

( ảnh minh hoạ phần phụ lục)

Đề mục 2: Kết quả nghiên cứu chọn tạo và nuôi trồng

giống nấm sò:

I/ Tổng quan vấn đề nghiên cứu

- Nấm sò thuộc lớp nấm đảm (Basidiomycetes), bộ nấm mũ (Agaricales), họ Tricholomataceae, chi (genus) Pleurotus (Ainsworth và cộng sự, 1973) Tất cả các loại nấm thuộc giống này đều có thể ăn được, có thể trồng ở vùng nhiệt đới,

á nhiệt đới và ôn đới Có nhiều chủng nấm sò có giá trị kinh tế như: Pleurotus ostreatus; P Sajor-Caju; P eryngii; P cystidiosus; P.Sapidus Theo tài liệu của Đỗ Tự Cường (1980) nấm sò thuộc 3 hệ nhiệt độ: hệ nhiệt độ thấp, hệ nhiệt

độ trung bình và hệ nhiệt độ cao

Cũng như nhiều loại nấm khác, Pleurotus spp có thể mọc trên nhiều loại phế liệu nông nghiệp - lâm nghiệp khác nhau Nó sinh trưởng tốt trên vật liệu

có chứa Xenlulo, lignin, chuyển đổi chúng thành chất dễ tiêu hoá, giàu Protein Pleurotus spp có thể trồng trên các hỗn hợp nguyên liệu như: bông phế thải + mùn cưa; mùn cưa + cám gạo; mùn cưa + lõi ngô; Nhiều vật liệu khác như

cỏ, thân gỗ, vỏ lạc cũng là cơ chất tốt để trồng nấm (Quinio- 1986) Yêu cầu chọn lọc giống nấm sò có năng suất cao, có phẩm chất ngon là một yêu cầu cấp thiết để phục vụ sản xuất và thị hiếu người tiêu dùng

II/ Vật liệu nghiên cứu

1/ Nguồn giống:

Sử dụng 3 chủng giống nấm sò Pleurotus Florida ( Ký hiệu: F); Pleurotus ostreatus ( Ký hiệu: Os) và P eryngii ( Ký hiệu ENH) đang lưu giữ tại Trung tâm CNSH Thực vật (Viện Di truyền Nông nghiệp )

2/ Môi trường nuôi cấy:

- Môi trường nuôi cấy giống gốc và giống cấp 1: khoai tây + Glucoza + thạch

+ Nước cất + Phụ gia khác

- Môi trường nuôi cấy giống cấp 2: thóc hạt + phụ gia khác

- Môi trường nuôi trồng: phế thải từ nông - lâm nghiệp + phụ gia khác

Trang 19

3/ Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm CNSH Thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp

III/ Nội dung và phương pháp nghiên cứu

1/ Nội dung nghiên cứu

- Mô tả đặc điểm hình thái cấu tạo quả thể

- Mô tả đặc điểm và tốc độ sinh trưởng của hệ sợi 3 chủng giống nấm sò trên môi trường thạch và hạt

- Nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng 3 chủng giống nấm trên

2/ Phương pháp nghiên cứu

2.1/ Đặc điểm hình thái quả thể:

Quan sát hình thái quả thể: màu sắc quả, mũ, cuống

2.2/ Theo dõi sự sinh trưởng của hệ sợi trên môi trường thạch và hạt:

- Quy trình sản xuất môi trường thạch:

Thanh trùng (115- 1210C; thời gian: 60’)

Luộc chín Trộn với CaCO3

(1,2ặ1,5%)

Thanh trùng (115- 1210C; 100- 120’)

Trang 20

2.3/ Kỹ thuật nuôi trồng nấm sò:

Quy trình: các nguyên liệu được tạo ẩm bằng nước vôi, độ ẩm 62-65%,

thời gian đảo ủ tuỳ theo loại cơ chất Tiến hành phối trộn cơ chất theo các công

Công thức 1 và 3 có bổ sung cám ngô, cám gạo nên cần phải thanh trùng trước

khi cấy giống

- Mỗi công thức tiến hành lặp lại 3 lần nuôi cấy, với các chỉ tiêu theo dõi:

+ Thời gian kín 50% bịch, 100% bịch

+ Thời gian ra quả thể

+ Năng suất nấm tươi

IV/ Kết quả nghiên cứu

1/ Đặc điểm quả thể 3 chủng nấm sò:

Bảng 1: Đặc điểm quả thể 3 chủng nấm sò

Chủng giống

Đặc điểm

Nhận xét: quả thể 3 chủng giống nấm sò tương đối khác nhau về đặc điểm hình

thái chủng ENH và Os là ưu việt hơn cả

2/ Sự sinh trưởng của hê sợi 3 chủng giống nấm sò trên môi trường thạch và hạt

Nuôi cấy 3 chủng giống nấm sò trên môi trường thạch và hạt, theo dõi sự

phát triển của hệ sợi, ghi được kết quả ở bảng 2

Bảng 2: Sự sinh trưởng của giống nấm sò trên môi trường thạch và hạt:

Chủng giống Chỉ tiêu theo dõi

Môi

- Nhiệt độ thích hợp nuôi sợi (0C)

- Thời gian sợi lan 50% ống ngiệm (ngày)

- Thời gian lan 100% ống (ngày)

Môi trường thạch

20- 220C

7 - 10 15- 20

24- 270C 5- 6 10- 13

22- 250C

6 - 8 12- 15

- Thời gian sợi lan 50% chai (ngày)

- Thời gian sợi lan 100% chai (ngày)

- Đặc điểm sợi khi già

Môi trường hạt

10- 12 18- 20

- Thường xuất hiện quả thể

7- 8 12- 14

- Chuyển màu vàng

8- 9 14- 17

- Sợi ăn bông lên khoảng không có nguyên liệu

Trang 21

Nhận xét: Cả 3 chủng giống nấm sò đều thích hợp trên môi trường PDA và

thóc hạt, chúng sinh trưởng ở khoảng nhiệt độ chênh nhau không đáng kể nhưng thời gian khác nhau Chủng ENH có thời gian sinh trưởng chậm hơn cả (20 ngày)

3/ Sự sinh trưởng của 3 chủng nấm sò (E NH ; F; Os) trên môi trường nuôi trồng

- Nuôi trồng 3 chủng giống nấm sò trên các hỗn hợp nguyên liệu khác nhau Kết quả nghi ở Bảng 3

Bảng 3: Đặc điểm của nấm sò trong quá trình nuôi trồng

Chủng giống

Thời gian nuôi sợi (ngày) 28- 32 18- 22 18- 22

Thời gian hình thành quả thể (ngày) 7- 10 4- 6 6- 8

Thời gian quả thể phát triển (ngày) 4- 8 2- 3 2- 4

Nhiệt độ thích hợp (0C) 13- 18 20- 28 14- 20

Nhận xét: Cả 3 chúng nấm sò đều có thể nuôi trồng ở điều kiện nước ta

Đối với chủng ENH và Os chỉ thích hợp vào mùa đông ở vùng núi cao, chủng F

có thể nuôi trồng quanh năm

4/ Năng suất nấm sò chọn lọc nuôi trồng trên các loại cơ chất khác nhau:

Chúng tôi tiến hành nuôi trồng 3 chủng giống ENH, F, Os trên các cơ chất phối trộn khác nhau Kết quả thu được ở bảng 4

Bảng 4: Năng suất các chủng nấm sò/nền cơ chất đã phối trộn:

Năng suất theo môi trường

(% năng suất nấm tươi/ nguyên liệu khô) E NH F Os

Công thức 1 60- 70 115- 125 120- 130 Công thức 2 45- 50 110- 115 115- 125

Nhận xét:

- Chủng ENH cho năng suất cao nhất ở công thức 1

- Chủng F và Os cho năng suất ở công thức 1 và công thức 2 nhưng để nuôi trồng sản xuất nên chọn công thức 2 vì công thức 1 phải bổ sung thêm cám và công hấp, vì vậy chi phí đầu vào sẽ cao

- Nói chung nấm sò có thể sinh trưởng trên các loại cơ chất cho năng suất khác nhau Tuỳ thuộc và nguồn nguyên liệu của từng địa phương mà có thể lựa chọn cơ chất trồng nấm sò cho thích hợp

Trang 22

V Kết luận:

- Đề tài nghiên cứu chọn ra 3 chủng giống nấm sò ENH, F, Os phù hợp với điều kiện Việt Nam

- Nghiên cứu được công nghệ nuôi trồng 3 chủng nấm sò trên

- Đề nghị: cần đầu tư kinh phí để chọn tạo ra những chủng nấm sò cho năng suất cao nhưng sinh ít bào tử để khỏi gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

(Volvariella volvacea)

I/ Tổng quan vấn đề:

- Có nhiều loại nấm ăn được trồng trên nguyên liệu rơm rạ như nấm mỡ, nấm

sò nên người ta thường gọi là nấm rơm Tuy nhiên nấm rơm có tên khoa học Volvariella volvacea (Bull exFr) là loại nấm phổ biến nhất ở Đông Nam á Nấm rơm chịu được nhiệt độ cao từ 28- 370C Việc trồng nấm rơm đã bắt đầu ở Trung Quốc gần 300 năm nay, nhưng từ khoảng 1932- 1935 nấm này được đưa vào các nước khác như Philipin, Malaysia và các nước Đông Nam á khác nhau (Chang 1982)

- Có nhiều loại nấm rơm khác nhau hiện đang được nuôi trồng làm thực phẩm Trong đó đáng chú ý nhất là nấm rơm: loại màu đen lông chuột (Volvariella volvacea ) và loại màu trắng Volvariella bombycina, Sing và V.Diplasia (Berk

và Br) nhiều tác giả còn chưa thống nhất về các loài này Việc nghiên cứu các

đặc điểm sinh thái và chọn lọc các giống nấm rơm này để phục vụ sản xuất là vấn đề rất cần thiết và rất đáng quan tâm, vì nấm rơm trắng có đặc tính thích nghi với nhiệt độ thấp hơn (đầu và cuối mùa hè) Nấm rơm đen hoàn toàn thích nghi với nhiệt độ cao, nóng ẩm liên tục trong các tháng mùa hè Đề tài tiến hành nghiên cứu chọn tạo đối với 2 chủng giống nấm rơm

II/ Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu chọn tạo 2 chủng giống nấm rơm có chất lượng cao, có khả năng thích ứng với các điều kiện thời tiết, môi trường ở nước ta và cung cấp nguồn giống gốc có chất lượng ổn định phục vụ nhu cầu của các cơ sở trồng nấm

III/ Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

1/ Vật liệu nghiên cứu giống nấm

1.1/ Sử dụng môi trường nhân giống nấm các cấp

- Môi trường giống cấp I (P.G.A) có bổ sung nước chiết giá đỗ, nước chiết quả thể nấm

- Môi trường giống cấp II: môi trường hạt thóc có điều chỉnh PH= 7,5- 8,0 bằng CaCO3 từ 1,5ặ 2,0%

- Môi trường giống cấp III: Hạt thóc + rơm băm và CaCO3

Trang 23

STT Ký hiệu giống Nguồn gốc- xuất xứ

1 V1 (P2) Giống nhập nội từ Trung Quốc

2 V2 Giống nhập nội từ Đài Loan

3 V3 Giống thu thập từ Quảng Nam

4 V4 Giống thu thập từ Sóc Trăng

5 V5 (Vt) Giống đang lưu giữ và sản xuất tại Miền Bắc

6 V6 Giống nhập nội từ Thái Lan

- Dựa trên hình thái, đặc điểm phân loại có thể xác định tên loài của các chủng giống

+ Chủng V1 (P2) tên loài: Volvariella bombycina

+ Chủng V2, V3, V4, V5 (Vt), V6: tên loài: Volvariella volvacea

- Giống các cấp đều được sử dụng đúng tuổi giống khi tiến hành nhân giống và nuôi trồng (Cấp I: 7- 8 ngày; Cấp II, cấp III: 10- 12 ngày)

1.3/ Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

- Nấm rơm có chu kỳ sản xuất ngắn: 1 tháng 1 đợt nuôi trồng Có thể sản xuất

Phân lập giống nguyên chủng

Chọn lọc,

đánh giá hệ sợi

Nhân chuyển giống cấp II

Chọn lọc,

đánh giá hệ sợi

Nhân chuyển giống cấp III

Chọn lọc,

đánh giá hệ sợi

Nuôi trồng thực nghiệm, khảo nghiệm

- Theo dõi năng suất

- Đánh giá tính ổn

định và thích nghi

Nhân chuyển giống cấp I

Chọn lọc,

đánh giá hệ sợi

Thu thập nguồn gen

Trang 24

IV/ Kết quả nghiên cứu và thảo luận:

1/ Kết quả theo dõi về thời gian sinh trưởng của các loại giống nấm rơm khi

nhân giống và nuôi giống trên các loại môi trường cấp I, cấp II, cấp III đều

không có sự sai khác nhiều

- Trên môi trường cấp I ở điều kiện nhiệt độ 280C ± 20C sau 7- 8 ngày sợi giống

của cả 6 loại giống ăn kín bề mặt ống thạch nghiêng

- Trên môi trường cấp II; cấp III: là môi trường hạt thóc ở điều kiện nhiệt độ

280C ± 20C sau 10- 12 ngày sợi nấm của 6 loại giống mọc kín sinh khối cơ

- Thời gian sinh trưởng và phát triển quả thể của cả 6 loại giống nấm rơm có sự

khác nhau chủng V1 (P2) có thời gian sợi thành thục và ra quả thể sớm nhất: 8

ngày và chủng V5, V6 là 12,0 ngày

- Tương ứng với thời gian sinh trưởng trong mỗi đợt sản xuất thời gian kết thúc

1 chu kỳ là 17,0ặ 20,6 ngày Tuy nhiên thời gian để nấm mọc, thu hái là tương

đối tập trung 7,0ặ 9,0 ngày

3/ Kết quả nghiên cứu về hình thái quả thể các loại giống nấm:

Bảng 2: Kết quả so sánh một số chỉ tiêu: đường kính quả thể, trọng lượng và

màu sắc của các chủng giống nấm rơm:

Ký hiệu

chủng giống

Đường kính quả thể (cm)

Trọng lượng trung bình

V1 (P2) 1,5ặ 3,5 1.756.0 - Màu trắng đục Hay bị nứt gốc bao

- Phần mũ của bao hơi xám, mọc thành cụm V2 0,8ặ 1,8 564,0 - Xám lông chuột, bao nấm dầy

- Mật độ phân bố đều V3 0,8ặ 2,0 650,0 - Xám tro

- Mọc đều thành cụm lớn V4 0,8ặ 3,0 606,0 - Màu xám tro, quả thể phân bố đều

V5(Vt) 1,0ặ 2,5 788,0 - Màu xám tro, mọc thành cụm, quả thể đồng đều V6 1,5ặ 3,0 872,0 - Quả thể xám nhạt, nhẵn bóng

- Mọc thành cụm lớn, đồng đều trên bề mặt mô

Trang 25

3/ Kết quả nghiên cứu về năng suất của các chủng giống nấm rơm:

Bảng 3: Kết quả so sánh năng suất 6 chủng giống nấm rơm

V/ Kết luận và đề nghị;

* Kết luận:

1/ Trong 6 chủng nấm rơm được nuôi trồng và chọn lọc, đề tài chọn ra 2 chủng

giống V1(P2) và V5(Vt) có nhiều ưu điểm nhất để nhân giống phục vụ sản xuất

2/ Chủng nấm rơm Vt năng suất tuy không cao nhưng có chất lượng tốt, quả

nấm chắc đồng đều hợp thị hiếu người sản xuất và tiêu dùng

* Đề nghị:

1/ Nấm rơm rất thích hợp trồng vào mùa hè vốn ít, nhanh thu hoạch, đề nghị

nhà nước có kinh phí để tiếp tục nghiên cứu nhiều loại giống nấm rơm để phục

vụ cho các địa phương

Đề mục 4: Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống nấm mộc nhĩ

I/ Tổng quan vấn đề:

- Nấm Mộc nhĩ thuộc về nhóm nấm họ Tremellales có đặc tính là quả thể có gelatin Các dẫn liệu sớm nhất về mộc nhĩ là từ 200- 300 năm trước công nguyên, ở Trung Quốc người ta thu hái làm thực phẩm trong mùa mưa và được phơi khô (Chang và Tu 1978) Hai loại nấm mộc nhĩ chủ yếu được trồng hiện

Trang 26

nay thuộc 2 loài là: Auricularia auricula và A polytricha Loài Au auricula mỏng và có màu sáng hơn Ngoài ra còn có những loài mộc nhĩ màu trắng Mộc nhĩ thường mọc trên cây thân cây gỗ nên được gọi là Wood ear (tai gỗ) Ngày nay người ta dùng nhiều kỹ thuật mới để trồng nấm mộc nhĩ nhân tạo: như: trồng trên gỗ khúc, trồng trên túi mùn cưa được khử trùng, trồng trên các loại nguyên liệu khác như bã mía, rơm rạ Dù trồng trên nguyên liệu nào thì mộc nhĩ đều sử dụng các dinh dưỡng hữu cơ như: licnin, pectin, xenluloza Nghiên cứu chọn tạo giống nấm mộc nhĩ từ nhiều nguồn gốc khác nhau để chọn giống có năng suất cao, có khả năng thích nghi với các điều kiện nuôi trồng như môi trường, thời tiết để đạt hiệu quả cao Đề tài tiến hành chọn lọc giống mộc nhĩ từ 5 nguồn gốc khác nhau

II/ Mục tiêu nghiên cứu

Chọn lọc được 2 chủng giống mộc nhĩ có năng suất cao, có phẩm chất tốt hợp thị hiếu người tiêu dùng để cung cấp cho các cơ sở sản xuất nấm ở các

địa phương

III/ Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

1- Vật liệu

- Sử dụng môi trường PDA để phân lập và nhân giống cấp I

- Sử dụng môi trường rắn: hạt thóc, mùn cưa, que sắn điều chỉnh PH= 7,5; độ

ẩm 55 ữ 60%, hấp khử trùng làm môi trường nhân giống cấp II và cấp III

2/ Nguồn giống nấm

- Sử dụng 5 loại giống mộc nhĩ có ký hiệu và xuất xứ

- Ký hiệu: Au: Giống phân lập từ tự nhiên miền Bắc

MTQ: Giống nhập từ Trung Quốc

MĐL: Giống mộc nhĩ nhập từ Đài Loan

MTL: Giống mộc nhĩ nhập từ Thái Lan

MN(T6): Giống gốc từ miền Nam Việt Nam

3/ Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài dùng phương pháp nuôi cấy thực nghiệm tiến hành chọn lọc hàng loạt các giai đoạn hệ sợi, quả thể nấm theo các đặc tính về:

+ Năng suất

+ Hình thái quả thể: màu sắc, kích thước

- Số liệu xử lý theo thống kê sinh học

4/ Thời gian, địa điểm nghiên cứu

- Từ tháng 9/2001 đến tháng 9/2003

- Nuôi trồng thực nghiệm tại Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật, Thái Thuỵ, Thái Bình số lượng 35 tấn nguyên liệu mùn cưa

Trang 27

IV/ Kết quả nghiên cứu và thảo luận:

1/ Kết quả theo dõi giống cấp I:

Bảng 1: Thời gian sinh trưởng và hình thái sợi giống mộc nhĩ cấp I

: ở điều kiện nhiệt độ 25 0 C ± 2 0 C

Các chỉ tiêu Giống mộc nhĩ

Thời gian sợi phủ kín bề mặt ống thạch (ngày)

Các biến đổi về hình thái sợi

giống nấm

Au 10,0 - Hệ sợi màu trắng, mật độ dày, dậm

- Sau 30 ngày chuyển dần mùa nâu

MĐL 11,0 - Hệ sợi màu trắng hồng, mật độ thưa

- Sau 35 ngày chuyển dần màu hồng

- Sau 32 ngày chuyển dần màu nâu

- Sau 35 ngày chuyển dần màu nâu

MN(T6) 10,0 - Hệ sợi màu trắng, mật độ dày, dậm

- Sau 35 ngày chuyển dần màu nâu

Nhận xét:

- Thời gian sợi giống cấp I của 5 loại giống mộc nhĩ phát triển tương đối đồng

đều: sau 10Ô 13 ngày kín mặt thạch Sau 30Ô 35 ngày sợi thành thục, chuyển màu

- Hệ sợi của 2 chủng Au và T6 có mật độ dày, đậm

2/ Kết quả nghiên cứu thời gian phát triển của hệ sợi trên môi trường cấp II, cấp III và năng suất của các chủng giống mộc nhĩ:

Bảng 2: Thời gian sinh trưởng của giống và năng suất:

Chủng

Thời gian sợi cấp II (ngày) 18,0 19,0 18,0 20,0 18,0 Sợi cấp III trên que sắn (ngày) 14,0 15,0 14,0 16,0 15,0 Năng suất (% tươi/nguyên liệu khô) 88,0 79,0 89,0 61,2 81,1

Trang 28

chúng tôi thấy giống MTQ có năng suất không ổn định, hình thái cánh nấm phụ thuộc nhiều vào thời tiết Lứa thứ 2 hoặc thứ 3 thường nhạt màu

- Trong 5 chủng giống mộc nhĩ được nghiên cứu đề tài chọn ra 2 chủng Au và T6 là 2 chủng mộc nhĩ có năng suất ổn định, phẩm chất tốt, màu sắc hợp với thị hiếu của đa số người tiêu dùng

V/ Kết luận và đề nghị:

* Kết luận:

1/ Đề tài đã tiến hành nghiên cứu chọn lọc 2 chủng giống mộc nhĩ Au,

T6 có năng suất cao phẩm chất tốt để đưa vào sản xuất và lưu giữ, bảo quản giống

2/ Cũng như giống nấm rơm, giống nấm mộc nhĩ cũng có nguồn gốc

phát sinh từ các vùng nhiệt đới vì vậy các giống bản địa có ưu thế hơn về tính thích nghi và ổn định phẩm chất tuy năng suất có kém hơn chút ít so với giống nhập nội (nhanh bị thoái hoá)

từ nhiều nước Chúng ta có giống nấm hương Cao Bằng, Sapa mọc trên gỗ giẻ thơm ngon nổi tiếng Đề tài tiến hành nghiên cứu chọn giống nấm hương tự nhiên của Việt Nam để phục vụ sản xuất

II/ Vật liệu, phương pháp và nội dung nghiên cứu

1/ Vật liệu nghiên cứu

1.1/ Nguồn giống:

Nấm hương có tên khoa học: Lentinula edodes.Berk Pegler với 4 chủng có nguồn gốc và ký hiệu

Trang 29

Ký hiệu: Lt: Nấm hương tự nhiên của Việt Nam

Lth: Giống nấm nhập từ Thái Lan

LNH: Giống nấm xuất xứ từ Nhật Bản

LĐL: Giống nấm nhập từ Đài Loan

1.2/ Vật tư, hoá chất để sản xuất môi trường cấy giống cấp I, cấp II, cấp III:

- Thạch Agar, đường Glucosa, các muối khoáng cần thiết, thóc tẻ, CaCO3

- Cơ chất nuôi trồng nấm hương dùng mùn cưa đóng trong túi polyethylen chịu

nhiệt hoặc trên gỗ khúc

- Các dinh dưỡng bổ sung như cám gạo, bột ngô v.v

2/ Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:

- áp dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào và nuôi cấy hệ sợi nấm

- Quá trình nhân giống, nuôi trồng tiến hành các phương pháp chọn lọc giống hàng loạt dựa trên các đặc tính

+ Sinh trưởng tốt

+ Có tính chống chịu và tích nghi cao

+ Có năng suất cao, phẩm chất tốt

III/ Kết quả nghiên cứu và thảo luận:

1/ Kết quả chọn lọc, nhân giống cấp II, cấp III các chủng giống nấm hương:

Bảng 1: Thời gian sinh trưởng của các cấp giống nấm hương và đặc điểm

hệ sợi để chọn lọc (điều kiện nhiệt độ: 25 0C ± 20C)

Thời gian nuôi giống C2 (ngày)

Thời gian nuôi giống C3 (ngày)

Đặc điểm hệ sợi giống để chọn lọc

+ Trên môi trường cấp II sợi phát triển đều, đậm

+ Trên môi trường cấp III sợi trắng mượt, đậm, sợi ăn đến đâu mùn cưa chuyển màu vàng nhạt, xốp

+ Tuyệt đối không bị nhiễm nấm tạp

Nhận xét:

- Thời gian giống nấm hương các loại sinh trưởng trên các loại môi trường cấp

I, cấp II không có sự khác biệt nhau nhiều Trên môi trường cấp II là môi trường hạt thóc có sự khác biệt nhau rõ rệt, min: 54 ngày, Max: 59 ngày

- Có cùng lượng cơ chất nhưng sợi cấp III sinh trưởng trên môi trường mùn cưa nhanh hơn thời gian chỉ bằng 2/3 trên môi trường cấp II là môi trường hạt

thóc

Trang 30

- Thời gian nhân giống và nuôi giống từ cấp I đến cấp II với 2 chủng Lt và LĐL

là nhanh nhất: 99 ngày

2/ Kết quả nghiên cứu nuôi trồng và đánh giá năng suất, phẩm chất các loại

giống nấm hương

Bảng 2:Theo dõi thời gian sinh trưởng, phát triển, năng suất và hình thái

các chủng giống nấm hương (điều kiện nhiệt độ 22 0C ± 10C)

STT Ký hiệu chủng giống

1 Thời gian nuôi sợi từ khi cấy giống

đến xuất hiện quả thể (ngày)

Chú thích: Nấm hương có thể trồng trên túi mùn cưa và gỗ khúc tự nhiên Đề

tài chỉ tiến hành báo cáo năng suất trồng trên túi mùn cưa Thu hoạch trên gỗ

kéo dài 2Ô 4 năm nên chưa có số liệu cuối cùng

Nhận xét:

- Nấm hương có thể trồng trên túi mùn cưa và gỗ khúc tự nhiên Đề tài chỉ tiến

hành báo cáo năng suất trồng trên túi mùn cưa (0,5 kg/túi) thời gian sinh trưởng

và phát triển của chủng Lt là ngắn nhất: 65 ngày

- Năng suất chủng nấm hương LĐL cao nhất 105%, chủng LNH có năng suất

thấp nhất 80%

- Đánh giá tổng quan về thời gian nuôi trồng, năng suất nấm và đặc điểm hình

thái quả thể nấm hợp thị hiếu người tiêu dùng thì 2 chủng giống nấm hương Lt

và Lth có nhiều ưu điểm hơn 2 chủng còn lại

IV/ Kết luận:

- Đề tài đã nghiên cứu chọn lọc và so sánh giữa các chủng nấm hương nhập nội

và chủng nấm hương tự nhiên Việt Nam (Lt) cho thấy chủng Lt và Lth có nhiều

ưu điểm để đưa ra sản xuất, nuôi trồng, lưu giữ giống

- Giống nấm hương Đài Loan có năng suất cao nhưng quả thể lớn, khi sử dụng

phải cắt nhỏ, thái miếng cần được tiếp thị và nghiên cứu thêm

- Giống nấm hương thích hợp nuôi trồng ở các vùng núi cao nhưng dễ gây nạn

phá rừng vì vậy cần nghiên cứu sử dụng các loại phế phụ liệu như: mùn cưa, bã

nghiền của cây thân thảo để trồng nấm như: Trung Quốc đã sử dụng khuẩn

thảo để trồng nấm

- Đề tài khuyến nghị được nghiên cứu các thiết bị nghiền nguyên liệu thực vật

để trồng nấm hương

Trang 31

Đề mục 6: Kết quả nghiên cứu chọn tạo và sản xuất

chủng giống nấm linh chi Dt

I- Đặt vấn đề

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý được nhiều tài liệu ở trong nước

và ngoài nước nói đến Hầu hết trong các tài liệu khi đề cập đến tác dụng của nấm linh chi đều đã khẳng định: linh chi là loại “thượng dược” được xếp trên cả nhân sâm, có tác dụng phòng chữa đối với nhiều loại bệnh, nhất là các bệnh

về huyết áp, tim mạch, gan, thận, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể Ngoài

ra linh chi với xu hướng sử dụng nguồn dược liệu thảo mộc Linh chi còn có tác dụng nâng đỡ cơ thể, bồi bổ cơ thể, kéo dài tuổi thọ Chính vì vậy ngày nay trên thế giới ngày càng có nhiều nước đặc biệt quan tâm đến nuôi trồng, chế biến dược liệu quý này, để phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe con người

ở Miền Bắc từ năm 1997, cùng với việc đẩy mạnh nuôi trồng, chế biến các loại nấm ăn, chúng tôi còn đặc biệt chú ý đến việc nghiên cứu ứng dụng, hoàn chỉnh công nghệ nuôi trồng nấm dược liệu linh chi phù hợp với điều kiện từng địa phương và đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ Qua con đường trao đổi, hợp tác, học tập về chuyên môn, nghiệp vụ, chúng tôi đã có một số chủng giống nấm linh chi Đến nay đã có thể chủ động tổ chức sản xuất nấm linh chi ở qui mô hàng hóa Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu chọn tạo

được 1 chủng giống nấm linh chi có năng suất cao, chất lượng tốt tạo ra các dạng sản phẩm chế biến phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Linh chi có tên khoa học: Ganoderma lucidum

Tên tiếng Anh: Lingzhi

Thuộc lớp nấm đảm: Basidiomycota

Bộ nấm lỗ: Poriales

Họ linh chi: Ganodermataceae

Linh chi là tên 1 loại nấm hoại sinh trên gỗ và là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách thần nông bản thảo cách đây hơn 2000 năm, ít có loài nấm nào

có nhiều loài (hơn 200 loài) và nhiều thứ (Ganoderma lucidum) đã có 45 thứ như nấm linh chi và chắc chắn mỗi loài sẽ có dược tính khác nhau, bằng chứng

Lý Thời Trân (1595) đã chia nấm làm sáu loại với đặc điểm và điều trị cũng khác nhau Do đó cần có tiêu chuẩn đánh giá để có thể sưu tầm và bổ sung thêm nhiều chủng, giống mới

Trang 32

Bảng 1: Đặc điểm của nấm linh chi theo Lý Thời Trân (1595)

1 Thanh chi Xanh - Vị chua tính bình không độc, chủ trị sáng mắt,

4 Bạch chi (ngọc chi) Trắng Vị cay tính bình không độc, ích phổi thông mũi

cường ý chí, an thần, chữa ho nghịch hơi

5 Hắc chi (huyền chi) Đen Vị mặn tính bình không độc, trị chứng bí tiểu,

ích thận khí

6 Tử chi Tím Vị ngọt, tính ôn không độc, trị đau nhức khớp

xương gân cốt

Thực hiện đề tài, chúng tôi nghiên cứu chủng hồng chi Dt (màu sắc đỏ)

có nguồn gốc từ rừng tự nhiên ở Việt Nam ký hiệu Dt

II- Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

1- Vật liệu - thời gian - địa điểm nghiên cứu

1.1- Đối tượng và nguồn gốc nấm linh chi

Các chủng giống nấm linh chi (Ganoderma lucidum) có nguồn gốc trong nước và nước ngoài

Bảng 2: Nguồn gốc-ký hiệu một số chủng nấm linh chi

tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật.

TT Chủng giống nấm

linh chi và ký hiệu

Nguồn gốc Thời gian sưu tầm

Trong các chủng nấm linh chi trên đề tài tiến hành tuyển chọn giống thuần chủng ổn định về năng suất, chất lượng và có tính chống chịu với điều kiện tự nhiên tốt

Trang 33

1.2- Nguyên liệu

- Môi trường phân lập, môi trường cấp I làm trên ống nghiệm gồm: Thạch agar, khoai tây, đường glucô, nước, cám gạo, cám ngô

- Môi trường nhân giống cấp II và cấp III: Thóc tẻ, bột nhẹ CaCO3, chai thủy tinh

- Môi trường nuôi trồng: Mùn cưa, bột nhẹ CaCO3, cám gạo, cám ngô, túi nilon

25 x 35cm, bông không thấm nước

1.3- Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thí nghiệm nuôi trồng, chọn tạo giống nấm linh chi được thực hiện tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp

- Khảo nghiệm giống triển khai rộng tại xưởng sản xuất nấm ở các địa phương:

+ Xã Long Hưng, huyện Văn Giang, Hưng Yên

+ Xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

+ Ngoài ra còn sản xuất ở các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình, Bắc Giang, Yên Bái, Sơn La, Quảng Nam, Bà Rịa Vũng Tàu

- Về phần phân tích hóa sinh thực hiện tại Viện công nghệ sinh học, Viện y học

cổ truyền Hà Tây

- Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 9/2001 đến tháng 9/2003 Mỗi năm sản xuất trên 2 vụ: thu đông từ T8-T12, xuân hè từ T1-T5

2) Nội dung nghiên cứu

2.1- Phân lập giống nấm từ quả thể bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, sản

xuất giống đem nuôi trồng, từ đó chọn tạo chủng giống tốt nhất có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện môi trường ở Việt Nam

2.2- Theo dõi tốc độ mọc sợi của 5 chủng nấm linh chi trên môi trường C1, C2 2.3- Theo dõi ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ sinh trưởng của sợi nấm tìm ra

được nhiệt độ tối ưu và thời vụ nuôi trồng

2.4- Nuôi trồng khảo nghiệm, triển khai sản xuất nấm thử nghiệm tại các địa

phương

2.5- So sánh kết quả phân tích hóa sinh: thành phần hóa học quả thể chủng

giống Dt đã được chọn tạo với sản phẩm của Hàn Quốc, Trung Quốc

3- Phương pháp nghiên cứu và các quy trình công nghệ sử dụng trong nghiên cứu

3.1- Tất cả các chủng giống nấm linh chi chúng tôi đều tiến hành nuôi trồng thực

nghiệm, thí nghiệm được làm theo cùng 1 thời gian, địa điểm, lặp lại 3 lần

- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học

Trang 34

3.2- Các quy trình công nghệ sử dụng trong nghiên cứu

3.2.1- Quy trình công nghệ chọn tạo giống nấm

Sơ đồ quy trình công nghệ chọn tạo giống nấm

Chọn nguồn gen gốc có ưu thế sinh học Quả thể nấm tươi

Phân lập theo phương pháp nuôi cấy mô tế bào

Giống gốc, bảo quản, lưu giữ nguồn gen

Có kiểm tra định kỳ

Đánh giá, tuyển chọn hệ sợi nấm

Nhân giống C1, C2, C3 trên môi trường

đặc trưng

Đánh giá, tuyển chọn hệ sợi nấm

- Nuôi trồng khảo nghiệm

- Sản xuất tại các địa phương

Đánh giá, tuyển chọn hệ sợi nấm

Theo dõi, đánh giá, tuyển chọn dòng quả

thể, hiệu quả kinh tế

3.2.2- Qui trình sản xuất giống gốc, giống C1 trong ống nghiệm

Khoai tây gọt vỏ rửa sạch cắt nhỏ đun sôi khoảng 7’, rửa sạch giá đỗ cho vào xoong và đun tiếp 5-7’ lọc lấy nước chiết rồi bổ sung thạch agar và đường theo tỷ lệ, khuấy đều đun sôi cho tan thạch, đổ ra ống nghiệm, hấp thanh trùng nhiệt độ 110-1150C với áp lực 0,9ữ1,1at, thời gian 90’, đặt nghiêng, để nguội, cấy giống

Trang 35

3.2.3- Quy trình sản xuất giống cấp 2

Thóc tẻ loại tốt, đãi sạch ngâm nước lã từ 12-16 h, luộc sôi nở chín 2/3 hạt thóc, vớt ra để nguội trộn bột nhẹ 1,2-1,4%, tiến hành đóng chai, buộc đầu rồi hấp thanh trùng = autoclave 1,2-1,5at tương đương nhiệt độ 120-1260C, thời gian là 90-100’, kể từ khi áp lực đạt được, để nguội rồi cấy giống, nuôi sợi, bảo quản

3.2.4- Qui trình nuôi trồng nấm linh chi trên mùn cưa

Mùn cưa tạo ẩm bằng nước vôi pH = 11ữ12, độ ẩm nguyên liệu từ 65%, ủ lại đống lên men hiếu khí, thời gian ủ 3 ngày rồi đảo đống ủ, chỉnh độ

62-ẩm, tạo độ xốp, chỉnh pH = 8-8,5 ủ lại đống thời gian ủ 2-3 ngày, bổ sung phụ gia và dinh dưỡng (bột nhẹ, bột ngô, bột cám gạo) đóng bịch, thanh trùng để tiêu diệt mầm mống bệnh, tạo ra chất dễ tiêu, để nguội cấy giống thành 1 lớp trên bề mặt, định lượng 10ữ 15 gam giống/1 bịch, nuôi sợi chỉnh nhiệt độ, độ

ẩm, độ thông thoáng, ánh sáng, mật độ bịch trong nhà nuôi sợi, thời gian nuôi sợi từ 20-25 ngày, chăm sóc thu hái chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng,

ánh sáng, thời gian 3-3,5 tháng

- Nuôi trồng bịch nấm ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau từ 15 - 350C, ghi nhận tốc độ ăn sợi, mật độ sợi , màu sắc của sợi và theo dõi kết quả năng suất của từng chủng nấm

III- Kết quả và nhận xét

1-Với phương pháp đo chiều dài hệ sợi nấm trên ống nghiệm chứa môi trường dinh dưỡng PDA, ta có kết quả cụ thể như sau:

Bảng 3: Tốc độ mọc của hệ sợi nấm linh chi trên môi trường cấp 1,

( cm tính theo chiều dài mặt thạch trong ống nghiệm 2x 20cm)

Trang 36

Chủng Dt: từ 0,9-1,1cm Chủng DNH: từ 0,6-0,8cm

Số ngày hệ sợi mọc kín bề mặt thạch trong ống nghiệm (có chiều dài thạch nghiêng là 11 cm)

Chủng D1: ngày thứ 6 Chủng Dt: ngày thứ 7 Chủng DNH: ngày thứ 9 Chủng D: ngày thứ 12 Chủng T5: ngày thứ 16

2- Kết quả theo dõi về thời gian sinh trưởng, phát triển của các chủng giống

nấm linh chi trong quá trình chọn tạo giống

Bảng 4: So sánh tốc độ mọc kín sợi trên ống thạch nghiêng và cơ chất

nuôi trồng của các chủng giống nấm linh chi

Hệ sợi giống nuôi trồng

trên mùn

Hệ sợi giống và thời

gian sinh trưởng Chủng giống

Hệ sợi giống C1 trên môi trường thạch

Hệ sợi giống C2, trên môi trường chai thóc Thời gian xuất

- Trên môi trường ống thạch nghiêng các chủng giống phát triển có

sự khác nhau rõ rệt: chủng D1 phát triển nhanh nhất (6 ngày) chủng

T5 chậm nhất (16 ngày)

- Trên môi trường nhân giống C2: tốc độ phát triển của hệ sợi các chủng giống

tương đối đồng đều

- Trên môi trường nuôi trồng bằng mùn cưa thời gian sợi nấm thành thục (xuất

hiện quả thể) là tương đối đồng đều (từ 18 đến 22 ngày) Tuy nhiên thời gian

hoàn chỉnh quả thể để thu hái có sự khác nhau rõ rệt Chủng D1 phát triển

nhanh nhất, chủng DNH và D có thời gian chậm nhất: 80 ngày

Trang 37

- Tốc độ và mật độ của hệ sợi trong tất cả các loại môi trường đều liên quan chặt chẽ tới sự xuất hiện quả thể, hệ sợi phát triển càng nhanh thì quả thể xuất hiện càng sớm

- Hầu hết quả thể xuất hiện khi hệ sợi đã phát triển thành thục trên môi trường nuôi trồng Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng của hệ sợi là một trong những đặc điểm quan trọng để nghiên cứu chọn tạo giống, kế hoạch sản xuất giống, bố trí thời vụ sản xuất Hệ sợi phát triển tốt dày, kín trắng hoàn toàn bịch sẽ hình thành quả thể tốt và cho năng suất cao

- Chủng giống Dt có thời gian sinh trưởng và phát triển là tương

đối phù hợp với điều kiện sản xuất

3- ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ tới hình thái quả thể, năng suất và chất lượng các chủng giống nấm linh chi (bảng 5)

Qua kết quả bảng 5 ta thấy:

- Nhiệt độ có tác động lớn và rõ rệt đến toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của các chủng giống nấm Mỗi chủng giống có

đặc điểm thích nghi riêng

+ Nếu thời tiết quá lạnh nhiệt độ dưới 200C kéo dài thì quả thể nấm phát triển không đầy đủ cuống dài, cánh nấm rất nhỏ (thậm chí có giống không hình thành quả thể) nên nhiều người cho rằng

đó là loài khác: Linh chi sừng hươu ( Ganoderma boinensis)

+ Nếu thời tiết nóng nhiệt độ trên 28- 300C kéo dài liên tục thì hệ sợi phát triển kém, quả thể thường mỏng, chân nấm chia nhiều thuỳ và đặc biệt

là nấm hay bị sâu bệnh hoặc bị mốc xanh ở mặt dưới của tán nấm

+Các chủng giống đều sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ

từ 20-280C (Mùa xuân hoặc mùa thu), trong đó chủng Dt có năng suất cao nhất (4% tính trên nguyên liệu khô) Quả thể có trọng lượng lớn nhất (cánh nấm to, chân vừa phải)

- Chủng Dt là chủng giống linh chi phát triển tốt nhất : Hệ sợi phát triển khỏe, mật độ dầy, thích ứng biên độ nhiệt rộng từ 18-280C, không bị nhiễm bệnh, có thể sản xuất đại trà ở cả 2 vụ: xuân hè và thu đông

- Thời vụ nuôi trồng nấm linh chi tốt nhất là vào đầu mùa xuân Tháng 2, tháng 3 hàng năm, nhà nuôi trồng nấm có điều kiện khí hậu thoáng mát như dưới tán cây ở trong rừng

- Khi nấm phát triển xung quanh tán nấm hết viền màu trắng, mũ nấm và chân nấm có màu đồng nhất (màu nâu đỏ hoặc nâu bóng) thì tiến hành thu hái

Trang 38

Bảng 5: So sánh ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ tới sinh trưởng và phát triển

của các chủng giống linh chi

- Hệ sợi mọc chậm, thưa

- Quả thể nhỏ

- Sợi phát triển nhanh

- Quả thể to, xốp

- Sợi mọc thưa, mảnh, quả thể nhỏ,

có sâu bệnh

Năng suất nấm khô/nguyên liệu

- Quả thể có cuống dài, mũ nhỏ

- Hệ sợi phát triển tốt, đậm dày sợi

- Quả thể phát triển

đều, đẹp, hình thận

đặc trưng

- Hệ sợi phát triển nhanh, mảnh sợi quả thể nhiều cuống, nhiều thùy, cuống to

Năng suất nấm khô/nguyên liệu

đặc, sau ngả màu vàng, quả thể không hình thành

-Hệ sợi phát triển tốt, quả thể ra

đều, đẹp

- Hệ sợi phát triển yếu, hay bị chết, sợi nhiễm mốc xanh

- Không ra quả thể Năng suất nấm

- Hệ sợi phát triển chậm, màu trắng

đặc, quả thể không tạo tán nấm

- Hệ sợi phát triển tốt, quả thể tương

đối đều, đẹp

- Hệ sợi phát triển chậm, hay bị mốc xanh

do chết sợi, không hình thành quả thể

Năng suất nấm khô/nguyên liệu (%)

2,1

T5

Hình thái sợi, quả thể

-Hệ sợi phát triển rất chậm, màu trắng

đặc, không hình thành quả thể

-Hệ sợi phát triển tốt, dày sợi, quả

thể, không có cuống, hình quạt

-Hệ sợi phát triển chậm, sợi thưa, dễ bị sâu ký sinh ở mặt dưới quả thể

Năng suất nấm

Trang 39

5- Kết quả phân tích các thành phần sinh hóa và đánh giá chất lượng mẫu nấm linh chi Dt nuôi trồng so sánh với mẫu nấm linh chi Trung Quốc và Hàn Quốc

Chúng tôi đã xác định thủy phần, nitơ tổng số, protein tổng số, polysaccharid tổng số, thành phần axit amin, polyphenol, alcaloid, saponozit ở

3 loại nấm linh chi nói trên Kết quả hàm lượng các hợp chất kể trên được trình bày ở bảng 6

Bảng 6: Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của các mẫu nấm linh chi

(% tính theo trọng lượng khô tuyệt đối)

Chỉ tiêu

Linh chi Việt Nam

Linh chi Trung quốc

Linh chi Hàn quốc

-Từ kết quả bảng 6 cho thấy một số nhận xét sau:

+Thành phần sinh hóa của mẫu nấm linh chi Dt nuôi trồng tương đương với mẫu nấm linh chi Trung Quốc và Hàn Quốc đang có bán trên thị trường

+Cả 3 mẫu nấm linh chi đã phân tích đều có thành phần axit amin tương

đương không khác nhau nhiều (từ 9,06-10,74%)

Trang 40

+Các chủng linh chi đều có chứa nhóm các hợp chất tự nhiên được xem

là tính dược học quý, đó là: flavonoid và các dẫn xuất của axit hữu cơ, các steroid và triterpen

+Cả 3 mẫu nấm linh chi đều không chứa alcanoid, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của một số tác giả nước ngoài (Lý Quảng Viên-Trung Quốc)

V- Kết luận và đề nghị:

1-Kết luận:

- Giống nấm linh chi Dt đã chọn tạo được có đặc tính: Sợi khoẻ, năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được điều kiện môi trường, thích ứng nhiệt độ rất rộng từ 18-320C

-Kết quả phân tích hóa sinh của nấm linh chi đã được chọn tạo Dt so với chủng nấm linh chi Hàn Quốc và Trung Quốc là không khác biệt lắm, gần như tương

đương

-Kết quả nghiên cứu, chọn tạo chủng giống linh chi Dt nuôi trồng khảo nghiệm tại một số địa phương cho năng suất ổn định, chất lượng sản phẩm tốt, hiệu quả kinh tế cao áp dụng kết quả đề tài nghiên cứu, chúng ta có thể chủ động nguồn giống nấm và cung cấp đủ giống nấm linh chi cho sản xuất quy mô hàng hóa

Với những công trình nghiên cứu khoa học ngày càng phong phú về khả năng kỳ diệu của nấm linh chi, ở Việt Nam ta trong thời gian tới, sản lượng sẽ tăng rất nhanh, nhiều người sẽ biết đến và tiêu dùng nấm linh chi như là 1 thức uống hàng ngày để giữ gìn sức khỏe

Đề mục 7:Kết quả nghiên cứu chọn tạo và nuôi trồng

nấm kim châm

(Flammulina velutipes)

I/ Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

Nấm kim châm là loại giống nấm nhập nội từ Trung Quốc, Nhật Bản có tên khoa học là Flammulina velutipes (Curt ex Fr) Sing, còn có tên gọi là nấm

đông, nấm giá, quả thể nấm dài, trắng muốt Sản lượng nấm đứng hàng thứ 6 trong sản xuất nấm ăn toàn thế giới (Chang 1987) ở nước ngoài nấm phát triển

và được nuôi trồng ở điều kiện lạnh 8Ô100C theo quy mô công nghiệp trên giá thể là mùn cưa Để góp phần đa dạng các chủng loại giống nấm ăn được nuôi trồng, đề tài nghiên cứu chọn lọc giống nấm kim châm thích nghi với các điều kiện nuôi trồng và thời tiết ở miền Bắc nước ta

Ngày đăng: 21/04/2014, 21:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Duy Quý (2001): “ Ph−ơng pháp chọn giống cây trồng ” NXB- Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ph−ơng pháp chọn giống cây trồng
Tác giả: Trần Duy Quý
Nhà XB: NXB- Nông nghiệp
Năm: 2001
2. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, Federico zani “ Nấm ăn- cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng ” NXB- Nông nghiệp 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nấm ăn- cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng
Nhà XB: NXB- Nông nghiệp 1999
3. Phan Huy Dục: 1994 “ Một số loại nấm hoang dại dùng làm thực phẩm ở Việt Nam ” Tạp chí Sinh học Tháng 9/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số loại nấm hoang dại dùng làm thực phẩm ở Việt Nam
4. Ngô Anh (1999), “ Nghiên cứu họ nấm linh chi (Ga nodermataceae Donk) ở Thừa Thiên- Huế”, Báo cáo Hội nghị Công nghệ Sinh học Toàn quốc, Hà Nội, tr. 1043- 1049 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu họ nấm linh chi (Ga nodermataceae Donk) ở Thừa Thiên- Huế”, "Báo cáo Hội nghị Công nghệ Sinh học Toàn quốc
Tác giả: Ngô Anh
Năm: 1999
5. Phạm Thành Hổ (1995), Hoàn chỉnh quy trình sản xuất nấm h−ơng (Lentinus edodes), báo cáo để tài cấp Bộ, Trường Đại học Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn chỉnh quy trình sản xuất nấm h−ơng (Lentinus edodes)
Tác giả: Phạm Thành Hổ
Năm: 1995
6. Trịnh Tam Kiệt (1981), Nấm lớn ở Việt Nam, Tập 1, NXB KHKT, Hà Néi, 1981, p.151- 153 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nấm lớn ở Việt Nam
Tác giả: Trịnh Tam Kiệt
Nhà XB: NXB KHKT
Năm: 1981
7. Trịnh Tam Kiệt, Đoàn Văn Vệ, Vũ Mai Liên (1983), Sinh học và kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học và kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn
Tác giả: Trịnh Tam Kiệt, Đoàn Văn Vệ, Vũ Mai Liên
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 1983
8. Lê Xuân Thám (1998), Nấm linh chi cấy thuốc quý, Những vấn đề sinh lý dinh d−ỡng nuôi trồng chất l−ợng cao, NXB Khoa học kỹ thuật, Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nấm linh chi cấy thuốc quý, Những vấn đề sinh lý dinh d−ỡng nuôi trồng chất l−ợng cao
Tác giả: Lê Xuân Thám
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 1998
9. Lê Xuân Thám (2000), “ Nấm hương Cao Bằng- một taxon đặc biệt của chi Lentinula Pegler ”, Tạp chí D−ợc học, 287 (3), tr.6-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nấm h−ơng Cao Bằng- một taxon đặc biệt của chi Lentinula Pegler
Tác giả: Lê Xuân Thám
Năm: 2000
10. Lê Duy Thắng (1995), Kỹ thuật trồng nấm, tập 1, NXB Nông nghiệp 11. Babasaki, K., Ohmasa, M. (1991), Breeding of shiitake mushrooms,Lentinus edodes, with high ligninolytic activity, In Science and Cultivation of Edible Fungi (Maher ed), Rotterdam, pp. 99- 103 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng nấm, tập 1, NXB Nông nghiệp " 11. Babasaki, K., Ohmasa, M. (1991), Breeding of shiitake mushrooms, Lentinus edodes, with high ligninolytic activity, "In Science and Cultivation of Edible Fungi (Maher ed), Rotterdam
Tác giả: Lê Duy Thắng (1995), Kỹ thuật trồng nấm, tập 1, NXB Nông nghiệp 11. Babasaki, K., Ohmasa, M
Nhà XB: NXB Nông nghiệp " 11. Babasaki
Năm: 1991
12. Chang, S.T. and Miles, P.T (1987), “ Historical record of the early cultivation of Lentinus in China ”, Mushroom Journal of the Tropics (7), pp. 31- 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Historical record of the early cultivation of Lentinus in China ”, "Mushroom Journal of the Tropics (7)
Tác giả: Chang, S.T. and Miles, P.T
Năm: 1987
13. Crisan, E.V. and Sands, A. (1987), “ Nutritional value”, In The Biology and Cultivation of Edible Mushroom ( Chang & Hayes eds), Academic Press, pp. 137- 165 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nutritional value”, "In The Biology and Cultivation of Edible Mushroom (
Tác giả: Crisan, E.V. and Sands, A
Năm: 1987
14. Elliott, T.J. (1982), “ Genetics and Breeding of cultivated mushroom”, In Tropical mushroom- biological nature and culltivation methods (Chang and Quimio eds), Hong Kong, pp. 11- 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Genetics and Breeding of cultivated mushroom”, "In Tropical mushroom- biological nature and culltivation methods
Tác giả: Elliott, T.J
Năm: 1982
15. Imbernon, M.and Labalerere, J. (1989), “ Selection of sporeless or poorly spored induced mutants from Pleurotus ostreatus and Pleurotus pulmonarious and selective breeding”, Mushroom Science, (12), pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Selection of sporeless or poorly spored induced mutants from "Pleurotus ostreatus "and "Pleurotus pulmonarious "and selective breeding”, "Mushroom Science
Tác giả: Imbernon, M.and Labalerere, J
Năm: 1989
16. Ito. (1967), “ Cultivation of Lantinus edodes”, In the Biology and Culivation of Edible Mushrooms (Chang, Hayes eds), Academic Press, pp. 461- 473 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cultivation of Lantinus edodes”, "In the Biology and Culivation of Edible Mushrooms
Tác giả: Ito
Năm: 1967
17. Raper, C.A (1978), “Sexuality and Breeding”, in Biology and Cultivation of Edible Mushrooms ( Chang ed), Academic press, pp. 83- 117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sexuality and Breeding”, "in Biology and Cultivation of Edible Mushrooms (
Tác giả: Raper, C.A
Năm: 1978
18. Shin, G.C, Yeo, U.H, Yoo, Y.B (1986), “Some factors affecting the protoplast formation and regeneration from the mycelium of Ganoderma lucidum (Fr) Karsten”, Research report in Agricultural Sience and Technology, (13), pp. 185- 192 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Some factors affecting the protoplast formation and regeneration from the mycelium of Ganoderma lucidum (Fr) Karsten”, "Research report in Agricultural Sience and Technology
Tác giả: Shin, G.C, Yeo, U.H, Yoo, Y.B
Năm: 1986

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Những ghi chép lịch sử của việc trồng các loại nấm khác nhau (Chang - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 1 Những ghi chép lịch sử của việc trồng các loại nấm khác nhau (Chang (Trang 2)
Bảng 3: ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ tới sự sinh trưởng của sợi nấm  và sự - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 3 ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ tới sự sinh trưởng của sợi nấm và sự (Trang 16)
Bảng 1: Đặc điểm quả thể 3 chủng nấm sò  Chủng giống - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 1 Đặc điểm quả thể 3 chủng nấm sò Chủng giống (Trang 20)
Bảng 3: Đặc điểm của nấm sò trong quá trình nuôi trồng  Chủng giống - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 3 Đặc điểm của nấm sò trong quá trình nuôi trồng Chủng giống (Trang 21)
Bảng 1: Theo dõi thời gian sinh tr−ởng của các giống nấm rơm. - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 1 Theo dõi thời gian sinh tr−ởng của các giống nấm rơm (Trang 24)
Bảng 2: Nguồn gốc-ký hiệu một số chủng nấm linh chi - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 2 Nguồn gốc-ký hiệu một số chủng nấm linh chi (Trang 32)
Bảng 1: Đặc điểm của nấm linh chi theo Lý Thời Trân (1595) - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 1 Đặc điểm của nấm linh chi theo Lý Thời Trân (1595) (Trang 32)
Sơ đồ quy trình công nghệ chọn tạo giống nấm - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Sơ đồ quy trình công nghệ chọn tạo giống nấm (Trang 34)
Bảng 3:  Tốc độ mọc của hệ sợi nấm linh chi trên môi trường cấp 1, - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 3 Tốc độ mọc của hệ sợi nấm linh chi trên môi trường cấp 1, (Trang 35)
Bảng 4: So sánh tốc độ mọc kín sợi trên ống thạch nghiêng và cơ chất - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 4 So sánh tốc độ mọc kín sợi trên ống thạch nghiêng và cơ chất (Trang 36)
Bảng 5: So sánh ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ tới sinh trưởng và phát triển - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 5 So sánh ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ tới sinh trưởng và phát triển (Trang 38)
Bảng 6: Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của các mẫu nấm linh chi - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 6 Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của các mẫu nấm linh chi (Trang 39)
Bảng 1: Sử dụng môi trường truyền thống PGA có bổ sung nước chiết giá đỗ, - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 1 Sử dụng môi trường truyền thống PGA có bổ sung nước chiết giá đỗ, (Trang 41)
Bảng 3: Thành phần môi tr−ờng nuôi trồng Nấm kim châm trong túi PE - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 3 Thành phần môi tr−ờng nuôi trồng Nấm kim châm trong túi PE (Trang 42)
Bảng 5: Thời gian sinh tr−ởng và phát triển của giống nấm kim châm - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 5 Thời gian sinh tr−ởng và phát triển của giống nấm kim châm (Trang 43)
Bảng 2.1. Thành phần các môi tr−ờng cấp I (pH 6,0)  Nồng độ (g/l) - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 2.1. Thành phần các môi tr−ờng cấp I (pH 6,0) Nồng độ (g/l) (Trang 45)
Bảng 2.2. Thành phần môi trường giống cấp II (CaCO 3  1%, độ ẩm 65%) - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 2.2. Thành phần môi trường giống cấp II (CaCO 3 1%, độ ẩm 65%) (Trang 46)
Bảng 2.3. Thành phần các giá thể nuôi trồng (độ ẩm 65%)  Tỷ lệ  (%trọng l−ợng)  Thành phần - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 2.3. Thành phần các giá thể nuôi trồng (độ ẩm 65%) Tỷ lệ (%trọng l−ợng) Thành phần (Trang 46)
Bảng 3.4. Hàm l−ợng một số thành phần hoá sinh của mẫu nấm Hầu thủ - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 3.4. Hàm l−ợng một số thành phần hoá sinh của mẫu nấm Hầu thủ (Trang 50)
Bảng 2. Đặc điểm hệ sợi và tốc độ tăng trưởng của hệ sợi - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 2. Đặc điểm hệ sợi và tốc độ tăng trưởng của hệ sợi (Trang 54)
Bảng 4. Năng suất nấm Trà tân trên các cơ chất khác nhau - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 4. Năng suất nấm Trà tân trên các cơ chất khác nhau (Trang 55)
Bảng 3. Đặc điểm nấm Trà tân trong quá trình nuôi trồng - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 3. Đặc điểm nấm Trà tân trong quá trình nuôi trồng (Trang 55)
Bảng 5: Kết quả phân tích thành phần dinh d−ỡng của nấm Trà tân - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 5 Kết quả phân tích thành phần dinh d−ỡng của nấm Trà tân (Trang 56)
Bảng 1:  Thang nhiệt độ bảo quản các loại giống ( thời gian dưới 1 năm )  Khả năng - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 1 Thang nhiệt độ bảo quản các loại giống ( thời gian dưới 1 năm ) Khả năng (Trang 62)
Bảng 1: Kết quả theo dõi sự sinh tr−ởng, phát triển của hệ sợi cấp I một số loại - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 1 Kết quả theo dõi sự sinh tr−ởng, phát triển của hệ sợi cấp I một số loại (Trang 69)
Bảng 2: Kết quả nghiên cứu về thời gian sinh tr−ởng, phát triển  hệ sợi nấm - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 2 Kết quả nghiên cứu về thời gian sinh tr−ởng, phát triển hệ sợi nấm (Trang 70)
Bảng 3: Kết quả nghiên cứu về sinh tr−ởng, phát triển và hình thái - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 3 Kết quả nghiên cứu về sinh tr−ởng, phát triển và hình thái (Trang 71)
Bảng 1: Các công thức môi trường dùng mùn cưa để trồng nấm. - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 1 Các công thức môi trường dùng mùn cưa để trồng nấm (Trang 75)
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổng quát quy trình công nghệ dùng mùn c−a để trồng nấm - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Sơ đồ 2 Sơ đồ tổng quát quy trình công nghệ dùng mùn c−a để trồng nấm (Trang 76)
Bảng 2: Kết quả sử dụng môi tr−ờng mùn c−a trồng nấm Linh chi, Mộc nhĩ, - nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở việt nam
Bảng 2 Kết quả sử dụng môi tr−ờng mùn c−a trồng nấm Linh chi, Mộc nhĩ, (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w