Thủ pháp nghệ thuật được coi là những phương tiện cơ bản để nhà văn gom góp kết hợp trong tác phẩm của mình. Nguyễn Công Hoan cũng vậy, thủ pháp nghệ thuật mà ông sử dụng ở đây chính là thủ pháp “trào phúng”.
Có thể nói, sự nhạy bén đặc biệt trước những mâu thuẩn trào phúng trong đời sống là đặc điểm quan trọng nhất trong tư duy nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan vì Ông rất có năng khiếu phát hiện ra những tình huống gây cười, mâu thuẩn hài hước trong các sự vật, hiện tượng xung quanh. Ông luôn nhìn xã hội đương thời dưới lăng kính trào phúng.
Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là một cảnh tượng, một tình huống mâu thuẫn đầy tính chất hài hước trong cái “tấn trò đời”. Để làm nổi bật mâu thuẫn trào phúng của sự vật, hiện tượng, nhà văn thường dùng biện pháp phóng đại. Phóng đại được xem như là một đặc điểm không thể thiếu của sự hư cấu nghệ thuật trong văn trào phúng. Đó là sự thể hiện “một thái độ nào đo châm biếm hoặc hoài nghi những cái được thừa nhận, có khuynh hướng lật mặt trái, hơi xuyên tạc đi một ít, chỉ ra cái không hợp lý trong cái bình thường”.Nó làm cho mâu thuẩn càng nổi bật và chất muối trào phúng càng đậm đà. Ví dụ trào
phúng trong Kép Tư Bền, Ngựa người người ngựa, Thật là phúc, Cụ chánh bá mất giày….
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan tuy trào phúng song vẫn thuộc loại “tả thực”, vẫn yêu cầu tác phẩm có diện mạo giống như bản thân đời sống, với “sự chính xác của các chi tiết”, do đó không cho phép sự phóng đại kiểu biếm họa quá đáng khiến cho sự vật bị méo mó, quái dị, không thật.