1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phong cách truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan

32 10,3K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 65,47 KB

Nội dung

Nguyễn Công Hoan viết văn rất sớm, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và ngay từ những ngày đầu cầm bút, ông đã xác định được hướng đi và phong cách viết.Ông chuyên viết về những đề tài

Trang 2

tàn nhẫn, những chuyện xấu xa, rởm hợm, những chuyện thương tâm, ai oán cùng những chuyện nực cười lố lăng trong cái xã hội thực dân phong kiến đầy những ngang trái bất công Bên cạnh đó là phác thảo chân dung của một

số vị tai to mặt lớn, nhiều kẻ hách dịch, đầy quyền thế đang sống phè phỡn trong giới thượng lưu lúc bấy giờ

Trang 3

A. PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN

1 Cuộc đời:

Nguyễn Công Hoan quê làng Xuân Cầu xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh Ông sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 trong một gia đình quan lại xuất thân nho học thất thế, bất mãn với xã hội thực dân và bọn quan lại mới Chính ở trong gia đình mình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối, những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm,

đả kích bọn quan lại.Những thơ ca và giai thoại này đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối viết của ông sau này

Năm 1926, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Nam Sách, Kinh Môn, Lào Cai, Nam Định, Trà Cổ…) cho đến ngày Cách mạng Tháng Tám thành công Sau cách mạng ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông gia nhập quân đội, là biên tập viên báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, Chủ nhiệm và biên tập

tờ Quân nhân học báo Năm 1948 ông được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, viết sách giáo khoa và biên soạn cuốn “Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950” dùng cho lớp 7 hệ 9 năm và viết báo “Giáo dục nhân dân” cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ Nguyễn Công Hoan cũng là một trong những nhà văn hiện đại mà tác phẩm đưa vào sách giáo khoa đã đáp ứng được yêu cầu quan trọng là dạy cho học sinh hiểu, nói, viết tiếng Việt đúng nhất, tốt nhất

Trang 4

Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề viết văn với cương vị Chủ tịch Hội nhà văn (khóa đầu tiên 1957-1958), ủy viên Ban Thường vụ trong các khóa chấp hành Hội tiếp sau đó, đồng thời là ủy viên Ban chấp hành Hội Liên Hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam Tên tuổi của ông đã được ghi trong Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô từ những năm 60 và cũng ngay những năm 60 giáo

sư tiến sĩ Niculin đã gọi ông là “bậc thầy về truyện ngắn châm biếm”

Nguyễn Công Hoan viết văn rất sớm, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

và ngay từ những ngày đầu cầm bút, ông đã xác định được hướng đi và phong cách viết.Ông chuyên viết về những đề tài phản ánh hiện thực xã hội, sở trường

là bút pháp hiện thực trào lộng.Ông đã vẽ lên bức tranh sinh động về xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác, đầy rẫy bất công, giả dối Ông đả kích không thương tiếc bọn quan lại tham lam, bỉ ổi, chức cao nhưng ít tài đức, bọn địa chủ cường hào keo bẩn, ngu dốt, bọn tư sản vô lương tâm chỉ biết chạy theo đồng tiền và lối sống tư sản lố lăng, đồi bại, đồng thời ông rất thương cảm với cảnh cơ cực của những người nghèo khổ, bênh vực họ

Là một nhà văn tài ba và tâm huyết với đời, với nghề, Nguyễn Công Hoan độc đáo từ cách nhìn rọi vào cuộc đời, ông lắng nghe và lọc từ trong đó ra những tấn bi kịch và đưa nó vào tác phẩm bằng một giọng văn giễu cợt, mỉa mai Những cái đó tạo nên phong cách truyện ngắn vô cùng độc đáo, một phong cách rất riêng làm cho ông khác hẳn những nhà văn hiện thực đồng thời với ông

Nguyễn Công Hoan viết nhiều trong những năm 1920 - 1945.Truyện dài của ông cũng chiếm khối lượng lớn, song cái phần đặc sắc chỉ riêng Nguyễn Công Hoan mới có lại ở truyện ngắn.Trong số những truyện dài của ông tiêu biểu là tác phẩm “Bước đường cùng” (xuất bản năm 1938), cuốn truyện ra đời vào lúc phong trào Mặt trận Dân chủ lên cao, có ảnh hưởng rất sâu rộng.Chính quyền thực dân đã phải ra lệnh cấm lưu hành.Từ sau năm 1954, ông cũng có nhiều truyện ngắn viết về cải cách ruộng đất và chiến sĩ cách mạng

Ngày 6/6/1977 Nguyễn Công Hoan mất tại Hà Nội, thọ 74 tuổi

Trang 5

Năm 1988, tại cuộc hội thảo khoa học “Nguyễn Công Hoan, con người và

sự nghiệp” tổ chức ở Hà Nội nhân 85 năm ngày sinh của nhà văn (1903-1988), nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi trong nước đã tỏ lòng trân trọng và đánh giá đúng mức giá trị bộ tiểu thuyết “Đống rác cũ” của ông, bộ tiểu thuyết đã bị thu hồi năm 1963

Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã vinh dự được là một trong 14 nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I

1.1 Sự nghiệp văn chương:

Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.Ông được coi là người mở đầu cho trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 Nguyễn Công Hoan còn là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng xuất sắc Hơn nửa thế kỉ cầm bút nhà văn để lại một số lượng lớn các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau, trong đó nổi bật là truyện ngắn Nhiều trong số các truyện ngắn của ông được xếp vào truyện hay, có ý nghĩa tiêu biểu cho nền văn học dân tộc

Sáng tác của Nguyễn Công Hoan có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều thế hệ độc giả Trải qua sự thử thách lâu dài của thời gian, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ngày càng thu hút sự quan tâm của bạn đọc trong nước và ngoài nước Điều đó chứng tỏ, truyện ngắn của ông vừa mang những giá trị dân tộc đặc thù vừa đạt được những giá trị chung phổ quát của văn học thế giới

Qua hơn 50 năm cầm bút, ông để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ

sộ gồm hơn 200 truyện ngắn, hơn 30 truyện dài cùng nhiều bút ký, hồi ký, tiểu luận về ngôn ngữ, văn học, nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ở Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Bungari, Ấn Độ, Nhật Bản, Anbani…

1.1.1 Truyện ngắn:

- Thời kỳ 1929 – 1935:

+ Tiếng cười trào phúng (Thật là phúc, Cái nạn ô tô, Đàn bà là giống

yếu…).

Trang 6

+ Tiếng cười chua chát, thấm thía (Kép Tư Bền,Vợ,Ngậm cười )

+ Tiếng cười khôi hài, nội dung phù phiếm (Quan tham nửa giờ, Kìa

con!, Nhân tình tôi…).

- Thời kỳ 1936 – 1939:

Nội dung phản ánh phong phú, sâu sắc hơn

+ Đả kích những cái xấu (Vẫn còn trịch thượng, Chiếc đèn pin, Nạn râu,

Ngượng mồm, Gánh khoai lang…).

+ Đả kích nhằm vào giới “ông chủ” (Quyền chủ, Phành phạch, Hai cái

bụng, Lại chuyện con mèo…).

+ Người nông dân lao động (Chiếc quan tài, Được chuyến khách, Sáng, Chị phu mỏ…).

+ Chính trị - thời sự, mang tính chiến đấu (Đào kép mới, Tinh thần thể dục…)

- Thời kỳ 1940 - 1945:

Nội dung phản ánh phong phú, sâu sắc hơn

Tiếp tục thực hiện trào phúng (Công dụng của cái miệng, Người thứ ba,

Ngoài ra còn có nhiều tiểu thuyết nổi bật như (Lá ngọc cành vàng,

Bước đường cùng, Cái thủ lợn, Đống rác cũ).

1.2 Vị trí của Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trong văn học dân tộc

Nói đến Nguyễn Công Hoan là nói đến một bậc thầy truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại Nhiều tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy ở chương trình giáo dục phổ thông các cấp.Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan rất đa dạng, phong phú mà đặc trưng nhất là xã hội phong kiến của thực dân ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX vì thế mà ông được mệnh danh là nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam Trong suốt mấy mươi năm cầm bút ông đã có những đóng góp hết sức lớn lao với nhiều thể loại như trào phúng, tiểu thuyết và truyện ngắn Đóng góp lớn nhất và thành công nhất của

Trang 7

Nguyễn Công Hoan là truyện ngắn vì vậy mà khi đánh giá vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam không thể bỏ qua tiêu chí truyện ngắn và phải lấy nó làm tiêu chí hàng đầu

Đóng góp lớn lao về mặt truyện ngắn đã góp phần định hình cho phong cách truyện ngắn của Ông Nói cách khác, để tìm hiểu được phong cách truyện ngắn hay đặc điểm phong cách truyện của ông ta phải thấu hiểu được nội dung phản ánh trong truyện ngắn của ông từ đó thấy được tầm danh hiệu vĩ đại mà giới nghiên cứu cũng như độc giả đã mệnh danh ông là bậc thầy truyện ngắn

Trong suốt 15 năm từ năm 1930 đến 1945 nền văn học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên các mặt như: thể loại, đội ngũ sáng tác, nhân vật điển hình,….của nhiều cây bút tài hoa như: Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao,…với nhiều nội dung phản ánh khác nhau như: mâu thuẩn giai cấp, những chuyện đời thường….trong đó không thể không kể đến nhà văn Nguyễn Công Hoan Sở dĩ như vậy là vì hơn nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Công Hoan đã

để lại cho kho tàng văn học Việt Nam hơn 300 truyện ngắn, hơn 20 truyện dài Nguyễn Công Hoan là nhà văn chưa bao giờ bị quên.Ông là người thường xuyên được nhắc nhở trong làng văn Việt Nam hiện đại.Người có vị trí như ông không phải là quá hiếm hoi nhưng có người danh đang nổi như cồn bỗng bị lãng quên ngay.là người hiện diện của độc giả

Nguyễn Công Hoan là người đặt nền móng cho khuynh hướng văn học hiệnthực đầu thế kỷ XX, là cầu nối giữa truyện ngắn cũ và truyện gắn đời sau

Có thể nói Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam.Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng.Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội.Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào.Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ

Trang 8

Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót

Tác phẩm “ Kép Tư Bền” (1927) đã gây chấn động trên văn đàn, và là đề tài cho cuộc bút chiến giữa hai quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện cười dân gian tiếp thu được truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng tiếng cười như một "vũ khí của người mạnh" để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu xa vào dĩ vãng Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với đặc điểm của nó đã nâng cao khả năng nhận thức và khám phá các hiện tượng xã hội phức tạp Chúng ta có quyền tự hào về Nguyễn Công Hoan và coi ông là bậc thầy truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là nhà văn có công khai phá, mở đường cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại Nguyễn Công Hoan đã đột phá vào những thành trì, khuôn khổ của giáo huấn và tiếp nhận, tuân theo một chủ nghĩa khách quan lịch sử khi miêu tả hiện thực Giới nghiên cứu văn học khi bàn đến sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam đều nhất trí đánh giá cao vai trò, vị trí của Nguyễn Công Hoan, người có những tác phẩm được coi là "cổ điển" trong nền văn học hiện đại

Trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam Nguyễn Công Hoan nổi lên là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng xuất sắc độc đáo và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Con đường viết văn của ông đã bộc lộ đầy đủ tính cách và hoàn cảnh riêng tạo nên đặc điểm cây bút ông Ông là một trong những người đã đặt nền móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán Đó cũng là thời kỳ văn học Việt Nam đang ở buổi sơ khai của nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ mà mỗi tác giả đều phải tự tìm lấy mình, tự khẳng định mình, khẳng định văn học Việt Nam Nguyễn Công Hoan

đã chọn và dám táo bạo đi thẳng đến một mình viết những truyện trong đời sống bình thường, về những con người cùng khổ bị bọn cường hào địa chủ, tham quan, ô lại đè nén, bóc lột đến cùng cực và bị giết hại Bằng con mắt nhìn đả

Trang 9

kích giễu cợt sâu cay, xuất phát từ tấm lòng căm giận kẻ cường quyền, bọn cường hào, địa chủ và tình yêu thương, đồng cảm những người nghèo khó Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một tấn trò đời rộng rãi và phong phú.Ông chỉ cốt khám phá trong hiện thực những mâu thuẫn, những cảnh tương phản Nói đến Nguyễn Công Hoan là nói đến một bậc thầy truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại Nhiều tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy ở chương trình giáo dục phổ thông các cấp Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan rất đa dạng, phong phú mà đặc trưng nhất là xã hội phong kiến của thực dân ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX vì thế mà ông được mệnh danh là nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam Trong suốt mấy mươi năm cầm bút ông

đã có những đóng góp hết sức lớn lao với nhiều thể loại như trào phúng, tiểu thuyết và truyện ngắn Đóng góp lớn nhất và thành công nhất của Nguyễn Công Hoan là truyện ngắn vì vậy mà khi đánh giá vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam không thể bỏ qua tiêu chí truyện ngắn và phải lấy nó làm tiêu chí hàng đầu

Đóng góp lớn lao về mặt truyện ngắn đã góp phần định hình cho phong cách truyện ngắn của Ông Nói cách khác, để tìm hiểu được phong cách truyện ngắn hay đặc điểm phong cách truyện của ông ta phải thấu hiểu được nội dung phản ánh trong truyện ngắn của ông từ đó thấy được tầm danh hiệu vĩ đại

mà giới nghiên cứu cũng như độc giả đã mệnh danh ông là bậc thầy truyện ngắn

Trong suốt 15 năm từ năm 1930 đến 1945 nền văn học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên các mặt như: thể loại, đội ngũ sáng tác, nhân vật điển hình,….của nhiều cây bút tài hoa như: Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao,…với nhiều nội dung phản ánh khác nhau như: mâu thuẩn giai cấp, những chuyện đời thường….trong đó không thể không kể đến nhà văn Nguyễn Công Hoan Sở dĩ như vậy là vì Hơn nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Công Hoan

đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam hơn 300 truyện ngắn, hơn 20 truyện dài Nguyễn Công Hoan là nhà văn chưa bao giờ bị quên.Ông là người thường

Trang 10

xuyên được nhắc nhở trong làng văn Việt Nam hiện đại.Người có vị trí như ông không phải là quá hiếm hoi nhưng có người danh đang nổi như cồn bỗng bị lãng quên ngay.là người hiện diện của độc giả.

Nguyễn Công Hoan là người đặt nền móng cho khuynh hướng văn học hiện thực đầu thế kỷ XX, là cầu nối giữa truyện ngắn cũ và truyện gắn đời sau

Có thể nói Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng.Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội.Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào.Toàn những cảnh xấu xa, bỉ

ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh

bỉ Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót

Tác phẩm Kép Tư Bền (1927) đã gây chấn động trên văn đàn, và là đề tài cho cuộc bút chiến giữa hai quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện cười dân gian tiếp thu được truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng tiếng cười như một "vũ khí của người mạnh" để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu xa vào dĩ vãng Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với đặc điểm của nó đã nâng cao khả năng nhận thức và khám phá các hiện tượng xã hội phức tạp Chúng ta có quyền tự hào về Nguyễn Công Hoan và coi ông là bậc thầy truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là nhà văn có công khai phá, mở đường cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại Nguyễn Công Hoan đã đột phá vào những thành trì, khuôn khổ của giáo huấn và tiếp nhận, tuân theo một chủ nghĩa khách quan lịch sử khi miêu tả hiện thực Giới nghiên cứu văn học khi bàn đến sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam đều nhất trí đánh giá cao vai trò, vị trí của Nguyễn Công Hoan, người có những tác phẩm được coi là "cổ điển" trong nền văn học hiện đại

Trang 11

Trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam Nguyễn Công Hoan nổi lên là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng xuất sắc độc đáo và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Con đường viết văn của ông đã bộc lộ đầy đủ tính cách và hoàn cảnh riêng tạo nên đặc điểm cây bút ông Ông là một trong những người đã đặt nền móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán Đó cũng là thời kỳ văn học Việt Nam đang ở buổi sơ khai của nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ mà mỗi tác giả đều phải tự tìm lấy mình, tự khẳng định mình, khẳng định văn học Việt Nam Nguyễn Công Hoan

đã chọn và dám táo bạo đi thẳng đến một mình viết những truyện trong đời sống bình thường, về những con người cùng khổ bị bọn cường hào địa chủ, tham quan, ô lại đè nén, bóc lột đến cùng cực và bị giết hại Bằng con mắt nhìn đả kích giễu cợt sâu cay, xuất phát từ tấm lòng căm giận kẻ cường quyền và tình yêu thương những người nghèo khổ

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một tấn trò đời rộng rãi và phong phú Ông chỉ cốt khám phá trong hiện thực những mâu thuẫn, những cảnh tương phản hoặc trái ngược nhau.Thế giới của Nguyễn Công Hoan là thế giới của những kẻ khốn khổ đáng thương”

Ông có sở trường về cách mô tả tư cánh hèn hạ, đê tiện hết chỗ nói của bọn quan lại sâu mọt, bọn nha lại hãnh tiến giàu có sang trọng và khinh người

Truyện ngắn của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm cho người đọc khoái trá vô cùng Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn rất vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mòn người ta chỉ thấy ở ngòi bút của ông thôi

Thời kì 1929-1935 Nguyễn Công Hoan viết theo 3 chủ đề :

- Tố cáo, lên án những bọn chuyên sống bằng cách áp bức, bóc lột những người nghèo khổ

- Miêu tả những cảnh khổ cực của người nông dân và của ngững người nghèo khác như kép hát, đi ở, phu xe

Trang 12

- Phê phán những hạng người tuy không phải là tư sản nhưng nhờ đế quốc mà phong lưu, ảnh hưởng lối sống tư sản đồi truỵ ở Châu Âu

Thời kì 1936-1939: Nguyễn Công Hoan đã có những truyện châm biếm,

đả kích cả tên đầu sỏ phong kiến rồi tên thực dân Pháp, cả những vấn đề chiến tranh chống phát xít Đối với tầng lớp lao động ông đã có những truyện viết về công nhân

Thời kì 1940-1945: Ngòi bút Nguyễn Công Hoan tuy phần nào biểu lộ sự bất bình, tố cáo những hiện tượng áp bức nhưng do những khó khăn khách quan

và cả chủ quan nên mặt tiến bộ của nhà văn không phát triển được, còn mặt tiêu cực thì lại có dịp được bộc lộ Đó là tư tưởng vốn có của nhà văn, cộng với ảnh hưởng một cách không tự giác của chủ trương không phục cổ của thực dân phát xít

Tác giả có một nhận định chung “Với Nguyễn Công Hoan thì chỗ mạnh nhất của ông là miêu tả nhân vật phản diện, tức bọn quan lại, địa chủ, cường hào với bao điều xấu xa, dơ dáng của xã hội cũ” “Cách miêu tả nhân vật là miêu tả trong sự đối lập giữa hai sự vật, bản chất khác nhau, giữa bản chất - hiện tượng, giữa nội dung - hình thức”

Tác giả Nguyễn Đức Đàn trong Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam NXB khoa học xã hội 1968, đã nhận xét về thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan như sau: “Với một số lượng khá lớn như vậy truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hợp thành một bức tranh rộng lớn khá đầy đủ về xã hội cũ Hầu hết trong xã hội thực dân phong kiến đều có mặt: nông dân, công nhân, tiểu tư sản, trí thức làm các nghề tự do như thầy thuốc, làm báo, nhà văn, nhà giáo, các nghệ sĩ, rồi tư sản, nhà buôn, nhà thầu khoán, địa chủ, quan lại, cường hào, nghị viên, công chức, học sinh, cô đào, nhà thổ, đứa ở, phu

xe, kẻ cắp, anh hát xẩm, chị bán hàng rong, binh lính, bồi bếp…Từ các giai cấp

bị áp bức, bóc lột, các giai cấp thống trị và các tầng lớp trung gian cho đến những người ở dưới đáy của một xã hội hết sức phức tạp”

Trang 13

Trong một bài nghiên cứu Phan Cự Đệ cũng đã chỉ ra những đóng góp và hạn chế: “Truyện của Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần gũi với truyện cười dân gian Chú ý xây dựng cốt truyện hơn là xây dựng tính cách nhân vật”.

Trong lời giới thiệu Truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã nhấn mạnh về tài năng của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn “truyện ngắn cuả Nguyễn Công Hoan là hiện tượng chưa từng có tới hai lần trong văn học Việt Nam” Tính chất trào phúng ở Nguyễn Công Hoan

là thuộc về “năng khiếu thiên bẩm” là sự kế thừa truyền thống trào phúng của văn học dân tộc

Trong giai đoạn hiện nay các công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung đã để tâm nhiều đến tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan GS Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Hầu hết truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn Công Hoan đều xoay quanh sự đối chọi giữa kẻ giàu và người nghèo Một đằng chẳng làm gì cả mà ăn ngập mày, ngập mặt không hết tiền, hết của Một đằng thì vất vả đủ đường mà suốt đời đói rách”

Chương 2: PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN ĐỘC ĐÁO CỦA NGUYỄN

Trang 14

2.1 Đề tài, chủ đề

Nguyễn Công Hoan dành sự quan tâm đến cuộc sống nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám

Đặc biệt, ông đi sâu vào quan hệ giữa kẻ áp bức và người bị áp bức

Ông thương xót rất nhiều những gia đình nông dân thất cơ lỡ vận, phải ra

Hà Nội kéo xe (Ngựa người, người ngựa; được chuyến khách…) Những kẻ lưu manh là nạn nhân của xã hội nước ta dưới ách thực dân Pháp (Thằng ăn cắp; Bữa no đòn…) Ông đả kích, phê phán bọn quan lại, hàn, nghị và cường hào (Báo hiếu: Trả nghĩa cha; Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ…)

Nguyễn Công Hoan là nhà văn của người nghèo, có tinh thần dân chủ, dân tộc.Ông là nhà văn ác cảm với bọn có tiền, có quyền trong xã hội thực dân Ông chuyên tả những cảnh xấu xa bỉ ổi, những cảnh bất công vô lí trong xã hội nước ta dưới thời Pháp thuộc nhằm phê phán xã hội, đạo dức luân lí

Đây là cách chọn đề tài đơn giản, gần gủi (đề tài nhỏ) để nói về chủ đề lớn

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã vạch trần “tính phi logic của cái

bình thường”, sự phi lí trong xã hội Việt Nam thuộc địa phong kiến lúc bấy giờ

Trong truyện “Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ” ông công kích hạng trọc phú ăn ở với

mẹ không ra gì Tên này gọi mẹ bằng “con vú già”, để vợ đầu độc mẹ chết cho khuất mắt, rồi “trả nghĩa mẹ” bằng cách làm đám ma thật linh đình để báo hiếu Trong truyện “Hai thằng khốn nạn” ông dựng lên một tên trọc phú keo kiệt khác Đó là một ông Nghị bỏ ra ba hào mua một thằng bé nhưng vì lưng thằng

bé có nhiều nốt ruồi nên hắn ta đã bớt lại hai xu mà vẫn còn tiếc là đắt quá! Hay trong truyện “Mất cái ví”, ông đã nhạo báng ông Tham, một tên đểu cáng giả vờ mất ví để đuổi khéo ông cậu ruột của mình

Từ những lập luận có căn cứ rõ ràng như trên chúng ta có thể nhận xét được phần nào về phong cách viết truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan

thông qua cách chọn đề tài : Ông cho rằng “Đọc một truyện hay, lần nào tôi

cũng thấy một điểm chung mà tôi cho là căn bản, là nó dễ hiểu Hiểu tác giả

Trang 15

định nói cái gì và dễ hiểu vì nó thực”.Từ những vấn đề rõ ràng cụ thể, động cơ

viết của ông rất rõ ràng vì vậy truyện ngắn của ông cũng có hệ thống tư tưởng chủ đề cụ thể, rõ ràng và gửi gắm những giá trị sâu xa

2.2 Cốt truyện

Nguyễn Công Hoan xây dựng câu chuyện của mình trên những nghịch lí, những sự kiện, sự việc, hành động nhân vật đi ngược hẳn với cái bình thường Trong truyện “Xuất giá tòng phu”, người chồng đánh đập người vợ xinh đẹp của mình không phải vì chị không giữ đạo làm vợ mà vì chị muốn giữ chữ trinh với chồng, không chịu đi làm “quà tết” cho ông chủ của chồng mình Chồng dạy vợ đạo tòng phu nhưng thực chất là phản lại đạo tòng phu

Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là một màn hài kịch, một tình huống trào phúng “Tinh thần thể dục” hiện tượng bên ngoài là chăm lo sức khoẻ và sự giải trí cho nhân dân nhưng thực chất là đem lại tai hoạ cho dân, làm phiền hà, gây khó khăn làm cho ai ai cũng muốn tránh né Hay trong “Kép tư bền” tình huống truyện ở đây chính là anh Tư Bền mặc dù đau đớn, lo buồn cho cha những vẫn phải pha trò, cười cợt với khán giả để rồi cha anh ra đi trong cô độc

Ông thường đẩy mâu thuẫn trào phúng phát triển cao độ để rồi kết thúc truyện bất ngờ “Phần kết trong truyện của tôi, - Nguyễn Công Hoan viết, - cũng như cái hom Nó bất ngờ với độc giả hệt như miệng hom nhỏ mà kéo được con

cá vào” Đoạn kết trong truyện Nguyễn Công Hoan rất quan trọng.Chủ đề của truyện bao giờ tác giả cũng gửi vào câu kết.“Câu kết truyện của tôi là một cái

lờ Nó thường làm cho độc giả đột ngột, cũng như đến chỗ hẹp, nước chảy mạnh, thì cá bất thình lình bị đẩy tuột vào hom” Như trong “Oẳn tà roằn”, tác giả để Nguyệt lúc đầu khăng khăng mình mang thai với Phong và tỏ ra rất chung tình “Tôi con nhà trâm anh, anh cũng con nhà thế phiệt, vì một lời giao ước nên tôi mới quá chiều anh Tuy tôi chưa là vợ anh, nhưng cũng như là vợ, nên tôi dốc một lòng chung thuỷ, thì chữ trinh tôi giữ nguyên cho anh” Bên cạnh đó, Nguyệt cũng đồng thời khẳng định với Bắc đó là con anh Thế nhưng,

Trang 16

cuối truyện kết thúc rất bất ngờ: “Té ra thằng bé con chàng mà nước da lại đen như cái cột nhà cháy! Vậy nó không phải là con rồng cháu tiên Nó là giống

“Oẳn tà roằn” không biết chống gậy” Nhà văn không hề để lộ một dấu hiệu thông báo nào cho biết đứa bé không phải là con Phong mà để anh ta tin đến lúc nhìn toàn bộ hình hài của bé Sức nặng của tác phẩm cũng như giá trị hiện thực của truyện là ở đây

Cốt truyện đột ngột, bất ngờ, đầy kịch tính của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nhằm lật ngược một cảnh ngộ, một tình huống, vạch mặt trái một chân dung, phanh phui một mâu thuẫn nội tại Chân lí được nhận ra thông qua một tiếng cười kinh ngạc Trong truyện “Oẳn tà roằn” người ta đều đoán con của Nguyệt có thể là một đứa bé kháu khỉnh, đẹp đẽ Nó là con của Phong hoặc của Bắc Nhưng thật không ai ngờ nó lại là giống “oẳn tà rroằn” không biết chống gậy! Người ta kinh ngạc vì không ngờ giữa lí tưởng xã hội thẩm mĩ tiến bộ và đối tượng bị châm biếm lại có một khoảng cách xa đến như vậy Độc giả bỗng nhiên khám phá ra được chân lí và điều đó gợi nên những rung động, khoái cảm

về mặt thẩm mĩ

2.3 Kết cấu

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có kết cấu chặt chẽ, được xây dựng dựa trên sự đối lập giữa các nhân vật và sự cố

2.3.1 Đối lập giữa các nhân vật

Ở những truyện có chủ đề phê phán xã hội, thường có kết cấu đối lập giữa hạng nhà giàu quyền thế với hạng người nghèo khó lép vế (“Mất cái ví”,

“Đồng hào có ma”…)

Trong truyện “Mất cái ví” rõ ràng là sự đối lập giữa ông bà Tham với người cậu nghèo khổ của mình, giữa người giàu có nhưng đểu cáng với người nghèo mà tự trọng

Ở những truyện ngắn mang chủ để đạo đức luân lí, quan hệ luyến ái, hôn nhân gia đình, kết cấu thường dựa trên sự đối lập giữa người già và người trẻ, giữa nam và nữ (“Báo hiếu: Trả nghĩa cha”, “Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ”…)

Ngày đăng: 18/04/2014, 15:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w