1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản

80 720 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 851,72 KB

Nội dung

Tại hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VII năm 1993, đã vạch ra định hướng cơ bản và các giải pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới, phát triển nông thôn Việt Nam như s

Trang 1

Phần 1

Mở đầu

1.1 Đặt vấn đề

Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở nông thôn

và hơn 70% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp Nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn là vấn đề chiến lược, được Đảng và Nhà nước ta quan tâm Đã có nhiều nghị quyết của Đảng, chính sách của nhà nước đề cập tới vấn đề này

Chỉ thị 100 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/1/1981:

“Về cải cách công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao

động trong hợp tác xã nông nghiệp Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), đã xác

định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một trong những

ưu tiên hàng đầu của những năm nửa thập niên 90 Năm 1988 nghị Quyết 10 của Bộ Chính trị Trung Ương Đảng ngày 5 tháng 4 năm 1988 về: “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã thực sự đưa nền nông nghiệp Việt Nam sang một bước phát triển mới, chính sách tín dụng, ngân hàng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thuần túy sang nông nghiệp - ngành nghề và dịch vụ đã làm thay đổi đáng kể đời sống xã hội nông thôn ổn định và phát triển

Trong những chính sách đổi mới đó phải kể đến sự thay đổi của hệ thống tín dụng, ngân hàng Tại hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung

Ương Đảng khóa VII năm 1993, đã vạch ra định hướng cơ bản và các giải pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới, phát triển nông thôn Việt Nam như sau: Mở rộng tín dụng của nhà nước và nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nông dân nghèo được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh Do vậy để phát triển nông nghiệp, nông thôn thì một trong những nhiệm vụ hàng đầu là mở rộng tín dụng cho khu vực nông thôn để đáp ứng được nhu cầu về vốn để đầu tư và phát triển

Hiện nay, hệ thống tín dụng ngân hàng tại nông thôn nước ta đã và đang phát triển, đáp ứng một phần nhu cầu của phát triển nông nghiệp nông thôn

Tuy nhiên, thực tế tín dụng nông thôn vẫn còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục Việc tiếp cận đầy đủ, toàn diện các nguồn tín dụng vẫn là một trong những vấn đề hết sức khó khăn của nhiều hộ nông dân, các thành phần

Trang 2

kinh tế khác, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, từ đó

đòi hỏi hoạt động tín dụng nông nghiệp và nông thôn cần phải cải thiện hơn nữa, góp phần giúp cho các hộ nông dân tiếp cận các nguồn tín dụng có hiệu quả hơn Theo Nghị quyết của đại hội đại biểu toàn quốc khóa VII của Đảng:

“Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần huy động được nguồn vốn sẵn có và sử dụng có hiệu quả, trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn bên ngoài là quan trọng” Vì vậy vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phân phối và tối ưu hóa nguồn vốn xã hội là rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển lên một cấp độ mới, nền kinh tế hội nhập Điều đó đang đặt ra cho các chủ thể kinh doanh của nền kinh tế phải

đối mặt với những thách thức mới Đó là làm thế nào để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của hội nhập quốc tế Trong bối cảnh như vậy hoạt động ngân hàng nổi lên như một mắt xích trọng yếu trong hoạt động của nền kinh tế hiện đại, tín dụng ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng, với vị trí trung gian tài chính của nền kinh tế, thông qua các nguồn lực xã hội được phân bổ một cách hợp lý và có hiệu quả

Nam Định là một tỉnh có những nét đặc thù riêng và cũng chưa có sự

đánh giá toàn diện và cụ thể về việc sử dụng hiệu quả hoạt động tín dụng của

hệ thống ngân hàng, đặc biệt là trên địa bàn huyện Vụ Bản Vì vậy đánh giá một phần hiệu quả họat động của hệ thống ngân hàng trong nông nghiệp nông thôn nhất là đối với Ngân hàng CSXH ở huyện Vụ Bản thông qua kênh phân phối là Hội phụ nữ là việc làm cần thiết đối với địa phương và đối với NHCSXH huyện Vụ Bản Đây là cơ sở để đề ra các biện pháp, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách làm cho tín dụng thực sự là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn đối với huyện Vụ Bản nói riêng, tỉnh Nam

Định nói chung

Xuất phát từ ý nghĩa trên, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH thông qua kênh hội phụ nữ đối với hộ nông dân, tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay của người dân trong huyện là rất quan

trọng và cần thiết Chính vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội cho hộ nông dân nghèo thông qua Hội Phụ nữ huyện Vụ Bản”

Trang 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá tác động nghiên cứu để tìm ra các giải pháp thúc

đẩy việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả của các hộ nông dân nhằm giảm tỉ lệ hộ nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ nông dân trong huyện

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng của các nguồn vốn tín dụng đang được huy động

để đầu tư cho các hộ nghèo vay vốn, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này của các hộ nông dân ở huyện Vụ Bản

- Kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động huy

động cung ứng vốn tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng trong xoá đói giảm nghèo ở địa phương nghiên cứu

1.3 ý nghĩa của đề tài

1.3.1 ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Việc thực hiện đề tài là cơ sở giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, vận dụng những kiến thức khoa học vào thực tiễn sản xuất Đây là bước đầu giúp sinh viên tiếp cận với thực tế sản xuất, bám sát cơ sở nhằm tích luỹ những kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho công việc sau này

1.3.2 ý nghĩa trong thực tiễn sản suất

Đề tài là cơ sở khoa học đánh giá được thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH, đánh giá được tầm quan trọng của nguồn vốn vay từ NHCSXH

đối với hoạt động vay vốn của các hộ vay vốn, đồng thời cũng giúp nắm được những khó khăn trở ngại từ phía ngân hàng trong việc huy động vốn và cho vay vốn cũng như những khó khăn và trở ngại của người dân trong việc vay vốn, sử dụng vốn làm sao có hiệu quả Từ đó có những điều chỉnh và biện pháp tối ưu nhất để giải quyết các khâu trong huy động, tích luỹ, cho vay, và

sử dụng vốn vay

Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo cho các hộ, các cán bộ của NHCSXH, hội phụ nữ và những người quan tâm trong huyện cũng như các vùng lân cận Đây là tài liệu có giá trị trong công tác tín dụng nông thôn

Trang 4

phần 2 tổng quan tài liệu

2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Vốn tín dụng ưu đãi và vai trò của vốn tín dụng ưu đãi đối với xóa đói giảm nghèo

2.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của dụng

a Khái niệm tín dụng

Tín dụng là hoạt động ra đời sớm do sự phân công lao động xã hội và chế

độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Theo tiếng La tinh tín dụng có nghĩa là Gredittum, tức là tín nhiệm Theo lịch sử phát triển kinh tế xã hội tín dụng có hình thức đầu tiên là tín dụng nặng lãi ra đời vào thời kì cổ đại Sau đó nó

được phát triển và mở rộng hơn trong xã hội nô lệ đặc biệt là ở xã hội phong kiến Khi phương thức sản xuất tư bản ra đời và phát triển thì tín dụng TBCN cơ bản đã thay thế tín dụng nặng lãi

Các học giả theo thuyết kinh tế cổ điển đã kết luận rằng “Trong nền sản

xuất hàng hóa tín dụng tồn tại và hoạt động như một thực thể khách quan và

cần cho sự phát triển kinh tế xã hội” Do đó, xã hội nào có sản xuất hàng hóa thì ở đó tất yếu có hoạt động tín dụng Khi đó quan hệ cung cầu về tiền vốn suất hiện và dù là nhà nước, doanh nghiệp, các hộ gia đình, các tổ chức tài chính Tổ chức xã hội thì có thể có cung hoặc cầu về vốn khác nhau trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau Riêng với các hộ gia đình khi có nhu cầu về vốn thì có thể đi vay tại các tổ chức tài chính tín dụng hoặc bạn bè, anh em

Chính vì vậy, theo đại từ điển kinh tế thị trường: “Tín dụng là những hành động cho vay và bán chịu hàng hóa và vốn giữa những người sở hữu

khác nhau” Tín dụng không phải là hoạt động vay tiền đơn giản mà là vay

tiền có điều kiện, nghĩa là phải trả cả gốc lẫn lãi khi đến kì hạn

Theo quan điểm hiện đại: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế, thể hiện mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay, nó là sự nhượng một lượng giá trị hay một lượng hiện vật theo điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận”

Trang 5

Phần khái niệm bài giảng tín dụng nông thôn: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế chỉ mối quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định [2].

b Đặc điểm của tín dụng

Vốn tín dụng đa dạng và phong phú về hình thức Đặc điểm nổi bật của vốn tín dụng là tính không thay đổi về trạng thái và giá trị mặc dù nó luôn lưu chuyển trong giao dịch và nó được thể hiện thành một số các đặc điểm:

Thứ nhất: Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hóa chuyển cho người khác sử dụng trong thời gian nhất định - vốn chuyển từ người cho vay sang người đi vay

Thứ hai: Sau khi vay người đi vay có quyền sử dụng vốn tín dụng theo mục đích nhất định

Thứ ba: Hết thời hạn vay do hai bên thỏa thuận Người vay hoàn trả laị cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn vốn vay ban đầu, phần tăng thêm này được gọi là tiền lãi [2]

c Cơ sở nguồn vốn

Khái niệm nguồn vốn ra đời dựa trên sự ra đời và phát triển của tài chính

Từ khi xuất hiện khái niệm tài chính con người đã hiểu nó một cách đầy đủ đó

là “Tổng thể các quan hệ kinh tế gắn với việc phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, thông qua đó lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế”[4] Theo kinh

tế chính trị Mác - Lê nin thì tài chính thuộc về phạm trù phân phối của quá trình sản xuất Trong sản xuất, lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có trước nguồn vốn, tiền tệ đầu tư vào các yếu tố sản xuất, vốn tiền tệ trở thành tiền đề cho quá trình sản xuất và lưu thông hàn hóa, vốn tiền tệ có được nhờ tài chính có chức năng tạo vốn Trong bất kì phương thức sản xuất nào, việc tạo vốn đều dựa vào sản xuất thặng dư tiết kiệm được, tích lũy được các quỹ khác nhau, quá trình tạo lập vốn mang hình thức và bắt nguồn từ các chủ thể khác nhau

Đối với ngân sách nhà nước: với tư cách nhà nước là chủ thể có quyền lực chính trị mạnh nhất thông qua luật pháp do nhà nước ban hành, chức năng tạo lập vốn thể hiện việc tạo lập các quỹ tiền tệ tập chung trong tay nhà nước Nhà nuớc bắt buộc các doanh nghiệp, nhân dân phải đóng thuế, phí, lệ phí để

Trang 6

tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước Mặt khác nhà nước với tư cách là chủ

sở hữu tài sản của quốc gia hình thành các doanh nghiệp nhà nước để tạo lập nguồn vốn khi ngân sách bị thiếu hụt nhà nước lại phát hành các trái phiếu nhà nước để tạo lập nguồn vốn

Đối với tài chính doanh nghiệp: để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải có vốn Vốn là điều kiện không thể thiếu được

để doanh nghiệp tồn tại và hoạt động kinh doanh của mình Để có vốn đảm bảo cho sự tồn tại, các doanh nghiệp đã huy động từ nhiều nguồn khác nhau:

Nguồn vốn chủ sở hữu gồm: vốn góp kinh doanh của các chủ thể, lợi nhuận có được sau mỗi chu kì sản xuất kinh doanh nhưng chưa được phân phối và vốn chủ sở hữu khác (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính )

Nợ phải trả do đi vay chủ thể xã hội: Ngân hàng vay dân chúng bằng cách phát hành các giấy tờ có giá trị: trái phiếu, thương phiếu

Để huy động đầy đủ và kịp thời lượng vốn cần thiết thì doanh nghiệp phải có dự tính nhu cầu về vốn, tiếp đó cần lựa chọn nguồn vốn cho phù hợp: nên huy động vốn từ chủ sở hữu hay nên vay, cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu thế nào là tốt nhất? nếu vay thì nên phát hành trái phiếu hay vay ở các tổ chức tin dụng? thời hạn và lãi suất vay?

Đối với tài chính của các chủ thể khác (gia đình, tổ chức xã hội, các trung gian tài chính ) đều thông qua chức năng tạo lập vốn của tài chính để hình thành các quỹ tiền tệ phù hợp với hoạt động của mình[4]

Như vậy cơ sở hình thành vốn xuất phát từ vai trò chức năng của tài chính, xuất phát từ nhu cầu cần thiết để đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp,

để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước

2.1.1.2 Phương thức huy động vốn

Để huy động được lượng vốn cho hoạt động của mình các ngân hàng đã

sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tạo lập nguồn vốn Các ngân hàng (trung gian tài chính) huy động vốn thông qua một số phương thức chủ yếu:

* Nhận tiền gửi của các tổ chức

“Ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác”[20] Bằng cách này một lượng lớn tiền nhàn rỗi trong dân

Trang 7

chúng được tập chung trong các NH tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của

NH trong khâu duy trì sự tồn tại và cho vay vốn của mình

* Vay từ ngân hàng trung ương

“Tổ chức tín dụng là ngân hàng được vay vốn ngắn hạn của NH nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định tại Điều 30 của Luật NH nhà nước Việt Nam” [23] NHTƯ cấp vốn tín dụng cho các NH nhằm đảm bảo cho nền kinh tế

có đủ các phương tiện thanh toán cần thiết trong từng thời kỳ nhất định NHTƯ cấp vốn cho các NH bằng nghiệp vụ triết khấu hoặc tái triết khấu

* Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá

“Khi được thống đốc NH nhà nước chấp thuận, tổ chức tín dụng được

phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước” [21] Theo phương thức này các NH phát hành các giấy tờ có mệnh giá khác nhau - ngân hàng đóng vai trò

là người đi vay, người mua các loại giấy có giá trị này - người cho vay Sau một thời gian ấn định trên giấy đó, NH hoàn trả cho người cho vay vốn gốc và khoản lãi

* Huy động vốn bằng cách vay vốn giữa các tổ chức tín dụng

Các tổ chức tín dụng được vay vốn của nhau và của tổ chức tín dụng nước ngoài [22]

2.1.1.3 Vai trò của vốn tín dụng đối với giảm nghèo

Giúp người dân có những tư liệu sản xuất: mua phân, con, cây giống, thuốc bảo vệ thực vật

Vốn tín dụng tạo ra trang thiết bị, máy móc, tài sản cố định nâng cao năng lực sản xuất cho các nông trại, nông hộ Tạo tiền đề để nâng cao năng suất lao

động, hiệu quả kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần cho họ

Giúp người nông dân có nguồn lực về vốn để đầu tư phát triển, mở rộng ngành nghề nông thôn, đa dạng hóa trong nông nghiệp, CNH - HĐH cơ cấu kinh tế nông thôn

Giúp xây dựng cơ sở hạ tầng, củng cố và cải tạo nông thôn

Trang 8

Thúc đẩy người nông dân trong trong sự lựa chọn những TBKHKT mới, người dân có điều kiện tiếp cận nắm bắt các TBKT góp phần vào việc CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn

Góp phần giải quyết dư thừa lao động nông thôn tạo công ăn việc làm ổn

định cho họ[1]

2.1.2 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới huy động vốn của ngân hàng

2.1.2.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

Trong các chương trình xây dựng phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Đảng và Nhà nước rất coi trọng vùng nông thôn Điều này được thể hiện trong các đề án: “Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn thời kì 2001 - 2010” [3] Theo quan điểm của Nhà nước thì phải phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước Điều này

được thể hiện thông qua hệ thống quy hoạch, kế hoạch định hướng, các công

cụ quản lý như kế hoạch tài chính tín dụng, ngân hàng

Năm 2002 Việt Nam công bố chiến lược “tăng trưởng toàn diện và xóa

đói giảm nghèo” bao gồm 8 mục tiêu lớn trong đó mục tiêu đầu tiên là xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói trong nhân dân [30]

Thực hiện kế hoạch 5 năm từ 2006 - 2010 với chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo Để thực hịên các mục tiêu này hệ thống các chỉ tiêu đã được xác lập: tăng 1,45 lần thu nhập của nhóm người nghèo so với 2005; các xã đặc biệt khó khăn có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu; 6 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn; 4,2 triệu lượt hộ được tập huấn về khuyến nông lâm ngư;

500 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm [30]

Trong năm 2007 kết thúc một năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới Nền kinh tế của Việt Nam có nhiều bước phát triển vượt bậc: hoàn thành vượt mức 20 chỉ tiêu trong số 23 chỉ tiêu

đề ra, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế lên 8,5% cao nhất trong vòng 10 năm riêng vùng nông nghiệp nông thôn tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 17,2% năm

2006 xuống còn 14,7 % năm 2007 [14]

Nắm bắt được những cơ hội mới, đặc biêt là những thành quả đã đạt được

Trang 9

kinh tế xã hội cho năm tới “Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân; phấn đấu vượt ngưỡng nước có thu nhập thấp ” Bằng các

chỉ tiêu cụ thể “giảm hộ nghèo xuống còn 11 - 12%, tổng vốn đầu tư phát

triển xã hội 42% GDP [15]

Tóm lại, để giảm tỉ lệ nghèo đói nhà nước phải có những chính sách đầu tư

về vốn, nguồn lực nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho các đối tượng nghèo

2.1.2.2 Cơ chế chính sách

Nhu cầu về vốn để phát triển nông nghiệp nông thôn trong những năm tới

là rất lớn Trong điều kiện vốn đầu tư trực tiếp của nhà nước vào nông nghiệp nông thôn có hạn thì việc tăng cường vốn cho nông thôn thông qua con đường tín dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Cùng với việc đầu tư tài chính thì nhà nước cũng phải xây dựng các chính sách tín dụng hợp lý Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người cho vay và người đi vay trong việc tạo khả năng cho hoạt

động huy động vốn của các tổ chức tài chính và khả năng vay vốn của các hộ nông dân, đoàn thể: “Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về vốn, lãi suất,

điều kiện và thời hạn vay đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác

để có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh”[19]

Trong quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cần lưu ý đến một số vấn đề:

Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp, đối tượng của sản xuất nông nghiệp không đồng nhất về thời gian sinh trưởng Có những cây trồng, gia súc có chu kì sản xuất ngắn: lúa, gà và có những cây trồng, gia súc có chu kỳ sản xuất dài: nhãn vải, trâu bò Trong khi đó vốn tín dụng chủ yếu cho nông dân chủ yếu là hình thức tín dụng ngắn hạn đã làm ảnh hưởng tới việc sản xuất những cây trồng công nghiệp, cây ăn quả: chè, cà phê, cao su là những cây trồng thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam Vì vậy phải mở rộng thêm các loại hình cho vay: vay trung hạn và dài hạn

Có chính sách lãi suất ưu đãi đối với nông dân khi vay vốn ưu đãi Đặc biệt là đối với vùng nhiều khó khăn và hộ nghèo

Trang 10

Phải có hình thức thế chấp phù hợp với điều kiện của nông dân hiện nay bởi số hộ vay vốn là hộ nghèo không có tài sản thế chấp Do vậy cần mở rộng hình thức tín chấp tập thể qua các hiệp hội nghề nghiệp, tổ chữc xã hội, tổ chức nông dân lập ra

Mở rộng hình thức cho vay theo chương trình dự án

Đổi mới hoàn thiện cơ chế huy động vốn và cho vay vốn các tổ chức tín dụng: NHNN và PTNT, NHCSXH, QTĐN [7]

2.1.2.3 Đặc điểm sản xuất của các hộ nông dân

Đặc điểm sản xuất của các hộ nông dân là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu về vốn và khả năng tiết kiệm của các hộ:

Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ tuy đã có sự đầu tư song vẫn còn ở mức

độ thấp, chưa mạnh dạn, sản xuất còn mạng nặng tính tự cung tự cấp, chỉ có một số ít là tham gia vào thị truờng với các sản phẩm đóng vai trò là hàng hóa Sản xuất nông nghiệp thường gặp nhiều rủi ro: lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh tác động nhiều tới tâm lý của nguời nông dân đặc biệt là những người sản xuất nhỏ Nếu có xảy ra rủi do thì với quy mô như vậy thiệt hại là đáng kể Người dân không dám đầu tư cho vụ sau cũng như không tạo được sự tích lũy từ thu nhập sản xuất nông nghiệp

Giá trị các nông sản phẩm thấp do sản xuất nhỏ chưa được chú trọng nhiều vào mẫu mã cũng như các quy trình công nghệ bảo quản, chế biến, sơ chế Sản phẩm nông nghiệp không có thương hiệu do vậy giá cả thấp dẫn tới thu nhập thấp ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn và khả năng tích lũy

Sản xuất nông nghiệp mang nặng tính thời vụ Do đặc điểm vị trí địa lý,

địa hình của đất nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, một năm có bốn mùa tạo nên cơ cấu cây trồng phong phú đa dạng, tạo nên sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ Khó khăn cho việc bảo quản sau thu hoạch kết hợp nhược điểm về mẫu mã, chất lượng thương hiệu ảnh hưởng tới giá trị sản xuất của nông hộ [1]

Như vậy, chương trình xóa đói giảm nghèo cần phải được thực hiện đồng

bộ đặc biệt là nhà nước trong việc xác định chiến lược phát triển kinh tế xã

Trang 11

đầu vào cũng như đảm bảo cho đầu ra sau mỗi chu kì sản xuất Nhằm làm tăng nhu cầu về vốn của nông dân và tăng khả năng tích lũy, tiết kiệm trong nhân dân

2.2 Tình hình hoạt động tín dụng của một số nước trên thế giới

2.2.1 Thế giới

2.2.1.1 Tình hình hoạt động tín dụng ở Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật có nhiều chính sách khuyến khích nông nghịêp như thành lập ngân hàng hàng cầm đồ bất động sản, ngân hàng nông công thương địa phương Các tổ hợp tài chính nông, lâm nghiệp thủy sản hiện tại đã thay thế hai hình thức trên Các tổ hợp này đã cung cấp tiền vay cho nông nghiệp với số lượng lớn, lãi suất thấp và dài hạn để đầu tư cho việc hình thành vốn cố định trong hộ nông dân và các trang trại nông nghiệp

Đầu những năm 1960, chương trình cho vay nông nghiệp (GPALs) của chính phủ đã tăng đầu tư cơ bản cho nông nghiệp, cho vay chủ yếu để mua tài sản cố định, mở rộng đất đai, trang trại, cơ sở hạ tầng Nguồn vốn của chương trình này là của Chính phủ và tư nhân thông qua HTXNN Đây là chương trình cho là khá hoàn hảo với lãi suất vay thấp và thời han vay dài, chương trình đã hạn chế được sự thống trị của những người cho vay không tổ chức và lãi suất cao

ở Nhật HTXNN có vai trò quan trọng phát triển nông nghiệp và tài chính của các trang trại nông nghiệp Vai trò này được thể hiện thông qua hoạt động tín dụng trực tiếp với nông dân và các trang trại Hoạt động tín dụng của NHNN Nhật Bản là huy động sự tiết kiệm vốn dư thừa trong nông nghiệp, nông dân để vừa cho kinh doanh nông nghiệp vừa cho kinh doanh ngoài nông nghiệp Hàng năm HTXNN cung cấp tới 70% số tiền vay cho nông lâm thủy sản [8]

2.2.1.2 Tình hình hoạt động tín dụng ở Thái Lan

ở Thái Lan, tổ chức tín dụng chính thống cung cấp tín dụng trung hạn và ngắn hạn Trong đó BAAC là tổ chức tín dụng lớn nhất trực tiếp cung cấp tín dụng cho nông nghiệp Được thành lập cuối năm 1966, hiện nay BAAC gồm

657 chi nhánh, 850 văn phòng, 99,7% nguồn vốn của ngân hàng BAAC từ Bộ tài chính Đối tượng mà BAAC cho vay là các HTX, các Hiệp Hội nông dân, trực tiếp từng hộ nông dân và nhóm hộ Đứng thứ hai là hệ thống NHTM:

Trang 12

ngân hàng Băng cốc cho nông dân cá thể vay có tài sản thế chấp và cho nhóm nông dân vay không cần tài sản thế chấp, ngân hàng Ayudhya, tập đoàn các NHTM kết hợp giữa cơ quan phát triển nông thôn với 5 NHTM của Thái lan

do văn phòng Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trực tiếp, ngân hàng nhà nước Thái Lan đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp tín dụng cho nông nghiệp Nông dân Thái Lan vay vốn tín dụng bằng nhiều hình thức tuỳ theo thực trạng và thực lực kinh tế của mình Những người giàu có thể vay vốn trực tiếp từ các tổ chức tín dụng chính thống mà họ muốn Trong khi đó những nông dân nghèo có thể vay vốn tín dụng gián tiếp khi tham gia vào HTX, các hiệp hội và nhóm nông dân: HTXTD, tổ hợp tác đất đai, hiệp hội thuỷ lợi nhân dân [8]

2.2.1.3 Tình hình hoạt động tín dụng ở Philippin

ở Philippin, tín dụng chính thống cung cấp tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn gồm: N gân hàng nông thôn, Ngân hàng tiết kiệm, NHTM, các ngân hàng đặc biệt của Chính phủ Đặc biệt là mạng lưới ngân hàng đã được triển khai xuống tận các làng xã trong cả nước Chính phủ Philippin đã có nhiều chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn: buộc NHTM phải dành tối đa 20% quỹ tiền vay có thể cho nông nghiệp, chính phủ

đã thành lập ngân hàng đất đai, ngân hàng này đã dành 60% số vốn chuyên cho hộ nông dân nghèo vay vốn, bằng những khoản tín dụng nhỏ khoảng 20 -

82 đô la, cho những phụ nữ nghèo vay vốn, cho những chủ doanh nghiệp nhỏ vay lượng vốn nhỏ để mở rộng sản xuất Những NH này được tổ chức thành mạng lưới cung cấp vốn tới tận tay người vay và với lãi suất tối thiểu bằng trên thị trường 40% [8]

2.2.1.4 Tình hình hoạt động tín dụng ở Bănglađet

ở Bănglađet tín dụng chính thống trong nông nghiệp nông thôn bao gồm

2 bộ phận:

Thứ nhất, những chi nhánh ở nông thôn của NH phát triển nông nghiệp

và NHTM quốc gia: năm 1977 Chính phủ Băngladet đã đưa ra chính sách ngân hàng yêu cầu mỗi chi nhánh Ngân hàng thành thị phải mở hai chi nhánh ngân hàng ở nông thôn Năm 1982, toàn bộ tổ chức tín dụng chính thống

Trang 13

trong khu vực nông nghiệp giảm qua các năm, hoạt động thu hồi vốn vay đúng hạn của NHTM nhà nước không những thấp mà còn giảm với tốc độ nhanh: năm 1981 - 1982 là 51% thì năm 1992 - 1993 chỉ còn 19% Từ 1992 Chính phủ dã xoá bỏ việc quy định lãi suất cố định, các NH được tự do đưa ra tỷ lệ lãi cố định cho từng hoạt động Một tòa án chuyên phân xử không trả được nợ

đúng hạn đã được thành lập

Thứ hai, những tổ chức tài chính nông thôn dưới sự quản lý điều hành của một số tổ chức phi chính phủ Hiện tại Băngladet có 7 tổ chức Phi chính phủ cung cấp tài chính tín dụng cho nông thôn Hoạt động của những tổ chức này không nhằm mục đích lợi nhuận và mạng lưới được tổ chức tới tận các làng, xã theo hình thức di động hay cố định [8]

2.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng ở Việt Nam

Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách tín dụng phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế ở từng thời kỳ trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn

Thời kỳ trước đổi mới (trước 1988): nền kinh tế nông thôn Việt Nam phát triển dựa trên cơ chế tập chung bao cấp Những đơn vị kinh tế cơ bản trong thời kỳ này như HTXNN, các nông trường quốc doanh NHNNVN là tổ chức tài chính cung cấp tín dụng cho nông nghiệp nông thôn Nó gồm nhiều chi nhánh ở cấp tỉnh, huyện Các HTXNN được thành lập ở miền Bắc và trở thành

tổ chức tín dụng độc lập Nguồn vốn chủ yếu nhận vay từ NHNN và tiền gửi tiết kiệm Đối với nông nghiệp miền Nam, các tổ chức tín dụng cũng được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu về phát triển nông nghiệp Hoạt động tín dụng đóng vai trò là công cụ trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Hàng năm khối lượng vốn tín dụng và người vay đều tăng Ngân hàng phát triển nông thôn ưu tiên giúp đỡ người nghèo thực sự sản xuất Vì vậy việc cho vay của NH đã gặt hái được nhiều thành công

Thời kỳ sau đổi mới (từ 1988 đến nay) nền kinh tế nước ta từ tập chung bao cấp sang cơ chế thị trường, hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, là thời kỳ cả nước thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn Vì vậy Đảng

và Nhà nước có nhiều chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn Các

Trang 14

loaị hình tổ chức tín dụng nông thôn cũng đa dạng và trải rộng trên địa bàn nông thôn Các tổ chức tín dụng như: NHNN và PTNT, NHCSXH, QTDNN , HTXTD, Ngân hàng cổ phần nông thôn Các tổ chức tín dụng không chuyên như: Kho bạc nhà nước Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân [8]

2.3 Tình hình huy động và hệ thống cung ứng tín dụng của NHCSXH trong nông thôn Việt Nam

2.3.1 Các quy định cho vay vốn của NHCSXH

2.3.1.1 Đối tượng cho vay của ngân hàng CSXH

a Hộ nghèo

b HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang học trong các trường đại học, cao

đẳng, trung cấp, chuyên nghiệp, học nghề

c Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng

d Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

e Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc chương trình 135 của Chính phủ

g Các đối tượng khác khi có quyết định của Chính phủ [24]

2.3.1.2 Điều kiện cho vay vốn

Thứ nhất: Các hộ vay vốn phải có tên trong danh sách hộ nghèo của ban xóa đói giảm nghèo ở xã, thị trấn

Thứ hai: Hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi có chi nhánh NHCSXH đóng trụ sở

Thứ ba: Hộ nghèo vay vốn ưu đãi không phải thế chấp tài sản khi là thành viên của tổ tương trợ, nếu không là thành viên của tổ tương trợ thì phải

có sự bảo lãnh của một tổ chức chính trị nào đó

Thứ tư: Chủ hộ và người thừa kế hợp pháp phải chịu trách nhiệm trong việc vay và trả nợ ngân hàng

Thứ năm: Là hộ nghèo không còn vay nợ của tổ chức tài chính, tín dụng nào khác

Trang 15

Thứ sáu: Là hộ nghèo phải trả hết nợ nần trước mới được xét cho vay lần sau

Thứ bẩy: Phải là hộ có mức thu nhập dưới mức quy định (dưới 200.000

đồng đối với nông thôn và 260.000 đồng đối với thành thị)

Thứ tám: hộ nghèo phải chấp nhận quy định nghiệp vụ cho vay và chịu sự kiểm soát của ngân hàng từ khi nhận tiền vay đến khi trả hết nợ gốc và lãi [24]

Thứ ba: cán bộ nhân viên của NH đương nhiệm

Đối với người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo quy

định hiện hành của nhà nước

2.3.1.3 Mục đích sử dụng vốn vay

a Đối với hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II III miền núi và vùng thuộc chương trình 135 sử dụng vốn để:

* Mua sắm vật tư thiết bị, giống cây trồng vật nuôi, thanh toán các dịch

vụ sản xuất kinh doanh

* Góp vốn thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền quy định

* Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập

b Đối với tổ chức kinh tế thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc chương trình 135 sử dụng vốn vay để chi phí cho sản xuất, kinh doanh theo chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt

c Đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn sử dụng vốn vay để mua sắm phương tiện học tập, các chi phí khác phục vụ cho việc học tại trường

d Người vay là đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, sử dụng vốn vay để trả chi phí đào tạo, chi phí dịch vụ, tiền đặt cọc vé máy bay

Trang 16

e Người vay là đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

g Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi được sử dụng theo các mục đích do hai bên ủy thác yêu cầu và được ghi trong hợp đồng ủy thác [24]

2.3.1.4 Mức vay

Mức vay đối với một lượt vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi do hội đồng quản trị NHCSXH quy định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kì

2.3.1.5 Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn

Thời hạn cho vay của NH được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của người vay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình dự án có tính

đến khả năng trả nợ cho người vay

Trường hợp người vay chưa trả được nợ đúng thời hạn đã cam kết do nguyên nhân khách quan, được NHCS xem xét cho gia hạn nợ

Trường hợp người vay sử dụng vốn vay sai mục đích, người vay có thể trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả thì chuyển nợ quá hạn Tổ chức cho vay kết hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị có biện pháp thu hồi nợ Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn do hội đồng NHCSXH quy định [24]

2.3.1.6 Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị hội đồng quản trị của NHCSXH, thống nhất một mức trong phạm

vi cả nước

Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi vay [24]

2.4.1.7 Quy trình và thủ tục cho vay

NHCSXH quy định quy trình và thủ tục cho vay đối với từng người vay bảo đảm đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện

* Quy trình chung: NHCSXH thực hiện quy trình cho vay qua tổ tương trợ

sau đó NH đưa vốn tới tận tay người vay vốn

Trang 17

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình xét duyệt cho vay vốn hộ nghèo của NHCSXH Chú thích:

1 Hộ nghèo đề nghị vay vốn gửi tổ tiết kiệm và vay vốn

2 Tổ vay vốn bình xét hộ nghèo đ−ợc vay vốn và gửi danh sách hộ nghèo

đề nghị vay vốn lên ban xóa đói giảm nghèo và UBND xã

3 Ban xóa đói giảm nghèo xã và UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên NH

4 NH xét duyệt và thông báo các hộ đ−ợc vay vốn, lịch giải ngân, địa

điểm giải ngân cho UBND xã

5 UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của NH đến tổ chức chính trị - xã hội

6 Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến tổ tiết kiệm

Tổ chức Chính trị – xã hội

4

Trang 18

* Chu trình vay vốn của NHCSXH thông qua hội phụ nữ

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình xét duyệt cho vay vốn của NHCSXH thông qua

hội phụ nữ huyện Chú thích:

Bước 1: Hộ nghèo làm đơn vay vốn gửi chi hội phụ nữ thôn

Bước 2: Chi hội phụ nữ thôn tiếp nhận đơn đề nghị, sau đó gửi danh sách

hộ nghèo lên hội phụ nữ xã

Bước 3: Hội phụ nữ xã tiếp nhận danh sách vay vốn từ các chi hội phụ nữ thôn, lập danh sách hộ vay vốn của toàn xã kèm theo xác nhận và gửi lên hội phụ nữ huyện

Bước 4: Hội phụ nữ huyện tổng hợp danh sách các hộ vay vốn trong toàn huyện và gửi danh sách lên NHCS

Bước 5: NHCSXH thông báo cho hội phụ nữ huyện về danh sách PN nghèo được vay vốn, thời gian, địa điểm giải ngân

Bước 6: Hội PN huyện thông báo danh sách PN các xã được vay vốn, thời gian, địa điểm giải ngân

Trang 19

Bước 7: Hội PN xã thông báo sách PN các thôn được vay vốn, thời gian,

địa điểm giải ngân

Bước 8: Chi hội PN thôn thông báo các PN của thôn được vay vốn, thời gian, địa điểm giải ngân

Bước 9: NHCS XH trực tiếp tiến hành giải ngân đến tận tay các hộ vay vốn [11]

Trang 20

PHầN 3

ĐốI TƯợNG, NộI DUNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Tập chung phân tích tình hình cung ứng vốn tín dụng của NHCSXH và việc sử dụng vốn các hộ nông dân nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH thông qua hội phụ nữ huyện Vụ Bản

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian nghiên cứu: đánh giá tình hình cho vay vốn của NHCSXH huyện Vụ Bản và tình hình sử dụng vốn vay ưu đãi của các hộ nghèo thông qua hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong vòng 3 năm (2005 - 2007)

- Các số liệu điều tra kinh tế hộ tập chung vào năm 2007, điều tra 45 hộ

để thu thập thông tin sơ cấp của 3 xã Cộng Hoà, Trung Thành, Hợp Hưng

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được triển khai tại hội phụ nữ huyện Vụ Bản, NHCSXH huyện

Vụ Bản, nghiên cứu cụ thể tại 3 xã Cộng Hoà, Trung Thành, Hợp Hưng

3.2.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ ngày 18/2 - 18/6/2008 Đề tài nghiên cứu các

số liệu trong vòng 3 năm 2005 - 2007 Tiến hành điều tra cụ thể năm 2007 Số liệu điều tra hộ là số liệu thực hiện trong năm 2007

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội, đến sự phát triển nông lâm ngư nghiệp ở huyện Vụ Bản

3.3.2 Nghiên cứu quá trình hình thành và cho vay vốn ưu đãi thông qua hội phụ nữ huyện Vụ Bản

3.3.3 Đánh giá kết quả thực hiện công tác tín dụng ưu đãi tại hội phụ nữ huyện Vụ Bản giai đoạn từ 2005 - 2007

Trang 21

3.3.4 Đánh giá tình hình sử dụng vốn vay ưu đãi của các hộ gia đình nông dân nghèo tại 3 xã Cộng Hoà, Trung Thành, Hợp Hưng

3.3.5 Đề xuất một số giải pháp về việc cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi và việc

sử dụng vốn vay ưu đãi có hiệu quả hơn của các hộ nghèo

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra

- Nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng thông qua hội phụ nữ huyện đã làm giảm tỉ lệ hộ nghèo đói trong huyện là bao nhiêu?

- Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng uỷ quyền cho Hội Phụ nữ huyện đó được sử dụng có hiệu quả không?

- Vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH uỷ quyền cho Hội Phụ nữ đã được những người dân sử dụng vào những ngành nghề sản suất nào? Việc sử dụng vốn vay ưu đãi có đúng mục đích hay không?

- Để đáp ứng đủ vốn cho việc xoá đói giảm nghèo và nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn vay cho hộ nghèo ở huyện Vụ Bản cần phải giải quyết những vấn

đề gì?

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài

3.4.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

- Chọn điểm nghiên cứu phải đầy đủ, có các đặc điểm đại diện về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tìnnh hình sản suất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn tín dụng Các điểm nghiên cứu phải có hoạt động vay vốn và việc sử dụng vốn vay ưu đãi có hiệu quả hay không có hiệu quả

- Đề tài nghiên cứu ở huyện Vụ Bản do hạn chế về thời gian, kinh phí nên tôi tiến hành nghiên cứu các hộ nông dân nghèo tại 3 xã Cộng Hoà, Trung Thành, Hợp Hưng

3.4.2.2 Thu thập thông tin thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là những tài liệu, số liệu được công bố bao gồm các thông tin về sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, các tài liệu liên quan

đến chính sách nông thôn, nông nghiệp, tài chính, tín dụng, thực trạng cung cấp tín dụng cho hộ nông dân của các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện; các tài liệu về dân số và lao động của huyện, tài liệu về tình hình sử dụng đất đai

Trang 22

của huyện….; các kết quả đó tiến hành trước đó để đánh giá mức độ và phạm

vi các vấn đề được giải quyết tiếp theo

Các nguồn cung cấp tài liệu thứ cấp:

3.4.2.3 Thu thập thông tin sơ cấp

Những thông tin này được thu thập dựa trên các phương pháp: đánh giá nhanh nông thôn (RRA); phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA); phương pháp điều tra hộ

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): thông qua việc đi thực

địa để quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức các cán bộ và những người dân sống tại địa phương thu thập những tài liệu thông tin đó có tại địa

điểm nghiên cứu

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA): là phương pháp tiếp xúc trực tiếp với người dân tại các điểm nghiên cứu, thu thập những ý kiến và sự hiểu biết của họ về những khó khăn mà họ đang gặp phải trong sản suất kinh doanh cũng như các giải pháp để vượt qua khó khăn đó -

Phương pháp điều tra hộ: việc thu thập tài liệu mới chủ yếu dựa trên cơ

sở điều tra hộ nông dân được vay vốn ưu đãi do NHCSXH cấp thông qua Hội Phụ nữ Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên theo phương pháp khoảng cách từ danh sách các hộ vay vốn của các xã và số hộ còn dư nợ đến thời điểm điều tra trong dữ liệu của ngân hàng

* Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra được xây dựng nhằm thu thập những thông tin từ các hộ điều tra Nội dung của phiếu điều tra gồm:

Trang 23

1, Những thông tin cơ bản về chủ hộ được phỏng vấn: tuổi giới tính, trình độ học vấn, số nhân khẩu, số lao động trong gia đình, nghề nghiệp, tài sản, thu nhập bình quân, diện tích đất bình quân, cũng như tình hình sản suất của hộ trong năm 2007

2, Tình hình vay vốn tín dụng của hộ: vay ở đâu, vay bao nhiêu, thời gian vay bao lâu, lãi suất vay bao nhiêu, mục đích vay là gì?

3, Kết quả sản suất kinh doanh của hộ: kết quả sản suất kinh doanh của

hộ trong năm 2007 của ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ …

4, Những thông tin về sự hiểu biết của các hộ đối với tín dụng gồm: số lượng tiền vay, thời gian vay, lãi suất vay, thủ tục vay, cán bộ tín dụng

Sau khi chọn mẫu điều tra, hình thành bộ câu hỏi phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn thử một số hộ nghèo trong mẫu đã xác định Nhìn chung những thông tin trong bộ câu hỏi đầy đủ, dễ hiểu người dân có thể rành mạch trả lời Vì vậy tôi đã tiến hành phỏng vấn chính thức các hộ trong mẫu điều tra

3.4.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

a Phương pháp thống kê mô tả

- Là phương pháp dựa trên những số liệu thống kê, mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội, rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất

b Phương pháp so sánh

- Là phương pháp sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu, thông qua so sánh rút ra sự khác nhau của từng ngành sử dụng vốn vay, ưu nhược điểm của từng ngành sử dụng vốn, từ đó rút ra những kết luận bổ xung cho hoạt động tín dụng của từng ngành

3.4.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

a Nhóm chỉ tiêu phân tích hoạt động của NHCSXH

- Lượng vốn huy động

- Số hộ được vay vốn ưu đãi

- Bình quân vốn vay/hộ

- Lãi suất vay ưu đãi

- Thời hạn cho vay

Trang 24

b Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu qủa hoạt động tín dụng của ngân hàng

- Tỉ lệ thu nợ

- Tỉ lệ nợ quá hạn

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của các hộ vay vốn

- Số lượng vốn vay cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ

- Tỉ lệ vốn vay cho trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ

c Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn vay ưu đãi của các hộ nông dân

- Kết quả sử dụng vốn vay:

+ Số hộ được vay vốn ưu đãi

+ Lượng vốn ưu đãi mỗi hộ nghèo được vay

+ Mục đích sử dụng sử dụng vốn vay ưu đãi của các hộ

+ Tình hình sử dụng đất đai của các hộ

+ Thu nhập của người dân trước và sau khi vay vốn

+ Nhu cầu vay vốn ưu đãi của các hộ

- Những khó khăn của hộ khi sử dụng vốn vay

d Hiệu quả sử dụng vốn

* Một số chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng vốn

- Tổng giá trị sản suất (GO): là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất, dịch

vụ nông nghiệp do lao động của các hộ gia đình làm ra trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm)

Công thức:∑n Qi Pi

1

Trong đó: Qi là sản lượng cây trồng vật nuôi

Pi là giá trị sản phẩm cây trồng vật nuôi

- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các chi phí về vật chất như giống, phân

bón, thức ăn chăn nuôi …và chi phí về dịch vụ: cày bừa, thuỷ lợi…được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất trong một thời gian nhất

định (thường là 1 năm)

Công thức: IC = ∑N Cj

1 Trong đó: IC là chi phí trung gian

Cj là chi phí thứ

IC ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô, kĩ thuật sản xuất nó quyết định tới hiệu

quả kinh tế của quá trình sản xuất

Trang 25

- Giá trị gia tăng (VA): là thu nhập của người sản xuất được tính bằng

tổng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian

Công thức: VA= GO - IC

Trong đó: VA là giá trị gia tăng

GO là giá trị sản xuất

IC là chi phí trung gian

Trong quá trình sản suất cũng như trong nền kinh tế thị trường người sản suất quan tâm tới giá trị gia tăng Đó là cơ sở cho quá trình tái sản suất và tái sản xuất mở rộng Nó là cơ sở để đề ra các quyết định sản xuất ngắn hạn

Từ VA có thể tính được các chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả kinh tế

Đó là các chỉ tiêu thể hiện mối tương quan giữa thu nhập và các nhân tố khác

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập của công lao động trực

tiếp, lao động quản lý và lãi, lỗ thu dược trong một kí sản suất trên một

đơn vị diện tích

Công thức: MI = VA - (T+L)

Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp

VA là giá trị gia tăng

T là tiền thuế, tiền lệ phí sử dụng đất

L là lãi suất tiền vay phải trả

* Hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

- Tỉ số giá trị sản suất theo chi phí: là tỉ số biểu hiện mối tương quan

giữa lượng giá trị sản suất thu được với lượng chi phí trung gian trên một quy mô diện tích hay một chu kì sản xuất

Công thức:

GO T=

IC

- Tỉ số giá trị gia tăng theo chi phí: là tỉ số biểu hiện mối quan hệ giữa

lượng giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra với lượng chi phí trung gian trong một chu kì sản suất

Trang 26

Công thức tính:

VA T=

IC

Điều này cho biết với một đơn vị chi phí bỏ ra để sản xuất thì sẽ thu được một lượng giá trị tương ứng gấp bao nhiêu lần Qua đó cho phép ta xác định việc có nên hay không nên vay vốn trong quá trình mở rộng đầu tư sản xuất

- Tỉ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí: là tỉ số biểu hiện mối tương

quan giữa thu nhập hỗn hợp với lượng chi phí trung gian trong một chu kì sản xuất nhất định

Công thức tính:

MI T=

IC

- Thu nhập bình quân trên lao động: là lượng giá trị sản phẩm vật chất,

dịch vụ được phân bố đều cho những người lao động tạo nên lượng giá trị đó Công thức tính:

VA TNBQ =

Số lao động

Đây là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá hiệu quả sản suất, đánh giá mức sống, mức bình đẳng trong cộng đồng

- Thu nhập bình quân trên hộ: là lượng giá trị sản phẩm vật chất, dịch

vụ mới tạo ra tính trên một hộ sản suất nông nghiệp trong một chu kì sản suất nhất định

Công thức tính:

VA TNBQ/hộ =

Số hộ Chỉ tiêu này phản ánh tình trạng kinh tế của gia đình là hộ nghèo hộ khá hay hộ giàu từ đó mà chính quyền các cấp có các chính sách phù hợp

* Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững

- Một số chỉ tiêu về kinh tế:

+ Mức tăng trưởng kinh tế: là mức độ gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định

Trang 27

+ Thu nhập bình quân: là lựơng giá trị các sản phẩm vật chất, dịch vụ mới được tạo ra do sản xuất được phân bổ đều cho các đơn vị tham gia vào quá trình lao động sản xuất đó

+ Mức chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: là mức độ thay đổi tỷ lệ của các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ trong kinh tế nông thôn và các mối quan hệ của hệ thống kinh tế nông thôn theo chủ đích và định hướng đã định

- Một số chỉ tiêu về xã hội:

+ Số lao động có việc làm được tăng lên khi sử dụng vốn vay

+ Tỷ lệ hộ nghèo đói giảm đi

Trang 28

Phần 4 Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận

4.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu

4.1 1 Đặc điểm tự nhiên địa bàn nghiên cứu

4.1.1.1 Vị trí địa lý địa hình

Vụ Bản là huyện nằm phía Tây Nam của tỉnh Nam Định

Phía đông giáp trung tâm thành phố và cách trung tâm thành phố 2km Phía Bắc giáp với huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định

Phía Tây giáp với tỉnh Hà Nam

Phía Nam giáp với huỵên ý Yên thuộc tỉnh Nam Định

Địa hình của huyện nhìn chung tương đối bằng phẳng là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng Địa hình không bị chia cắt mà là một giải liên tục rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa

đây là cây trồng chính của huyện, thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá giữa huyện với các vùng lân cận khác Ngoài ra, còn một loại cây trồng ngắn ngày khác như ngô, lạc, đậu

4.1.1.2 Khí hậu thuỷ văn

Huyện Vụ Bản chịu ảnh hưởng của đới khí hậu gió mùa Một năm phân

ra làm 2 mùa rõ rệt Mùa khô từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 4 tới tháng 10 Nhiệt độ trung bình năm 230C, mùa hạ thường rất nóng

có khi lên tới 37 - 380C, ngược lại mùa đông trời lạnh có khi xuống dưới

100C Huyện Vụ Bản cách bờ biển gần nhất khoảng 40 km vì vậy phải đón lượng hơi nước lớn mỗi khi có gió đông thổi về đặc biệt là những cơn mưa lớn, lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2500 mm chủ yếu tập trung vào mùa mưa

Thế mạnh của vùng là sản xuất nông nghiệp bởi vậy việc chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương là một yêu cầu thường xuyên Cóthể nói mạng lưới thuỷ lợi đặc: số lượng sông lớn chiếm khoảng 20% như sông Trâu Bạc, sông Đống Lương lấy nước từ các sông lớn như: sông Đáy (Ninh Bình), sông Đào (thành phố Nam Định), hệ thống kênh mương máng chiếm khoảng 35%, và các rạch kênh nhỏ dẫn nước vào ruộng chiếm khoảng 45%

Hệ thống kênh mương là điều kiện thuận lợi để chủ động dẫn nứơc và tháo nước phục vụ cho sản xuất, cũng như phòng chống úng hạn [13]

Trang 29

4.1.1.3 Thổ nhưỡng

Là huyện thuộc vùng châu thổ sông Hồng nên đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho thâm canh lúa nước, bên cạnh đó cũng có một phần diện tích nhỏ của huyện là đồi núi tập chung ở các xã Kim Thái và thị trấn Gôi được sử dụng trồng các loại cây: bạch đàn, thông nhựa, keo Số liệu về tình hình sử dụng

đất đai của huyện được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm (2005 - 2007 )

“Nguồn phòng thống kê nông nghiệp huyện Vụ Bản”

So Sánh (% )

Năm

Loại đất

Đơn

vị tính

c Cây rau đậu - 131,3 120,07 111,4 91,45 92,78 92,11

2 Đất cây lâu năm - 387,8 387,8 387,8 100 100 100

3 Đất mặt nước dùng cho NN - 666,9 666,9 666,9 100 100 100

II Đất lâm nghiệp - 41,2 41,2 41,2 100 100 100

1 Đất rừng trồng - 41,2 41,2 41,2 100 100 100 III Đất chuyên dùng - 2462,6 2517,3 2587,6 102,2 102,8 102,5

1 Đất xây dựng 163,2 271,1 390,3 166,1 143,9 155

2 Đất giao thông - 888,7 896,4 100,9 100,9 100,3 100,6

3 Đất thủy lợi - 1095,1 1098,9 111,53 100,4 100,5 101

IV Đất khu dân cư - 767,1 797,1 817,7 103,9 102,6 103,3

V Đất chưa sử dụng 653,1 568,4 477,5 87,1 84 85,6

- Diện tích đất NN/hộ NN ha/hộ 0,4 0,39 0,39 97,5 100 98,75

- Diện tích đất NN/LĐNN ha/lđ 0,2 0,21 0,22 105 110 107,5

Trang 30

Qua bảng 4.1 ta thấy: Diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp không

có sự biến động lớn, chỉ có đất xây dựng, đất chuyên dùng, đất thổ canh thổ cư là có sự biến động điều đó cũng rất phù hợp với quá trình CNH - HĐH nông thôn Cụ thể như đất chuyên dùng qua 3 năm tăng trung bình 2,5%, đất khu dân cư tăng trung bình 3,3% Trong các loại đất thì đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất vì vậy sản xuất nông nghiệp là ngành chủ đạo của huyện Qua một số chỉ tiêu cho thấy bình quân đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp qua 3 năm giảm trung bình 1,25%, diện tích đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp qua 3 năm tăng 7,5% Điều này là do số lượng lao động nông nghiệp qua 3 năm giảm trong khi đất nông nghiệp không tăng

4.1.2 Tình hình kinh tế xã hội huyện Vụ Bản

4.1.2.1 Dân số và lao động

Tính đến ngày 8/11/2007 toàn huyện có 133730 người, mật độ dân số năm 2007 là 903,4 người /km2, năm 2006 là 892 người /km2 So với mật độ chung của toàn tỉnh và cả nước thì vẫn còn khá cao, toàn huyện tính tới thời

điểm 8/11/2007 có 74293 lao động trong đó lao động nông nghiệp là 48002 người và lao động trong phi nông nghiệp là 26291 người Đã có sự chuyển biến về số lao động giữa các ngành, xu hướng biến động là giảm tỷ lệ lao

động nông nghiệp và tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: năm 2005 lao động nông nghiệp là 51934 người chiếm 71,82 % thì đến năm 2006 số lao động nông nghiệp là 49968 người (67,9%), năm 2007 là 48002 (64,61%).Trong khi

đó lao động phi nông nghiệp năm 2005 là 21007 người (28,18%), năm 2006 là

23622 người (32,1%) và năm 2007 là 26219 người (35,39%)

Tuy vậy số nhân khẩu nông nghiệp bình quân của mỗi nông hộ vẫn không có sự thay đổi nhiều năm 2005 là 3,96 người thì sang năm 2006 là 3,86 người và năm 2007 là 3,87 người Trong số mỗi hộ nông nghiệp thường có bình quân 2 người lao động nông nghiệp Một nguyên nhân chủ yếu khiến cho

số lao động nông nghiệp giảm và số lao động phi nông nghiệp tăng là do có sự dịch chuyển lao động từ huyện ra thành phố Nam Định làm việc trong các khu công nghiệp: Khu công nghiệp Hoà Xá, khu công nghiệp Hoà Lộc, đã thu hút hàng ngàn lao động nông nghiệp đi làm việc mà phần lớn là những lao

động có độ tuổi 15 - 40

Trang 31

2005 2006 2007 So s¸nh (%) N¨m

1.Tæng sè hé Hé 34.184 100,00 34.787 100,00 35.228 100,00 101,8 101,30 101,55 a.Hé NN - 27.108 79,30 27.013 77,60 26.987 76,60 99,6 99,90 99,75 b.Hé phi NN - 7.076 20,70 7.684 22,40 8.241 23,40 108,6 103,60 106,10 2.Tæng sè khÈu Ng−êi 131.650 100,00 131.987 100,00 133.730 100,00 100,3 103,30 100,80 a.Nh©n khÈu NN - 106.992 81,27 105.656 80,05 104.583 78,95 98,7 98,98 98,84 b.Nh©n khÈu phi NN - 24.658 18,73 26.331 19,95 29.147 21,05 106,8 110,70 108,75 3.Tæng L§ - 72.941 100,00 73.590 100,00 74.293 100,00 100,8 1001,00 100,90 a.L§ NN - 51.934 71,82 49.968 67,90 48.002 64,61 96,2 96,10 96,20 b.L§ phi NN - 21.007 28,18 23.622 32,10 26.291 35,39 112,4 111,30 111,80 4.Sè hé nghÌo Hé 4.553 13,50 3.671 10,55 3.530 10,00

Trang 32

4.1.2.2 Cơ sở vật chất của huyện

a Giao thông vận tải

Trên địa bàn huyện Vụ Bản có 3 tuyến đường quốc lộ chạy qua Tổng chiều dài khoảng 65 km gồm: quốc lộ 21 nối tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định, quốc lộ 10 nối tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định, quốc lộ 56 nối 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình Trong huyện còn 1 tuyến đường tỉnh lộ 12 dài 15

km, đường liên tỉnh và liên thôn đều đã được giải nhựa, bê tông hóa, không còn đường đất đường kém chất lượng Đây là điều kiện cho sản xuất nông nghiệp cũng như việc trao đổi lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, giữa huyện

Vụ Bản với các huyện trong tỉnh và giữa huyện với trung tâm thành phố Nam

Định [25]

b Thủy lợi

Trong những năm qua nhiều công trình tưới tiêu đã được đầu tư xây dựng

và nâng cấp: năm 2004 huyện đã tiến hành nạo vét sông Trâu Bạc, là sông dẫn nước chính cho các xã Hiển Khánh, Minh Tân, Tân Khánh Mỗi xã đều có trạm bơm riêng 40% số kênh mương đã được bê tông hóa, phần kênh mương chưa được bê tông hóa đều được nạo vét khai dòng sau mỗi vụ Vì vậy lượng nước phục vụ tưới tiêu cho cây trồng luôn đảm bảo, chủ động Đây là cơ sở làm tăng năng suất cây trồng qua các vụ [25]

c Thông tin liên lạc

Đều được xây dựng mới và nâng cấp Mỗi xã đều có bưu điện hoạt động liên tục Hệ thống đài phát thanh có ở các cấp: thôn, xã, huyện Đặc biệt là công nghệ thông tin đang được người dân sử dụng hiệu quả: 100% cơ quan cơ quan các cấp của xã có điện thoại, máy vi tính, 70 % người dân sử dụng điện thoại cố định và di động [25]

4.1.2.3 Đời sống nhân dân trong huyện

Trong những năm qua đời sống của nhân dân trong huyện được cải thiện

rõ rệt cả về số lượng và chất lượng so với thời kì trước Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2005 của phòng Thống kê huyện thì có 86,7 % số hộ có mức sống trung bình trở lên trong đó có 23,7 % số hộ có múc sống khá và giàu, số hộ nghèo chiếm 13,3% Sang năm 2006 số hộ nghèo trong huyện đã giảm chỉ còn 10,55%, kéo theo đó số hộ có mức sống trung bình trở lên cũng gia tăng

Trang 33

chiếm 89,45% trong đó số hộ giàu và khá chiếm 25,1% Bước sang năm 2007

tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10,00 % nâng tỷ lệ hộ từ trung bình trở lên là 90,21 %

Bảng 4.3: Tình hình nghèo đói huyện Vụ Bản từ (2005 - 2007)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Số hộ (Hộ)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

số hộ (Hộ)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Tam Thanh 1.414 16,0 1.467 12,40 1.467 10,5 Liên Minh 2.451 11,6 2.455 9,50 2.597 9,0 Quang Trung 1.582 13,8 1.647 13,40 1.647 9,1 Minh Thuận 2.531 17,2 2.649 11,30 2.641 10,6 Hiển Khánh 1.897 15,7 2.005 11,30 2.015 8,7

Trung Thành 1.524 9,5 1.498 8,10 1.552 7,8 Thị Trấn Gôi 1.596 11,3 1.729 7,20 1.746 4,7

Tổng 33.822 13,5 34.787 10,55 35.228 10,0

” Nguồn Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Vụ Bản”

Nhìn vào bảng trên ta thấy sự phân bố các hộ nghèo trên địa bàn không

đồng đều, có những xã tỷ lệ nghèo vẫn còn khá cao như xã Đại Thắng năm

2007, 2006 có số hộ nghèo đều đứng đầu huyện, trong khi đó tại thị trấn Gôi có

số hộ nghèo ít nhất Trong số những hộ nghèo của năm 2007 thì có 25 hộ cần

hỗ trợ làm nhà ở mới, 48 hộ cần hỗ trợ sửa chữa Phần lớn xã có số hộ nghèo

Trang 34

cao đều là những xã ở xa trung tâm huyện ở nơi đó không có các trục đường giao thông chính, phần lớn người dân sản xuất nông nghiệp, có buôn bán cũng chỉ là buôn bán nhỏ như: chạy chợ, bán rau, cua ốc, bán tạp hóa nhỏ

4.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Vụ Bản

Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, kinh tế của Vụ Bản cũng có nhiều biến chuyển Giai đoạn 2005 - 2007 là giai đoạn chúng ta gia nhập tổ chức Thương mại thế giới Sau 1 năm trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, nền kinh tế đạt được nhiếu kết quả song cũng đứng trước nhiều thử thách Nhìn lại kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế huyện Vụ Bản nói riêng giai đoạn 2005 - 2007 có những kết quả đã đạt được Số liệu được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 4.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện từ 2005 - 2007

ĐVT: Triệu đồng

"Nguồn phòng Thống kê huyện Vụ Bản "

Nhìn chung qua 3 năm từ 2005 - 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện là khá cao Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 119,45%, năm 2005 đạt

711759 triệu đồng, năm 2006 đạt 863599 triệu đồng và năm 2007 là 1015439 triệu đồng Qua các năm thì tổng giá trị sản xuất của các ngành đều tăng, ngành công nghiệp và dịch vụ đã đóng góp tỷ lệ khá lớn trong toàn bộ giá trị sản xuất của huyện, song thế mạnh của huyện vẫn là sản xuất nông nghiệp Cơ

So sánh (%) Năm

Trang 35

cấu tổng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp trong năm 2005 chiếm 67% đến năm 2007 chỉ tăng 1,7% Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp là 121,1 % Do có sự đầu tư sử dụng các tiến bộ kĩ thuật mới, chuyển

đổi cơ cấu cây trồng làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trong khi diện tích

đất sản xuất nông nghiệp không thay đổi qua các năm

Trên địa bàn huyện sản xuất công nghiệp cũng khá phát triển Năm 2005 trên địa bàn huyện có 1828 cơ sở sản xuất công nghiệp, năm 2006 là 1965 cơ

sở sang năm 2007 có 2013 cơ sở Đã thu hút 5930 lao động năm 2005, 6449 lao động năm 2006 và 6968 lao động năm 2007 Trên địa bàn huyện thế mạnh sản xuất công nghiêp là công nghiệp chế biến: sản xuất sản phẩm dệt, sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản, sản xuất sản phẩm từ kim loại .trong đó có các doanh nghiệp nổi tiếng như: doanh nghiệp tư nhân Hoàng Hải, Hoàng Sơn, HTX Tre Việt chính vì vậy năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp là

102906 triệu đồng, sang năm 2006 là 122647 triệu đồng và năm 2007 là

142442 triệu đồng tố độ phát triển bình quân đạt 117,67 % Với tốc độ phát triển như vậy thì dự tính trong một vài năm tới ngành công nghiệp sẽ chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện

Về hoạt động dịch vụ trên địa bàn huyện cũng khá phát triển, nhiều loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân Toàn huyện năm 2005 có

1582 cơ sở hoạt động dịch vụ, năm 2007 có 1592 cơ sở tạo ra 132120 triệu

đồng năm 2005 và 174694 triệu đồng năm 2007 Do nhu cầu của người dân ngày càng đa dạng nên xuất hiện các loại hình dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của người dân, các loại hình dịch vụ như: dịch vụ tư nhân, sửa chữa xe có

động cơ, mô tô xe máy và đồ dùng cá nhân, dịch vụ vận tải…

Để thấy rõ hơn về tốc độ phát triển kinh tế của huyện qua các năm ta theo dõi biểu đồ sau:

Trang 36

Hình 4.1: Biểu đồ biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Vụ

Tài nguyên đa dạng, phong phú trong đó tài nguyên đất đóng vai trò quyết định tới diện tích và sản lượng cây trồng của huyện Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi tạo điều kiện cho hệ cây trồng đa dạng Trong đó tạo điều kiện cho cây trồng thế mạnh của huyện là cây lúa phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng đều tăng qua các vụ

Trên địa bàn huyện có nhiều doanh nghiệp, làng nghề có nhiều ngành nghề khác nhau đã thu hút đông đảo lực lượng lao động trên địa bàn huyện tham gia, tạo công ăn việc làm cho bộ phận đông đảo người dân Một số

Trang 37

ngành nghề nổi tiếng: mây tre đan, sơn mài, sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng sử dụng, trong đó đã xuất khẩu sang các vùng và các nước lân cận Nhân dân trong huyện có truyền thống cách mạng đoàn kết sát cánh bên nhau, khắc phục mọi khó khăn để xây dựng huyện Vụ Bản thành huyện giàu mạnh

Dưới sự chỉ đạo của các Cấp ủy đảng, chính quyền có biện pháp thực hiện các cơ chế của tỉnh, có chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua, chế biến sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Cơ sở hạ tầng được nâng cấp xây dựng: mạng lưới giao thông nông thôn được cải tạo tốt thuận lợi cho cho lưu thông hàng hóa, hệ thống kênh mương được kiên cố hóa phát huy tác dụng tốt, nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã góp phần tạo điều kiện cho các hộ nghèo vươn lên trong sản xuất và ổn định đời sống

b Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi còn tồn tại những khó khăn chưa giải quyết

được Đó là áp lực tăng dân số quá nhanh đòi hỏi việc làm, trình độ dân trí vẫn còn thấp, đội ngũ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao, hạn chế việc tiếp cận khoa học kĩ thuật và giảm hiệu quả lao động

Các xí nghiệp, công ty được xây dựng nhiều đồng thời việc thanh niên đổ xô ra thành phố tìm việc trong các khu công nghiệp đã ảnh hưởng đến lượng lao động nông nghiệp trong các vụ mùa Nhiều hộ nghèo có diện tích lớn nhưng do không có người làm buộc phải cho thuê bớt ảnh hưởng tới việc quản

lý và sử dụng vốn vay

Trong giai đoạn này bùng phát nhiều loại dịch bệnh ảnh hưởng tới việc chăn nuôi, trồng trọt của các hộ trên địa địa bàn huyện đã xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh… Điều này ảnh hưởng tâm lý của người dân nhiều người phải bán sớm vật nuôi khi chưa đủ trọng lượng xuất chuồng hoặc không dám đầu tư vào các đối tượng đang có dịch Mặt khác trong giai

đoạn này thị trường giá cả có nhiều biến động, nhiều mặt hàng công nghiệp như phân bón, giống, thuốc BVTV đều tăng đáng kể nhiều hộ gặp khó khăn trong việc trang trải các chi phí cho sản xuất

Trang 38

Cơ cấu sản xuất, cơ cấu sử dụng đất đai, lao động còn nhiều bất hợp lý

đòi hỏi phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ mới có thể phát huy hết tiềm năng của huyện

4.2 Một số nét cơ bản về hệ thống tín dụng chính thức và bán chính thức trên địa bàn huyện

4.2.1 NHCSXH huyện Vụ Bản

NHCSXH tiền thân là Ngân hàng phục vụ người nghèo NHCSXH chính thức được thành lập theo Quyết định số 525/TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/8/2002 NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, phục vụ cho các đối tượng chính sách: người nghèo, thương binh, người khuyết tập, học sinh sinh viên, nhằm thực hiện các bảo toàn được về vốn và NHCSXH

được hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước: miễn giảm thuế, bù đắp rủi ro Nguồn vốn hoạt động chủ yếu từ ngân sách nhà nước, bên cạnh đó vốn còn

được huy động thông qua hình thức phát hành chứng từ có giá, huy động tiền gửi có hạn hoặc không kì hạn

Mục tiêu chủ yếu của ngân hàng là phục vụ đối tượng chính sách nhưng không đưa ra các tiêu chí riêng để xác định người hưởng lợi mà sử dụng các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn của chính phủ Nhiệm vụ của NHCSXH là cung cấp tín dụng cho các đối tượng chính sách đặc biệt là những hộ nghèo của huyện Ngân hàng cho các hộ nghèo vay bằng tín chấp thông qua Hội Nông dân hoặc Hội Phụ nữ tại các xã theo danh sách được duyệt của Ban xóa đói giảm nghèo của xã, phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện

4.2.2 Ngân hàng NN và PTNT huyện Vụ Bản

Ngân hàng NN và PTNT huyện Vụ Bản là tổ chức tín dụng nông thôn lớn nhất trên địa bàn huyện, nó đóng vai trò là tổ chức kinh doanh tiền tệ nằm trong hệ thống NN và PTNT Việt Nam Với tư cách là một ngân hàng thương mại chuyên kinh doanh trong khu vực nông thôn Phương châm của ngân hàng

là “đi vay để cho vay “ nhằm huy động tiền tệ từ các nguồn khác nhau để đảm

bảo đáp ứng nhu cầu về tiền trong việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp

Trong hoạt động của mình, NHNN và PTNT Vụ Bản đóng vai trò là một

tổ chức tài chính trung gian, vừa là chủ thể cần vốn tín dụng, vừa là chủ thể

Trang 39

cung vốn tín dụng Ngân hàng huy động vốn tạm thời nhàn dỗi qua phương thức mở các tài khoản tiền gửi, nhận gửi tiết kiệm, bán trái phiếu và kì phiếu

Đồng thời ngân hàng cũng cho vay vốn kinh doanh đối với tất cả các pháp nhân và thế nhân có nhu cầu về vốn Khách hàng chủ yếu thường xuyên chủ yếu quan hệ với ngân hàng là các nông dân và hộ nông dân, nhân dân trong huyện, các thành phàn kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn huyện và thuộc huyện quản lý Những người nông dân đã trở thành khách hàng quen thuộc của NHNN và PTNT huyện Vụ Bản Ngân hàng hoạt động các phiên giao dịch tín dụng đối với các hộ nông dân qua hai phương thức Thứ nhất là cho các hộ nông dân vay trực tiếp tức là các hộ nông dân có nhu cầu vay vốn trực tiếp đến ngân hàng làm thủ tục vay vốn Thứ hai là cho các

hộ nông dân vay gián tiếp tức là cho các hộ nông dân vay thông qua các tổ chức như Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Thanh niên, ở các xã

4.2.3 Quỹ tín dụng nhân dân

Theo Quyết định 390/TTg ngày 27/3/1993 mô hình tín dụng nhân dân bắt đầu được thí điểm trên cơ sở căn cứ vào Luật HTX (1/1/1997), luật nhà nước và Luật tổ chức tín dụng (12/1997) Cho đến nay QTDNN giao dịch với khách hàng thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay Về loại hình tổ chức của QTDND phức tạp với các nghiệp vụ phong phú QTDND có thể do tập thể thành lập và sở hữu nhưng cũng có thể sở hữu cổ phần

QTDND hoạt động trên nguyên tắc cho vay phải có tài sản thế chấp Những khoản vay dưới 5 triệu không cần có tài sản thế chấp Lãi suất vốn vay qua quỹ áp dụng nhiều mức khác nhau căn cứ đặc điểm vùng dân cư sinh sống

và thường cao hơn lãi suất của NHNN và PTNT Quỹ TDND huyện cho vay trực tiếp tới hộ gia đình không có hình thức vay gián tiếp qua các nhóm như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,

4.2.4 Kho bạc nhà nước huyện Vụ Bản

Kho bạc nhà nước huyện chịu sự quản lý trực tiếp của Kho bạc nhà nước tỉnh Nam Định, nhiệm vụ chủ yếu của kho bạc nhà nước là quản lý ngân sách nhà nước và thực hiện chức năng tín dụng nhà nước Kho bạc nhà nước huyện

Vụ Bản huy động vốn từ nhân dân bằng việc phát hành trái phiếu Khi thực sự

Trang 40

cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu của nhà nước Trái phiếu được phát hành có thể là dài hạn hoặc ngắn hạn do từng điều kiện cụ thể

4.3 Thực trạng hoạt động của NHCSXH huyện Vụ Bản

4.3.1 Hoạt động huy động vốn

NHCSXH huyện là tổ chức tín dụng lớn trên địa bàn huyện Hoạt động của ngân hàng là cung cấp tín dụng cho nông thôn Nguồn vốn của NHCSXH huyện được cấp phát chủ yếu theo tính chất phân bổ từ Ngân hàng cấp trên NHCSXH huyện Vụ Bản chịu trách nhiệm bảo toàn, quản lý và quay vòng số vốn đó cho các đối tượng chính sách theo quy định Ngoài ra nguồn vốn của ngân hàng được thành lập một phần do hoạt động huy động tiền gửi với lãi suất ưu đãi

Hình 4.2: Người dân gửi tiết kiệm trong NHCSXH

( ảnh minh hoạ)

Ngày đăng: 21/04/2014, 14:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Trọng Bằng (2005), Luận văn thạc sĩ kinh tế: ”Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNN và PTNT huyện Võ Nhai” Sách, tạp chí
Tiêu đề: ”Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNN và PTNT huyện Võ Nhai
Tác giả: Nguyễn Trọng Bằng
Năm: 2005
2. Nguyễn Thị Châu (2006), Bài giảng tài chính tín dụng nông thôn 3. Nguyễn Thị Châu (2007), Kinh tế phát triển nông thôn, tr.12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng tài chính tín dụng nông thôn "3. Nguyễn Thị Châu (2007), "Kinh tế phát triển nông thôn
Tác giả: Nguyễn Thị Châu (2006), Bài giảng tài chính tín dụng nông thôn 3. Nguyễn Thị Châu
Năm: 2007
4. Phan Thị Cúc, Đoàn Văn Huy(2007), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
Tác giả: Phan Thị Cúc, Đoàn Văn Huy
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2007
5. Sử Đình Thành, Vũ thị Hằng (2006) - đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Nhập môn tài chính tiền tệ, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn tài chính tiền tệ
Nhà XB: Nxb Thống kê
6. Nguyễn minh Hiền (2006) - đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Tiền tệ Ngân hàng, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ Ngân hàng
Nhà XB: Nxb Thống kê
9. Đào văn Hùng (2005), Phát triển hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam
Tác giả: Đào văn Hùng
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2005
28. Wedside: http: // www.vbsp.org.vn 29. Wedside http: // www.hoilhpn.org.vn 30. Wedside http://www.wikipedia.org Link
10. Báo cáo của phòng thống kê nông nghiệp huyện Vụ Bản Khác
11. Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động của NHCSXH Khác
13. Báo cáo các năm của phòng Tài nguyên- Môi tr−ờng Khác
14. Báo nhân dân số 129 (2008), tr.2 15. Báo nhân dân số 129 (2008), tr.16 Khác
16. Chỉ thị số 05/2003/CT-TTg ngày 18/3/2003 về chỉ đạo hoạt động của NHCSXH Khác
17. Chỉ thị số 04/2008/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo các chương trình giảm nghèo Khác
18. Chỉ thị số 09/2004/CT-TTg ngày 16/3/2004 về nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH Khác
24. Nghị Định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác Khác
25. Niên giám thống kê phòng Thống kê huyện Vụ Bản Khác
26. Quyết định số 131/2002/QĐ - TTg ngày 4/10/2002 về thành lập NHCSXH Khác
27. Tổng hợp kết quả điều tra xác địng hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 của phòng Nội vụ Lao động Thương binh và Xã hội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình xét duyệt cho vay vốn hộ nghèo của NHCSXH  Chó thÝch: - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình xét duyệt cho vay vốn hộ nghèo của NHCSXH Chó thÝch: (Trang 17)
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình xét duyệt cho vay vốn của NHCSXH thông qua - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình xét duyệt cho vay vốn của NHCSXH thông qua (Trang 18)
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm (2005 - 2007 ) - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm (2005 - 2007 ) (Trang 29)
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Vụ Bản từ 2005 - 2007 - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Vụ Bản từ 2005 - 2007 (Trang 31)
Bảng 4.3: Tình hình nghèo đói huyện Vụ Bản từ (2005 - 2007) - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.3 Tình hình nghèo đói huyện Vụ Bản từ (2005 - 2007) (Trang 33)
Bảng 4.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện từ 2005 - 2007 - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện từ 2005 - 2007 (Trang 34)
Hình 4.1: Biểu đồ biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Vụ - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Hình 4.1 Biểu đồ biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Vụ (Trang 36)
Hình 4.2: Ng−ời dân gửi tiết kiệm trong NHCSXH - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Hình 4.2 Ng−ời dân gửi tiết kiệm trong NHCSXH (Trang 40)
Bảng 4.5: Tình hình nguồn vốn của NH từ 2005 - 2007  Đvt: Tỷ đồng - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.5 Tình hình nguồn vốn của NH từ 2005 - 2007 Đvt: Tỷ đồng (Trang 41)
Bảng 4.6: Doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm (2005 - 2007) - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.6 Doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm (2005 - 2007) (Trang 42)
Hình 4.3: Cán bộ NHCSXH cho HSSV vay vốn - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Hình 4.3 Cán bộ NHCSXH cho HSSV vay vốn (Trang 43)
Bảng 4.8: Cơ cấu đầu t− vốn sản xuất của NHCSXH cho hộ nghèo qua - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.8 Cơ cấu đầu t− vốn sản xuất của NHCSXH cho hộ nghèo qua (Trang 46)
Bảng 4.9: Tình hình vốn của NHCSXH qua hội phụ nữ huyện - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.9 Tình hình vốn của NHCSXH qua hội phụ nữ huyện (Trang 49)
Hình 4.6: Biểu đồ biểu hiện l−ợng vốn ủy thác cho Phụ nữ huyện qua 3 - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Hình 4.6 Biểu đồ biểu hiện l−ợng vốn ủy thác cho Phụ nữ huyện qua 3 (Trang 50)
Bảng 4.11: Một số thông tin cơ bản của các hộ điều tra - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.11 Một số thông tin cơ bản của các hộ điều tra (Trang 53)
Bảng 4.12: Một số thông tin cơ bản về chủ hộ - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.12 Một số thông tin cơ bản về chủ hộ (Trang 54)
Bảng 4.13: Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.13 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra (Trang 57)
Hình 4.7: Biểu đồ biểu hiện cơ cấu sử dụng vốn vay của 3 xã - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Hình 4.7 Biểu đồ biểu hiện cơ cấu sử dụng vốn vay của 3 xã (Trang 58)
Bảng 4.15: Phân tích chi phí của các hộ điều tra - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.15 Phân tích chi phí của các hộ điều tra (Trang 59)
Bảng 4.16: Giá trị sản xuất theo ngành của các hộ điều tra tr−ớc và - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.16 Giá trị sản xuất theo ngành của các hộ điều tra tr−ớc và (Trang 60)
Hình 4.8: Biểu đồ biểu hiện kết quả sản xuất của các hộ điều tra trước - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Hình 4.8 Biểu đồ biểu hiện kết quả sản xuất của các hộ điều tra trước (Trang 61)
Bảng 4.17: Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ trong năm 2007 - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.17 Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ trong năm 2007 (Trang 61)
Bảng 4.18: Hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra năm 2007 - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.18 Hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra năm 2007 (Trang 63)
Bảng 4.19: Cơ cấu các nguồn vốn của gia đình trong năm 2007 - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.19 Cơ cấu các nguồn vốn của gia đình trong năm 2007 (Trang 65)
Bảng 4.20: Tình hình sản xuất của gia đình trong năm 2007 - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.20 Tình hình sản xuất của gia đình trong năm 2007 (Trang 65)
Bảng 4.21: Hiệu quả sản xuất của hộ 2007 - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.21 Hiệu quả sản xuất của hộ 2007 (Trang 66)
Bảng 4.22: Một số ý kiến của các hộ điều tra vê chính sách cho vay vốn - đánh giá tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay ưu đãi của ngân hμng chính sách xã hội cho hộ nông dân nghèo thông qua hội phụ nữ huyện vụ bản
Bảng 4.22 Một số ý kiến của các hộ điều tra vê chính sách cho vay vốn (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w