1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mô hình ngân hàng hồi giáo - hướng đi mới để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại việt nam

84 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 631,5 KB

Nội dung

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUMục đích nghiên cứu là tìm hiểu mô hình ngân hàng Hồi Giáo, ưu điểm vànhược điểm của mô hình này cùng với thực trạng hoạt động của các ngân hàngthương mại Việt Nam,

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1.SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Từ tháng 9 năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng ở Mỹ diễnbiến ngày càng phức tạp, khó lường và đã lan rộng trở thành cuộc khủng hoảng tàichính và suy thoái kinh tế toàn cầu Tình hình đó cùng với những khó khăn, yếukém nội tại của nền kinh tế trong nước và thiên tai liên tiếp…đã tác động tiêu cựcđến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta Trong lĩnh vực tài chính, điều may mắncủa nền kinh tế Việt Nam là thị trường tài chính của chúng ta chưa hoàn toàn hộinhập với thị trường tài chính quốc tế Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namvẫn hoạt động với hiệu quả cao, cụ thể là kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm rấtkhả quan, nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát Tiêu dùng nội địa vẫn tăng trưởngtrên 20% Đây là những tiền đề cơ bản để Việt Nam nhanh chóng vượt qua suythoái kinh tế Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO vàtừng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, các nguồn vốn nước ngoàiđang tiến tới chảy vào Việt Nam Điều này vừa có thuận lợi là cung cấp nguồn vốncho đầu tư phát triển của đất nước nhưng cũng có khả năng gây ảnh hưởng mạnhđến thị trường tài chính của chúng ta khi khủng hoảng tài chính toàn cầu tương tựnhư cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng nhà ở Mỹ xuất hiện Hơn nữa việc hộinhập vào nền kinh tế quốc tế đã đặt ra những thách thức cho các Ngân hàngThương mại, đó là sự tham gia của các tập đoàn tài chính đa quốc gia có thế mạnh

về tài chính, kỹ thuật và công nghệ Trước tình hình đó bắt buộc các ngân hàngthương mại có những bước cải cách trong định hướng phát triển chiến lược kinhdoanh của mình Khi nền kinh tế đã được hội nhập, nhất là việc Việt Nam cam kết

mở cửa thị trường tài chính trong nước theo các cam kết đối với các đối tác nướcngoài thì việc các ngân hàng thương mại nước ngoài có đủ nội lực, đó là vốn vàcông nghệ sẽ thao túng thị trường tài chính Việt Nam “Làm thế nào để có đủ sứcđứng vững khi có sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại nước ngoài”, câuhỏi này luôn là những thách thức đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, và

Trang 2

phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được các Ngân hàng thương mại lựa chọn là

xu hướng phát triển lâu dài và bền vững

Trong khi các tổ chức tài chính trên thế giới ở đa số các nước đang điêuđứng với khủng hoảng tài chính toàn cầu thì các ngân hàng và quỹ đầu tư tuân thủluật Hồi Giáo lại hầu như tránh được những rắc rối từ các khoản nợ xấu Cácchuyên gia trong lĩnh vực tài chính Hồi Giáo cho rằng , cách thức kinh doanh của

họ đã che chắn người áp dụng khỏi những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảnghiện nay Những ngân hàng lớn như HSBC của Anh hay Citibank của Mỹ đều đãthiết lập các chi nhánh ngân hàng Hồi giáo và những chi nhánh này đều ăn nên làm

ra Một số ngân hàng đã thành công với tài chính Hồi giáo còn muốn mở rộngphương thức kinh doanh này vượt xa khỏi thị trường tự nhiên ở những nước theođạo Hồi Họ tin rằng, hơn khi nào hết, lúc này đang có một thị trường cho nhữngngười thuộc các tôn giáo khác chia sẻ những giá trị mà kinh tế học Hồi giáo đemlại Điều này gợi ra cho tôi một suy nghĩ, với tình hình nội tại của Việt Nam nhưthế , liệu chúng ta có thể áp dụng mô hình tài chính Hồi Giáo nhằm tạo ra loại hìnhdịch vụ bổ sung, một cách thức cung cấp dịch vụ mới nhằm đa dạng hoá sản phẩmtài chính hay không?Việc nghiên cứu tìm hiểu mô hình tài chính Hồi giáo cùngvới điều kiện để áp dụng được mô hình này ở Việt Nam là một vấn đề đáng quantâm Tuy nhiên, xét thấy đây là một vấn đề hoàn toàn mới ở Việt Nam, việc ứngdụng mô hình này cũng cần có một lộ trình rõ ràng, cụ thể Do đó trong phạm vinghiên cứu này, tôi chỉ xin đề cập đến một mảng nhỏ đối với hệ thống ngân hàngthương mại, đó là mảng dịch vụ bán lẻ vì đây là dịch vụ có khả năng tăng trưởngnhanh nhất trong hệ thống tài chính tại Việt Nam Nếu như mô hình này có thể ápdụng được, việc nhân rộng nó là vấn đề tương đối dễ dàng hơn Xuất phát từnguyên nhân này, tôi đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài :

MÔ HÌNH NGÂN HÀNG HỒI GIÁO - HƯỚNG ĐI MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM

Trang 3

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu mô hình ngân hàng Hồi Giáo, ưu điểm vànhược điểm của mô hình này cùng với thực trạng hoạt động của các ngân hàngthương mại Việt Nam, đặc biệt là mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, để từ đó xâydựng một hệ thống sản phẩm ngân hàng bán lẻ mới bổ sung vào hệ thống sảnphẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống đang được áp dụng hiện tại Hệ thống sảnphẩm mới này được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc riêng của ngân hàngHồi giáo Mục đích cuối cùng của tôi là giới thiệu cách thức xây dựng sản phẩmngân hàng bán lẻ theo mô hình ngân hàng Hồi giáo nhằm đa dạng hóa sản phẩmngân hàng truyền thống chứ không tham vọng đưa ra mô hình sản phẩm mới thaythế hệ thống sản phẩm truyền thống hiện tại

3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình ngân hàng Hồi Giáo cùng cácsản phẩm đi kèm Phạm vi ứng dụng của mô hình này rất rộng, tuy nhiên trongnghiên cứu này, tôi chỉ giới hạn trong việc ứng dụng mô hình ngân hàng Hồi giáovào mảng dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại nhằm đa dạng hoá dịch vụ dongân hàng cung cấp

Tài liệu nghiên cứu tổng hợp trong và ngoài nước từ năm 2000 đến nay

4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Về phương pháp nghiên cứu, có rất nhiều cách tiếp cận nhưng tôi sử dụngphương pháp thống kê - mô tả, phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh - đốichiếu, diễn dịch – qui nạp và phương pháp quan sát từ thực tiễn để khái quát bảnchất của các vấn đề mà đề tài nghiên cứu

Bên cạnh trình bày lý thuyết tôi cũng kết hợp lồng ghép thực tiễn vào trong

đó để cho thấy sự hài hoà của đề tài và làm cho những vấn đề mang tính chất lýthuyết trở nên sống động và hấp dẫn hơn Với phương pháp trình bày này, tôi hivọng sẽ mang đến cho người đọc sự thoải mái cũng như dễ dàng cảm nhận nhữngnội dung đang được trình bày

Trang 4

Nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu : bao gồm nguồn tài liệu tham khảotrong nước và nước ngoài ( sách vở, báo chí, internet )

Đề tài được trình bày theo kết cấu sau:

Phần mở đầu nói về sự cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng vàphạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tiếp theo là phần nội dung chính vớicác chương được trình bày cụ thể như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân hàng Hồi giáo và dịch vụ ngân hàng bán lẻ

- Chương 2 : Nghiên cứu mô hình ngân hàng Hồi giáo của một số nước trên thếgiới cùng tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu– Bài học kinh nghiệm choViệt Nam

- Chương 3 : Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam cùngdịch vụ ngân hàng bán lẻ Việt Nam

- Chương 4 : Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ Việt Nam theo mô hìnhngân hàng Hồi giáo

Kế đến là phần kết luận và kiến nghị Kết thúc đề tài là phần danh mục tài liệutham khảo nhằm giúp người đọc cần nghiên cứu sâu hơn có thể tham khảo thêm,thêm vào đó các phụ lục giúp người đọc dễ dàng tra cứu

Trang 5

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG HỒI GIÁO VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN

LẺ 1.1.Tổng quan về ngân hàng Hồi giáo

1.1.1.Khái niệm về ngân hàng Hồi giáo

Ngân hàng Hồi giáo là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất củangân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn, tuy nhiên khác với các ngân hàngtruyền thống, hoạt động của ngân hàng Hồi giáo lại chịu sự chi phối của hệ thốngquy tắc Shariah (quy tắc đạo Hồi)

Hệ thống quy tắc Shariah là hệ thống luật pháp tôn giáo Hồi giáo bao gồmtất cả mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày từ việc ăn và ngủ cho đến chính trị vàchính phủ, nó bao gồm hệ thống pháp luật hình sự và dân sự cũng như qui định vềphẩm chất cá nhân con người bao gồm vấn đề đạo đức và các vấn đề cá nhân Hệthống quy tắc này được xây dựng trên nền tảng kinh Koran và tôn giáo của đạoHồi Vì vậy, theo định nghĩa trên thì các quốc gia Hồi giáo có chế độ chính trị thầnquyền, các văn bản tôn giáo cũng là các văn bản pháp luật

Theo luật Hồi giáo thì mọi hoạt động kinh tế bị cho là có hại về đạo đức và

xã hội đều bị cấm Các cá nhân phải sử dụng thận trọng tài sản của mình, khônggăm giữ, để nhàn rỗi hay lãng phí tài sản Luật Shariah của người Hồi giáo cấm ápdụng lãi suất, buôn bán rượu và thịt lợn, kinh doanh bài bạc và các sản phẩm , dịch

vụ đồi truỵ…Người theo đạo Hồi phải có nghĩa vụ đóng góp một phần tài sản của

họ cho những bộ phận nghèo túng trong xã hội hồi giáo

1.1.2.Vai trò của ngân hàng Hồi giáo

Giống như ngân hàng truyền thống, ngân hàng Hồi giáo cũng có một số vaitrò nhất định đối với nền kinh tế và các chủ thể tham gia vào ngân hàng

1.1.2.1 Đối với nền kinh tế

Thứ nhất, ngân hàng Hồi giáo có vai trò tập trung nguồn vốn của nền kinh

tế Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được sử

dụng một cách triệt để (ví dụ như vẫn còn cất giấu trong nhà chưa được mang ra

Trang 6

lưu thông) nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và cũng có những chủthể cần tiền để hoạt động kinh doanh Nhưng những chủ thể này không quen biếtnhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưu thông Ngânhàng Hồi giáo với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay và

sẽ cung cấp dịch vụ hibah ( có tính chất như khoản tiền lãi thu được từ tiền gửi tiếtkiệm của các ngân hàng truyền thống) và đem số tiền ấy cho người muốn vay đểphục vụ sản xuất Thực hiện điều này, ngân hàng Hồi giáo huy động và tập trungcác nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, mặt khác số vốn này sẽ đáp ứng đượcnhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh.Qua đó thúc đẩy nền kinh tếphát triển

Thứ hai, ngân hàng Hồi giáo có thể là một giải pháp đối phó với cuộc khủng hoảng, tuy nhiên tiềm năng của nó chưa được khai thác đáng kể Mô hình

ngân hàng Hồi giáo trước đây chỉ áp dụng ở các quốc gia theo đạo Hồi, nhữngnước hoàn toàn theo đạo Hồi và lấy kinh Koran áp dụng trong nhiều lĩnh vực vềđời sống và luật pháp là: Maroco, Mauretania, Guiné, Mali, Niger, Algeri, Libya,Liban, Vùng tranh chấp Palestine, Ai Cập, Sudan, Somalia, Jemen, Oman, SaudiArabia, Jordania, Kuwait, Bahrain, Pakistan, Apghanistan, Turkey, Serya, Iran,Iraq,Turmenistan,Usbekistan,Krigisistan, Malaysia, Indonesia Ngoài ra, Tín đồHồi Giáo sống rải rác trong nhiều quốc gia đa tôn giáo như Hoa Kỳ, Nga, Pháp,Đức, Úc Có thể nói tổng cộng gần hơn tỷ rưỡi tín đồ.Thời gian gần đây, các tậpđoàn tài chính lớn trên thế giới như HSBC hay Citi bank nhận thức được tiềmnăng kinh doanh của mô hình này nên đã triển khai mở các chi nhánh ngân hàngHồi giáo, và hiện tại các chi nhánh này đều ăn nên làm ra trong bối cảnh kinh tếtoàn cầu đang bị suy thoái nghiêm trọng Điều này góp phần hạn chế tác động xấucủa khủng hoảng tài chính

1.1.2.2 Đối với các chủ thể tham gia vào ngân hàng

Cũng giống ngân hàng truyền thống, ngân hàng Hồi giáo có vai trò là trunggian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán Khi các khách hàng gửi tiềnvào ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu

Trang 7

chi một cách nhanh chóng, tiện lợi, nhất là các khoản thanh toán có giá trị lớn, ởmọi nơi mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém, khó khăn và không an toàn Bêncạnh đó, trong nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng Hồi giáo có nhiều sản phẩmcho khách hàng lựa chọn hơn, nếu khách hàng đơn thuần chỉ muốn cất giữ tiền thì

có sản phẩm amanah, còn nếu khách hàng muốn sử dụng tiền gửi này để ngân hàngđầu tư và chia sẻ lợi nhuận thì có sản phẩm musarakah sẽ được đề cập trong cácphần tiếp theo

Ngân hàng Hồi giáo cung cấp cho thị trường tài chính những sản phẩm tàichính đa dạng hơn, khác biệt so với các sản phẩm tài chính thông thường, phù hợpvới đại đa số người tiêu dùng Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu của các cư dântheo đạo Hồi mà còn của đại bộ phận những người dân không theo đạo Hồi hiệnnay Khách hàng sẽ chủ động được nguồn vốn của mình để phục vụ cho hoạt độngsản xuất kinh doanh hay tiêu dùng cá nhân theo bất cứ phương thức nào mà họmong muốn

Với vai trò là đại lý, ngân hàng Hồi giáo có thể thay mặt khách hàng thựchiện các nghiệp vụ giao dịch Hơn nữa, nó có thể tính phí đại lý cho các dịch vụsau: thanh toán/nhận tiền cho khách hàng, thanh toán hoá đơn trong và ngoài nước,

mở và chấp nhận LC, bảo lãnh và dịch vụ IPO

Với vai trò là người bảo lãnh, ngân hàng và các tổ chức tài chính đại diệnthực hiện bảo lãnh khách hàng theo quy tắc Shariah, và không tính phí bảo lãnh Tuy nhiên các ngân hàng truyền thống thường tính các loại phí bảo lãnh sau : thưbảo lãnh, bảo lãnh vận chuyển

Với vai trò là người tư vấn, hầu hết các dịch vụ tư vấn do các tổ chức tàichính thực hiện đều dễ dàng tuân thủ quy tắc Shariah, cụ thể là : dịch vụ tư vấn tàichính, dịch vụ tư vấn cổ phần hoá, chuyển đổi chủ sở hữu, tư vấn mua lại và sápnhập doanh nghiệp, liên doanh vốn, mua bán ( hoạt động trên thị trường vốn), tưvấn và quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ môi giới ( mua hay bán cổ phần doanhnghiệp, trường hợp này có thể tính phí)

Trang 8

1.1.3.Đặc điểm của ngân hàng Hồi giáo

Ngân hàng Hồi giáo hoạt động dựa trên quy tắc Shariah nên có những đặcđiểm cơ bản khác biệt với ngân hàng thương mại, cụ thể là:

- Các giao dịch được thực hiện thông qua các hợp đồng (aqad) – đây là hợpđồng được thiết lập giữa ngân hàng và khách hàng nhằm thực hiện một giao dịchnào đó Hợp đồng trong giao dịch này khác hẳn với hợp đồng tài chính ký kết giữangân hàng truyền thống và khách hàng Trong giao dịch Hồi giáo, chủ thể ký hợpđồng là người bán (ngân hàng), người mua (khách hàng) và đối tượng của hợpđồng thường là hàng hoá, tài sản hữu hình Trong khi đó, trong giao dịch tài chínhcủa các ngân hàng truyền thống thì chủ thể hợp đồng lại là người cho vay (ngânhàng) và người đi vay (khách hàng), còn đối tượng của hợp đồng lại là tiền và lãisuất cho vay Và như vậy, hợp đồng trong giao dịch tài chính Hồi giáo ngoài việctuân thủ các quy tắc Hồi giáo còn phải phù hợp với hệ thống luật thương mại vàcác văn bản pháp luật liên quan đến tài sản, hàng hoá

- Các giao dịch không bao gồm yếu tố cho vay (riba), điều này có nghĩa làcác ngân hàng Hồi giáo không cho phép sử dụng lãi suất và như vậy sẽ không cókhái niệm người cho vay và người đi vay trong hệ thống ngân hàng Hồi giáo, màthay vào đó sẽ là khái niệm người bán ( ngân hàng ) và người mua (khách hàng).Đây là một đặc điểm rất đặc trưng của hệ thống ngân hàng Hồi giáo Lợi nhuận củangân hàng Hồi giáo trong các nghiệp vụ huy động và cho vay vốn sẽ được ấn địnhtrước trong từng hợp đồng với khách hàng và nó sẽ không thay đổi cho đến khichấm dứt hợp đồng Điều này lại trái ngược hẳn trong các nghiệp vụ của ngân hàngtruyền thống bởi lợi nhuận của ngân hàng truyền thống sẽ không cố định do lãisuất thường thả nổi, định kỳ hàng tháng ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho phù hợpvới lãi suất cơ bản và mặt bằng lãi suất chung Do đó, khách hàng giao dịch vớingân hàng truyền thống thường rất lo lắng khi lãi suất thay đổi bất thường, gây khókhăn trong quá trình trả nợ của họ

- Các giao dịch không hàm chứa yếu tố may rủi ( gharar) và cờ bạc (maisir)

mà trên tinh thần bình đẳng, ngân hàng và khách hàng cùng chia sẻ rủi ro và lợi

Trang 9

nhuận Đây cũng là một điểm khác biệt đáng chú ý khi so sánh ngân hàng Hồigiáo và ngân hàng truyền thống Trong các nghiệp vụ giao dịch, ngân hàng truyềnthống thường giữ “cái cán”, tức là trong bất cứ trường hợp khách hàng làm ăn cólãi hay thua lỗ, họ đều nhận được khoản lợi nhuận từ việc cho khách hàng vay.Trong khi đó, trong giao dịch Hồi giáo thì ngân hàng và khách hàng coi như là mộtthực thể chung, cùng nhau kinh doanh phân chia lãi hay lỗ theo tỷ lệ vốn góp củamỗi bên Đây là điều hoàn toàn không thấy ở các ngân hàng truyền thống.Hơn thếnữa, ngân hàng Hồi giáo nghiêm cấm việc kinh doanh liên quan đến các khoản nợxấu trong khi đây là một trong các nghiệp vụ được sử dụng thường xuyên trong cácngân hàng truyền thống.

1.1.4.Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng Hồi Giáo

Các ngân hàng Hồi Giáo đều có một mục đích giống như các ngân hàngtruyền thống khác, ngoại trừ nó hoạt động tuân theo quy tắc Shariah, được gọi làcác quy tắc Đạo Hồi trong giao dịch Những gì mà chúng ta biết tới theo cáchthường dùng ở phương Tây không tồn tại trong thế giới Hồi giáo, và đó là sự khácbiệt lớn giữa hai hệ thống ngân hàng Xét về điều kiện thực tế và khác biệt đáng kểnhất là ngân hàng Hồi giáo không cho phép sử dụng công cụ lãi suất trong khi lãisuất lại là một trong những công cụ tài chính quan trọng của hệ thống ngân hàngtruyền thống Mô hình ngân hàng Hồi giáo không công nhận khái niệm lãi suất ,tức là việc kiếm lời dựa vào hoạt động buôn bán tiền tệ

Một trong những nguyên tắc cơ bản ở trọng tâm của kinh tế học Hồi giáo làchia sẻ rủi ro Ngân hàng và người dân gửi tiền trong đó cùng chia sẻ bất kỳ khoảnlợi nhuận nào có được, hay khoản thua lỗ nào phát sinh từ hoạt động đầu tư Đây làmột hệ thống dựa trên tài sản, với những tài sản hữu hình hoặc hàng hóa là trọngtâm Ở đó có người mua và người bán, không phải là người đi vay và người chovay Có thể nói đây là một nét đặc trưng riêng biệt của ngân hàng Hồi giáo so với

hệ thống các ngân hàng truyền thống Ngoài ra, mô hình ngân hàng Hồi giáo cũngkhông cho phép thực hiện phần lớn những hình thức đầu cơ như quỹ đầu cơ haynghiệp vụ phái sinh Theo quan niệm Hồi giáo, tiền chỉ dành cho các mục đích trao

Trang 10

đổi hoặc lưu giữ giá trị, chứ không phải để giao dịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận.Vậy một ngân hàng Hồi giáo và một khách hàng gửi tiền ở đó có đạt lợi nhuận haykhông? Trong một giao dịch thế chấp theo quy tắc hồi Giáo, thay vì cho người muavay tiền để mua vật này, ngân hàng sẽ thực hiện mua chính vật đó từ người bán vàbán lại cho người mua ở một mức giá cao hơn, ngân hàng chấp nhận cho kháchhàng thanh toán lại số tiền mua vật này theo phương thức trả dần định kỳ Tuynhiên, đó thực tế không phải là lợi nhuận được thực hiện rõ ràng nên sẽ không cóbất kỳ hình phạt bổ sung nào đối với việc thanh toán trễ hạn Vì vậy, để khắc phụcnhược điểm này, các ngân hàng Hồi giáo yêu cầu ký quỹ nghiêm ngặt Các hànghóa, đất đai được đăng ký vào tên của người mua ngay khi bắt đầu giao dịch vàgiấy chứng nhận quyền sở hữu sẽ được ngân hàng giữ lại cho đến các khoản nợđược thanh toán hết.

Kinh tế học Hồi giáo không chỉ tồn tại riêng ở những quốc gia Hồi giáo.London đang nổi lên là một trung tâm tài chính lớn cho tài chính Hồi giáo Các sảnphẩm ngân hàng Hồi giáo cũng được sử dụng rộng rãi bởi những người không theođạo Hồi tại Malaysia Đây là một hệ thống thay thế có thể áp dụng cho mọi người

Ai cũng có thể sử dụng dù tôn giáo của họ là gì Những ngân hàng lớn như HSBCcủa Anh hay Citibank của Mỹ đều đã thiết lập các chi nhánh ngân hàng Hồi giáo

và những chi nhánh này đều ăn nên làm ra Một số ngân hàng đã thành công với tàichính Hồi giáo còn muốn mở rộng phương thức kinh doanh này vượt xa khỏi thịtrường tự nhiên ở những nước theo đạo Hồi Họ tin rằng, hơn khi nào hết, lúc nàyđang có một thị trường cho những người thuộc các tôn giáo khác chia sẻ những giátrị mà kinh tế học Hồi giáo đem lại Nhưng không ít người lại đang lo ngại sự mởrộng này sẽ khiến kinh tế học Hồi giáo không còn giữ được bản sắc Ở một vài góc

độ, tài chính Hồi giáo đang chuyển biến tới chỗ ngày càng giống tài chính thôngthường Nếu nhìn vào sự phát triển trong mấy năm gần đây, sẽ thấy tài chính Hồigiáo giống như đang bắt chước phần lớn sản phẩm của tài chính thông thường

Một phương pháp sáng tạo được một số ngân hàng ứng dụng để cho vaymua nhà, gọi là Musharaka al-Mutanaqisa, cho phép một lãi suất thả nổi dưới hình

Trang 11

thức cho thuê Ngân hàng và người đi vay là một thực thể hợp tác Hai bên cùnggóp vốn theo một tỷ lệ được thoả thuận trước để mua nhà Sau đó, thực thể này sẽcho người đi vay thuê lại tài sản đó và tính chi phí thuê nhà Ngân hàng và ngườivay sẽ tiếp tục chia sẻ lợi nhuận có được từ việc cho thuê nhà này Đồng thời,người đi vay cũng sẽ mua lại cổ phần của ngân hàng trong thực thể hợp tác nàybằng cách thanh toán định kỳ cho ngân hàng theo thoả thuận cho đến khi toàn bộtài sản này được chuyển giao cho người vay và như thế việc hợp tác kết thúc.Trường hợp người vay bỏ cuộc, tức không thanh toán được nợ, ngân hàng và ngườivay sẽ tiến hành bán đấu giá tài sản hiện có Phương pháp này chấp nhận một lãisuất thả nổi theo lãi suất thị trường (lãi suất cho vay cơ bản), đặc biệt là trong hệthống ngân hàng kép như ở Malaysia.

Có một số phương pháp tiếp cận khác được sử dụng trong hoạt động kinhdoanh Các ngân hàng Hồi Giáo cho các công ty vay tiền thông qua hình thức pháthành tỷ lệ lãi suất thả nổi Tỷ lệ lãi suất thả nổi này phụ thuộc vào tỷ lệ hoàn vốnriêng biệt của công ty Do đó, lợi nhuận thu được của ngân hàng dựa trên cáckhoản vay bằng với tỷ lệ phần trăm lợi nhuận của công ty Sau khi khoản nợ gốcđược hoàn trả thì việc chia sẻ lợi nhuận cũng kết thúc Hành động này gọi làMusharaka Việc sắp đặt các bên tham gia như vậy phản ánh quan điểm của Đạohồi rằng người đi vay sẽ không phải chịu mọi rủi ro nếu thất bại, điều này dẫn đến

sự phân phối thu nhập công bằng và không cho phép người cho vay độc chiếm nềnkinh tế

Ngân hàng Hồi Giáo hoạt động theo những quy tắc được chấp nhận của Đạohồi, nghiêm cấm các hoạt động liên quan đến rượu, thịt lợn, kinh doanh cơ bạc, cácsản phẩm, dịch vụ đồi trụy…Đạo Hồi cấm mọi dạng hoạt động kinh tế bị cho là cóhại về mặt đạo đức và xã hội Các cá nhân phải sử dụng thận trọng tài sản củamình, không găm giữ, để nhàn rỗi hay lãng phí tài sản Theo lý thuyết ngân hàngHồi Giáo là một ví dụ về ngân hàng thuần dự trữ, với tỷ lệ dự trữ đạt được là100% Tuy nhiên, trong thực tế thì không có trường hợp này, không có bất kỳ ngânhàng nào hoạt động với tỷ lệ dự trữ là 100% cả

Trang 12

1.1.5.Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng Hồi giáo

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng Hồi giáo cần chú tâm vào những rủi

ro có thể xảy ra bao gồm:

- Nguy cơ về rủi ro hàng tồn kho do việc nắm giữ hàng tồn kho để bán lạitheo điều khoản của hợp đồng murabahah hoặc với mục đích cho thuê như hợpđồng Ijarah Do vậy, vấn đề quản lý hàng tồn kho là bất động sản hay những tài sản

có giá trị cao đòi hỏi một quy trình chặt chẽ nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy

ra như thất lạc, không kiểm soát hết hay phát sinh thêm công việc liên quan đếncông tác bảo quản, quản lý…

- Rủi ro về việc tuân thủ pháp luật và quy tắc Shariah Trong trường hợpxảy ra tranh chấp thì toà án giải quyết có thể sẽ không nắm hết các quy tắc đạoHồi, điều này tạo ra mâu thuẫn trong cách giải quyết Việc này thường gặp ở cácquốc gia không theo đạo Hồi

- Rủi ro về vốn chủ sở hữu, cụ thể đó là sự phơi bày nguồn vốn trong hợpđồng tài chính Mudharabah

- Rủi ro về thặng dư vốn : ngân hàng Hồi giáo sử dụng lãi suất thị trườngtrái ngược với lãi suất cơ bản để định giá sản phẩm, kết quả là sẽ xảy ra rủi ro liênquan đến những thay đổi lãi suất cơ bản

- Rủi ro chuyển đổi : các rủi ro chuyển đổi thông thường xuất hiện trong cáchợp đồng chuyển nợ Hầu hết các ngân hàng Trung Đông đều cho không cho rằnghợp đồng này tuân thủ quy tắc Shariah

1.1.6.Một số công cụ tài chính của ngân hàng Hồi Giáo

Ngân hàng Hồi giáo thường tạo ra các sản phẩm tài chính thông qua cáccông cụ tài chính Từ một công cụ tài chính có thể tạo ra nhiều sản phẩm khácnhau, sau đây là các công cụ tài chính thường gặp:

1.1.6.1 Mudarabah (Chia sẻ lợi nhuận)

Chia sẻ lợi nhuận là một hợp đồng hợp tác giữa ngân hàng, người cấp vốnvới một doanh nghiệp cần huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của mình.Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về chuyên môn, nhân công và quản lý Lợi

Trang 13

nhuận được chia giữa ngân hàng và doanh nghiệp theo một tỷ lệ tính trước Trongtrường hợp lỗ, ngân hàng sẽ chịu lỗ về vốn trong khi các doanh nghiệp chịu lỗ vềnhân công Với rủi ro tài chính này chứng tỏ quyền của ngân hàng đối với phần lợinhuận của công ty Lợi nhuận sẽ được chia cho đến khi khoản vay được hoàn trả.Các ngân hàng sẽ được đền bù cho giá trị thời gian của khoản tiền cho vay dướihình thức lãi suất thả nổi phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong nghiệp vụ Mudarabah, ngân hàng sẽ không có quyền tham gia quản

lý doanh nghiệp, và như vậy khoản đầu tư của họ vào doanh nghiệp sẽ là hữu hạn.trừ phi họ cho phép doanh nghiệp mắc nợ

Nghiệp vụ Mudarabah sẽ chấm dứt khi hết hạn hợp đồng Nó cũng sẽ chấmdứt nếu như một trong hai bên yêu cầu chấm dứt do bên kia vi phạm hợp đồng.Nếu tất cả tài sản của Mudarabah đều là tiền mặt vào thời điểm chấm dứt hợp đồngthì lợi nhuận hai bên sẽ được chia theo một tỷ lệ xác định trước Ngược lại, nếu tàisản của Mudarabah là tài sản hữu hình thì nó sẽ được đem bán và thanh lý, sau đó

sẽ đem chia theo nguyên tắc trên

1.1.6.2.Murabahah (Chi phí cộng thêm)

Khái niệm này đề cập đến việc bán hàng hoá tại một mức giá cao hơn baogồm lợi nhuận biên được thoả thuận bởi hai bên.Giá mua, giá bán, chi phí khác, vàlợi nhuận biên phải được thoả thuận tại thời điểm mua bán Cụ thể hơn là thay vìcho vay tiền, bên cung cấp vốn sẽ mua hàng hoá từ bên thứ ba và bán lại cho người

đi vay vốn với mức giá cao hơn Như vậy, lợi nhuận của ngân hàng chính là phầnchênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hóa Đây là khoản tiền vay cố định khimua tài sản ( địa ốc, xe cộ…) với tỷ suất lợi nhuận tính trên lợi nhuận biên.Bằngcách này, các ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng mà khôngtính lãi trên khoản tiền cho vay Các ngân hàng sẽ không được hưởng các khoảnphạt ngoài hợp đồng như thanh toán trễ hạn, tuy nhiên tài sản vẫn còn là món hàngthế chấp cho ngân hàng cho đến khi khoản vay được thanh toán đủ

Sự khác nhau giữa Murabahah và sale (bán): người bán hàng đơn giản trongtiếng Ả Rập là Musawamah- là thoả ước bán hàng mà không cần tiết lộ hoặc đề

Trang 14

cập đến những gì là chi phí giá cả Tuy nhiên khi giá chi phí được tiết lộ cho kháchhàng thì gọi là Murabahah.

Nguyên tắc cơ bản của nghiệp vụ Murabahah:

- Chủ thể mua bán phải tồn tại tại thời điểm mua bán Vì vậy, bất cứ cái gì khôngtồn tại vào thời điểm mua bán sẽ không thể bán được và sự không tồn tại này làmcho hợp đồng vô hiệu

- Chủ thể mua bán phải thuộc quyền sở hữu của người bán tại thời điểm bán Nếubán những vật không do mình sở hữu thì hợp đồng trở nên vô hiệu

- Việc mua bán phải diễn ra ngay tức thì Điều này có nghĩa là nếu giao hàng vàomột ngày trong tương lai thì murabahah sẽ vô hiệu

- Chủ thể mua bán phải là tài sản có giá trị Vì vậy, hàng hoá không có giá trị thìkhông thể mua bán

- Các chủ thể mua bán không phải là những thứ sử dụng cho mục đích phi Hồigiáo

- Chủ thể mua bán phải được biết đến và xác định một cách cụ thể bởi người mua

- Việc giao hàng cho người mua phải thực hiện ngay lập tức

- Việc đưa ra giá chắc chắn là một trong những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực

Việc sử dụng công cụ Murabahah trên thực tế gặp phải một số nhược điểmsau:

Thứ nhất, sai lầm phổ biến nhất là giả định Murabahah có thể sử dụng ở tất

cả giao dịch tài chính Phương thức này chỉ được sử dụng khi hàng hoá được kháchhàng chấp nhận mua

Thứ hai, hợp đồng ký kết để mua một hàng hoá cụ thể, do đó điều quantrọng là phải tìm hiểu chủ thể của nghiệp vụ Murabahah

Thứ ba, trong một số trường hợp, hàng bán cho khách hàng sẽ bị ảnh hưởngbởi các nhà cung cấp Điều này xảy ra khi các giai đoạn của Murabahah bị bỏ qua

và các hợp đồng được ký kết cùng một lúc Cần nhớ rằng Murabahah là một góicác hợp đồng khác nhau và chúng xảy ra một cách lần lượt ở mỗi giai đoạn tươngứng

Trang 15

1.1.6.3.Ijarah (thuê)

Ijarah có nghĩa là cho thuê, thuê Theo khái niệm này, các ngân hàng Hồigiáo sẵn sàng cho khách hàng sử dụng các dịch vụ về tài sản, trang thiết bị như nhàmáy, thiết bị văn phòng, phương tiện vận tài trong khoảng thời gian cố định vớimức giá cố định

sử dụng thiết bị tạo ra thu nhập cho người cho thuê

Ijarah hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và ngân sách bằng cáchcho phép thương lượng về các điều khoản một cách linh hoạt

Ijarah không phải là món nợ tài chính do nó không xuất hiện trên bảng cânđối kế toán của bên thuê như khoản nợ phải trả Với cách thể hiện nằm ngoài bảngcân đối như thế, khoản tiền thuê này sẽ không được các ngân hàng tính trong hệ số

nợ khi tính toán giới hạn tài chính.Điều này cho phép các bên đi thuê tham gia vàonhiều hợp đồng thuê tài chính khác mà không tác động đến việc đánh giá tổng thểnợ

Tất cả các khoản thanh toán cho hợp đồng Ijarah được coi là chi phí hoạtđộng nên hoàn toàn được khấu trừ thuế Việc đi thuê đem đến một khoản lợi vềthuế và do đó tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp

Nhiều loại máy móc thiết bị đã lỗi thời trước khi kết thúc chu kỳ sử dụng.Hợp đồng Ijarah cho phép chuyển những rủi ro từ bên đi thuê sang bên cho thuê bùlại việc chịu tỷ lệ thuê cao Tỷ lệ này cao được xem như là khoản bảo hiểm cho sựlạc hậu của máy móc thiết bị cho thuê

Nếu như chỉ cần máy móc thiết bị trong thơi gian ngắn thì việc thuê sẽthuận lợi hơn mua khi tạo ra lợi nhuận

Trang 16

1.1.6.4.Ijarah Thumma Al bái (thuê mua)

Các bên tham gia trong hợp đồng theo từng giai đoạn, tạo nên giao dịch chothuê và mua lại Hợp đồng đầu tiên là hợp đồng thuê, phác thảo những điều khoảnthuê và cho thuê trong khoản thời gian nhất định, hợp đồng thứ hai là hợp đồngmua hay bán khi hợp đồng thuê chấm dứt Ví dụ trong trường hợp thuê tài chínhmột chiếc xe, khách hàng phải lập một hợp đồng thuê xe từ chủ sở hữu trong mộtkhoảng thời gian cụ thể Khi hợp đồng thuê hết hạn, hợp đồng thứ hai sẽ có hiệulực, nó cho phép khách hàng mua lại chiếc xe với mức giá thương lượng.Các ngânhàng tạo ra lợi nhuận bằng cách họ sẽ xác định trước chi phí của món hàng, giá trịcòn lại cuối kỳ, giá trị thời gian hay lợi nhuận biên của món tiền dùng đầu tư muasản phẩm để cho thuê Sự kết hợp ba yếu tố này là cơ sở cho hợp đồng giữa ngânhàng và các khách hàng trong hợp đồng thuê ban đầu

1.1.6.5.Musharakah (liên doanh)

Musharakah là mối quan hệ giữa hai bên hoặc nhiều hơn trong việc góp vốnvào một doanh nghiệp, cùng chia sẻ lợi nhuận hay các khoản lỗ có thể tính được.Nghiệp vụ này thường được sử dụng trong các dự án đầu tư, thư tín dụng , mua tàisản hay bất động sản Tất cả các bên đều được quyền tham gia quản lý nhưngkhông bắt buộc Lợi nhuận phân phối cho các bên theo tỷ lệ ấn định trước trongkhi các khoản lỗ phát sinh được phân phối cho các bên theo tỷ lệ vốn góp

Trong trường hợp Musharakah là thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng,ngân hàng có quyền nhận sự đảm bảo tương xứng để bảo toàn phần vốn góp củamình cũng như phần lợi nhuận có thể có được từ nghiệp vụ này Khoản đầu tư củangân hàng thông thường sẽ được mua bảo hiểm Mục đích của việc này là hạn chếnhững rủi ro, những khoản lỗ do sơ suất từ khách hàng

Trang 17

Bảng 1.1:Tóm tắt điểm khác nhau cơ bản giữa sản phẩm cho vay truyền thống và

trước bất kể con nợ lời hay lỗ

Musarakah không thể tính trướcđược khoản vốn thu hồi cốđịnh.Khoản tiền hoàn trả phụ thuộcvào lợi nhuận thực tế của liên doanh

2 Bên cho vay/ đầu tư tài chính sẽ

không chịu bất kỳ khoản lỗ nào

Bên đầu tư tài chính sẽ chịu khoản lỗphát sinh nếu liên doanh thất bại

3 Kết quả bất công cho con nợ nếu

như họ thua lỗ, họ sẽ vẫn trả cho

người đầu tư tỷ lệ lợi nhuận cố

định Ngược lại, sẽ bất công cho

người đầu tư nếu như con nợ làm

ăn với tỷ lệ lãi cao, họ sẽ chỉ nhận

một phần nhỏ trong lợi nhuận, phần

lớn kia sẽ thuộc về con nợ

Lợi nhuận hay các khoản lỗ thực tế

sẽ được chia đều cho các bên liêndoanh Nếu như lợi nhuận lớn, tỷ lệhoàn vốn càng cao Tiền gửi tại ngânhàng là một ví dụ

1.1.6.6.Salam

Phương thức tài chính này có thể được sử dụng bởi các ngân hàng và các tổchức tài chính để tài trợ trong lĩnh vực nông nghiệp Trong Salam, người bán camkết cung cấp hàng hoá cho người mua vào một thời điểm trong tương lai tại mộtmức giá ấn định trước Tiền bán thì nhận ngay nhưng hàng hoá thì giao sau

Trang 18

việc kinh doanh trên Salam có lợi cho người bán vì họ sẽ nhận được tiền bán hàngtrước và cũng có lợi cho người mua vì giá trong Salam thấp hơn giá giao ngay.

Việc chấp nhận Salam là một ngoại lệ, do đó nó phải tuân theo những điềukiện nghiêm ngặt sau :

- Điều kiện cần thiết cho hiệu lực của Salam là người mua phải thanh toán tiền đầy

đủ cho người bán tại thời điểm bán hàng có hiệu lực Trong trường hợp khôngthanh toán đầy đủ, điều này sẽ tương tự như việc bán một món nợ lấy một món nợ,điều này rõ ràng bị đấng tiên tri cấm

- Hàng hoá trong hợp đồng Salam phải có số lượng, chất lượng chính xác như chỉđịnh Đá quý không thể bán trên cơ sở Salam vì mỗi viên đá có chất lượng, kíchthước, trọng lượng và đặc điểm kỹ thuật không thể xác định một cách chính xác

- Salam không thể thực hiện trên một hàng hoá cụ thể hay sản phẩm cụ thể Cungcấp lúa mì trên 1 cánh đồng cụ thể, hay trái cây trên 1 cây cụ thể sẽ khó thực hiệnnếu như tất cả bị phá huỷ trước khi giao hàng hay vì những lý do tương tự, việcgiao hàng vẫn chưa chắc chắn

- Mọi chi tiết liên quan đến chất lượng hàng hoá cần phải qui định rõ ràng, tránh

mơ hồ có thể gây ra tranh chấp không đáng có

- Số lượng hàng hoá phải được thoả thuận trong điều khoản tuyệt đối

- Thời gian và địa điểm giao hàng phải được xác định trong hợp đồng

- Thời gian giao hàng tối thiểu là 15 ngày hay 1 tháng kể từ ngày ký hợp đồng Giá

cả trong hợp đồng Salam nhìn chung là thấp hơn giá bán giao ngay Thời gian nên

đủ lâu để có thể ảnh hưởng tới giá

- Giá bán trong Salam thấp hơn giá bán giao ngay, sự chênh lệch này có thể tạo ralợi nhuận cho ngân hàng

- Bảo hiểm dưới hình thức bảo lãnh hay thế chấp sẽ được yêu cầu trong hợp đồngSalam để đảm bảo rằng người bán sẽ cung cấp hàng hoá

Công cụ tài chính Salam có hai ưu điểm nổi bật sau đây: thứ nhất, sau khi

mua hàng hoá bằng công cụ Salam, tổ chức tài chính có thể bán nó trong một hợpđồng Salam song song có cùng ngày giao hàng Thời gian giao hàng trong hợp

Trang 19

đồng thứ hai ngắn hơn và giá cả cũng cao hơn so với hợp đồng đầu tiên.Sự khácnhau về mức giá tạo nên lợi nhuận cho tổ chức tài chính.Thời gian càng ngắn, mứcgiá càng cao tạo ra mức lợi nhuận càng lớn.Bằng cách này, các tổ chức tài chính có

thể quản lý danh mục đầu tư ngắn hạn của họ Thứ hai, tổ chức tài chính có thể

nhận lời hứa mua hàng từ bên thứ ba, sau khi nhận hàng, tổ chức tài chính có thểbán lại cho bên thứ ba ở mức giá xác định trước trong điều khoản mua bán với bênthứ ba này

1.1.6.7.Amanah (Tiền gửi):

Amanah là khoản tiền gửi và có đặc tính riêng biệt của nó, nghĩa là: amanahkhông thể được ngân hàng sử dụng để kinh doanh hay tìm kiếm lợi nhuận, ngânhàng sẽ không chịu trách nhiệm nào liên quan đến bất kỳ thiệt hại hay tổn thất nàocủa amanah do tác động ngoài tầm kiểm soát

Trong khi đó tại các ngân hàng truyền thống, tiền gửi là một công cụ chính

để tạo ra lợi nhuận bằng cách dùng số tiền này để đầu tư vào hoạt động kinh doanhkhác, ngân hàng phải chịu 100% trách nhiệm đối với các khoản tiền gửi trong mọitrường hợp, ngay cả trong trường hợp mất mát hay thiệt hại cho ngân hàng Đặctính này cho thấy sự khác biệt giữa tiền gửi trong ngân hàng truyền thống vớiamanah – nơi mà tài sản sẽ không được trả lại trong trường hợp có thiệt hại và tổnthất do tác động ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng

Hầu hết những người gửi tiền đều không quan tâm đến tên gọi của công cụtài chính mà chỉ quan tâm đến kết quả của việc giữ tiền Do vậy, nếu ngân hàngkhông đảm bảo tài sản của họ, trong điều kiện bình thường, khách hàng sẽ khôngbao giờ gửi tiền tại ngân hàng Tương tự như vậy, nếu ngân hàng thông báo khoảntiền gửi của khách hàng là amanah, tức là trong trường hợp xảy ra bất kỳ tổn thấtnào nhưng không phải lỗi của ngân hàng thì tài sản đó đều không được trả lại, thìkhông một khách hàng nào sẽ gửi tiền vào ngân hàng Do đó, ngân hàng phải cóchính sách đảm bảo cho món tiền gửi của khách hàng

1.2.Sơ lược về dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại

1.2.1.Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ:

Trang 20

Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có khái niệm về dịch vụ ngân hàng TrongLuật các Tổ chức tín dụng, lĩnh vực dịch vụ ngân hàng được quy định nhưngkhông có định nghĩa và giải thích rõ ràng Tại khoản 1 và khoản 7 điều 20 Luật các

Tổ chức tín dụng có ghi “hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng” đượcbao hàm cả 3 nội dung : nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanhtoán Như vậy, dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dịch vụ ngân hàng cung cấp các sảnphẩm dịch vụ chủ yếu cho khách hàng là các cá nhân, các doanh nghiệp vừa vànhỏ

1.2.2.Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ

- Phục vụ chủ yếu cho các khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Giá trị từng khoản giao dịch không cao (từ vài trăm VND đến vài chục triệuVND)

- Sản phẩm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ vừa có sản phẩm thuộc tài sản nợ như tiếtkiệm dân cư, vừa có sản phẩm thuộc tài sản có như cho vay cá nhân

- Chính sách, phương thức quản lý, cách thức tiếp thị, yêu cầu về nguồn nhân lựckhác với các ngân hàng bán buôn khi khách hàng là các công ty lớn

1.2.3.Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong nền kinh tế

1.2.3.1.Đối với khách hàng và nền kinh tế

- Thông qua hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tăng quá trình chu chuyển tiền tệtrong nền kinh tế, khai thác và sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế thêm hiệuquả, làm tăng luân chuyển tiền tệ trong không gian và thời gian Khối lượng tiền tệ

di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ khách hàng này sang khách hàng khác, đápứng các nhu cầu cho hoạt động kinh tế xã hội Góp phần thúc đẩy sản xuất kinhdoanh, tiêu dùng, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Góp phần tích cực trong việc mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế, cho kháchhàng và ngân hàng thông qua việc giảm chi phí nhờ sự tiện ích và chuyên môn hoácủa từng loại dịch vụ: giảm chi phí in ấn, kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển tiền,cũng như tiết kiệm nhân lực để thực hiện, giảm chi phí dịch vụ, giúp khách hàng cónhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm dịch vụ

Trang 21

- Tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia từ các nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyểnvề.

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ: tạo điều kiện cho quá trình sảnxuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng, thúc đẩy đồng vốn luânchuyển nhanh, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hoá

- Góp phần chống tham nhũng, gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế : Thanhtoán không dùng tiền mặt được là hình thức thanh toán được Nhà nước khuyếnkhích trong giao dịch sản xuất kinh doanh Việc thanh toán bằng tiền mặt dẫn đếntình trạng tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế vì luồng tiền khi thanh toán qua tàikhoản ngân hàng được thể hiện đầy đủ trên sổ sách, chứng từ kế toán, thể hiện đầy

đủ các khoản thu của doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp nhỏ, các doanhnghiệp bắt buộc phải hạch toán đầy đủ doanh thu phát sinh và thuế giá trị gia tăngđầu ra, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

- Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệtiên tiến, hiện đại giúp người dân làm quen và không còn cảm thấy xa lạ với nhữngkhái niệm ngân hàng tự động, ngân hàng không người, ngân hàng ảo

1.2.3.2.Đối với ngân hàng

- Đem lại cho ngân hàng khoản thu nhập lớn về phí dịch vụ Phát triển dịch vụ đadạng, nhiều tiện ích theo hướng cải tiến phương thức thanh toán, đơn giản hoá thủtục, mở rộng mạng lưới hoạt động Bên cạnh đó ngân hàng có thể phát triển nhữngdịch vụ hỗ trợ như dịch vụ chi trả lương cho những người có tài khoản tại nhiềungân hàng khác nhau, chuyển tiền mặt giao dịch tận tay người nhận…sẽ thu hútngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng, từ đó làm tăng nguồn thu dịch vụcủa ngân hàng

- Tận dụng được nguồn vốn trong thanh toán của khách hàng đang lưu ký trên tàikhoản thanh toán, ký quỹ Những tài khoản này ngân hàng không phải trả lãi hoặctrả lãi thấp làm cho chi phí đầu vào của nguồn vốn huy động giảm xuống tạo ra sựchênh lệch lớn giữa lãi suất bình quân cho vay và lãi suất bình quân tiền gửi

Trang 22

- Xây dựng được mạng lưới khách hàng đa dạng, rộng khắp làm nền tảng để pháttriển các dịch vụ ngân hàng.

- Tăng khả năng hoạt động đáp ứng các nhu cầu khách hàng của các ngân hàngthương mại, từ đó tăng dần khả năng thích ứng, cạnh tranh của các ngân hàngthương mại góp phần làm vững mạnh thêm nền tài chính nước nhà

1.2.4.Các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ

1.2.4.1.Nghiệp vụ huy động vốn đối với khách hàng cá nhân

Đây là một nghiệp vụ tài sản nợ, là một nguồn huy động truyền thống củangân hàng thương mại, góp phần hình thành nên nguồn vốn hoạt động của cácngân hàng

Đặc điểm của nguồn vốn huy động từ cá nhân:

- Khả năng huy động vốn tập trung tại một số địa bàn và một số khách hàng: huyđộng vốn thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá,tập trung chủ yếu tại những đô thị phát triển về kinh tế xã hội, công nghiệp, dịch vụ

và phát triển công nghệ

- Giá vốn không đồng nhất giữa các địa bàn, thời điểm: căn cứ vào điều kiện vềkinh tế, xã hội, mặt bằng lãi suất tại địa bàn, nhu cầu của ngân hàng mà từng ngânhàng sẽ có những đề xuất lãi suất huy động từ cá nhân thích hợp

- Giá vốn tương đối cao so với các nguồn huy động khác như từ các tổ chức kinh

tế, từ tổ chức tín dụng khác

Nguyên nhân của các đặc điểm trên là do cơ cấu huy động vốn khác nhau,

do mức độ cạnh tranh giữa các địa bàn Từ sự khác nhau giữa khả năng huy độngvốn và chi phí huy động vốn của các địa bàn khác nhau nên phải xác định: tạonguồn vốn không chỉ tập trung vào một số địa bàn mà phải mở rộng ra các địa bànnơi có giá vốn thấp, cân nhắc giữa mục tiêu tối thiểu hoá chi phí huy động vốn vàmục tiêu tối đa hoá tăng trưởng, tăng tính ổn định cho nguồn vốn vì những ngânhàng có khả năng huy động nhiều nhất nguồn vốn có chi phí rẻ nhất cũng có điềukiện hoạt động cạnh tranh nhất trên địa bàn

Vai trò của nguồn huy động từ khách hàng cá nhân đối với ngân hàng:

Trang 23

- Đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng nguồn vốn cho các ngân hàng Huyđộng vốn cá nhân là một trong hai bộ phận chính trong huy động vốn của ngânhàng thương mại bên cạnh huy động vốn từ các thành phần kinh tế Tốc độ huyđộng vốn cá nhân tăng nhanh góp phần đẩy nhanh sự gia tăng của nguồn vốn, đồngthời cũng là một tín hiệu đáng mừng cho thấy nguồn lực nội tại trong dân cư đượckhơi thông.

- Tạo nguồn vốn trung dài hạn chủ yếu cho ngân hàng Khả năng huy động vốntrung dài hạn chủ yếu từ khu vực dân cư, các khu vực còn lại như các tổ chức kinh

tế ít huy động được nguồn này, trong khi đây là khu vực có nhu cầu chủ yếu từnguồn vốn trung dài hạn Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống dân cưngày càng được cải thiện và nâng cao, tương ứng với nó là sẽ là sự gia tăng tỷ lệtiết kiệm, chắc chắn nguồn lực trong dân cư sẽ không ngừng tăng lên Tỷ trọng vốntrung dài hạn huy động từ dân cư trong cơ cấu vốn trung dài hạn của các ngân hàngthương mại vẫn có khả năng duy trì ổn định trong tương lai, tuy mức độ cạnh tranhtrong thị trường sẽ gay gắt hơn nhiều

- Tăng tính ổn định, bền vững tương đối cho nguồn vốn Tính ổn định của nguồnvốn từ cá nhân thể hiện trên một số khía cạnh sau:

+ Luồng tiền chu chuyển thấp: nguồn tiền của các cá nhân khi được gửi vào ngânhàng thường có tính chất nhàn rỗi, mục đích chủ yếu là để hưởng lãi, dự phòng chonhững nhu cầu chi tiêu trong tương lai Vì thế khả năng chu chuyển của luồng tiềnnày khá thấp trong một khoảng thời gian nhất định

+ Ít chịu tác động bởi yếu tố thời vụ: yếu tố thời vụ thường ít xảy ra ở đại bộ phận

do tính chất của luồng tiền cũng như nhu cầu chi tiêu không đồng nhất

+ Thói quen giao dịch: phương thức thanh toán phổ biến của người dân Việt Nam

là tiền mặt, thanh toán bằng chuyển khoản chưa phổ biến Số dư tài khoản tiền gửigiao dịch vì thế cũng ổn định hơn

Tuy nhiên tính ổn định của luồng tiền này cũng chỉ ở mức độ tương đối docác nguyên nhân sau đây có thể ảnh hưởng :

Trang 24

+ Thiếu thông tin: Khả năng tiếp cận luồng thông tin về tình hình hoạt động củacác ngân hàng thường không đồng nhất giữa các khách hàng, thậm chí còn tráingược nhau Vấn đề bất cân xứng thông tin giữa ngân hàng và khách hàng thườnggây ra những khuynh hướng bất lợi cho hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt làthông tin sai sự thật, nhằm mục đích phá hoại.

+ Khả năng phân tích yếu: thông tin mà các khách hàng có được nhiều khi chủ làthông tin truyền miệng, rỉ tai, không dựa trên cơ sở một sự phân tích khoa học nào

cả Khả năng phân tích yếu cũng góp phần làm vấn đề bất cân xứng thông tin trởnên trầm trọng hơn

+ Việc ra quyết định chỉ phụ thuộc vào một người: quyết định của khách hàng vìthế còn mang tính chất cảm tính, chủ quan Công tác kế hoạch của ngân hàng chomục đích sử dụng nguồn vốn này do vậy trở nên khó khăn hơn

+ Việc bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền chưa rõ ràng: nếu xuất hiện một yếu tố

có khả năng gây bất lợi cho người gửi tiền thì tâm lý lo sợ về việc quyền lợi khôngđược đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định rút tiền của khách hàng Tínhchu chuyển thấp của luồng tiền vì thế chỉ mang tính tương đối

- Giúp xây dựng mạng lưới khách hàng đa dạng, rộng khắp làm nền tảng để pháttriển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ

1.2.4.2 Cho vay cá nhân

Đây là một nghiệp vụ tài sản có, là sản phẩm truyền thống của ngân hàngthương mại, góp phần tăng thu nhập của các ngân hàng Cùng với sự phát triển củanền kinh tế xã hội, tỷ trọng cho vay cá nhân trong dư nợ vay của các ngân hàngthương mại ngày càng cao Cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng quan trọng trong danhmục đầu tư của các ngân hàng thương mại trên thế giới

Đặc điểm của sản phẩm cho vay cá nhân:

- Thị trường rộng và không ngừng tăng trưởng: Sự phát triển của xã hội và quy môdân số ngày càng tăng, nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư thúc đẩy

sự gia tăng nhu cầu cho loại sản phẩm này

Trang 25

- Khách hàng của loại sản phẩm cho vay cá nhân thường quan tâm đến số tiền trả

nợ hơn là lãi suất vay Do đó ngân hàng có thể cho vay với lãi suất cao

- Khả năng trả nợ thay đổi nhanh chóng khi khách hàng thay đổi điều kiện làm việchoặc sức khoẻ Khả năng bù đắp từ các nguồn khác trong trường hợp có thể xảy rahầu như không có Ngân hàng cần có các giải pháp phòng ngừa cho chính ngânhàng

- Giá trị từng món vay thường nhỏ lẻ phân tán Do đó dẫn đến tăng chi phí quản lýcủa ngân hàng cho từng món vay này

- Kỹ thuật cho vay khá đơn giản, không đòi hỏi cán bộ được đào tạo cao

- Luôn tồn tại nhóm khách hàng chay ì, lừa đảo vì vậy đòi hỏi thẩm định cho vay

có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp

Vai trò của cho vay cá nhân đối với ngân hàng:

- Đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng Cho vay

cá nhân là một trong hai bộ phận trong nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thươngmại bên cạnh cho vay tổ chức kinh tế Tốc độ cho vay cá ngân tăng nhanh gópphần đẩy nhanh dư nợ, đồng nghĩa với tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng

- Giúp xây dựng mạng lưới khách hàng đa dạng, rộng khắp làm nền tảng để pháttriển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ

1.2.4.3 Dịch vụ thẻ

Thẻ ngân hàng là một sản phẩm tài chính cá nhân đa chức năng đem lạinhiều tiện ích cho khách hàng Thẻ có thể sử dụng để rút tiền, gửi tiền, cấp tíndụng, thanh toán hoá đơn dịch vụ hay để chuyển khoản Thẻ cũng được sử dụngcho nhiều dịch vụ phi tài chính như tra vấn thông tin tài khoản, thông tin các khoảnchi phí sinh hoạt…

Vai trò của sản phẩm thẻ đối với ngân hàng:

- Dịch vụ thẻ là một nguồn thu của ngân hàng, bên cạnh đó thực tiễn triển khaidịch vụ thẻ của các nước trên thế giới và khu vực đã chứng minh vai trò của dịch

vụ thẻ ngân hàng như là một mũi nhọn chiến lược trong hiện đại hoá, đa dạng hoácác loại hình dịch vụ ngân hàng, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng Hiện nay

Trang 26

thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam còn đang giai đoạn sơ khai, dung lượng thịtrường còn nhiều, đem lại cơ hội cho những ngân hàng đi đầu và có những giảipháp kinh doanh hợp lý.

- Xét trên góc độ tài chính và quản trị ngân hàng, các ngân hàng triển khai dịch vụthẻ sẽ có điều kiện để hạn chế phần nào rủi ro do tác nhân bên ngoài Đối với cácdịch vụ bán buôn, chỉ cần một khách hàng có rủi ro là có thể ảnh hưởng rất lớn đếnngân hàng Trong khi đó các dịch vụ thẻ nói riêng và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nóichung, rủi ro được san đều ra nhiều khách hàng nhỏ, cho phép ngân hàng có khảnăng phản ứng và điều chỉnh các chính sách khi có sự thay đổi trong môi trườngkinh doanh

- Phát triển dịch vụ thẻ cũng là một biện pháp để tăng vị thế của một ngân hàngtrên thị trường Ngoài việc xây dựng được một hình ảnh thân thiện với từng kháchhàng cá nhân, việc triển khai thành công dịch vụ thẻ cũng khẳng định sự tiên tiến

về công nghệ của một ngân hàng Các sản phẩm dịch vụ thẻ có tính chuẩn hoá,quốc tế hoá cao là những sản phẩm dịch vụ thực sự có khả năng cạnh tranh quốc tếtrong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực Chính vì vậy dịch vụ thẻ đã vàđang được các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam nhìn nhận như là một lợi thếcạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới khối thị trường ngân hàngbán lẻ

1.2.4.4 Hoạt động kiều hối

Hoạt động kiều hối là dịch vụ của ngân hàng (và các tổ chức được phéphoạt động kiều hối) phục vụ chuyển tiền của các cá nhân ở nước ngoài gửi tiền vềcho các cá nhân trong nước

Bên cạnh các nghiệp vụ chính là huy động vốn và tín dụng, hiện nay cácngân hàng đã mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ và tiện ích mới trong đó cóhoạt động kiều hối Với chính sách khuyến khích và thu hút kiều hối của nhà nước,lượng kiều hối chuyển về càng nhiều, thị trường kiều hối đang được mở rộng,khách hàng ngày càng đông, yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng càng ngày càngcao

Trang 27

Cùng với sự phát triển của hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hoạt độngkiều hối đã trở thành một nguồn thu dịch vụ không thể thiếu được trong chính sáchkinh doanh của các ngân hàng thương mại.

Hiện nay, kiều hối hợp pháp chuyển về nước thực hiện qua bốn kênh:

- Các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

- Các công ty dịch vụ kiều hối

- Các doanh nghiệp trong ngành bưu chính viễn thông, một số doanh nghiệp khácđược cấp phép

- Nhập cảnh vào Việt nam mang theo người nhập cảnh

Các nguồn kiều hối:

- Việt kiều gửi về cho thân nhân ở Việt Nam, nhà nước ta có nhiều chính sáchkhuyến khích bà con Việt kiều gửi tiền Người dân có thể nhận tiền gửi thông quacác công ty Việt Nam và nước ngoài thay vì chỉ có các tổ chức kinh tế trong nướcnhư trước đây

- Cán bộ và người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài chuyển thu nhập vềViệt Nam Thu nhập hàng tháng của lao động xuất khẩu thường không nhiều nên

số tiền chuyển thường nhỏ Điều mà khách hàng quan tâm là phí chuyển tiền, càngthấp càng tốt, chứ không phải là thời gian chuyển tiền nhanh hay chậm Ở đây phải

kể đến vai trò của công ty xuất khẩu lao động đối với việc chuyển thu nhập từ nướcngoài về đối với các lao động xuất khẩu là khá lớn

- Tiền hàng xuất khẩu: một số thể nhân hoặc hộ gia đình, tổ chức kinh tế xuất khẩuhàng ra nước ngoài mở tài khoản ở ngân hàng để nhận ngoại tệ Khách hàng nàythường là doanh nhân, chuyển tiền với số lượng lớn, yêu cầu là phải chuyển nhanh

Họ thường quan tâm giao dịch tại các ngân hàng có uy tín, có hệ thống dịch vụ đadạng và tiện ích

1.2.4.5 Dịch vụ ngân hàng bán lẻ qua mạng (phonebanking, ebanking, internetbanking…)

- Phonebanking là phương tiện giúp khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ củangân hàng thông qua thiết bị điện thoại (cố định, di động)

Trang 28

- Ebanking, internetbanking là phương tiện giúp khách hàng tiếp cận và sử dụngdịch vụ của ngân hàng thông qua thiết bị đường truyền mạng của bưu điện vàmạng internet.

Với mục tiêu nhanh chóng mở rộng thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ,dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, qua mạng sẽ góp phần đáng kể vào mở rộng thịtrường dịch vụ ngân hàng bán lẻ, phát huy hiệu quả kênh phân phối sản phẩm vớichi phí đầu tư thấp nếu so sánh với việc mở rộng mạng lưới bán hàng về mặt địalý

Vai trò của sản phẩm đối với nền kinh tế:

- Cho phép các khách hàng có tài khoản tại ngân hàng có thể dùng tài khoản củamình để thanh toán các hoá đơn dịch vụ sinh hoạt hàng ngày như : tiền điện, nước,điện thoại, mua sắm tại các siêu thị nhà hàng…

- Khách hàng có thể nhanh chóng có được các thông tin về số dư tài khoản, liệt kêgiao dịch, số dư lưu ký chứng khoán

- Các khách hàng đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể đặt lệnh mua, bánchứng khoán từ xa thông qua hệ thống đồng thời theo dõi biến động giá chứngkhoán

- Khách hàng được cung cấp các thông tin về tỷ giá, lãi suất, giá chứng khoán…

- Cho phép người sử dụng từ tài khoản của mình sang tài khoản khác hoặc nộp tiềntrả trước vào điện thoại di động

- Đối tượng khách hàng: là cá nhân có hoặc không có tài khoản tại ngân hàng với

độ tuổi khoảng từ 20 đến 45 là độ tuổi dễ làm quen và tiếp cận với dịch vụ côngnghệ cao

+ Khách hàng chưa có tài khoản sẽ được cung cấp thông tin như : tỷ giá, biểu phí,lãi suất, giá chứng khoán…

+ Khách hàng có tài khoản sẽ được cung cấp thông tin tài khoản cá nhân như số

dư, liệt kê giao dịch, số dư lưu ký chứng khoán…

+ Khách hàng có tài khoản tham gia giao dịch thanh toán sẽ được cung ứng dịch vụthanh toán hoá đơn, chuyển tiền, đặt lệnh chứng khoán…

Trang 29

1.3.Sự cần thiết áp dụng mô hình ngân hàng Hồi giáo vào việc phát triển dịch

vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại Việt Nam

Mô hình ngân hàng Hồi giáo đang nổi lên như một mô hình an toàn trướctác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Một vài người xem đâynhư là một sự lựa chọn thay thế, một số khác xem đây như là một sự bổ sung cho

hệ thống tài chính đã và đang tồn tại ở thế giới phương Tây Thực tế cho thấy, môhình ngân hàng Hồi giáo không chỉ tồn tại ở các quốc gia Hồi giáo mà còn pháttriển rộng rãi ở các nước phương Tây và một số nước châu Á

Đối với Việt Nam chúng ta, do thị trường tài chính và mức độ liên kết củangân hàng trong nước với hệ thống tài chính quốc tế còn hạn chế cho nên hoạtđộng của các ngân hàng trong nước ít chịu tác động trực tiếp của cuộc khủnghoảng hoặc có tác động gián tiếp ở mức độ không lớn Trong thời gian qua, khi cácquốc gia phát triển phải chống chọi với hai vấn đề lớn: Một là giải cứu hệ thống tàichính ngân hàng ra khỏi áp lực bảng cân đối kế toán của họ liên tục bị xói mòn bởicác tài sản xấu (kích hoạt bởi đợt khủng hoảng nợ bất động sản dưới chuẩn); hai làhồi phục tổng cầu của nền kinh tế (hồi phục lòng tin của người tiêu dùng) thì ViệtNam chúng ta dường như ít bị ảnh hưởng hơn rất nhiều Tuy nhiên, với việc gianhập WTO thì trong tương lai, hệ thống ngân hàng trong nước sẽ liên thông với hệthống ngân hàng thế giới, do đó mức độ ảnh hưởng nếu có cuộc khủng hoảngtương tự như thế sẽ vô cùng lớn.Thêm vào đó là sự cạnh tranh của các ngân hàngnước ngoài với nguồn vốn lớn và trình độ công nghệ, kỹ thuật cao Đây sẽ là tháchthức lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, đòi hỏi phải có một sự thay đổitrong phương thức kinh doanh Vậy thì chúng ta cần thay đổi cụ thể như thế nào,thay thế hoàn toàn hay bổ sung, và thực hiện thí điểm loại hình dịch vụ nào?

Dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại có khả năng tăng trưởng mạnhnhất tại Việt Nam Dịch vụ này đã được các Ngân hàng thương mại lựa chọn là xuhướng phát triển lâu dài và bền vững, đây là một lựa chọn đúng đắn vì thực tế chothấy ngân hàng thương mại nào đã xây dựng được chiến lược phát triển dịch vụngân hàng bán lẻ đều mang lại sự thành công, đó là việc chiếm lĩnh được thị

Trang 30

trường và mang lại nguồn thu cho ngân hàng, mặc dù tỷ trọng nguồn thu bước đầukhông cao nhưng đây là nguồn thu bền vững và có khả năng mang lại sự phát triểnlâu dài cho các ngân hàng Trong những năm gần đây, Việt nam có tốc độ tăngtrưởng kinh tế liên tục qua các năm, chính sách luật pháp luôn luôn có những thayđổi tích cực để phù hợp với nền kinh tế hội nhập; tình hình an ninh chính trị ổnđịnh cùng với dân số khoảng 85 triệu người, mức thu nhập ngày càng tăng, là thịtrường đầy tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tạo tiền đề cho sự phát triểnthị trường ngân hàng ở Việt nam.

Vì lẽ đó, việc tìm hiểu mô hình ngân hàng Hồi giáo – mô hình thể hiện sự

an toàn cao đối với tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính cùng các sảnphẩm của nó - sẽ cho chúng ta một nền tảng, cơ sở để xây dựng các sản phẩm ngânhàng của chúng ta Điều này sẽ tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của

đa số người dân Việt Nam, làm đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng, tạo ra nhiều

sự lựa chọn cho khách hàng khi giao dịch

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ngân hàng Hồi giáo là một khái niệm hoàn toàn mới với đại đa số ngườidân Việt Nam Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc vận dụng một mô hình mới đểtạo ra các sản phẩm mới thoả mãn nhu cầu của người dân là một vấn đề đáng đượcquan tâm Với những đặc điểm riêng có cùng với nguyên tắc hoạt động khônggiống như mô hình ngân hàng truyền thống hiện nay, hệ thống ngân hàng Hồi giáođược xem là mô hình lý tưởng trong điều kiện xảy ra khủng hoảng tài chính Việcnghiên cứu các công cụ tài chính của mô hình ngân hàng Hồi giáo mở ra mộthướng đi mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụbán lẻ Việc tìm hiểu mô hình ngân hàng Hồi giáo sẽ cho người đọc một cái nhìntổng thể về hệ thống ngân hàng Hồi giáo, qua đó có thể so sánh với ngân hàngtruyền thống, tìm ra những ưu điểm và những khiếm khuyết của mô hình ngânhàng Hồi giáo và mô hình ngân hàng truyền thống hiện tại Từ đó thấy được sự cầnthiết phải áp dụng mô hình ngân hàng Hồi giáo trong việc nghiên cứu xây dựngmột sản phẩm ngân hàng theo mô hình Hồi giáo nhằm đa dạng hoá các sản phẩm

Trang 31

dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu đadạng của khách hàng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang bị suy thoái và sựcạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Trang 32

2.1.Nghiên cứu thị trường tài chính Hồi giáo và một số mô hình ngân hàng Hồi Giáo tiêu biểu – Rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam

Tài chính và ngân hàng Hồi giáo đã tác động mạnh mẽ đến viễn cảnh kinh

tế toàn cầu Nó là một vế của phương trình trong tài chính quốc tế,dù là giữa chínhphủ với chính phủ hay khu vực tư nhân.Tầm quan trọng của nó đã được phát triểntrong nhiều năm và hiện tại được duy trì ở hơn 60 quốc gia Mặc dù khái niệm vềngân hàng Hồi giáo không xa lạ gì đối với các nước trên thế giới, thế nhưng nó lại

là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ đối với đại đa số người Việt Nam Việc tìmhiểu một số ngân hàng Hồi giáo của các nước châu Á như Malaysia - quốc giađược cho là trung tâm tài chính Hồi giáo lớn nhất thế giới, Singapore - quốc gianằm trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam và có nền kinh tế rất phát triển hayTrung Quốc - quốc gia châu Á theo định hướng xã hội chủ nghĩa tương tự như ViệtNam- thực sự rất cần thiết cho Việt nam Việc nghiên cứu các mô hình ngân hàngHồi giáo của các quốc gia sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về cách thức ứngdụng mô hình ngân hàng Hồi giáo như thế nào cho phù hợp với điều kiện, đặcđiểm của Việt Nam chứ hoàn toàn không đào sâu vào cách thức tổ chức, hoạt độngcủa các ngân hàng Hồi giáo này Nhìn chung, qua cả ba mô hình đều cho thấyrằng, lộ trình áp dụng mô hình tài chính Hồi giáo đều rất giống nhau, đầu tiên làviệc các ngân hàng thương mại truyền thống cung ứng một số dịch vụ tài chínhHồi giáo, sau đó tách riêng thành chi nhánh ngân hàng Hồi giáo

2.1.1.Thị trường tài chính Hồi Giáo của Malaysia

2.1.1.1.Tổng quan về thị trường tài chính Hồi giáo của Malaysia

Malaysia là một quốc gia nằm trong khu vực Đông nam Á với dân số vàokhoảng 26,1 triệu người, trong đó người theo Đạo Hồi là 15,4 triệu người, chiếm59% dân số toàn quốc Đó là lý do giải thích tại sao Malaysia lại nổi lên như mộtthị trường tài chính và ngân hàng Hồi giáo lớn nhất trên thế giới hiện nay với tổngtài sản vào khoảng 30,9 tỷ USD, tài sản bảo hiểm vào khoảng 1,7 tỷ USD, thịtrường chứng khoán nợ Hồi giáo lớn nhất , chiếm 45,5% trái phiếu công ty nội địatương đương 34 tỷ USD, thị trường tiền tệ năng động dao động từ 30 tỷ đến 40 tỷ

Trang 33

hàng tháng và hơn thế nữa đây là thị trường với thành phần tham gia đa dạng như:ngân hàng Hồi giáo, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm hồi giáo, tổ chức pháttriển tài chính, quỹ tiết kiệm, công ty quản lý quỹ và các môi giới chứng khoán.Hiện, số tài khoản ngân hàng Hồi giáo chiếm tới 12,2% tổng số tài khoản ngânhàng ở Malaysia Chính phủ Malaysia cho biết mục tiêu của họ là phấn đấu đếnnăm 2010, 20% tổng số tài khoản ở Malaysia là tài khoản ngân hàng Hồi giáo.Malaysia cho biết họ không thể cạnh tranh với các trung tâm tài chính lớn nhưNew York, London hay Hong Kong nhưng đang cố gắng mở lối đi riêng trong lĩnhvực dịch vụ tài chính Những năm gần đây, Malaysia đã bãi bỏ nhiều khoản thuế,nới lỏng quy định về thủ tục đầu tư để thu hút nguồn vốn từ các quỹ đầu tư Hồigiáo Thực tế, những công ty tài chính lớn của thế giới Hồi giáo như Quỹ Tài chínhKuwait, Ngân hàng Tài chính châu Á Qatar; Quỹ Al-Rajhi của Arập Xêút và ngânhàng Đầu tư Dubai đều đã có chân ở Malaysia.

2.1.1.2.Mô hình hệ thống tài chính hồi giáo của Malaysia

Malaysia được xem là trung tâm tài chính Hồi giáo hàng đầu trên thế giới

Uỷ ban tài chính quốc tế đã hướng sự chú ý đến chiến lược phát triển tài chính vàngân hàng hồi giáo của Malaysia Những chiến lược này đang được thực hiện bằngnhững chính sách rõ ràng và thận trọng được giải thích rõ ràng trong cả kế hoạchkiểm soát mô hình tài chính cũng như kế hoạch kiểm soát thị trường vốn Các bướcphát triển kinh doanh bao gồm:

- Tiên phong dẫn đầu trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng Hồi giáo toàn cầu

- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức một cách hợp lý: Malaysia đã có một cơ cấu tổ chứcgiám sát và điều chỉnh để phục vụ cho đặc điểm riêng biệt của tài chính Hồigiáo.Đó là việc điều hành công ty, minh bạch, vạch trần, trách nhiệm giải trình, kỷluật thị trường, quản lý rủi ro và bảo vệ khách hàng

- Cơ cấu tổ chức Shariah: Hoạt động trong một môi trường pháp lý và mô hìnhShariah có lợi và hiệu quả Mô hình hồi giáo theo Đạo luật 1983 và Bảo hiểm theođạo luật 1984 được ban hành để quản lý các ngân hàng Hồi giáo và tổ chức bảohiểm theo trình tự

Trang 34

- Chế độ tỷ giá hối đoái tự do

- Các tổ chức tài chính trong hệ thống: bao gồm việc thành lập tổ chức ngân hàng

và tài chính Hồi giáo Malaysia, trung tâm lãnh đạo tài chính quốc tế, trung tâmgiáo dục quốc tế về tài chính Hồi giáo

- Phạm vi miễn thuế rộng kéo dài trong chuỗi tài chính Hồi giáo

Hệ thống tài chính của Malaysia bao gồm hệ thống tài chính Hồi giáo hoạtđộng song song với hệ thống tài chính truyền thống.Thành phần tham gia đa dạnggồm: 12 tổ chức ngân hàng Hồi giáo chính thức, 2 ngân hàng Hồi giáo địa phương,

3 tổ chức ngân hàng Hồi giáo nước ngoài chính thức, 7 chi nhánh ngân hàng Hồigiáo, 9 công ty bảo hiểm Hồi giáo.Các tổ chức tài chính ngân hàng Hồi giáo nàyđược kiểm soát bởi những kinh nghiệm quốc tế tốt nhất Các sản phẩm và dịch vụtài chính Hồi giáo phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng, bao gồm cả bán lẻ,dịch vụ cho doanh nghiệp và ngân hàng đầu tư Hệ thống tài chính Hồi giáo củaMalaysia tích hợp được với hệ thống tài chính trên thế giới Có thể nói Malaysia đãđạt được những cột mốc quan trọng trong việc xây dựng hệ thống tài chính HồiGiáo toàn diện và và tổng hợp với đa dạng thành phần tham gia

Trang 35

Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống ngân hàng Malaysia

Nguồn: Bakarudin Ishak (2006), Islamic Banking and Finance: Malaysia’sexperience and achievements, Victoria University of Wellington

2.1.1.3.Ngân hàng Hồi giáo Malaysia

Bước phát triển quan trọng trong thế giới Hồi giáo trong những năm 70 và

80 là sự vận động của thuyết Hồi giáo.Sự vận động này nhắm đến mục tiêu làm hồisinh sự vinh quang của đạo Hồi và bắt đầu cần phải ứng dụng Shariah vào tất cảcác khía cạnh của đời sống Sự nỗ lực để thành lập ngân hàng Hồi giáo là mộttrong những biểu hiện của sự vận động này Những quốc gia Hồi giáo bắt đầu tìm

ra lại đạo Hồi và muốn nhào nặn hoạt động tài chính và kinh tế của họ theo giá trịHồi giáo

Những năm 70-80 đã chứng kiến sự rộ lên của tổ chức tài chính và ngânhàng Hồi giáo theo phương thức hoạt động riêng biệt so với những ngân hàng theolối cổ truyền Sự thành lập của các tổ chức này là một trong những sự biểu hiện của

Ngân hàng truyền thống Ngân hàng Hồi giáo

Ngân hàng truyền thống window

Ngân hàng truyền thống

Chi nhánh ngân hàng Hồi giáo

Các công ty bảo hiểm Các tổ chức bảo hiểm Hồi giáo

Hệ thồng tài chính thông thường Hệ thống tài chính Hồi giáo

Trang 36

sự vận động “quay về tôn giáo”,cái mà đang lấn chiếm mạnh mẽ trong xã hội Hồigiáo hiện tại (trích dẫn trong Abulhasan et al 1991:155).

Thế giới Hồi giáo đã trở thành gánh nặng quá lâu dài trong tư tưởng kinh tế

và xã hội phương Tây Sự phân chia rộng lớn của thế giới Hồi giáo đã bị khuấtphục về văn hóa, kinh tế và chính trị bằng thế lực thuộc dân Ngay khi họ đã giànhđược độc lập từ thế lực thuộc dân thì những nguyên tắc thuộc dân vẫn ăn sâu vàođời sống xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa của cộng đồng Hồi giáo.Vì vậy sựhình thành và mở rộng của một hệ thống ngân hàng Hồi giáo là điểm bắt đầu phá

vỡ con đường mòn cũ kỹ trong thế giới Hồi giáo.Nó là quá trình giải phóng Hồigiáo từ ách thống trị của tư tưởng, những giá trị, cách tổ chức và việc sửa đổi lạiđời sống xã hội và kinh tế phương tây cho phù hợp với Shariah

Việc thành lập BIMB (ngân hàng Hồi giáo Malaysia Berhad) là một bướcquan trọng tiến đến hệ thống tài chính miễn lợi tức ở Malaysia Điều này đánh dấuviệc ra đời nhiều tổ chức thương mại Hồi giáo dưới phương thức mới của chínhsách Hồi giáo của ông Mahathir Muhammad Có thể khái quát các giai đoạn pháttriển của hệ thống ngân hàng Hồi giáo Malaysia theo sơ đồ sau:

Hình 2.2 Quá trình phát triển của ngân hàng Hồi giáo Malaysia

Nguồn: Bakarudin Ishak (2006), Islamic Banking and Finance: Malaysia’sexperience and achievements, Victoria University of Wellington

Các cột mốc quan trọng

Pilgrimage Fund Board

Pilgrimage Fund Board

Ngân hàng Hồi giáo Malaysia Bhd Ngân hàng Muamalat

Malaysia Bhd. Ngân hàng Hồi giáo nước ngoài

Các ngân hàng

Hồi giáo chính thức

Ngân hàng cổ truyền cung ứng dịch vụ Hồi

giáo

Các tổ chức bảo hiểm

Syarikat Takaful Malaysia Bhd. Takaful Nasional, Mayban Takaful, Takaful Iklhas, Commerce Takaful

Chi nhánh Hồi giáo

Các thị trường tiền tệ Hồi giáo

Trang 37

Mô hình ngân hàng truyền thống cung ứng dịch vụ tài chính Hồi Giáo bắtđầu hình thành từ năm 1993 ở Malaysia Đây là mô hình ngân hàng truyền thống,trong đó có 1 bộ phận chuyên cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Hồi giáo Bộ phậnnày yêu cầu phải tuân thủ theo quy tắc Hồi giáo và có một nguồn vốn tối thiểuriêng biệt tương tự như quỹ ngân hàng Hồi giáo.

Việt Nam và Malaysia đều là các quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á

và là thành viên của APEC, trước đây đều là các nước thuộc địa Tuy nhiên, saucuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 thì Malaysia là quốc gia có tốc độ hồi phụckinh tế tốt hơn các nước láng giềng, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng Tuy tốc

độ phát triển kinh tế của Malaysia hiện nay không cao nhưng nó được coi là bềnvững Đặc biệt, hệ thống ngân hàng của Malaysia dường như mau chóng hồi phụchơn sau những chấn động bên ngoài Mô hình ngân hàng Hồi giáo của Malaysia cómột số điểm cần quan tâm như sau: Malaysia là một quốc gia có tỷ lệ người dântheo đạo Hồi tương đối cao, thế nên họ thiết lập hệ thống ngân hàng Hồi giáo songsong với hệ thống ngân hàng truyền thống Tuy nhiên, Việt Nam lại là một quốcgia với tỷ lệ người theo đạo Hồi thấp, do đó chúng ta chỉ giới hạn ở việc khai tháccác sản phẩm Hồi giáo thông qua các sản phẩm dịch vụ Hồi giáo do các ngân hàngtruyền thống cung cấp Đây cũng là một hình thức mà Malaysia đã triển khai từnăm 1993 Bộ phận cung cấp dịch vụ này phải tuân thủ hoàn toàn theo luật Shariah(luật Đạo hồi) và có một nguồn vốn tối thiểu ban đầu.Khi dịch vụ này phát triển thìMalaysia lại mở rộng hệ thống ngân hàng Hồi giáo ở mức cao hơn, đó là việc cácngân hàng truyền thống thiết lập các chi nhánh ngân hàng Hồi giáo và sau đó pháttriển thành ngân hàng Hồi giáo độc lập Đây cũng là một kinh nghiệm cho ViệtNam khi ứng dụng mô hình ngân hàng Hồi giáo: ngân hàng truyền thống sẽ xâydựng các sản phẩm tài chính theo mô hình Hồi giáo để đáp ứng nhu cầu đa dạngcho đại đa số người dân Việt Nam , bao gồm những người theo và không theo đạoHồi

Trang 38

2.1.2.Thị trường tài chính Hồi Giáo của Singapore

Singapore là quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á với tổng diện tích 692,7 km2,nằm phía nam của bán đảo Malaysia, phía nam bang Johor của Malaysia và phíabắc đảo Riau của Indonesia Đảo quốc năng động nhỏ bé ở vùng Đông Nam Á nàytiêu biểu cho tinh hoa của cả hai nền văn hoá phương Đông & phương Tây.Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hoá khác nhau như TrungQuốc, Ấn độ, Mã Lai với 602.000 dân, trong đó 14% theo đạo Hồi

Singapore đã nổi lên như một trung tâm tài chính danh tiếng trên thế giới,

nó cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ tài chính Bởi vì tài chính Hồi giáo ngàycàng trở thành một thành phần không thể thiếu trong hệ thống tài chính toàn cầunên Singapore muốn đảm bảo rằng mọi người sẽ có thể sử dụng sản phẩm tài chínhHồi giáo ở ngay trên đất nước mình Phương pháp của Singapore là cung cấp sảnphẩm và dịch vụ tài chính Hồi giáo như một loại hình dịch vụ tài chính do trungtâm tài chính thế giới cung cấp

Singapore đang công khai xúc tiến mong muốn trở thành trung tâm tài chínhHồi giáo của châu Á Bằng chứng là Singapore cho phép một số ngân hàng TrungĐông mở văn phòng tại đây, ban hành những qui định nhằm tạo điều kiện thuận lợicho các đối tượng tham gia, trang bị nguồn nhân lực đầy đủ các yếu tố về chuyênmôn cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng Hồi giáo

Việc ứng dụng mô hình tài chính Hồi giáo trong nhiều lĩnh vực khác nhaunhư một luồng gió mới thổi vào thị trường tài chính của quốc đảo này Ngân hàngDBS lớn nhất Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore mới đây đã hợp tác với hơn haimươi nhà đầu tư Trung Đông để thành lập Ngân hàng Hồi giáo châu Á với số vốnban đầu là 418 triệu USD, trong đó DBS đóng góp 60% DBS bắt đầu xâm nhậpmạnh mẽ vào lĩnh vực tài chính phục vụ người Hồi giáo trong năm 2006, khi nhậnđược giấy phép hoạt động tại Dubai - nơi mà ngân hàng này đã mở một chi nhánhchính cung cấp các dịch vụ và sản phẩm bán buôn trong lĩnh vực ngân hàng Bướcđầu tiên trong hoạt động ngân hàng là đẩy mạnh tham gia vào thị trường TrungĐông IB Asia sẽ tập trung vào hoạt động ngân hàng thương mại, tài chính doanh

Trang 39

nghiệp, thị trường vốn và ngân hàng bán lẻ.Trong 2 năm qua, DBS đã chiếm mộtthị phần lớn đáng kể Giám đốc điều hành ngân hàng cho biết : “Ngân hàng Hồigiáo có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ngân hàng truyền thống trong khu vực cácquốc gia vùng Vịnh (GCC) Tổng tài sản của ngân hàng Hồi Giáo của GCC giatăng khoảng 18% trong vòng từ năm 2001 đến 2005 trong khi tốc độ gia tăng củacác ngân hàng truyền thống là 11% trong cùng kỳ Những công ty châu Á cùng vớiquỹ tài chính trên thế giới đang bắt đầu chú ý đến khu vực Trung Đông: tổng giá trịđầu tư trực tiếp nước ngoài vào GCC khoảng 20 tỷ USD trong năm 2005, tăng60% so với năm 2004 Tương tự như thế, các nhà đầu tư Trung Đông cũng đangtìm kiếm thị trường phát triển mới khác Châu Âu và Mỹ và sẵn sàng đổ tiền đầu tưvào châu Á do họ thấy được tiềm năng to lớn khi đầu tư vào khu vực này Thấyđược điều này, ngân hàng Hồi giáo châu Á sẵn sàng đáp ứng nhu cầu 2 nhóm đầu

tư này Thật vậy, ngân hàng Hồi giáo là một mô hình mới với các văn phòng nằm ởkhu vực Trung Đông và châu Á, tập trung vào các nghiệp vụ ngân hàng thươngmại, tổ chức tài chính, thị trường vốn và các dịch vụ ngân hàng tư nhân

Vì là trung tâm tài chính quốc tế nên các sản phẩm và dịch vụ tài chính Hồigiáo mà Singapore cung cấp cũng sẽ là một phần của sản phẩm dịch vụ tài chínhnói chung Trong nỗ lực hoà hợp dịch vụ tài chính Hồi giáo và tài chính truyềnthống phải đảm bảo rằng người sử dụng dịch vụ tài chính Hồi giáo không bị hạnchế trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính Hồi giáo do Singapore cung cấp

Từ ngày 12/06/2006, tất cả các ngân hàng hồi giáo ở Singapore được phép

sử dụng nghiệp vụ đầu tư Murabahah và cung ứng dịch vụ tài chính Murabahah.MAS (MAS là thành viên chính thức của uỷ ban tài chính Hồi giáo ( IFSB), vàhiện nay nó đóng vai trò giám sát quá trình làm việc của tổ chức cũng như thịtrường tiền tệ Hồi giáo ) cũng xem xét lại việc đánh thuế ở Singapore đối với cácgiao dịch tài chính Hồi giáo Cho rằng bản chất và cấu trúc của các sản phẩm tàichính Hồi giáo có khuynh hướng chịu nhiều thuế hơn so với các sản phẩm truyềnthống tương tự nên bộ tài chính tìm mọi cách để tạo ra sự cân bằng đối với các giaodịch hồi giáo Vào năm 2005, Bộ tài chính thông báo hai sự thay đổi, đó là bãi bỏ

Trang 40

việc đánh thuế kép lên các giao dịch hồi giáo liên quan đến bất động sản, và ápdụng lãi suất thuế ưu đãi đối với thu nhập từ trái phiếu hồi giáo giống như tráiphiếu thông thường, điều này tạo cơ hội cho các ngân hàng Singapore khuyếnkhích người phát hành nước ngoài và trong nước phát hành Suluk (trái phiếu Hồigiáo).

Singapore được mệnh danh là con rồng châu Á, một quốc gia có tốc độ pháttriển kinh tế cao trong khu vực.Đối với Singapore, đảo quốc này đã thiết lập hệthống ngân hàng Hồi giáo với tổ chức sáng lập bao gồm ngân hàng DBS và một sốnhà đầu tư Trung Đông Mục tiêu của ngân hàng Hồi giáo Singapore là tấn côngvào thị trường các nước Trung Đông để tận dụng nguồn vốn lớn của khu vực giàu

có này Trong khi đó Việt Nam hiện nay lại là một mục tiêu quan tâm hàng đầu củacác công ty và các tập đoàn quốc gia lớn tại khu vực Trung Đông, rất nhiều lĩnhvực, ngành nghề mà họ muốn đầu tư vào Việt Nam, trong đó lĩnh vực họ quan tâmnhất là qui hoạch đô thị và du lịch Việt Nam được chọn là điểm đến của các nhàđầu tư Trung Đông do Việt Nam là một nền kinh tế phát triển rất nhanh, trong vàinăm trở lại đây, tăng trưởng kinh tế luôn ổn định ở mức cao, chính sách đầu tưthông thoáng và minh bạch Theo đuổi mục tiêu như Singapore đặt ra cũng là vấn

đề mà Việt Nam cần quan tâm, bởi lẽ chúng ta có rất nhiều thuận lợi như đã đề cập

ở trên, trong khi các nhà đầu tư Trung Đông lại có nguồn vốn rất dồi dào và mộttrong những lý do khiến các nhà đầu tư Trung Đông rút khỏi Phương Tây là do họphải đối mặt với nhiều khó khăn và bị nghi ngờ dính tới khủng bố khi đầu tư tại

Mỹ và Châu Âu Thứ đến, Singapore cũng cho rằng bản chất các sản phẩm, dịch

vụ tài chính Hồi giáo chịu nhiều thuế hơn so với các sản phẩm tài chính truyềnthống, vì vậy, chính phủ Singapore tìm mọi cách để tạo ra sự cân bằng trong đốivới các giao dịch hồi giáo Cụ thể, họ đã xây dựng lại hệ thống thuế cho phù hợp,bãi bỏ việc đánh thuế kép lên các giao dịch Hồi giáo liên quan đến bất động sản và

áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với thu nhập từ trái phiếu Hồi giáo Đây là nhữngkinh nghiệm đáng quan tâm khi Việt Nam thực hiện áp dụng mô hình ngân hàngHồi giáo vào thị trường tài chính Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Ngày đăng: 21/04/2014, 14:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1:Tóm tắt điểm khác nhau cơ bản giữa sản phẩm cho vay truyền thống và - mô hình ngân hàng hồi giáo - hướng đi mới để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại việt nam
Bảng 1.1 Tóm tắt điểm khác nhau cơ bản giữa sản phẩm cho vay truyền thống và (Trang 17)
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống ngân hàng Malaysia - mô hình ngân hàng hồi giáo - hướng đi mới để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại việt nam
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống ngân hàng Malaysia (Trang 35)
Hình 2.2. Quá trình phát triển của ngân hàng Hồi giáo Malaysia - mô hình ngân hàng hồi giáo - hướng đi mới để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại việt nam
Hình 2.2. Quá trình phát triển của ngân hàng Hồi giáo Malaysia (Trang 36)
Bảng 3.2.  Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận từ dịch vụ NHBL khối ngân hàng - mô hình ngân hàng hồi giáo - hướng đi mới để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại việt nam
Bảng 3.2. Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận từ dịch vụ NHBL khối ngân hàng (Trang 58)
Bảng 4.1.Công tác chuẩn bị của giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thí điểm - mô hình ngân hàng hồi giáo - hướng đi mới để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại việt nam
Bảng 4.1. Công tác chuẩn bị của giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thí điểm (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w