TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMC[.]
CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍN DỤNG
Tổng quan Ngân hàng
Ngân hàng là 1 loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng Vậy mà vẫn có sự nhầm lẫn trong việc định nghĩa ngân hàng là gì? Rõ ràng, các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng (các dịch vụ) mà chúng thực hiện trong nền kinh tế Vấn đề là ở chỗ không chỉ chức năng của các ngân hàng đang thay đổi mà chức năng của các đối thủ cạnh tranh chính sách của ngân hàng cũng không ngừng thay đổi Thực tế là, rất nhiều tổ chức tài chính – bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công tymôi giới chứng khoán, quĩ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng Ngược lại, ngân hàng cũng đối phó với các đối thủ cạnh tranh (các tổ chức tài chính phi ngân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, hướng về lĩnh vực bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quĩ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác.
Một ví dụ điển hình về nỗ lực của các tổ chức tài chính trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng được ghi nhận vào những năm 1980 khi rất nhiều công ty bảo hiểm và kinh doanh chứng khoán lớn, bao gồm cả Merrill Lynch và Dreyfus Corporation, Prudential nhảy vào lĩnh vực ngân hàng bằng cách thành lập cái mà họ gọi là “các ngân hàng phi ngân hàng” Họ nhận thức được rằng, theo pháp luật nước
Mỹ, bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết séc hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽ được xem là một ngân hàng Merrill Lynch và các tổ chức phi ngân hàng khác nhận định rằng họ có thể né tránh những quy định này và sẽ có thể cung cấp dịch vụ ngân hàng khác cho công chúng Tuy nhiên, Cục Dự trữ liên bang (Fed), không muốn thấy sự xâm phạm vào lĩnh vực ngân hàng của các “ngân hàng giả”, đã đưa ra quyết định rằng: việc cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình cũng là một trong những hoạt động ngân hàng tiêu biểu để phân biệt ngân hàng với các tổ chức tài chính khác.Điều đó đưa Merrill
Lynch và các tổ chức tương tự trở thành các ngân hàng thực thụ và phải tuân theo qui định chặt chẽ của Chính phủ.
Sau đó các công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán hàng đầu đã kiện lên tòa liên bang, buộc tội Fed đã vượt quá quyền hạn Năm 1984, tòa án liên bang công nhận này và buộc Fed phải cho phép tồn tại hình thức “các ngân hàng phi ngân hàng” và cho họ tham gia bảo hiểm tiền gửi liên bang Chỉ trong vòng vài tuần sau phán quyết này, hàng tá đơn xin thành lập “ngân hàng phi ngân hàng” đã được nộp E.F Hutton, J.C.Penney và Sears Roebuck là những công ty cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu được tổ chức dưới dạng ngân hàng phi ngân hàng Hơn thế, các công ty sở hữu ngân hàng lớn của Citicorp và Chase Manhattan cũng thành lập các
“ngân hàng phi ngân hàng” của riêng họ bởi vì với loại ngân hàng này họ có thể mở rộng chi nhánh tự do qua biên giới bang Năm 1987, Quốc hội hạn chế sự bành chướng của các “ngân hàng phi ngân hàng” bằng cách ràng buộc các công ty sở hữu ngân hàng phi ngân hàng vào những quy định tương tự như các tổ chức ngân hàng truyền thống Cuối cùng, Quốc hội đã “bắn phát súng cuối cùng” trong việc đưa ra một định nghĩa mang tính pháp lý về ngân hàng:ngân hàng được định nghĩa như một công ty là thành viên của Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Đây thật là một sự thay đổi thông minh vì theo luật hiện hành của Mỹ, người ta không các định ngân hàng trên cơ sở những hoạt động của nó mà trên cơ sở cơ quan chính phủ nào sẽ bảo hiểm cho tiền gửi của nó.
Dòng nước đã bị vẩn đục Vào năm 1991, chính quyền của tổng thống George Bush đề nghị cho phép các ngân hàng với vốn tự có thích hợp sẽ được quyền cung cấp hàng loạt những dịch vụ mới và được phép liên kết với các công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán, các công ty đầu tư (các quĩ tương hỗ); cho phép công ty công nghiệp sở hữu các công ty cung cấp dịch vụ tài chính ( những công ty này có thể điều hành nganhangf và các công ty bảo hiểm); cho phép các công ty ngân hàng đầu tư vào những ngành công nghiệp phi tài chính trên cơ sở một số điều kiện ràng buộc Do đó, các hàng rào pháp lý có tính lịch sử ở Hoa kỳ phân tách hoạt động ngân hàng với các hoạt động kinh doanh khác – điều đã tồn tại qua nhiều thế hệ – đang bị tấn công và có thể sẽ sớm đưa đến một sự thay đổi lớn lao trong việc định nghĩa ngân hàng là gì và nó cung cấp những dịch vụ gì.
Kết qủa của tất cả những thay đổi về pháp lý dẫn đến tình trạng có sự nhầm lẫn trong công chúng khi phân biệt ngân hàng với một số tổ chức tài chính khác. Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét các tổ chức này trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục và dịch vụ tài chính đa hạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức nằng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế Sự đa hạng trong các dịch vụ và chức năng của ngân hàng dẫn đến việc chúng được gọi là các “Bách hóa tài chính” (financial department stores) và người ta bắt đầu thấy xuất hiện các khẩu hiệu quản cáo tương tự như: Ngân hàng của bạn – Một tổ chức tài chính cung cấp đầy đủ dịch vụ.
1.1.1 Các dịch vụ truyền thông của ngân hàng:
- Thực hiện trao đổi ngoại tệ Lịch sử cho thấy rằng một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại tệ – một nhà ngân hàng đứng ra mua, bán một loại tiền này, chẳng hạn USD lấy một lại tiền khác, chẳng hạn Franc hay Pesos và hưởng phí dịch vụ Sự trao đổi đó là rất quan trọng đối với khách du lịch vì họ sẽ cảm thấy thuận tiện và thoải mái hơn khi có trong tay đồng bản tệ của quốc gia hay thành phố họ đến Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao.-
- Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân địa phương những người bán các khoản nợ (khoản phải thu) của khách hàng cho ngân hàng để lấy tiền mặt Đó là bược chuyển tiếp từ chiết thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ hoặc xây dựng văn phòng và thiết bị sản xuất.
- Nhận tiền gửi Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm gửi tiết kiệm của khách hàng – một quỹ sinhlợi được gửi tại ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi được hưởng mức lãi suất tương đối cao Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi suất, chẳng hạn các ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất 16% một năm để thu hút các khoản tiết kiệm nhằm mục đích cho vay đối với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với lãi suất gấp đôi hay gấp ba lãi suất tiết kiệm.
- Bảo quản vật có giá trị: Ngay từ thời Trung Cổ, các ngân hàng đã bắt đầu thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản Một điều hấp hẫn là các giấy chứng nhận do ngân hàng ký phát cho khách hàng (ghi nhận về các tài sản đang được lưu giữ) có thể được lưu hành như tiền – đó là hình thức đầu tiên của séc và thẻ tín dụng Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá trị cho khách hàng thường do phòng “Bảo quản” của ngân hàng thực hiện.
- Tài trợ các hoạt động của Chính phủ Trong thời kỳ Trung Cổ và vào những năm đầu cách mạng Công nghiệp, khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ Âu – Mỹ. Thông thường, ngân hàng đượccấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được Các ngân hàng đã cam kết cho Chính phủ Mỹ vay trong thời kỳ chiến tranh Ngân hàng Bank of North America được Quốc hội cho phép thành lập năm 1781, ngân hàng này được thành lập để tài trợ cho cuộc đấu tranh xóa bỏ sự đô hộ của nước Anh và đưa Mỹ trở thành quốc gia có chủ quyền Cũng như vậy, trong thời kỳ nội chiến, Quốc hội đã lập ra một hệ thống ngân hàng liên bang mới, chấp nhận các ngân hàng quốc gia ở mọi tiểu bang miễn là các ngân hàng này phải lập Quỹ phục vụ chiến tranh.
- Cung cấp các tìa khoản giao dịch Cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu và Châu Mỹ đã đánh dấu sự ra đời những hoạt động và dịch vụ ngân hàng mới. Một dịch vụ mới, quan trong nhất được phát triển trong thời kỳ này là tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit) – một tài khoản tiền gửi cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ Việc đưa ra loại tài khỏan tiền gửi mới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và an toàn hơn.
- Cung cấp dịch vụ ủy thác Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thực hiện việc quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thương mại Theo đó ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô họ quản lý Chức năng quản lý tài sản này được gọi là dịch vụ ủy thác (trust service) Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cả hai loại: dịch vụ ủy thác thông thường cho cá nhân, hộ gia đình; và ủy thác thương mại cho các doanh nghiệp.
Thông qua phòng Ủy thác cá nhân, các khách hàng có thể tiết kiệm các khoản tiền để cho con đi học Ngân hàng sẽ quản lý và đầu tư khỏan tiền đó cho đến khi khách hàng cần Thậm chí phổ biến hơn, các ngân hàng đóng vai trò là người được ủy thác trong di chúc quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các tài sản có giá, đầu tư có hiệu quả, và đảm bảo cho người thừa kế hợp pháp việc nhận được khoản thừa kế Tron gphòng ủy thác thương mại, ngân hàng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và kế hoạch tiền lương cho các công ty kinh doanh Ngân hàng đóng vai trò như những người đại lý cho các công ty trong hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu Điều này đòi hỏi phòng ủy thác trả lãi hoặc cổ tức cho chứng khoán của công ty, thu hồi các chứng khoán khi đến hạn bằng cách thanh toán toàn bộ cho người nắm giữ chứng khoán.
1.1.2 Những dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây
Tổng quan Tín dụng KHCN
Nếu phân loại hoạt động cho vay theo đối tượng khách hàng thì hoạt động này bao gồm cho vay doanh nghiệp, cho vay các tổ chức tài chính và cho vay khách hàng cá nhân như đã trình bày ở trên Do đối tượng nghiên cứu của đề tài hoạt động cho vay KHCN là một hình thức tài trợ của ngân hàng thương mại cho khách hàng là cá nhân: “ Đó là quan hệ kinh tế mà trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân quyền sử dụng với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích của khách hàng “
1.2.2 Các đặc điểm của tín dụng
- Quan hệ chuyện nhượng tạm thời
- Hoàn trả khi đáo hạn
- Quan hệ trên cơ sở đặt tín nhiệm
- Theo thời gian sự dụng vốn vay
- Đối tượng sử dụng vốn vay
- Mục đích sử dụng vốn vay
- Theo hình thức sử dụng vốn
Các giai đoạn của quy trình
- Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
- Phê duyệt và thẩm định tín dụng
- Giám sát sau giải ngân
1.2.5 Yêu cầu của các giai đoạn
- Giai đoạn lập hồ sơ cấp hạn mức tín dụng phải trung thực, tránh trường hợp làm sai hồ sơ, mục đích khách hàng
- Giai đoạn kế tiếp là kết quả của giai đoạn trước
- Chất lượng của kết quả giai đoạn trước phải nhằm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả các giai đoạn tiếp theo.
- Các giai đoạn nên có mối liên hệ độc lập tương đối vừa có trách nhiệm liên đới
1.2.6 Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
- Chứng minh thư vợ, chồng khách hàng
- Các giấy tờ liên quan tới việc chứng minh tài chính khách hàng
+ Hồ sơ tài sản đảm bảo
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hồng nhà, căn hộ chung cư
- Hợp đồng mua bán (nếu mua nhà chung cư, nhà hình thành trong tương lai) -Các giấy tờ liên quan khác.
1.2.7 Quy trình tín dụng KHCN
- Qui trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, qui định của ngân hàng trong việc cho vay đối với KHCN
- Cấp tín dụng được thể hiện trong từng sản phẩm theo từng quy chuẩn mỗi ngân hàng
- Thu nhập thông tin, lập hồ sơ yêu cầu cấp hạn mức tín dụng
1.2.8.Lập hồ sơ yêu cầu cấp tín dụng
+ Chủ yếu do bên đi vay vốn thực hiện, tập trung vào chuẩn bị cơ sở pháp lý cho một hợp đồng tín dụng, rất quan trọng vì thông qua vì từ đây ngân hàng nắm được các thông tin về: mục đích vay, số tiền vay, số lần giải ngân, phương thức thanh toán, tài sản đảm bảo cho khoản vay
Ví dụ: khách hàng có nhu cầu vay 1 tỷ mua ô tô, sẽ trả trong vòng 120 tháng, nguồn trả nợ từ các khoản thu nhập có thể chứng minh được, tài sản đảm bảo là chiếc xe ô tô khách hàng chuẩn bị mua…
+ Việc lập hồ sơ yêu cầu cấp tín dụng phụ thuộc vào:
- Loại và kỹ thuật cấp tín dụng
- Qui mô nhu cầu tín dụng
• Hồ sơ tín dụng được các ngân hàng qui định rất cụ thể và chi tiết cho từng đối tượng khách hàng, thường bao gồm :
- Giấy yêu cầu vay vốn.
- Phương án sản xuất kinh doanh của bên đi vay, kế hoạch sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ vay cho ngân hàng.
- Những tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của bên đi vay.
- Những tài liệu về tình hình tài chính của bên đi vay.
- Những giấy tờ liên quan đến đảm bảo tín dụng hoặc điều kiện cấp tín dụng đặc thù.
- Các tài liệu khác có liên quan đến phương án vay vốn
1.2.9 Thu nhập thông tin khách hàng
Người xin vay xem xét hồ sơ lưu trữ ở ngân hàng thu thập thông tin từ các nguồn bên ngoài điều tra nơi hoạt động SXKD của bên đi vay thông qua sổ sách , hóa đơn mua bán của khách hàng điều tra thu thập thông tin về khách hàng từ những nơi có liên quan, từ khảo sát thị trương.
Những thông tin lịch sử về quan hệ của khách hàng với ngân hàng, giữa khách hàng với các bạn hàng của ngân hàng.
Những đánh giá có được thông qua việc phỏng vấn khách hàng Năng lực vay và hoàn trả nợ vay (Ability) :
Trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, điều hành của cá nhân đó; thu nhập cá nhân; tình hình sức khỏe; tính cách đạo đức
Mục đích cho vay phải phù hợp với thể lệ tín dụng hiện hành Số tiền (Amount):
- Nhu cầu vốn cần thiết cho phương án Vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án., mức vốn tự có của bên đi vay càng lớn thì quyết định cho vay của ngân hàng càng dễ dàng vì đó chính là nguồn bù đắp những rủi ro, thua lỗ nếu có xảy ra ; đồng thời cũng thông qua mức vốn tự có ngân hàng đánh giá được nhân cách, cá tính của họ Mức vốn tự có càng lớn thì bên đi vay càng quan tâm nhiều hơn đến phương án xin vay Sự hoàn trả (Repayment): Bảo đảm (Insurance):
Ngoài ra nếu khách hàng có nguồn thu nhập chủ yếu là vốn góp doanh nghiệp hoặc là chủ doanh nghiệp thì ngân hàng cũng có thể phân tích thêm các yếu tố điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội chung (Conditions) ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp những biến chuyển của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và thế giới để hiểu thêm tình hình doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng, vì lẽ đó khi phân tích tín dụng ngân hàng cũng cần xem xét các điều kiện này, đặc biệt đánh giá mức độ chịu ảnh hưởng của bên đi vay khi có những biến động tiêu tới nguồn thu nhập khách hàng từ doanh nghiệp.
Cơ sở để quyết định tín dụng gồm:
- Căn cứ trên kết quả phân tích, điều tra tín dụng
- Sự tín nhiệm của người quyết định tín dụng đối với bên đi vay.
- Các qui định của ngân hàng về: thời hạn vay, cơ cấu loại cho vay, cơ cấu khách hàng, mức đảm bảo tín dụng, chi phí và mức sinh lời của khoản cho vay, qui mô tín dụng của ngân hàng
-Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định Kết quả của việc ra quyết định tín dụng có thể xảy ra theo hai hướng sau:
- Chấp thuận cho vay: nếu ngân hàng chấp thuận cấp tín dụng, thì các ngân hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng cùng với các hợp đồng liện quan đến bảo đảm tiền vay (nếu có)
-Không chấp thuận cho vay: nếu ngân hàng không chấp thuận cho vay thì sẽ có văn bản trả lời cho bên cho vay biết.
- Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền cho bên đi vay trên cơ sở mức tín dụng đã được cam kết trong hợp đồng Việc giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc vận động của tín dụng gắn liền với vận động của hàng hoá tức là việc phát tiền vay phải có hàng hoá đối ứng với mục đích vay của hợp đồng tín dụng Cơ sở để ngân hàng thực hiện việc giải ngân là kế hoạch sử dụng vốn tín dụng đã được nêu trong hợp đồng tín dụng Một khoản tín dụng có thể được giải ngân một lần cho toàn bộ số tiền vay hoặc giải ngân thành nhiều đợt miễn là tổng các lần phát tiền không được vượt mức tiền đã ký và đúng những điều kiện quy định
1.2.14.Giám sát và thanh lý tín dụng
- Giám sát tín dụng nhằm mục đích đánh giá mức độ chấp hành hợp đồng tín dụng của bên đi vay nhằm kịp thời có các xử lý thích hợp khi có yêu cầu:
Nội dung giám sát tín dụng gồm:
- Giám sát tín dụng: Mục tiêu của giám sát là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết theo hợp đồng tín dụng bao gồm:
+ Kiểm tra bên đi vay có sử dụng vốn đúng mục đích hay không?
+ Kiểm tra mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn tín dụng
+ Theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể đã thỏa thuận trong hợp đồng, kịp thời phát hiện những vi phạm để có những hướng xử lý thích hợp
+ Theo dõi và ghi nhận việc thực hiện quy trình tín dụng của các cá nhân/ bộ phận có liên quan
+ Trong trường hợp khách hàng nợ quá hạn trong thời gian dài, ngân hàng sẽ làm thủ tục khởi kiện và thu hồi tài sản đảm bảo của khách hàng, tiến hành các thủ tục phát mại nhà, thanh lý tài sản.
Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng KHCN
1.3.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)
(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = - x 100%
- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng KHCN
- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
1.3.2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%)
(DSCV năm nay - DSCV năm trước)
Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = - x 100%
- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng KHCN của ngân hàng.
- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
Tổng lãi đã thu trong năm
Tổng lãi phải thu trong năm
- Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của tín dụng KHCN, đánh giá khả năng thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay
- Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của Ngân Hàng, ngược lại Ngân Hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai.
1.3.4 Tỷ lệ Dư nợ/Tổng nguồn vốn ( % )
- Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân Hàng
- Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hoạt động của NH, đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang trị trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng, tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.
1.3.5 Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động ( % )
-Chỉ tiêu này phản ánh Ngân Hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chưa.
- Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.
- Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH.
- Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn.
- Tỷ lệ này càng cao càng tốt
1.3.7 Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%)
Doanh số thu nợ đến hạn
Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) = - x 100%
Tổng dư nợ đến hạn
- Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH.
- Nó chất lượng tín dụng của ngân hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản tín dụng đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng.
- Tỷ lệ này càng cao càng tốt
1.3.8 Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = - x 100
- Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu thẩm định khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.
- Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng
- Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngược lại.
Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = - x 100
- Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng, tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm: nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.
- Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng.
1.3.10 Vòng quay vốn Tín dụng (vòng)
Doanh số thu nợ Vòng quay vốn Tín dụng (vòng) = -
Dư nợ bình quân Trong đó:
( Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ )
Dư nợ bình quân trong kỳ = -
- Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.
1.3.11 Số khách hàng được vay vốn:
- Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua.
Lưu ý: Khi phân tích các chỉ tiêu trên đây, các bạn cần phải so sánh số liệu từng chỉ tiêu so với các năm liền kề trước đó (ít nhất là 3 năm, tốt nhất là 5 năm) để thấy được sự tăng trưởng, cũng như hiệu quả tín dụng của ngân hàng qua các năm.(phương pháp so sánh liên hoàn) Đồng thời nếu có thể thì so sánh với các ngân hàng khác hoặc trung bình ngành để thấy rõ hiệu quả hơn.
Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng
- Thứ nhất, chiến lược kinh doanh Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới… Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh được xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra; đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay như: kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự…
- Thứ hai, các chính sách, quy định của ngân hàng Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có chu kỳ đáo hay không; Các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không; Các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu…
- Thứ ba, chất lượng cán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ.
Do đó, mỗi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn được những khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt… Nhờ có những cán bộ như vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn.
- Thứ tư, công tác thông tin Trên cơ sở nguồn thông tin nhận được, ngân hàng thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra Từ đó làm cơ sở để ra quyết định tín dụng, chấp thuận hay không chấp thuận cho vay.
- Thứ năm, công nghệ của ngân hàng Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là giao dịch với số lượng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay Do đó, hệ thống công nghệ của ngân hàng hiện đại vừa tiết kiệm được thời gian công sức của cán bộ tín dụng, vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch với khách hàng
- Thứ nhất, năng lực tài chính của khách hàng Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định.
- Thứ hai, nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng Ngoài những nhân tố trên còn kể đến nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay khách hàng cá nhân, đó là đạo đức khách hàng Nếu như khách hàng là người có ý thức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, các quy định cũng sẽ không quá khắt khe.
Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh a Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ.
Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Điện Biên Phủ thành lập ngày 15/07/2004 theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 01002283873-012 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 15/07/2014.
Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ Địa chỉ: 28A Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP Hà Nội Điện thoại: (84-4) 823 2883
Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, MB Điện Biên Phủ luôn luôn là chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Tính đến thời điểm 30/06/2015 chi nhánh Điện Biên Phủ có 01 trụ sở chính và
Tổng số nhân sự của chi nhánh tính đến thời điểm 30/06/2015 là 167 người. Trụ sở chính: Chi nhánh Điện Biên Phủ
+ Phòng giao dịch Giảng Võ – Số 1 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận
Ba Đình, TP Hà Nội
+ Phòng giao dịch Hoàng Cầu – 31 – 31A Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP Hà Nội
+ Phòng giao dịch Nguyễn Biểu – số 11 Nguyễn Biểu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội. b Chức năng, nhiệm vụ
Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Điện Biên Phủ là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Quân Đội có con dấu riêng, có bảng tổng kết tài sản, hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Điện Biên Phủ có chức năng thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bão lãnh, huy động vốn và các nghiệp vụ khác theo Luật các tổ chức tín dụng, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội, theo Quy chế tổ chức hoạt động của Chi nhánh và theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội. Để tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng và với các tổ chức phi tài chính khác trên cùng địa bàn, cũng như nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, đòi hỏi mỗi ngân hàng, mỗi chi nhánh đều phải không ngừng hoàn thiện mình Do đó, từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, NCB Hà Nội đã không ngừng phát triển và hoàn thiện về hệ thống và cơ cấu tổ chức của mình Hiện nay mô hình tổ chức của NCB Hà Nội như sau.
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Chi nhánh
Với phương châm quản trị rủi ro là hàng đầu, văn hoá cung cấp dịch vụ thực thi nhanh hướng đến khách hàng Ngân hàng TMCP Quân Đội nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Điện Biên Phủ luôn hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng tăng năng lực canh tranh của ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời đảm bảo quản trị rủi ro trong hoạt động điều hành Trên cơ sở đó cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Điện Biên Phủ được xây dựng như sau:
- Giám đốc chi nhánh: Là người đứng đầu chi nhánh, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh đảm bảo hoàn thành mục tiêu kinh doanh được giao đồng thời đảm bảo hoạt động của chi nhánh an toàn theo quy định của ngân hàng và quy định của pháp luật Ngoài ra giám đốc chi nhánh còn chịu trách nhiệm quản lý, điều hành trực tiếp hoạt động kinh doanh của phòng CIB (phòng khách hàng doanh nghiệp lớn).
- Phó giám đốc chi nhánh phụ trách KHDN: Là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của phòng SME (phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ), chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về kết quả hoạt động kinh doanh của phòng, ngoài ra PGĐ chi nhánh phụ trách KHDN còn trực tiếp phụ trách hoạt động kinh doanh của PGD Hoàng Cầu.
- Phó giám đốc chi nhánh phụ trách KHCN: Là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của phòng KHCN (phòng khách hàng cá nhân), chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về kết quả hoạt động kinh doanh của phòng, ngoài ra PGĐ chi nhánh phụ trách KHDN còn trực tiếp phụ trách hoạt động kinh doanh của PGD Giảng Võ và PGD Nguyễn Biểu.
- Phó giám đốc phụ trách vận hành: Là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của phòng dịch vụ khách hàng và phòng hỗ trợ, chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về hoạt động của hai phòng trên.
+ Phòng khách hàng CIB : Phụ trách hoạt động kinh doanh đối với các khách hàng doanh nghiệp lớn (vốn điều lệ từ 1.000 tỷ, tổng tài sản 2.000 tỷ) Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bão lãnh, thanh toán quốc tế, huy động vốn, đối với các khách hàng trên theo quy định của MB và pháp luật.
+ Phòng khách hàng SME : Phụ trách hoạt động kinh doanh đối với các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bão lãnh, thanh toán quốc tế, huy động vốn, đối với các khách hàng trên theo quy định của MB và pháp luật.
+ Phòng khách hàng cá nhân: Phụ trách hoạt động kinh doanh đối với các khách hàng cá nhân Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bão lãnh, thanh toán quốc tế, huy động vốn, thẻ, ngân hàng điện tử, theo quy định của MB và pháp luật.
+ Phòng dịch vụ khách hàng: Thực hiện các công việc giao dịch khách hàng tại quầy như giao dịch tiền mặt, kho quỹ, gửi tiết kiệm, đảm bảo an toàn theo quy định của MB và pháp luật.
+ Phòng hỗ trợ: Thực hiện các công việc hỗ trợ tín dụng như soạn thảo hồ sơ, giải ngân, kiểm tra điều kiện giải ngân, nhập kho tài sản đảm bảo; các công việc liên quan đến kế toán nội bộ của chi nhánh; các công việc hành chính, nhân sự của chi nhánh, đảm bảo an toàn theo quy định của MB và pháp luật.
+ Các phòng giao dịch: Thực hiện đầy đủ các chức năng huy động vốn, cho vay, bán các sản phẩm ngân hàng điện tử, theo đúng quy định của MB và pháp luật.
2.1.3 Đặc điểm kinh doanh của Chi nhánh a Về huy động vốn
Quy trình nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ
Quy trình cấp tín dụng KHCN tại MB được ra đời từ khi ngân hàng được thành lập, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển Ngân hàng TMCP Quân Đội thường xuyên cập nhật, thay đổi quy trình tín dụng KHCN nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng và thông lệ quốc tế.
Tháng 4/2014 Ngân hàng TMCP Quân Đội đã ban hành quy trình tín dụng KHCN mới trong đó thực hiện thẩm định tập trung và vận hành tập trung nhằm nâng cao năng lực, thời gian bán hàng của RM, đồng thời chuyên môn hóa các hoạt động bán hàng và sau bán hàng nhằm nâng cao năng suất lao động, quản trị rủi ro. Quy trình tín dụng KHCN cụ thể như sau:
2.2.1 Lưu đồ quy trình tín dụng KHCN tại MB
Lưu đồ quy trình tín dụng KHCN tại MB
- Quy trình tiếp nhận hồ sơ: Sau khi tìm kiếm khách hàng, tư vấn khách hàng cá nhân vay vốn tại MB, RM có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ tài chính, hồ sơ mục đích vay vốn, RM có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ đầy đủ theo danh mục hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ, đối chiếu với bản gốc và thực hiện ký đối chiếu với bản gốc hồ sơ, chỉ nhận hồ sơ và ký ban giao hồ sơ với khách hàng khi hồ sơ đầy đủ theo danh mục.
- Quy trình đề xuất tín dụng: Sau khi thu thập đầy đủ hồ sơ theo checklist RM thực hiện lập báo cáo đề xuất tín dụng theo quy định trên phần mềm CRA và gửi báo cáo đề xuất cho cấp kiểm soát sau đó RM trình hồ sơ phê duyệt lên khối Thẩm định thông qua phần mềm BPM.
- Quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng:
* Đối với các khoản vay dưới 1 tỷ đồng: Các khoản vay dưới 1 tỷ đồng có
TSBĐ chính chủ và không có các ngoại lệ về sản phẩm, RM chủ động thực hiện thẩm định theo quy định và trình trưởng/phó phòng KHCN và trình ký ban lãnh đạo chi nhánh phê duyệt.
* Đối với các khoản vay lớn hơn 1 tỷ đồng và các khoản vay ngoại lệ: Sau khi lập báo cáo đề xuất và ký ban lãnh đạo chi nhánh, RM thực hiện trình thẩm định hội sở thông qua phần mềm BPM.
+ Quy trình thẩm định tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là một phần quan trọng của khoản vay, vì vậy việc định giá TSBĐ luôn được các ngân hàng coi trọng, tại MB quy trình này được thực hiện như sau:
*Tài sản đảm bảo do RM tự định giá: Bất động sản tại Hà nội có giá trị định giá dưới 2 tỷ đồng, xe ô tô mới.
*Tài sản đảm bảo do MB AMC định giá: Bất động sản tại Hà nội có giá trị định giá dưới > 2 tỷ đồng, xe ô tô cũ, các tài sản khác.
- Quy trình soạn thảo hồ sơ, ký kết văn kiện tín dụng và giải ngân khoản vay:
Sau khi hồ sơ được phê duyệt, bộ phận thẩm định/RM gửi trực tiếp cho bộ phận vận hành để soạn thảo hồ sơ, sau khi hồ sơ được soạn thảo bộ phận vận hành/RM thực hiện ký khách hàng, bộ phận vận hành hoàn thiện thủ tục tài sản,nhập kho và giải ngân cho khách hàng.
Quy trình sau cho vay:
Sau cho vay ĐVKD thực hiện kiểm soát sau cho vay, định giá lại TSBĐ theo quy định của MB.
Khái quát tình hình kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2015
2.3.1 Tình hình huy động vốn
Với việc triển khai nhiều chính sách huy động vốn cũng như các sản phẩm huy động vốn đa rạng MB Điện Biên Phủ đã đạt được kết quả huy động vốn khá khả quan, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Huy động vốn MB Điện Biên Phủ Đơn vị: Tỷ đồng
Số dư Số dư Số dư Số dư
Nguồn: Báo cáo tổng hợp KQHĐKDMB Điện Biên Phủ giai đoạn năm 2012-2015
Qua bảng tổng hợp số liệu huy động vốn chúng ta có thể thấy được huy động vốn của MB Điện Biên Phủ khá tốt và ổn định qua các năm.
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ huy động vốn tại MB Điện Biên Phủ
2012 – 2015 Nguồn: Báo cáo KQKD MB Điện Biên Phủ 2012 – 2015
Năm 2012, kinh tế nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước Tuy nhiên, tình hình huy động vốn tại MB Điện Biên Phủ vẫn đạt được con số khả ấn tượng trong bối cảnh đó: 17,890 tỷ đồng.
Năm 2013 huy động vốn tại MB ĐBP đạt 18,550 tỷ đồng chiếm khoảng 15% tổng huy động của MB Tiền thân là hội sở chính của MB, MB Điện Biên Phủ đã xây dựng được hình ảnh, uy tín và thương hiệu với nhiều khách hàng là cá nhân, tổ chức trên địa bàn và trên cả nước MB Điện Biên Phủ đặt tại khu vực trung tâm quận Ba Đình nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, khu dân cu đông đúc, lâu đời, gần khu vực phố cổ vì vậy đã thu hút được nhiều khách hàng huy động vốn, ngoài ra,
MB Điện Biên Phủ còn có nhiều khách hàng huy động vốn lớn như Tập đoànViettel, Tổng công ty xăng dầu Quân Đội, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Năm 2014 nền kinh tế đã có những dấu hiệu khởi sắc, tuy nhiên ngành ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, trong bối cảnh đó với những chính sách huy động linh hoạt cùng với uy tín trên thị trường MB Điện Biên Phủ đã đạt được kết quả huy động khả quan, cụ thể số dư huy động đạt 20.051 tỷ đồng, tăng trưởng 8.09%
Năm 2015 là năm khởi sắc nền kinh tế, chính vì vậy tình hình huy động vốn chi nhánh Điện Biên Phủ tăng lên 21830 tỷ tăng hơn 1800 tỷ so với năm 2014 Tuy tình hình kinh tế không được như các năm 2007 – 2008 nhưng với kinh nghiệm của chi nhánh Điện Biên Phủ vẫn phát triển một cách khả quan và vững chắc Đây là những con số đáng khích lệ với ngân hàng hiện nay.
Kết quả huy động vốn khách hàng cá nhân của MB Điện Biên Phủ khá khả quan, cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ huy động vốn khách hàng cá nhân MB ĐBP năm 2012 - 2015 ĐVT: Tỷ đồng
Nằm trên tuyến phố Điện Biên Phủ, nơi tập trung nhiều đơn vị Quân đội, gần khu vực phố cổ, tập trung nhiều người dân có thu nhập cao và ổn định Với thương hiệu của mình MB Điện Biên Phủ luôn đạt được kết quả huy động vốn cá nhân ấn tượng và luôn là một trong ba chính nhánh dẫn đầu của MB trong huy động vốn khách hàng cá nhân.
2.3.2 Tình hình sử dụng vốn
Với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn thể CBNV chi nhánh, kết quả dư nợ của chi nhánh Điện Biên Phủ đạt được cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu cho vay của MB Điện Biên Phủ Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo KQKD MB Điện Biên Phủ 2012 – 2015
Trong những năm qua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong nước, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng khá thấp, tuy nhiên, MB Điện Biên Phủ đã triển khai hiệu quả nhiều giải pháp phát triển tín dụng và kết quả đạt được khá khả quan, là chi nhánh có tăng trưởng mạnh nhất trong hệ thống Ngân hàng TMCPQuân Đội.
Biểu đồ 2.3: Dư nợ của MB Điện Biên Phủ 2012 - 2014 Để đạt được kết quả dư nợ ổn định và có sự tăng trưởng tốt, MB Điện BiênPhủ luôn bám sát các định hướng, chính sách tín dụng và chỉ đạo tín dụng của Tổng giám đốc ngân hàng, trong đó tập trung khai thác triệt để nhóm khách hàng Viettel,khách hàng quân đội, các doanh nghiệp Viễn thông, hàng không, tập trung bán hàng theo chuỗi cung ứng, bán chéo CIB, SME Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ của chi nhánh chưa đồng đều, chủ yếu tập trung vào CIB, cụ thể như sau
Các ban tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Điện Biên Phủ
Tín dụng KHCN theo quan điểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội là tín dụng đối với các khách hàng là cá nhân và hộ kinh doanh, do đó quy trình tín dụng bán lẻ còn được gọi là quy trình tín dụng khách hàng cá nhân, các sản phẩm tín dụng cá nhân bao gồm cho vay mua xây dựng sửa chữa nhà, cho vay mua xe ô tô, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng,
Ban liên kết Viettel có nhiệm vụ triển khai các giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ đối với các khách hàng cá nhân là CBNV tập đoàn Viettel trong đó tập trung vào CBNV Tập đoàn, CBNV Tổng Công ty Viễn Thông, tổng công ty đầu tư quốc tế Viettel, Viện Nghiên cứu Viettel, công ty vận tải Viettel Post, tập trung vào các giải pháp xây dựng chính sách lãi suất ưu đãi cho CVNV Viettel, gửi công văn, thư ngõ cho tập đoàn Viettel, truyền thông qua mail nội bộ của tập đoàn, gửi mail cá nhân, nhắn tin cho CBNV tập đoàn Viettel Hiện nay Tập đoàn Viettel có khoảng
27.000 CBNV trong đó khoảng hơn 10.000 CBNV đang làm việc tại Hà Nội, trong đó khoảng 6.000 CBNV trả lương qua MB Điện Biên Phủ, MB Điện Biên Phủ đã xây dựng chính sách lãi suất ưu đãi cho CBNV của tập đoàn Tính đến 31/12/2014 dư nợ khách hàng cá nhân Viettel toàn chi nhánh đạt 155 tỷ đồng.
Ban Quân nhân có nhiệm vụ triển khai các giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ đối với các khách hàng cá nhân là sỹ quan, quân nhân đang công tác trong các đơn vị, doanh nghiệp thuộc bộ Quốc phòng như Tổng cục hậu cần, tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng, Bộ Tổng tham mưu, trong đó tập trung vào các giải pháp xây dựng chính sách lãi suất ưu đãi cho Quân nhân, tổ chức truyền thông đến các đơn vị Quân Đội như gửi công văn, thư ngõ cho lãnh đạo các đơn vị, gửi mail cá nhân, nhắn tin cho Quân nhân Hiện nay MB Điện Biên Phủ đang thực hiện trả lương cho khoảng 7.500 quân nhân, tính đến 31/12/2015 dư nợ khách hàng Quân nhân toàn chi nhánh đạt 85 tỷ đồng.
Ban nhà đất có nhiệm vụ triển khai các giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ đối với các khách hàng cá nhân mua, xây dựng sửa chữa nhà, mua nhà chung cư đất dự án, trong đó tập trung vào các giải pháp xây dựng chính sách lãi suất ưu đãi cho khách hàng vay mua nhà đất, tổ chức hợp tác với các chủ đầu tư các dự án bất động sản lớn tại Hà Nội như Vingroup đang triển khai các dự án, Mon City, Vinhomes riverside, Chủ đầu tư Kinh Đô đang triển khai các dự án Discovery complec Cầu Giấy, 102 Trường chinh, triển khai các chương trình hợp tác với các sàn bất động sản lớn như sàn bất động sản Maxland, Đất Xanh Miền Bắc, Vietstarland, Phú Tài , đồng thời phân công các RM phụ trách các dự án
Ban sản xuất kinh doanh:
Ban sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ triển khai các giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ đối với các khách hàng cá nhân là hộ kinh doanh, tiểu thương chợ vay vốn bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh, vay vốn kinh doanh trả góp trong đó tập trung vào các giải pháp xây dựng chính sách lãi suất ưu đãi cho khách hàng vay sản xuất kinh doanh, tập trung vào các giải pháp xây dựng, phát triển kinh doanh các hộ kinh doanh như đào tạo kỹ năng tìm kiếm khách hàng, kỹ năng thẩm định khách hàng kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh như bán hàng cho các hộ kinh doanh theo chuỗi cung ứng trong đó tập trung vào các ngành nghề tiêu dùng thiết yếu như ga, sữa, hàng ăn, tập trung vào các tuyến phố kinh doanh lớn trong khu vực phố cổ, tập trung vào các chợ lớn như Xanh, khu vực Đê La Thành, Trong thời gian vừa qua hoạt động của ban sản xuất kinh doanh chưa đạt được hiệu quả cao do ban lãnh đạo chi nhánh, các RM chưa sát sao trong việc tập trung phát triển khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh Tính đến thời điểm 31/12/2015 dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh chỉ đạt 15 tỷ đồng.
Ban bán chéo có nhiệm vụ triển khai các giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ đối với các khách hàng cá nhân của các doanh nghiệp CIB, SME đang có quan hệ tại MB Điện Biên Phủ Hiện nay MB Điện Biên Phủ đang có quan hệ (tín dụng, huy động vốn) với hơn 100 doanh nghiệp trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn với quy mô lên đến hàng nghìn nhân viên như Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Gaet, Pico, Tổng công ty thuốc lá Thăng Long, tổng công ty xăng dầu Quân đội, tổng công ty hóa dầu Quân đội, phòng KHCN tổ chức phối hợp với phòng CIB, SME tổ chức truyền thông, tiếp cận, giới thiệu các chương trình ưu đãi cho vay đến các khách hàng là CBNV của các doanh nghiệp trên thông qua các hình thức gửi công văn, thư ngỏ, gửi mail, tin nhắn cho toàn thể CBNV các doanh nghiệp CIB, SME. Tính đến thời điểm 31/12/2015 dư nợ cho vay ban bán chéo đạt 45 tỷ đồng.
Ban ô tô có nhiệm vụ triển khai các giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ đối với các khách hàng cá nhân vay mua xe ô tô tiêu dùng, kinh doanh Cho vay mua xe ô tô là một trong những sản phẩm lõi của ngân hàng cá nhân, sản phẩm cho vay mua xe ô tô tại MB đã được triển khai nhiều năm, tuy nhiên những năm gần đây sản phẩm đã có nhiều đổi mới theo hướng cạnh tranh hơn Ban ô tô đã triển khai ký hợp tác với nhiều đơn vị phân phối ô tô lớn như Toyota Mỹ Đình, Mercedes NgôQuyền, Ford Giải Phóng, Ford An Đô, triển khai nhiều chương trình giao lưu nhằm tăng cường mối quan hệ với các sales Tuy nhiên, Ban ô tô chưa đạt được kết quả như kỳ vọng, tính đến thời điểm 31/12/2015 dư nợ ban ô tô đạt 45 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.4: Bảng cơ cấu dư nợ theo Ban tại MB Điện Biên Phủ
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy tỷ trọng dư nợ ban nhà đất đang chiếm tỷ trọng khá cao 45% tổng dư nợ, dư nợ tương đương 365 tỷ đồng; dư nợ các ban ô tô, bán chéo, sản xuất kinh doanh khá thấp, trong đó dư nợ ban sản xuất kinh doanh thấp nhất mới đạt 2% tổng dư nợ Để hoàn thành mục tiêu của các có dư nợ thấp ban lãnh đạo các ban cần thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh doanh hơn nữa.
Các sản phẩm tín dụng KHCN đang triển khai tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Điện Biên Phủ
MB Điện Biên Phủ đang thực hiện triển khai cho vay đối với tất cả các sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng TMCP Quân Đội, tuy nhiên chi nhánh tập trung vào một số sản phẩm cốt lõi của ngân hàng cụ thể như sau:
2.5.1 Sản phẩm cho vay mua, xây dựng, sữa chữa nhà cửa
Mục tiêu của sản phẩm là hướng đến các khách hàng cá nhân vay mua nhà đất, xây dựng nhà mới, sửa chữa nhà cửa, tỷ lệ cho vay tối đa lên đến 80% tổng nhu cầu vốn và thời gian cho vay lên đến 20 năm Do tính cạnh tranh của sản phẩm cũng như sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng vì vậy sản phẩm này đem lại dự nợ khá cao cho chi nhánh.
2.5.2 Sản phẩm cho vay mua nhà chung cư, đất dự án
Mục tiêu của sản phẩm là hướng đến các khách hàng cá nhân mua nhà chung cư, mua nhà biệt thự, liền kề tại các dự án Tỷ lệ cho vay tối đa lên đến 70% tổng nhu cầu vốn và thời gian cho vay lên đến 20 năm Do tính cạnh tranh của sản phẩm cũng như sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng vì vậy sản phẩm này đem lại dự nợ khá cao cho chi nhánh Các dự án chi nhánh đang triển khai cho vay như biệt thự Vinhomes Riverside, Mon City, Ecolife Capitol,
2.5.3 Sản phẩm cho vay mua ô tô
Là hình thức tài trợ cho khách hàng vay vốn để mua ô tô phục vụ mục đích đi lại của cá nhân, phục vụ mục đích kinh doanh Đây là một trong những sản phẩm lõi của MB, sản phẩm này hiện khá cạnh tranh so với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn về thời gian vay vốn lên đến 120 tháng, tỷ lệ vay vốn lên đến 80%, thủ tục hồ sơ đơn giản, tiến độ phê duyệt nhanh Hiện MB Điện Biên Phủ đang đẩy mạnh ký các hợp đồng liên kết với các đại lý của hãng xe ô tô, Show room ô tô để thu hút thêm các khách hàng vay vốn mua xe ô tô.
2.5.4 Sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo
Là sản phẩm tín dụng nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu, tiêu dùng của khách hàng, cụ thể: nhu cầu sinh hoạt gia đình, mua sắm đồ dùng, chi tiêu cho du lịch, giáo dục, cưới hỏi Sản phẩm cho vay tiêu dùng thường là các khoản vay có dư nợ nhỏ, tối đa 500 triệu đồng.
2.5.5 Sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh
Là hình thức tài trợ cho khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp phục vụ cho các hộ kinh doanh có kinh nghiệm hoạt động từ một năm trở lên, MB đã xây dựng nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng là hộ kinh doanh như ưu đãi về lãi suất, thẩm định khoản vay.
2.5.6 Sản phẩm cho vay tín chấp
Là sản phẩm giúp khách hàng có được nguồn tài chính phục vụ các mục đích tiêu dùng mà không cần tài sản thế chấp Đối tượng khách hàng vay vốn là CBNV đang công tác tại các doanh nghiệp thực hiện trả lương qua MB, CBNV công tác tại các Đơn vị hành chính sự nghiệp, Bộ ban ngành, hiện nay chi nhánh Điện Biên Phủ đang triển khai chương trình cho vay tín chấp với các đơn vị như CBNV tập đoàn Viettel, cho vay tín chấp quân nhân đối với các đơn vị Quân đội.
Ngoài các sản phẩm nói trên, MB Điện Biên Phủ còn triển khai các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân khác như cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay thấu chi, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, tuy nhiên các sản phẩm này không phải là sản phẩm lõi của ngân hàng vì vậy chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dư nợ.
Thực trạng chất lượng tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Điện Biên Phủ
2.6.1 Dư nợ tín dụng KHCN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ
2.6.1.1 Dư nợ tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Điện Biên Phủ.
Bảng 2.1: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ KHCN/ Tổng dư nợ tại MB Điện
Biên Phủ Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo KQKD MB Điện Biên phủ 2012 – 2015
Tình hình phát triển dư nợ KHCN của chi nhánh qua các năm có thể được mô tả qua biểu đồ như sau: Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 2.5: Dư nợ KHCNcủa chi nhánh
Qua biểu đồ có thể thấy, dư nợ tín dụng năm 2013 đạt 432 tỷ đồng, tăng trưởng 1,6% so với 2012, đến năm 2014 đạt 475 tỷ đồng, tăng trưởng 9,9% so với năm 2013, năm 2015 đã lên thành 557 tỷ đồng, tăng 1,7%, tỷ lệ tăng trưởng phù hợp với mặt bằng chung của toàn ngành ngân hàng, tuy nhiên chưa xứng đáng với tiềm năng của chi nhánh, chi nhánh đạt được kết quả như vậy là do chi nhánh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp kinh doanh một cách quyết liệt, triệt để, chi nhánh đã tổ chức lại các hoạt động bán hàng của RM một cách khoa học, bài bản, xây dựng các ban phát triển khách hàng theo định hướng của hội sở.
Tỷ trọng dư nợ KHCN/tổng dư nợ
MB Điện Biên Phủ được biết đến là chi nhánh lớn mạnh của MB đặc biệt với nhiều khách hàng CIB truyền thống như tập đoàn Viettel, Xăng dầu Quân Đội, hóa dầu Quân đội, tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty hàng không, tuy nhiên mảng bán lẻ mới chỉ phát triển trong vài năm trở lại đây, vì vậy tỷ trọng dư nọ còn khá khiêm tốn cụ thể như sau:
Cơ cấu dư nợ của các ngân hàng bán lẻ trên thế giới thì tỷ lệ dư nợ tín dụng KHCN trên tổng dư nợ thường chiếm tỷ lệ khoảng 50% -60%/tổng dư nợ, tại Việt Nam một số ngân hàng đã triển khai tín dụng KHCN mạnh mẽ từ nhiều năm nay thì tỷ trọng dư nợ tín dụng KHCN cũng khá cao như Techcombank, Sacombank, VIB, tỷ lệ dư nợ tín dụng KHCN dao động từ 40% -45% tổng dư nợ toàn ngân hàng Tại
MB tỷ lệ dư nợ tín dụng KHCNchiếm khoảng 25% như vậy tỷ lệ dư nợ tín dụng KHCN/tổng dư nợ của MB Điện Biên Phủ đang thấp hơn khá nhiều so với toàn ngân hàng và thấp hơn nhiều so với các ngân hàng bán lẻ hiện đại, dưới đây là bảng số liệu tỷ trọng dư nợ tín dụng KHCNcủa MB Điện Biên Phủ so với toàn hệ thống
MB và một số ngân hàng bán lẻ khác.
Bảng 2.2: Tỷ lệ dư nợ KHCN của MB Điện Biên Phủ so với TCTD khác Đơn vị: %
Tiêu chí MB ĐBP MB VIB TECHCOMBANK
2.6.1.2 Cơ cấu theo dư nợ.
Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ KHCN theo kỳ hạn
Dư nợ trung dài hạn 382 387 427 499
Nguồn: Báo cáo KQKD MB Điện Biên Phủ 2012 – 2015
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy dư nợ ngắn hạn khá thấp, năm 2012 dư nợ ngắn hạn KHCN đạt 43 tỷ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ KHCN, năm 2013 đạt 45 tỷ đồng chiếm 10% tổng dư nợ, dư nợ trung và dài hạn chiếm 90% tổng dư nợ KHCN. Năm 2015, dư nợ ngắn hạn tăng đạt 58 tỷ tương đương 10,4% tổng dư nợ Dư nợ ngắn hạn chủ yếu tập trung vào dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh và dư nợ cho vay thấu chi, cầm cố sổ tiết kiệm Tại MB Điện Biên Phủ dư nợ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm chỉ phát sinh khi khách hàng có nhu cầu rút trước hạn sổ tiết kiệm còn dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh của chi nhánh khá thấp chỉ đạt khoảng 20 tỷ đồng là do chi nhánh chưa chủ động và chưa có nhiều giải pháp phát triển dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh Dư nợ cho vay trung dài hạn khá lớn là do chi nhánh tập trung nhiều nguồn lực vào cho vay mua, xây dựng sửa chữa nhà, cho vay mua chung cư đất dự án, cho vay mua xe ô tô chủ yếu là khoản vay có thời hạn lớn hơn 5 năm. Ngoài ra việc chi nhánh có tỷ lệ dư nợ trung dài hạn cao là do ngân hàng chưa áp dụng chỉ tiêu cơ cấu dư nợ theo thời hạn đối với mảng bán lẻ mà hiện chỉ áo dụng chung đối với dư nợ của toàn chi nhánh
Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn khá cao, tuy nhiên điều này phù hợp với các sản phẩm chủ đạo của khách hàng cá nhân là cho vay trả góp mua nhà, mua xe ô tô, khoản vay dài hạn sẽ phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng, điều này cũng không làm ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của MB do hiện nay tỷ trong dư nợ KHCN còn chiếm tỷ trọng khá thấp so với tổng dư nợ và tỷ trọng dư nợ trung dài hạn vẫn đảm bảo an toàn cho toàn ngân hàng trong việc cơ cấu nguồn vốn.
* Cơ cấu dư nợ theo mô hình
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo mô hình
Viettel Quân nhân Bán chéo Kênh liên kết Khác Dư nợ
Nhìn vào bảng cơ cấu dư nợ theo mô hình nhận thấy dư nợ mô hình kênh liên kết đạt 378 tỷ đồng chiếm 53% tổng dư nợ, mô hình bán chéo đạt dư nợ 52 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7% tổng dư nợ, là mô hình có tỷ lệ thấp nhất tại MB Điện Biên Phủ.
Trong thời gian qua MB Điện Biên Phủ đã triển khai nhiều chương trình phát triển khách hàng kênh đối tác, trong đó chi nhánh đã ký hợp tác với 16 đối tác là chủ đầu tư, sàn BĐS phân phối các dự án bất động sản như dự án CT2B Nghĩa Đô,
Green Star, Golmax City, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà Bộ Quốc phòng, Dự án Discovery Complecx Cầu Giấy, Vinhomes Riverside đơn vị cũng đã triển khai hợp tác với một số showroom ô tô như ford Hà Nội, Ford An Đô Các dự án BĐS chi nhánh triển khai chủ yếu là dự án lớn, đang đi vào giai đoạn hoàn thiện nên khách hàng phải thanh toán số tiền lớn cho chủ đầu tư vì vậy khoản vay của các khách hàng cũng khá lớn Để đạt được kết quả này chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi đối với CBNV tập đoàn Viettel, triển khai truyền thông qua mạng nội bộ của tập đoàn, tổ chức gửi công văn, mail định kỳ cũng như phát triển qua các đầu mối cán bộ quan lý tại tập đoàn Viettel.
Mô hình quân nhân đạt dư nợ 72 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10% tổng dư nợ, để đạt được kết quả này chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình hợp tác, truyền thông đến các đơn vị quân nhân như Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng, tổng cục hậu cần, Tuy nhiên do các khoản vay của khách hàng Quân nhân thường là khoản vay nhỏ vì vậy dư nợ đạt được chưa như kỳ vọng, để nhân rộng mô hình, chi nhánh cần triển khai hợp tác cho vay theo mô hình quân nhân trên nhiều đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng.
Mô hình bán chéo đạt dư nợ 52 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7% tổng dư nợ Hiện nay MB Điện Biên Phủ đang có quan hệ với hơn 100 doanh nghiệp trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như Tập đoàn than khoáng sản, Tổng công ty Hàng Không Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu Quân Đội, tổng công ty Hóa dầu Quân Đội, tuy nhiên hoạt động bán chéo còn triển khai rời rạc, chưa thường xuyên vì vậy dư nợ đạt được chưa như kỳ vọng.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ theo mô hình Để cơ cấu dư nợ đồng đều và hoàn thành kế hoạch được giao, chi nhánh cần tập trung triển khai nhiều giải pháp phát triển mô hình quân nhân, bán chéo, triển khai đồng bộ tại các đơn vị kinh doanh và áp dụng với phần lớn các doanh nghiệpCIB, SME đang quan hệ tại chi nhánh đối với mô hình bán chéo và triển khai rộng rãi mô hình quân nhân tại các đơn vị của Bộ quốc phòng.
2.6.2 Tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh/KHCN
Trong những năm vừa qua, kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ xấu tăng cao tại nhiều ngân hàng, trong đó một số ngân hàng tỷ lệ nợ xấu lên đến hơn 10% tổng dư nợ MB Điện Biên Phủ xác định phương châm phát triển bền vững trên cơ sở quản trị rủi ro là hàng đầu vì vậy ngay từ khâu định hướng khách hàng, tiếp cận khách hàng chi nhánh đã loại bỏ các khách hàng rủi ro, khách hàng tiềm ẩn rủi ro ra khỏi danh mục khách hàng tiềm năng.
Năm 2012 dư nợ quá hạn toàn chi nhánh đạt 68 tỷ đồng, chiếm 1.74%, 2013 dư nợ quá hạn toàn chi nhánh đạt 69 tỷ đồng chiếm 1,67% tổng dư nợ, đến 2015 dư nợ quá hạn tăng thêm 5 tỷ đồng tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn giảm còn 1,38% do quy mô dư nợ của chi nhánh tăng lên Tỷ lệ nợ quá hạn mảng bán lẻ cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn toàn chi nhánh là do mảng CIB tại chi nhánh chiếm dư nợ cao và không có khách hàng quá hạn nào
Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh/KHCN
Dưnợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dự nợ Tỷ trọng Tổng nợ xấu 79 2.02% 62 1.5% 25 0.52% 31 0,57%
Năm 2012 nợ xấu của toàn chi nhánh là 79 tỷ đồng, chiếm 2.02% dư nợ của toàn chi nhánh, 2013 nợ xấu của toàn chi nhánh là 62 tỷ đồng, chiếm 1,5% tổng dư nợ của toàn chi nhánh, trong đó có 01 khoản nợ xấu SME có dư nợ 30 tỷ đồng, năm
Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ
* Sự gia tăng về dư nợ tín dụng KHCN
Dư nợ tín dụng KHCN qua các năm đã có sự tăng trưởng rõ rệt, điều này đã thể hiện sự tăng lên về mặt quy mô của dịch vụ tín dụng KHCN của chi nhánh Năm
2012 dư nợ tín dụng KHCN mới đạt được 425 tỷ đồng nhưng đến hết năm 2014 dư nợ bán lẻ đã đạt 475 tỷ đồng tăng 1,11 lần so với năm 2012 Đồng thời số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng KHCN của chi nhánh cũng tăng lên qua các năm, góp phần làm tăng trưởng dư nợ, tạo nền tảng khách hàng, mạng lại cho dịch vụ tín dụng KHCN một lượng khách hàng ổn định, nâng được tầm vị thế thương hiệu của ngân hàng tạo ra giá trị vô hình cho ngân hàng.
Dư nợ tín dụng KHCN của MB Điện Biên Phủ vị trí thứ 12 trên toàn hệ thống năm 2013, thì đến hết năm 2014 tín dụng KHCN tại MB Điện Biên Phủ đã đứng trong top 3 chi nhánh có dư nợ tín dụng KHCN cao nhất tại MB.
* Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng và hệ thống đối tác bền vững
Ngoài các khách hàng đã có quan hệ tín dụng KHCN tại MB Điện Biên Phủ, chi nhánh đã truyền thông, xây dựng được dữ liệu KHCN đến nhiều khách hàng thông qua truyền thông nội bộ tại các doanh nghiệp, mail, tin nhắn, truyền thông đến hơn 60.000 khách hàng đang giao dịch tại MB Điện Biên Phủ.
Chi nhánh đã xây dựng được hệ thống đối tác về BĐS, ô tô khá bền vững, đã triển khai ký hợp tác với các đơn vị phân phối BĐS như Cengroup, Đất Xanh, Hội Quán Bất động sản, các đại lý phân phối xe ô tô như ford Hà Nội, Ford Thanh Xuân,
*Sự ổn định về chất lượng tín dụng, kiểm soát tốt chất lượng tín dụng
Dù trong bất kỳ giai đoạn nào, chủ trương phát triển tín dụng của MB Điện Biên Phủ đều theo phương châm phát triển bền vững, quản trị rủi ro là hàng đầu vì vậy trong những năm qua khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ xấu tại nhiều ngân hàng tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, tại MB Điện Biên Phủ song song với việc tăng trưởng tín dụng bán lẻ mạnh mẽ vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, tính đến tháng 6/2015 tỷ lệ nợ xấu tín dụng KHCN của MB Điện Biên Phủ chỉ có 1,18%, là một trong những chi nhánh trong toàn hệ thống ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất Đây có thể coi là thành công của MB Điện Biên Phủ trong điều hành hoạt động tín dụng KHCN.
* Gia tăng thu nhập cho chi nhánh từ hoạt động tín dụng KHCN
Trước đây, thu nhập của chi nhánh chủ yếu từ hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp, tuy nhiên sự phát triển của tín dụng KHCN không chỉ làm tăng thêm thu nhập cho chi nhánh mà còn cân đối lại cơ cấu thu nhập của chi nhánh, hoạt động tín dụng KHCN thường có magrin khá cao dao động từ 3% - 5% trong khi đó magrin trong hoạt động cho vay doanh nghiệp chỉ dao động từ 0,5% - 2% vì vậy đã làm gia tăng thu nhập của chi nhánh.
*Giảm bớt sự phụ thuộc vào tín dụng doanh nghiệp, phân tán rủi ro
Trước đây, hoạt động tín dụng của chi nhánh chủ yếu tập trung vào tín dụng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, kể từ khi tín dụng KHCN được đẩy mạnh đã chia sẽ gánh nặng cho tín dụng doanh nghiệp, các hoạt động kinh doanh của chi nhánh không còn chịu sự chi phối của tín dụng doanh nghiệp như trước, đồng thời việc cho vay các khách hàng doanh nghiệp lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tập trung rủi ro vào một nhóm khách hàng lớn, việc phát triển tín dụng bán lẻ đã phân tán rủi ro cho ngân hàng, phù hợp với xu hướng phát triển của ngân hàng hiện đại.
* Tạo gia nhiều giá trị gia tăng cho các khách hàng cá nhân
Tín dụng doanh nghiệp chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ tín dụng của các doanh nghiệp Tuy nhiên tín dụng KHCN phát triển tại chi nhánh đã phục vụ tốt hơn nhu cầu của hàng nghìn khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu nhà ở, mua xe ô tô, tiêu dùng, sản xuất kinh doanh, tạo lập thêm nhiều gia trị gia tăng cho khách hàng, tạo nên sự gắn kết của khách hàng với ngân hàng.
2.7.2 Một số tồn tại và hạn chế
Hoạt động tín dụng KHCN tại chi nhánh được đánh giá đã được được những thành quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cụ thể như sau:
* Dư nợ tăng trưởng chưa thực sự bền vững
- Cơ cấu dư nợ theo sản phẩm chưa đồng đều: Trong những năm qua, dư nợ tín dụng KHCN tại chi nhánh đã có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ, tuy nhiên dư nợ chủ yếu tập trung vào mảnh cho vay nhà đất, chiếm gần 80% tổng dư nợ, dư nợ các lĩnh vực cho vay mua xe ô tô, cho vay sản xuất kinh doanh thấp, việc dư nợ tập trung quá lớn vào lĩnh vực bất động sản sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng bởi lẻ quy luật của thị trường bất động sản, khi chu kỳ bất động sản đi xuống sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo của khách hàng.
- Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn chưa phù hợp:Hiện nay các khoản vay tại chi nhánh chủ yếu là cho vay bất động sản, với thời gian vay vốn dài lên đến 20 năm, dư nợ cho vay trung dài hạn hiện chiếm đến hơn 90% dư nợ của chi nhánh, dư nợ cho vay ngắn hạn khá thấp Việc dư nợ cho vay dài hạn khá lớn ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng đồng thời các khoản vay dài hạn thường tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến khách hàng, thị trường Trong dài hạn, thị trường thường có nhiều biến đổi khó lường, tài chính của khách hàng có nhiều thay đổi, đặc biệt trong những giai đoạn kinh tế suy thoái, thu nhập của khách hàng giảm sút, giá trị tài sản đảm bảo suy giảm làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
- Cơ cấu dư nợ theo mô hình chưa đồng đều: MB Hiện đang triển khai nhiều mô hình kinh doanh bán lẻ trong đó trụ cột là các mô hình liên kết Viettel, mô hình quân nhân, mô hình bán chéo, mô hình kênh liên kết sàn bất động sản, showroom ô tô, tuy nhiên cơ cấu dư nợ tín dụng KHCN tại chi nhánh hiện chưa đồng đều, dư nợ mô hình quân nhân, bán chéo còn khá thấp mặc dù chi nhánh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc khái thác tập khách hàng quân nhân và bán chéo.
*Công tác kiểm soát sau cho vay còn nhiều hạn chế
Phần lớn các RM chỉ tập trung vào công việc cho vay mà chưa chú trọng kiểm soát sau cho vay, giám sát việc thực hiện cam kết của khách hàng, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, dòng tiền của khách hàng, sớm phát hiện các khách hàng chậm trả, các khách hàng có dấu hiệu suy giảm về tài chính để có phương án xử lý.
Công tác đôn đốc, nhắc nợ đến hạn, nợ quá hạn còn nhiều hạn chế, chưa được
RM quan tâm đúng mức, chưa đánh giá được mức độ nghiêm trọng của nợ quá hạn. Đối vơi các hồ sơ khách hàng quá hạn, RM chưa thường xuyên đôn đốc, làm việc với khách hàng quá hạn cũng như đề xuất các giải pháp thu hồi nợ quá hạn. Đặc biệt, với các khoản vay mua nhà chung cư đất dự án, hiện nay nhiều chủ đầu tư chưa thực hiện cấp sổ đỏ cho khách hàng theo đúng quy định, dẫn đến khách hàng không hoàn thiện được các thủ tục thế chấp tài sản, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng, một số trường hợp chủ đầu tư đã làm xong sổ đỏ cho khách hàng thì RM chậm trễ trong việc nhận sổ đỏ từ chủ đầu tư và hoàn thiện thủ tục tài sản đảm bảo.
* Dư nợ chưa đồng đều tại các đơn vị kinh doanh
Định hướng phát triển tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Điện Biên Phủ
3.1.1 Định hướng chung của Ngân hàng TMCP Quân Đội Định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội:
Chiến lược của Ngân hàng TMCP Quân Độilà trở thành “ngân hàng thuận tiện cho khách hàng” với ba trụ cột là ngân hàng cộng đồng, ngân hàng chuyên nghiệp theo ngành và ngân hàng giao dịch, với hai nền tảng là ngân hàng số 1 phục vụ Viettel và khách hàng, được thực hiện bởi các mô hình bán chéo, quân nhân, kênh liên kết.
+ Đối với khách hàng doanh Nghiệp
MB phát triển đa dạng hóa các loại bảo lãnh, đối tượng khách hàng, ngành nghề kinh doanh trên nguyên tắc thận trọng, an toàn, thuân thủ đầy đủ các quy định, quy trình của MB và Ngân hàng nhà nước, khai thác sâu các khách hàng đã có quan hệ tín dụng với MB.
+ Đối với khách hàng cá nhân
Tập trung cho vay bốn nhóm sản phẩm trọng điểm theo định hướng phát triển an toàn – bền vững gồm: Cho vay nhà đất, cho vay ô tô, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tín chấp.
Chủ động tìm kiếm, phát triển khách hàng mới đồng thời khai thác sâu danh mục khách hàng hiện hữu theo hướng 2 năng lực cốt lõi của MB là ngân hàng số một phục vụ khách hàng Quân nhân, mô hình liên kết Viettel và các mô hình kinh doanh: Bán chéo, quân nhân, kênh đối tác. Ưu tiên tài trợ theo chuỗi liên kết như bất động sản gồm chủ đầu tư – nhà phân phối – khách hàng cá nhân mua nhà, chuỗi phân phối theo chương trình củaCIB/SME (phân phối hàng tiêu dùng, sản xuất nông sản, ).
Khai thác và phát triển thông qua kênh hợp tác với các củ đầu tư bất động sản uy tín, quy mô lớn (Vingroup, Phú Mỹ Hưng, Novoland, ), các đơn vị phân phối bất động sản hàng đầu như Cengroup, Đất Xanh, Hội quán BĐS). Ưu tiên cho vay tiêu dùng tín chấp hoặc cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo đối với nhóm khách hàng đặc thù như Quân nhân, cán bộ Quản lý từ cấp trưởng phòng trở lên tại các tổ chức, cán bộ/nhân viên các đơn vị trả lương qua tài khoản tại MB, cán bộ công chứng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, các khách hàng có thu nhập cao hưởng lương từ các tổ chức có tiềm lực tài chính lành mạnh.
Quán triệt chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 và tình hình thực hiện kế hoạch năm 2014, Ngân hàng TMCP Quân Đội xác định quan điểm phát triển tín dụng của MB “Phát triển tín dụng gán với chất lượng tín dụng, lấy chất lượng tín dụng làm nền tảng quyết định tăng trưởng tín dụng”
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng KHCN năm 2015
Tập trung tăng trưởng tín dụng nhanh, mạnh, bền vững, đạt mục tiêu tăng trưởng tối thiểu 44% so với năm 2014 và tăng ròng tối thiểu 10.000 tỷ đồng. Định hướng tiếp cận khách hàng cá nhân
Tiếp cận theo tiêu chí đối tượng khách hàng Ưu tiên các khách hàng là quân nhân theo quy định của mô hình quân nhân, khách hàng là lãnh đạo các cơ quan, ban ngànhlà thành viên hội đồng quản tri/thành viên ban lãnh đạo các doanh nghiệp CIB/SME.
Khách hàng là cán bộ quản lý các ngành ưu tiên bao gồm: Các đơn vị thuộc tổng cục Thuế/Hải Quan/Kho bạc nhà nước/ngân hàng nhà nước/Kiểm toán nhà nước/Kiểm sát nhà nước/thanh tra nhà nước/Cục Quản lý thị trường/các đon vị sụ nghiệp công lập ngành Y tế/các đơn vị sự nghiệp công lập ngành văn hóa thông tin, đơn vị công an, đơn vị là công ty con/công ty thành viên, các đơn vị là cổ đông chiến lược của MB, các công ty/tập đoàn nước ngoài trong top 500 doanh nghiệp theo xếp hạng của VNR, cán bộ nhân viên tại MB.
Các khách hàng có tài sản tích lũy ròng lớn, có xếp hạng tín dụng tù AA trở lên hoặc khách hàng VIP/Private theo tiêu chuẩn của MB.
Các khách hàng vay sản xuất kinh doanh hoặc có nguồn thu từ sản xuất kinh doanh có lãi từ 2 năm trở lên
Tiếp cận theo tiêu chí thu nhập của khách hàng là nguồn trả nợ của MB
Khách hàng trả lương qua MB hoặc MB quản lý được nguồn thu thông qua đon vị hợp tác như kho bạc/đơn vị thu hộ
Khách hàng có tổi thiểu 60% nguồn trả nợ là thu nhập ổn định tù các nguồn chứng minh được thu nhập từ lương/cho thuê nhà trả qua tài khoản, cổ tức/cổ phần chia lợi nhuận từ góp vốn vào các doanh nghiệp thuộc ngành nghề lĩnh vục ưu tiên của MB
Khách hàng có thu nhập chắc chắn, ổn định và chứng minh được trong 6 tháng gần nhất tù 20 triệu đồng trở lên.
Tiếp cận theo tiêu chí tài sản đảm bảo Ưu tiên các TSĐB là GTCG do MB và các tổ chức tín dụng do MB chấp nhận phát ành, trái phiếu chỉnh phủ, tín phiếu kho bạc.
Bất động sản chính chủ thuộc sở hữu của khách hàng đã hoàn thành thủ tục pháp lý tại các thành phố trực thuộc trung ương thuộc đối tượng nhận tài sản đảm bảo của MB, có giá trị định giá theo quy định và có giá trị cho vay/tài sản đảm bảo tuân thủ tỷ lệ theo quy định của MB.
Tiếp cận theo tiêu chí mục đích vay vốn Ưu tiên các lĩnh vực cho vay bổ sung vốn lưu động, vốn lưu động trả góp cho các ngành kinh doanh, sản phẩm tiêu dùng thiết yếu (lương thực thực phẩm, đồ uống giải khát, gạo, gỗ, sữa, ga, ), tài trọ theo chuỗi liên kết giũa các khách hàng CIB/SME và các khách hàng cá nhân. Ưu tiên cho vay mua, xây dựng sữa chữa nhà của đã dudojc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu thuộc phân khúc trung bình từ 1 tỷ đồng – 3 tỷ đồng, cho vay nhà lực lượn vũ trang, cho vay mua nhà để ở thuộc dự án của các chủ đầu tư có uy tín, năng lực tài chính tốt, dự án có tính khả mại và chủ đầu tu đã ký hợp đồng hợp tác với MB.
Cho vay mua xe ô tô loại 1 và ô tô của các đại lý có hợp đồng hợp tác với MB. Định hướng phát triển của MB Điện Biên Phủ
MB Điện Biên Phủ là một trong những chi nhánh lớn nhất của hệ thống Ngân hàng TMCP Quân Đội, là anh cả đỏ của ngân hàng TMCP Quân Đội, là chi nhánh lớn nhất về quy mô tổng tài sản, huy động vốn và lợi nhuận, một trong ba chi nhánh lớn nhất về dư nợ Định hướng của MB Điện Biên Phủ là tiếp tục tăng trưởng bền vững, giữ vững vị trí hàng đầu tại MB. Đối với hoạt động tín dụng chi nhánh tập trung phát triển mạnh mảng KHCNvới mục tiêu dư nợ KHCN đạt 1.000 tỷ và dư nợ SME đạt 1.000 tỷ năm
2015, duy trì và phát triển vững chắc các khách hàng CIB có chọn lọc.
- Bám sát và triển khai thực hiện các chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Quân đội, của ban lãnh đạo chi nhánh
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dang hóa sản phẩm dịch vụ: Tập trung triển khai rộng rãi các dịch vụ Ngân hàng mới/mở rộng như thẻ thanh toán, séc cá nhân và công cụ thanh toán không dùng tiền mặt khác, các dịch vụ Ngân hàng điện tử, sản phẩm quản lý tài sản và tiền mặt, dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác.
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ
3.2.1 Hoàn thiện quy trình cấp tín dụngKHCN Để rút ngắn thời gian xử lý giao dịch, tập trung thời gian cho công tác tiếp thị và bán hàng, MB Điện Biên Phủcần quán triệt tới toàn thể RM phải thực hiện các biện pháp rút ngắn thời gian cấp tín dụng KHCN nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, cụ thể:
- Các đơn vị, cán bộ liên quan (QHKH cá nhân, Hỗ trợ tín dụng và Giao dịch Khách hàng) nắm vững quy trình, quy chế, có kỹ năng tác nghiệp thành thạo, thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân trong quy trình, tránh hiện tượng kiểm tra trùng lắp gây ách tắc trong xử lý khoản vay.
- RM hướng dẫn khách hàng cung cấp đầy đủ các hồ sơ cần hoàn thiện theo định của Ngân hàng, tránh hiện tượng yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ nhiều lần hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp lại các hồ sơ khách hàng đã cung cấp cho các giao dịch trước đó với Chi nhánh.
- Thông thường những khoản vay cá nhân có đặc điểm là khách hàng luôn yêu cầu thời gian xử lý khoản vay và tốc độ giải ngân ngay sau khi ký kết hợp đồng, vì vậy có thể quy định ưu tiên xử lý trước đối với các khoản vay bán lẻ tại các bộ phận liên quan (hỗ trợ tín dụng, dịch vụ khách hàng…).
- Tiếp tục hoàn thiện quy trình cấp tín dụng theo từng loại sản phẩm, ban hành các văn bản phân quyền phê duyệt đối với các ĐVKD nhằm rút ngắn quy trình phê duyệt ở các cấp.
3.2.2 Đa dạng hóa việc cung cấp các sản phẩm tín dụng KHCN
Qua phần phân tích cơ cấu dư nợ các sản phẩm trong tổng dư nợ KHCN có thể nhận thấy rằng dư nợ tín dụng KHCNcủa MB Điện Biên Phủ chủ yếu tập trung vào sản phẩm nhà đất Do đó chi nhánh cần có giải pháp để phát triển việc cung cấp đa dạng các sản phẩm cho các đối tượng khách hàng khác nhau, đặc biệt là các sản phẩm cho vay mua xe ô tô, cho vay sản xuất kinh doanh.
Sản phẩm cho vay mua ô tô: Đây là một trong những sản phẩm cốt lõi của MB Do vậy, chi nhánh cần tìm kiếm và đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các Showroom và hãng xe ô tô trên địa bàn
Hà Nội nhằm khai thác lượng khách hàng cá nhân đến mua xe tại các đơn vi này, cập nhật thêm danh mục loại xe MB tài trợ, gia tăng tối đa các hàm lượng dịch vụ và tiện ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm này.
Chi nhánh cần triển khai thường xuyên các chương trình bán hàng liên kết với các hãng xe, showroom ô tô với gói lãi suất ưu đãi, giới thiệu quảng bá sản phẩm cho vay mua ô tô và các chính sách của MB đến với khách hàng thông qua hình thức đặt bàn tư vấn hội nghị, treo banner Đồng thời có cơ chế chính sách về mức phí hoa hồng cạnh tranh để các hãng xe, showroom ô tô giới thiệu khách hàng cho chi nhánh.
Sản phẩm cho vay mua xây dựng sửa chữa nhà:
Chi nhánh cần đẩy mạnh triển khai cho vay đối với KHCN mua nhà dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội, bằng cách chủ động đặt quan hệ liên kết, hợp tác với các chủ đầu tư của các dự án để khai thác và tiếp cận danh mục khách hàng đến xem và mua nhà tại các dự án Trên cơ sở đó, thực hiện việc tiếp thị và bán hàng thông quan hình thức gọi điện trực tiếp hoặc gửi e-mail…
Tìm kiếm và thực hiện tài trợ nguồn vốn đối với các dự án bắt đầu triển khai, kết hợp bán chéo sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở đối với khách hàng đến mua nhà tại dự án.
Chi nhánh cần triển khai thường xuyên các chương trình bán hàng liên với chủ đầu tư, đồng thời phải có những chính sách cạnh tranh về mức phí hoa hồng đối với nhân viên bán hàng tại các dự án.
Sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh:
Chi nhánh cần định hướng thị trường mục tiêu: Nhóm khách hàng là những nhà phân phối/Đại lý kinh doanh trong các ngành nghề Sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng (Bia, rượu, nước giải khát, bánh kẹo…); Sản xuất kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi; Y tế, dược phẩm, thiết bị vật tư ngành dược…
Từ đó, thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng theo từng nhóm ngành nghề/lĩnh vực hoạt động dựa trên các nguồn thông tin từ Phòng Kinh tế các Quận/huyện; Chi cục thuế các Quận/huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội…Từ đó, tiếp thị trực tiếp hoặc gián tiếp qua hình thức gọi điện, gửi E-mail giới thiệu các sản phẩm dịch vụ và các chương trình ưu đãi đến với khách hàng.
Ngoài ra, triển khai và đẩy mạnh liên kết với các ban quản lý dự án các chợ lớn trên địa bàn để tiếp cận và triển khai cho vay đối tượng tiểu thương tại chợ, qua đó góp phần tăng trưởng dư nợ bán lẻ của chi nhánh.
Sản phẩm cho vay tín chấp tiêu dùng
Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
Thứ nhất, NHNN cần ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động TDBL của các NHTM Các văn bản này sẽ là tiêu chuẩn để NHTM tuân theo.
Do vậy, ngân hàng Nhà nước cũng cần sớm hoàn thiện các văn bản hiện có đồng thời xây dựng thêm các quy định, thể lệ để hướng dẫn chi tiết cho NHTM cho vay đối với các đối tượng chưa được trả lương qua tài khoản cũng như các cán bộ không thuộc công nhân viên chức Nhà nước.
Thứ hai, Hoàn chỉnh và ban hành những cơ chế, qui trình và những văn bản hướng dẫn cụ thể về những mặt hoạt động của NHTM trên cơ sở không có sự chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, gây khó khăn trong việc triển khai áp dụng của các NHTM.
Thứ ba, Phát triển hệ thống thông tin ngân hàng để tạo được sự kết nối và trao đổi dễ dàng giữa các ngân hàng với nhau, từ đó các ngân hàng có thể nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh và kiểm soát tốt các rủi ro.
Thứ tư, Chỉ đạo NHTM kiểm tra lại các văn bản quy định về nghiệp vụ TDBL để bãi bỏ các hạn chế bất hợp lý như điều kiện để vay vốn, mức vay cũng như thời hạn cho vay tối đa Thực hiện linh hoạt trong việc việc kiểm soát quản lý hoạt động TDBL của các NHTM để vừa khuyến khích được hoạt động kinh doanh của các NHTM nhưng cũng vừa hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra
Thứ năm, Mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong nước trong công tác trao dồi kiến thức và kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài, các tập đoàn tài chính lớn mạnh trên thế giới.