Vai trò của Nhà nước trong quan hệ lao động

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI (Trang 34 - 35)

17 Nguyễn Tấn Dũng, Đảm bảo ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020, Tạp chí Cộng sản, Số 285 (9/2010), tr

2.2.2.2.Vai trò của Nhà nước trong quan hệ lao động

Trong quan hệ lao động, Nhà nước có vai trò kép, vừa định ra pháp luật lao động, hướng dẫn thực hiện pháp luật lao động, vừa là một chủ thể trong quan hệ 3 bên, đại diện cho lợi ích quốc gia và toàn thể cộng đồng. Nhà nước tham gia vào quan hệ lao động từ trung ương đến địa phương, thông qua hệ thống hành chính Nhà nước của mình (Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương). Thông thường, các nước đặt chức năng quản lý Nhà nước về quan hệ lao động thuộc Bộ Lao động. Trong Bộ Lao động thành lập Vụ hay Cục quan hệ lao động, đồng thời có các Vụ chức năng có liên quan đến các nội dung chủ yếu của quan hệ lao động (như việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, tiêu chuẩn lao động, Thanh tra lao động, Trọng tài lao động, Toà Lao động, …) Chính phủ có những vai trò chủ yếu sau:

- Hướng dẫn thi hành pháp luật lao động và quan hệ lao động, cụ thể: Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật lao động và các văn bản pháp luật khác liên quan đến lao động và quan hệ lao động như: Luật Công đoàn; các luật khác có liên quan (Bộ luật Dân sự, Luật Tố tụng Dân sự để giải quyết các vụ án tranh chấp lao động; Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã…); Tổ chức triển khai thực hiện các công ước của Tổ chức Lao

động Quốc tế; Quyết định các chính sách liên quan đến lao động và quan hệ lao động, như chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, cơ chế phối hợp 3 bên trong quan hệ lao động.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, luật về quan hệ lao động, các luật khác có liên quan đến các đối tượng thuộc quan hệ lao động nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động và quan hệ lao động.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI (Trang 34 - 35)