CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN.

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan (Trang 29 - 31)

CÔNG HOAN.

Bằng những cơ sở về lý luận thực tiễn, soi chiếu vào những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chúng ta nhận thấy rằng phong cách của nhà văn được thể hiện rất đậm nét.

Nó không chỉ là cách nói, cách nghĩ và cách viết của nhà văn mà đó còn là vô thức được hình thành do yếu tố xã hội ảnh hưởng chi phối. Phong cách đó ứng với hoàn cảnh sống của nhà văn hiện tại_sống giữa những xô bồ, đen tối bản thân của mỗi người “nhạy cảm” ắc hẳn sẽ cảm thấy mình cần làm gì đó để góp tiếng nói tố cáo xã hội.

Chính những cảm xúc thực tế đó mà văn chương của Nguyễn Công Hoan rất thực. Mọi thứ dường như đã cũ nhưng khi được ông viết ra nó lại trở thành một vấn đề mới mẻ và vô cùng đặc sắc.

Với hệ đề tài gần gũi, quen thuộc về con người, cuộc sống, mâu thuẩn giai cấp, giàu nghèo,… Nguyễn Công Hoan ngoài việc tạo cho mình một phong cách

riêng ông còn đưa người đọc tới gần hơn với chân thật hơn của cuộc sống đương thời.

Với cốt truyện và kết cấu lạ, độc đáo thể hiện phong cách rất riêng của môt cây bút hiện thực, Nguyễn Công Hoan dường như đã gây ấn tượng tạo khiêu khích tích cực từ phía người tiếp nhận. Đây cũng chính là một giá trị căn bản mà truyện ngắn của ông mang lại. Nó gây sự tò mò ngay từ đầu và hấp dẫn đến khi kết thúc câu chuyện, càng tò mò, càng hứng thú và khi kết thúc câu chuyện người đọc vẫn cảm thấy có gì đó đau xót, trách móc và đột ngột bởi cái bất công tủi nhục của đa số nhân vật chính diện xuất hiện trong tác phẩm.

Với giọng điệu ngôn ngữ tự nhiên, suồng sả. Phần nào nói lên phong cách tự nhiên khi viết truyện của tác giả, mọi thứ diễn ra trong câu chuyện dường như quá thân quen đối với Nguyễn Công Hoan nên tác giả mới tự nhiên như vậy. Giá trị cho điểm phong cách này được hiện ra ở chổ đó chính là một sự kết nối tiểu biểu giữa nhà văn – tác phẩm – bạn đọc.

Nghệ thuật trần thuật đặc sắc là cách mà Nguyễn Công Hoan gửi gắm thông qua tác phẩm, tạo ra những nhận định sâu sắc về cuộc đời và con người. Không quá triết lí sâu xa, tác phẩm của ông được kể với nhịp kể rất đều và tự nhiên, từ những xuất phát điểm khác nhau trong điểm nhìn trần thuật tác giả đã chuyển tới người đọc những câu chuyện đầy đau khổ và bất công của người nghèo, của những tầng lớp thấp của xã hội mà ông đang sống.

Điều đáng nói ở đây chính là qua những nét nghệ thuật đặc sắc đó Nguyễn Công Hoan hiện lên là một cấy bút truyện ngắn hiện thực trào phúng. Không cay cú như những phóng sự của Vũ Trọng Phụng, cũng khác hẳn với những gì Nam Cao đã viết. Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thực sự để lại nhưng ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.

Những phong cách nghệ thuật đó được gửi gắm qua từng tác phẩm khác nhau, tạo tiền đề và sức sống mãnh liệt đối với những tác phẩm truyện ngắn của ông. Để cho những tác phẩm đó tồn tại cho đến tận bây giờ và cả sau này nữa.

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan (Trang 29 - 31)