17 Nguyễn Tấn Dũng, Đảm bảo ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020, Tạp chí Cộng sản, Số 285 (9/2010), tr
2.2.1.3. Những tồn tạ
Tuy góp phần quan trọng vào thành tựu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân nhưng chính sách BHYT hiện nay của nước ta vẫn còn một số bất cập và đang gặp nhiều thách thức do thay đổi cơ cấu dân số và diễn biến phức tạp của các loại bệnh mới, dịch mới phát sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa và công nghiệp hóa.
Dấu hiệu già hóa dân số bắt đầu xuất hiện. Một thập kỷ trước đây, số người già trên 60 tuổi chỉ chiếm chưa đến 7% dân số thì này đã chiến khoảng 10% dân số và tỷ lệ này được dự báo sẽ gia tăng nhanh trong những thập kỷ tới là một áp lực về công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và người cao tuổi nói riêng của hệ thống y tế Việt Nam.
Các dạng bệnh đòi hỏi chi phí y tế cao như suy thận, tim, v.v… có xu hướng gia tăng làm tăng các khoản chi cho BHYT của cơ quan bảo hiểm là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối của quỹ bảo hiểm y tế.
Nhận thức của người dân về lợi ích tham gia bảo hiểm y tế chưa cao trong khi công tác quản lý đối tượng tham gia BHYT vẫn còn lỏng lẻo. Tình trạng người dân chỉ mua BHYT khi đã biết mắc bệnh vẫn còn nhiều là nguyên nhân khác kìm hãm khả năng tăng trưởng của quỹ BHYT và nó triệt tiêu tính chia sẻ rủi ro về chi phí y tế giữa người bị ốm đau và người không bị ốm đau. Hậu quả là quỹ BHYT khó bền vững.
Hiện vẫn còn 40% dân số chưa tham gia bảo hiểm y tế và chúng ta vẫn chưa có giải pháp cụ thể để thu hút được nhóm dân cư này tham gia nhằm hướng đến mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân từ năm 2014 như Luật Bảo hiểm y tế đã đề ra.
Thực tế chi tiêu từ quỹ khám chữa bệnh trong thời gian qua cho thấy mức chi tăng rất nhanh. Năm 2005, quỹ bảo hiểm y tế bội chi là 136,7 tỷ đồng; năm 2007 bội chi 1.600 tỷ đồng và năm 2009 bội chi dự tính là 1.838 tỷ đồng.
Chất lượng chăm sóc y tế còn thấp, nhất là ở dưới tuyến cơ sở, ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chi phí cho y tế của hộ nghèo, các nhóm dễ bị tổn thương vượt quá khả năng tài chính của hộ. Y tế cộng đồng bao gồm các biện pháp thúc đẩy lối sống lành mạnh, bảo vệ môi trường trong sạch, phát triển y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, v.v… chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân.
Việc tăng cường tiếp cận của người nghèo đến bảo hiểm y tế kể cả khi có thẻ bảo hiểm y tế còn nhiều thách thức. Theo kết quả báo cáo của UNDP “Phân tích chung về Việt
Nam” thì các vấn đề người nghèo đang phải đối mặt, bao gồm: Chủ trương xã hội hóa các dịch vụ y tế chỉ giới hạn trong huy động nguồn lực tài chính để trang trải dịch vụ y tế; người dân phải bỏ tiền túi nhiều (so với thu nhập) cho các dịch vụ y tế; chi tiêu công cho y tế còn thấp, năm 2008 chỉ chiếm 13% trong tổng chi y tế; nhiều người nghèo không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh thông thường do các dịch vụ không sẵn có hoặc khó tiếp cận; chất lượng không cao, chi phí được thanh toán còn thấp.