Các sở GD-ĐT hướng dẫn cụ thể cho giáo viên các môn học tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy học nhằm tăng cường hiệu quả dạy học, kích
Trang 1
Đề tài
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Giảng dạy
Họ và tên người thực hiện: Phạm Thu Thủy Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
Sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ Tiếng Anh
Bến Tre, tháng 01 năm 2010
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trang 2Đề tài
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
SOẠN GIẢNG MÔN TIẾNG ANH
PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
I BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI.
Với những tiến bộ hết sức nhanh chóng của kĩ thuật điện tử, tin học và viễn thông trong những thập niên vừa qua, hiện nay máy tính, đặc biệt là máy vi tính, đang được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền
dữ liệu Trong tương lai sẽ là các siêu xa lộ thông tin phủ khắp mọi địa bàn trong nước và trên thế giới Điều đó làm cho CNTT ngày càng được ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội Yếu tố thông tin ngày càng chiếm một
vị trí quan trọng trong nền kinh tế và xã hội, bản thân nền kinh tế chuyển biến thành nền kinh tế thông tin, và xã hội cũng được phát triển theo xu hướng hình thành một
xã hội thông tin
Ở Việt Nam, CNTT đang được chú ý phát triển với mục tiêu trước mắt là xây dựng
cơ sở vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về thông tin của đất nước, có khả năng đáp ứng các nhu cầu về thông tin trong quản lí nhà nước và trong các hoạt động kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước
II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Ngày 11-11, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã yêu cầu sở GD-ĐT trong
cả nước triển khai nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong năm học 2009-2010, với tinh thần ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục
Các sở GD-ĐT hướng dẫn cụ thể cho giáo viên các môn học tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy học nhằm tăng cường hiệu quả dạy học, kích thích sự sáng tạo, tăng cường khả năng tự học của người học
Trang 3Bộ GD-ĐT lưu ý giáo viên cần tránh lạm dụng CNTT, tập trung vào các kỹ thuật trình chiếu mà không quan tâm đến ý nghĩa nội dung bài học gây phản tác dụng trong
quá trình dạy và học (Theo NLD Online)
III PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Phạm vi nghiên cứu đề tài trong giảng dạy Đối tượng nghiên cứu là giáo viên
và học sinh
IV MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và Phòng giáo dục đào tạo TP Bến Tre, các giáo viên nhận thức được rằng việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy đó là vấn đề mà nhiều giáo viên quan tâm Trong nội dung sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bài về đề
tài làm thế nào để “Ứng dụng CNTT trong soạn giảng môn tiếng Anh”
V ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Sau một năm ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tôi nhận thấy việc ứng dụng CNTT vào bài giảng đã tạo sự hứng thú, tích cực học tập trong học sinh đồng thời giáo viên rất nhẹ nhàng khi lên lớp Trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tôi đã rút ra được một số nhận xét chung cũng như bài học kinh nghiệm để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và tìm ra những giải pháp tốt nhất cho các tiết dạy của mình
PHẦN NỘI DUNG
Trang 4I CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu “Công nghệ thông tin là gì?” Theo tự điển bách khoa toàn thư thì từ information engineering, thuật ngữ chỉ chung cho tập hợp các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến khái niệm thông tin và các quá trình xử lí thông tin Theo nghĩa đó, CNTT cung cấp cho chúng ta các quan điểm, phương pháp khoa học, các phương tiện, công cụ và giải pháp kĩ thuật hiện đại chủ yếu là các máy tính và phương tiện truyền thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá của con người
Ngày nay máy vi tính và mạng Internet hiện diện hầu như khắp mọi nơi, từ thành thị cho đến các bản làng xa xôi Internet giờ đây đã kết nối mọi người, mọi nơi trên thế giới gần nhau hơn (It makes our world a small village) Thông qua máy tính và mạng Internet giáo viên dạy ngoại ngữ có thể khai thác các kênh âm thanh, hình ảnh, giọng nói, sinh hoạt của người bản xứ để chuyển tải đến học sinh của mình một cách sinh động và thuyết phục
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Môn tiếng Anh là môn học đòi hỏi nhiều trực quan Theo tiết dạy truyền thống, muốn đạt hiệu quả, giáo viên phải chuẩn bị nhiều thứ như tranh ảnh, posters máy cassette, các cards, bảng phụ tổ chức trò chơi… Khi đã ứng dụng CNTT vào bài
giảng hay còn gọi là giáo án điện tử, giáo viên đỡ phải vất vả chỉ cần click chuột là
có ngay những thứ mà thay vì giáo viên phải khệ nệ mang lên lớp rồi treo lên gở xuống Vì vậy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn thì không ai có thể phủ nhận ưu điểm của nó Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy đa số các em rất thích học tiếng Anh ở phòng nghe nhìn
Tuy nhiên nhiều giáo viên ngại ứng dụng công nghê thông tin vào giảng dạy
vì họ cho rằng sẽ tốn nhiều thời gian để chuẩn bị Thực ra, để soạn một tiết dạy bằng giáo án điện tử, ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm power point, giáo viên cần phải có niềm đam mê, sự sáng tạo, nhạy bén, tính thẩm
mỹ để có thể thiết kế được một giáo án hay Hơn nữa, trong quá trình thiết kế, giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc đi tìm hình ảnh minh họa, âm thanh, tư liệu phim ảnh dẫn chứng phù hợp…
Trang 5Còn một vấn đề nảy sinh nữa là dạy xong học sinh không ghi được bài.
Chính từ những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ soạn giảng giáo án điện tử khi có yêu cầu thao giảng, dự giờ
III CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH.
Các yêu cầu để soạn giảng giáo án điện tử.
Muốn click chuột để có tiết dạy hiệu quả, giáo viên cần phải:
a Có kiến thức về vi tính
- Biết một ít kiến thức về việc sử dụng máy tính, khá thạo về microsoft word
- Biết sử dụng phần mềm power point
- Biết cách truy cập Internet
- Sử dụng được phần mềm chỉnh sửa ảnh, đổi đuôi, cắt file âm thanh…
Các nhu cầu trên đây nếu chúng ta đáp ứng được thì rất tuyệt vời Tuy nhiên nếu chúng ta chưa thạo lắm về máy tính thì chúng ta vẫn có thể dể dàng học hỏi ở bạn đồng nghiệp để soạn các phần đơn giản, quen dần từ từ chúng ta sẽ học hỏi thêm Chúng ta không nên nản lòng khi mới nhìn vào thấy quá nhiều hiệu ứng, nhiều liên kết…Thực ra chúng không quá khó để chúng ta thực hiện
b Lựa chọn chủ đề bài dạy.
Bài dạy cần được minh họa, có phương tiện công nghệ thông tin để làm rõ Ví
dụ các tiết dạy kỹ năng Nghe, Nói, Đọc hiểu là những kỹ năng cần được minh họa nhưng ở một số tiết Write thì không nhất thiết phải soạn bằng giáo án điện tử
c Lựa chọn phần mềm ứng dụng.
Phần mềm ứng dụng thì có nhiều, tuy nhiên power point là phần mềm dễ ứng dụng nhất trong việc soạn giảng tiếng Anh
d Sự am hiểu và kỹ năng sử dụng.
Giáo viên cần nắm vững các thao tác sử dụng, phối hợp kiểu chữ, màu sắc, âm thanh, hình ảnh phù hợp.Tránh lạm dụng việc biểu diễn
Xử lý tốt các tình huống sư phạm khi sử dụng
Tổ chức cho học sinh ghi chép được bài
e Kỹ năng tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.
Trang 6Chúng ta không xem giáo án điện tử là một phương pháp dạy mà xem nó là
một phương tiện để dạy vì vậy mọi hoạt động của học sinh chúng ta vẫn tổ chức
bình thường Nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, giáo viên vẫn phải nêu thêm các câu hỏi tương tác, vẫn tổ chức hoạt động theo cặp, theo nhóm tùy theo nội dung bài Tránh việc ngồi một chỗ để click chuột, không khác nào chuyển từ đọc chép sang chiếu chép
IV HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY.
Để chứng minh rằng ứng dụng CNTT rất thích hợp cho việc dạy tiếng Anh, tôi xin trình bày một tiết soạn giảng tiếng Anh lớp 9 có ứng dụng CNTT so với giáo án truyền thống
Giới thiệu về bài dạy
Lesson Plan
Unit 6
The Environment
Week 20
Period 39 Lesson one
O bjective: By the end of the lesson, students will be able to know more about the
environment problems , understand the text by matching and answering the
questions and revise conditional sentences type 1
Language content:
- Vocabulary : garbage dump, pollution, deforestation, dynamite , pesticide, disapointed
- Conditional sentences type 1
Teaching aid: laptop , text book
Technology method: Communicative approach.
Trang 7Time: 45 minutes.
Tim
e
Procedures / Stages Teacher’s and sts’ activities slides
5’
15’
*Warm up:
Greeting
Watching the video clip
New lesson
Presentation.
Getting started: Match these
environmental problem to the
pictures (p.47)
Vocabulary
- deforestation (n) : sự tàn phá rừng
- garbage dump (n) đống rác, bãi
rác
- dynamite (n): thuốc nổ
- pesticide (n): thuốc trừ sâu
- pollution (n): sự ô nhiễm
- disapointed (adj): thất vọng
Checking: ROR
Set the scene: Mr Brown is talking to
some volunteer conservationists about
making the beach clean and beautiful
He divides them into many groups
- How many groups does he divide?
_ Three groups
Practice:
Whole class
Match the pictures
Teacher uses pictures and translation to teach vocabulary
Copy
Check Students remember
and write the vocabulary on the board
Students listen to the first time
to answer the question
Feedback
Slide 1 Slide 2 Slide 3 Slide 4
Slide 5
Slide 6
Slide 7
Trang 8* Listen and practise reading
a) Match the names in column A with
the tasks in column B Then write the
full sentences.
Answer:
Group 1walks along the shore
Group 2 checks the sand
Group 3 checks among the rocks
Mr Jones collects all the bags and
take them to the garbage dump
Mrs Smith provides a picnic lunch for
everyone
Mr Brown gives out the bags
b) Comprehension questions
Answer:
1 The speaker is Mr Brown
2 The listeners are the volunteer
conservationists
3 They are on the beach
4 They are going to clean the beach
5 If they work hard today, they’ll make
the beach clean and beautiful again
soon
Conditional sentences.
Type 1 (Real condition)
-Students listen again and read the text
Match the names in column
A with column B Compare
- feedback
Then write the full sentences
- Sts work in pairs, read the text again and answer the questions
- Feedback
Rivise conditional sentences (type 1)
Slide 8
Slide 9
Slide
10
Slide
11
Slide
Trang 92’
If + S + V(s/es) + …, S + will + Vo
Production : Complete the sentences.
1 If we pollute the water, we (have)
…… no fresh water to use
2.If we cut down the trees in the forests,
there (be)…… big floods every year
3.You’ll have an ideal place to live if
you (keep)… your neighborhood clean
4.If the pollution (continue)……… ,
the earth will be hotter
• Homework
- Learn vocabulary
- Read the text many times
- Answer the questions on page
48
Prepair: Tell about What we should do
to keep our environment clean
* Ending
Sts complete the sentences
by using the cerrect form of the verbs
12
Slide
13
Slide
14
Slide 15
Diễn giải
Môn: Tiếng Anh Lớp 9
Bài 6 The Environment (Getting started + Listen and read)
Tiết 39
Mục tiêu của bài dạy
Giúp học sinh hiểu biết hơn các vấn đề về môi trường qua đó giáo dục các em
ý thức bảo vệ môi trường Ôn lại cấu trúc ngữ pháp của câu điều kiện loại 1
Về kỹ năng: Phát triển kỹ năng nghe-nói-đọc-viết cho học sinh
Giới thiệu phương pháp thực hiện
Trang 10Giáo án soạn để giảng dạy theo phương pháp trình chiếu,được thiết kế thành 15 slides Mỗi slide sử dụng các hiệu ứng phù hợp với nội dung để gây sự chú ý cho học sinh Bài soạn có sử dụng hình ảnh, video clip lấy từ mạng Internet,hình chụp và đĩa
CD tiếng Anh lớp 9
Mục tiêu của việc soạn giáo án điện tử
Mục tiêu chung là nhằm tích cực hóa hoạt học tập của học sinh và tiết kiệm thời gian cho giáo viên
Cụ thể:
Phần Warm up (vào bài)ở slide 2: Giáo viên cho học sinh xem 1 đoạn video clip
và yêu cầu các em cho biết nội dung đoạn clip nói lên vấn đề gì.Ở phần này thay vì cho HS xem tranh thì với PP này chúng ta cho các em xem phim sẽ có nhiều chi tiết thực và hấp dẫn hơn
Phần Presentation:
- Getting started (slide 4): HS kết nối tranh Phần này cũng như các tiết thông thường nhưng giáo viên tiết kiệm được thời gian dán tranh
- Vocabulary (dạy từ vựng) (slides 5,6) GV dùng hiệu ứng xuất hiện và biến mất của các bức tranh, hiệu ứng rơi của dấu nhấn… để giúp học sinh chú ý hơn Phần này GV đỡ mất thời gian viết bảng nên có nhiều thời gian luyện tập phát
âm cho HS Phần kiểm tra từ vựng thì HS nhớ từ và ghi bảng sau đó GV trình chiếu đối chiếu
- Set the scene (thiết lập ngữ cảnh) (slide 7) Dùng tranh, đặt câu hỏi, cho nghe đĩa để giới thiệu nội dung bài Phần này giáo viên phải tự sáng tạo, dùng hình ảnh hoặc video clip để học sinh có thể hình dung được bài
Phần Practice:
- Nghe và luyện tập đọc theo giọng chuẩn (slide 8)
- Kết nối nội dung ở cột A và B (slide 9) Viết câu hoàn chỉnh (slide 10)
- Câu hỏi và trả lời (slide 11)
- Rút ra cấu trúc câu điều kiện (slide 12)
Phần này GV theo PP thông thường sẽ phải sử dụng bản phụ do đó mất khá nhiều thời gian treo lên, gở xuống Thay vào đó bằng PP trình chiếu, GV có thời gian bao quát lớp hơn
Trang 11Phần Production (slide 12)
- HS hoàn thành câu GV giáo dục tư tưởng
Phần dặn dò (slide 13) và kết thúc bài (slide 14,15)
Theo PP đặc trưng bộ môn,đặc biệt là tiết dạy ngữ liệu đòi hỏi GV phải chuẩn
bị rất nhiều thứ cho tiết dạy như tranh ảnh, bảng phụ, máy cát sét…Nội dung bài thì nhiều gây cho GV áp lực về thời gian cho nên trong giảng dạy đôi khi thiếu đi phần bao quát lớp Nhờ thực hiện giáo án điện tử GV lên lớp gọn nhẹ hơn, có thời gian bao quát lớp hơn và đặc biệt là hấp dẫn, thu hút HS hơn Theo tôi thì giáo án điện tử rất thích hợp cho việc dạy Tiếng Anh
PHẦN KẾT LUẬN
I Những bài học kinh nghiệm:
-Tiết kiệm thời gian
Trong việc soạn giảng giáo án điện tử, điều mà giáo viên ngại nhất là mất nhiều thời gian tìm kiếm tư liệu, tạo hiệu ứng, liên kết… Trong tiếng Anh, thường thì chúng ta hay tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Nếu chúng ta tạo hiệu ứng, liên kết để làm ra một sản phẩm thì mất khá nhiều thời gian, do đó chúng ta nên tận dụng các trò chơi đã thiết kế sẵn trên mạng, thay đổi nội dung Tương tự như vậy chúng ta cũng không mất quá nhiều thời gian cho việc tìm các tư liệu cứ vào google, vào bài giảng điện tử hoặc bài giảng violet, trong đó có rất nhiều bài giảng được thiết kế sẵn
để chúng ta tham khảo.Vì đây là nguồn bài giảng chưa được thẩm định, hơn nữa khi soạn mỗi giáo viên đều đã có ý đồ cho tiết dạy của mình, hoàn cảnh thực tế, đối tượng học sinh khác nhau nên chúng ta không thể copy ra để dạy mà chúng ta chỉ copy các hình ảnh tư liệu, nội dung có liên quan Nếu bài giảng của chúng ta có lồng ghép thực tế địa phương thì chúng ta phải chịu khó tìm các phim ảnh thực tế đưa vào
để bài giảng thêm sinh động
-Thẩm mỹ.
Trang 12Có một số giáo viên quan niệm rằng chúng ta đưa nhiều hình ảnh động, các phong chữ cầu kỳ đầy màu sắc, các hiệu ứng đa dạng để thu hút học sinh.(Khi mới tiếp cận với giáo án điện tử tôi đã từng quan niệm như vậy) Qua kinh nghiệm soạn giảng, theo tôi thì hình thức đó giờ đây được gọi là lạm dụng Vì như vậy học sinh sẽ
tò mò tìm hiểu các hiệu ứng, hình ảnh mà không chú ý gì đến nội dung Chúng ta nên soạn theo phong chữ chân phương, dễ đọc, màu sắc hài hòa Các hình ảnh, âm thanh đưa vào phải thật cần thiết, đúng nơi, đúng chỗ Các hình ảnh động cũng vậy
-Tổ chức hoạt động.
Khi soạn giáo án điện tử, giáo viên phải có hình dung ra được các phần trong tiết dạy, phần nào là trọng tâm học sinh cần ghi, phần nào cần thiết ghi ra bảng để giảng thì chúng ta nên ghi Không nhất thiết cái gì củng phải trình chiếu Khi tổ chức các hoạt động thì phối hợp với phần trình chiếu như thế nào để tiết dạy của chúng ta đạt hiệu quả
II Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
Việc ứng dụng CNTT vào bài giảng giúp cho GV chuyển tải nội dung bài dạy một cách sinh động.Với sự hỗ trợ của máy vi tính, giáo viên có thể khai thác sâu nội dung của bài trong một tiết học, đặc biệt phát triển các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc hiểu
là những kỹ năng cần được rèn luyện nhiều trước khi hiểu và nhớ bài Cho phép giáo viên tiết kiệm “thời gian chết” (xóa bảng, viết bảng, treo tranh, gở xuống, nhớ những nội dung mà bất ngờ quên ) Ngân hàng hình ảnh, sự linh động của các slides giúp giáo viên dẫn nhập vào bài học một cách ấn tượng và thu hút, bởi vì trong giảng dạy ngoại ngữ vai trò của hình ảnh là rất quan trọng Hình ảnh không chỉ dùng để minh họa bài học mà còn biểu đạt được những nội dung khác về đất nước học, văn hóa xã hội của một đất nước, giáo dục về giao thông, môi trường… Như vậy giáo viên giới thiệu bài học bằng cách hạn chế tối đa sự hiện diện của mình trong lớp, học sinh tham gia một cách tự nhiên vào bài học và phát biểu ý kiến Điều này rất quan trọng trong cách dạy mới với tiêu chí lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học
III Khả năng ứng dụng triển khai: