Nghiên cứu bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên bắn cung cấp cao Việt Nam
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
Tác giả luận án
Phạm Văn Diện
Trang 4
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án
Danh mục các đơn vị đo lường được sử dụng trong luận án
Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án
1.1 Một số đặc điểm cơ bản của môn bắn cung 7
1.1.2 Đặc điểm quy luật hình thành kỹ năng vận động trong bắn
1.1.3 Đặc điểm huấn luyện thể lực chuyên môn VĐV môn bắn
1.2 Các quan điểm và phương pháp phát triển tố chất sức bền chuyên
môn trong huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao 17
1.2.1 Các quan điểm về sức bền chuyên môn trong huấn luyện
1.2.3 Cơ sở sinh lý và phương pháp phát triển tố chất sức bền
chuyên môn trong huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao 23 1.3 Các quan điểm về bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền
1.3.1 Bài tập thể chất trong huấn luyện thể lực chuyên môn 29
1.3.2 Bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền chuyên môn
1.4 Khái quát hiện trạng về công tác huấn luyện thể lực chuyên môn
cho VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam 34
1.4.1 Hiện trạng về nội dung huấn luyện thể lực cho VĐV bắn
Trang 5Chương 2 Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 40 2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 40
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 41
3.1 Nghiên cứu xác định hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh
giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt
3.1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn hệ thống test đánh giá
sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt
3.1.2 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho
3.1.3 Bước đầu ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên
3.1.4 Bàn luận về hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt
Trang 6chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam 82
3.2.2 Thực trạng huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn cho
3.2.3 Thực trạng việc ứng dụng hệ thống các bài tập phát triển
tố chất sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp
3.2.4 Thực trạng tố chất sức bền chuyên môn của nam VĐV bắn
3.2.5 Bàn luận về thực trạng công tác huấn luyện sức bền
chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam 94 3.3 Lựa chọn, ứng dụng và xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát
triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam 97
3.3.1 Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn
3.3.2 Xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam 105
3.3.3 Đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam
3.3.4 Bàn luận về hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam 125
Trang 7CLB - Câu lạc bộ
HCV - Huy chương vàng
HCĐ - Huy chương đồng HLV - Huấn luyện viên
HLTT - Huấn luyện thể thao LVĐ - Lượng vận động
Trang 9Các bảng
1.1 (ml/kg/phút) của VĐV trình độ cao các môn thể
thao đối kháng trực tiếp và các VĐV thể thao khác
26
1.2 Phân phối thời gian và nội dung huấn luyện thể lực
trong tuần của VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam Sau 35 3.1
Kết quả điều tra thực trạng việc sử dụng các test đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam (n = 24) Sau 63 3.2
Mối tương quan giữa các test đánh giá sức bền chuyên môn với thành tích thi đấu của đối tượng nghiên cứu (n = 15)
65
3.3
Kết quả xác định độ tin cậy của hệ thống các test đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao (n = 15)
67
3.4
Kiểm định tính phân bố chuẩn các test đánh giá sức bền chuyên môn của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam (n = 15)
69
3.5
Diễn biến các test đánh giá tố chất sức bền chuyên môn của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam qua các giai đoạn kiểm tra (n = 15)
Sau 70
3.6
Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng nội dung của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam - thời điểm ban đầu
Sau 72
3.7
Tiêu chuẩn xếp loại sức bền chuyên môn theo từng nội dung của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam - thời điểm sau 12 tháng tập luyện
Sau 72
3.8
Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn theo từng nội dung của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam - thời điểm ban đầu
Sau 72
3.9
Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền chuyên môn theo từng nội dung của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam - thời điểm sau 12 tháng tập luyện
Sau 72
3.10
Tiêu chuẩn tổng hợp điểm xếp loại đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam
Trang 1088
3.16 Thực trạng sức bền chuyên môn của nam VĐV bắn
cung cấp cao Việt Nam (n = 18) Sau 89 3.17 So sánh kết quả kiểm tra của nhóm theo dõi ngang
và nhóm quan sát sư phạm - thời điểm ban đầu 91 3.18
So sánh kết quả kiểm tra của nhóm theo dõi ngang
và nhóm quan sát sư phạm - thời điểm sau 12 tháng
92
3.19
Thực trạng kết quả xếp loại sức bền chuyên môn của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam (n = 18)
93
3.20
Kết quả phỏng vấn lựa chọn hệ thống các bài tập huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam (n = 24)
112
3.24
Bảng phân bổ nội dung huấn luyện sức bền chuyên môn theo chu kỳ tuần giai đoạn hoàn thiện và thi đấu
114
3.25 Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền chuyên
môn của đổi tượng nghiên cứu trước thực nghiệm 116 3.26
Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền chuyên môn của đổi tượng nghiên cứu sau 6 tháng thực nghiệm
117
Trang 11119
3.29
Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền chuyên môn của đổi tượng nghiên cứu sau 24 tháng thực nghiệm
120
3.30
So sánh kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền chuyên môn sau 24 tháng thực nghiệm so với trước thực nghiệm
121
3.31
Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá trình độ sức bền chuyên môn của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn của quá trình thực nghiệm (n = 05)
Sau 121
3.32
So sánh sự khác biệt giữa phương tiện huấn luyện nâng cao tố chất sức bền chuyên môn của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm quan sát sư phạm sau 24 tháng thực nghiệm
122
3.33
So sánh kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền chuyên môn nhóm thực nghiệm sau 24 tháng so với nhóm theo dõi ngang
124
3.34
So sánh kết quả kiểm tra các chỉ tiêu tâm - sinh lý của nhóm thực nghiệm trước và sau 24 tháng thực nghiệm
Sau 121
3.3
Diễn biến thành tích kéo tạ 1 phút của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn của quá trình thực nghiệm
Sau 121
3.4
Diễn biến thành tích giữ tạ tay trước của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn của quá trình thực nghiệm
Sau 121
3.5
Diễn biến thành tích vớt tạ trước 1 phút của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn của quá trình thực nghiệm
Sau 121
Trang 12Sau 121
3.8
Diễn biến thành tích giữ cung lâu trên tay của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn của quá trình thực nghiệm
Sau 121
3.11
Diễn biến thành tích kéo cung giữ lâu trên tay của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn của quá trình thực nghiệm
Sau 121
3.12
Kết quả xếp loại sức bền chuyên môn của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm quan sát sư phạm sau thực nghiệm
123
Trang 13BỘ VH, TT & DL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Viện khoa học TDTT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính gửi:
Đơn vị:
Nhằm tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn và các chỉ tiêu đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam, mong đồng chí nghiên cứu kỹ những câu hỏi dưới đây của chúng tôi và cho cách trả lời bằng cách gạch chân hoặc đánh dấu vào ô cần thiết Ý kiến đóng góp của đồng chí sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích trong việc ứng dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn và các chỉ tiêu đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam Xin chân trọng cảm ơn! Xin đ/c cho biết sơ lược về bản thân Họ và tên: Tuổi:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ: Đơn vị công tác:
Thâm niên làm công tác giảng dạy - huấn luyện bắn cung
Câu hỏi 1 Theo đồng chí, các chỉ tiêu, các test nào sau đây được đ/c (hoặc
đơn vị đ/c) sử dụng hoặc cho rằng cần thiết phải sử dụng trong kiểm tra, đánh giá sức bền chuyên môn của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam, (gạch chân dòng thích hợp) và mức độ ưu tiên quan trọng trong đánh giá (đánh dấu vào ô thích hợp)
Ghi chú: - Mức ưu tiên 1: Rất quan trọng
- Mức ưu tiên 2: Quan trọng
Trang 14Nhảy dây 2 phút (lần)
Cooper test (m)
Co tay xà đơn (lần)
Nằm ngửa trên ghế đẩy tạ 30 kg 1 phút (lần)
Cúi kéo tạ 1 phút (lần)
Giữ tạ tay trước (s)
Vớt tạ trước 1 phút (lần)
Vớt tạ sau 1 phút (lần)
Nâng, giữ tạ tĩnh 10 kg (s)
Giữ cung lâu trên tay (s)
Giương cung liên tục tối đa (lần)
Kéo dây cung tối đa (lần)
Kéo cung giữ lâu trên tay (s)
Câu hỏi 2 Theo đồng chí, các bài tập nào dưới đây được đồng chí hoặc đơn vị
đồng chí sử dụng trong huấn luyện nâng cao sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam Gạch chân dòng
Trang 15Ghi chú: Mức ưu tiên 1: Quan trọng
Mức ưu tiên 2: Bình thường Mức ưu tiên 3: Không quan trọng Bài tập 1 Chạy bền 1500m - 3000m
Bài tập 2 Bài tập nhảy dây
Bài tập 3 Bài tập cúi kéo tạ
Bài tập 4 Bài tập vớt tạ trước
Bài tập 5 Bài tập vớt tạ sau
Bài tập 6 Bài tập giữ tạ tĩnh
Bài tập 7 Bài tập với dây lò xo (trước và sau)
Bài tập 8 Bài tập nằm ngửa trên ghế đẩy tạ
Bài tập 9 Bài tập trương lực cơ
Bài tập 10 Tập tạ tay Gante
Bài tập 11 Nằm sấp chống đẩy
Bài tập 12 Kéo giữ cung lâu trên tay
Bài tập 13 Kéo cung liên tục nhiều lần trong một tổ
Bài tập 14 Kéo cung đồng đội
Bài tập 15 Kéo cung với tấm kêu
Bài tập 16 Kéo cung bậc thang
Bài tập 17 Bài tập đẩy xe cút kít
Trang 16
Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của đồng chí./ Ngày tháng năm 20
Trang 17PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính gửi:
Đơn vị:
Nhằm tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao trên phạm vi toàn quốc, mong đồng chí nghiên cứu kỹ những câu hỏi dưới đây của chúng tôi và cho cách trả lời bằng cách gạch chân và đánh dấu vào ô cần thiết Ý kiến đóng góp của đồng chí sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích trong việc ứng dụng các bài tập nâng cao sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam Xin chân trọng cảm ơn! Xin đ/c cho biết sơ lược về bản thân Họ và tên: Tuổi:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ: Đơn vị công tác:
Thâm niên làm công tác giảng dạy - huấn luyện bắn cung
Câu hỏi 1: Theo đồng chí, vai trò của tố chất sức bền chuyên môn trong công tác huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao như thế nào? Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Câu hỏi 2: Hiện nay, tại đơn vị đồng chí, công tác huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung cấp cao có được quan tâm hay không? Có Có nhưng chưa nhiều Chưa có Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của đồng chí./ Ngày tháng năm 20
Trang 18Với mục tiêu tham dự các Đại hội thể thao châu lục và Thế vận hội Olimpic của thể thao Việt Nam, sau hơn 10 năm du nhập cho đến nay Ngành Thể dục thể thao đã tập trung đầu tư, phát triển môn bắn cung rộng khắp các tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc Đến nay đã có trên 17 tỉnh, thành, ngành đầu tư phát triển môn bắn cung là: Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Quân Đội, Hưng Yên, Bắc Kạn, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương
và gần đây nhất là tỉnh An Giang và Đắc Lắc
Cùng với các môn thể thao khác, trong những năm qua môn bắn cung cũng đã có những bước phát triển và tiến bộ, nhưng vẫn đang còn ở trình độ thấp so với thế giới và một số nước trong khu vực Để môn bắn cung nước ta lên ngang tầm với trình độ các cường quốc thể thao thế giới, đòi hỏi phải nỗ lực rất lớn trên nhiều mặt như: Xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ những nhà Khoa học, cán bộ, HLV để đáp ứng phong trào và nâng cao thành tích Trong những năm gần đây, thực tiễn giảng dạy, huấn luyện và phát triển môn bắn cung ở hầu hết các địa phương trên toàn quốc đã chỉ ra, trong nhiều trường hợp công tác đào tạo VĐV chưa chú ý đến việc huấn luyện toàn diện, chưa đảm bảo tính lôgíc giữa các mặt như kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý, ý chí [68], [79]
Trang 19Ngày nay, trước yêu cầu cao của quá trình đào tạo VĐV đòi hỏi bên cạnh các bài tập phát triển tố chất thể lực, phải đặc biệt chú ý tới những bài tập nhằm phát triển tố chất thể lực chuyên môn ưu thế, đặc biệt là sức bền Trong đó, tố chất sức bền chuyên môn có ý nghĩa quyết định vì nó là cơ sở, là tiền đề phát huy tối đa khả năng làm việc của các cơ quan chức phận và các tố chất vận động khác, phù hợp với đặc điểm của từng môn thể thao, tạo điều kiện thuận lợi cho tập luyện và thi đấu, đảm bảo hiệu quả sử dụng kỹ - chiến thuật trong suốt thời gian thi đấu Sức bền giúp cho VĐV phát triển khả năng hoạt động, khối lượng tập luyện và thi đấu có hiệu quả trong suốt thời gian dài Sức bền trong thi đấu đảm bảo cho VĐV giữ được nhịp độ trận đấu với hiệu suất thi đấu ổn định và luôn phát huy được các ưu điểm về kỹ - chiến thuật Ngoài ra, sức bền chuyên môn đóng vai trò quyết định trong những trận đấu căng thẳng, đồng thời làm cho VĐV không nản chí khi bị đối phương dẫn điểm Sức bền chuyên môn là một yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn diện thể lực cho VĐV
Thực tiễn công tác huấn luyện VĐV bắn cung hiện nay cho thấy, chất lượng đào tạo VĐV các môn thể thao của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh mà VĐV bắn cung Việt Nam đã đạt được như kỹ, chiến thuật còn một nhược điểm rất lớn cần phải khắc phục đó là: Trình độ thể lực, đặc biệt là sức bền chuyên môn của một số môn thể thao Olympic, trong đó có môn bắn cung còn rất hạn chế Điều này được bộc lộ qua khả năng thi đấu của các VĐV Việt Nam còn kém đặc biệt vào những thời điểm cần phát huy nỗ lực tối đa trong trận đấu
Trong thể thao nói chung và bắn cung nói riêng, đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu lĩnh kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý, môi trường và phương tiện tập luyện với phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất sức bền chuyên môn Một VĐV có thể lực tuyệt vời nhưng nếu thiếu kỹ
Trang 20thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý thì không thể chiến thắng được đối phương Ngược lại, nếu một VĐV có các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý tốt mà thiếu thể lực thì cũng khó có thể chiến thắng được đối phương Hai VĐV có trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý và các điều kiện khác như nhau, song VĐV nào có sức bền chuyên môn tốt hơn thì VĐV đó sẽ đạt thành tích cao hơn, ổn định hơn trong các lần bắn về sau Phát bắn hay chu kỳ bắn phải được ổn định một khoảng thời gian nhất định, khoảng thời gian này đòi hỏi phải có độ chuẩn xác tinh vi và muốn làm được những điều đó thì VĐV phải được trang bị thật tốt về yếu tố sức bền chuyên môn Cho nên có thể khẳng định, sức bền chuyên môn là tố chất thể lực chuyên môn đặc trưng của VĐV bắn cung, là nền tảng và chỗ dựa để phát huy kỹ, chiến thuật
Huấn luyện sức bền chuyên môn còn đảm bảo phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa nâng cao năng lực tố chất của cơ thể VĐV với việc nâng cao năng lực tâm lý, có tác dụng tích cực đến việc giáo dục các phẩm chất, nhân cách, đặc biệt là giáo dục ý chí cho VĐV [68], [77] Điều này được thể hiện ở những cố gắng nỗ lực hoàn thành khối lượng tập luyện, phấn đấu vượt qua được những thành tích của bản thân để vươn tới các thành tích mới, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, chủ động sáng tạo trong thi đấu Xu hướng phát triển của bắn cung hiện đại đòi hỏi ở VĐV khả năng thích ứng cao với lượng vận động lớn và khả năng ổn định tâm lý cao trong thời gian dài Do đó, việc huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
là khâu không thể thiếu trong quá trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo VĐV bắn cung cấp cao, mà vấn đề này cho đến nay các HLV vẫn chưa thực sự coi trọng trong công tác đào tạo - huấn luyện
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, vấn đề phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV các môn thể thao nói chung và VĐV môn bắn cung cấp cao nói riêng là một điều cấp bách không thể thiếu được
Trang 21Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các môn thể thao đã thu hút nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên còn chưa nhiều Các công trình nghiên cứu về phát triển tố chất sức bền chuyên môn cho VĐV các môn thể thao đã có giá trị khoa học ứng dụng tốt, nhưng số lượng còn hạn chế, đặc biệt trong môn bắn cung hiện nay thì hầu như chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ
Trước hết, phải kể đến các công trình khoa học nhằm nghiên cứu về tố chất thể lực chuyên môn của VĐV các môn thể thao như: Lê Hồng Sơn (2006) [56]; Lâm Quang Thành, Bùi Trọng Toại (2002) [59]; Nguyễn Hạc Thuý, Nguyễn Quý Bình (2000) [62] Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn và hệ thống các bài tập phát triển tố chất thể lực chung và thể lực chuyên môn cho VĐV cầu lông, bóng ném ở giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu và giai đoạn chuyên môn hoá sâu
Song song với các công trình này là các công trình nghiên cứu nhằm phát triển các tố chất thể lực riêng lẻ cho VĐV các môn thể thao như: Nguyễn Đương Bắc (2007) [7]; Phạm Đông Đức (1998) [24]; Trần Tuấn Hiếu (2004) [29]; Ngô Ích Quân (2007) [55]; Lê Hồng Sơn (2006) [56]; Vũ Xuân Thành (2012) [60]; Nguyễn Hữu Thắng (1998) [61]; Lê Trí Trường (2012) [75], Nguyễn Danh Hoàng Việt (2004) [83] Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã xác định hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn và hệ thống các bài tập phát triển các tố chất sức bền chuyên môn, sức mạnh, sức mạnh tốc độ cho VĐV các môn thể thao Với môn bắn cung do môn này đang trong giai đoạn phát triển ở Việt Nam hiện tại mới có 17 tỉnh thành đầu tư, nên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV một cách đầy đủ
Trang 22Có thể thấy, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên, dù ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, song các kết quả nghiên cứu đó cũng đã xác định được cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở khoa học đưa ra được những luận điểm trong lĩnh vực huấn luyện phát triển tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các môn thể thao Có thể nói, đây là nguồn tư liệu tham khảo chuyên môn hết sức đáng quý trong lĩnh vực đào tạo - huấn luyện nâng cao tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các môn thể thao
Qua tìm hiểu thực tế công tác huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao ở Việt Nam hiện nay thấy công tác huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn, đặc biệt là sức bền chuyên môn cho VĐV chủ yếu theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn, cụ thể là sau khi cho VĐV tập luyện thường xuyên trong thời gian từ 3 - 6 tháng, nếu tăng trưởng về các tố chất thể lực, kỹ thuật, ý thức chiến thuật thì tiếp tục giữ lại để đào tạo, hoặc VĐV yếu tố chất thể lực nào thì HLV sẽ tăng cường huấn luyện các tố chất thể lực đó Cách thức huấn luyện theo kinh nghiệm truyền thống này có tác dụng nhất định nhưng chưa đủ cơ sở khoa học
Vì thế, nghiên cứu khoa học lựa chọn được các phương tiện và phương pháp huấn luyện sức bền chuyên môn cho các VĐV bắn cung cấp cao là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn đào tạo VĐV bắn cung nước ta hiện nay
Những phân tích trên đã khẳng định việc nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên bắn cung cấp cao Việt Nam” là vấn đề cấp thiết để nâng cao hiệu quả công tác
huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn nói chung và huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn nói riêng cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tố chất sức bền chuyên môn và việc sử dụng các bài tập phát triển tố chất sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao ở nước ta, luận án tiến hành lựa chọn, ứng dụng hệ thống bài tập
Trang 23phát triển sức bền chuyên môn phù hợp điều kiện thực tiễn hiện nay, xác định hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trong thực tiễn công tác huấn luyện nhằm nâng sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao ở nước ta
Mục tiêu nghiên cứu:
Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án thực hiện các mục tiêu nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu xác định hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam
Mục tiêu 2: Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn
cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam
Mục tiêu 3: Lựa chọn, ứng dụng và xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển
sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam
Giả thuyết khoa học của luận án:
Qua thực trạng công tác huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao trên phạm vi toàn quốc cho thấy, hiệu quả còn thấp Một trong những nguyên nhân cơ bản là do hệ thống bài tập chuyên môn ứng dụng trong huấn luyện chưa được xây dựng một cách hệ thống và chưa đảm bảo đầy đủ cơ sở khoa học cần thiết Vì vậy, kết quả nghiên cứu khoa học của luận án nếu được áp dụng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong huấn luyện phát triển tố chất sức bền chuyên môn, góp phần nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV
Trang 24Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Một số đặc điểm cơ bản của môn bắn cung
1.1.1 Đặc điểm kỹ thuật môn bắn cung
Theo xu thế hiện đại môn bắn cung nó có đặc trưng là nhanh, vững, liên tục và chuẩn xác Theo các chuyên gia, các nhµ khoa học thì kỹ thuật môn bắn cung có những đặc điểm sau:
Tính cá thể: Các kỹ thuật trình bày ở sách vở chỉ là một loại mô thức
động tác kỹ thuật lý tưởng hoá Với mỗi VĐV mô thức đó chưa chắc đã có hiệu quả nhất, hợp lý nhất mà chỉ có lấy mô thức thể thao của quần thể làm chỗ dựa kết hợp với đặc điểm cá thể của VĐV Trên cơ sở tiến hành điều chỉnh xác lập kỹ thuật cá nhân mới có thể đạt được sự hợp lý và hiệu quả kỹ thuật cao nhất
Tính tương đối: Nghĩa là cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật
thì kỹ thuật của môn bắn cung không ngừng phát triển, tính hợp lý của nó chỉ
là tương đối
Tính hoàn chỉnh: Kỹ thuật môn bắn cung do các động tác cụ thể tổ hợp
thành, song không chỉ có mối quan hệ với VĐV mà còn có mối quan hệ với cung, tên, bia và điều kiện môi trường Bất cứ sự biến đổi nào của động tác kỹ thuật cũng như sự biến đổi của các nhân tố khác đều ảnh hưởng đến sự phát huy hiệu quả của kỹ thuật hoàn chỉnh
Tính không gian - thời gian: Kỹ thuật bắn cung đều được các bộ phận
cơ thể hoàn thành trong một thời gian - không gian nhất định Tính không gian - thời gian của các kỹ thuật ở các môn trong bắn cung đều biểu hiện ra đặc điểm tính lặp lại thời gian ngắn, ở phần lớn các môn còn có đặc tính không gian - thời gian tương đối tĩnh tại (giữ im) Trong các kỹ thuật của bắn cung đặc tính thời gian, không gian này biến đổi rất nhỏ song có yêu cầu rất
cao về độ chính xác
Trang 25Tính thao tác kỹ thuật: Bắn cung là một loại kỹ thuật mang tính thao
tác khác với các môn thể thao không thực hiện kỹ thuật với khí tài ở chỗ: Kỹ thuật bắn cung là một loại kỹ thuật coi trọng cả hai thao tác là VĐV phải thông qua não để thao tác cơ thể, luyện thành các động tác tương ứng, đồng thời còn phải thao tác cung và các dụng cụ để hoàn thành quá trình bắn tốt nhất, chính là kỹ thuật thao tác hợp nhất giữa người và cung Song thao tác này lấy một bia cố định làm mục tiêu, đồng thời chịu ảnh hưởng của ngoại lực
tự nhiên như áp suất, không khí, gió, môi trường xung quanh… Vì vậy, yêu cầu thao tác kĩ thuật bắn cung như: giương cung, kéo cung, áp sát, ngắm chuẩn và thả tên (kết thúc) phải mang những đặc trưng sau:
Thứ nhất: Động tác phải thống nhất và ổn định
Thứ hai: Nhịp điệu phải mang tính liên tục và thăng bằng ổn định, hạn chế động tác thừa Ổn định về cảm giác vận động, ổn định về kỹ thuật và cảm giác cơ thể ổn định, mới đủ điều kiện để điều khiển mũi tên bắn trúng đích Đây là một năng lực tổng hợp
Tính mục đích: Tính mục đích của kỹ thuật bắn cung tập trung biểu
hiện ở việc bắn trúng vòng 10 để giành thành tích thi đấu tốt nhất [52] Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Tính hứng thú là luôn luôn ưa thích môn bắn cung
Thứ hai: Biểu tượng kỹ thuật phải rõ ràng, tức là cảm giác cơ thể phải sâu sắc Muốn thế năng lực tập trung chú ý rất cao, thì mới có thể điều khiển, khống chế được và thể hiện cuối cùng là giữ được động tác kỹ thuật chuẩn xác
Thứ ba: Ổn định là hạt nhân như ổn định về thân thể, ổn định về trọng tâm, ổn định về sức mạnh các nhóm cơ có liên quan Trong bắn cung cần chú
ý đặc biệt đến các cơ như cơ vai sau, cơ cổ, cơ tay và cơ thắt lưng, cho nên khi huấn luyện các tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV bắn cung cần chú ý đặc biệt đến vấn đề này
Trang 26Thứ tư: Chuẩn xác là mục đích cho tất cả các trận đấu đều thắng Trong chuẩn xác đặc biệt là chức năng của não rất quan trọng, không đơn thuần là ngắm chuẩn
Từ những đặc điểm nêu trên, trong thi đấu môn bắn cung cần phải thực hiện theo mô hình sau:
Một là: Năng lực thăng bằng - ổn định trọng tâm, tâm lý
Hai là: Sức mạnh bền của chi trên phải tốt
Sáu là: Độ ổn định của cơ delta khi kéo giữ cung
Bảy là: Cảm giác thống nhất của các nhóm cơ có liên quan khi thực hiện kỹ thuật
Tám là: Biểu tượng động tác phải rõ ràng
Chín là: Thời gian kết thúc phải thống nhất
Chính những đặc điểm trên của kỹ thuật bắn cung đã chi phối việc hình thành kỹ năng vận động trong quá trình huấn luyện môn bắn cung
1.1.2 Đặc điểm quy luật hình thành kỹ năng vận động trong bắn cung
Quy luật tính giai đoạn của việc hình thành kỹ năng môn bắn cung
Việc hình thành kỹ năng động tác bắn cung giống như kỹ năng các động tác khác có thể chia thành các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn huấn luyện lại
có những nhiệm vụ giảng dạy, huấn luyện khác nhau [88], [89], [90]
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn lan toả: Giai đoạn này nhiệm vụ huấn
luyện là bước đầu xây dựng biểu tượng động tác bắn cung, học tập và nắm vững động tác bắn cung để bước đầu hình thành kỹ thuật động tác
Trang 27Giai đoạn thứ hai là giai đoạn ức chế phân biệt: Nhiệm vụ của giai
đoạn này là nâng cao và hoàn thiện kỹ năng động tác bắn cung, thải loại các động tác dư thừa và sự căng thẳng cơ bắp
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn tự động hoá: Nhiệm vụ là thành thạo và
từng bước hình thành định hình động lực của động tác bắn cung Chú trọng cải tiến các chi tiết kỹ thuật, xác lập đặc điểm kỹ thuật và phong cách kỹ thuật của riêng mình
Giai đoạn thứ tư là giai đoạn kỹ xảo trình độ cao: Nhiệm vụ là nâng
cao năng lực biểu hiện kỹ thuật động tác trong những điều kiện thay đổi, nâng cao toàn diện năng lực nhịp điệu toàn bộ cơ thể và năng lực ứng biến trong thi đấu, giai đoạn 1 và giai đoạn 2 được hoàn thành trong giai đoạn huấn luyện ban đầu Yêu cầu của 2 giai đoạn này cần đạt được là tạo được tư thế bắn cung thích hợp, thoải mái, nâng cung và giữ cung chính xác, dùng phương thức thông dụng để nắm giữ cung Có thể điều khiển hô hấp, ngắm chuẩn chính xác, có thể khống chế cơ bắp và các bộ phận [91], [93], [94]
Nhiệm vụ chủ yếu của huấn luyện kỹ năng ở 2 giai đoạn này là xác định mục tiêu huấn luyện, bước đầu xây dựng biểu tượng động tác, tư thế hoàn chỉnh Tìm hiểu toàn bộ quá trình của động tác kỹ thuật, thông qua tập luyện hệ thống và lặp lại có thể hoàn thành động tác tư thế bắn cung một cách tương đối tốt Cũng ở giai đoạn 1 và 2 này với thanh thiếu niên bước đầu tập bắn cung nên tiến hành giảng dạy và huấn luyện kỹ năng thời kỳ đầu theo trình
tự dưới đây:
Trước hết tập luyện mô phỏng, giảng giải yếu lĩnh động tác bắn cung làm cho người học nắm vững được cấu trúc và yếu lĩnh động tác tư thế bắn cung hoàn chỉnh, và phương pháp hoàn thành động tác Thông qua vừa giảng giải, phân tích thị phạm làm cho VĐV xây dựng được biểu tượng động tác chính xác đồng thời tiến hành bắt chước
Trang 28Kế đó là tập luyện thăng bằng tĩnh và cảm giác dùng lực cơ bắp Dựa vào nguyên tắc nâng dần và nguyên tắc từ dễ đến khó, trước hết nắm vững tư thế bắn chính xác, tiếp đó là tiến hành tập luyện tính ổn định của “người - cung”
Tiếp theo là: Sửa chữa sai sót động tác Chủ yếu tập trung nắm bắt việc quy phạm hoá và trình tự hoá động tác, kịp thời sửa chữa những động tác sai nảy sinh khi dùng lực
Cuối cùng xây dựng đúng định hình động lực kỹ thuật bắn, qua tập luyện lặp lại xây dựng chính xác định hình kỹ thuật, trên cơ sở đó tăng dần lượng vận động tập luyện
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn nâng cao chuyên sâu trong huấn luyện nhiều năm hoặc trong giai đoạn nâng cao trình độ bắn cung trong quá trình huấn luyện ở giai đoạn cuối, là giai đoạn huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn của bắn cung nên phải đạt được các yêu cầu sau:
Các động tác thực hiện nhịp nhàng, cảm giác khống chế tốt Để điều khiển các động tác chi tiết trong bắn cung cần có sự phân phối sức mạnh phù hợp chính xác, hình thành và duy trì được cảm giác tinh tế, ổn định về thân thể (trọng tâm đặc biệt quan trọng) khi giữ cung và cảm giác tinh tế ở trạng thái ban đầu khi làm quen với cung để bước vào trạng thái ổn định Tính dự báo với thời kỳ ổn định tối ưu của cung, cảm giác rung động nhẹ của bàn tay nắm giữ cung cũng như tính chính xác cao độ của ngắm chuẩn và các năng lực chuyên môn khác đều đạt được trình độ kỹ xảo cao độ
Trong huấn luyện kỹ năng ở giai đoạn này chú ý các đặc điểm sau: Một là học tập tăng cường kỹ thuật làm cho khái niệm động tác được hiểu một cách chính xác và nâng cao được năng lực phân tích kỹ thuật động tác, năng lực điều khiển cung, tên chuẩn xác, tinh tế của người tập
Hai là xác định các tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật chủ yếu, nắm chắc việc huấn luyện chi tiết kỹ thuật nâng cao năng lực phân tích kỹ thuật đúng
Trang 29sai cho người học, ngăn ngừa biên độ giao động của động tác kỹ thuật, nhất là động tác kết thúc
Ba là, nâng cao lượng vận động tập luyện một cách phù hợp như tăng dần thời gian tập luyện, số lần nâng cung, kéo giữ cung, tập trung ngắm đích
Bốn là xếp sắp thoả đáng khối lượng huấn luyện mang tính đối kháng
và tính thi đấu, nhưng giai đoạn này không được nóng vội thi đấu quá sớm
Giai đoạn thứ tư phần lớn dùng cho việc nâng cao trình độ chuyên môn mang tính thi đấu trong huấn luyện nhiều năm, chủ yếu là huấn luyện để nâng cao thành tích cho VĐV [35]
Quy luật truyền dẫn thông tin trong huấn luyện kỹ năng bắn cung
Từ góc độ điều khiển huấn luyện theo các nhà khoa học thể thao như Aleco B (1996) [1], D.Harre (1996) [27], Nguyễn Duy Phát (1999) [52], Philin (1996) [53], Utkin V.L (1996) [78] thì toàn bộ quá trình huấn luyện đều được thực hiện bởi mối liên hệ thông tin giữa người truyền đạt thông tin - tức người điều khiển (HLV hoặc nhà khoa học) với người thu nhận thông tin tức người bị điều khiển (VĐV hoặc học sinh) Quá trình huấn luyện chính là quá trình truyền dẫn thông tin lẫn cho nhau Giai đoạn chủ yếu và phương thức chủ yếu của truyền dẫn thông tin trong huấn luyện kỹ năng môn bắn cung được diễn ra như sau:
Bước thứ nhất: Huấn luyện viên truyền đạt các thông tin cần thiết tới các VĐV
Bước thứ hai: VĐV tiếp nhận những thông tin từ bên ngoài 1 cách có hiệu quả
Bước thứ ba: VĐV sẽ tiến hành xử lý thông tin có hiệu quả những thông tin đã tiếp nhận được (phân tích, tư duy và lý giải)
Bước thứ tư: VĐV phát ra các tín hiệu điều khiển từ não tới các cơ quan vận động (tứ chi và thân người) đồng thời hoàn thành động tác
Trang 30Bước thứ năm: Thông qua thông tin ngược sinh học của bản thân bên trong cơ thể người tập để điều chỉnh động tác của bản thân Cuối cùng hoàn thành động tác chuẩn xác theo yêu cầu quy định
Quy luật chuyển dịch lẫn cho nhau của kỹ năng môn bắn cung
Sự chuyển dịch lẫn cho nhau về kỹ năng môn bắn cung chỉ sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa kỹ năng môn bắn cung với các kỹ năng khác (như năng lực cơ thể, năng lực tâm lý) giữa các kỹ năng vận động của các khâu kỹ thuật với nhau (như kỹ năng ngắm bắn), giữa kỹ năng cũ và kỹ năng mới
Những ảnh hưởng này lại được chia thành ảnh hưởng tốt thúc đẩy lẫn nhau và ảnh hưởng không tốt ràng buộc lẫn nhau Trong ảnh hưởng tốt lại có thể phân thành những ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp, ảnh hưởng cùng loại và ảnh hưởng khác loại, ảnh hưởng từng mặt và ảnh hưởng nhiều mặt, từ đó hình thành nên mối quan hệ chuyển dịch khác nhau
Quy trình của việc hình thành kỹ năng vận động môn bắn cung
Cũng như các môn thể thao khác, trong bắn cung việc hình thành và nâng cao kỹ thuật và kỹ năng vận động đều tồn tại tính trình tự logic một cách nghiêm ngặt, nên nếu không tìm hiểu mối quan hệ trình tự giữa chúng hoặc không dựa theo quy luật phát triển trình tự vốn có của nó để xếp sắp huấn luyện kỹ năng cho học viên bắn cung sẽ khó có thể đạt được hiệu quả giảng dạy và huấn luyện tốt Quy trình của việc hình thành kỹ năng môn bắn cung
có một số đặc điểm sau:
Một là: Trình tự động tác kỹ thuật từng phần khác nhau của bắn cung
cũng khác nhau
Hai là: Trình tự hình thành kỹ năng bắn cung và trình tự huấn luyện
bắn của các kỹ thuật động tác khác nhau cũng khác nhau
Ba là: Trình tự tư duy của VĐV bắn cung với tính đối ứng của trình độ
kỹ thuật động tác phải mang tính đồng bộ mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu
Trang 31Môn bắn cung là một môn thể thao yêu cầu về độ chính xác rất cao, nên cần phải nghiêm khắc dựa vào các quy luật trên để tiến hành giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu
1.1.3 Đặc điểm huấn luyện thể lực chuyên môn VĐV môn bắn cung
Trong môn bắn cung các tố chất biểu hiện hết sức đa dạng, song yếu tố sức mạnh biểu hiện rõ hơn cả là các bài tập thể hiện sự nỗ lực cơ bắp để khắc phục trọng lượng và lực kéo cung hoặc đề kháng lại nó Bài tập này được lựa chọn để có thể thúc đẩy sự hình thành kỹ xảo vận động “cốt lõi” và phát triển các tố chất thể lực thích hợp với môn bắn cung
Hoàn thiện kỹ thuật và chiến thuật được tiếp tục huấn luyện ở giai đoạn chuyên sâu Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo nắm vững kỹ thuật môn bắn cung, có thể sử dụng được trong các điều kiện khó khăn của tập luyện và thi đấu, phát triển kỹ thuật sở trường, các tố chất thể lực chuyên môn cần thiết và ý chí có tác dụng hoàn thiện trình độ điêu luyện về kỹ thuật
và chiến thuật cho VĐV [99], [102], [123], [124]
Ở giai đoạn huấn luyện này, phương pháp thi đấu có vai trò ngày càng lớn trong việc hoàn thiện kỹ thuật Trình độ điêu luyện về chiến thuật phần nhiều phụ thuộc vào trình độ huấn luyện thể lực, kỹ thuật và tâm lý của VĐV bắn cung
Trong quá trình giảng dạy huấn luyện VĐV bắn cung, phải quan tâm đúng cho việc huấn luyện thể lực chuyên môn Việc huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV bắn cung phải theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc tăng lượng vận động ngày một lớn hơn cho đến tối đa
Khi huấn luyện thể lực tác động của bài tập các cơ quan vận chuyển và tiêu thụ ôxy phải hoạt động nhiều hơn so với yêu cầu trong suốt các buổi tập hàng tuần và những hoạt động thể lực bình thường Cơ thể dần dần thích nghi với lượng vận động ngày một tăng, sự hấp thụ ôxy được cải thiện, mặt khác,
Trang 32tác dụng tập luyện sẽ được giảm dần khi lượng vận động đã được tăng lên ở mức chỉ có tác dụng duy trì Nếu muốn tăng trình độ thể lực hơn phải tăng lượng vận động lên cao hơn nữa [11], [12], [18]
Việc tập luyện có thể được tăng theo từng bước về thời gian luyện tập, cường độ hoặc tần suất các bài tập, nghĩa là có thể lập kế hoạch tập luyện theo các yếu tố thời gian, cường độ số lần thực hiện bài tập Điều quan trọng nhất
là huấn luyện phải có kế hoạch và phải phù hợp với điều kiện tập luyện, khả năng thể lực của VĐV và thời gian của mùa thi đấu Điều này quan trọng không chỉ vì để có được hiệu quả tối ưu khi tập luyện mà còn tránh cho VĐV không bị tổn thương do tập luyện quá sức Khi thực hiện nguyên tắc này việc
sử dụng các bài tập đều phải đảm bảo tác động chính và phụ [21], [23], [33], [50]
Mỗi bài tập có ảnh hưởng tới cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau
Ví dụ: Bài tập chạy là bài tập sơ đẳng nhất về các cơ quan vận chuyển và hấp
thụ ôxy Khi chạy tất cả các cơ quan đều phải hoạt động tích cực hơn và chúng được rèn luyện; ngay cả các khớp, gân, dây chằng và các mô liên kết trong cơ cũng được rèn luyện Tác dụng chính của việc tập chạy là luyện tập khả năng ưa khí, còn tác dụng phụ rất quan trọng là luyện tập các khớp xương
và các mô liên kết Trên thực tế có thể đạt được hiệu quả luyện tập 100% ở một khía cạnh nào đó Vì vậy không thể đồng thời luyện tập cả khả năng ưa khí và sức mạnh tối đa có hiệu quả bằng một bài tập Nhận thức được ảnh hưởng phụ là vô cùng quan trọng vì những ảnh hưởng phụ này thường tác động lên những chương trình tập luyện Chính vì vậy khi lên chương trình và thời gian biểu luyện tập phải chú ý tới chúng [65], [66], [76]
Nguyên tắc kết hợp với chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn
Chuẩn bị thể lực chung được sử dụng phần lớn trong giai đoạn huấn luyện cơ bản với những mục tiêu rõ ràng
Trang 33Chuẩn bị thể lực chuyên môn là phần không được thiếu và là hình thức luyện tập chủ yếu trong các thời kỳ thi đấu
Chuẩn bị chung là cơ sở bảo đảm cho phát triển kỹ năng vận động và năng lực tâm lý, tinh thần cho VĐV chuẩn bị chuyên môn Hai phần đó không thể tách rời nhau trong tất cả các giai đoạn, chu kỳ huấn luyện của kế hoạch huấn luyện [2], [4], [6], [35], [39]
Nguyên tắc biến đổi lượng vận động và nghỉ ngơi
Đây là nguyên tắc phản ánh quy luật sinh lý: Hồi phục cũng quan trọng như lượng vận động trong quá trình thích nghi Vì vậy huấn luyện viên không chỉ chú ý đến lượng vận động mà còn phải quan tâm đến thời gian và các thông số khác nhau của quá trình nghỉ ngơi hồi phục, đặc biệt trong tình hình
có hạn chế về dinh dưỡng [19], [30], [31]
Việc tính toán lượng vận động và nghỉ ngơi trong từng bài tập, từng buổi tập và cả chu kỳ khác nhau phải theo đúng nguyên tắc khoa học và quy luật sinh lý nhằm đạt được hiệu quả huấn luyện tích cực nhất, hạn chế các tác động tiêu cực Việc vận dụng nguyên tắc này khi sử dụng các bài tập phải có
sự biến đổi lượng vận động, bởi mối quan hệ giữa lượng vận động và nghỉ ngơi trong tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thành tích cho VĐV [41], [44] Hiện nay quan niệm nghỉ ngơi nên sử dụng hình thức nghỉ ngơi tích cực không nên sử dụng hình thức nghỉ ngơi tiêu cực trong quá trình tập luyện Sau tiếp thu lượng vận động nhất định thì quá trình hồi phục xảy ra Trong một buổi tập hay một chu kỳ tập luyện với nhiều lượng vận động xen kẽ các quãng nghỉ thì nguồn năng lượng cơ thể luôn biến động và diễn biến dưới dạng “làn sóng” Việc sắp xếp lượng vận động và nghỉ ngơi hợp lý nhằm tác động các lượng vận động phù hợp vào các thời điểm thích hợp để nâng cao dần đỉnh của các làn sóng, để nhằm đạt được mục đích của huấn luyện [49], [64]
Trang 34Nguyên tắc huấn luyện theo chu kỳ
Đây là nguyên tắc phản ánh hiện tượng sinh học của con người, muốn
có kết quả huấn luyện tốt thì huấn luyện viên phải chú ý quán triệt nguyên tắc này, thường có các loại [27], [41], [47]:
Chu kỳ ngắn thường là chu kỳ tuần
Chu kỳ trung bình gồm 3 - 6 chu kỳ ngắn
Chu kỳ dài (từ 6 tháng đến 1 năm)
Chu kỳ nhiều năm (nhiều chu kỳ dài)
Việc phân chia chu kỳ tập luyện trong năm thường căn cứ vào các giải thi đấu chính trong năm
1.2 Các quan điểm và phương pháp phát triển tố chất sức bền chuyên môn trong huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao
1.2.1 Các quan điểm về sức bền chuyên môn trong huấn luyện thể thao
Sức bền là một trong những tố chất thể lực quan trong trong huấn luyện thể thao, trong vận động sức bền là khái niệm rất rộng Các quan điểm về sức bền trong nhiều tài liệu có những cách thể hiện và tiếp cận khác nhau Qua phân tích tổng hợp có các quan điểm sau:
Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000): Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được [65]
Do thời gian hoạt động đó cuối cùng bị giới hạn bởi xuất hiện của mệt mỏi nên cũng có thể định nghĩa sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó Các tác giả cho rằng, sức bền luôn luôn liên quan đến khái niệm mệt mỏi Khi thực hiện một hoạt động liên tục và tương đối căng thẳng nào đó thì sau một thời gian con người sẽ thấy việc tiếp tục ngày càng khó khăn hơn Trong một thời gian nhất định, mặc dù khó khăn
Trang 35tăng lờn nhưng cường độ hoạt động vẫn được duy trỡ ở mức ban đầu nhờ sự
nỗ lực của ý chớ
Theo Harre.D (1996) cho rằng: Sức bền là khả năng chống lại sự mệt mỏi của VĐV Sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ tốt nhất (tốc độ, dựng lực, nhịp độ chơi hoặc thi đấu, sử dụng sức lực) trong thời gian vận động kộo dài của thi đấu tương ứng năng lực huấn luyện của mỡnh Sức bền cũn đảm bảo chất lượng động tỏc cao và giải quyết hoàn hảo cỏc hành vi
kỹ - chiến thuật tới cuối cuộc thi đấu và khi vượt qua một khối lượng vận động lớn trong tập luyện Tỏc giả cũng cho rằng, sức bền là một nhõn tố ảnh hưởng lớn đến thành tớch thi đấu và khả năng chịu đựng lượng vận động của VĐV Sức bền được phỏt triển tốt cũng là một trong những điều kiện quan trọng để hồi phục nhanh sau vận động [27]
Theo gúc độ sinh hoỏ Mensicop V.V và Volcop N.I (1997) cho rằng: Sức bền thể hiện dưới dạng kộo dài thời gian hoạt động ở một cường độ nhất định đến khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiờn của mệt mỏi cũng như giảm khả năng hoạt động khi bắt đầu mệt mỏi và cuối cựng dẫn đến ngừng vận động Sức bền được đo bằng thời gian thực hiện vận động đến khi phải dừng lại (thời gian ngưỡng - tng) [42], [105], [106] Trờn quan điểm sinh hoỏ, sức bền được xỏc định bởi tỷ số dự trữ cỏc chất năng lượng được sử dụng với tốc
độ tiờu hao năng lượng khi thực hiện bài tập đó định:
ng
Dự trữ năng lượng (J)Sức bền (t , phút)=
Tốc độ tiêu hao năng lượng (J/phút)
Như vậy sức bền được xỏc định bằng thời gian hoạt động ở cường độ
đó định đến khi hết hoàn toàn năng lượng dự trữ cú thể cú Theo gúc độ sinh
lý, cỏc tỏc giả Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyờn (2003) cho rằng: Sức bền là khả năng thực hiện lõu dài một hoạt động nào đú Sức bền là một tố chất thể lực vỡ vậy cú tớnh tương đối rất cao, được thể hiện trong một loại hoạt động
Trang 36nhất định Nói cách khác, sức bền là một khái niệm chuyên biệt thể hiện khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định Sức bền thường đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài liên tục từ 1 -
3 phút trở lên, với sự tham gia của một khối lượng cơ bắp lớn (từ 1/2 toàn bộ lượng cơ bắp của cơ thể), nhờ hấp thụ ôxy để cung cấp năng lượng cho cơ chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng con đường ưa khí Như vậy sức bền trong thể thao là khả năng thực hiện lâu dài hoạt động cơ bắp toàn thân hoặc chủ yếu mang tính ưa khí [30], [31]
Từ phân tích các quan điểm về sức bền của các tác giả trong nước và trên thế giới cho thấy:
Hầu hết các tác giả đều thống nhất và cho sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó với cường độ nhất định, nên sức bền là tố chất thể lực được thể hiện trong một loại hoạt động Nói cách khác sức bền là một khái niệm chuyên biệt thể hiện khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định
Sức bền có vai trò to lớn với thành tích thi đấu và khả năng chịu đựng LVĐ, luôn gắn liền với hiện tượng mệt mỏi và khả năng hồi phục của VĐV
Để phát triển được sức bền trong tập luyện thì VĐV phải khắc phục mệt mỏi
Trong tập luyện và thi đấu bắn cung hiện đại đòi hỏi rất nhiều về thể lực thể hiện qua việc VĐV phải vận động rất tích cực Phần lớn các phối hợp
kỹ - chiến thuật phải dựa trên sự duy trì hoạt động căng cơ với sự nỗ lực ý chí cao nên điều này đòi hỏi VĐV phải có trình độ phát triển cao về sức mạnh bền và sức bền chuyên môn
Tóm lại, từ phân tích đặc điểm thi đấu của môn bắn cung và các quan
điểm về sức bền của các chuyên gia, có thể đưa ra khái niệm sức bền chuyên môn trong huấn luyện VĐV bắn cung như sau: Sức bền chuyên môn trong
Trang 37bắn cung là khả năng chống lại mệt mỏi của VĐV để đảm bảo nhịp độ và chất lượng hoạt động chuyên môn trong từng loạt bắn, đợt bắn, hay chu kỳ bắn với cường độ cao trong suốt thời gian thi đấu Theo góc độ sinh lý sức bền chuyên môn trong bắn cung là sức bền hỗn hợp ưa khí và yếm khí, trong đó
sức bền yếm khí là chính, sức bền ưa khí là cơ sở
1.2.2 Phân loại sức bền
Hoạt động vận động của con người rất đa dạng Các môn thể thao khác nhau có hoạt động đặc thù riêng mang tính chất và cơ chế mệt mỏi khác nhau Mệt mỏi phân ra: mệt mỏi về trí lực và mệt mỏi về phương diện cảm giác, mệt mỏi về thể xác (thể lực) và mệt mỏi về tinh thần (tình cảm) Sự mệt mỏi về thể xác được tạo ra bởi sự hoạt động của cơ bắp, nên các loại sức bền tương ứng cũng khác nhau [12], [22], [25], [34], [72] Cách phân loại sức bền như sau:
Căn cứ vào thời gian hoạt động, các nhà khoa học như Harre.D [27],
Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga [57], Trịnh Trung Hiếu và Nguyễn Sĩ Hà [58], Nguyễn Thế Truyền [72], chia sức bền ra thành 3 loại:
Sức bền trong thời gian dài là sức bền cần thiết để vượt qua cự ly hoặc hoàn thành khối lượng vận động trong thời gian 11 phút tới nhiều giờ, thành tích phụ thuộc vào khả năng hoạt động ưa khí Trên cơ sở yêu cầu khác nhau
về trao đổi chất nên sức bền trong thời gian dài lại chia thành 3 loại là sức bền trong thời gian dài I, II và III tương ứng với thời gian thi đấu từ 10 - 30 phút,
từ 30 đến 90 phút và trên 90 phút
Sức bền trong thời gian trung bình là sức bền cần thiết để hoàn thành khối lượng vận động trong thời gian từ 2 đến 11 phút Thành tích sức bền này đòi hỏi sự hoạt động đầy đủ của khả năng ưa khí và khả năng yếm khí, phụ thuộc vào mức độ phát triển của sức mạnh - bền và sức nhanh bền
Sức bền trong thời gian ngắn (45 giây đến dưới 2 phút): Thành tích phụ thuộc vào khả năng hoạt động yếm khí và sự phát triển sức mạnh - bền và sức nhanh bền
Trang 38Căn cứ vào trạng thái năng lực làm việc của hệ thống cung cấp năng lượng, Aulic I.V [2], Nguyễn Ngọc Cừ và cộng sự [18], Lưu Quang Hiệp,
Phạm Thị Uyên [31], Nabatnhicova M.Ia [46] chia sức bền ra thành 2 loại
Sức bền ưa khí (aerobic) là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện sử dụng nguồn năng lượng thông qua quá trình ôxy hoá hợp chất hữu cơ giàu năng lượng trong cơ thể
Sức bền yếm khí (anaerobic) là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (ATP, CP) phốt phorin và sức bền hệ thống cung cấp năng lượng láctat Các nhà khoa học khẳng định: sức bền là chỉ làm việc trong một thời gian dài mới có tác dụng là sai lầm vì thực tế trong hoạt động thể thao có mệt mỏi thì có sức bền
Dựa trên 2 quan điểm trên thì tố chất sức bền môn bắn cung thuộc loại sức bền trong thời gian trung bình sử dụng năng lượng hỗn hợp ưa khí và yếm khí, thành tích phụ thuộc vào khả năng hoạt động của hệ cung cấp năng lượng
Sức bền khu vực (mệt mỏi khu vực): Là loại sức bền trong các hoạt động có từ 1/3 đến 2/3 khối lượng cơ tham gia
Sức bền chung (mệt mỏi chung): Là sức bền trong các hoạt động kéo dài với cường độ thấp có sự tham gia của 2/3 nhóm cơ trở lên Trong hoạt
Trang 39động này đòi hỏi cơ quan tuần hoàn và hô hấp hoạt động khẩn trương để đảm bảo cung cấp năng lượng cho hoạt động
Dưới góc độ tâm lý, tác giả Phạm Ngọc Viễn cho rằng: Tri giác chuyên môn của tố chất sức bền thể hiện dưới dạng cảm giác sức bền tốc độ, sức bền mạnh và sức bền - mạnh - tốc độ Vì cấu trúc tâm lý của tố chất sức bền không biểu hiện rõ nét nên sự phân chia sức bền chỉ mang tính chất tương đối, tuy trong mỗi môn thể thao tri giác chuyên môn tố chất sức bền lại có cấu trúc tâm lý riêng và khác nhau Với các môn thể thao cá nhân thì cảm giác độ lớn
và thời gian của sự nỗ lực trong điều kiện giới hạn thời gian để chống lại đối phương có ý nghĩa quan trọng [81], [82]
Dựa trên đặc điểm vận động riêng biệt của từng môn thể thao đa số các nhà khoa học như: Baigunop [4]; Daxưorơxki V.M [22]; Harre.D [27], Trịnh Trung Hiếu và Nguyễn Sĩ Hà [33]; Novicốp A.D, Matveép L.P [49]; Ozolin M.G [50]; Philin [53]; Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn [65], chia sức bền thành sức bền chung (sức bền cơ sở) và sức bền chuyên môn
Tổng hợp các quan điểm về phân loại sức bền trên thấy: Dưới góc độ khác nhau có các cách phân loại khác nhau Nhưng, dù ở góc độ nào thì sức bền đều có liên quan tới lượng vận động và cơ chế mệt mỏi, nên sự phân chia sức bền chỉ mang tính chất tương đối
Như vậy sức bền trong môn bắn cung có một số đặc điểm sau:
Sức bền trong tập luyện và thi đấu bắn cung là sức bền trong thời gian trung bình Thành tích phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tâm lý, trình độ kỹ thuật và khả năng phối hợp vận động, trong đó năng lực hoạt động ưa khí và yếm khí có vai trò quan trọng trong phát triển sức bền
Dưới góc độ sư phạm, sức bền trong môn bắn cung được chia thành các loại sau:
Sức bền chung là năng lực vận động được tiến hành trong thời gian kéo dài với sự tham gia hầu như toàn bộ cơ bắp, là cơ sở để hình thành sức bền
Trang 40chuyên môn trong thi đấu Năng lực vận động này được xác định trước hết bởi mức độ cao về hấp thụ oxy tối đa và mức độ tác dụng cao trong hoạt động cung cấp oxy Do đó huấn luyện sức bền chung phải hướng chủ yếu vào việc nâng cao khả năng ưa khí và năng lực hoạt động ưa khí cũng hướng vào sự phát triển các phẩm chất cá nhân tương ứng [108], [109], [120], [123], [125]
Sức bền chuyên môn chỉ năng lực, chức năng của cơ thể được động viên tới mức tối đa của thành tích môn chuyên sâu Tức là, năng lực duy trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định được gọi là sức bền chuyên môn Sức bền chuyên môn là sức bền đặc trưng riêng cho từng môn thể thao Trong môn bắn cung, sức bền chuyên môn là năng lực duy trì tốc độ, nhịp độ trận đấu với hiệu suất cao, đảm bảo chất lượng điều khiển động tác và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ - chiến thuật tới cuối cuộc thi đấu [8], [123] Đặc trưng cơ bản nhất sức bền chuyên môn của bắn cung là nhanh, vững (ổn định), chính xác và khả năng kiểm soát chặt chẽ của hệ thống thần kinh trung ương tới khả năng khống chế về tốc độ và sức mạnh trong quá trình thi đấu Dưới góc độ sinh lý học thể thao, sức bền chuyên môn trong bắn cung là sức bền hỗn hợp ưa khí và yếm khí trong đó sức bền yếm khí có vai trò quan trọng Sức bền chuyên môn là một trong những tố chất thể lực đặc trưng hàng đầu đối với VĐV bắn cung [121], [122], [125]
1.2.3 Cơ sở sinh lý và phương pháp phát triển tố chất sức bền chuyên môn trong huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao
Sức bền môn bắn cung rất quan trọng để VĐV đạt thành tích cao trong thi đấu Một số trường hợp sức bền còn quyết định chiến thắng hoặc thất bại
Cơ sở sinh lý học của năng lực hoạt động yếm khí là:
Dự trữ vật chất giàu năng lượng có hàm lượng ATP và CP, hàm lượng glucogen và hoạt tính men gluco phân:
Hàm lượng ATP và CP: Khả năng cung cấp năng lượng ATP và CP
cho cơ thể trong vận động chủ yếu quyết định bởi hàm lượng ATP và CP,