Hình thành các quan hệ lao động24 1 Các chủ thể trong quan hệ lao động

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI (Trang 33 - 34)

17 Nguyễn Tấn Dũng, Đảm bảo ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020, Tạp chí Cộng sản, Số 285 (9/2010), tr

2.2.2.Hình thành các quan hệ lao động24 1 Các chủ thể trong quan hệ lao động

2.2.2.1. Các chủ thể trong quan hệ lao động

Trong phạm vi doanh nghiệp, quan hệ lao động là mối quan hệ giữa người lao động, đại diện của người lao động (công đoàn cơ sở) và người sử dụng lao động trong việc thực hiện các qui định của pháp luật lao động và các cam kết của doanh nghiệp về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của các bên.

Trong phạm vi quốc gia (hoặc địa phương) quan hệ lao động là mối quan hệ giữa Nhà nước, đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật lao động, hỗ trợ thúc đẩy hai bên tại doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

Ở cấp quốc gia, các chủ thể trong quan hệ lao động gồm:

- Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Chính phủ): Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật lao động, tổ chức triển khai và giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực thi pháp luật; tổ chức các thiết chế để bảo đảm và hỗ trợ quan hệ lao động, điều hoà lợi ích của các bên trong quan hệ lao động;

- Đại diện người lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam): Tham gia cùng Nhà nước xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích người lao động; hỗ trợ công đoàn ngành, công đoàn doanh nghiệp thúc đẩy phát triển quan hệ hai bên;

24 Phạm Minh Huân; Bài viết “Quan hệ lao động ở Việt Nam- Những vấn đề đặt ra và định hướng hoàn thiện”, website http://laodongxahoionline.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/12/id/1379/language/vi- thiện”, website http://laodongxahoionline.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/12/id/1379/language/vi- VN/Default.aspx, ngày truy cập: 18/05/2011.

- Đại diện người sử dụng lao động (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) tham gia cùng Nhà nước xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp); hỗ trợ Hiệp hội doanh nghiệp, người sử dụng lao động trong việc thực thi pháp luật và thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định.

Ở cấp địa phương, chủ thể quan hệ lao động là UBND tỉnh, thành phố, Liên đoàn Lao

động và Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp, Liên minh Hợp tác xã trong việc thực hiện các qui định của pháp luật lao động, hỗ trợ các bên xây dựng quan hệ trong phạm vi khu công nghiệp, doanh nghiệp.

Ở cấp ngành và doanh nghiệp, chủ thể trong quan hệ lao động gồm: Đại diện người

lao động (công đoàn ngành và công đoàn cơ sở); Đại diện người sử dụng lao động của ngành và người sử dụng lao động tại doanh nghiệp. Hai chủ thể này thông qua cơ chế đối thoại, thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể để thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên, nhằm bảo đảm quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI (Trang 33 - 34)