1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách

352 990 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 352
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

Điểm mấu chốt của chiến lược hội nhập thành công qua mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu chính là thu hút và tạo dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các công ty xu

Trang 1

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC KX.01/06-

Chủ nhiệm đề tài: TS Cù Chí Lợi

Cơ quan chủ trì: Viện Kinh tế Việt Nam

8821

Hà Nội 1/2011

Trang 2

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC KX.01/06-10

"Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020"

ĐỀ TÀI:

“CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC: VỊ TRÍ, TRIỂN VỌNG VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH”

Mã số KX.01.20/06-10

Chủ nhiệm đề tài: TS Cù Chí Lợi

Cơ quan chủ trì: Viện Kinh tế Việt Nam

Hà Nội 1/2011

Trang 3

Các thành viên đề tài

TS Chử Văn Lâm, Viện Kinh tế Việt Nam

PGS TS Trần Văn Tùng, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

TS Nguyễn Xuân Kiên, ĐH KTQD

TS Vũ Hùng Cường, Viện Kinh tế Việt Nam

TS Bùi Đại Dũng, ĐH Kinh tế, ĐHQG

TS Lê Ái Lâm, Viện Kinh tế và Chính trị Thế Giới

Th.S Trương Thị Bình, Viện Chiến lược, Bộ Công Thương

Th.S Phạm Sỹ An, Viện Kinh tế Việt Nam

Th.S Lê Văn Hùng, Viện Kinh tế Việt Nam

Th.S Nguyễn Xuân Trung, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ

Và các cộng tác viên

Trang 4

Mục lục

Giới thiệu 14

Chương I: 19

MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 19

I CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀ TỔ CHỨC MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU 19

1 Quá trình biến đổi của các liên kết kinh tế quốc tế 19

2 Quá trình hình thành mạng sản xuất toàn cầu 21

3 Mạng sản xuất khu vực (toàn cầu): khái niệm và các cách tiếp cận 28

Bảng 1.1: Phân biệt giữa chuỗi giá trị và mạng sản xuất 29

Bảng 1.2: Các loại hình mạng sản xuất theo phạm vi hoạt động 31

4 Các dạng cấu trúc mạng sản xuất toàn cầu 33

5 Các bên tham gia và cơ chế quản trị mạng sản xuất toàn cầu 36

Bảng 1.3: Các biến số ảnh hưởng tới sự lựa chọn phương thức quản trị mạng sản xuất toàn cầu 43

Bảng 1.4: Xác định phương thức quản trị mạng sản xuất toàn cầu 44

6 Nâng cấp trong mạng sản xuất toàn cầu 44

II CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU 47

1 Toàn cầu hóa và tác động của nó tới mạng sản xuất 47

2 Sự phát triển của công nghệ thông tin 48

3 Thay đổi phạm vi và phương thức cạnh tranh 49

4 Thay đổi tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp 52

III SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU TRONG THỰC TIỄN 53

1 Mạng sản xuất toàn cầu dạng mô hình tàu đô đốc (flagship) 53

2 Mạng sản xuất toàn cầu do nhà bán lẻ chi phối 60

IV VAI TRÒ CỦA MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 70

1 Chuyển giao công nghệ, lan toả tri thức 70

2 Thúc đẩy đổi mới và giảm chi phí sản xuất 71

3 Tạo việc làm, nâng cấp nguồn nhân lực, mở rộng cơ hội tham gia cho các nước nghèo 73

Chương II: 75

Trang 5

PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP VÀ MẠNG SẢN XUẤT TẠI KHU

VỰC CHÂU Á VÀ TOÀN CẦU 75

I HỘI NHẬP VÀ LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC CHÂU Á TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA 75

Bảng 2.1: Tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm theo mạng sản xuất trong tổng thương mại hàng hóa chế tạo 1992/3 và 2006/7 (%) 79

II LIÊN KẾT MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ 81

Bảng 2.2: Sản xuất các sản phẩm điện tử tại châu Á và toàn cầu 83

Bảng 2.3: Chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm điện tử ở khu vực Châu Á qua chỉ số RCA 88

III MẠNG SẢN XUẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU 90

1 Cạnh tranh và chuyển hướng sang mạng khu vực/ toàn cầu 90

2 Tiến trình phát triển của các mạng sản xuất ô tô toàn cầu tại Thái Lan 96

Bảng 2.4: Các khuyến khích vào các khu công nghiệp ở Thái Lan 104

Bảng 2.5: Số lượng nhà máy trong và ngoài các khu công nghiệp 106

IV MẠNG SẢN XUẤT DỆT MAY KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU 106

V ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ THÔNG QUA MẠNG SẢN XUẤT TẠI KHU VỰC ĐÔNG Á 113

VI MỘT SỐ BÀI HỌC HỘI NHẬP MẠNG SẢN XUẤT KHÔNG THÀNH CÔNG 121

1 Mối liên kết yếu kém của các công ty trong nước và TNCs ở Philippin 122

2 Sự đi xuống của ngành công nghiệp sản phẩm điện và điện tử của Malaysia:

124

Chương III: 127

THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG LIÊN KẾT MẠNG KHU VỰC/TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 127

I TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 127

1 Cơ cấu ngành công nghiệp và khả năng hội nhập 127

2 Tiến trình phát triển của công nghiệp Việt Nam qua một số ngành 132

II LIÊN KẾT GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 144

1 Thực trạng liên kết trong các doanh nghiệp ở Việt Nam 144

Bảng 3.2: Cơ cấu các phương pháp sử dụng để các doanh nghiệp tìm kiếm nhà thầu chính/phụ (%) 146

Trang 6

2 Thực trạng công nghiệp phụ trợ của Việt Nam và sự tham gia của các doanh

nghiệp nội địa vào các TNCs 148

Bảng 3.3: Nguồn sử dụng đầu vào, linh phụ kiện của các doanh nghiệp 158

3 Liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước qua điều tra thực tế 167

Bảng 3.4 : Cơ cấu tuổi đời máy móc thiết bị mà doanh nghiệp đang sử dụng 168

Bảng 3.5: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (%) 169

Bảng 3.6: Cơ cấu thị trường theo doanh thu của khu vực DN trong nước, nước ngoài và các ngành công nghiệp (%) 171

Bảng 3.7: Các hình thức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài (%) 174

Bảng 3.8: Tần suất các các loại hình quan hệ gia công và tỉ trọng giá trị của hợp đồng so với tổng doanh thu 175

Bảng 3.9: Cơ cấu khách hàng cung ứng và mua linh kiện (%) 176

III CHÍNH SÁCH VĨ MÔ VỀ HỘI NHẬP VÀ MẠNG SẢN XUẤT 179

1 Chính sách chung 179

2 Các chính sách phát triển CNHT của từng ngành công nghiệp 190

3 Một số đánh giá về chính sách 217

Chương IV: 225

CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC, TOÀN CẦU – NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH CỦA ĐỀ TÀI 225

I XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA VIỆT NAM 225

II VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC 228

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu so sánh lợi thế của Việt Nam so với các nước 230

III CÁC MẮT XÍCH KHÁC TRONG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG KHU VỰC

232

1 Trung Quốc 232

2 Nhật Bản và các quốc gia NICs 235

3 Các nước ASEAN 238

IV TRIỂN VỌNG CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC 240

1 Đối với các ngành công nghiệp tham gia mạng bán lẻ toàn cầu 240

2 Đối với các ngành công nghiệp tham gia mạng sản xuất do các nhà sản xuất đứng đầu 242

Trang 7

V LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP TRONG KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM – NHỮNG QUAN ĐIỂM

VÀ GIẢI PHÁP 244

1 Một số quan điểm định hướng 244

2 Một số giải pháp cụ thể 262

KẾT LUẬN CHUNG 267

Tài liệu tham khảo 271

Phụ lục I: Phương pháp điều tra, chọn mẫu và sơ bộ kết quả khảo sát điều tra 278

Trang 8

Danh mục các Đồ thị

Giới thiệu 14

Chương I: 19

MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 19

I CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀ TỔ CHỨC MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU 19

1 Quá trình biến đổi của các liên kết kinh tế quốc tế 19

2 Quá trình hình thành mạng sản xuất toàn cầu 21

Đồ thị 1.1: Tăng trưởng thương mại toàn cầu và GDP 23

Đồ thị 1.2: Tỷ trọng các sản phẩm trung gian trong sản phẩm hoàn thiện 24

Đồ thị 1.3: Các xu hướng trong thương mại toàn cầu 25

Đồ thị 1.4: Các xu hướng trong thương mại toàn cầu 26

Sơ đồ 1.1: Chuỗi cung ứng truyền thống và hiện đại 27

3 Mạng sản xuất khu vực (toàn cầu): khái niệm và các cách tiếp cận 28

Bảng 1.1: Phân biệt giữa chuỗi giá trị và mạng sản xuất 29

Bảng 1.2: Các loại hình mạng sản xuất theo phạm vi hoạt động 31

4 Các dạng cấu trúc mạng sản xuất toàn cầu 33

5 Các bên tham gia và cơ chế quản trị mạng sản xuất toàn cầu 36

a Thành phần và vị thế của các bên tham gia 36

b Phương thức quản trị mạng sản xuất 39

Sơ đồ 1.2: Phương thức quản trị chuỗi giá trị toàn cầu 42

Bảng 1.3: Các biến số ảnh hưởng tới sự lựa chọn phương thức quản trị mạng sản xuất toàn cầu 43

Bảng 1.4: Xác định phương thức quản trị mạng sản xuất toàn cầu 44

6 Nâng cấp trong mạng sản xuất toàn cầu 44

Sơ đồ 1.3: Nâng cấp trong chuỗi cung ứng hàng dệt may ở châu Á 46

II CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU 47

1 Toàn cầu hóa và tác động của nó tới mạng sản xuất 47

2 Sự phát triển của công nghệ thông tin 48

3 Thay đổi phạm vi và phương thức cạnh tranh 49

4 Thay đổi tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp 52

III SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU TRONG THỰC TIỄN 53

1 Mạng sản xuất toàn cầu dạng mô hình tàu đô đốc (flagship) 53

Trang 9

Sơ đồ 1.4: Cấu trúc mạng sản xuất mô hình tàu đô đốc 53

Sơ đồ 1.5: Mô hình mạng sản xuất hiện đại 59

2 Mạng sản xuất toàn cầu do nhà bán lẻ chi phối 60

IV VAI TRÒ CỦA MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 70

1 Chuyển giao công nghệ, lan toả tri thức 70

2 Thúc đẩy đổi mới và giảm chi phí sản xuất 71

3 Tạo việc làm, nâng cấp nguồn nhân lực, mở rộng cơ hội tham gia cho các nước nghèo 73

Chương II: 75

PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP VÀ MẠNG SẢN XUẤT TẠI KHU VỰC CHÂU Á VÀ TOÀN CẦU 75

I HỘI NHẬP VÀ LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC CHÂU Á TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA 75

Bảng 2.1: Tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm theo mạng sản xuất trong tổng thương mại hàng hóa chế tạo 1992/3 và 2006/7 (%) 79

II LIÊN KẾT MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ 81

Bảng 2.2: Sản xuất các sản phẩm điện tử tại châu Á và toàn cầu 83

Đồ thị 2.1: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm điện tử của các nước Châu Á 85

Bảng 2.3: Chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm điện tử ở khu vực Châu Á qua chỉ số RCA 88

III MẠNG SẢN XUẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU 90

1 Cạnh tranh và chuyển hướng sang mạng khu vực/ toàn cầu 90

Sơ đồ 2.1 Cấu trúc mạng sản xuất ô tô ở Thái Lan 95

2 Tiến trình phát triển của các mạng sản xuất ô tô toàn cầu tại Thái Lan 96

Đồ thị 2.2: Sản xuất, bán trong nước và xuất khẩu ô tô của Thái Lan (chiếc) 97

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu các nhà cung cấp giữa hai cơ cấu tổ chức sản xuất của Thái Lan và Nhật Bản 100

Bảng 2.4: Các khuyến khích vào các khu công nghiệp ở Thái Lan 104

Bảng 2.5: Số lượng nhà máy trong và ngoài các khu công nghiệp 106

IV MẠNG SẢN XUẤT DỆT MAY KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU 106

Sơ đồ 2.3: Tam giác mạng sản xuất trong ngành dệt may ở Châu Á 108

- Trung Quốc 109

- Ấn Độ 110

Trang 10

- Đài Loan 112

V ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ THÔNG QUA MẠNG SẢN XUẤT TẠI KHU VỰC ĐÔNG Á 113

VI MỘT SỐ BÀI HỌC HỘI NHẬP MẠNG SẢN XUẤT KHÔNG THÀNH CÔNG 121

1 Mối liên kết yếu kém của các công ty trong nước và TNCs ở Philippin 122

2 Sự đi xuống của ngành công nghiệp sản phẩm điện và điện tử của Malaysia:

124

Đồ thị 2.3: Giá trị gia tăng trong ngành điện và điện tử của Malaysia 125

Chương III: 127

THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG LIÊN KẾT MẠNG KHU VỰC/TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 127

I TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 127

1 Cơ cấu ngành công nghiệp và khả năng hội nhập 127

Đồ thị 3.1: Chỉ số phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo (trung bình năm giai đoạn 2000-2008) 130

2 Tiến trình phát triển của công nghiệp Việt Nam qua một số ngành 132

a Ngành công nghiệp ôtô 132

b Ngành Công nghiệp điện tử 137

Đồ thị 3.2: Tăng trưởng của công nghiệp điện tử (CNĐT) Việt Nam (tỷ USD) 138

II LIÊN KẾT GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 144

1 Thực trạng liên kết trong các doanh nghiệp ở Việt Nam 144

Đồ thị 3.3: Kế hoạch nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản tại VN 146

Bảng 3.2: Cơ cấu các phương pháp sử dụng để các doanh nghiệp tìm kiếm nhà thầu chính/phụ (%) 146

2 Thực trạng công nghiệp phụ trợ của Việt Nam và sự tham gia của các doanh nghiệp nội địa vào các TNCs 148

a Bức tranh chung về công nghiệp phụ trợ Việt Nam 148

b Liên kết giữa TNCs với các doanh nghiệp nội địa về Công nghiệp phụ trợ

154

Đồ thị 3.4: Tỷ lệ các TNCs có mua linh kiện, sản phẩm từ các doanh nghiệp Việt Nam 156

Bảng 3.3: Nguồn sử dụng đầu vào, linh phụ kiện của các doanh nghiệp 158

c Nguyên nhân của mối liên kết yếu kém giữa các TNCs và doanh nghiệp nội địa 160

Đồ thị 3.5: Hình thức hoạt động cung ứng của các TNCs tại Việt Nam năm 2009 161

Trang 11

Đồ thị 3.6: Thị trường xuất khẩu chính của các TNCs năm 2009 162

3 Liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước qua điều tra thực tế 167

a Năng lực hội nhập về công nghệ và nguồn nhân lực 167

Bảng 3.4 : Cơ cấu tuổi đời máy móc thiết bị mà doanh nghiệp đang sử dụng 168

Bảng 3.5: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (%) 169

b Liên kết sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam 169

Bảng 3.6: Cơ cấu thị trường theo doanh thu của khu vực DN trong nước, nước ngoài và các ngành công nghiệp (%) 171

Bảng 3.7: Các hình thức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài (%) 174

Bảng 3.8: Tần suất các các loại hình quan hệ gia công và tỉ trọng giá trị của hợp đồng so với tổng doanh thu 175

Bảng 3.9: Cơ cấu khách hàng cung ứng và mua linh kiện (%) 176

Đồ thị 3.7: Phân bổ thị trường về hình thức gia công sản phẩm theo địa lý 179

III CHÍNH SÁCH VĨ MÔ VỀ HỘI NHẬP VÀ MẠNG SẢN XUẤT 179

1 Chính sách chung 179

a Định hướng phát triển ngành CNHT 181

b Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 184

c Các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch 186

2 Các chính sách phát triển CNHT của từng ngành công nghiệp 190

a Ngành dệt may 190

b Ngành công nghiệp ô tô, xe máy, cơ khí 196

c Ngành da giày 208

d Lĩnh vực khác 217

3 Một số đánh giá về chính sách 217

Chương IV: 225

CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC, TOÀN CẦU – NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH CỦA ĐỀ TÀI 225

I XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA VIỆT NAM 225

II VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC 228

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu so sánh lợi thế của Việt Nam so với các nước 230

III CÁC MẮT XÍCH KHÁC TRONG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG KHU VỰC

232

1 Trung Quốc 232

2 Nhật Bản và các quốc gia NICs 235

Trang 12

3 Các nước ASEAN 238

IV TRIỂN VỌNG CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG MẠNG SẢN XUẤT KHU VỰC 240

1 Đối với các ngành công nghiệp tham gia mạng bán lẻ toàn cầu 240

2 Đối với các ngành công nghiệp tham gia mạng sản xuất do các nhà sản xuất đứng đầu 242

V LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP TRONG KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM – NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP 244

1 Một số quan điểm định hướng 244

a Áp dụng tư duy mạng sản xuất trong hoạch định chính sách 245

b Hoạch định và thực hiện tốt chiến lược giai đoạn của công nghiệp trong tiến trình hội nhập toàn cầu 248

d Thực hiện quy hoạch không gian công nghiệp 254

Sơ đồ 4.1: Cấu trúc cụm công nghiệp ô tô của Thái Lan 256

e Thu hút các công ty xuyên quốc gia vào phát triển công nghiệp Việt Nam

259

f Cải thiện trình độ công nghệ quốc gia bằng cả nội lực và ngoại lực 261

2 Một số giải pháp cụ thể 262

a Chuẩn hóa quá trình sản xuất công nghiệp 262

b Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 263

c Gia tăng các hoạt động nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực công nghệ quốc gia 264

d Lấy phát triển nguồn nhân lực và phát triển công nghệ làm vấn đề trung tâm của chính sách công nghiệp 265

KẾT LUẬN CHUNG 267

Tài liệu tham khảo 271

Phụ lục I: Phương pháp điều tra, chọn mẫu và sơ bộ kết quả khảo sát điều tra 278

Danh mục các Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Chuỗi cung ứng truyền thống và hiện đại 27

Trang 13

Sơ đồ 1.2: Phương thức quản trị chuỗi giá trị toàn cầu 42

Sơ đồ 1.3: Nâng cấp trong chuỗi cung ứng hàng dệt may ở châu Á 46

Sơ đồ 1.4: Cấu trúc mạng sản xuất mô hình tàu đô đốc 53

Sơ đồ 1.5: Mô hình mạng sản xuất hiện đại 59

Sơ đồ 2.1 Cấu trúc mạng sản xuất ô tô ở Thái Lan 95

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu các nhà cung cấp giữa hai cơ cấu tổ chức sản xuất của Thái Lan và Nhật Bản 100

Sơ đồ 2.3: Tam giác mạng sản xuất trong ngành dệt may ở Châu Á 108

Sơ đồ 4.1: Cấu trúc cụm công nghiệp ô tô của Thái Lan 256

Danh mục các biểu bảng Bảng 1.1: Phân biệt giữa chuỗi giá trị và mạng sản xuất 29

Bảng 1.2: Các loại hình mạng sản xuất theo phạm vi hoạt động 31

Bảng 1.3: Các biến số ảnh hưởng tới sự lựa chọn phương thức quản trị mạng sản xuất toàn cầu 43

Bảng 1.4: Xác định phương thức quản trị mạng sản xuất toàn cầu 44

Bảng 2.1: Tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm theo mạng sản xuất trong tổng thương mại hàng hóa chế tạo 1992/3 và 2006/7 (%) 79

Bảng 2.2: Sản xuất các sản phẩm điện tử tại châu Á và toàn cầu 83

Bảng 2.3: Chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm điện tử ở khu vực Châu Á qua chỉ số RCA 88

Bảng 2.4: Các khuyến khích vào các khu công nghiệp ở Thái Lan 104

Bảng 2.5: Số lượng nhà máy trong và ngoài các khu công nghiệp 106

Bảng 3.2: Cơ cấu các phương pháp sử dụng để các doanh nghiệp tìm kiếm nhà thầu chính/phụ (%) 146

Bảng 3.3: Nguồn sử dụng đầu vào, linh phụ kiện của các doanh nghiệp 158

Bảng 3.4 : Cơ cấu tuổi đời máy móc thiết bị mà doanh nghiệp đang sử dụng 168

Bảng 3.5: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (%) 169

Bảng 3.6: Cơ cấu thị trường theo doanh thu của khu vực DN trong nước, nước ngoài và các ngành công nghiệp (%) 171

Bảng 3.7: Các hình thức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài (%) 174

Bảng 3.8: Tần suất các các loại hình quan hệ gia công và tỉ trọng giá trị của hợp đồng so với tổng doanh thu 175

Bảng 3.9: Cơ cấu khách hàng cung ứng và mua linh kiện (%) 176

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu so sánh lợi thế của Việt Nam so với các nước 230

Trang 14

Bảng các chữ viết tắt

CNTT-VT Công nghệ thông tin - viễn thông

Trang 15

hệ thống chính sách đúng đắn phát huy năng lực nội sinh Kinh tế khu vực và toàn cầu đang tái cấu trúc theo chiều hướng gia tăng liên kết và hội nhập dưới dạng các chuỗi giá trị và mạng sản xuất Với trào lưu này, các nước đi sau như Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để tiếp cận công nghệ mới, thị trường mới và qua

đó cải thiện vị trí của mình trên bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu Hàng loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, hay Trung Quốc hiện nay đã hội nhập một cách mau lẹ và tận dụng thành công cơ hội để trở thành các cường quốc công nghiệp, tự làm chủ được các công nghệ cao và thách thức các đối thủ toàn cầu

Mạng sản xuất mang lại những cơ hội, nhưng cũng hàm chứa các thách thức lớn Nhiều quốc gia tham gia vào quá trình hội nhập và phân công lao động quốc tế nhưng lại bị bỏ lại phía sau Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) không bao giờ sẵn sàng chia sẻ và chuyển giao công nghệ, mà chủ yếu tận dụng thị trường và lao động rẻ ở các nước đối tác Dưới chiến lược này của các TNCs, nhiều nền kinh tế đã không thể bứt phá vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu và cuối cùng bị mắc kẹt trong “bẫy thu nhập trung bình” Sự thành công của chiến lược công nghiệp hoá trong tiến trình hội nhập này của các quốc gia phụ thuộc căn bản vào năng lực định vị vị trí trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực

và toàn cầu và định hình một chiến lược phù hợp với năng lực của bản thân và

xu thế của thời đại

Trang 16

Điểm mấu chốt của chiến lược hội nhập thành công qua mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu chính là thu hút và tạo dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, kết hợp cơ hội chuyển giao công nghệ từ các công ty xuyên quốc gia với việc xây dựng năng lực công nghệ riêng có dựa trên đội ngũ lao động có tay nghề cao với nòng cốt là các cán bộ nghiên cứu tài năng, sáng tạo, nhiệt huyết Tham gia mạng sản xuất chỉ mang tính chất mở đường và tạo nền móng ban đầu cho tiến trình công nghiệp hoá, còn việc làm chủ một ngành công nghiệp và trở thành một cường quốc công nghiệp chủ yếu vẫn phải dựa trên một nền tảng khoa học, công nghệ của riêng có Mạng sản xuất sẽ chắp cánh, nhưng không có nền tảng khoa học, công nghệ riêng, các quốc gia đi sau như Việt Nam có thể sẽ mãi mãi chỉ nằm ở tốp cuối của đội hình công nghiệp toàn cầu.

- Mục tiêu của đề tài:

Mạng sản xuất khu vực là một vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn, và đặc biệt, hiện nay, phương thức tổ chức sản xuất theo mạng sản xuất được hình thành khá rộng rãi trên thế giới, vì vậy việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn bao gồm kinh nghiệm thế giới và thực tiễn của Việt Nam là những vấn đề

bổ ích cho việc hoạch định chiến lược cũng như các chính sách có liên quan cho phát triển công nghiệp của đất nước Với mục tiêu tổng thể đó, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể bao gồm:

1 Làm rõ cơ sở lý luận và bối cảnh quốc tế, nhất là bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế có tác động như thế nào đối với việc hình thành mạng sản xuất khu vực và toàn cầu;

2 Tổng kết kinh nghiệm của các nước đi trước cũng như kinh nghiệm hiện nay của các nước trong việc tham gia mạng sản xuất Phần kinh nghiệm quốc tế sẽ được đề tài tổng kết và phân tích chi tiết ở một số ngành công nghiệp và hướng vào hai vấn đề chính: i) Con đường và bước đi của các

Trang 17

nước trong việc tham gia mạng sản xuất khu vực và toàn cầu và tác động của tiến trình này đối với quá trình phát triển của các ngành công nghiệp

ở các nước; ii) Hệ thống các chính sách và giải pháp thực tiễn mà các nước đã áp dụng cho vấn đề này; và iii) Một số bài học hội nhập mạng sản xuất không thành công của các nước trong khu vực;

3 Phân tích thực trạng cũng như đánh giá khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạng sản xuất khu vực và toàn cầu, hệ thống các chính sách hiện hành hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu;

4 Đánh giá môi trường trong nước và quốc tế, phân tích tiến trình hội nhập khu vực và toàn cầu, đánh giá xu thế phân công lao động quốc tế, đầu tư quốc tế, năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đánh giá triển vọng và đưa ra một số gợi ý chính sách thúc đẩy tiến trình tham gia mạng sản xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam

Với những mục tiêu như trên, đề tài kết cấu các chương theo trình tự các mục tiêu Chương I: “Mạng sản xuất toàn cầu: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế” phân tích những vấn đề lý luận bao gồm những nhân tố thúc đẩy tiến trình hình thành mạng sản xuất, nội hàm của mạng sản xuất, các loại hình mạng sản xuất và tác động của mạng sản xuất đối với các nền công nghiệp của các nước đang phát triển Chương II: “Phân công lao động công nghiệp và mạng sản xuất tại khu vực Châu Á và toàn cầu” phân tích những động thái và quá trình định hình, định dạng mạng sản xuất ở một số ngành công nghiệp tại Châu Á và toàn cầu chỉ ra xu thế phát triển của phân công lao động trong công nghiệp trên phạm vi khu vực và toàn cầu Chương III: “Thực trạng công nghiệp Việt Nam

và khả năng liên kết mạng khu vực và toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam” phân tích thực trạng phát triển của các ngành công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu vực công nghiệp chế tạo trên khía cạnh hội nhập và đánh giá khả năng liên kết của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua một số nguồn số liệu khác nhau và điều tra của đề tài Chương III cũng đưa ra

Trang 18

một số tổng kết về chính sách liên quan đến hội nhập của các ngành công nghiệp Việt Nam như các chính sách nội địa hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, Chương IV: “Công nghiệp Việt Nam trong mạng sản xuất khu vực, toàn cầu – những gợi ý chính sách của đề tài” phân tích toàn cảnh tiến trình hội nhập kinh

tế toàn khu vực, khả năng phát triển về phân công lao động quốc tế, những lợi thế của Việt Nam và khả năng hội nhập của các ngành công nghiệp Việt Nam

- Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài áp dụng một số phương pháp nghiên cứu khác nhau trong quá trình phân tích và trả lời các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Phương pháp phân tích

và tổng hợp được áp dụng một cách phổ biến trong các chương, nhưng rõ nét nhất là trong chương I và Chương II Chương I và Chương II liên quan chủ yếu đến các vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế, vì vậy nội dung của hai chương này được hoàn thành dựa trên việc thu thập và phân tích các công trình của các học giả quốc tế và một số công trình tại Việt Nam Mạng sản xuất là một chủ đề nghiên cứu mới, nhưng do tính hấp dẫn của nó nên khá nhiều học giả đã có các công trình phân tích đánh giá và tổng kết thành các vấn đề lý luận về phương pháp tổ chức sản xuất công nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu dưới dạng chuỗi giá trị và mạng sản xuất Bên cạnh các vấn đề về lý luận hội nhập và

tổ chức sản xuất công nghiệp, có khá nhiều công trình nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong việc thu hút các TNCs, thu hút và chuyển giao công nghệ của các TNCs Trong chương I và II, đề tài thu thập các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế, phân tích và rút ra những vấn đề tổng quát là phương pháp nghiên cứu chính

Chương III là chương có liên quan đến việc đánh giá mức độ hội nhập quốc

tế của các doanh nghiệp Việt Nam vì vậy đề tài áp dụng một số phương pháp nghiên cứu khác nhau Phương pháp phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức (SWOT) được áp dụng khi phân tích thực trạng và khả năng hội nhập của một số ngành công nghiệp Phương pháp điều tra thu thập thông tin qua bảng hỏi, phương pháp này được áp dụng nhằm đánh giá và mô phỏng các

Trang 19

loại quan hệ giữa các doanh nghiệp về phương diện quy mô, mức độ và độ bền chặt 400 doanh nghiệp trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố đã được lựa chọn điều tra theo bảng hỏi Số liệu điều tra đã được nhập vào máy tính và hình thành cơ sở

dữ liệu phân tích nhằm xác định các loại quan hệ theo tần suất xuất hiện và theo quy mô (giá trị của các hợp đồng), qua đó xác định mức độ quan hệ giữa các doanh nghiệp: bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, quan hệ giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và quan hệ giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác nhau (Chi tiết điều tra xem tại phụ lục I)

Phương pháp suy diễn và dự báo được áp dụng tại chương cuối cùng của đề tài Dựa trên các thông tin về xu hướng hội nhập quốc tế, tiềm năng và khả năng của các ngành công nghiệp Việt Nam, về xu hướng phát triển các ngành công nghiệp trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu, đề tài đã đưa ra một số dự đoán và đánh giá khả năng tham gia mạng sản xuất của các ngành công nghiệp Việt Nam, nhất là các ngành có độ hội nhập cao như điện tử, ô tô, dệt may, … Trên cơ sở những dự báo này, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hội nhập của các ngành công nghiệp Việt Nam vào sự phát triển công nghiệp trên phạm vi khu vực và toàn cầu

Trang 20

Chương I:

MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ

LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

I CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA VÀ TỔ CHỨC MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU

1 Quá trình biến đổi của các liên kết kinh tế quốc tế

Liên kết giữa các doanh nghiệp là một nhu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo kinh doanh của doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao nhất Trên lý thuyết cần phân biệt giữa quan hệ kinh tế và liên kết kinh tế Liên kết kinh tế có thể là quan hệ kinh tế nhưng quan hệ kinh tế chưa hẳn đã là liên kết kinh tế Liên kết kinh tế là một quan hệ kinh tế nhưng có sự chặt chẽ rõ ràng dựa trên sự phân công và hợp tác trong sản xuất kinh doanh bao gồm những phân công, hợp tác trực tiếp (nội bộ công ty) và những phân công, hợp tác gián tiếp giữa các công ty Đứng trên phương diện phân công hợp tác sản xuất kinh doanh (phân biệt với hợp tác kiểm soát thị trường), các doanh nghiệp ở các nền kinh tế trên thế giới, nhất là các nền kinh tế phát triển đã trải qua các hình thức liên kết trước đây như Congglomerate, Concern, hay gần đây là mạng sản xuất khu vực/ toàn cầu

Về cơ bản các hình thức liên kết kinh tế này đều ra đời dưới áp lực của cạnh tranh và mở rộng thị trường.Vì vậy, các doanh nghiệp phải liên kết với nhau để giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí tiếp cận thị trường và tận dụng các lợi thế của các doanh nghiệp ở các vị trí khác nhau Hình thức Conglomerate là một tổ hợp sản xuất của hai hay nhiều công ty trên một khu vực địa lý nhất định nhằm chế tạo một số sản phẩm nhất định mà trong cấu trúc của nó, quan hệ giữa các công ty được hình thành dựa trên quan hệ công ty mẹ và các công ty con hay các công ty thành viên Quan hệ giữa các thành viên của công ty thường có liên quan đến sở hữu như vốn hoặc cổ phần Các Conglomerate thường hoạt động trên một quy mô lớn có thể là trên phạm vi quốc tế, nhưng mục tiêu chủ yếu của

Trang 21

nó là đa dạng hóa sản xuất nhằm tránh rủi ro, ví dụ sự rủi ro của một lĩnh vực có thể được hỗ bởi các lĩnh vực khác Mặc dù có thế mạnh nhất định nhưng yếu điểm của các Conglomerate là sự phối hợp kém Do tập hợp các doanh nghiệp trên các lĩnh vực khác nhau nên các quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp/ lĩnh vực nhiều khi là hoàn toàn không có, và đi liền với vấn đề này là chi phí quản lý cao Người ta cũng cho rằng sự liên kết đa lĩnh vực trên một khu vực địa lý lớn

có thể tạo ra những xung đột văn hóa và vì vậy gây nên những khó khăn cho công tác quản lý của các Conglomerate

Phương thức tổ chức sản xuất dưới dạng Conglomerate có thể được quan sát ở các nước Châu Á dưới các tên gọi khác nhau như Cheabol ở Hàn Quốc hoặc Keiretsu ở Nhật Bản Tuy nhiên, Cheabol và Keiretsu có một số đặc trưng riêng đặc biệt là đặc trưng văn hóa phương đông, tức là phương thức tổ chức chặt chẽ dạng doanh nghiệp gia đình Về thực chất các Cheabol hay Keiretsu là một tổng công ty hay TNCs kinh doanh đa ngành, đó là công ty Honda, Nissan,

… ở Nhật Bản, Samsung hay Hyundai ở Hàn Quốc Trong những năm gần đây,

mô hình tổ chức Conglomerate đã không còn phù hợp và về cơ bản sản xuất công nghiệp thế giới chuyển sang hình thức tổ chức mạng sản xuất

Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, sự thống trị của lý thuyết kinh tế Tân Tự do với đặc trưng cơ bản là tự do hóa và toàn cầu hóa đã xảy ra vào những năm 1990 trở lại đây Cùng với tiến trình toàn cầu hóa và sự đột phá của khoa học công nghệ, sự nổi lên của một loạt quốc gia, nhất là các quốc gia Châu Á đã làm cho tổ chức sản xuất công nghiệp thế giới có sự thay đổi đặc biệt Một mô hình tổ chức sản xuất mới đã được hình thành với sự tham gia của nhiều công ty, nhiều quốc gia, nhiều cấp độ, tạo nên một dàn giao hưởng kinh tế trên phạm vi khu vực, toàn cầu và đã sản xuất ra với một số lượng vô cùng lớn các sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến công nghệ cao Phương thức tổ chức sản xuất như vậy được coi là mạng sản xuất khu vực/ toàn cầu (chi tiết xem bên dưới) Một điều đáng lưu ý là phương thức tổ chức

Trang 22

sản xuất này được phát triển một cách mạnh mẽ và vô cùng sôi động ở khu vực Châu Á.

Sự phát triển sôi động hơn bất cứ nơi nào trên thế giới của mạng sản xuất Châu Á được thể hiện ở chỗ mạng sản xuất ở khu vực này có quy mô rộng lớn

về địa lý, thu hút nhiều nước cùng tham gia Quá trình phân công được thực hiện chi tiết cho từng doanh nghiệp ở từng nước với các trình độ phát triển rất khác nhau Đặc trưng này không có ở mạng sản xuất xuất hiện ở khu vực Châu Âu và Châu Mỹ, nơi mà mạng sản xuất chủ yếu là sự liên kết doanh nghiệp ở một hoặc một vài quốc gia Sự khác biệt lớn về trình độ phát triển giữa các quốc gia ở khu vực Châu Á được các TNCs (đứng đầu các mạng sản xuất) coi là một lợi thế và

họ khai thác tối đa lợi thế này bằng việc bóc tách quá trình thiết kế, sản xuất, lắp ráp một cách tinh vi phù hợp với trình độ của từng nước Điều đặc biệt hơn là mạng sản xuất của Châu Á có sự phối hợp chặt chẽ hơn bất cứ nơi nào trên thế giới đối với các mặt hàng sử dụng công nghệ cao Vì vậy, mạng sản xuất này có mức độ chuyển giao công nghệ lớn hơn ở các khu vực khác, chính điều này tạo điều kiện cho các nền kinh tế đi sau của Châu Á nhanh chóng bứt phá

2 Quá trình hình thành mạng sản xuất toàn cầu

Từ vài thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới đã trải qua một quá trình chuyển đổi lớn theo hướng hội nhập và phân công lao động trên phạm vi toàn cầu trong sản xuất và thương mại Vào những năm 1950 và 1960, hoạt động sản xuất chủ yếu tập trung trong biên giới của một quốc gia Thương mại quốc tế trong giai đoạn này chủ yếu diễn ra ở các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản Các nước phát triển nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước đang phát triển, sau đó xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại các cơ sở sản xuất trong các nước phát triển ra toàn thế giới Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn này chủ yếu là nhằm để đối phó với chính sách bảo hộ của các nước phát triển và đang phát triển nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và lợi ích của người lao động của nước đó Từ những năm 1990 trở lại đây, phần lớn các ngành công nghiệp năng

Trang 23

động nhất đều có phạm vi hoạt động trên toàn cầu Toàn cầu hóa thương mại và sản xuất trở thành những đặc trưng mới của nền kinh tế thế giới Feenstra (1998) tổng kết hai đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa bao gồm hội nhập hóa về thương mại và sự phân tán của sản xuất

Quá trình tự do hóa thương mại chịu tác động của toàn cầu hóa đã dẫn tới

sự phát triển mạnh mẽ của thương mại hàng hóa toàn cầu Trong giai đoạn từ

1997 đến 2007, thương mại hàng hóa toàn cầu đã tăng trưởng với tốc độ bình quân cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) trong cùng giai đoạn Nguyên nhân của tăng trưởng thương mại là do tự do hóa thương mại, chi phí vận chuyển giảm, các nền kinh tế dần dần có qui mô tương đồng dẫn đến trao đổi thương mại tăng Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng hơn dẫn đến thương mại toàn cầu tăng trưởng nhanh là do sự phân tán của sản xuất

Tự do hóa thương mại đã khuyến khích các nước thực hiện chuyên môn hóa theo các lĩnh vực của sản xuất và thậm chí là các giai đoạn của sản xuất trong một ngành công nghiệp Quá trình chuyên môn hóa này đã dẫn đến sự hình thành của mạng sản xuất toàn cầu trong đó năng lực sản xuất được phân tán

ở các nước công nghiệp và các nước đang phát triển trên toàn cầu

Trang 24

Đồ thị 1.1: Tăng trưởng thương mại toàn cầu và GDP

Nguồn: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 2008

Mô hình chuyên môn hóa mới giữa các quốc gia dẫn đến sự phân tán và phân bố lại quá trình sản xuất trên phạm vi toàn cầu Phần lớn các yếu tố của sản xuất như vốn, công nghệ, thông tin và hàng hóa tự do di chuyển giữa các nước

Do đó, quan niệm về nền kinh tế Mỹ, Đức hay Nhật Bản một cách riêng lẻ là không có ý nghĩa Trong thời đại mà các sản phẩm bao gồm các bộ phận được sản xuất tại nhiều nước trên thế giới, sẽ không còn quan niệm về máy tính Mỹ, ô

tô Đức, máy ảnh Nhật Bản, hay lò vi sóng Hàn Quốc một cách thuần túy Các công ty đã ít liên hệ hơn với nước chủ nhà của họ do các nhà sản xuất, thương mại, ngân hàng và người mua đã đồng thời phát triển ra toàn cầu nhằm tìm kiếm những cơ hội kinh doanh

Đồ thị 1.1 mô tả tỷ trọng các sản phẩm trung gian trong các sản phẩm cuối cùng bao gồm ô tô, máy móc, thiết bị điện tử và các nguyên vật liệu tại Mỹ, Đức

và Nhật Bản Theo biểu đồ 1.1, các sản phẩm ô tô ở cả 3 quốc gia có tỷ trọng

Trang 25

sản phẩm trung gian chiếm tới trên 50% trong sản phẩm cuối cùng Ngành thiết

bị và máy điện tử cũng có tỷ trọng sản phẩm trung gian khá cao, bình quân gần 40% ở cả ba nước Ngay cả ở các sản phẩm như nguyên nhiên vật liệu, tỷ trọng sản phẩm trung gian cũng chiếm tới gần 20% trong sản phẩm cuối cùng

Đồ thị 1.2: Tỷ trọng các sản phẩm trung gian trong sản phẩm hoàn thiện

Trang 26

Đồ thị 1.3: Các xu hướng trong thương mại toàn cầu

Nguồn: WTO, 2008

Sự phân tán của sản xuất trên toàn cầu được thể hiện qua sự tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và số lượng nhân viên làm việc tại các chi nhánh nước ngoài của các công ty đa quốc gia đã

có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong giai đoạn từ cuối những năm 1980 đến nay Bên cạnh đó, các công ty đa quốc gia hiện nay đang có xu hướng thuê ngoài trên phạm vi toàn cầu Cạnh tranh gay gắt trên phạm vi toàn cầu đã dẫn tới

sự hình thành nhiều trung tâm sản xuất mới Điều này được minh họa bằng các nước các nước mới công nghiệp hoá (NICs) ở Đông Á và Mỹ Latinh đã chiếm

tỷ trọng đáng kể trong sản xuất và xuất khẩu toàn cầu đối với các sản phẩm chế biến vào những năm 1970 và 1980 Hiện nay, các nước NICs đang phải đối mặt với cạnh tranh từ các nước xuất khẩu các sản phẩm chế biến sử dụng nhiều lao động là Trung Quốc, Đông Nam Á và Nam Á, Trung Mỹ, các nước vùng Caribe Chi phí lao động rẻ, kỹ năng, năng suất lao động được cải thiện từ các nước đang phát triển đã thúc đẩy các công ty sử dụng thuê ngoài nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của họ

Trang 27

Đồ thị 1.4: Các xu hướng trong thương mại toàn cầu

Nguồn: WTO, 2008.

Do cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu và sự cải thiện năng lực sản xuất từ các nước đang phát triển với chi phí sản xuất rẻ đã khiến cho các TNCs (các TNCs) tái cấu trúc lại quá trình sản xuất của họ Thay vì nhất thể hóa theo chiều dọc (bao gồm nhiều giai đoạn trong chuỗi cung ứng), các TNCs đã chia quá trình sản xuất của họ thành nhiều công đoạn và chỉ tập trung vào những công đoạn mang lại lợi thế cạnh tranh cốt lõi cho TNCs như marketing, truyền thông, xây dựng thương hiệu Những công đoạn không quan trọng được thuê ngoài trên toàn cầu

Sơ đồ 1.1 mô tả 2 loại chuỗi cung ứng truyền thống và chuỗi cung ứng hiện đại Trong chuỗi cung ứng truyền thống, toàn bộ chuỗi cung ứng từ cung cấp nguyên vật liệu đến bán lẻ đều thuộc một doanh nghiệp Ngược lại, trong chuỗi cung ứng hiện đại, các doanh nghiệp chia chuỗi cung ứng thành nhiều công đoạn và thuê ngoài các công ty khác nhau để thực hiện các công đoạn đó Hộp 1.1 mô tả sự toàn cầu hóa sản xuất trong trường hợp của quần bò LEVI,

Trang 28

trong đó LEVI phân tán quá trình sản xuất ra toàn cầu bằng việc thuê ngoài và chỉ tập trung vào hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu.

Sơ đồ 1.1: Chuỗi cung ứng truyền thống và hiện đại

Nguồn: Hugos, 2006

Các TNCs ngày nay trở thành người dẫn dắt chủ chốt trong quá trình toàn cầu hóa sản xuất Nói cách khác, TNCs có vai trò chủ đạo trong việc hình thành,

Hộp 1.1: Toàn cầu hóa sản xuất- “sản xuất” quần bò của LEVI

• Mua sợi từ Hàn Quốc;

• Dệt và nhuộm tại Đài Loan;

• Cắt tại Bangladesh;

• May tại Cambodia;

• Phéc mơ tuya được sản xuất tại Nhật Bản;

• Sản phẩm cuối cùng được chuyển đến các nhà bán lẻ ở Mỹ, EU được điều phối bởi tập đoàn Li & Fung ở Hong Kong.

Trang 29

phát triển mạng lưới sản xuất và thương mại toàn cầu Theo nghiên cứu của Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD) (2001), TNCs chiếm tới 2/3 thương mại toàn cầu Trong đó, 1/3 (một nửa trong thương mại của TNCs) là thương mại trong nội bộ doanh nghiệp (intra-firm), 1/3 còn lại

là do chiến lược thuê ngoài của các TNCs

3 Mạng sản xuất khu vực (toàn cầu): khái niệm và các cách tiếp cận

Cách tiếp cận mạng sản xuất được phát triển bởi Ernst (Ernst, 2002a;

2002b; Ernst và các cộng sự, 2002; 2003), và Henderson và các cộng sự (2002;

2004) dựa trên nền tảng của chuỗi hàng hóa toàn cầu Theo Henderson và các cộng sự (2002) mạng sản xuất được định nghĩa là một mạng lưới các doanh nghiệp tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D), thiết kế, sản xuất

và marketing một sản phẩm cụ thể Nói cách khác, mạng sản xuất mô tả mối quan hệ giữa các chức năng và hoạt động có mối liên kết với nhau nhằm sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

Khái niệm mạng sản xuất được nhiều cách tiếp cận khác nhau sử dụng như: (i) trong các lý thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra; (ii) trong các lý thuyết của Pháp về lập kế hoạch vào những năm 1970 dưới dạng

filière (chuỗi); (iii) trong lĩnh vực chiến lược của các doanh nghiệp; và (iv) trong

các nghiên cứu của lý thuyết hệ thống kinh tế thế giới Các cách tiếp cận trên sử dụng các thuật ngữ khác nhau để mô tả mạng sản xuất như hệ thống giá trị (Porter, 1985), dòng giá trị (Womack và Jones, 1996), chuỗi giá trị (Kaplinsky, 1998), chuỗi cung ứng, chuỗi hàng hóa (Gereffi, 1994), chuỗi giá trị toàn cầu (Campbell, 1995)

Các khái niệm trên có nhiều điểm chung, đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau, song chúng cũng có những điểm khác biệt đáng kể Sự khác biệt này được thể hiện trong bản chất của cách tiếp cận về “chuỗi” và “mạng” Theo Sturgeon (2002), cách tiếp cận chuỗi giá trị tập trung vào mối quan hệ tuyến tính tạo ra giá trị theo chiều dọc của các hoạt động từ sản xuất, phân phối, tiêu dùng,

Trang 30

và loại bỏ sản phẩm Cách tiếp cận mạng tập trung vào bản chất và phạm vi mối quan hệ ràng buộc giữa các doanh nghiệp tham gia vào quá trình R&D, thiết kế, sản xuất và marketing một sản phẩm cụ thể Nói một cách khác, cách tiếp cận mạng không chỉ tập trung vào mối quan hệ tuyến tính trong các hoạt động trên

mà còn tập trung vào mối quan hệ nhiều tầng và đa chiều giữa các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động đó

Như vậy, chuỗi giá trị tiếp cận quá trình một hàng hóa hay dịch vụ được sản xuất, tiêu dùng và loại bỏ từ góc độ tạo giá trị Mạng sản xuất tiếp cận quá trình trên từ góc độ các mối liên kết sản xuất

Bảng 1.1: Phân biệt giữa chuỗi giá trị và mạng sản xuất

Định nghĩa Thước đo Các tên gọi khác

Chuỗi giá trị

Chuỗi các hoạt động tạo ra giá trị

từ sản xuất đến tiêu dùng và loại bỏ sản phẩm

Tập hợp các hoạt động mà tác nhân trong chuỗi thực hiện hoặc tham gia

Chuỗi cung ứngChuỗi hàng hóa

Mạng sản xuất

Tập hợp các quan hệ ràng buộc giữa các doanh nghiệp tham gia vào quá

trình R&D, thiết kết, sản xuất và

marketing một sản phẩm cụ thể

Bản chất và phạm

vi mối quan hệ

ràng buộc giữa các doanh nghiệp Mạng lưới giá trị

Cơ sở cung ứng

Nguồn: Sturgeon, 2002.

Hoàn toàn khác so với Conglomerate, quan hệ giữa các doanh nghiệp tham gia vào mạng sản xuất không bị chi phối bởi quan hệ sở hữu, mà chủ yếu

là bị chi phối bởi các cam kết hợp đồng Mạng sản xuất được hình thành chủ yếu

là dựa trên lợi thế so sánh của mỗi doanh nghiệp trên mỗi khu vực địa lý khác nhau nhằm liên kết sản xuất và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng với chi

Trang 31

phí thấp nhất và có lợi nhuận cao nhất Theo Wood (2001), các hoạt động trong mạng sản xuất có thể được phân bố trong biên giới của một quốc gia hay vượt ra ngoài biên giới một quốc gia phụ thuộc vào: lợi thế so sánh, nhu cầu đối ứng và chi phí vận chuyển

Như vậy, mạng sản xuất sẽ có phạm vi địa phương, nội địa, quốc tế, hay toàn cầu tùy thuộc vào phạm vi của các hoạt động trong mạng sản xuất đó Theo Sturgeon (2001), một mạng sản xuất bao hàm các mối liên kết giữa các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động từ sản xuất đến tiêu dùng trên ít nhất hai lục địa

hay khu vực mậu dịch tự do khác nhau thì được coi là mạng sản xuất toàn cầu

Tương tự, khi các hoạt động trong mạng sản xuất được thực hiện ở các nước nằm trong cùng một lục địa hay một khu vực mậu dịch tự do thì các mối

liên kết giữa các doanh nghiệp trong mạng sản xuất đó mang sắc thái của mạng

sản xuất khu vực Khi các hoạt động sản xuất và phân phối nói trên được thực

hiện ở nhiều nước khác nhau thì được gọi là mạng sản xuất quốc tế (Sturgeon,

2001)

Trang 32

Bảng 1.2: Các loại hình mạng sản xuất theo phạm vi hoạt động

Mạng sản xuất Phạm vi hoạt động Tên gọi khác

Địa phương Trong phạm vi một địa phương Khu công nghiệpCụm công nghiệp

Nội địa

Hệ thống sản xuất của quốc gia

Quốc tế Nhiều hơn một quốc gia Hệ thống sản xuất quốc

Ấn Độ và Nhật Bản Riêng ở Trung Quốc, mạng sản xuất này bao gồm các cơ

sở sản xuất ở 13 tỉnh/thành phố khác nhau, tham gia vào nhiều công đoạn sản xuất từ sản xuất các bảng mạch cho đến lắp giá, đóng gói Lüthje (2004)

Nhìn từ góc độ biên giới quốc gia hay lục địa, mạng sản xuất có thể bao gồm các loại hình như mạng sản xuất toàn cầu, mạng sản xuất khu vực và mạng sản xuất quốc tế Song nếu nhìn từ góc độ biên giới công ty, một mạng sản xuất

có thể mang hình thái mạng sản xuất nội bộ công ty và mạng sản xuất liên công

Trang 33

ty Mạng sản xuất nội bộ công ty bao gồm các mối liên kết sở hữu giữa các chi

nhánh trong một công ty ở các vị trí địa lý khác nhau Đó thường là một kiểu công ty đa quốc gia liên kết theo chiều dọc; mặc dù quá trình sản xuất được đưa

ra nước ngoài song chủ yếu vẫn nằm trong sự kiểm soát của công ty thông qua

sở hữu Trong trường hợp này, sự điều phối và kiểm soát sản phẩm và các hoạt động liên quan được nội bộ hoá trong phạm vi công ty Khi các chi nhánh phân bố ở nhiều nước khác nhau, mạng trở thành mạng sản xuất quốc tế nội bộ công ty

Trong khi mạng sản xuất nội bộ công ty tồn tại khá lâu trong thực tiễn, gắn với các công ty đa quốc gia, gần đây xuất hiện một loại mạng sản xuất mới liên công ty, gắn với quá trình thuê ra bên ngoài Trong mạng lưới sản xuất liên công ty, các doanh nghiệp độc lập – các nhà sản xuất, các nhà cung ứng và các nhà bán lẻ - liên kết với nhau thông qua đa dạng các mối quan hệ như thầu phụ, hợp đồng marketing, bán giấy phép, chuẩn mực công nghệ chung và chia sẻ chuẩn mực quy trình và chuẩn mực sản phẩm để hoàn thành các công đoạn trong một mạng sản xuất Một mạng sản xuất bao hàm các liên kết phi sở hữu giữa các doanh nghiệp độc lập ở các nước khác nhau tạo thành mạng sản xuất

quốc tế liên công ty

Hộp 1.2: Mạng sản xuất quốc tế nội bộ công ty Denso

Công ty Nhật Bản, Denso là công ty sản xuất phụ tùng ô tô lớn thứ tư thế giới, do công ty Toyota thành lập năm 1949 Hiện nay, Toyota vẫn n ắ m 23% sở hữu của công ty này Denso có một danh mục dài các linh kiện ô tô như hệ thống điều hoà nhiệt độ, hệ thống kiểm soát năng lượng, các hệ thống điện và điện tử Denso có 70.000 lao động làm việc ở các chi nhánh khác nhau trên 25 nước, trong đó khoảng 2/3 ở Nhật Bản và 10% ở Bắc

Mỹ, Châu Âu và Ấn độ Denso dựa vào các mạng lưới sản xuất điều phối và phân phối theo vùng địa lý, chủ yếu là ở Châu Á

Nguồn: Abonnyi George (2006)

Trang 34

Mạng sản xuất quốc tế liên công ty hay thường gọi là mạng sản xuất toàn cầu được xem là một sự phát triển vượt bậc về quản lý sản xuất gắn liền với toàn cầu hoá và sự phát triển công nghệ Nếu như trong mạng sản xuất nội bộ công

ty, sự tiến triển thể hiện ở duy nhất một quá trình tái cấu trúc thông qua tái phân

bổ về mặt địa lý thì trong mạng sản xuất quốc tế liên công ty, sự phát triển thể hiện trên hai quá trình tái cấu trúc kết hợp, tái phân bổ về mặt địa lý ra ngoài biên giới quốc gia và tái tổ chức các hoạt động sản xuất ra ngoài biên giới công ty

Mạng sản xuất toàn cầu là sự thể hiện các liên kết bên trong hoặc giữa các nhóm công ty trên toàn cầu để sản xuất, phân phối và hỗ trợ tiêu dùng các sản phẩm cụ thể Mạng này cho thấy cách thức mà các công ty đứng đầu như Toyota, Cisco hay Nike tổ chức các mạng lưới các chi nhánh và các nhà cung ứng để sản xuất một sản phẩm cụ thể Sự khác biệt giữa công ty đứng đầu so với các công ty thành viên khác trong một mạng lưới là các công ty đứng đầu kiểm soát cách tiếp cận các nguồn lực chủ chốt và các hoạt động như thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu quốc tế và sự tiếp cận với người tiêu dùng cuối cùng

Như vậy, trên thực tế, mạng sản xuất toàn cầu là một tổ hợp các doanh nghiệp thuộc nhiều quốc gia trên các lục địa hay khu vực mậu dịch tự do khác nhau cùng phối hợp, phân công các công việc thiết kế, sản xuất, lắp ráp, phân phối một sản phẩm dưới sự dẫn dắt của một công ty xuyên quốc gia có tiềm lực công nghệ, tài chính, marketing chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế và phân phối sản phẩm

4 Các dạng cấu trúc mạng sản xuất toàn cầu

Theo nghĩa đơn giản nhất, nhìn từ góc độ mối quan hệ giữa công ty đứng đầu và các công ty khác tham gia chuỗi giá trị có thể phân thành ba loại mạng sản xuất toàn cầu đó là mạng do nhà sản xuất dẫn đầu, mạng do nhà bán lẻ chi phối và mạng đa cực Mạng đa cực được đặc trưng bởi nhiều trung tâm quyền

Trang 35

lực ở các phần khác nhau của chuỗi giá trị Trong mạng đa cực, không tồn tại một công ty dẫn dắt mang tính chi phối với quyền lực đủ để quyết định các chuẩn mực của sản phẩm cuối cùng cũng như kiểm soát các hoạt động chủ chốt trong chuỗi Một ví dụ điển hình về mạng đa cực là mạng máy tính do Intel, Microsoft và Dell chi phối Mặc dầu Intel, Microsoft và Dell là những công ty lớn và là các công ty dẫn đầu trong mạng sản xuất riêng của họ, song bên trong mạng sản xuất toàn cầu đối với máy tính cá nhân, một máy tính cá nhân do Dell bán phản ánh một kiểu “cán cân thăng bằng” giữa chiến lược phần mềm của Microsoft, chiến lược bán dẫn của Intel và chiến lược marketing và lắp ráp dựa trên thương hiệu và khách hàng của Dell Loại mạng đa cực này hiện nay đang tương đối ít phổ biến, song rất có thể trong tương lai, nó sẽ trở nên phổ biến hơn gắn với những thay đổi trong các mạng sản xuất điện tử - truyền hình Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung vào hai loại mạng sản xuất phổ biến hiện nay bao gồm: mạng sản xuất do nhà sản xuất chi phối và mạng sản xuất do nhà bán lẻ chi phối Mạng sản xuất do nhà sản xuất chi phối

có lịch sử phát triển lâu nhất, và mạng do nhà bán lẻ chi phối chủ yếu gắn liền với tiến trình toàn cầu hoá mới đây

Mạng do nhà sản xuất dẫn đầu

Đây là loại mạng sản xuất toàn cầu xuất hiện trước tiên như một lực lượng chủ chốt trong quá trình tái tổ chức sản xuất quốc tế Đó là nơi mà công ty dẫn đầu, thường là một nhà chế tạo đa quốc gia lớn - kiểu Toyota hay Samsung - đóng một vai trò trung tâm trong việc kiểm soát tương đối chặt chẽ việc điều phối mạng lưới các chi nhánh và các nhà cung ứng nằm rải rác về địa lý Công

ty dẫn đầu thường kiểm soát các hoạt động nghiên cứu triển khai, thiết kế và sáng tạo sản phẩm Loại mạng này thường có đặc trưng là gắn với các sản phẩm

có hàm lượng vốn và công nghệ cao như ô tô, viễn thông, điện tử và bán dẫn

Do vậy, để trở thành một nhà cung ứng trong mạng sản xuất kiểu này đòi hỏi phải có một trình độ năng lực công nghệ tinh xảo nào đó cũng như khả năng đầu

Trang 36

tư trong công nghệ và kỹ năng Tuy nhiên, chuyển giao công nghệ và kiến thức

có thể là một lợi ích quan trọng của việc tham gia cung ứng trong loại chuỗi/mạng do nhà sản xuất dẫn dắt Ví dụ, công ty Sony khi thực hiện thuê ra bên ngoài đã đưa ra những yêu cầu cao về tiêu chuẩn đối với nhà cung ứng như năng lực công nghệ mạnh, linh hoạt trong phản ứng, định hướng dịch vụ khách hàng tốt và năng lực làm việc với các hệ thống mua sắm dựa trên công nghệ thông tin và mạng điện tử của Sony

Mạng do nhà bán lẻ chi phối

Loại mạng này phát triển gần đây hơn trong quá trình quốc tế hoá sản xuất khi mà các nhà bán lẻ hoặc các thương hiệu lớn (như Carrefour, Levi) đóng một vai trò dẫn dắt trong việc tạo nguồn cung ứng từ các mạng lưới phi tập trung hoá các nhà cung ứng độc lập, xác định quy chuẩn sản phẩm và quy trình Loại mạng này có xu thế hoạt động mạnh trong các ngành sử dụng nhiều lao động chuyên sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép, chế biến nông sản

và điện tử tiêu dùng Yêu cầu để tham gia vào mạng lưới này về cơ bản là không cao và tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển bao gồm cả các công ty vừa và nhỏ Tuy vậy, yêu cầu để tham gia vào mạng cũng có thể nâng lên theo thời gian Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ đòi hỏi chuẩn mực tham gia cao, ví dụ như mạng sản xuất của IKEA trong ngành sản xuất đồ gỗ IKEA là một công ty đa quốc gia Thuỵ Điển có hơn 2000 nhà cung ứng trên khắp thế giới và các nhà cung ứng này phải tuân thủ các chuẩn mực kỹ thuật và sản phẩm của riêng IKEA cũng như một số chuẩn mực khác về lao động và môi trường

Tuy nhiên, trong những năm cuối 1990 đầu 2000, các mạng sản xuất do người sản xuất chi phối, chủ yếu là các mạng sản xuất do các công ty chế tạo khổng lồ như IBM, GM cũng đã có những thay đổi đáng kể Họ thực hiện thuê

ra bên ngoài nhiều hơn, giảm liên kết dọc và tăng cường liên kết mạng lưới Những thay đổi như vậy đã khiến cho công ty sản xuất đứng đầu ngày càng

Trang 37

chuyển dịch gần hơn tới vị thế của người mua toàn cầu Sự thay đổi này phần nào làm giảm dần sự khác biệt lớn ban đầu trong khái niệm mạng sản xuất do người sản xuất dẫn dắt và mạng sản xuất do nhà bán lẻ chi phối Có thể nói, xu hướng hiện tại nói trên đang đánh dấu một sự chuyển dịch nào đó mà ở thời điểm hiện nay khó định hình được rõ ràng Song theo đó, sự khác biệt của một

số mạng sản xuất do nhà sản xuất dẫn đầu với mạng sản xuất do nhà bán lẻ chi phối có xu hướng giảm xuống theo hướng tăng liên kết mạng lưới, giảm ranh giới công nghệ rằng không phải lúc nào cũng đúng rằng mạng do nhà bán lẻ chi phối gắn với công nghệ đơn giản và mạng sản xuất do nhà sản xuất chi phối gắn với công nghệ phức tạp

5 Các bên tham gia và cơ chế quản trị mạng sản xuất toàn cầu

a Thành phần và vị thế của các bên tham gia

Mạng sản xuất toàn cầu phản ánh sự tiến hoá tổ chức và chiến lược nhờ thay đổi công nghệ, đổi mới quản lý và áp lực cạnh tranh Thách thức cơ bản cho sự tồn tại của một mạng sản xuất chính là cách tổ chức hay quản lý để tạo ra

sự phối hợp giữa các hoạt động trong mạng (tìm kiếm nguồn lực, thiết kế, sản xuất, phân phối và các dịch vụ khác), đặc biệt khi các hoạt động diễn ra trên quy

mô xuyên biên giới

Theo truyền thống, việc đối phó với thách thức trong điều phối sản xuất

là đưa các hoạt động theo chiều dọc trong mạng sản xuất vào trong sự kiểm soát của một công ty, điều phối và kiểm soát chúng thông qua sở hữu và quản lý Điều này làm gia tăng các liên kết dọc Công ty mẹ cùng với các chi nhánh và liên doanh duy trì quan hệ sở hữu và kiểm soát đầu vào, linh kiện và sản phẩm khi chúng được chuyển hoá dọc theo chuỗi giá trị Ford là ví dụ điển hình về kiểu quan hệ phân cấp đó

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về công nghệ và thể chế công ty, các hoạt động theo chiều dọc trong mạng sản xuất ngày càng được phối hợp theo

Trang 38

cách “thị trường” Hiện nay, sản phẩm thường thay đổi chủ sở hữu khi chúng chuyển hoạt động từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác dọc theo mạng sản xuất Ví dụ, một nhà chế tạo hàng may mặc mua sợi trên thị trường mở quốc

tế hoặc một siêu thị mua hoa quả tươi trên thị trường từ các nhà cung ứng độc lập chứ không phải là từ các công ty con của họ Hình thái phối hợp sản xuất phi

sở hữu như vậy thường được gọi là mạng sản xuất Thực tiễn cho thấy, rất nhiều công ty đa quốc gia truyền thống đã và đang cải tổ cơ cấu và loại bỏ hoặc bán ra ngoài một phần sở hữu trong chuỗi giá trị truyền thống của mình để tạo dựng mạng sản xuất

Trong mạng sản xuất, khi mối quan hệ giữa các doanh nghiệp tham gia mạng mang tính thị trường và không gắn với quan hệ sở hữu, một cấu trúc hoạt động mới hình thành, theo đó chuỗi gồm một công ty đứng đầu và một mạng lưới cung ứng đi kèm và họ liên kết với nhau theo một cơ cấu khá chặt chẽ Công ty đứng đầu có thể là những công ty sở hữu một số nhà máy và phương tiện sản xuất chính như Toyota, cũng có thể là những công ty chỉ mang tính chất nhà tổ chức đơn thuần mà không hề nắm quyền sở hữu phương tiện sản xuất như Dell, Cisco hay Nike Cho dù họ có nắm quyền sở hữu phương tiện sản xuất chủ chốt hay không, vai trò chi phối trong các mạng sản xuất vẫn thuộc về các công

ty này Trong mạng sản xuất, họ thường nắm những công đoạn cốt lõi nhất, có tính quyết định nhất tới giá trị gia tăng của sản phẩm Công ty đứng đầu thường

là trái tim của mạng lưới, thực hiện sự lãnh đạo tổ chức và chiến lược đối với các nguồn lực Công ty đứng đầu thực hiện việc chia nhỏ mạng sản xuất thành các chức năng khác nhau và phân bổ chúng tới nơi nào có thể được thực hiện một cách hiệu quả nhất, sao cho có thể cải thiện cơ hội tiếp cận với các nguồn lực, năng lực và thị trường tăng trưởng quan trọng nhất cho mạng sản xuất Công ty đứng đầu tạo ra sức mạnh cho mình từ việc kiểm soát các nguồn lực và năng lực quan trọng nhất liên quan đến đổi mới, và điều phối giao dịch và trao đổi kiến thức giữa các cấu phần mạng lưới Trong mạng sản xuất, công ty chi phối giữ lại các hoạt động mà họ có lợi thế chiến lược và tiến hành thuê ra ngoài các hoạt động còn lại Việc thuê ra bên ngoài được thực hiện rất đa dạng Một

Trang 39

vài công ty nhấn mạnh thiết kế, phát triển sản phẩm và marketing, thuê ra bên ngoài việc chế tạo và các dịch vụ hỗ trợ đi kèm Những công ty đứng đầu khác lại thuê ra bên ngoài các dịch vụ hỗ trợ có hàm lượng kiến thức cao, bao hàm cả sản xuất thử, tạo dựng thiết bị, kiểm chứng, thích ứng quy trình, điều phối chuỗi cung ứng, thậm chí bao gồm cả thiết kế và phát triển sản phẩm.

Mạng lưới cung ứng bao gồm các vòng cung ứng khác nhau, thường được phân thành cấp cao và cấp thấp Vòng cung ứng cấp cao thường được gọi là nhà cung ứng toàn cầu hoặc nhà cung ứng trọn gói1, có những vai trò ngày càng có tính quyết định hơn trong mạng lưới Các nhà cung ứng toàn cầu này một mặt giao dịch trực tiếp với các công ty đứng đầu trong các mạng sản xuất khác nhau, cung cấp đầu vào bán thành phẩm cho họ Mặt khác, những nhà cung ứng vòng trong này có một đội ngũ các nhà cung ứng vòng ngoài thấp hơn chuyên cung cấp linh kiện, phụ tùng và các đầu vào cần thiết khác ở khắp nơi trên toàn cầu, giúp giảm chi phí và tăng cường sức cạnh tranh cho mạng sản xuất

Trong khi các công ty cung ứng vòng trong cấp cao là những nhà chế tạo lớn, doanh số bán hàng rất cao và toàn cầu theo đúng nghĩa của nó thì những công ty nằm ở vòng cung ứng cấp thấp lại thường là những công ty vừa và nhỏ thực hiện những công việc đòi hỏi kỹ năng thấp, tạo giá trị gia tăng không lớn, sản xuất các sản phẩm tương đối đơn giản và cạnh tranh dựa trên cơ sở chi phí thấp với năng lực hạn chế và ít cơ hội nâng cấp Nhìn chung, việc tham gia vào mạng với tư cách nhà cung ứng cấp thấp tương đối dễ Tuy nhiên, điều này dường như cũng tạo ra một vị thế thiếu ổn định cho công ty bởi vì một khi dễ tham gia vào thì cũng dễ bị thay thế Thông thường, các công ty cung ứng cấp thấp được lựa chọn là các doanh nghiệp địa phương đã có đủ các năng lực sản xuất cần thiết Về cơ bản, công ty đứng đầu và nhà cung ứng toàn cầu không muốn tìm kiếm các công ty địa phương chưa đủ năng lực và cần phải trợ giúp để đạt được chuẩn mực cần thiết Những yêu cầu về năng lực như vậy tạo ra thách thức cho doanh nghiệp và chính phủ trong việc tăng cường năng lực cho doanh nghiệp

1 Vấn đề này có thể được phân tích kỹ hơn đối với trường hợp của từng loại mạng cụ thể trong các chương 3 và 4

Trang 40

Như vậy về cơ bản, thành phần tham gia của mạng sản xuất toàn cầu bao gồm công ty đứng đầu, các nhà cung ứng toàn cầu và các công ty cung ứng địa phương Tuy nhiên, khi xác định các công ty là thành phần tham gia nào của mạng sản xuất toàn cầu và gắn chúng với các tên gọi khác nhau, điểm cần lưu ý

là kết nối khái niệm với những nhóm hoạt động cụ thể mà công ty tham gia

b Phương thức quản trị mạng sản xuất

Như đã trình bày ở trên, trong cơ cấu của một mạng sản xuất tồn tại rất nhiều các mối liên kết liên công ty Tuy nhiên, mối quan hệ mang tính đặc trưng nhất quyết định tính chất của một mạng sản xuất chính là mối liên kết giữa công

ty đứng đầu và công ty cung ứng Từ các phân tích ở trên chúng ta có thể thấy đặc biệt rõ rằng mối liên kết giữa hai loại công ty này là mối liên kết mang tính chi phối từ phía công ty đứng đầu và công ty cung ứng về cơ bản là chấp hành Vấn đề của các công ty dẫn đầu là làm thế nào để tổ chức, điều phối và quản trị hoạt động sản xuất được phân tán trên toàn cầu

Theo nghĩa rộng, quản trị mạng sản xuất bao trùm lên hệ thống điều phối,

tổ chức và điều khiển mạng sản xuất (Jessop, 1998; Humphrey Schmitz, 2000) Theo nghĩa hẹp hơn, quản trị mạng sản xuất là quá trình xác định, truyền thông

và đảm bảo việc thi hành các tham số chủ yếu về sản phẩm và quá trình trong một mạng sản xuất Nói một cách khác, các doanh nghiệp dẫn đầu mạng sản xuất sẽ đưa ra 4 tham số trong quản trị mạng sản xuất bao gồm:

• Sản xuất cái gì (tham số sản phẩm)?

• Sản xuất như thế nào (tham số quá trình)?

• Sản xuất bao nhiêu (tham số hậu cần)?

• Sản xuất khi nào (tham số hậu cần)?

Sau khi xác định các tham số, các doanh nghiệp dẫn đầu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào mạng sản xuất thực thi các tham số đã được đề ra Đồng thời các doanh nghiệp dẫn đầu cũng kiểm soát việc thực thi các tham số

Ngày đăng: 18/04/2014, 10:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ernst, D (1999): “How globalization reshapes the geography of innovation system”. Copenhagen Business School Sách, tạp chí
Tiêu đề: “How globalization reshapes the geography of innovation system”
Tác giả: Ernst, D
Năm: 1999
2. Ernst, D và Linsu Kim (2001): “Global production networks, knowledge diffusion, and local capability formation”. Bài trình bày tại hội thảo Nelson & Winter, Denmark, 12-15/6/ 2001, do DRUID tổ chức Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Global production networks, knowledge diffusion, and local capability formation”
Tác giả: Ernst, D và Linsu Kim
Năm: 2001
5. Arndt, S. and H. Kierzkowski (eds.) (2001), Fragmentation: New Production Patterns in the World Economy, Oxford: Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fragmentation: "New Production Patterns in the World Economy
Tác giả: Arndt, S. and H. Kierzkowski (eds.)
Năm: 2001
6. Bair, J. (2005), ‘Global Capitalism and Commodity Chains: Looking Back, Going Forward,’ Competition & Change, 9(2):153–180 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Competition & Change
Tác giả: Bair, J
Năm: 2005
7. Berger, S.; T. Sturgeon; C. Kurz; U. Voskamp; V. Wittke (1999), “Globalization, Value Networks, and National Models, Working Paper 99-000, Massachusetts Institute of Technology Sách, tạp chí
Tiêu đề: Globalization, Value Networks, and National Models, Working Paper
Tác giả: Berger, S.; T. Sturgeon; C. Kurz; U. Voskamp; V. Wittke
Năm: 1999
8. Borrus, M., D. Ernst and S. Haggard (2000), International Production Networks in Asia: Rivalry or Riches, London:Routledge Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Production Networks in Asia: Rivalry or Riches
Tác giả: Borrus, M., D. Ernst and S. Haggard
Năm: 2000
9. Campbell D (1995), The global value chain concept in relation to the Institute's programme of work. Paper presented at theWorkshop on the International Organisation of Production: A“Commodity Chains” Approach, Geneva, March Sách, tạp chí
Tiêu đề: Commodity Chains
Tác giả: Campbell D
Năm: 1995
14. Dicken, P. (2003), Global Shift: Reshaping the Global Economic Map in the 21 st Century (4 th ed.), London: SAGE Publications Sách, tạp chí
Tiêu đề: Global Shift: Reshaping the Global Economic Map in the 21"st" Century (4"th" ed.)
Tác giả: Dicken, P
Năm: 2003
15. Dicken, P., P. F. Kelly, K. Olds, and H. W-C. Yeung (2001), ‘Chains and Networks, Territories and Scales: Towards a Relational Framework for Analyzing the Global Economy’, Global Networks, 1(2): 89-112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Global Networks
Tác giả: Dicken, P., P. F. Kelly, K. Olds, and H. W-C. Yeung
Năm: 2001
18. Ernst, D. (2002a): ‘Global Production Networks and the Changing Geography of Innovation Systems. Implications for Developing Countries’, Journal of the Economics of Innovation and New Technologies, 9(6): 497-523 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of the Economics of Innovation and New Technologies
19. Ernst, D. (2002b): “The Economics of Electronics Industry: Competitive Dynamics and Industrial Organization”, in W.Lazonick (ed.), The International Encyclopedia of Business and Management (IEBM), Handbook of Economics, London:International Thomson Business Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Economics of Electronics Industry: Competitive Dynamics and Industrial Organization”, in W. Lazonick (ed.), "The International Encyclopedia of Business and Management (IEBM), Handbook of Economics
20. Feenstra, R.C. (1998), ‘Integration of Trade and Disintegration of Production in the Global Economy’, Journal of Economic Perspectives, 12(4): 31- 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Economic Perspectives
Tác giả: Feenstra, R.C
Năm: 1998
22. Gereffi, G (1994), “The Organization of Buyer-Driven Global Commodity Chains: How U. S. Retailers Shape Overseas Production Networks”, in Gereffi and Korzeniewicz (eds.), Commodity Chains and Global Capitalism, London: Praeger Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Organization of Buyer-Driven Global Commodity Chains: How U. S. Retailers Shape Overseas Production Networks
Tác giả: Gereffi, G
Năm: 1994
23. Gereffi, G. (2005), ‘The Global Economy: Organization, Governance, and Development’ in: N. J. Smelser and R. Swedberg, The Handbook of Economic Sociology, Princeton University Press and Russell Sage Foundation Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Handbook of Economic Sociology
Tác giả: Gereffi, G
Năm: 2005
24. Gereffi, G. and O. Memodovic (2003), ‘The Global Apparel Value Chain: What Prospects for Upgrading by Developing Countries?’, Working Paper, UNIDO, Vienna Sách, tạp chí
Tiêu đề: Working Paper
Tác giả: Gereffi, G. and O. Memodovic
Năm: 2003
27. Hội đồng tư vấn quốc gia Malaysia (National Economic Advisory Council) (2010). NEM II - Case Study: Electrical and Electronics Industry. http://www.neac.gov.my/ Link
59. Rafaelita M. Aldaba và cộng sự (2010): Assessing the Spillover Effects of FDI to the Philippines.http://www3.pids.gov.ph/ris/dps/pidsdps1027.pdf Link
76. Outsource Vietnam – The emerging software outsourcing destination. http://www.orientsoftware.net/services/offshore-software-outsourcing/vietnam-outsourcing-destination.aspx Link
77. Success Cases of Japanese Companies’ Outsourcing in Vietnam. http://jp.fujitsu.com/group/fri/en/column/economic-topics/2007/2007-10-01-1.html Link
78. Việt Nam, điểm đến outsourcing mới. http://vneconomy.vn/69479P0C10/viet-nam-diem-den-outsourcing-moi.htm Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị 1.1: Tăng trưởng thương mại toàn cầu và GDP - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
th ị 1.1: Tăng trưởng thương mại toàn cầu và GDP (Trang 24)
Đồ thị 1.2: Tỷ trọng các sản phẩm trung gian trong sản phẩm hoàn thiện - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
th ị 1.2: Tỷ trọng các sản phẩm trung gian trong sản phẩm hoàn thiện (Trang 25)
Đồ thị 1.3: Các xu hướng trong thương mại toàn cầu - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
th ị 1.3: Các xu hướng trong thương mại toàn cầu (Trang 26)
Đồ thị 1.4: Các xu hướng trong thương mại toàn cầu - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
th ị 1.4: Các xu hướng trong thương mại toàn cầu (Trang 27)
Sơ đồ 1.1: Chuỗi cung ứng truyền thống và hiện đại - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Sơ đồ 1.1 Chuỗi cung ứng truyền thống và hiện đại (Trang 28)
Sơ đồ 1.2: Phương thức quản trị chuỗi giá trị toàn cầu - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Sơ đồ 1.2 Phương thức quản trị chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 43)
Bảng 1.4: Xác định phương thức quản trị mạng sản xuất toàn cầu - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Bảng 1.4 Xác định phương thức quản trị mạng sản xuất toàn cầu (Trang 45)
Sơ đồ 1.3: Nâng cấp trong chuỗi cung ứng hàng dệt may ở châu Á - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Sơ đồ 1.3 Nâng cấp trong chuỗi cung ứng hàng dệt may ở châu Á (Trang 47)
Sơ đồ 1.4: Cấu trúc mạng sản xuất mô hình tàu đô đốc - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Sơ đồ 1.4 Cấu trúc mạng sản xuất mô hình tàu đô đốc (Trang 54)
Sơ đồ 1.5: Mô hình mạng sản xuất hiện đại - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Sơ đồ 1.5 Mô hình mạng sản xuất hiện đại (Trang 60)
Bảng 2.1: Tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm theo mạng sản xuất trong tổng - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Bảng 2.1 Tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm theo mạng sản xuất trong tổng (Trang 80)
Bảng 2.2: Sản xuất các sản phẩm điện tử tại châu Á và toàn cầu - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Bảng 2.2 Sản xuất các sản phẩm điện tử tại châu Á và toàn cầu (Trang 84)
Đồ thị 2.1: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm điện tử của các nước Châu Á - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
th ị 2.1: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm điện tử của các nước Châu Á (Trang 86)
Bảng 2.3: Chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm điện tử ở khu vực Châu - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Bảng 2.3 Chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm điện tử ở khu vực Châu (Trang 89)
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc mạng sản xuất ô tô ở Thái Lan - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc mạng sản xuất ô tô ở Thái Lan (Trang 96)
Sơ đồ 2.2:  Cơ cấu các nhà cung cấp giữa hai cơ cấu tổ chức sản xuất của - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu các nhà cung cấp giữa hai cơ cấu tổ chức sản xuất của (Trang 101)
Bảng 2.5: Số lượng nhà máy trong và ngoài các khu công nghiệp - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Bảng 2.5 Số lượng nhà máy trong và ngoài các khu công nghiệp (Trang 107)
Sơ đồ 2.3: Tam giác mạng sản xuất trong ngành dệt may ở Châu Á - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Sơ đồ 2.3 Tam giác mạng sản xuất trong ngành dệt may ở Châu Á (Trang 109)
Đồ thị 2.3: Giá trị gia tăng trong ngành điện và điện tử của Malaysia - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
th ị 2.3: Giá trị gia tăng trong ngành điện và điện tử của Malaysia (Trang 126)
Đồ thị 3.1:  Chỉ số phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo (trung bình - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
th ị 3.1: Chỉ số phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo (trung bình (Trang 131)
Đồ thị 3.4: Tỷ lệ các TNCs có mua linh kiện, sản phẩm từ các doanh nghiệp Việt - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
th ị 3.4: Tỷ lệ các TNCs có mua linh kiện, sản phẩm từ các doanh nghiệp Việt (Trang 157)
Bảng 3.3: Nguồn sử dụng đầu vào, linh phụ kiện của các doanh nghiệp - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Bảng 3.3 Nguồn sử dụng đầu vào, linh phụ kiện của các doanh nghiệp (Trang 159)
Đồ thị 3.5: Hình thức hoạt động cung ứng của các TNCs tại Việt Nam năm 2009 - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
th ị 3.5: Hình thức hoạt động cung ứng của các TNCs tại Việt Nam năm 2009 (Trang 162)
Đồ thị 3.6: Thị trường xuất khẩu chính của các TNCs năm 2009 - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
th ị 3.6: Thị trường xuất khẩu chính của các TNCs năm 2009 (Trang 163)
Bảng 3.4 : Cơ cấu tuổi đời máy móc thiết bị mà doanh nghiệp đang sử dụng - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Bảng 3.4 Cơ cấu tuổi đời máy móc thiết bị mà doanh nghiệp đang sử dụng (Trang 169)
Bảng 3.6: Cơ cấu thị trường theo doanh thu của khu vực DN trong nước, - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Bảng 3.6 Cơ cấu thị trường theo doanh thu của khu vực DN trong nước, (Trang 172)
Bảng 3.7: Các hình thức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp trong nước và - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Bảng 3.7 Các hình thức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp trong nước và (Trang 175)
Đồ thị 3.7: Phân bổ thị trường về hình thức gia công sản phẩm theo địa lý - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
th ị 3.7: Phân bổ thị trường về hình thức gia công sản phẩm theo địa lý (Trang 180)
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu so sánh lợi thế của Việt Nam so với các nước - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu so sánh lợi thế của Việt Nam so với các nước (Trang 231)
Sơ đồ 4.1: Cấu trúc cụm công nghiệp ô tô của Thái Lan - Công nghiệp việt nam trong mạng sản xuất khu vực  vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách
Sơ đồ 4.1 Cấu trúc cụm công nghiệp ô tô của Thái Lan (Trang 257)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w