Điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan (Trang 25 - 27)

Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất phong phú trong điểm nhìn trần thuật, có điểm nhìn bên trong, bên ngoài và cả không gian lẫn thời gian đan xen trong hệ thống nhân vật và lớp ngôn ngữ bình dân ấy. Cách trao điểm nhìn đa dạng như thế sẽ tạo được hiệu ứng tốt trong cách nhìn nhận của độc giả, tạo cảm giác “trực tiếp”, “công khai”, người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện và cùng trải nghiệm với nhân vật như một tham thể đặc biệt trong thế giới nghệ thuật.

Truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, xuất hiện cái cười mới, cái cười cao hơn, sâu săc hơn cái cười thông thường. Tiếng cười của ông chĩa vào sự tha hóa trong xã hội, qua đó mà tầm phổ quát của nó là tố cáo trạng thái tha hóa của toàn xã hội. Khi tác giả nhảy vào làm trò, tức tác giả nhập vai nhân vật, từ bên trong. Lúc này điểm nhìn trần thuật là điểm nhìn từ nhân vật, từ bên trong. Kẻ cao đạo nói về lưu manh là giọng bề trên nói với kẻ dưới. Tất nhiên, lập một khoảng cách, kẻ khốn nạn nói về kẻ khốn nạn, khoảng cách sex bị phá vỡ. Vì đó là cái nhìn bên trong, cái nhìn tận gan ruột. Do đó nó rất thật.

Với điểm nhìn bên trong tác giả kết hợp với lối kể chuyện ở ngôi thứ ba giấu mặt nhưng di chuyển điểm nhìn vào chính nhân vật trong truyện. Những truyện ngắn của ông được nhìn xuyên qua cảm nhận của nhân vật: “rồi trong khi nhà nuôi kể lể, thì cậu lệ đánh vần để đọc lá thư”, “nó mừng quá lóp ngóp

đứng dậy, vội vã theo vào trong buồng giấy” (Đồng hào có ma). Nhiều chi tiết được nhìn nhận thông qua cách kể của tác giả nhưng với lời kể nhân vật: “ nhìn gánh bún riêu. Nó nhìn mẹt bánh đúc. Nó nhìn rổ khoai lang. Cơ chừng nó thèm. Nó thèm vì nó đói.” (Thằng ăn cắp), đó là những cách nghĩ của chính nhân vật trong truyện rất chân thực và có ý nghĩa. “con Thanh chờ, nó đập bàn chân nọ vào bàn chân kia cho đỡ sốt ruột” (Thanh! Dạ!). Cách tạo điểm nhìn bên trong người đọc có được cái nhìn xuyên thấu và sâu hơn trong cảm nhận và những suy nghĩ, trăn trở lo toan về cuộc sống của chính nhân vật đời thường. Truyện “Ngựa người người ngựa” đã thành công trong việc ìn bộc lộ được những đau khổ đến tột cùng của chàng trai phu xe khi gặp phải gái ăn sương trong tình cảnh nghèo đói và phải lo cho gia đình.

Phối hợp với điểm nhìn bên trong là điểm nhìn bên ngoài trong mỗi truyện ngắn tạo nên góc nhìn đa chiều và nhìn được toàn cảnh cuộc sống trong mỗi truyện ngắn mà Nguyễn Công Hoan dày công sáng tạo. Có thể nói cách nhìn từ ngoài sôi vào những hành động, của chỉ thậm chí suy nghĩ của chính nhân vật độc giả đều có thể dễ dàng nhận thấy. Mỗi truyện là mỗi cảnh nhìn khác nhau làm nổi bật lên những sự kiện xoay quay đời sống nghèo túng và cơ cực của con người phận bé, tôi tớ, những người có hoàn cảnh cùng khổ. Trong “Ngựa người người ngựa” mở đầu là cảnh anh phu xe lững thững dắt xe không có người ngồi từ bao giờ. Từ điểm nhìn này khung cảnh gợi mở cho chúng ta nhiều điều về con người trong truyện, có những nhận định riêng của chính tác giả về phận người: “Ấy thế!...sạch sành sanh cả”. Điểm nhìn bên ngoài được tác giả dụng ý sử dụng trong các truyện ngắn của ông, toàn cảnh cuộc rượt đuổi thằng ăn cắp được miêu tả rất lỹ, hay trong cảnh thằng ăn mày thèm miếng thức ăn của chó đến nhỏ nước giải ra thật tỉ mỉ. Thông qua những cách nhìn đó nhằm bộc lộ được tài quan sát của nhà văn cũng như tình cảm sâu sắc dành cho những thân phận nghèo nàn.

Những truyện ngắn Nguyễn Công Hoan miêu tả những sự việc diễn ra đời thường nên điểm nhìn không gian xoay quanh một vùng quê, hay khu phố, cảnh

chợ búa, trong nhà, ở bệnh viện. Thời gian trong truyện cũng được miêu tả rất chi tiết, Tối ba mươi tết trong “Ngựa người người ngựa”, khoảng thời gian rời quê hương sang tây học trong “Thế là mợ nó đi tây”, “Anh ở Sài Gòn ra hát… đã ba năm nay” trong “Kép Tư Bền”. “Hơn mười năm nay…cũng đã dai sức” (Được chuyến khách)…

Tóm lại, những thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan được ông sử dụng rất thành công,đạt tới kỹ thuật cao trong sự miêu tả hiện thực đương thời. Những truyện khôi hài, trào phúng hay những truyện chủ yếu miêu tả những cảnh trụy lạc, những sự thối nát, lố bịch trong xã hội cũ…tất cả đều trở nên những giá trị tinh thần đại diện cho một thời, thể hiện chủ nhân đạo sâu sắc. 2.7. Thủ pháp nghệ thuật

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w