1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

126 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,36 MB

Nội dung

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNHra quyết định của học sinh………...61Ch•¬ng 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌCS

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ: Giáo dục học

Thái nguyên năm 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Hướng dẫn khoa học: T.S Nguyễn Thị Tính

Thái nguyên, tháng 9 năm 2009

Trang 3

Lời nói đầu

2 Mục đích nghiên cứu

CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

1.1 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu 9

1.2 Khái niệm công cụ 11

1.2.1 Kỹ năng

11

Trang 4

1.2.2 Kỹ năng sống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng xử lý tình huống 13

1.2.2.1 Kỹ năng sống 13

1.2.2.2 Kỹ năng ra quyết định 19

1.2.2.3 Kỹ năng xử lý tình huống 21

1.2.3 Giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định thông qua dạy

học môn Đạo đức lớp 3 221.2.4 Biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định 23

Trang 5

1.2.4.1 Biện pháp

231.2.4.2 Biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định 231.3 Những vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyếtđịnh cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 241.3.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

24

1.3.1.1 Đặc điểm về sự phát triển của các quá trình nhận thức 241.3.1.2 Những đặc điểm về nhân cách nổi bật của học sinh tiểu học 251.3.2 Ý nghĩa, mục tiêu của việc giáo dục kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng xử

lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh tiểu học 261.3.3 Nội dung, nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng xử

lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh tiểu

học 28

1.3.3.1 Nội dung giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định chohọc sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 281.3.3.2 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định chohọc sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp

3 29

1.3.3.3 Phương pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết địnhcho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 321.3.3.4 Hình thức tổ chức giáo dục Kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyếtđịnh cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 351.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kỹ năng xử lý tình

Trang 6

huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 36

Trang 7

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH

ra quyết định của học sinh……… 61Ch•¬ng 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌCSINH TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN3.1 Một số cơ sở có tính nguyên tắc trong việc xây dựng kỹ năng xử lý tìnhhuống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp

3 ở trường Tiểu học trên địa bàn thành phố TháiNguyên……… 66

3.2 Các biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định chohọc sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 ở trường Tiểu học trên địa bànthành phố Thái Nguyên……… 73

Trang 8

3.2.1 Thống nhất giữa các lực l•ợng trong việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục KNS cho học sinh thông qua dạy học môn

Đạo đức……….73

3.2.2 Tạo mụi trường thuận lợi để học sinh cú cơ hội rốn luyện KNS……… 74

3.2.3 Thiết kế bài tập thực hành KNS trong quỏ trỡnh dạy học mụn Đạo đức để rốn luyện KNS cho học sinh………77

3.2.4 Đổi mới ph•ơng pháp dạy học môn Đạo đức theo h•ớng tăng c•ờng rèn luyện KNS cho ng•ời học………80

3.2.5 Đổi mới ph•ơng pháp kiểm tra, đỏnh giỏ kết quả môn Đạo đức gắn liền với đánh giá KNS của học sinh……… 84

3.2.6 Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục kỹ năng sống 85

3.3 Khảo nghiệm tớnh khả thi của cỏc biện phỏp……….86

3.3.1 Mục đớch khảo nghiệm……… 86

3.3.2 Nội dung khảo nghiệm……… 86

3.3.3 Phương phỏp khảo nghiệm……….86

3.3.4 Kết quả khảo nghiệm……… 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……….93

Trang 9

Lời nói đầu

Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một conngười hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cảđức

Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần phảiđược bắt đầu ngày từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghếnhà trường Có thể nói, việc xây dựng, hình thành và phát triển các phẩm chấtđạo đức và tri thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấpthiết, đây cũng là một trong những nhiệm vụ mà nhà trường nói riêng và ngànhgiáo dục nói chung cần phải thực hiện Giáo dục đạo đức mà đặc biệt là giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh là một vấn đề rất quan trọng trong xã hội ngày nay

Để hoàn thành được đề tài này, em xin chân thành cảm ơn các thầy (cô)giáo và các em học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, NguyễnHuệ, Đội Cấn, các chuyên gia và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn – Tiến sĩ:Nguyễn Thị Tính

Do khả năng nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót

Em rất mong các thầy cô và các bạn đóng góp để đề tài của em được hoàn thiện

hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả nghiên cứu

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục

của Liên hợp quốc

UNESCO

Trang 11

động trí tuệ , có phẩm chất đạo đức tốt thì cần phải có kỹ năng sống , kỹ năng hòa nhập

Đặc biệt trong xu thế hội nhập với một xã h ội không ngừng biến đổi hiện nay đoi hoi con ngươi phai thương xuyên ưng pho vơi nhưng thay đôi hang ngay của cuộc sống , mục tiêu giáo dục không chỉ giúp con người học để biết , học để làm, học để làm người mà còn học đ ể chung sống Do đo vân đê giao duc ky năng sông cho hoc sinh la vân đê câp thiêt hơn bao giơ hêt

Học sinh tiểu học là những học sinh ở lứa tuổi nhi đồng , các em mới đanghình thành và phát triển , các phẩm chất nhân cá ch, nhưng thoi quen cơ ban

Trang 12

chƣa

Trang 13

có tính ổn định mà đang được hình thành và củng cố Do đo viêc giao duc cho học sinh tiểu học kỹ năng sống để giúp các em có thể sống một cách an toàn và khỏe mạnh là việc làm cần thi ết Chính những kết quả này sẽ là cơ sở , là nềntảng giúp học sinh phát triển nhân cách sau này

Môn Đao đưc la môn hoc co thê manh trong viêc tich hơp va lông ghep vơigiáo dục kỹ năng sống , đây la nôi dung môn hoc c hiêm ưu thê giup cac nha

hoc đao đưc vơi nôi dung giao duc ky năng sông

tâm tơi viêc giao duc ky năng sông noi chung va ky năng ra quyêt đinh , kỹ năng

xử lý tình huống noi riêng cho hoc sinh tiêu hoc Chính vì vậy mà chúng tôi quyêt đinh chon đê tai nghiên cưu :

“ Biên phap giao du c ky năng s ống cho học sinh t iêu hoc thanh phô Thai Nguyên tinh Thai Nguyên „.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹnăng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định nói riêng thông qua dạy học mônĐạo đức lớp 3 ở trường Tiểu học Từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năngsống cho học sinh nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểuhọc

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Trang 14

Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố TháiNguyên tỉnh Thái Nguyên.

4 Giả thuyết khoa học

Giáo dục kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng ra quyết định cho học sinhtiểu học có thể thực hiện tiếp cận theo con đường dạy học Nếu xây dựng được

hệ thống các biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết địnhcho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 ở các trường Tiểu học trênđịa bàn thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên thì sẽ nâng cao chất lượ

ng giáo dục toàn diện học sinh tiểu học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểuhọc

5.2 Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thànhphố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

5.3 Xây dựng hệ thống các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểuhọc thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

6.1.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Thông qua đọc tài liệu sách,báo, tạp chí và các tài liệu khác, chúng tôi dùng phương pháp này để phân tích,tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài để thu thập thông tin cần thiết

6.1.2 Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết: Trên cơ sở phân loại, hệthống hoá lý thuyết cần thiết để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm

Trang 15

- Quan sát học sinh: Thông qua các giờ học môn Đạo đức (Hành động, lời nói,nét mặt, cử chỉ …)

- Quan sát giáo viên: Dự giờ và quan sát giờ dạy của giáo viên

6.2.2 Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên bộ môn và họcsinh để tìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của kỹ năng xử lý tìnhhuống và kỹ năng ra quyết định, việc thực hiện kỹ năng này như thế nào

6.2.3 Phương pháp điều tra viết: Sử dụng Ankét lấy ý kiến của giáo viên, họcsinh để thu thập thông tin cần nghiên cứu

6.2.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Gặp trực tiếp các chuyên gia trong lĩnhvực giáo dục, các giáo viên có kinh nghiệm, các nhà quản lý xin ý kiến, trao đổi

về những vấn đề có liên quan đến đề tài như thực trạng, hệ thống tiêu chí, hệthống biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho người học

6.2.5 Phương pháp khảo nghiệm sư phạm: Để kiểm nghiệm tính khoa học, khảthi của các biện pháp đã đề xuất

6.3 Các phương pháp thống kê toán học: Chúng tôi sử dụng các phương phápthống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu, tăng mức độ tin cậy cho đề tài

7 Giới hạn của đề tài

Kỹ năng sống và các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là mộtvấn đề rất rộng và mới Trong điều kiện cho phép cùng với khả năng của mình,chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu các biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống

và kỹ năng ra quyết định cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn Đạo đức ở 3trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC1.1 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu

Kỹ năng sống và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho con người đã xuất hiện

và được nhiều người quan tâm từ xa xưa như học ăn, học nói, học gói, học mở,học dăm ba chữ để làm người, học để đối nhân xử thế, học để đối phó với thiênnhiên Đó là những kỹ năng đơn giản nhất mang tính chất kinh nghiệm, phù hợpvới đời sống và giai cấp của xã hội ở những thời điểm khác nhau Nghiên cứu

kỹ năng ở mức độ khái quát, đại diện cho hướng nghiên cứu này cóP.Ia.Galperin, V.A.Crutexki, P.V.Petropxki,…P.Ia.Galperin trong các côngtrình nghiên cứu của mình chủ yếu đi sâu vào vấn đề hình thành tri thức và kỹnăng theo lý thuyết hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn {11} Nghiêncứu kỹ năng ở mức độ cụ thể, các nhà nghiên cứu kỹ năng ở các lĩnh vực hoạtđộng khác nhau như kỹ năng lao động gắn với những tên tuổi các nhà tâm lý -giáo dục như V.V.Tseburseva, Trần Trọng Thuỷ, kỹ năng học tập gắn vớiG.X.Cochiuc, N.A.Menchinxcaia, Hà Thị Đức, Kỹ năng hoạt động sư phạmgắn với tên tuổi X.I.Kixegops, Nguyễn Như An, Nguyễn Văn Hộ

Kỹ năng sống có chủ yếu trong các chương trình hành động của UNESCO(Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc), WHO (Tổ chức y tếthế giới), UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc) cũng như trong các chươngtrình hành động của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước…ở hướng nghiêncứu này, các tác giả chủ yếu xây dựng hệ thống các kỹ năng của từng loại hoạtđộng, mô tả chân dung các kỹ năng cụ thể và các điều kiện, quy trình hình thành

và phát triển hệ thống các kỹ năng đó … Trong chương trình này chỉ giới thiệu

Trang 17

những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng xácđịnh giá trị và kỹ năng ra quyết định.

Giáo dục KNS ở Lào được bắt đầu quan tâm từ năm 1997 với cách tiếp cậnnội dung quan tâm đến giáo dục cách phòng chống HIV/AIDS được tích hợptrong chương trình giáo dục chính quy Năm 2001 giáo dục KNS ở Lào được mởrộng sang các lĩnh vực như giáo dục dân số, giới tính, sức khoẻ sinh sản, vệ sinh

cá nhân, giáo dục môi trường vv

Giáo dục KNS ở Campuchia được xem xét dưới góc độ năng lực sống củacon người, kỹ năng làm việc vì vậy giáo dục KNS được triển khai theo hướng làgiáo dục các kỹ năng cơ bản cho con người trong cuộc sống hàng ngày và kỹnăng nghề nghiệp

Giáo dục KNS ở Malaysia được xem xét và nghiên cứu dưới 3 góc độ: Các

kỹ năng thao tác bằng tay, kỹ năng thương mại và đấu thầu, kỹ năng sống trongđời sống gia đình

Ở Bangladesh: Giáo dục KNS được khai thác dưới góc độ các kỹ năng hoạtđộng xã hội, kỹ năng phát triển, kỹ năng chuẩn bị cho tương lai

Ở Ấn Độ: Giáo dục KNS cho học sinh được xem xét dưới góc độ giúp chocon người sống một cách lành mạnh về thể chất và tinh thần, nhằm phát triểnnăng lực người Các KNS được khai thác giáo dục là các kỹ năng: Giải quyếtvấn đề, tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quan

hệ liên nhân cách vv…

Khái niệm “Kỹ năng sống” thực sự được hiểu với nội hàm đa dạng sau hộithảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNICEF, Viện chiến lược vàchương trình giáo dục tổ chức từ ngày 23-25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội Từ

đó người làm công tác giáo dục ở Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn về kỹ năng sống

Trang 18

Từ năm học 2002-2003 ở Việt Nam đã thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông(Tiểu học và Trung học cơ sở) trong cả nước Trong chương trình Tiểu học đổimới đã hướng đến giáo dục kỹ năng sống thông qua lồng ghép một số môn học

có tiềm năng như: Giáo dục đạo đức, Tự nhiên-Xã hội (ở lớp 1-3) và môn Khoahọc (ở lớp 4-5) Kỹ năng sống được giáo dục thông qua một số chủ đề: “Conngười và sức khoẻ” Đề tài cấp bộ Ts Nguyễn Thanh Bình nghiên cứu về thựctrạng kỹ năng sống cho học sinh và đề xuất một số giải pháp về giáo dục kỹ năngsống cho học sinh

Nhìn chung giáo dục KNS cho con người nói chung, cho học sinh nói riêng

đã được các nước trên thế giới và Việt Nam quan tâm khai thác, nghiên cứu dướicác góc độ khác nhau, nhưng với vấn đề giáo dục KNS nói chung và giáo dục kỹnăng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định nói riêng cho học sinh lớp 3 thôngqua môn đạo đức ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thìchưa có đề tài nào nghiên cứu vì vậy chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.1.2 Khái niệm công cụ

Trang 19

A.U.Pêtrôpxki: Kĩ năng là sự vận dụng tri thức đã có thể lựa chọn và thựchiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt ra.

Theo quan điểm của P.A.Ruđic: Kỹ năng là động tác mà cơ sở của nó là sựvận dụng thực tế các kiến thức đã tiếp thu được để đạt kết quả trong một hìnhthức vận động cụ thể

Theo quan điểm của K.K.Platônôp: Kỹ năng là khả năng của conngười thực hiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ sở củakinh nghiệm cũ

Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả trithức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện nhữngnhiệm vụ tương ứng” {Từ điển Tâm lý học}

Theo G.S.TSKH Thái Duy Tuyên, kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức tronghoạt động Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thựchiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra chohoạt động Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm trabằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào mộtmục đích nhất định

Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng: Kỹ năng là năng lựccủa con người biết vận hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình

- Từ khái niệm trên cho thấy rằng:

+ Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng Tri thức ở đây baogồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động

+ Kỹ năng là sự chuyển hoá tri thức thành năng lực hành động của cá nhân.+ Kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất định nhằmđạt được mục đích đã đặt ra

Trang 20

Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: Kỹ năng

là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựachọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt đượcmục đích đề ra

1.2.2 Kỹ năng sống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng xử lý tình huống

1.2.2.1 Kỹ năng sống

a Kỹ năng sống

Khi quan niệm về kỹ năng sống có rất nhiều quan niệm khác nhau, một số

tổ chức quốc tế đã định nghĩa khái niệm kỹ năng sống như sau:

Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng vàtham gia vào cuộc sống hành ngày (UNESCO) Tổ chức y tế thế giới (WTO) chorằng, kỹ năng sống là những kỹ năng thiết thực mà con người cần để có cuộcsống an toàn khoẻ mạnh Đó là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹnăng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tácmột cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề,những tình huống trong cuộc sống hàng ngày Theo chương trình giáo dục kỹnăng sống của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF, 1996), kỹ năng sống baogồm những kỹ năng cốt lõi như: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹnăng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định và kỹ năng đạtmục tiêu Các nhà giáo dục Thái Lan xem kỹ năng sống là thuộc tính hay nănglực tâm lý xã hội giúp cá nhân đương đầu với tất cả tình huống hàng ngày mộtcách có hiệu quả và có thể đáp ứng với hoàn cảnh tương lai để có thể sống hạnhphúc, bao gồm:

1) Kỹ năng ra quyết định một cách đúng đắn

2) Kỹ năng sáng tạo

Trang 21

3) Kỹ năng giải quyết xung đột

4) Kỹ năng phân tích và đánh giá tình hình

5) Kỹ năng giao tiếp

6) Kỹ năng quan hệ liên nhân cách

1) Kỹ năng tự nhận thức

2) Kỹ năng đồng cảm

3) Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả

4) Kỹ năng quan hệ liên nhân cách

5) Kỹ năng ra quyết định

6) Kỹ năng giải quyết vấn đề

7) Kỹ năng tƣ duy sáng tạo

8) Kỹ năng tƣ duy phê phán

9) Kỹ năng ứng phó

10) Kỹ năng làm chủ cảm xúc và căng thẳng

Trang 22

11) Kỹ năng làm doanh nghiệp.

Ở Bhutan người ta hiểu kỹ năng là bất kỳ kỹ năng nào góp phần phát triển xãhội, kinh tế, chính trị, văn hoá, tinh thần và tạo quyền cho cá nhân trong cuộcsống hàng ngày của họ và giúp xoá bỏ nghèo đói dẫn đến phẩm cách và cuộcsống hạnh phúc trong xã hội Đó là:

- Những hoạt động thúc đẩy văn hoá

- Trao đổi giữa những nền văn hoá

- Văn hoá địa phương

- Tính thống nhất và cái riêng biệt về văn hoá

Thuật ngữ kỹ năng sống được người Việt Nam biết đến nhiều từ chươngtrình của UNICEF (1996) “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khoẻ và phòngchống HIV/AIDS cho thanh niên trong và ngoài nhà trường” Khái niệm kỹ năngsống được giới thiệu trong chương trình này bao gồm những kỹ năng sống cốtlõi như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹnăng

Trang 23

ra quyết định, kỹ năng kiên định và kỹ năng đạt mục tiêu Tham gia chương trìnhđầu tiên này có ngành Giáo dục và Hội chữ thập đỏ Sang giai đoạn 2 chươngtrình này mang tên: “Giáo dục sống khoẻ mạnh và kỹ năng sống” Ngoài ngànhgiáo dục còn có Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liênhiệp phụ nữ Việt Nam Hội liên hiệp phụ nữ đã định nghĩa như sau: Kỹ năngsống là các kỹ năng thiết thực mà con người cần đến để có cuộc sống an toàn,khoẻ mạnh và hiệu quả Theo họ những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng ra quyếtđịnh, kỹ năng từ chối, kỹ năng thương thuyết, đàm phán, kỹ năng lắng nghe, kỹnăng nhận biết…ở đây kỹ năng giao tiếp được phân nhỏ để chị em phụ nữ dễhiểu hơn Khái niệm kỹ năng sống được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng hơnsau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” được tổ chức từ ngày 23đến ngày 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội Đó là:

- Năng lực thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày

- Hành vi làm cho cá nhân thích ứng và giải quyết có hiệu quả các tháchthức của cuộc sống

- Những kỹ năng liên quan đến tri thức, những giá trị

- Năng lực đáp ứng và những hành vi tích cực giúp con người có thể giảiquyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống

Từ những quan niệm trên có thể thấy các quốc gia đều dựa trên quan niệm

về kỹ năng sống của các tổ chức quốc tế (WHO, UNESCO, UNICEF) nhưng cótính khác biệt do điều kiện chính trị, kinh tế văn hoá của từng quốc gia Nội dunggiáo dục kỹ năng sống vừa đáp ứng những cái chung có tính chất toàn cầu vừa

có tính đặc thù quốc gia Một số quốc gia coi trọng một số kỹ năng như: kỹ năng

tư duy, kỹ năng thích ứng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và cạnh tranh, kỹnăng luân chuyển công việc Một số nước khác lại chú trọng đến kỹ năng xoá

Trang 24

đói

Trang 25

giảm nghèo, kỹ năng phòng chống HIV/AIDS Trong đề tài này chúng tôi hiểukhái niệm kỹ năng sống như sau:

Kỹ năng sống từ quan điểm giáo dục là tất cả những kỹ năng cần thiết trựctiếp giúp cá nhân sống thành công và hiệu quả, trong đó tích hợp những khảnăng, phẩm chất, hành vi tâm lý, xã hội và văn hoá phù hợp và đương đầu đượcvới những tác động của môi trường Những kỹ năng sống cốt lõi cần nhấn mạnh

là kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác vàcạnh tranh, kỹ năng thích ứng cao, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng tự nhậnthức …

b Phân loại kỹ năng sống

* Các nhóm kỹ năng sống từ góc độ xã hội

- Kỹ năng nhận thức bao gồm các kỹ năng cụ thể như tư duy phê phán, tư duysáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định, xác định mục tiêu, địnhhướng giá trị

- Kỹ năng đương đầu với cảm xúc, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềmchế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, kỹ năng tự điều chỉnh…

- Kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác như: giao tiếp thương thuyết, từ chối,hợp tác, chia sẻ, khả năng nhận thấy sự chia sẻ của người khác

* Các nhóm kỹ năng sống từ góc độ giáo dục giá trị

(UNESCO)

- Vệ sinh, thực phẩm, sức khoẻ, dinh dưỡng

- Các vấn đề về giới tính, sức khoẻ sinh sản

- Ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS

- Phòng tránh rượu và thuốc lá

- Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro

- Hoà bình và giải quyết xung đột

Trang 26

- Gia đình và cộng đồng

- Giáo dục công dân

- Bảo vệ thiên nhiên, môi trường

- Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ

* Các nhóm kỹ năng sống từ góc độ giáo dục hành vi xã hội

(UNICEF)

- Các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình (kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng

tự trọng, kỹ năng kiên định, kỹ năng ứng xử với cảm xúc, kỹ năng đương đầuvới căng thẳng)

- Những kỹ năng nhận biết và sống với người khác (kỹ năng quan hệ/tương tácliên nhân cách, kỹ năng cảm thông, kỹ năng đứng vững trước áp lực một cáchnhanh chóng nhất, kỹ năng thương lượng)

- Các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả (Tư duy phê phán, tư duy sángtạo, giải quyết vấn đề, ra quyết định …)

* Các nhóm kỹ năng sống theo những quan điểm khác

- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề gồm: kỹ năng thu nhập thông tin,

kỹ năng phân tích, kỹ năng thực hành để đạt được kết quả

- Các kỹ năng tư duy tích cực: kỹ năng nhận biết thông tin và lĩnh hội nguồnthông tin thích ứng

- Các kỹ năng phát triển và kiểm soát nội tâm gồm: kỹ năng xây dựng tự tin vàlòng tự trọng, các kỹ năng tự nhận thức bản thân bao gồm: nhận thức về quyền

Trang 27

lợi, nghĩa vụ, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, các kỹ năng ấn định mục tiêu.

Trang 28

- Các kỹ năng kiềm chế cảm xúc: Sự kiềm chế tức giận, xử lý trạng thái bồnchồn, kỹ năng xử lý với trạng thái mệt mỏi, các kỹ năng kiềm chế trạng tháicăng thẳng như: tư duy tích cực, lạc quan và các phương pháp thư giãn.

Việc phân loại kỹ năng sống chỉ mang tính tương đối, tuỳ thuộc vào khíacạnh xem xét và đặc thù của từng quốc gia Qua một số cách phân loại trên thấyrằng cách phân loại của tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đểhiểu hơn cả, phù hợp với việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống

1.2.2.2 Kỹ năng ra quyết định

Ra quyết định liên quan đến giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề cần phải

ra quyết định Vì vậy không cần thiết phải tách hai từ này ra Chúng ta sẽ đồngthời xem xét việc giải quyết vấn đề và việc ra quyết định

Hàng ngày mỗi người đều phải ra nhiều quyết định, có nhiều quyết địnhtương đối đơn giản và có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướngcuộc sống, nhưng cũng có những quyết định nghiêm túc liên quan đến các mốiquan hệ, tương lai, cuộc sống, công việc, học tập … và ra quyết định là mộttrong những kỹ năng chủ yếu của con người Mỗi người luôn luôn được mời raquyết định và thực hiện quyết định Chất lượng và kết quả quyết định của conngười có khả năng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến chính họ hayngười khác Điều chủ yếu là mỗi người phải biết tối đa hóa khả năng ra quyếtđịnh của mình và hướng được những hậu quả trước khi đưa ra quyết định, phảilên kế hoạch cho những lựa chọn và quyết định này

Như vậy có thể hiểu: Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạtđộng của bản thân để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào

đó theo mong muốn của bản thân

* Phân loại kỹ năng ra quyết định

Trang 29

- Quyết định theo chuẩn

Quyết định theo chuẩn bao gồm những quyết định hàng ngày theo lệthường và có tính chất lặp đi lặp lại Giải pháp cho những quyết định loại nàythường là những thủ tục, luật lệ và chính sách đã được quy định sẵn Quyết địnhloại này tương đối đơn giản do đặc tính lặp đi lặp lại của chúng Con người

có khuynh hướng ra những quyết định này bằng cách suy luận logic và thamkhảo các qui định có sẵn Vấn đề có thể phát sinh nếu con người không thựchiện theo đúng các qui tắc sẵn có

Dĩ nhiên là có những quyết định theo chuẩn không được trực tiếp giải quyếtbằng những qui trình của tổ chức Nhưng mỗi người vẫn có khuynh hướng ranhững quyết định loại này gần như một cách tự động Vấn đề thường chỉ nảysinh nếu bản thân người đó không nhạy cảm và không biết tác động đúng lúc.Một lời cảnh giác cho mỗi người: không nên để những quyết định theo chuẩn trởthành những chứng cứ biện hộ cho những quyết định cẩu thả hoặc tránh né

- Quyết định cấp thời

Quyết định cấp thời là những quyết định đòi hỏi tác động nhanh, chính xác

và cần phải được thực hiện gần như tức thời

Đây là loại quyết định thường nảy sinh bất ngờ không được báo trước vàđòi hỏi mỗi người phải chú ý tức thời và trọn vẹn

Tình huống của quyết định cấp thời cho phép rất ít thời gian để hoạch địnhhoặc lôi kéo người khác vào quyết định

- Quyết định có chiều sâu:

Quyết định có chiều sâu thường không phải là những quyết định có thể giảiquyết ngay và đòi hỏi phải có kế hoạch tập trung, thảo luận và suy xét Đây làloại quyết định thường liên quan đến việc thiết lập định hướng hoạt động hoặc

Trang 30

thực hiện các thay đổi Chúng cũng là những quyết định gây ra nhiều tranh luận,bất đồng và xung đột Những quyết định có chiều sâu thường đòi hỏi nhiều thờigian và những thông tin đầu vào đặc biệt Điểm thuận lợi đối với quyết định loạinày là bạn có nhiều phương án và kế hoạch khác nhau để lựa chọn.

Quyết định có chiều sâu bao gồm quá trình chọn lọc, thích ứng, và sáng tạohoặc đổi mới Việc chọn lọc từ những phương án của quyết định cho phép đạtđược sự thích hợp tốt nhất giữa quyết định sẽ được thực hiện và một số giải pháp

đã được đem thực nghiệm Tính hiệu quả của bạn tùy thuộc vào việc bạn chọnquyết định, quyết định này phải được chấp thuận nhiều nhất, sinh lợi và hiệu quảnhất

* Các bước ra quyết định:

- Xác định vấn đề

- Phân tích nguyên nhân

- Đưa ra các phương án / giải pháp

- Chọn giải pháp tối ưu

* Các bước của kỹ năng xử lý tình huống

Trang 31

là một quá trình hình thành và phát triển nhân cách người học, được tiến hành

có mục đích có kế hoạch dưới vai trò chủ đạo của người giáo viên và sự tíchcực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, được thực hiện thông qua hoạt động

và giao lưu nhằm giúp người học biến kinh nghiệm xã hội lịch sử thành kinhnghiệm cá nhân người học

Giáo dục trong nhà trường Tiểu học (theo nghĩa hẹp) là một quá trình dướitác động sư phạm của người giáo viên, người học tự giác tích cực, chủ động tự tổchức hoạt động tự giáo dục nhằm hình thành ý thức, thái độ, niềm tin, hành viphù hợp với yêu cầu của xã hội

* Giáo dục kỹ năng xử lý tình huống: Là giáo viên sử dụng các tình huống mangtính giả định hoặc có thật nhằm đưa học sinh vào những tình huống có vấn đềbuộc người học phải lựa chọn và đưa ra những quyết định để xử lý tình huống.Thông qua đó nhằm rèn cho các em các kỹ năng cơ bản đặc biệt là kỹ năng xử lýtình huống

Trang 32

* Giáo dục kỹ năng ra quyết định: Là hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo của giáoviên tác động lên học sinh nhằm giúp học sinh lựa chọn hay tự đưa ra hàng loạtnhững quyết định, kết luận đứng trước những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong họctập hay trong cuộc sống hàng ngày.

1.2.4 Biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết

- Biện pháp có một số đặc điểm sau:

+ Có tính kinh nghiệm và chủ quan

+ Có tính linh hoạt tuỳ điều kiện và hoàn cảnh, tính tình

huống

+ Là sản phẩm của sự suy nghĩ tìm tòi của cá nhân, của sự trao đổi kinh nghiệm,

từ sự học hỏi trực tiếp lẫn nhau

+ Biện pháp có sự phản ánh phương pháp nào đó

- Biện pháp được phân thành các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào điểm tựa đặcthù riêng, tức là mỗi biện pháp có cái lõi chủ yếu hay then chốt của

+ Các biện pháp ngoại biên dựa vào những nguyên tắc hay phương pháp tổ chứchành chính, quản lý, tài chính, xã hội, kinh tế, công nghệ, văn hoá … nhằm bảođảm hiệu quả của một lĩnh vực hoạt động

+ Các biện pháp chuyên biệt, nhằm thực hiện một hoạt động cụ thể với nhữngnhiệm vụ và điều kiện chuyên biệt

Trang 33

1.2.4.2 Biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyếtđịnh.

Trang 34

* Biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống là giáo viên sử dụng các yếu tố

kỹ thuật, các phương tiện, các tình huống cụ thể nhằm tạo môi trường giả định,

an toàn cho người học, giúp người học rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống

- Các yếu tố kỹ thuật sử dụng trong biện pháp: Công não, nêu vấn đề, làm việctheo nhóm, phiếu học tập, phản hồi nhanh …

* Biện pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định là giáo viên sử dụng các yếu tố kỹthuật, các phương tiện hay các tình huống buộc người học phải giải quyết cácvấn đề, các nhiệm vụ bằng việc đưa ra quyết định của mình

1.3 Những vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyếtđịnh cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3

1.3.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

1.3.1.1 Đặc điểm về sự phát triển của các quá trình nhận thức

Do có sự thay đổi về nội dung và tính chất của hoạt động chủ đạo lên hoạtđộng nhận thức nói chung và các quá trình nhận thức riêng lẻ đều có sự thay đổi

cơ bản:

* Sự phát triển của tri giác:

- Ưu điểm: Tri giác của học sinh tiểu học có sự thay đổi đáng kể, từ chỗ tri giácchung chung, đại thể ít đi vào chi tiết tới tri giác có phân tích có tổng

hợp

- Hạn chế: Tính trực quan vẫn chiếm vị trí rõ nét trong quá trình tri giác, tri giácthời gian kém vẫn cứ lẫn lộn hôm qua, hôm kia, ngày mai, ngày kia, ngàyxưa…những đối tượng quá lớn hay quá nhỏ thì tri giác kém, khả năng phân tíchkhi tri giác kém nên các em hiếm khi phân biệt những hình thù giống nhau

* Sự phát triển của trí nhớ

- Ưu điểm: Ở lứa tuổi này trí nhớ có chủ định được hình thành và phát triển,càng về cuối cấp thì ghi nhớ ý nghĩa càng tăng

Trang 35

- Hạn chế: Ở lứa tuổi này ghi nhớ không chủ định chiếm vị trí rõ nét, các emthường ghi nhớ máy móc theo trang, cái yếu tố trực quan vẫn chiếm vị trí rất rõnét trong quá trình ghi nhớ.

* Sự phát triển của chú ý

- Ưu điểm: Chú ý có chủ định đang phát triển, các em được rèn luyện phẩm chấtcủa chú ý

- Nhược điểm: Chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế, các phẩm chất của chú ýchưa phát triển mạnh, sức tập trung chú ý còn non nớt dễ bị phân tán, đặc biệt ởlứa tuổi này các em rất mẫn cảm nên những ấn tượng trực quan quá mạnhthường là kìm hãm khả năng phân tích và khái quát ở các em, khối lượng chú ývùng còn nhiều hạn chế, khả năng phân phối chú ý còn kém

* Sự phát triển tưởng

tượng

- Ưu điểm: Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi có sự phát triển phong phú vềtưởng tượng “Ở lứa tuổi này hòn đất cũng biến thành con người, đây là lứa tuổithơ mộng và rất giàu tưởng tượng” - Tố Hữu -

Gần về cuối cấp tưởng tượng gần với hiện thực hơn, tưởng tượng sáng tạophát triển cao hơn

- Hạn chế: Tưởng tượng còn mang tính trực quan - cụ thể, về mặt cấu tạo biểutượng trong tưởng tượng thì chủ yếu là các em bắt chước hay lập lại, tha yđổi chút ít, chủ đề tưởng tượng còn nghèo nàn, tản mạn và ít có tổ chức

* Sự phát triển của tư duy

- Ưu điểm: Tư duy trừu tượng bắt đầu hình thành

- Hạn chế: Năng lực trừu tượng hoá và khái quát hoá còn yếu, tư duy còn mangtính xúc cảm, trẻ xúc cảm sinh động với tất cả những điều suy nghĩ

1.3.1.2 Những đặc điểm về nhân cách nổi bật của học sinh tiểu

Trang 36

học.

Trang 37

* Đời sống tình cảm

- Đây là lứa tuổi dễ xúc cảm, xúc động và khó kiềm chế xúc cảm của mình Các

em rất dễ xúc động ở chỗ các em yêu mến thiên nhiên, động vật Các em khókiềm chế xúc cảm bản thân, chưa biết kiểm tra những biểu hiện bên ngoài củatình cảm

- Những xúc cảm của lứa tuổi này thường gắn liền với những tình huống cụ thể,trực tiếp mà ở đó các em hoạt động hoặc gắn với những đặc điểm trực quan

- Tình cảm ở các em có nội dung phong phú hơn và bền vững hơn lứa tuổi trước.Thể hiện ở tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ và tình cảm thẩm mĩ

- Tình cảm ở lứa tuổi này còn mỏng manh chưa bền vững, chưa sâu sắc

* Đặc điểm về ý trí và tính cách:

- Ý chí: Các phẩm chất ý trí đang được hình thành và phát triển, tuy nhiên nhữngphẩm chất này chưa ổn định và chưa trở thành các nét tính cách Năng lực tự chủcòn yếu, đặc biệt các em thiếu kiên nhẫn, chóng chán, khó giữ trật tự

- Tính cách: Các em đang được hình thành trong mọi hoạt động học tập, laođộng, vui chơi Cụ thể ở các em hình thành những nét tính cách mới như tínhhồn nhiên, tính hay bắt chước những hành vi, cử chỉ của người lớn, tính hiếuđộng, tính trung thực và tính dũng cảm

1.3.2 Ý nghĩa, mục tiêu của việc giáo dục kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng xử

lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh tiểu học

Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng xử lýtình huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh tiểu học nói riêng là làm thay đổihành vi của con người từ thói quen sống thụ động, cơ thể gây rủi ro mang lạihiệu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực có

Trang 38

hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và góp phần phát triểnbền vững cho xã hội.

Cụ thể giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho họcsinh tiểu học nhằm:

Trang bị cho các em những kiến thức hiểu biết về một số chuẩn mực vềhành vi Đạo đức và pháp luật trong mối quan hệ của các em với những tìnhhuống cụ thể, những lời nói, việc làm của bản thân với những người thân tronggia đình, với bạn bè và công việc của lớp, của trường; với Bác Hồ và nhữngngười có công với đất nước, với dân tộc; với hành xóm láng giềng với bạn bèquốc tế; với cây trồng vật nuôi và nguồn nước

Giúp các em học tập, rèn luyện những kỹ năng nói, nhận xét, đứng trước tậpthể, lựa chọn, thực hiện hành vi ứng xử và quyết đoán…

Giúp các em có những thái độ trách nhiệm đối với những lời nói, việc làmcủa bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, yêu thương ông bà, cha mẹ, anhchị và bạn bè, biết ơn Bác Hồ và các thương binh liệt sĩ, biết đoàn kết bạn bè vàbiết bảo vệ môi trường…

Chính những mục tiêu trên mà việc giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹnăng ra quyết định cho học sinh tiểu học có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộcsống nói chung và chính bản thân các em nói riêng

Kỹ năng sống nói chung và kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết địnhnói riêng nó cũng chính như là cây cầu nối giúp cho con người vượt qua nhữngbến bờ của thử thách, ứng phó với những thay đổi của cuộc sống hành ngày.Giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định giúp cho các emphát triển kỹ năng cá nhân, kỹ năng nhóm, kỹ năng tập thể, xác định rõ giá trịcủa bản thân và tập thể, sống tự tin và có trách nhiệm với chính mình và xã hội

Trang 39

Giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định giúp cho các em

có thể giải quyết tốt các nhiệm vụ học tập, rèn luyên đặt ra trong cuộc sống hàngngày, giúp các em tự chủ, tự tin trong cuộc sống Giúp các em có thể sống antoàn khoẻ mạnh trong một xã hội luôn luôn biến đổi

1.3.3 Nội dung, nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng xử

lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh tiểu học

1.3.3.1 Nội dung giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3

Chương trình môn Đạo đức lớp 3 bao gồm 14 bài được thiết kế theo các chủđề: Gia đình, nhà trường, bản thân và môi trường Trong mỗi chủ đề có nhữngnội dung bài học cụ thể gắn liền với mẫu và quy tắc hành vi, gắn liền với cácchuẩn mực đạo đức và gắn liền với việc giáo dục quyền và bổn phậ n của trẻ

em trong gia đình nhà trường và xã hội Nội dung bài học đạo đức có thể tíchhợp với nội dung giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định

* Nội dung giáo dục kỹ năng xử lý tình huống cho học sinh tiểu học thông quamôn Đạo đức lớp 3 gồm các nội dung sau đây:

- Giáo dục cho các em có kỹ năng phân tích các dữ kiện của tình huống

- Kỹ năng thông cảm, chia sẻ với đối tượng và đặt địa vị mình vào người khác

- Kỹ năng đề ra các giả thuyết

- Kỹ năng lựa chọn các vấn đề cần giải quyết

- Kỹ năng ra quyết định trong xử lý tình huống

- Kỹ năng phân tích cái lợi, cái hại của việc ra quyết định đó

* Nội dung giáo dục kỹ năng ra quyết định cho học sinh tiểu học thông qua mônĐạo đức lớp 3 gồm các nội dung sau đây:

Trang 40

- Giáo dục cho học sinh có kỹ năng xác định các vấn đề, nhiệm vụ cần giảiquyết.

- Giáo dục cho học sinh kỹ năng đề xuất các phương án giải quyết

- Kỹ năng lựa chọn các phương án giải quyết

- Kỹ năng quyết định một trong những phương án đề xuất

- Kỹ năng tự đánh giá về quyết định đề xuất

1.3.3.2 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định chohọc sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3

* Nguyên tắc phù hợp với đối tượng giáo dục

Đối tượng được hưởng lợi từ giáo dục kỹ năng sống là hết sức đa dạng, từlứa tuổi mẫu giáo cho đến người lớn tuổi Từ những người phát triển bìnhthường và cả nhóm người có nguy cơ cao Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý,nghề nghiệp và môi trường sống của đối tượng mà đưa ra nội dung vàphương

Ngày đăng: 17/04/2014, 17:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Tiến Đạt (2004), Khái niệm "Kỹ năng" và khái niệm "Kỹ xảo trongđào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp", tạp chí phát triển Giáo dục, số 6 (60), Tr18- 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng" và khái niệm "Kỹ xảo trongđào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp
Tác giả: Nguyễn Tiến Đạt
Năm: 2004
1. Nguyễn Nh• An (1996), ph•ơng pháp dạy học giáo dục học, NXB ĐHQG Hà Nội Khác
2. Nguyễn Thanh Bình, (2007), Giáo trình Giáo dục kỹ năng sống, NXBĐHSP Hà Nội Khác
4. Vũ Dũng (chủ biên), (2000), Từ điển tâm lý học, NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội Khác
5. Vũ Dũng, (2006), Giáo trình Tâm lý học quản lý, NXB ĐHSP Hà Nội Khác
6. Nguyễn Văn Họ, Hà Thị Đức (2002), Giáo dục học đại c•ơng, NXB Giáo dục Khác
7. Đặng Thành H•ng (2002), Dạy học hiện đại, lý luận, biện pháp kỹ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
8. Phan Trọng Ngọ, (2005), Dạy học và ph•ơng pháp dạy học trong nhà tr•êng, NXB §HSP Khác
9. Nguyễn Thị Oanh, (2005), kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên, NXB Trẻ 10. Phạm Hồng Quang, (2005), Môi tr•ờng giáo dục, Đề tài khoa học giáo dục, tr•ờng ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, Thái Nguyên Khác
11. Đinh Nguyễn Trang Thu, Nguyễn Thị Cẩm H•ờng, (2004), Thiết kế bài giảng, Đạo đức lớp 3, NXB Hà Nội Khác
12. L•u Thu Thuỷ (chủ biên), (2006), Giáo trình Đạo đức lớp 3, NXB Giáo dục Khác
13. Song Tùng (1983), Tổ chức ra quyết định và thực hiện quyết định, NXB Sự thật Hà Nội Khác
14. Nguyễn Thị Tính (2008), Giáo trình ph•ơng pháp dạy học Đạo đức ở tr•ờng Tiểu học, NXB ĐH Thái Nguyên Khác
15. Quyết định số: 4385/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ GDĐT về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2009 - 2010 Khác
16. Vụ công tác lập pháp, (2005), Luật giáo dục năm 2005, NXB … Khác
17. Vụ công tác lập pháp, (2005), Luật giáo dục năm 2005, NXB … Khác
18. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ T• Ban chấp hành Trung Ương khoá VII, NXB CTQG, Hà Nội Khác
19. Http : / / www. e b oo k . e d u . vn/đổi mới ph•ơng pháp dạy học ở Tiểu học Khác
22. Carl Rogers, (2001), Ph•ơng pháp dạy và học hiệu quả. NXB Trẻ Khác
23. Lawrencek. Jones (2000), Những kỹ năng nghề nghiệp b•ớc vào thế kỷ 21, NXB TP HCM Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2a Thái độ của học sinh về việc tham gia xử lý tình huống (Đơn vị %) - biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 2.2a Thái độ của học sinh về việc tham gia xử lý tình huống (Đơn vị %) (Trang 54)
Bảng 2.2b Mức độ tham gia xử lý tình huống của học sinh lớp 3  trong quá trình học môn Đạo đức (Đơn vị %). - biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 2.2b Mức độ tham gia xử lý tình huống của học sinh lớp 3 trong quá trình học môn Đạo đức (Đơn vị %) (Trang 56)
Bảng 2.2c Thái độ tham gia ra quyết định của học sinh lớp 3  trong quá trình học môn Đạo đức (Đơn vị %). - biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 2.2c Thái độ tham gia ra quyết định của học sinh lớp 3 trong quá trình học môn Đạo đức (Đơn vị %) (Trang 57)
Bảng 2.2d Mức độ tham gia ra quyết định của học sinh  trong quá trình học môn Đạo đức lớp 3 (Đơn vị %). - biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 2.2d Mức độ tham gia ra quyết định của học sinh trong quá trình học môn Đạo đức lớp 3 (Đơn vị %) (Trang 59)
Bảng 2.2f  Thực trạng sử dụng hình thức tích hợp - biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 2.2f Thực trạng sử dụng hình thức tích hợp (Trang 64)
Bảng 2.2k Thực trạng về tính tự chủ của học sinh  khi xử lý tình huống và ra quyết định (Đơn vị %). - biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 2.2k Thực trạng về tính tự chủ của học sinh khi xử lý tình huống và ra quyết định (Đơn vị %) (Trang 69)
Bảng 2.3a Nguyên nhân dẫn đến thực trạng rèn kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng ra quyết định (Đơn vị %). - biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 2.3a Nguyên nhân dẫn đến thực trạng rèn kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng ra quyết định (Đơn vị %) (Trang 70)
Bảng 2.3b Những khó khăn mà giáo viên gặp trong việc - biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 2.3b Những khó khăn mà giáo viên gặp trong việc (Trang 72)
Bảng 3.1 Đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của các vấn đề  có tính nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng các biện pháp.( Đơn vị %) - biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 3.1 Đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của các vấn đề có tính nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng các biện pháp.( Đơn vị %) (Trang 102)
Bảng 3.2 Nhận xột đỏnh giỏ của chuyờn gia về mức độ hợp lý của cỏc biện  pháp  giáo  dục  kỹ  năng  xử  lý  tình  huống,  kỹ  năng  ra  quyết  định  cho  học  sinh  thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3.(Đơn vị %). - biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 3.2 Nhận xột đỏnh giỏ của chuyờn gia về mức độ hợp lý của cỏc biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3.(Đơn vị %) (Trang 104)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w