Một vài nhận định về công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN TẠO CƠ HỘI CHO NGƯỜI NGHÈO TĂNG THÊM THU NHẬP (Trang 37 - 39)

Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành công to lớn trong cuộc chiến chống đói nghèo với tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58,1% năm 1993 xuống 11,3% năm 2009. Câu chuyện thành công trong xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Tuy nhiên, Đánh giá Tổng quan về Chương trình giảm nghèo hiện nay do ông Peter Chaudry, đại diện UN tại Việt Nam trình bày, nhấn mạnh đến những vấn đề còn tồn tại và chỉ ra những thách thức chính mà Việt Nam cần xem xét trong quá trình thiết kế chiến lược/chương trình giảm nghèo cho giai đoạn 2011-2020. Một trong những bất cập của chương trình giảm nghèo trong thời gian qua là sự chồng chéo trong thiết kế các chính sách và chương trình giảm nghèo. Sự chồng chéo thể hiện qua các hợp phần của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo (CTMTQG) phối hợp bởi Bộ Lao động TBXH, Chương trình 135 phối hợp bởi Ủy ban Dân tộc và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP mới được ban hành nhằm trợ giúp 62 huyện nghèo nhất nước. Mỗi bộ, ngành quản lý nhiều chương trình, dự án hoặc các hợp phần của mỗi CTMTQG. Các chính sách trợ giúp theo các lĩnh vực khác nhau và được thiết kế cho các nhóm khác nhau (hạ tầng cơ sở, giáo dục, sức khỏe, nhà ở) nằm trong các chương trình khác nhau và được thiết kế cho các nhóm đối tượng khác nhau. Sự chồng chéo này tạo ra một lượng lớn chi phí giao dịch, các chỉ dẫn quản lý và yêu cầu báo cáo khác nhau, đem lại hiệu quả thấp hơn mong đợi vì sự dàn trải và bất khả thi trong phối hợp các phân bổ ngân sách.

Từ thực tế này, đại diện UNDP khuyến nghị trong giai đoạn tiếp theo cần có một khung giảm nghèo duy nhất. Theo đó, tập hợp các chương trình giảm nghèo hiện tại thành một chương trình tổng thể để loại bỏ chồng chéo và tăng sự điều phối và hiệu quả. Đồng thời, gắn kết việc lập kế hoạch giảm nghèo với quy trình Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội sau khi đã được tăng cường ở các cấp địa phương;

giao chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thực hiện các kết quả, nhưng cho phép họ xây dựng các giải pháp phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Tham luận của Bộ Lao động TBXH do ông Ngô Trường Thi, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, trình bày định hướng trong thiết kế khung chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu tổng quát là nhằm giảm nghèo bền vững, thể hiện toàn diện về công tác giảm nghèo, bảo đảm về ăn mặc, ở, chữa bệnh, học hành và cơ sở hạ tầng.. Ông Thi cũng nhấn mạnh đến nguyên tắc thiết kế các chính sách của Chương trình: thiết kế chính sách theo hướng khuyến khích tính chủ động vươn lên của người nghèo, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại, cân đối giữa chính sách hỗ trợ có hoàn lại và chính sách hỗ trợ cho không. Xây dựng hệ thống chính sách bao quát, toàn diện công tác xóa đói giảm nghèo trong cả nước, quan hệ chặt chẽ với chương trình xây dựng nông thôn mới và chiến lược an sinh xã hội đến năm 2020.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN TẠO CƠ HỘI CHO NGƯỜI NGHÈO TĂNG THÊM THU NHẬP (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w