Xây dựng các biện pháp để giúp đối tượng yếu thế cải thiện các điều kiện tham gia thị trường lao động

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN TẠO CƠ HỘI CHO NGƯỜI NGHÈO TĂNG THÊM THU NHẬP (Trang 31 - 34)

3. Phát triển mạng lưới an sinh xã hội trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người nghẻo

3.3. Xây dựng các biện pháp để giúp đối tượng yếu thế cải thiện các điều kiện tham gia thị trường lao động

Trong dự thảo Đề án Phát triển thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2020 vừa được Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức lấy ý kiến góp ý cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm giúp đỡ các đối tượng yếu thế cải thiện các điều kiện tham gia thì trường lao động như sau:

- Xây dựng hệ thống chính sách tín dụng thống nhất, ưu tiên đối tượng được hỗ trợ vay vốn ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm, sử dụng nhiều lao động yếu thế; cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn dân tộc thiểu số.

- Tăng cường sự tham gia của người nghèo, cận nghèo vào các chương trình việc làm tạm thời và việc làm có hỗ trợ bù đắp chi phí thông qua các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ nông thôn, thu gom rác thải và vệ sinh môi trường.

- Đến năm 2020, phấn đấu 70% số người lao động yếu thế trên thị trường lao động được tiếp cận đào tạo nghề và hỗ trợ tìm việc làm. Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, Việt Nam hiện có gần 13 triệu lao động thuộc nhóm yếu thế, chiếm gần 24% lực lượng lao động, bao gồm: 4,2 triệu lao động là người khuyết tật, 6,5 triệu lao động nghèo, 180 nghìn lao động nhiễm HIV được phát hiện, 190 nghìn lao động nghiện ma túy, gái mại dâm, 1 triệu lao động di cư, hồi hương, khoảng trên 500 nghìn người thất nghiệp dài hạn (từ 1 năm trở lên).

Thống kê cũng cho thấy, gần 80% lao động yếu thế tập trung ở khu vực nông thôn. Đa số họ có trình độ học vấn thấp, trong đó có tới 21.8% lao động yếu thế chưa biết chữ, phần lớn chưa qua đào tạo nghề, trên 40.1% chưa bao giờ đi làm.23

Từ thực trạng kể trên, vấn đề hỗ trợ nhóm lao động yếu thế có việc làm, nâng cao thu nhập và chủ động tham gia thị trường lao động là một trong

23Theo Báo Pháp luật xã hội, cập nhật ngày 21/03/2011-

những vấn đề đặt ra cấp thiết. Trong đó, việc nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, hoàn thiện khung pháp lý phát triển thị trường lao động cho nhóm yếu thế, đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa người lao động thuộc nhóm yếu thế và người sử dụng lao động được Đề án đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, việc xây dựng mô hình điểm “hỗ trợ tiếp cận thị trường lao động cho nhóm yếu thế”, phát triển và nhân rộng trong phạm vi toàn quốc cũng đã được đề cập đến với mục tiêu hỗ trợ dạy nghề, đào tạo nghề, giúp lao động yếu thế có chất lượng tay nghề, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Theo đó, những năm tới đây, sẽ tăng cường sự phối hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm dịch vụ công tác xã hội nhằm phát triển các hình thức hỗ trợ giao dịch trên thị trường lao động như: Tư vấn chính sách pháp luật lao động, hướng nghiệp, tìm việc làm cho nhóm yếu thế; tăng cường các giải pháp tạo cơ hội cho người sử dụng lao động, người lao động thuộc nhóm yếu thế tham gia như: Tổ chức các hội chợ việc làm dành riêng cho nhóm lao động yếu thế; dạy nghề cho nhóm yếu thế với đa cấp trình độ, chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng cung cấp lao động cho thị trường….

Cải thiện tiếp cận thị trường lao động của người lao động nghèo, nhóm yếu thế trong thị trường lao động, đặc biệt đối với vấn đề đào tạo. Giải quyết tốt vấn đề lao động dôi dư. Dần dần từng bước áp dụng bảo hiểm thất nghiệp

Nâng cao số lượng và chất lượng việc làm, đặc biệt là việc làm trong khu vực ngoài nhà nước. Hoàn thiện Bộ luật Lao động để thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động. Bảo đảm an toàn việc làm. Chống sa thải tuỳ tiện, bảo đảm việc làm ổn định với mức thu nhập ngày càng tăng và điều kiện lao động, nhất là cho lao động nữ, ngày càng được cải thiện. Giảm tai nạn lao động. Bảo đảm công bằng nam nữ trong tuổi về hưu, tránh tình trạng sử dụng "về hưu sớm" làm công cụ để giải

quyết lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước cũng như các vấn đề khác của thị trường lao động.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN TẠO CƠ HỘI CHO NGƯỜI NGHÈO TĂNG THÊM THU NHẬP (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w