Hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý trong tiếng Việt
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tất cảnhững vấn đề được trình bày và giải quyết; những kết luận trong luận ánđều chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
NGUYỄN THỊ TỐ NINH
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
0.1 Lý do chọn đề tài 1
0.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
0.2.1 Về khái niệm hàm ý 2
0.2.2 Về phương thức biểu thị hàm ý 6
0.3 Tính thời sự của đề tài 7
0.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7
0.5 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 8
0.6 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 8
0.6.1 Phương pháp nghiên cứu 8
0.6.2 Nguồn tư liệu 10
0.7 Bố cục đề tài 10
CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM XUẤT PHÁT 12
1.1 Phát ngôn 12
1.2 Cơ cấu nghĩa của phát ngôn 13
1.3 Nghĩa mệnh đề và nghĩa tình thái 15
1.3.1 Nghĩa mệnh đề 15
1.3.2 Nghĩa tình thái 17
1.4 Nghĩa chủ đề 18
1.5 Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn 19
1.5.1 Nghĩa tường minh 19
1.5.2 Nghĩa hàm ẩn 20
1.6 Hàm ý 22
1.6.1 Thuật ngữ hàm ý 22
1.6.2 Quan niệm về hàm ý 24
1.6.3 Quan niệm về hàm ý trong luận án 29
1.7 Điều kiện sử dụng hàm ý trong giao tiếp 38
1.7.1 Hoàn cảnh giao tiếp 38
Trang 31.7.2 Nhân vật giao tiếp 41
Tiểu kết 44
CHƯƠNG 2 CÁC LOẠI HÀM Ý 46
2.1 Vấn đề phân loại hàm ý trong các tài liệu ngữ dụng học 46
2.2 Các loại hàm ý được phân loại theo phương tiện biểu hiện 48
2.2.1 Hàm ý của từ 48
2.2.2 Hàm ý của toàn phát ngôn 62
2.3 Các loại hàm ý được phân loại theo số lượng hàm ý của phát ngôn (theo tầng nghĩa) 70
2.3.1 Hàm ý đơn 70
2.3.2 Hàm ý phức 73
2.4 Các loại hàm ý phân loại theo quan hệ với nghĩa tường minh 78
2.4.1 Hàm ý tăng tiến 78
2.4.2 Hàm ý trái ngược 80
2.5 Các loại hàm ý phân loại theo quan hệ với các nghĩa hàm ẩn khác 83
2.5.1 Hàm ý kiêm chức 83
2.5.2 Hàm ý không kiêm chức 85
2.6 Các loại hàm ý phân loại theo mức độ phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp 85
2.6.1 Hàm ý quy ước 85
2.6.2 Hàm ý hội thoại 90
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG THỨC BIỂU THỊ HÀM Ý TRONG TIẾNG VIỆT 93
3.1 Khái niệm “phương thức biểu thị hàm ý” 93
3.2 Điểm lại danh sách các phương thức biểu thị hàm ý 96
3.2.1 Phương thức biểu thị hàm ý khái quát (generalized implication) .97
3.2.2 Phương thức biểu thị hàm ý hội thoại đặc thù (particular implicature) 99
Trang 43.2.3 Nhận xét chung 101
3.3 Thử đề xuất một danh sách các phương thức biểu thị hàm ý 107
3.3.1 Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ đặc thù 108
3.3.2 Vi phạm phương châm hội thoại, quy tắc quan yếu 114
3.4 Về hiện tượng “lệch pha” trong giao tiếp 137
3.4.1 Dấu hiệu của sự “lệch pha” trong giao tiếp 138
3.4.2 Một số nguyên nhân 140
3.4.3 Giải pháp khắc phục 141
Tiểu kết 142
KẾT LUẬN 145
Trang 5MỞ ĐẦU
0.1 Lý do chọn đề tài
Khái niệm hàm ý cùng lý thuyết hàm ngôn hội thoại của H.P Grice
được đánh giá là một bước tiến quan trọng của ngôn ngữ học, mới ra đờicách đây non nửa thế kỷ Tuy nhiên, việc sử dụng hàm ý để chuyển tảinhững thông tin mà vì một số lý do nhất định, người ta không tiện hoặckhông nên nói thẳng ra là một hiện tượng bình thường trong thực tế, hẳn đã
có ngay từ những cuộc giao tiếp đầu tiên trong xã hội văn minh Trong cáccông trình của mình, H.P Grice nhận xét: trong giao tiếp, nhiều khi chúng
ta “nói điều này nhưng thật ra muốn nói một điều khác” Đồng tình với ýkiến này, Hoàng Phê – người đầu tiên giới thiệu và vận dụng lý thuyết củaH.P Grice vào nghiên cứu tiếng Việt, bổ sung: “Hằng ngày sử dụng ngônngữ, lắm khi chúng ta nói một điều này, nhưng lại muốn cho người nghe từ
đó hiểu ra một điều khác, hoặc hiểu thêm một điều khác nữa” [58, 93].
Thậm chí, ông cho rằng: “Khi một lời nói có hàm ngôn thì ý hàm ngônthường là quan trọng, thậm chí, có khi hiển ngôn chỉ là dùng để nói hàmngôn, ý hàm ngôn là ý chính” [58, 93] W.A Davis (2005) cũng khẳngđịnh vai trò của việc nghiên cứu loại nghĩa hàm ẩn này trong ngôn ngữ học:
“Hàm ngôn hội thoại đã trở thành một trong những chủ đề chính của ngữdụng học.”
Không chỉ có tác dụng trong giao tiếp hằng ngày, hàm ý còn có giá trị
sử dụng rất lớn trong các hoạt động chính trị, ngoại giao và sáng tác vănhọc Bởi vậy, từ khi có những phát hiện của H.P Grice, đặc biệt là từ saukhi ông hoàn thiện và công bố chúng trong tập bài giảng ở Đại học Harvard
(1967), cuốn Logic và hội thoại (1975) và bài báo Ghi chú thêm về logic và hội thoại (1978), giới nghiên cứu đã tập trung khai thác rất nhiều vấn đề
xung quanh khái niệm hàm ý, các loại hàm ý và phương thức biểu thị hàm
ý Tuy nhiên, vấn đề phân loại hàm ý chưa đạt được sự thống nhất cao giữacác nhà nghiên cứu, việc xem xét phương thức biểu thị hàm ý chủ yếu giớihạn ở việc sử dụng một số biểu thức ngôn ngữ (tạo hàm ý ngôn ngữ) vàmột số biện pháp vi phạm phương châm giao tiếp (tạo hàm ý hội thoại).Đặc biệt, việc nghiên cứu hàm ý trong sáng tác văn học chưa được đầu tưthỏa đáng nên kết quả chưa có chiều sâu Phần lớn các nhà văn, nhà nghiên
Trang 6cứu, phê bình văn học mới dừng ở việc khai thác các chi tiết, hình tượngnghệ thuật từ kinh nghiệm cá nhân Ngược lại, phần lớn các nhà ngôn ngữhọc tự bằng lòng giới hạn nghiên cứu của mình trong phạm vi ngôn ngữhọc đơn thuần, chưa làm rõ được mối quan hệ giữa những kiến giải của lýthuyết hàm ngôn hội thoại với lĩnh vực văn học
Tình hình trên đòi hỏi phải tiếp tục làm rõ hơn những vấn đề chưa có sựthống nhất cao, chưa có điều kiện đi sâu để góp phần phát triển nhận thứcchung về hàm ý, phương thức biểu thị hàm ý và khả năng ứng dụng nhữngkiến giải này vào thực tế Đó là lý do thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài
luận án Hàm ý và phương thúc biểu thị hàm ý trong tiếng Việt
0.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
0.2.1 Về khái niệm hàm ý
Khái niệm “hàm ngôn hội thoại” được Herbert Paul Grice “thainghén” từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX rồi hoàn thiện trong phác thảothuyết hàm ngôn mà ông đưa vào tập bài giảng William James khi đanggiảng dạy tại Đại học Harvard năm 1967 Ngay từ đầu, các vấn đề về hàmngôn trong tập bài giảng William James đã có ảnh hưởng rất lớn nhưng có
lẽ phải một thời gian, sau khi cuốn Logic và hội thoại (1975) và bài báo Ghi chú thêm về logic và hội thoại (1978) ra đời thì thuyết hàm ngôn hội
thoại của Grice mới thực sự trở thành “một trong những chuyên luận kinhđiển” của ngữ dụng học
Phần lớn công trình Logic và hội thoại của Grice tập trung vào việc
làm rõ sự khác biệt (về mặt trực giác) giữa “cái được diễn tả bằng lời”trong câu nói và “cái được gợi ý” (hoặc nói bóng gió) trong câu nói Để chỉ
“cái được gợi ý” này, Grice (1975; 1978) đã sử dụng các thuật ngữ mới là
“hàm ý” (implicate) và “hàm ngôn” (implicature); đồng thời, ông xem phầnđược mã hóa ngôn ngữ của phát ngôn là “cái được nói đến” Ông cho rằng,tổng số “cái được nói đến trong câu” và “cái được hàm ý” trong cùng mộtcâu nói đó được gọi là “các ý nghĩa biểu hiện của một phát ngôn” [96] Phát hiện của Grice đã mở ra một trào lưu mới trong nghiên cứu ngônngữ W.A Davis (2005) khẳng định: “Hàm ngôn hội thoại đã trở thành mộttrong những chủ đề chính của ngữ dụng học.”
Cho đến nay, có thể nói các công trình nghiên cứu ngữ dụng học đãđạt được quan niệm thống nhất về hàm ý như sau:
Trang 7(1) Hàm ý là phần nghĩa hàm ẩn (nghĩa hàm ngôn) không được thểhiện trên bề mặt câu chữ của phát ngôn nhưng được suy ra từ nghĩa tườngminh (nghĩa hiển ngôn) và hoàn cảnh giao tiếp
Quan niệm này không chỉ được thể hiện trong các tác phẩm của Grice
mà còn được thể hiện rõ trong những tài liệu vận dụng lý thuyết của ôngnhư các công trình của O Ducrot (1972), G Yule (1997), Hoàng Phê(1989), Nguyễn Đức Dân (1996), Hồ Lê (1996), Cao Xuân Hạo (1998),Nguyễn Thiện Giáp (2000), Đỗ Hữu Châu (2005),… Chẳng hạn, O Ducrotquan niệm: “Thực chất của hàm ngôn là nói mà coi như không nói, nghĩa lànói một cái gì đó mà không vì thế nhận trách nhiệm là đã có nói, có nghĩa
là vừa có hiệu lực nói năng vừa có sự vô can trong im lặng” (Dẫn theo [58;
98 – 100]); Hồ Lê (1996) viết: “Hàm ý là tất cả những ý nghĩa, tình tháihàm ẩn mà người phát ngôn ký thác vào phát ngôn nhưng nằm ngoài ýnghĩa hiển hiện của phát ngôn, trong đó có việc biểu thị những sở chỉ khácvới những sở chỉ mà hiển nghĩa của phát ngôn biểu thị” [44; 335]; NguyễnThiện Giáp (2000) thì giải thích: “Hàm ý chính là những gì người nghephải tự suy ra qua phát ngôn, để hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của phát ngônđó” [19; 136]
(2) Hàm ý là phần có giá trị thông tin thuộc nghĩa hàm ẩn, đối lập vớitiền giả định (TGĐ) là phần không có giá trị thông tin
H.P.Grice (1975) phân biệt nghĩa hàm ẩn tự nhiên (natural meaning)với nghĩa hàm ẩn không tự nhiên (non-natural meaning) O Ducrot thốngnhất với quan niệm của Grice nhưng thể hiện sự phân biệt đó bằng cácthuật ngữ “hàm ngôn” và “tiền giả định” (TGĐ) Ông coi TGĐ là một hìnhthức hàm ngôn quan trọng, là hàm ngôn nằm trực tiếp trong bản thân
“nghĩa từ ngữ” của lời (Dẫn theo [58; 98])
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đều có chung quan niệm: TGĐ làloại nghĩa hàm ẩn nhưng là nghĩa hàm ẩn không có giá trị thông báo [10];[12]; [26]; [58] Theo các tác giả, sự đối lập giữa “cái đã biết” và “cái mới”theo phân đoạn thực tại câu sẽ cho phép vạch ra một sự đối lập khác, rộnghơn, trong cấu trúc ngữ nghĩa của lời; đó là sự đối lập giữa phần không cógiá trị thông báo (gồm có TGĐ và cái đã biết trong hiển ngôn) và phần cógiá trị thông báo (gồm cái mới trong hiển ngôn cùng với hàm ngôn) Vìvậy, nếu coi TGĐ là hàm ngôn (tức là phần có giá trị thông báo) sẽ “không
Trang 8thể thấy được mối quan hệ có tính quy luật hết sức quan trọng giữa TGĐ,hiển ngôn và hàm ngôn, mối quan hệ chi phối nội dung của hàm ngôn” [58;99].
Mặc dù đã đạt được sự thống nhất cơ bản như trên, giữa các nhànghiên cứu vẫn còn những khác biệt tương đối lớn và có thể coi đây lànhững điểm chưa rõ trong lý thuyết hàm ngôn hội thoại, cần được tiếp tụcnghiên cứu thêm
Sự khác nhau trước hết là cách dùng thuật ngữ Khi nghiên cứu thuyếthàm ngôn hội thoại của Grice cũng như vận dụng nó vào việc tìm hiểu mộtvấn đề ngôn ngữ cụ thể, hầu hết các nhà nghiên cứu đều sử dụng thốngnhất thuật ngữ “hàm ý” (implicate) với tư cách động từ và thuật ngữ “hàmngôn” (implicature) với tư cách danh từ Có thể thấy rõ điều này qua một
số phân tích, nhận xét, đánh giá và kết quả nghiên cứu của các nhà ngữdụng học như: Harnish (1976), Leech (1983), J Lyons(1995) W.A Davis(1998), (2005), Kent Bach (2005),… Chẳng hạn, trong một nghiên cứu về
hàm ngôn, Harnish (1976) cho rằng câu Bill và Tom di chuyển cái đàn
“hàm ý” (implicates) một cách chung chung rằng “Bill và Tom chuyển cái
đàn cùng với nhau” Tương tự, Leech (1983: 91) “lưu ý rằng John làm đứt tay ai đó hàm ý “John không tự cắt vào tay mình” […] Nhưng một lời khẳng định tương tự như John làm gãy tay thì không thể hàm ý sai (fails to implicate) là “John không làm gãy tay mình” Ngược lại, nó hàm ý rằng
“John đã làm gãy tay mình” (Dẫn theo[96])
Ngoài các thuật ngữ trên, nhiều nhà nghiên cứu còn dùng động từ to imply thay cho implicate (hàm ý) Chẳng hạn, Jenny Thomas (1995), đã
chứng minh phần nào “sự năng động” giữa hai động từ này: “Học thuyếtcủa Grice được xây dựng nhằm giải thích quá trình mà bằng cách nào đó,người nghe đi từ lớp ý 1 đến lớp ý 2, từ điều được nói tới điều được hàm ý
(what is implied)” [144; 60]; hay: “Có hai điều mà chúng ta cần ghi nhớ.
Thứ nhất là, người nói có thể hàm ý (imply) điều mà người ấy biết là không
đúng và người nghe có thể hiểu chính xác điều người nói hàm ý (what a
speaker has implied) mà không nhất thiết tin vào nó Thứ hai là, thuyết củaGrice cố gắng lý giải quá trình người ta đi từ lớp ý được diễn đạt tới lớp ýđược hàm ý (implied) Nhiều người hiểu lầm công trình của Grice do thực
tế là người ta cứ cho rằng ông đang lý giải cách thức hình thành suy luận,
Trang 9hơn là việc hàm ngôn được tạo ra và hiểu như thế nào” [144; 61) Khi đặtvấn đề phân biệt các khái niệm “muốn nói”, “nói” và “hàm ý”, các tác giảAdrian Akmajian, Richard A Demers, Ann K Farmer và Robert M.Harnish (1997) đã viết: “Như chúng ta đã thấy, người nói có thể muốntruyền đạt nhiều hơn cái mà họ nói Một loại giao tiếp đặc biệt và thú vị đã
được khảo sát bởi Grice dưới tên gọi hàm ngôn hội thoại (conversational
implicature), gọi như thế là do cái được ám chỉ (what is implied) hay như
Grice thích nói là được hàm ý (implicated)) đã được hàm ý nhờ vào sự việc
người nói và người nghe đang hợp tác đóng góp vào cuộc đàm thoại ” [93;381)
Trong một số công trình, kể cả công trình của Grice (1975), “hàm ý”còn được dùng như một danh từ, với hai biến thể “implicating” và
“implication”, trong đó “implication” được sử dụng nhiều hơn cả
Ở Việt Nam, trong các công trình ngữ dụng học, có tình trạng cùngmột hiện tượng được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau và ngược lại,cùng một thuật ngữ lại được hiểu theo những nội dung khác nhau, phản ảnhquan niệm rộng, hẹp khác nhau ở mỗi nhà nghiên cứu Chẳng hạn, thuậtngữ “hàm ý” được dịch và hiểu tương đương với thuật ngữ “hàm ngôn”trong ngôn ngữ học nước ngoài nhưng trong nghiên cứu, mỗi tác giả lại đặtcho loại nghĩa hàm ẩn này một tên gọi khác nhau như: “hàm ngôn”, “ẩn ý”,
“ngụ ý”, “dụng ý”, “hiểu ngầm”, “ám chỉ”,… Có thể thấy rõ điều này quacác công trình của các tác giả tiên phong trong lĩnh vực ngữ dụng học ởViệt Nam như Nguyễn Đức Dân (1987), Hoàng Phê (1989), Đỗ Hữu Châu(2003),…
Cùng với những khác biệt trong sử dụng thuật ngữ, các nhà nghiêncứu ngữ dụng học còn thể hiện quan niệm khác nhau về phạm vi của hàm
ý Phần đông các tác giả có xu hướng giới hạn hàm ý ở nghĩa miêu tả(nghĩa mệnh đề) [10]; [12]; [19]; [26]; [58], chỉ có một số ít tác giả chorằng nghĩa tình thái cũng có thể là hàm ý ([31]; [44])
H.P.Grice và nhiều tác giả nước ngoài theo học thuyết của ông nhưHorn (1989), Levinson (1983; 1987b; 2000), George Yule (1997),… haymột số tác giả theo lý thuyết về tính quan yếu như D Sperber& D Wilson(1995), Carston (2002) và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam như Hoàng Phê,
Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân,… đều thống nhất dựa vào mức độ phụ
Trang 10thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp để phân biệt hai loại hàm ý là hàm ý quy ước
và hàm ý hội thoại Tuy nhiên, theo cách phân loại này, ranh giới giữaTGĐ, dẫn ý với hàm ý quy ước cũng vẫn còn là vấn đề gây tranh luận trongcác thuyết giao tiếp Hậu Grice và Tân Grice [96]; [130]; [133],… Bên cạnh
đó, sự phân biệt hàm ý quy ước với hàm ý hội thoại tuy rất quan trọngnhưng vẫn chưa phản ánh được đầy đủ các khía cạnh rất phong phú củahiện tượng hàm ý trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của con người Một
tác giả Việt Nam là Hồ Lê đã đề xuất phân loại hàm ý theo khu vực tình thái mà người nói ký gửi vào phát ngôn [44; 139 – 143], nhưng theo chúng
tôi, ranh giới của các loại hàm ý trong cách phân loại này rất mờ nhạt,khiến người học khó nhận diện đối tượng
0.2.2 Về phương thức biểu thị hàm ý
Theo nhiều công trình nghiên cứu ngữ dụng học, hàm ý được biểu thịbằng hai phương thức sau:
a) Vi phạm quy tắc ngữ dụng hay quy tắc hội thoại
Hầu hết, các nhà nghiên cứu đều dựa vào các quy tắc ngữ dụng (quytắc chiếu vật, chỉ xuất, quy tắc chi phối các hành vi ngôn ngữ…) và cácquy tắc hội thoại – đặc biệt là nguyên tắc cộng tác (cooperative principle)của H.P.Grice và lý thuyết quan yếu (relevance theory) của D Sperber và
D Wilson – làm cơ sở để khái quát phương thức biểu thị hàm ý Các tácgiả cho rằng: sự vi phạm các nguyên tắc giao tiếp của H.P Grice và lýthuyết quan yếu của D Sperber và D Wilson là một phương thức hữu hiệunhất để tạo hàm ý hội thoại Chẳng hạn, Đỗ Hữu Châu (2005) coi “hàm ý làcác hành vi ngôn ngữ không được điều khiển đúng quy tắc giao tiếp”; CaoXuân Hạo (1998) coi hàm ý là “sản phẩm” của “sự cố tình vi phạm cácnguyên tắc hội thoại”
b) Sử dụng một số phương tiện từ ngữ và cấu trúc phát ngôn
Việc sử dụng một số phương tiện ngôn ngữ mang tính chất đặc thù(như: liên từ, phó từ chỉ thời, thể, các động từ tình thái, các cấu trúc phátngôn đặc thù…) cũng được các tác giả coi là phương thức biểu thị hàm ý(hàm ý quy ước) Chẳng hạn, dùng liên từ “và” để nối hai sự tình (mệnhđề) trong phát ngôn sẽ mang lại cho phát ngôn hàm ý về quan hệ nhân -quả; dùng phó từ “đi” trong một số trường hợp sẽ biểu thị hàm ý: sự thayđổi trạng thái của sự vật nằm ngoài mong muốn của người nói [31; 267-
Trang 11272]; dùng một số động từ tình thái trong những điều kiện, hoàn cảnh nhấtđịnh có thể tạo cho câu nói hàm ý “các hành động hay quá trình ấy có diễn
ra thật” hay “hành động hay quá trình ấy không diễn ra” [26; 521 – 533]hay “câu có chủ đề tương phản, nó có thể mang hàm ý phận cực đảo(reversed polarity implicature)” (thuật ngữ của Chungmin Lee)” [31; 201].Hai phương thức biểu thị hàm ý nói trên được khẳng định trong hầuhết các công trình nghiên cứu về hàm ý Tuy vậy, các tác giả mới dừng ở
sự trình bày khái quát với một số ví dụ đơn giản Chắc chắn là nhận thứcnày sẽ phải được phát triển với những phân tích sâu hơn, cụ thể hơn
0.3 Tính thời sự của đề tài
Từ cuối thế kỷ XX, ngôn ngữ học đã chuyển hẳn sang nghiên cứu vềhoạt động của các đơn vị ngôn ngữ trong giao tiếp mà một trong nhữngtrọng tâm là ngữ nghĩa ngữ dụng của các đơn vị này, vì nói như Whorf thì
“thực chất của ngôn ngữ học chính là tìm hiểu nghĩa”([Dẫn theo[58, 94]).Đến bây giờ, hầu như không có công trình nào về nghĩa chỉ giới hạn phạm
vi nghiên cứu ở hệ thống tĩnh về nghĩa của từ như trước mà không bàn vềnghĩa của từ trong hoạt động giao tiếp, nghĩa của câu/phát ngôn và nhữngvấn đề ngữ dụng học khác như diễn ngôn, hành vi ngôn ngữ, phương châmgiao tiếp …
Nghiên cứu về hàm ý và các phương thức biểu thị hàm ý là đề tài nằmtrong xu hướng trên Thực hiện đề tài này, người nghiên cứu có điều kiệntìm hiểu mối quan hệ giữa hàm ý với các khái niệm khác về nghĩa của câu/phát ngôn vốn được xác định trên những bình diện phân tích khác nhưnghĩa mệnh đề/nghĩa tình thái, chủ đề/thuật đề,… Điều này nói lên tính thời
sự của đề tài
0.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
0.4.1 Về phương diện lý luận, đề tài là cơ hội để làm sáng tỏ thêmnhững đặc trưng cơ bản của hàm ý trên cả hai phương diện khái niệm vàphương thức biểu thị; góp phần vào việc nghiên cứu quy tắc chung củagiao tiếp – một trong những vấn đề mà ngữ dụng học đặc biệt quan tâm.0.4.2 Về phương diện thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài có thểđược sử dụng để bổ sung cho giáo trình ở bậc đại học, sách giáo khoa ởtrường phổ thông, góp phần hướng dẫn người nói, người viết nâng cao chấtlượng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày và giúp người đọc có
Trang 12phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học một cách chắc chắn hơn, khoahọc hơn Kết quả của đề tài cũng có thể là gợi ý cho công việc của nhữngngười sáng tác
0.5 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án này là hàm ý và phương thức biểu thịhàm ý trong tiếng Việt Phạm vi nghiên cứu là các hình thức diễn ngônkhác nhau, từ những cuộc thoại (đối thoại, đơn thoại) đến văn bản, bao gồmcác văn bản báo chí và nghệ thuật Vì vậy, đơn vị mà chúng tôi dựa vào đótìm hiểu đối tượng nghiên cứu không chỉ là đoạn thoại trực tiếp có chứa từhoặc phát ngôn thuộc kiểu được xét – phát ngôn có hàm ý, mà còn là cácchi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
- Hệ thống hóa và phát triển các vấn đề lý luận hữu quan về phát ngôn,
cơ cấu nghĩa của phát ngôn, khái niệm hàm ý, ranh giới và mối quan hệ củahàm ý với các loại nghĩa khác của phát ngôn trong hoạt động giao tiếp trên
cơ sở tư liệu tiếng Việt và những kết quả nghiên cứu mới của giới nghiêncứu
- Phân loại hàm ý từ nhiều bình diện khác nhau
- Hệ thống hóa và bổ sung các phương thức tạo hàm ý trực tiếp, hàm ýgián tiếp trong tiếng Việt
0.6 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
0.6.1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng trong luận án này
Bàn về vai trò của ngữ cảnh trong việc tạo lập và tiếp nhận nghĩa củaphát ngôn, M.A.K Halliday cho rằng: ‘‘Sự lựa chọn hình thức ngôn ngữ
bị chi phối bởi môi trường văn hóa […]; nghĩa của từ và nghĩa của câu bịquy định bởi ngôn cảnh.” (Dẫn theo [20, 45]) J.R Firth viết: ‘‘Tất cả cáclời nói đều bị hạn chế bởi phong tục xã hội, truyền thống văn hóa, giá trị
Trang 13đạo đức’’ (Dẫn theo [20, 45]) Còn Hymes thì khẳng định: ngữ cảnh đóngvai trò quan trọng trong việc ‘‘giới hạn cách hiểu có thể có được’’ và ‘‘hỗtrợ cho cách hiểu theo dự định’’ (Dẫn theo [23, 67])
Bởi vậy, trong luận án này, để xác định hàm ý mà người phát ngônmuốn gửi đến người nghe (người đọc), các phát ngôn đều được đặt trongngữ cảnh mà nó xuất hiện Ví dụ, để hiểu người nói có hàm ý gì khi dẫn
câu thơ Trẻ em như búp trên cành, cần xem câu ấy xuất hiện trong hoàn
cảnh nào, với những từ ngữ kèm theo nó như thế nào So sánh:
(1) (Thấy bạn đang đánh con, A nói:)
- Này ông ơi, “trẻ em như búp trên cành” đấy!
(2) (Nghe B tâm sự về sự “đầu tư” cho con cái trong năm học mới:
Chẳng biết quan điểm của ông thế nào chứ với tôi, riêng việc đầu tư cho học hành của con cái là tôi không tiếc, A đáp:)
- Ừ, “trẻ em như búp trên cành” mà!
(3) (Nghe B kêu ca, phàn nàn về sự tốn kém tiền nong khi con bắt đầuvào năm học mới, A nói:)
- Trẻ em như búp trên cành đấy!
Ở (1), phát ngôn Trẻ em như búp trên cành có hàm ý nhắc nhở, phê bình
người bạn về cách giáo dục con cái; ở (2), phát ngôn này mang hàm ý đồngtình với quan điểm của B về việc đầu tư cho chuyện học hành của con cái;còn ở (3), phát ngôn của A lại là sự chia sẻ và động viên đối với B
Trong nhiều trường hợp, để hiểu đúng hàm ý của phát ngôn, ta khôngchỉ dựa vào hoàn cảnh cụ thể của cuộc giao tiếp mà còn phải dựa vào mộtbối cảnh rộng lớn hơn Ví dụ, để hiểu hàm ý trong lời nhân vật Mai nói với
người yêu cô là Lộc ở trích đoạn dưới đây từ tiểu thuyết Nửa chừng xuân
của Khái Hưng, cần phải đặt phát ngôn của cô vào diễn biến câu chuyệngiữa hai người và bối cảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám
Trang 14Âu Tây, Lộc hy vọng sẽ thuyết phục được mẹ mình Anh nhờ người đónggiả vai bà Án để đến hỏi Mai làm vợ Một thời gian sau, kế hoạch của Lộc
bị Huy – em trai Mai – phát hiện Mai sống trong đau khổ, dằn vặt vì bị lừadối Nhưng rồi tình cảm chân thành của Lộc dành cho cô, tình yêu và sựhàm ơn trong cô đã giúp cô có nghị lực để sống, để “trả ơn” Lộc Về phầnLộc, càng ngày anh càng ân hận, áy náy về việc làm của mình Một hôm,anh quyết định tổ chức đi chơi để nói hết sự thật với Mai Dường như đoánđược ý định của Lộc và cũng muốn quên đi nỗi đau, Mai cố gắng cười thậtnhiều và nói chuyện thật nhiều Nhưng rồi khi nghe câu nói của Lộc, nỗiđau vì bị xúc phạm ùa về khiến Mai không kìm nổi lòng mình Việc cô
chuyển cách xưng hô quen thuộc em - anh sang cậu trong hoàn cảnh này đã
tạo cho phát ngôn hàm ý xa cách và báo hiệu sự rạn nứt trong tình cảm của
hai người Bởi nghĩa gốc của đại từ nhân xưng cậu trong hoàn cảnh cụ thể
này (chỉ người con trai những gia đình tầng lớp trên với ý coi trọng) đã hàm
ý khoảng cách giữa Mai và Lộc bị kéo ra xa (trên cả trục quan hệ và trục vịthế) Có lẽ ý thức được điều này mà sau câu nói của Mai, vì là người có lỗinên Lộc chỉ biết “ứa nước mắt không trả lời” còn Mai lại hối hận xin lỗi Lộc
vì đã “lỡ lời”
Trong quá trình phân tích ngữ cảnh, ở những chỗ thích hợp, chúng tôi sẽ
sử dụng phối hợp các phương pháp thống kê, phân loại, so sánh
0.6.2 Nguồn tư liệu
Do gặp khó khăn trong việc tìm tư liệu bằng biện pháp ghi âm, ghi hìnhnên ngoài một số tư liệu có được do quan sát thực tế trong giao tiếp hằngngày, chúng tôi chủ yếu sử dụng những đoạn thoại mô phỏng đối thoại trựctiếp ngoài đời thực, một số chi tiết của tác phẩm báo chí, văn chương Tácphẩm văn chương được chọn là tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu, tácphẩm được dạy trong nhà trường, tác phẩm được dư luận đánh giá là có vănphong diễn đạt mới lạ Trong một số trường hợp cần thiết (để so sánh, đốichiếu hoặc minh chứng cho quan điểm của tác giả), chúng tôi có mượn lạimột số ví dụ đã dẫn trong các tài liệu nghiên cứu về ngữ dụng học trong,ngoài nước Tổng số 185/2.750 tư liệu được chọn để phân tích, miêu tảtrong luận án được lấy từ những nguồn trên
0.7 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án gồm 3 chương:
Trang 15Chương 1 hệ thống hóa và phát triển một số khái niệm xuất phát làm
cơ sở để triển khai đề tài
Chương 2 tập trung miêu tả các loại hàm ý, làm chỗ dựa để phân tích
phương pháp biểu thị hàm ý trong chương tiếp theo
Ở Chương 3, trên cơ sở điểm lại danh sách các phương thức biểu thị đã
được tổng kết trong các công trình ngữ dụng học, chúng tôi mạnh dạn đề
xuất và miêu tả một số phương thức biểu thị hàm ý thường dùng trong
tiếng Việt, gắn với văn hóa Việt
Trang 16CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM XUẤT PHÁT
1.1 Phát ngôn
Theo John Lyons, thuật ngữ phát ngôn (tiếng Anh: utterance; tiếng Pháp: enonce) có thể biểu thị một quá trình hoặc thành phẩm, tức là được
dùng để chỉ hoạt động phát ra câu nói hoặc chính sản phẩm của hoạt động
ấy Nhưng trong trường hợp bình thường, có thể hiểu phát ngôn “là cái mà
một số nhà triết học ngôn ngữ gọi là thành phẩm (inscription), nghĩa là
chuỗi các ký hiệu được ghi lại trong một loại phương tiện vật chất nào đó
Ví dụ, một phát ngôn nói thường được ghi lại […] bằng phương tiện âm
thanh; một phát ngôn viết thì được ghi lại bởi một phương tiện thích hợpnào đó mà thị giác có thể xác định được […] Phát ngôn có thể được coi
như là tín hiệu (signals) được truyền từ người nói sang người nghe – hay
khái quát hơn, là từ người phát sang người nhận – theo một kênh thích hợpnào đó.” [40, 53]
Trong hệ thống của John Lyons, phát ngôn là một thành phẩm của hoạtđộng giao tiếp tương đương với câu nhưng ở bình diện lời nói Đây cũng làquan điểm gặp ở nhiều nhà nghiên cứu khác Chẳng hạn, các ý kiến của cáctác giả I I Kovtunova: “Câu xét về mặt giao tiếp được gọi là phát ngôn”(Dẫn theo [5, 4 - 5]); Hoàng Trọng Phiến: “Câu là cái trừu tượng còn phátngôn là cái cụ thể, câu là bất biến thể, phát ngôn là biến thể, các phát ngônlàm chức năng hiện thực hóa các mô hình cú pháp của câu, đồng thời là
phương thức tồn tại của mô hình đó.” [60, 13]; Đỗ Hữu Châu: “Khái niệm
phát ngôn không phủ định khái niệm câu Nói chung, phát ngôn được xâydựng trên câu Không có câu thì không có phát ngôn Tuy nhiên, câu không
trùng với phát ngôn Một câu có thể ứng với một số phát ngôn” [8, 12];
Diệp Quang Ban: “Phát ngôn được hiểu là một hành động giao tiếp, mộtđơn vị thông báo mà người nghe có thể tiếp nhận được trong điều kiện giaotiếp bằng ngôn ngữ nhất định Câu là cái tương đối ổn định, nằm trong cácphát ngôn cụ thể và chỉ được rút ra từ các phát ngôn cụ thể qua việc nghiên
cứu chúng Chính cái tính chất ổn định tương đối giúp ta giữ phát ngôn ở thế đứng yên để mà nghiên cứu, để mà phân tích và phát hiện ra cái gọi là câu.” [2, 11 - 12]; Nguyễn Minh Thuyết: “Câu là đơn vị ngôn ngữ, tức là
Trang 17đơn vị trừu tượng chỉ có thể nhận thức được thông qua các biến thể tronglời nói Các biến thể này gọi là phát ngôn Một mô hình trừu tượng của câu
ở bậc ngôn ngữ có thể ứng với một vài phát ngôn Các phát ngôn này khácnhau về thành phần từ vựng cụ thể, sự lấp đầy hay bỏ trống các vị trí trong
mô hình, trật tự các thành tố” [22, 266 - 267]
Ngược lại, cũng có những tác giả như Skalicka, Harris,… tuy thống nhấtxếp phát ngôn vào cấp độ lời nói nhưng cho rằng kích thước của nó khôngxác định: có thể tương đương với một từ hay cả một cuốn tiểu thuyết (Dẫn
theo [2, 14]) Đây cũng là quan điểm của tập thể tác giả cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học Theo các tác giả này, phát ngôn là “đơn vị
thông báo có tính hoàn chỉnh về ý và có thể được người nghe tiếp nhận trongnhững điều kiện nhất định của giao tiếp ngôn ngữ Một phát ngôn là một ngữđoạn, tương ứng với một xung động nào đấy Do đó, khối lượng của mộtphát ngôn có thể rất khác nhau Đôi khi phát ngôn chỉ gồm một từ nhưng nócũng có thể là một cuốn tiểu thuyết, hay một luận cảo khoa học Tính trọnvẹn của phát ngôn đạt được không chỉ nhờ các ký hiệu ngôn ngữ mà còn nhờ
sự kết hợp các ký hiệu ngôn ngữ với những ký hiệu khác có tính phi ngônngữ” [92, 199]
Cuối cùng, có những nhà nghiên cứu quan niệm phát ngôn thuộc cấp độngôn ngữ, có kích thước lớn hơn câu Chẳng hạn, theo nhà ngôn ngữ họcTiệp Khắc I Danex, chúng ta không nên đồng nhất khái niệm phát ngônvới các hành động lời nói cũng như với câu như là một cấu trúc cú pháp.Phát ngôn và các sơ đồ của phát ngôn đều thuộc vào hình thức có tính hệthống của ngôn ngữ Phát ngôn được xếp vào một cấp độ đặc biệt của hệthống ngôn ngữ đứng trên cấp độ câu (Dẫn theo [5, 5])
Có thể nhận thấy khái niệm phát ngôn theo cách hiểu thứ 2 và thứ 3 đã được ngôn ngữ học ngày nay biểu thị bằng một thuật ngữ khác là diễn ngôn Bởi vậy, trong công trình này, chúng tôi quan niệm phát ngôn là biến
thể của câu trong hoạt động giao tiếp, tức là một đơn vị thuộc cấp độ lờinói, có kích thước bằng câu
1.2 Cơ cấu nghĩa của phát ngôn
Theo Ch Bally, nghĩa phát ngôn gồm hai thành phần cơ bản: phần ngôn liệu (dictum) và phần tình thái (modus) Ngôn liệu là thành phần biểu thị
nội dung sự tình ở dạng tiềm năng, còn tình thái là thành phần thể hiện
Trang 18những nhân tố như ý chí, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với điềuđược nói ra (xét trong quan hệ với thực tế, với người đối thoại và hoàncảnh giao tiếp) Tương tự, Fillmore quan niệm cơ cấu nghĩa của phát ngôn
bao gồm hai thành phần: “thành phần mệnh đề (được hiểu như tập hợp
những quan hệ có tính phi thời [tenseless] giữa các động từ và danh từ),
phân biệt với thành phần tình thái gồm các loại ý nghĩa có liên quan đến toàn bộ câu [the sentence-a-whole] như phủ định, thì, thức và thể.” (Dẫn
theo [31, 88])
Một số tác giả khác như F R Palmer dựa theo lý thuyết hành động lờinói (theory of speech acts) phân tích cơ cấu nghĩa của phát ngôn thành
hành động tại lời (illocutionary acts) và hành động tạo lời (locutionary
acts) Còn Hare quan niệm nghĩa của phát ngôn gồm 3 thành phần:
phrastic, tropic và neustic Tuy nhiên, như chính Palmer giải thích, sự đối
lập giữa hành động tại lời với hành động tạo lời rất gần gũi với đối lập giữahai thành phần nội dung mệnh đề và tình thái của Ch Bally: “Trong hànhđộng tại lời, chúng ta nói về một điều gì đó, còn trong hành động tạo lời,chúng ta làm một cái gì đó như trả lời câu hỏi, thông báo một phán quyết,khuyến cáo hoặc hứa hẹn.” (Dẫn theo [31, 88]) Về các thuật ngữ của Hare
thì phrastic tương đương với nội dung mệnh đề hay nội dung sự tình, ngôn liệu… theo cách gọi của tác giả khác; còn tropic “trong khá nhiều ngôn ngữ được ngữ pháp hóa (grammaticalization) ở cấp độ thức”, và neustic
“thể hiện sự cam kết, bảo đảm của người nói liên quan đến tính thực hữu,
sự mong muốn,…của nội dung mệnh đề được truyền đạt”, đúng như nhậnxét của J Lyons (Dẫn theo [31, 89])
Bên cạnh sự phân biệt nội dung mệnh đề (nghĩa mệnh đề) với tình thái(nghĩa tình thái) hay hành động tại lời với hành động tạo lời, phrastic vớitropic và neustic, ngữ dụng học còn phát hiện nhiều cặp đối lập khác vềnghĩa, như: đối lập giữa nghĩa chủ đề với nghĩa thuật đề, giữa nghĩa tườngminh với nghĩa hàm ẩn Trong công trình này, chúng tôi sẽ sử dụng cả bacặp đối lập với quan niệm đó là kết quả của những bình diện phân tích khácnhau đối với nghĩa của phát ngôn, cụ thể là:
- Phân biệt nghĩa mệnh đề với nghĩa tình thái là phân biệt trên cơ sở đốichiếu nội dung các bộ phận phát ngôn với hiện thực
Trang 19- Phân biệt nghĩa chủ đề với nghĩa thuật đề là phân biệt trên cơ sở xemxét quan hệ giữa nội dung các bộ phận phát ngôn với giá trị thông báo củachúng.
- Phân biệt nghĩa tường minh với nghĩa hàm ẩn là phân biệt trên cơ sởxem xét quan hệ giữa nội dung các bộ phận phát ngôn với cách thức biểuhiện chúng
1.3 Nghĩa mệnh đề và nghĩa tình thái
1.3.1 Nghĩa mệnh đề
Nghĩa mệnh đề (propositional meaning) là một thành tố của nghĩa phát
ngôn, biểu thị nội dung sự tình ở dạng tiềm năng Nó phản ánh sự tri nhận
và kinh nghiệm của con người về thế giới
Theo nghĩa hẹp, nghĩa mệnh đề “chính là cái nghĩa đen cơ sở của phát
ngôn do các từ riêng biệt và cấu trúc của phát ngôn tạo ra” [21, 269] Cách
hiểu này thể hiện rõ trong quan niệm về nghĩa mệnh đề của R A Jacobs và
M A K Halliday
R A Jacobs cho rằng mặc dù ngữ cảnh mà phát ngôn tồn tại có ảnhhưởng căn bản đến việc hiểu nghĩa của một câu (câu đơn – sentence) nhưngcâu vẫn có nội dung mệnh đề độc lập với ngữ cảnh Ví dụ:
(5) Thoese plums look good! (Những trái mận này trông ngon quá!)
có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau trong những hoàn cảnh khácnhau mà (5) tồn tại Nó có thể được hiểu là “muốn ăn mận ngay” (nếu đó làcâu nói của một đứa trẻ háu ăn) hoặc “sẽ dễ bán và bán được giá cao” (nếu
đó là lời của một người đi mua hoa quả về để bán),… Nhưng nghĩa mệnh
đề của (5) vẫn luôn là “những trái mận này trông có vẻ ngon” (Dẫn theo[77])
Về hình thức tồn tại (cách thức biểu đạt), Jacobs và Halliday đều chorằng nghĩa mệnh đề được biểu đạt một cách rõ ràng, tường minh trên bềmặt câu chữ (từ và cấu trúc của phát ngôn) Jacobs coi “cái khái niệm màđộng từ biểu đạt chính là trọng tâm của nghĩa mệnh đề của câu” và “mốiliên hệ giữa ngữ trị của động từ và các ý nghĩa (sense) của động từ ấy làmột quan hệ chặt chẽ” (Dẫn theo [77]) Còn Halliday gọi các đơn vị ngôn
ngữ làm nhiệm vụ chuyên chở thông tin là cú (clause), có kích thước tương
ứng với một câu đơn; nghĩa mệnh đề là đơn vị nghĩa cơ sở của một cú Nhưvậy, “đơn vị ngữ pháp tương đối trùng khớp nhất với nghĩa mệnh đề có lẽ
Trang 20là câu đơn hoặc cú, với cấu trúc gồm một động từ, kết hợp với các danhngữ bắt buộc và các danh ngữ tùy ý Nghĩa cốt lõi của cú xuất phát từ nội
dung nghĩa mệnh đề mà cú vị ấy diễn đạt.” (Dẫn theo [77])
Theo nghĩa rộng, các tác giả cuốn Từ điển Ngôn ngữ học ứng dụng
(Longman Dictionary of Applied Linguistics) coi “nghĩa mệnh đề là thuậtngữ chỉ toàn bộ nghĩa tường minh và ngầm ẩn của câu […] Một câu có thể
có một hoặc nhiều nghĩa mệnh đề.” (Dẫn theo [77]) Ví dụ:
(6) Cường, người yêu của Nhung, là một sinh viên khoa chế tạo máy nhưng lại thích làm thơ
sẽ có ít nhất 4 nghĩa mệnh đề như sau:
- Nhung đã có người yêu
- Người yêu của Nhung tên là Cường
- Cường là sinh viên khoa chế tạo máy
- Cường thích làm thơ
Trong trường hợp trên, cả 4 nghĩa mệnh đề đều là nghĩa tường minh.Bên cạnh đó có những trường hợp nghĩa mệnh đề là nghĩa hàm ẩn, chỉ bộc
lộ trong ngữ cảnh nhất định Ví dụ:
(7) Cô ấy đang đọc tài liệu.
Trong ngữ cảnh trả lời câu hỏi Bác làm ơn cho cháu hỏi cô X có nhà không ạ? Phát ngôn (7) có nghĩa mệnh đề là Cô X có ở nhà Trong ngữ cảnh trả lời câu hỏi Học viên do thầy hướng dẫn đã viết xong luận án chưa? sẽ có nghĩa mệnh đề là Cô ấy chưa viết luận án Còn trong ngữ cảnh trả lời câu hỏi Cậu vào gọi X ra đây cho tớ gặp một chút được không? thì
sẽ có thể có các nghĩa mệnh đề: Tớ ngại lắm (nên tớ không vào gọi X đâu) / Cậu không thể gặp X vào lúc này được đâu.
Về hình thức biểu đạt, khác với Jacobs và Halliday, các nhà nghiên cứutheo cách hiểu rộng về nghĩa mệnh đề cho rằng cả câu đơn lẫn câu ghépđều là đơn vị chuyển tải thông tin nghĩa mệnh đề (Dẫn theo [77])
Trong công trình này, chúng tôi hiểu nghĩa mệnh đề là loại nghĩa biểuthị sự tình, do các từ riêng biệt và cấu trúc cú pháp tạo ra hoặc được suy ra
từ ngữ cảnh Trong trường hợp nghĩa mệnh đề do các từ riêng biệt và cấutrúc cú pháp tạo ra (nghĩa tường minh), nó là nghĩa của câu, nhưng vì câu
là bất biến thể của phát ngôn nên nghĩa nó cũng bao hàm trong nghĩa củaphát ngôn Loại nghĩa mệnh đề đặc trưng của phát ngôn là nghĩa được xác
Trang 21định bởi ngữ cảnh Điều này cũng phù hợp với nhận xét của J Lyons:
“Nghĩa của câu (ở một mức độ cao) mang tính độc lập với văn cảnh(context-independent), trong khi nghĩa của phát ngôn thì không như vậy, cónghĩa là nghĩa của phát ngôn (ở một mức độ cao hay thấp nào đó) được xácđịnh bởi chính ngữ cảnh mà phát ngôn đó được nói ra.” [40, 55], mặc dùchúng tôi không gạt bỏ nghĩa của câu khỏi nghĩa của phát ngôn như quanniệm của ông
1.3.2 Nghĩa tình thái
Trong ngôn ngữ học tồn tại nhiều cách định nghĩa khác nhau về nghĩatình thái (tình thái, modal meaning) J Lyons và Palmer nhấn mạnh tínhchất chủ quan của loại nghĩa này: “Tình thái là thái độ của người nói đốivới nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay cái sự tình mà mệnh đề đó miêutả” (John Lyons); “Tình thái là thông tin ngữ nghĩa của câu, thể hiện thái
độ hoặc ý kiến của người nói đối với vấn đề được nói đến trong câu”(Palmer) Liapol tỏ ra cân bằng hơn trong việc xem xét tính chất chủ quan
và tính chất khách quan khi định nghĩa: “Tình thái là phạm trù ngữ nghĩachức năng thể hiện các dạng quan hệ khác nhau của phát ngôn với thực tếcũng như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau đối với điều được thôngbáo.” (Dẫn theo [31, 92])
Cũng từ quan điểm này mà nhiều nhà nghiên cứu phân biệt hai loạinghĩa tình thái: tình thái chủ quan và tình thái khách quan
Tình thái chủ quan bao gồm:
- Các trường hợp thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường của người nóivới nội dung thông báo (về độ tin cậy, tính hợp pháp của hành động, tínhtích cực hay tiêu cực; về khả năng, tính hiện thực của điều được thôngbáo…)
- Các trường hợp thể hiện mục đích phát ngôn của người nói (hay thểhiện kiểu mục đích tại lời mà người nói thực hiện), thể hiện sự tác độngqua lại giữa người nói và người đối thoại
Tình thái khách quan bao gồm:
- Các trường hợp khẳng định hoặc phủ định đối với sự tồn tại của sựtình
Trang 22- Các trường hợp thể hiện diễn tiến của sự tình, liên quan đến khung ngữnghĩa - ngữ pháp của vị từ cũng như mối quan hệ giữa chủ thể được nóiđến trong câu và vị từ.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng ngay cả trong trường hợp nghĩa tình thái thểhiện kết quả đối chiếu sự tình được nêu trong phát ngôn với thực tế thì đócũng là một sự đối chiếu qua lăng kính chủ quan của người nói Chính vìvậy mà Gak đã bổ sung vào định nghĩa quen thuộc “Tình thái phản ánh mốiquan hệ của người nói đối với nội dung của phát ngôn và nội dung phátngôn đối với thực tế.” một nhận xét tinh tế: “Tình thái biểu hiện nhân tốchủ quan của phát ngôn; đó là sự khúc xạ của một phân đoạn thực tế quanhận thức của người nói.” (Dẫn theo [31, 85]) Tính chủ quan chính là điểmphân biệt tình thái ngôn ngữ với tình thái logic
Phần lớn nghĩa tình thái được mã hóa trong những hình thức ngôn ngữnhất định, phần nào độc lập với hoàn cảnh sử dụng Bộ phận nghĩa tình tháinày gọi là tình thái của lời, thuộc về nghĩa tường minh của phát ngôn Bộphận còn lại (không được mã hóa bởi các phương tiện ngôn ngữ) chỉ bộc lộđầy đủ khi xét đến tình huống sử dụng, gọi là tình thái của hành động phátngôn (tình thái của mục đích phát ngôn), thuộc về nghĩa hàm ẩn của phátngôn Ví dụ:
(8) (Thấy con đi học về muộn, mẹ bảo:)
- Con xem hộ mẹ mấy giờ rồi!
Lời nói của mẹ trong hoàn cảnh này được hiểu là một lời trách móc
(Con đi học về muộn quá đấy!) với một thái độ không hài lòng Đó chính là
nghĩa tình thái hàm ẩn của phát ngôn Nghĩa này được hình thành từ tìnhhuống giao tiếp chứ không phải từ các phương tiện chuyên dụng
Tuy nhiên, theo chúng tôi, ranh giới của hai loại nghĩa tình thái nàykhông phải bao giờ cũng rõ ràng Bởi lẽ, thực tế giao tiếp cho thấy, trongnhiều trường hợp, dựa vào hoàn cảnh giao tiếp, người phát ngôn có thể tạotính mơ hồ về tình thái để biểu thị hàm ý về tình thái
1.4 Nghĩa chủ đề
Khác với nghĩa mệnh đề và nghĩa tình thái về mặt bản chất và chức
năng, nghĩa chủ đề (thematic meaning) “được xem là loại nghĩa có liên
quan đến việc tổ chức thông điệp của câu nói, xét đến trình tự các thành tốcủa thông điệp, tiêu điểm và nhấn mạnh” (G.Leech – Dẫn theo [31, 187])
Trang 23J Lyons cho rằng: Trong thực tế, có những phát ngôn đồng nhất vềnghĩa miêu tả và nghĩa tình thái nhưng khác nhau về nghĩa chủ đề (tức là
xuất phát điểm để tổ chức câu nói) Chẳng hạn, so sánh: Cô ấy chưa bao giờ đặt chân đến Sài Gòn / Sài Gòn, cô ấy chưa bao giờ đặt chân đến.
Nghĩa chủ đề được xác định bởi cách mà người nói chọn để trình bày điềuđang đề cập đến (tức cái chủ đề của phát ngôn) trong mối quan hệ vớinhững tiền giả định cụ thể, gắn với ngữ cảnh [40, 170 - 171]
Trong một công trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Văn Hiệp (2008)
đã đặt nghĩa chủ đề trong toàn cảnh các loại nghĩa của câu nói (phát ngôn)
để xem xét và đã rút ra những kết luận đáng chú ý sau:
- Nghĩa chủ đề không thuộc phạm vi nghĩa miêu tả (nghĩa mệnh đề) vànghĩa tình thái
- Về bản chất, nghĩa chủ đề thuộc về nghĩa câu hay nghĩa của phát ngôncòn phụ thuộc vào khung lý thuyết về câu mà người nghiên cứu sử dụng.Tuy nhiên, “có nhiều cơ sở chứng tỏ rằng bên cạnh phần nghĩa được coi lànghĩa câu (chủ yếu là phần nghĩa được xác định thông qua điều kiện chân trịcủa câu) thì nghĩa chủ đề chủ yếu là vấn đề của phát ngôn, tức là loại nghĩa
thuộc phạm vi dụng học; đó là tính xác định của chủ đề, sự đồng cảm của
người nói, hàm ý phân cực đảo và vai trò của người nói (bao gồm kiến thứccủa anh ta về thế giới) trong việc quy gán hình/nền cho các thành tố của sựtình.” [31, 195 - 196]
Đưa nghĩa chủ đề vào danh sách nghĩa trong cơ cấu nghĩa của phátngôn, chúng tôi không có tham vọng bàn bạc sâu về nghĩa chủ đề – loạinghĩa “còn có rất nhiều khía cạnh” đến nay vẫn “chưa thực sự được làm rõtrong văn liệu tiếng Việt” [31, 187] mà trên cơ sở những đặc trưng của loạinghĩa này, chúng tôi có thể đặt vấn đề cho những nghiên cứu ở các chươngsau, chẳng hạn như: Nghĩa chủ đề có mối quan hệ với hàm ý không? Việcxác lập nghĩa chủ đề có liên quan như thế nào đến việc biểu thị hàm ý trongtiếng Việt – ngôn ngữ được một số nhà nghiên cứu cho là loại ngôn ngữthiên chủ đề (topic-prominent)?
1.5 Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
1.5.1 Nghĩa tường minh
Nghĩa tường minh (nghĩa câu chữ, nghĩa hiển hiện, hiển nghĩa, hiểnngôn, explicit meaning) được các nhà ngôn ngữ học giải thích là “ý nghĩa
Trang 24trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại” [9, 359] , “nghĩa được nói rõtrong mỗi câu” [12, 191], “nghĩa có thể rút ra từ nghĩa nguyên văn (nghĩađen và cả nghĩa bóng) của các từ ngữ có mặt trong câu và từ những mốiquan hệ cú pháp giữa các từ ấy” [21, 115], “cái nghĩa biểu hiện rõ quanguyên văn câu nói” [27, 112],…
Trong đề tài này, khái niệm nghĩa tường minh mà chúng tôi sử dụng tương ứng với các khái niệm nghĩa câu chữ, nghĩa hiển hiện, hiển ngôn,…
của hầu hết các tác giả khác Tuy nhiên, so với hệ thống quan niệm của tác
giả Cao Xuân Hạo thì nó tương ứng với hiển nghĩa, chứ không tương ứng với hiển ngôn, bởi vì chúng tôi không coi tiền giả định (điều kiện tiên quyết để câu nói có thể đúng hoặc sai) là một bộ phận của hiển ngôn như
quan niệm của tác giả (xem: [ 27, 112])
đã có nói, có nghĩa là vừa có được hiệu lực của nói năng, vừa có được sự
vô can của im lặng.” (Dẫn theo [58, 100]) Còn theo Hoàng Phê, “khi một
lời nói có hàm ngôn thì ý hàm ngôn thường là quan trọng, thậm chí có khihiển ngôn chỉ là dùng để nói hàm ngôn, ý hàm ngôn là ý chính” [58, 93] Herbert Paul Grice – người đầu tiên nghiên cứu về nghĩa hàm ẩn, cho
rằng nghĩa hàm ẩn gồm hai thành phần là nghĩa hàm ẩn tự nhiên và nghĩa hàm ẩn không tự nhiên (Dẫn theo [9, 361]) Sau H.P Grice, O Ducrot phân biệt hai loại hàm ẩn là tiền giả định (tiền đề, presupposition, viết tắt: TGĐ) và hàm ngôn Ông cũng phân biệt loại hàm ngôn là kết quả được rút
ra từ sự suy luận của người nghe dựa vào nội dung khách quan của lời (ví
dụ, nói Trời đẹp là để thông báo “muốn đi chơi”) với loại hàm ngôn là kết
quả suy luận của người nghe từ hành vi nói năng (ví dụ, đang tiếp khách
mà hỏi Mấy giờ rồi? là muốn đề nghị khách ra về) (Dẫn theo [58, 100])
Khác với O Ducrot, C.J Fillmore đồng nhất TGĐ với hàm ngôn Ôngviết: “Trong ngữ nghĩa của câu, của lời nói có hai cấp bậc thông báo: cấp
Trang 25bậc hàm ngôn hay là TGĐ và cấp bậc hiển ngôn.” (Dẫn theo [58, 98]) Tuyvậy, hầu hết các tài liệu nghiên cứu ngữ dụng sau này đều đề cập đến TGĐ
và hàm ngôn như là hai khái niệm riêng biệt
Givón quan niệm: “TGĐ là các giả định về những điều mà theo ngườinói thì người nghe có thể chấp nhận không tranh cãi.” (Dẫn theo [23, 54]).Còn Stalnaker cho rằng: “TGĐ là cái mà người nói xem là cơ sở chung củanhững người cùng tham gia hội thoại.” (Dẫn theo [23, 312]) Dưới góc độlogic - ngôn ngữ học, Nguyễn Đức Dân giải thích: “Câu A có TGĐ là Bnếu giá trị đúng của B là điều kiện cần cho A có giá trị đúng hoặc sai” và
“A có một TGĐ ngữ dụng là B nếu: a) khi phát ngôn A thì người nói đã giảđịnh rằng B và tin rằng người nghe cũng nghĩ là B; b) B đã được chấpnhận.” [12, 195 – 197] Ví dụ:
(9) Ngân chuẩn bị nghiệm thu đề tài cấp Bộ đấy
Phát ngôn này sẽ không được đánh giá là đúng hay sai nếu thiếu mộttrong các TGĐ sau:
- Có một người tên là Ngân
- Ngân là chủ nhiệm đề tài cấp Bộ
Hoàng Phê – người đầu tiên giới thiệu lý thuyết của Grice vào Việt Nam– cho rằng: “Nếu coi TGĐ là hàm ngôn thì sẽ không thấy được mối quan
hệ có tính quy luật hết sức quan trọng giữa TGĐ, hiển ngôn và hàm ngôn,mối quan hệ chi phối nội dung của hàm ngôn.” [58, 99] Theo ông, hàmngôn có hai lớp nghĩa hàm ẩn khác nhau về mức độ phụ thuộc vào hoàn
cảnh và độ tin cậy của suy ý Đó là hàm ý và ngụ ý
Có quan điểm gần với Hoàng Phê, Cao Xuân Hạo (1999) coi TGĐ làmột lớp nghĩa hiển ngôn; còn hàm ngôn, theo ông, bao gồm hàm nghĩa và
ẩn ý
Phần lớn các nhà Việt ngữ khác như Đỗ Hữu Châu (2003), Nguyễn ĐứcDân (1996, 1998), Nguyễn Thiện Giáp (2000) đều xếp TGĐ vào lớp nghĩahàm ngôn và phân loại các nghĩa hàm ngôn khác theo dấu hiệu phụthuộc/không phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp
Riêng Hồ Lê (1996) thì phân biệt hai lớp nghĩa hàm ẩn là hàm nghĩa và hàm ý dựa theo quan hệ về nội dung đối với hiển ngôn: hàm ý (bao gồm:
ngụ ý, ẩn ý, dụng ý) là ý nghĩa hàm ẩn có nội dung khác với hiển ngôn; còn
Trang 26hàm nghĩa là ý nghĩa hàm ẩn bổ sung một phương diện nào đó cho hiểnngôn
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu còn đề cập đến thành phần thứ ba củanghĩa hàm ẩn là dẫn ý (entailment) Dẫn ý vốn là một thuật ngữ thuộc lĩnhvực logic học, biểu thị mối quan hệ kéo theo giữa các mệnh đề (p và qchẳng hạn) nếu trị đúng của q tất yếu nảy sinh từ trị đúng của p và trị saicủa q tất yếu nảy sinh từ trị sai của p (tức p kéo theo q).Ví dụ:
(10) - A nhận B vào làm việc tại Công ty X (p)
- B là nhân viên của Công ty X (q)
Ta nói: p Þ q (p dẫn ý q) bởi nếu p (A nhận B vào làm việc tại Công tyX) đúng sự thật thì q (B là nhân viên của Công ty X) tất yếu đúng sự thật
Do “đặc tính kỹ thuật” của dẫn ý mà thuật ngữ này (entailment) được một
số tác giả dịch là “kéo theo” để biểu thị “những điều rút ra theo logic từnhững cái được khẳng định trong phát ngôn” [21, 126]
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, trong công trìnhnày, chúng tôi quan niệm nghĩa hàm ẩn là những thông tin không được thểhiện trong ý nghĩa nguyên văn của từ ngữ và các mối quan hệ cú pháp củacâu nhưng có thể nhận biết nhờ suy ý từ hiển ngôn, hoàn cảnh phát ngôn vàquy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều khiển hộithoại,… Nghĩa hàm ẩn gồm dẫn ý, TGĐ và hàm ý
1.6 Hàm ý
1.6.1 Thuật ngữ hàm ý
Trong lý thuyết hàm ngôn hội thoại của Grice (1975; 1978), thuật ngữ
implicate (hàm ý) là một động từ chỉ hành động biểu đạt ngầm một điều gì
đó khác với điều được nói ra bằng hiển ngôn trong một hoàn cảnh giao tiếp
nhất định (gọi là điều được hàm ý) Còn thuật ngữ implicature (hàm ngôn)
là một danh từ, biểu thị điều được hàm ý trong phát ngôn Hàm ngôn là
“kết quả”, là “sản phẩm” của hoạt động hàm ý
Về ý nghĩa của các thuật ngữ này, Kent Bach (2006) trong bài báo Mười cách hiểu sai về hàm ngôn đã viết: “Dù sao, Grice đã rất thận trọng sử dụng động từ to implicate (hàm ý) chứ không phải là imply (nói bóng gió) để chỉ điều mà người nói đã làm, và ông đã đặt ra thuật ngữ implicature (hàm
ngôn) để sử dụng thay cho việc ngụ ý cái mà người nói hàm ý Sự khácnhau ở đây mang tính chất cơ bản Nếu một câu đúng thì cái mà nó ngụ ý
Trang 27phải đúng, nhưng người nói có thể nói ra một câu đúng và hàm ý một cái gì
đó sai Chẳng hạn, bạn có thể nói rằng có một trạm xăng ở gần góc đường
và hàm ý sai là nó đang mở cửa và bán xăng (có thể nó đã đóng cửa vì banđêm hoặc có thể hết xăng) Nếu có trạm xăng ở gần góc đường, điều đókhông có nghĩa là trạm xăng đó đang mở cửa và có bán xăng Nhưng chắcchắn rằng trạm xăng đó không ở bên kia đường.”
Sự khác biệt giữa hai thuật ngữ implicate (hàm ý) và implicature (hàm ngôn) được Kent Bach thể hiện qua sự phân biệt giữa infer (suy ra) với implicate (hàm ý) và giữa inference (suy luận) với implicature (hàm ngôn).
Theo ông, “người nghe có thể cho rằng người nói đang hàm ý điều gì đótrong khi thực ra anh ta không định thế […] Cũng rõ ràng như vậy, ngườinói có thể hàm ý điều gì đó ngay cả khi người nghe không có ý định suyluận Tất nhiên, đây không phải là trường hợp truyền đạt hàm ngôn thànhcông, nhưng điều đó không có nghĩa là người nói không hàm ý điều gì, chỉ làngười nói có thể bóng gió điều gì đó mà người nghe không nhận biết được.Cần chú ý, suy luận ở đây không phải là nói tới sự thật của hàm ngôn mà lànội dung của nó Vấn đề là nhận biết điều đang được hàm ý, chứ hoàn toànkhông phải là chấp nhận nó.” [99]
Khi nghiên cứu về thuyết hàm ngôn hội thoại của Grice cũng như vậndụng nó vào việc tìm hiểu một vấn đề ngôn ngữ cụ thể, hầu hết các nhà
nghiên cứu nước ngoài đều sử dụng thống nhất các thuật ngữ implicate (hàm ý) và implicature (hàm ngôn) như cách dùng của Grice Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cũng dùng động từ imply (nói bóng gió) để biểu thị hàm ý và danh từ implication (sự ngụ ý) để biểu thị sản phẩm của hàm ý
(tức hàm ngôn, cái được hàm ý) Chẳng hạn, ý kiến của Jenny Thomas(1995), nguyên văn tiếng Anh như sau: “I want to interpolate a discussion
of the diference between implicature and inference, implying and inferring [ ] People frequently say inferring when they really mean implying To imply is to hint, suggest, or convey some meaning indirectly by mean of
language.” [144, 58] (Tôi muốn bổ sung một tranh luận về sự khác nhau
giữa hàm ngôn và suy luận, giữa hàm ý với suy ra [ ] Người ta thường nói suy ra khi thực ra muốn nói tới hàm ý Hàm ý là nói bóng gió, gợi ý hoặc
truyền đạt ý một cách gián tiếp bằng phương tiện ngôn ngữ.” Hai động từ
cùng gốc imply và implicate còn được sử dụng rất linh hoạt trong công trình
Trang 28nghiên cứu của nhóm tác giả Adrian Akmajian, Richard A Demers, Ann K.Farmer và Robert M Harnish (1997)
Khác với nước ngoài, ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu dùng thuật ngữ
hàm ý để chỉ cả implicate lẫn implicature Có thể thấy rõ điều này qua so
sánh ba câu trong cùng một công trình của Hoàng Phê (1989): “H.P.Grice
nêu khái niệm conversational implicature (tạm dịch là hàm ý hội thoại) để
chỉ các hiện tượng thường thấy sau đây trong sử dụng ngôn ngữ thường ngày
để giao tiếp: khi nói điều này, thật ra, chúng ta muốn nói điều khác.” [58,
100]; “Thường có hàm ý (implicature) khi người nói có ý thức và nhằm
một mục đích nhất định, không tuân theo đầy đủ các phương châm nói
trên…” [58, 101]; “[…] Khi đó, người nói P nhưng hàm ý (implicate) Q,
nếu Q là cần thiết để cho những phương châm bị vi phạm trở thành khôngcòn bị vi phạm nữa.” [58, 102]
Mặt khác, thuật ngữ implicaturre (hàm ngôn) cũng được các tác giả
Việt Nam dịch theo rất nhiều cách khác nhau Ví dụ:
- Dịch là hàm ngôn (một loại nghĩa hàm ẩn trong đối lập với TGĐ) [9,
363]; [10, 669]
- Dịch là hàm nghĩa và ẩn ý [26, 470]; [27, 109]; [44, 335 - 341]
- Dịch là hàm ý với những cách hiểu khác nhau [12]; [26]; [44]; [58]
Để khỏi thay đổi một thuật ngữ đã quen dùng ở Việt Nam suốt hơn 20
năm nay, trong công trình này, chúng tôi tiếp tục sử dụng hàm ý với hai
nghĩa: a) để chỉ cái mà Grice gọi là implicature; và b) để chỉ hành động tạo
ra implicature, tương đương implicate trong tiếng Anh
1.6.2 Quan niệm về hàm ý
Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, H.P Grice đã phát hiện ra mộtlớp nghĩa khác của phát ngôn ẩn bên dưới lớp nghĩa được diễn tả trực tiếpbằng từ ngữ và cấu trúc câu Đó là “cái mà một người nói hoặc người viếtmuốn diễn đạt bằng một dấu hiệu trong một trường hợp nhất định […] cóthể xa rời với nghĩa gốc của dấu hiệu đó” [122, 381]
Tới cuốn Logic và hội thoại (1975), sự khác biệt giữa cái được diễn tả
bằng lời với cái được hàm ý trong phát ngôn ấy được Grice diễn giải rõ rànghơn như sau: “Trong một số trường hợp, ý nghĩa quy ước của từ được sử dụng
sẽ quyết định cái được hàm ý, ngoài việc giúp xác định cái được diễn tả bằnglời Nếu tôi nói (một cách thiển cận), anh ta là người Anh, do đó, anh ta dũng
Trang 29cảm, là tôi đã tự trói buộc mình theo ý nghĩa của từ ngữ mà tôi dùng, cho rằngtính chất dũng cảm của anh ta là một kết quả tất yếu (xuất phát từ) của việcanh ta là người Anh Nhưng trong khi tôi nói anh ta là người Anh và nói anh
ta dũng cảm, tôi không muốn nói rằng tôi đã nói (theo nghĩa thích hợp nhất)
vì anh ta là người Anh cho nên anh ta dũng cảm, mặc dù tôi đã ngụ ý chắcchắn và hàm ý điều đó.” [Grice 1975: 44-45 Dẫn theo 95] Grice cho rằngtổng số cái được nói đến trong câu và cái được hàm ý trong cùng một câu nói
đó tạo thành “các ý nghĩa biểu hiện của một phát ngôn” [Grice 1978:41 – Dẫntheo 96]
Lý thuyết hàm ngôn hội thoại của Grice ngay từ đầu đã được chú ý vàtrở nên có ảnh hưởng sâu rộng từ sau khi ông đưa vào tập bài giảng ở Đạihọc Harvard (1967) Nhiều nhà nghiên cứu đã chia sẻ, áp dụng và phát triểnquan điểm của ông
Trong một công trình nghiên cứu gần đây, W.A Davis (2005) đã xácđịnh rất rõ ràng vị trí của hàm ngôn trong ngữ dụng học: “Hàm ngôn làđiều được ám chỉ, ngụ ý hay gợi ý khác biệt với điều được nói Hàm ngôn
có thể là một phần nghĩa của câu hay phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp, và
có thể theo quy ước hay trái với quy ước Hàm ngôn hội thoại đã trở thànhmột trong những chủ đề chính của ngữ dụng học” Trong một công trìnhtrước đó (1998: 2.1, 3.6), ông đã minh họa cho hiện tượng hàm ý trong hội
thoại bằng ví dụ này: “Giả sử có ai đó hỏi Người Etiopia có đạt được huy chương vàng nào không?, câu trả lời Họ đạt một số huy chương bạc không hàm ý Họ không đạt được tất cả các huy chương bạc nhưng lại hàm ý Họ không đạt huy chương vàng nào cả” Thậm chí, để làm rõ đặc điểm và sự
khác nhau giữa hai thuật ngữ hàm ý, hàm ngôn của Grice, W.A Davis còndiễn giải:
“Xét hội thoại:
Alan: Cậu có đi dự tiệc của Paul không?
Barb: Tôi phải đi làm.
Barb không nói rằng cô ấy sẽ không đi mà chỉ ngụ ý điều đó Grice đã
đưa ra thuật ngữ chuyên môn hàm ý và hàm ngôn cho trường hợp trong đó
cái mà người nói ám chỉ, ngụ ý, hay gợi ý là khác biệt với điều được nói
Barb hàm ý rằng cô sẽ không đi; điều cô không đi là hàm ngôn của cô.”
[116]
Trang 30Lý thuyết của Grice còn được một số nhà nghiên cứu tóm lược thànhcông thức logic Ví dụ, các tóm lược của Gergely Bottyán và Levinson:
“Khái niệm của Grice (1975 =1989a: 30-31) về hàm ngôn hội thoại cóthể được phát biểu như trong (5)
(5) Một người tham gia P trong cuộc giao tiếp, bằng cách khẳng địnhtheo nghĩa đen nội dung mệnh đề x, lại hàm ý mệnh đề y khi và chỉ khi:
a P được cho là vẫn tôn trọng phương châm
b Mệnh đề y phải xác nhận giả thiết (a)
c P nghĩ rằng đối tác của anh ta sẽ nhận ra (b)” [96]
Hay: “Nội dung của Grice (1975 =1989a: 30-31):
Nói p, nhưng người phát ngôn U lại hàm ý hội thoại q khi:
(i) U được giả định là đang tuân thủ các phương châm
(ii) Giả thiết q cần phải chứng minh giả thiết (i), và
(iii) U nghĩ rằng người tiếp nhận sẽ nhận ra (ii)” [138, 15]
Riêng về hàm ý, các công trình nghiên cứu đã đạt được một số quanniệm thống nhất như sau:
(1) Hàm ý là phần có giá trị thông tin thuộc nghĩa hàm ẩn, đối lập vớiTGĐ là phần không có giá trị thông tin
O Ducrot coi TGĐ là một hình thức hàm ngôn nằm trực tiếp trong bảnthân “nghĩa từ ngữ” của lời (Dẫn theo [58]) Phần lớn các nhà nghiên cứuđều có chung quan niệm: TGĐ là loại nghĩa hàm ẩn nhưng là nghĩa hàm ẩnkhông có giá trị thông báo [xem: [10]; [26] ; [58] Đặc biệt, đáng chú ý là
ý kiến của Hoàng Phê: “TGĐ là những điều mà người nói coi như ngườiđối thoại đã biết, không hàm chứa chức năng thông báo, không có giá trịthông báo […] Nếu ở đây có hai cấp độ thì đó là cấp độ của cái nói ra trựctiếp (hiển ngôn) và cái nói ra gián tiếp (hàm ngôn) Có thể nghĩ rằng nói ragián tiếp thì cũng như là không nói ra, nhưng thật ra có một sự khác nhaurất cơ bản Chính cái không nói ra vì cho là bất tất phải nói (TGĐ) cùng vớicái nói ra trực tiếp (hiển ngôn) là cơ sở cho cái nói ra gián tiếp (hàm ngôn),người nghe hiểu được hàm ngôn là nhờ dựa vào TGĐ và hiển ngôn […].Nếu coi TGĐ là hàm ngôn thì sẽ không thấy được mối quan hệ có tính quyluật hết sức quan trọng giữa TGĐ, hiển ngôn và hàm ngôn, mối quan hệ chiphối nội dung của hàm ngôn […] Trong hiển ngôn lại có sự đối lập giữacái đã biết và cái mới theo phân đoạn thực tại câu Sự đối lập này cho phép
Trang 31vạch ra trong cấu trúc ngữ nghĩa của lời một sự đối lập khác rộng hơn giữaphần không có giá trị thông báo gồm TGĐ và cái đã biết trong hiển ngônvới phần còn lại có giá trị thông báo, gồm cái mới trong hiển ngôn cùng vớihàm ngôn” [58, 99]
Tuy nhiên, các tác giả Lê Đông (1996), Đỗ Hữu Châu (2005), NguyễnVăn Hiệp (2008), trên cơ sở phân tích các cứ liệu cụ thể đã khẳng định:khi tiền giả định được dùng như một chiến lược giao tiếp thì lúc đó, TGĐlại thuộc về hàm ý (tức TGĐ có giá trị thông tin)
(2) Hàm ý là phần thuộc nghĩa hàm ẩn, tuy không được thể hiện trên bềmặt câu chữ của phát ngôn nhưng được suy ra từ hiển ngôn (nghĩa tườngminh) và hoàn cảnh giao tiếp
J Lyons viết: “Một mệnh đề p được cho là hàm ý (chứ không phải làkéo theo) một mệnh đề q nếu chân trị của q có thể được suy đoán một cách
có lý do từ p trong ngữ cảnh mà p được xác nhận hoặc được biết theo mộtcách nào đó, hoặc được giả định là đúng” [40, 185] Ông giải thích khái
niệm hàm ý bằng một ví dụ cụ thể: “Có một nghĩa thường ngày của từ hàm
ý, theo đó, qua phát ngôn của mình, ta có thể và thường như vậy, ngầm nói
một điều gì đó khác với điều ta nói trên thực tế Ví dụ, khi được hỏi về tư
cách của A, ta có thể nói: Anh ấy chia sẻ lát bánh mỳ cuối cùng với bạn.
Trên thực tế, ta không nói về người đó rằng anh ta vừa tốt bụng vừa hàohiệp Song có thể có cơ sở để cho rằng ta hàm ý điều này.” [40, 282]
Sự thống nhất tương đối cao trong quan niệm về hàm ý giữa các nhànghiên cứu là một thực tế nhưng sự khác biệt giữa các tác giả trong quanniệm về các loại hàm ý và phạm vi tồn tại của hàm ý cũng là một sự thậtkhông thể phủ nhận
H.P.Grice (1975) phân biệt ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên (natural meaning)với ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên (non-natural meaning) Theo ông, ýnghĩa hàm ẩn tự nhiên là “ý nghĩa được suy ra một cách ngẫu nhiên”, còn ýnghĩa hàm ẩn không tự nhiên là “ý nghĩa được truyền đạt một cách có ýđịnh” (Dẫn theo [10, 665])
Ở Việt Nam, Hoàng Phê (1989) dựa vào mức độ phụ thuộc vào hoàncảnh và độ tin cậy của sự suy ý để phân loại hàm ý Ông sử dụng thuật ngữhàm ý để chỉ phần nội dung được suy ý trực tiếp, ít phụ thuộc vào ngữ cảnh
và có độ tin cậy của sự suy ý tương đối cao Hàm ý được ông phân biệt với
Trang 32ngụ ý – phần nội dung hàm ngôn phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh, ngườinghe phải suy ý gián tiếp từ hoàn cảnh, từ khả năng nhận thức, khả năngvận dụng kinh nghiệm sống,… nên độ tin cậy thường không cao [58, 39] Dựa vào mức độ quan hệ về nội dung đối với hiển ngôn, Hồ Lê (1996)đối lập hàm ý với hàm nghĩa Theo ông, hàm ý là ý nghĩa hàm ngôn có nộidung khác với hiển ngôn, bao gồm: ngụ ý, ẩn ý và dụng ý; còn hàm nghĩa
là ý nghĩa hàm ngôn bổ sung một phương diện nào đó cho hiển ngôn Cao Xuân Hạo coi hàm ý là điều mà người nghe rút ra từ phát ngôn nhưmột hệ quả tất nhiên, gồm hàm nghĩa và ẩn ý Tác giả viết: “Ngoài hiểnngôn (với TGĐ và hiển nghĩa) trong câu còn có hàm ngôn là những ý nghĩakhông được biểu đạt trực tiếp qua nguyên văn mà phải suy ra từ quan hệgiữa các nghĩa trong cấu trúc và từ ngôn cảnh nguyên văn Nếu ý suy ravẫn còn diễn đạt được bằng ít nhiều chữ nghĩa trong nguyên văn thì đó làhàm nghĩa Nếu ý suy ra chỉ có thể thấy trong ngôn cảnh, thì người nghe rất
có thể không nhận ra, nhưng nếu nhận ra mà phản ứng chống lại thì ngườinói hoàn toàn có thể chối rằng mình không hề nói như thế Cái ý ẩn kín
đằng sau nguyên văn, không hề được diễn ra bằng lời ấy gọi là ẩn ý” [26,
109 - 110]
Nguyễn Đức Dân (1998a; 1998b) và Đỗ Hữu Châu (2005) gọi hàm ý làhàm ngôn Theo các tác giả, hàm ngôn có thể được xác định từ hai conđường khác nhau: từ sự quy ước của ngôn ngữ và từ mối quan hệ giữa hoàncảnh giao tiếp, nghĩa tường minh và TGĐ Loại hàm ngôn được suy ý từngôn ngữ (đặc biệt là từ sự quy ước của cơ chế ngôn ngữ), không phụ thuộcvào hoàn cảnh giao tiếp là hàm ngôn ngôn ngữ; loại hàm ngôn được suy ý
từ hiển ngôn, TGĐ và hoàn cảnh tồn tại của phát ngôn, phụ thuộc vào hoàncảnh giao tiếp là hàm ngôn dụng học
Một điểm khác nhau nữa trong quan niệm về hàm ý giữa các tác giả làphạm vi tồn tại của hàm ý
Phần lớn các nhà Việt ngữ học đều coi hàm ý là thông tin mà ngườinghe (người thụ ngôn) suy ý được từ phát ngôn và hoàn cảnh giao tiếp(xem: [21]; [26]; [27]; [44]; [58]) Như vậy, hàm ý theo quan niệm này là
“cái của anh”, được phân biệt với TGĐ là “cái của chúng ta” [12, 17] Khácvới các tác giả trên, Đỗ Hữu Châu [10]; Nguyễn Đức Dân [12, 216 – 219]
và Nguyễn Văn Hiệp [31, 257 - 267] cho rằng hàm ý thuộc về người nói,
Trang 33tức là điều mà người nói (người phát ngôn) muốn gửi đến người nghe(người thụ ngôn).
Phần đông các tác giả có xu hướng giới hạn hàm ý ở phạm vi nghĩamiêu tả (nghĩa mệnh đề) (xem: [10]; [11]; [12]; [21]; [26], [27]; [58];…).Nhưng cũng có một số tác giả coi nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái đềuthuộc phạm vi ngữ nghĩa của hàm ý [31, 266-267], [44, 335- 341]
1.6.3 Quan niệm về hàm ý trong luận án
1.6.3.1 Phân biệt hàm ý với các loại nghĩa hàm ẩn khác
Mặc dù còn có những điểm khác biệt nhưng các nhà nghiên cứu đềuthống nhất với nhau là nghĩa hàm ẩn gồm có 3 loại: dẫn ý (entailment),TGĐ (presupposition) và hàm ý – bao gồm hàm ý quy ước (conventionalimplicature) và hàm ý hội thoại (conversational implicature) Một số tác giảcũng đã nêu ra những tiêu chí phân biệt hàm ý với các loại nghĩa hàm ẩnkhác Đáng chú ý là 3 tiêu chí mà Nguyễn Văn Hiệp (2008) nêu ra trongmột công trình nghiên cứu của mình trên cơ sở tham khảo, có điều chỉnhkết quả nghiên cứu của các tác giả Frawley (1992) và J.Lyons (1995) Batiêu chí đó là:
- Tiêu chí về tính hàm chân trị (truth - conditional), tức phụ thuộc vàochân trị của những gì được nói ra hiển ngôn Tiêu chí này giúp phân biệtdẫn ý với tiền giả định và hàm ý
- Tiêu chí về tính có thể khử bỏ (cancellability) Tiêu chí này giúp phânbiệt một bên là TGĐ và dẫn ý, một bên là hàm ý (gồm hàm ngôn quy ước
và hàm ngôn hội thoại)
- Tiêu chí về sự phụ thuộc vào ngữ cảnh (context-dependent) Tiêu chínày giúp phân biệt hàm ý hội thoại với các ý nghĩa hàm ẩn còn lại (TGĐ,dẫn ý và hàm ý quy ước), đặc biệt là phân biệt hàm ý hội thoại với hàm ýquy ước [31, 262 – 267]
Những tiêu chí mà chúng tôi nêu ra dưới đây là sự kế thừa và phát triểncác kết quả nghiên cứu nói trên
1.6.3.1.1 Phân biệt hàm ý với tiền giả định
Trước hết, có thể thấy hàm ý và TGĐ đều là nghĩa hàm ẩn của phátngôn bởi chúng đều không được nói ra một cách tường minh và đều khôngphụ thuộc vào chân trị của phát ngôn chứa nó (không mang tính hàm chântrị) Điểm giống nhau này đã được Nguyễn Văn Hiệp (2008) chứng minh
Trang 34qua phân tích một số ví dụ Chẳng hạn, phát ngôn Con anh Nam học giỏi nhất lớp có các TGĐ: có một người tên là Nam; anh Nam có con; con anh
Nam là học sinh… Các TGĐ này được giữ nguyên, bất chấp tính đúng hay
sai của phát ngôn (không phụ thuộc vào việc Con anh Nam học giỏi nhất lớp là đúng hay sai) Hàm ý cũng vậy Dù mệnh đề trong mỗi vế câu ghép
Nó không chuẩn bị bài kỹ và bị điểm kém đúng hay sai thì quan hệ từ và có
tác dụng nối kết hai mệnh đề cũng mang hàm ý quy ước là quan hệ nhân
quả Tương tự như vậy, hàm ý Đề nghị mở cửa hay Đề nghị đi chơi đều không phụ thuộc vào chân trị của phát ngôn Ở đây ngột ngạt quá! Dù thực
tế là Ở đây không hề ngột ngạt, phát ngôn trên vẫn có thể có những hàm ý
hội thoại này [31, 262]
Tuy nhiên, giữa hàm ý với TGĐ có những điểm khác nhau rõ ràng:a) TGĐ là một trong những cơ sở để tạo nên ý nghĩa tường minh, cònhàm ý là điều được suy ra từ nghĩa tường minh và TGĐ của nghĩa tườngminh Ví dụ:
(11) A: - Uống thuốc X, tôi đã khỏi hẳn bệnh đau đầu
Phát ngôn (11) có ít nhất 2 TGĐ sau:
TGĐ 1: Tôi đã từng bị bệnh đau đầu
TGĐ 2: Tôi đã uống thuốc X
Các TGĐ này được xem là cơ sở để người nói có thể nói Uống thuốc X, tôi đã khỏi hẳn bệnh đau đầu.
Nếu phát ngôn trên tồn tại trong hoàn cảnh người nghe (giả sử là B)cũng mắc bệnh đau đầu giống như A thì căn cứ vào TGĐ, vào nghĩa tườngminh và hoàn cảnh tồn tại của phát ngôn, B có thể suy ý để hiểu rằng đằng
sau lời thông báo của A về tình hình sức khỏe là lời khuyên Cậu thử uống thuốc X xem sao.
b) TGĐ được xem là bất tất phải bàn cãi bởi nó có tính bất biến, cònhàm ý thì không mang đặc điểm này
Tính bất biến của TGĐ thể hiện ở khả năng không thay đổi khi hành vingôn ngữ thay đổi từ khẳng định sang phủ định, hỏi, cầu khiến,… Ví dụ:
(12) A: - Anh ta đã cai thuốc lá.
A1: - Anh ta không cai được thuốc lá.
A2: - Anh ta đã cai thuốc lá rồi à?
A3: - Hãy cai thuốc lá đi!
Trang 35TGĐ Trước đây anh ta nghiện thuốc lá không thay đổi khi hành vi ngôn
ngữ tạo ra nó (hành vi khẳng định ở phát ngôn A) thay đổi Ngược lại, các
hàm ý Anh ta có nghị lực, Anh ta khỏe ra hay Anh ta không gặp khó khăn
về tiền nong sẽ bị triệt tiêu khi hành vi khẳng định ở phát ngôn A thay đổi
thành hành vi phủ định ở phát ngôn A1 hoặc thành hành vi hỏi ở phát ngônA2 và tồn tại trong hoàn cảnh:
A2: - (Lâu nay cậu gặp C không?) Anh ta cai thuốc lá rồi à?
Các hàm ý trên cũng không bao giờ tồn tại trong phát ngôn Hãy cai thuốc lá đi! khi phát ngôn này tồn tại trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Tính bất biến của TGĐ là cơ sở để một số tác giả cho rằng TGĐ luônluôn đúng [10]; [21] Tuy nhiên, trong giao tiếp thông thường, không íttrường hợp người nói tạo ra một phát ngôn mà ý nghĩa tường minh dựa trênTGĐ sai, bịa đặt Đây là một chiến lược hội thoại, chiến lược gài bẫy TGĐnhằm khai thác thông tin ở phía người đối thoại (xem: [17])
c) TGĐ không thể khử bỏ, trong khi hàm ý có thể dễ dàng bị khử bỏtrong một số điều kiện, hoàn cảnh nhất định
Theo Nguyễn Văn Hiệp (2008), “thông tin hàm ẩn mang tính có thể khử
bỏ là loại thông tin mà người nói/người viết có thể khử bỏ, tức là khiến nó
bị vô hiệu bằng cách nói hoặc viết thêm một hoặc vài điều gì đấy” [31,262]
Dựa trên cơ sở này để thực nghiệm, chúng tôi thấy, TGĐ là loại thông
tin không thể khử bỏ bởi cách nói dựa trên các kết tử đối nghịch (nhưng, tuy… nhưng…, mặc dù… nhưng…) Ví dụ, không thể khử bỏ TGĐ Trước đây anh ta nghiện thuốc lá bằng cách nói: Anh ta đã cai thuốc lá nhưng anh ta chưa hề nghiện thuốc lá
Trong khi đó, hàm ý lại có thể dễ dàng bị khử Chẳng hạn, Nguyễn Văn
Hiệp (2008) cho rằng, hàm ý Vì Nam đến muộn nên nhỡ tàu của phát ngôn Nam đến muộn và nhỡ tàu đã bị khử bằng cách nói: Nam đến muộn và nhỡ tàu Nhưng nó nhỡ tàu không phải là vì do nó đến muộn Tàu còn đến muộn hơn cả nó Nó nhỡ tàu là vì nó mải nói chuyện với một cô gái rất xinh mà nó gặp ở sân ga [31, 263]
Tương tự, ta cũng có thể khử bỏ hàm ý Đừng xa lánh tôi (Đừng bỏ rơi tôi) của phát ngôn Lúc này, một lời an ủi rất quan trọng đối với tôi bằng cách nói: Lúc này, một lời an ủi rất quan trọng đối với tôi Nhưng tôi nói
Trang 36vậy không phải là để van xin anh đừng bỏ rơi tôi trong lúc này Tôi nghĩ, ai cũng có lòng tự trọng và có lẽ đó là điều quan trọng hơn cả Tôi thà chịu
cô đơn còn hơn van xin để rồi đánh mất lòng tự trọng.
d) TGĐ có ảnh hưởng đến giá trị xác tín, còn hàm ý không có ảnhhưởng này Các mệnh đề của phát ngôn sẽ không có giá trị xác tín khi TGĐsai; mệnh đề sẽ có giá trị xác tín (tức được đánh giá là đúng) khi và chỉ khiTGĐ của nó đúng Trong khi đó, “nếu cái mà người nói nói ra là đúng vàcái mà anh ta hàm ý là sai thì chúng ta vẫn có xu hướng đánh giá phát ngôncủa anh ta là đúng.” [99]
Trở lại với ví dụ (12), chúng ta có thể thấy mệnh đề của phát ngôn Anh
ta đã cai thuốc lá chỉ đúng khi TGĐ Anh ta đã từng nghiện thuốc lá là
đúng (có thật) Nếu TGĐ này không đúng thì phát ngôn trên sẽ không thểtồn tại Tuy nhiên, với hàm ý thì tình hình có khác Hàm ý của một phát
ngôn có thể đúng hoặc có thể sai Vì vậy, nếu các hàm ý Anh ta khỏe ra hoặc Anh ta không còn gặp khó khăn về tiền nong hoặc Anh ta có nghị lực,
… là sai sự thật thì nghĩa mệnh đề của phát ngôn vẫn không thay đổi giá trị
xác tín
e) Nhiều (chứ không phải tất cả) TGĐ được đánh dấu bởi các đơn vị từvựng hoặc cấu trúc ngữ pháp cụ thể, còn hàm ý, trái lại, không nhất thiếtphải được đánh dấu bởi các dấu hiệu ngôn ngữ
Ví dụ, phát ngôn Anh ta đã cai thuốc lá rồi có TGĐ Trước đây anh ta nghiện thuốc lá TGĐ này được đánh dấu bằng từ cai nhưng hàm ý Anh ta khỏe ra hoặc Hiện nay anh ta không gặp khó khăn về tiền nong nữa lại
không được thông báo bằng một dấu hiệu ngôn ngữ nào trong phát ngôn.f) TGĐ nói chung ít lệ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, còn hàm ý lệthuộc sâu sắc vào hoàn cảnh giao tiếp
Dù tồn tại trong hoàn cảnh nào, phát ngôn Uống thuốc X, tôi đã khỏi hẳn bệnh đau đầu ở ví dụ (11) vẫn có các TGĐ như đã phân tích Nội dung
các TGĐ này không thay đổi theo hoàn cảnh tồn tại của phát ngôn Ngượclại, nếu phát ngôn đó tồn tại trong hoàn cảnh người nghe (B) chính là người
cho A (người nói) thuốc X thì phát ngôn của A (Uống thuốc X, tôi đã khỏi hẳn bệnh đau đầu) không còn hàm ý khuyên B uống thuốc X mà là lời
khen thuốc X hoặc là lời cảm ơn B
Trang 37g) TGĐ không có giá trị thông tin đặc biệt, không phải là cơ sở để pháttriển cuộc thoại (nếu tiếp tục cuộc thoại dựa vào TGĐ thì cuộc thoại sẽ giậtlùi, luẩn quẩn); còn hàm ý, do nằm trong ý định truyền báo của người phátngôn nên mang giá trị thông tin và tính năng động hội thoại cao, là cơ sở đểphát triển cuộc thoại
Trở lại ví dụ (12): A: - Anh ta đã cai thuốc lá TGĐ Trước đây anh ta nghiện thuốc lá là điều mà cả A (người nói) và B (người nghe) đều biết nên
nó không phải là cái mới, cái cần bàn bạc, trao đổi, thảo luận trong nhữngphát ngôn tiếp theo của cuộc thoại Nhưng hàm ý của phát ngôn trên lại cóthể là chủ đề tiếp theo của cuộc thoại Vì thế, cuộc thoại có thể diễn biếntiếp tục như sau:
B: - Thế à? Bây giờ anh ta có khỏe hơn chút nào không?
A: - Mới cai thuốc được một tháng mà anh ta tăng tới 3kg.
Ở đây, cần có sự phân biệt giữa hai khái niệm giá trị thông tin và lượngtin TGĐ được xác định thông qua từ ngữ được dùng (các từ, các kết cấu)như là nội dung hàm ẩn làm điều kiện cần cho phát ngôn để phát ngôn cóthể được đánh giá đúng/sai hay được coi là bình thường Vì vậy, TGĐ cóthể có lượng tin rất nhiều nhưng lại có vẻ như không có giá trị thông tin đặcbiệt Lượng tin trong TGĐ mặc dù không quan yếu nhưng lại rất cần thiết
để lý giải giá trị thông tin của phát ngôn
Một điểm quan trọng từng được các nhà nghiên cứu lưu ý và cũngkhông phải là ngoại lệ trong thực tế giao tiếp, đó là trường hợp người nóidùng TGĐ như một chiến lược giao tiếp đặc biệt, đặt trọng tâm vào thôngtin TGĐ Trong trường hợp này, TGĐ chính là loại thông tin có giá trị caohơn cả (xem: [10]; [12]; [17]; [31])
Như vậy, “không có giá trị thông tin đặc biệt” và “không phải là cơ sở
để phát triển cuộc thoại” không phải là thuộc tính cố hữu, bất biến củaTGĐ Trong nhiều trường hợp, TGĐ có thể được dùng như một hàm ý, khi
đó, TGĐ có giá trị thông tin rất cao và chắc chắn cuộc thoại sẽ được pháttriển trên cơ sở của TGĐ Thực tế này là một trong những chỗ đan xen giữaTGĐ và hàm ý
1.6.3.1.2 Phân biệt hàm ý với dẫn ý
Theo Nguyễn Văn Hiệp (2008), những điểm khác nhau cơ bản giữa hàm
ý và dẫn ý là:
Trang 38a) Hàm ý không mang tính hàm chân trị còn dẫn ý, ngược lại, mang tínhhàm chân trị Điều đó có nghĩa là dẫn ý phụ thuộc vào chân trị của phát
ngôn trước nó Theo đó, dẫn ý Tổng thống chết sẽ có trị đúng khi phát ngôn Bill giết tổng thống có giá trị đúng và dẫn ý này sẽ có trị sai khi phát ngôn
c) Nhiều (chứ không phải tất cả) hàm ý phụ thuộc vào ngữ cảnh, còn
dẫn ý không phụ thuộc vào ngữ cảnh Dù các phát ngôn Bill giết tổng thống hay A nhận B vào làm việc tại công ty X tồn tại trong hoàn cảnh nào thì nó vẫn có dẫn ý Tổng thống chết hoặc B là thành viên của công ty X.
Theo chúng tôi, mặc dù có những điểm khác biệt trên nhưng trong thực
tế giao tiếp, nhiều trường hợp, ranh giới giữa hai loại nghĩa hàm ẩn nàycũng rất mập mờ Điều đó được thể hiện rất rõ khi người tham gia giao tiếpdùng dẫn ý như một hàm ý trong chiến lược giao tiếp của mình Chẳng hạn,xét cuộc hội thoại (13):
A1: - Lâu nay cậu gặp vợ chồng Thái – Kim không?
B1: - Vừa gặp tháng trước Mà Thái bỏ thói nát rượu rồi đấy.
A2: - Ừ, anh ta không còn nghiện rượu nữa thì cái Kim cũng đỡ khổ B2: - Thái bỏ thói nát rượu Tớ thông báo cho cậu tin này không phải
để cậu biết là bây giờ Thái không nghiện rượu nữa Bỏ rượu là một việc rất khó – đặc biệt với người nghiện rượu lâu năm như Thái Vậy mà cậu ấy vẫn làm được Quả là nghị lực phi thường!
Như vậy, dẫn ý của phát ngôn Thái bỏ thói nát rượu đã được người
nghe (A) cho rằng đó là hàm ý mà B muốn mình hiểu nên người nghe (A)
đã chủ động phát triển cuộc thoại theo hướng này (hướng của hàm ý).Người nói (B) có thể “khử” hàm ý bằng cách nói thêm như ở (B2) nếukhông muốn phát triển cuộc thoại theo “chủ hướng” của A (trong A2)
Trang 391.6.3.2 Phạm vi tồn tại của hàm ý
Như đã nói, phần đông các nhà nghiên cứu đều có xu hướng giới hạnhàm ý nói chung, hàm ý quy ước nói riêng, ở phạm vi nghĩa miêu tả (tứcnghĩa mệnh đề) Tuy nhiên, xu hướng này đã bị John Lyons phản đối Ôngcho rằng “không có lý do gì để giới hạn nó [hàm ý – tác giả luận án chú]trong trong phạm vi nghĩa mệnh đề hoặc nghĩa miêu tả” [40, 287] TheoNguyễn Văn Hiệp (2008), “thực tế tiếng Việt ủng hộ cho quan niệm nhưvậy” [31, 267]
Mặc dù qua câu nói “Không có lý do gì để hạn chế khái niệm hàm ngônquy ước trong phạm vi liên từ và tiểu từ” [40, 286], J Lyons coi những ýnghĩa được biểu thị bằng liên từ và tiểu từ là hàm ý, nhưng ý kiến đó củaông cũng cho thấy cần mở rộng phạm vi tìm kiếm hàm ý sang cả trườnghợp nghĩa tình thái không được biểu đạt bởi các phương tiện biểu đạt tìnhthái chuyên biệt (1) Chúng tôi quan niệm một khi nghĩa tình thái được biểuthị bằng các phương tiện chuyên biệt như liên từ và tiểu từ (tức khi liên từthực hiện chức năng liên kết các tác tử logic, biểu thị hội của hai mệnh đề)thì đó là nghĩa tường minh, còn khi nó được biểu thị bằng liên từ, tiểu từnhưng liên từ, tiểu từ có chức năng biểu thị mối liên kết chìm – liên kết cáchành vi ngôn ngữ, nó được hàm ý/suy ra từ nghĩa tường minh và từ ngữ cảnhthì đó là hàm ý
Tất nhiên, chỉ những ý nghĩa tình thái hàm ẩn nằm trong chủ định củangười phát ngôn, người phát ngôn có thể “phủ nhận trách nhiệm” đối với nó(tức có thể khử bỏ được) và là “điều người nói gửi tới người nghe, muốnngười nghe hiểu” mới được coi là hàm ý Tiêu chí này thể hiện rất rõ trongquan niệm của một số tác giả như Anna Siewierska: “Hiện nay, quan điểmphổ biến là chỉ thừa nhận, với tư cách là phần lực ngôn trung quan yếu,mang tính chất ngôn ngữ học những gì mà người nghe, trên cơ sở những đặctrưng của phát ngôn có thể giải thuyết như là ý định giao tiếp của ngườinói…” (Dẫn theo [31, 239-240]) và Cao Xuân Hạo: “Tình thái của hànhđộng phát ngôn lệ thuộc quá nhiều vào ngôn cảnh (tùy từng tình huống, mộtcâu trần thuật có thể là một lời khuyên can, một lời trách móc, một lời chêbai, một lời cảnh cáo…) cho nên tốt hơn cả vẫn là tuân theo các nguyên lý
cổ truyền của ngôn ngữ học sau Saussure: chỉ phân biệt khi nào sự khác
1 Về phương tiện biểu thị tình thái, xem: Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2005); Nguyễn Văn
Trang 40nhau trong sở biểu được báo hiệu bằng một sự khác nhau trên hình thứcbiểu hiện, tuy không nhất thiết phải có sự tương ứng một đối một giữa haibình diện này” [26, 212]
Điều này có thể được minh chứng qua kết quả phân tích của Nguyễn
Văn Hiệp (2008) đối với phát ngôn (14) Dạo này nó béo ra
Phát ngôn này có thể có nghĩa hàm ẩn đánh giá (tức nghĩa tình thái): Nó béo như vậy là tốt Theo Nguyễn Văn Hiệp, thông tin hàm ẩn này thuộc
nghĩa biểu lộ nên không mang tính hàm chân trị, tức không thuộc dẫn ý.Mặt khác, thông tin này nảy sinh từ việc dùng phó từ (không phải phươngtiện chuyên biệt biểu thị tình thái) Và điều quan trọng là nó có thể được
khử bỏ, chẳng hạn: Dạo này nó béo ra Nhưng béo ra thì chẳng tốt đẹp gì, khoa học ngày nay đã chứng minh là càng béo càng dễ mắc bệnh này bệnh nọ,… [31, 267]
Theo chúng tôi, nghĩa tình thái hàm ẩn Nó béo như vậy là tốt được coi
là hàm ý của phát ngôn (14) ngoài những lý do trên, còn có một lý do kháckhông kém phần quan trọng Đó chính là sự gắn bó với ngữ cảnh của nghĩatình thái này Bởi lẽ, phát ngôn trên, nếu đặt trong hoàn cảnh khác, ví dụ:
(15) A: - Dạo này cái Linh “xuống mã” ghê quá Hôm qua, gặp nó ở cổng trường mà tớ không nhận ra.
B: - Ừ, dạo này nó béo ra.
thì nghĩa tình thái hàm ẩn không còn là Nó béo như vậy là tốt nữa mà thay vào đó là sự đánh giá Vì nó béo ra nên mới xấu (xuống mã) thế đấy / Béo
ra chẳng tốt chút nào.
Ngoài việc xác định nội hàm khái niệm “tham gia” vào nội dung của hàm ý, qua tiêu chí này, chúng tôi còn đề cao vai trò của hoàn cảnhgiao tiếp đối với việc tạo lập hàm ý ở người nói và quá trình suy luận đểhiểu hàm ý ở người nghe Dựa vào hoàn cảnh giao tiếp, người nói có thểhạn chế đến mức tối đa những nghĩa hàm ẩn ngẫu nhiên, không nằm trong
ý định thông báo và ngược lại, người nghe, trong quá trình suy luận để hiểuhàm ý của mình cũng có thể phân biệt và loại bỏ loại nghĩa hàm ẩn tự nhiênnày Chẳng hạn, trong những cuộc giao tiếp có tính chất đặc biệt như ở cơquan điều tra, thanh tra, tòa án,… thì các bị can, bị cáo sẽ không tuân thủphương châm về lượng và chất, thông tin mà họ khai báo ít khi là sự thật.Nhưng điều tra viên, thanh tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán cũng