Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Song ngữ Nga - Anh, trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
BÙI NGỌC QUANG
TÁC ĐỘNG CỦA Ý THỨC, THÁI ĐỘ VÀ PHƯƠNG PHÁP
TỰ HỌC ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
(Nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Song ngữ Nga – Anh,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thu Hương
Hà Nội – 2013
Trang 23
MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
MỞ ĐẦU ………… ……… ……… ……… ……… 9
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu ……… 9
2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ….……… 11
3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ……… 12
4 Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu ……… 12
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu ……… 13
6 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ……… 13
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ……… 15
1.1 Một số thuật ngữ và khái niệm liên quan ……… ……… 15
1.1.1 Tự học là gì? ……… ……… ……… ……… 15
1.1.1.1 Khái niệm “tự học” ……… ……… ……… 15
1.1.1.2 Ý thức tự học ……… ……….…… ……… 17
1.1.1.3 Thái độ tự học ……… ……… ……… 18
1.1.1.4 Phương pháp tự học ……… ……… ……… 19
1.1.1.5 Bản chất của tự học ……… ……… … …… 19
1.1.1.6 Vai trò của tự học ……… ……… ………… 20
1.1.1.7 Mục đích của tự học ……… ……… ………… 21
1.1.1.8 Ý nghĩa của tự học ……… ……… ……… 21
1.1.2 Tác động là gì? ……… ……… ……… ……… 23
1.1.3 Kết quả học tập ……… ……… ……… …… 23
1.1.4 Tác động của tự học đến kết quả học tập ……… ………… 24
Trang 34
1.2 Tổng quan nghiên cứu ….……….……… 24
1.3 Mô hình nghiên cứu của đề tài ……….… 33
Tiểu kết Chương 1 ……… ……… ……… ……… 36
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …… … 37
2.1 Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu ……….……….… 37
2.1.1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM …… 37
2.1.2 Lịch sử hình thành Khoa Ngữ văn Nga ……… ……… 37
2.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ……… ……… 39
2.3 Quy trình nghiên cứu xử lý thông tin ……… ……… …… 40
2.4 Thiết kế công cụ điều tra khảo sát ……… ……… 41
2.5 Thử nghiệm và đánh giá công cụ khảo sát ……… ……… … 43
2.5.1 Thử nghiệm công cụ khảo sát ……… ……….… 43
2.5.2 Đánh giá công cụ khảo sát……… ……… ……… …… 44
Tiểu kết Chương 2 ……… ……… ……… ……… 46
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……… … 47
3.1 Thông tin chung về kết quả khảo sát ……….……… 47
3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ……… ………… …… 53
3.3 Kiểm định mô hình phân tích nhân tố ……… …… ………… 54
3.4 Kiểm định mô hình phân tích hồi quy tuyến tính bội ……… 57
3.5 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ……… ……… 64
3.6 Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học tập của sinh viên kết quả khảo sát ……… ………….…… 64
3.6.1 Ý thức tự học của sinh viên ……… 65
3.6.2 Thái độ tự học của sinh viên ……… 67
3.6.3 Phương pháp tự học của sinh viên ……… 69
Trang 45
3.6.4 Mối tương quan giữa ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết
quả học tập của sinh viên ……… …… 72
3.6.5 Đánh giá một số yếu tố khác tác động đến kết quả học tập của sinh viên ……… ……… ……… 74
Tiểu kết Chương 3 ……… ……… ……… ……… 77
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý ĐỀ XUẤT 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… ……… 85
PHỤ LỤC Phụ lục 1 Phiếu khảo sát điều tra thử ……….……… … 89
Phụ lục 2 Phiếu khảo sát chính thức ……… ……… 91
Phụ lục 3 Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu (dành cho sinh viên) ………… 93
Phụ lục 4 Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu (dành cho giảng viên) ……… 95
Phụ lục 5 Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu (dành cho Ban Cố vấn học tập) 96 Phụ lục 6 Độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha …… 97
Phụ lục 7 Phân tích nhân tố khám phá EFA ……… 99
Phụ lục 8 Phân tích hồi quy tuyến tính bội …… 102
Phụ lục 9 Kết quả kiểm định một số nhân tố tác động …… 103
Phụ lục 10 Bảng thống kê số liệu khảo sát …… 104
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Tự học có vai trò quan trọng đối với con đường học vấn của mỗi cá nhân Tuy trong giáo dục nhà trường có sự hướng dẫn của người thầy, nhưng việc tự học vẫn là yếu tố quyết định và còn là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
Điều 40 của Luật Giáo dục 2005 (được thông qua tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XI ngày 14/6/2005) nêu rõ: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ ĐH phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.”
Trước tầm quan trọng của việc tự học, Thủ tướng chính phủ đã
phê duyệt Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 với
quan điểm chỉ đạo: “Trong xã hội học tập, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để làm người công dân tốt; có nghề, lao động với hiệu quả ngày càng cao; học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc; học để góp phần phát triển quê hương, đất nước và nhân loại,” với trọng tâm “đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá trong các trường phổ thông, các trường ĐH, cao đẳng nhằm giúp cho học sinh, SV tinh thần ham học, năng lực tự học, khả năng nghiên cứu để họp tập suốt đời có hiệu quả.”
Ý thức tự học và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của người học đã được xác lập rõ với sự ra đời của học thuyết lấy
“người học làm trung tâm” (student-centred education) của Tudor
Trang 6(1996) Nghĩa là, người học cần năng động trong học tập và nghiên cứu để có thể đáp ứng yêu cầu cao của việc học tập ở bậc
ĐH Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác đào tạo theo học chế tín chỉ đã và đang được triển khai trong toàn bộ
hệ thống giáo dục ĐH tại Việt Nam
Theo hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, SV là trung tâm của quá trình đào tạo; ngoài kiến thức GV truyền đạt trên lớp, SV cần phải tự học, tự nghiên cứu thêm tài liệu Việc tự học của SV giữ vai trò rất quan trọng và là nhân tố trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐH Bên cạnh đó, việc tự học còn góp phần nâng cao hoạt động trí tuệ của SV trong việc tiếp thu và hiểu tri thức mới, rèn luyện cho SV cách độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình học; giúp SV tự tin hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai; và thúc đẩy lòng ham học, ham hiểu biết để vươn tới đỉnh cao của tri thức khoa học
Trong thời gian 7 năm thực hiện chuyển đổi từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM luôn xác định SV là trung tâm của quá trình đào tạo; luôn yêu cầu
SV năng động trong học tập cũng như nghiên cứu khoa học Đào tạo theo học chế tín chỉ 7 năm qua, ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM đã gặt hái được nhiều thành công, nhưng cũng đối mặt không ít khó khăn Bảy năm là đủ dài để nhìn nhận lại hoạt động
tự học của SV đang theo học tại trường, nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động tự học đối với sự thành công của SV trong hệ đào tạo này
Liệu ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu và phát triển tư duy sáng tạo của SV ngành song ngữ Nga – Anh có thực sự được nâng cao không? Liệu có phải do đặc thù của
Trang 7chương trình song ngữ nên khối lượng chương trình đào tạo nặng
và vì vậy mà đòi hỏi năng lực tự học của SV cao hơn so với năng lực tự học của SV các chương trình khác hay không? Để tìm hiểu
những vấn đề này, chúng tôi đã chọn đề tài “Tác động của ý thức,
thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học tập của sinh viên” (Nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Song ngữ Nga –
Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) để tiến hành nghiên cứu
2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết
quả học tập của SV ngành Song ngữ Nga – Anh, trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động tự học của đối tượng này, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau: (1) Khảo sát và tìm hiểu tình hình tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh;
(2) Phân tích các yếu tố về ý thức, thái độ và phương pháp tự học tác động đến kết quả học tập của SV;
(3) Đưa ra những đề xuất, giải pháp để tăng cường tính hiệu quả của hoạt động tự học của SV, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngành Song ngữ Nga – Anh
3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
3.1 Giới hạn nghiên cứu
Giới hạn nghiên cứu của đề tài là ở Khoa Ngữ văn Nga với 294
SV và 14 GV triển khai chương trình đào tạo song ngữ duy nhất tại Trường
Trang 83.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở chương trình đào tạo Song ngữ Nga – Anh tại Khoa Ngữ văn Nga của Trường
ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
4 Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu:
(1) SV ngành Song ngữ Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH& NV, ĐHQG-HCM tổ chức việc tự học như thế nào?
(2) Ý thức, thái độ và phương pháp tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
có tác động như thế nào đến kết quả học tập của họ?
(3) Các đề xuất, giải pháp nào có thể được áp dụng để tăng cường tính hiệu quả của hoạt động tự học của SV, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngành Song ngữ Nga – Anh tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
i) Ý thức tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh càng cao thì kết quả học tập của SV càng cao
ii) Thái độ tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh càng tích cực thì kết quả học tập của SV càng cao
iii) Phương pháp tự học của SV ngành Song ngữ Nga – Anh càng tốt thì kết quả học tập của SV càng cao
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
6.1 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố về ý thức, thái độ, phương pháp tự học và kết quả học tập của SV ngành Song ngữ Nga – Anh, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
Trang 96.2 Khách thể nghiên cứu
SV đang theo học ngành Song ngữ Nga – Anh tại Khoa Ngữ văn Nga, GV giảng dạy ngành Song ngữ Nga – Anh tại Khoa Ngữ văn Nga, và Ban Cố vấn học tập của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
6 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp hồi cứu tài liệu: sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu lý luận và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài Các tư liệu này được nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa sử dụng trong đề tài và sắp xếp thành thư mục tham khảo
Phỏng vấn sâu: tiến hành phỏng vấn Ban Cố vấn học tập, GV
và 10% SV trong danh sách chọn mẫu thuận tiện (mẫu không ngẫu nhiên) nhằm thu thập thêm thông tin cho những câu hỏi mở, thông tin thu về sẽ được tổng hợp, phân loại để trích dẫn trong luận văn nhằm làm sáng rõ thêm vấn đề nghiên cứu
6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Điều tra bằng phiếu hỏi: Đề tài nghiên cứu sử dụng phiếu hỏi
để thu thập thông tin về hoạt động tự học của SV Những dữ liệu, thông tin thu được từ phiếu phản hồi được xử lý bằng phầm mềm SPSS có kiểm tra lại độ tin cậy và dựa trên những kết quả đã được
xử lý, sẽ phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu để đánh giá tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học của SV đến kết quả học tập
Cách thức chọn mẫu: Đề tài sẽ thực hiện chọn mẫu tổng thể toàn bộ SV đang theo học ngành Song ngữ Nga – Anh với 294
SV, trong đó có 84 SV năm thứ nhất, 59 SV năm thứ hai, 58 SV năm thứ ba, 40 SV năm thứ tư và 53 SV năm thứ năm
Trang 10Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1 Một số thuật ngữ và khái niệm liên quan
1.1.1 Tự học là gì?
Khái niệm “tự học”: là một quá trình tự giác tích cực, gắn
liền với ý thức, thái độ, động cơ, tình cảm, ý chí,… của người học nhằm biến những kiến thức và kỹ năng nhận được từ kho tàng tri thức của nhân loại thành tài sản riêng của người học; bên cạnh đó, người học đào sâu kiến thức và mài giũa các kỹ năng này, cố gắng liên hệ và áp dụng chúng vào cuộc sống
thực tiễn của mỗi cá nhân người học
Ý thức tự học: là sự hiểu biết, sự cảm nhận của SV đối với
vấn đề tự học
Thái độ tự học: là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động
của SV về việc tự học
Phương pháp tự học: là cách thức mà SV tổ chức việc tự học
của mình như việc đặt mục tiêu, lên kế hoạch, thực hiện việc
tự học của mình để nhằm hướng tới đạt được kết quả cao trong học tập
Bản chất của tự học: là người học chủ động lĩnh hội kiến
thức, chủ động tìm kiếm thông tin
Vai trò của tự học: “Tự học có vai trò rất quan trọng trong
việc nâng cao tính tích cực nhận thức và hiệu quả hoạt động
trí tuệ của người học.” (Kharlamov, 1978) [9]
Mục đích của tự học: là để trau dồi kiến thức, mở mang trí
tuệ, rèn luyện nhân cách và làm người hữu ích cho xã hội
Ý nghĩa của tự học: tự học vừa mang ý nghĩa củng cố, trau dồi tri thức vừa có ý nghĩa mở rộng hiểu biết
1.1.2 Tác động là gì? “Tác động (cũng có thể xem như là kết quả)
có thể như dự định hoặc không như dự định; có thể là những tác
Trang 11động tích cực hoặc tiêu cực; có thể đạt được ngay hoặc đạt được sau một thời gian nhất định; và có thể kéo dài hoặc không kéo dài Tác động có thể quan sát được, đo đếm được trong suốt quá trình thực thi, khi dự án kết thúc hoặc sau một thời gian khi kết thúc dự án.” (DFID – Glossary, 1998)
1.1.3 Kết quả học tập
Trong khoa học và trong thực tế, kết quả học tập của SV được hiểu theo hai nghĩa:
(1) Mức độ người học đạt được so với các mục tiêu đã xác định
do mình và GV đề ra dựa trên các tiêu chí đo lường đánh giá; (2) Mức độ mà người học đạt được so với những người cùng học khác, thông qua điểm số, xếp hạng
Dù hiểu theo cách nào thì kết quả học tập đều thể hiện ở mức
độ đạt được các mục tiêu của việc dạy học gồm kiến thức, kỹ năng
và thái độ
1.1.4 Tác động của tự học đến kết quả học tập
Tác động của tự học có thể coi như là kết quả của một quá trình
tự giác tích cực, gắn liền với ý thức, thái độ, động cơ, tình cảm, ý chí,… của người học nhằm biến những kiến thức và kỹ năng học được từ sách vở, bạn bè, thầy cô,… thành tài sản tri thức riêng của chính mình
Tác động của tự học có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của người học Nghĩa là nếu biết cách tự học (có ý thức tự học tốt, thái
độ tự học đúng đắn và phương pháp tự học hiệu quả) thì kết quả học tập của SV sẽ cao hơn Họ sẽ thu được những kiến thức, kỹ năng, thái độ nằm trong mục tiêu của môn học nhiều hơn so với những SV chưa có cách tự học hiệu quả
Trang 121.2 Tổng quan nghiên cứu
Kirmani & Siddiquah (2008) [32] đã nghiên cứu tác động của một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của 353 SV của các ngành khác nhau thuộc trường ĐH Punjab, Lahore (Pakistan) Hai tác giả này cho rằng, có 6 yếu tố chính tác động đến thành tích học tập của SV: học thuật, cá nhân, phương tiện truyền thông, cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ và môi trường tổ chức Nghiên cứu này có
xu hướng khám phá và phân tích các yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV Trong đó, các tác giả cũng chỉ ra rằng, ảnh hưởng bởi đặc điểm cá nhân như ý thức, động lực, thái
độ, năng lực, thói quen tự học, thậm chí cả sức khoẻ cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến thành tích học tập của SV
Win & Miller (2005) [44] đã nghiên cứu một số yếu tố có tác động quyết định đến kết quả học tập của 1.803 SV năm thứ nhất đang theo học 33 chuyên ngành tại trường ĐH Western Autralia Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, kết quả học tập của SV do 2 yếu tố chính quyết định, đó là yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường học tập Trong đó, yếu tố năng lực tự học của mỗi cá nhân được coi là yếu tố quan trọng nhất, tác động lớn đến kết quả học tập Nghiên cứu cũng cho thấy, điểm số đầu vào ĐH và kết quả học tập của SV năm nhất có mối tương quan mạnh, thuận chiều với nhau, đồng thời không có sự khác biệt về nơi học (trường công, trường tư) trước khi SV vào ĐH đối với kết quả học tập của SV
Bratti & Staffolani (2002) [26] đã nghiên cứu tác động của thời gian tự học và thời gian dự lớp đến kết quả học tập của 371 SV năm nhất Khoa Kinh tế, Trường ĐH Ancona (Ý) Hai tác giả này cho rằng, thời gian dự lớp có tác động thuận chiều đến kết quả học tập, nhưng không mạnh bằng số giờ tự học của SV và tuỳ theo từng đặc thù của môn học mà SV phân bổ thời gian hợp lý giữa tự
Trang 13học ở nhà và học trên lớp sẽ cho kết quả học tập tốt hơn Các tác giả cũng đã xây dựng được mô hình lý thuyết phân bổ giữa thời gian học của SV và thành tích học tập, qua đó có thể dự báo được kết quả học tập của SV khi áp dụng thành công mô hình này Tudor (1996) [41] nghiên cứu phương pháp lấy người học làm trung tâm trong giảng dạy ngôn ngữ, đã xác lập rõ nhận thức về việc tự học và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của người học qua học thuyết “lấy người học làm trung tâm.” Nghĩa là, người học cần năng động trong học tập và nghiên cứu, cần có ý thức, thái độ và phương pháp tự học hiệu quả thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu cao của việc học ở bậc ĐH
Powers & Swinton (1985) [39] đã nghiên cứu tác động của tự học đối với kết quả thi đầu vào các chương trình cao học ngành khoa học và kỹ thuật tại Hoa Kỳ (GRE) Hai tác giả cho rằng, thời gian dành cho tự học, tự mày mò qua giáo trình, tài liệu của học viên lại không có mối quan hệ ý nghĩa gì đến kết quả điểm số Tuy nhiên, các tác giả cũng đưa ra được một số phương pháp tự học giúp học viên nâng cao kết quả điểm số trong kỳ thi GRE
Tô Minh Thanh và nhóm tác giả (2011) [22] đã khảo sát hiện trạng hoạt động tự học của 1.691 SV chính quy văn bằng 1 của 21 khoa/bộ môn trực thuộc Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM Nhóm nghiên cứu đề tài đã chỉ ra rằng, SV có ý thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động tự học đối với kết quả học tập
Nguyễn Thị Thi Thu (2010) [16] đã nghiên cứu thực trạng tự học qua việc khảo sát 270 SV Khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM Tác giả này cho rằng, SV đã có nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc tự học; tự học có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát, chỉ có 19,3% SV hài lòng về phương pháp và hiệu quả tự học và
Trang 14có tới 63,7% SV có dự định thay đổi phương pháp tự học Tác giả cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập không như mong đợi là do một số yếu tố chủ quan cũng như khách quan từ người học
Lê Thị Thanh (2006) [10] đã thăm dò ý kiến của SV và GV Khoa Ngoại ngữ, ĐH Mở – Bán công Tp Hồ Chí Minh về khả năng tự học của SV Khoa Ngoại ngữ và các hướng hỗ trợ hoạt động tự học Kết quả cho thấy, SV có ý thức và thái độ tự học, nhưng trong quá trình tự học, SV còn gặp nhiều khó khăn, chưa có hướng hỗ trợ tốt từ phía GV và nhà trường, nên SV chưa có thái
độ tích cực, cũng như phương pháp hiệu quả đối với việc tự học dẫn đến kết quả học tập không cao
Diệp Thị Thanh (2006) [3] đã nghiên cứu một số phương pháp
tự học làm cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học của SV Tác giả này khẳng định rằng, tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân SV để hoàn thành nhiệm vụ học tập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học – đào tạo trong nhà trường thông qua kết quả học tập
Nguyễn Văn Hùng (2004) [17] đã nghiên cứu tự học – yếu tố trực tiếp quyết định đến chất lượng đào tạo, cho rằng SV muốn đạt kết quả cao trong học tập thì phải tuân thủ các yêu cầu về tự học bắt buộc đối với SV như phải có thái độ học tập, thái độ tự học đúng đắn, phương pháp học tập khoa học…
Lưu Xuân Mới (2003) [12] đã nghiên cứu kỹ năng tự học cho
SV ĐH, cho rằng phương pháp tự học với các kỹ năng cơ bản nhằm định hướng và giúp SV nâng cao hoạt động tự học nhằm đạt kết quả cao trong học tập
Đặng Vũ Hoạt (1994) [4] đã nghiên cứu một số phương pháp dạy học ĐH, cho rằng SV sau khi nhận tác động từ GV trong giờ