SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Nga Lĩnh TT MỤC LỤC Trang 1 Mở đầu 1 1 1 Lí do chọn đề tài 1 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 1 3 Đối tượng nghiên cứu 2 1 4 Phương pháp nghiên cứu 3 2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 3 2 1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2 2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 5 2 3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6 2 3 1 Xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh[.]
Trang 1TT MỤC LỤC Trang
2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6
2.3.1 Xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thành
2.3.2 Nắm rõ các nguyên tắc giáo dục giáo dục kỹ năng sống cho học
2.3.3 Phát huy vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 9
2.3.4 Tăng cường các hình thức tổ chức hoạt động NGLL theo chủ
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản than, đồng nghiệp và nhà trường 18
Trang 21 Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài :
Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kì thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam nhiều khoá đã nhấn mạnh: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước"
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu và yêu cầu về nội dung,
phương pháp giáo dục được chỉ rõ trong điều 2, Luật Giáo dục năm 2005: “Mục
tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
[1]
Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp học sinh rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình, cộng đồng và xã hội Sớm giáo dục kỹ năng sống giúp các em có được những trải nghiệm để có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn
bè, gia đình và xã hội; sống tích cực, vui vẻ, an toàn và lành mạnh Nếu các em
không được giáo dục kỹ năng sống các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỷ, dễ bị kích động… dẫn đến lệch lạc nhân cách Người thiếu kỹ năng sống dễ bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống; thiếu kỹ năng sống là một nguyên nhân nảy sinh nhiều vấn đề xã hội
Trong thực tế các nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng một
số lượng học sinh thiếu kỹ năng sống không ít, thể hiện: khi có người khách đến lớp các em không chào hoặc chào rất nhỏ, thiếu tự nhiên; ít khi dùng lời nói
“Cảm ơn”, “Xin lỗi”… Nhiều học sinh khi tham gia thảo luận ngại nói ra những khó khăn của bản thân, một số không biết giao tiếp theo những quy tắc tối thiểu trong gia đình và ngoài xã hội; nhiều học sinh thiếu kỹ năng tự phục vụ cho bản
thân kể cả vệ sinh cá nhân, kỹ năng làm một số việc đơn giản như dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng học tập, phòng học, nhà cửa…Đặc biệt một số em không biết xử lý một số tình huống trong cuộc sống, rất rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh khi gặp khó khăn
Trang 3Nhà trường là môi trường giáo dục mà ở đó trẻ không chỉ được học các kiến thức văn hóa, khoa học mà là nơi để các em học cách để tồn tại và phát triển, học cách để chung sống hòa nhập với cộng đồng Và hoạt động ngoài giờ lên lớp là môi trường tốt nhất để các em rèn kỹ năng sống Bởi vì Hoạt động
giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu
kém sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý của lứa tuổi học sinh tiểu học Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, hoạt động bảo vệ môi trường, lao động công ích và các hoạt động
xã hội khác [2]
Vì vậy có thể nói, kỹ năng sống của học sinh chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động học tập và giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục khác
trong nhà trường Trong đó hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo điều kiện cho HS tiếp
xúc và mở rộng ứng dụng thực tế, trải nghiệm được nhiều vấn đề trong các hoạt động xã hội đồng thời gây hứng thú trong học tập
Là một giáo viên Tổng phụ trách Đội trong nhà trường tôi luôn trăn trở làm thế nào để việc rèn kỹ năng cho học sinh đạt hiệu quả cao Từ lý do đó tôi mạnh
dạn chọn nghiên cứu và đưa ra "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học
Nga Lĩnh" để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng
sống và góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện
về Đức-Trí-Thể-Mỹ
1.2 Mục đích nghiên cứu :
Trên cơ sở nghiên cứu, cơ sở lí luận, thực trạng đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách hiệu quả
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh Trường Tiểu học Nga Lĩnh- Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa
- Các phương pháp cách thức để giúp học sinh rèn kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
Trang 41.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu một số tài liệu về rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động NGLL
- Phương pháp khảo sát thực tế: Điều tra các tình huống xem kĩ năng sống của các em trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Phương pháp điều tra, quan sát: Quan sát các kĩ năng trong mọi sinh hoạt trên trường
- Phương pháp thực hành: Cho các em được tiếp xúc với các tình huống trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để các em được va chạm với những tình huống trong cuộc sống và biết cách sử lí các tình huống
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho hoc sinh thông qua hoạt động NGLL để đúc rút kinh nghiệm
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống
Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong
não bộ của con người Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "Khả năng thích
nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày"
Trong giáo dục tiểu học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa;
ví dụ: Cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (Cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ
sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (Trong nghề nghiệp)
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn có thể quan niệm là việc tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc
Trang 5thay đổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện; giúp học sinh có thể sông an toàn, khỏe mạnh và tích cực, chủ động trong cuộc sống hằng ngày Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở
các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và
kỹ năng phù hợp
Thực tế cho thấy hoạt động ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học Bởi ở lứa tuổi này có những biến đổi cực kì trong hoạt động và trong đời sống của trẻ, cơ thể của học sinh tiểu học còn ít thích nghi với các điều kiện của tư thế tĩnh kéo dài là tư thế các
em thường giữ khi ngồi học do cơ và các xương còn yếu Vì vậy, đối với học
sinh tiểu học việc thay đổi các hình thức giáo dục là điều rất quan trọng Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thức phong phú, luôn thay đổi sẽ giúp cho học sinh được thay đổi tư thế trong quá trình giáo dục, nhiệm vụ trọng
tâm cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là củng cố tăng cường nhận thức; bồi dưỡng thái độ tình cảm và hình thành hệ thống kỹ năng hành vi Đặc biệt là nhiệm vụ hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi, nhiệm vụ này nhằm rèn
cho học sinh những kỹ năng thực hiện các công việc lao động đơn giản, các kỹ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài thể dục, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình, nhà trường và xã hội Kỹ năng tham
gia hoạt động tập thể, kỹ năng biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin chủ động giao tiếp với mọi người Dựa vào những kỹ năng hành vi này để rèn luyện kỷ xảo, thói quen đạo đức bền vững và tự quản trong sinh hoạt tập thể Như vậy chúng ta phải biết phát huy tận dụng nhiệm vụ này của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả nhất
Mặt khác, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động gần gũi, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, lôi cuốn các em tham gia; phạm vi kiến thức kỹ năng rộng lớn, thuận lợi cho giáo viên hướng dẫn lựa chọn các hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp Học sinh dễ tiếp thu, được trực tiếp tham
gia hoạt động từ đó hình thành kỹ năng một cách nhanh chóng
Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
Trang 6năng lực các nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Chính vì vậy kỹ năng sống rất cần thiết với mỗi cá nhân nhất
là hình thành từ lứa tuổi tiểu học
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Về phía nhà trường:
Năm học 2017-2018, nhà trường có 10 lớp với tổng số 265 học sinh Trường đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 Nhiều năm liền trường đat danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc Nhà trường đặc biệt chú trọng
đến việc "Rèn kỹ năng sống" cho học sinh thông qua các hoạt động NGLL Và
coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục
tiêu giáo dục Nên luôn tạo điều kiện cho liên Đội tổ chức các hoạt động theo chủ điểm, chủ đề Nhưng bên cạnh đó vẫn còn gặp không ít khó khăn khi tổ chức như: Cơ sở vật chất còn hạn chế để phục vụ các hoạt động Do trường thực hiện học 2 buổi/ngày nên khó sắp xếp thời gian để tổ chức hoạt động Nguồn kinh phí còn hạn hẹp để tổ chức các ngày lễ trong năm học
* Về phía giáo viên:
- Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa quan tâm hướng dẫn các em tham gia các hoạt động do Đội tổ chức một
cách tích cực
- Giáo viên đã tổ chức được một số hoạt động nhằm rèn luyện kỹ năng sống
cho học sinh nhưng còn chung chung, chưa đi sâu, chưa có biện pháp cụ thể thuyết phục, chưa thể hiện thường xuyên rõ nét
- Giáo viên còn lúng túng cả về nội dung và biện pháp giáo dục; nhận thức còn mơ hồ, chưa rõ, chưa đầy đủ là rèn kỹ năng sống cho học sinh là rèn những gì?
- Giáo viên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động một cách phong phú và đa dạng nên chưa gây được sự hứng thú của học sinh
* Về phía học sinh:
- Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động
Trang 7- Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều
- Kỹ năng giao tiếp hạn chế, còn e dè sợ sệt chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động tập thể một cách tích cực
- Quan niệm của đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi Toán, Tiếng việt mà không cần tham gia bất kỳ các hoạt động khác
- Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình
Số liệu khảo sát đầu năm học với tổng sô 62 học sinh khối 5:
Mức độ đạt được
cầu
Chưa đạt yêu cầu
Kỹ năng sống
KN giải quyết vấn đề 10 16.1 15 24.2 22 35.5 15 24.2
KN ra quyết định 15 24.2 12 19.4 15 24.1 20 32.3
Kĩ năng xử lý tình huống 14 22.6 16 25.8 17 27.4 15 24.2
Kĩ năng thể hiện sự tự tin 10 16.1 12 19.4 15 24.2 25 40.3
KN chia sẻ thông cảm 15 24.2 15 24.2 12 18.3 20 32.3
Qua thống kê khảo sát đã cho thấy số học sinh có kỹ năng sống ở mức độ tốt và khá còn chiếm tỷ lệ thấp, số học sinh có kỹ năng sống chưa đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ cao
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động NGLL, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
2.3.1: Xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thành một hệ thống.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như các quá trình hoạt động
giáo dục khác trong nhà trường đều có cấu trúc xác định Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là những kỹ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày, những tình huống của cuộc sống Những nội dung này hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những
Trang 8kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập Và mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống
Xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống chia thành 2 nhóm:
* Nhóm Kỹ Năng giao tiếp – Hòa nhập cuộc sống:
- Các em biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp học và bạn
bè thầy cô giáo
- Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi Thực tế trong nhà trường, thông qua môn Đạo đức, các hoạt động tập thể HS được dạy cách lễ phép nhưng khi đi vào thực tế nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu mình với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi các em làm sai
- Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn Đây là kỹ năng quan trọng mà không phải em nào cũng xử lý được nếu chúng ta không rèn luyện thường ngày
- Biết giúp đỡ khi thấy người khác khó khăn, hoạn nạn,…
* Nhóm kỹ năng trong học tập, lao động – Vui chơi giải trí:
- Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, kỹ năng quan sát, kỹ năng đưa ra ý kiến
chia sẻ trong nhóm
- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung
- Kỹ năng kiểm soát tình cảm – kỹ năng kìm chế thói hư tật xấu sở thích cá
nhân có hại cho bản thân và người khác
- Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động
Khi đã xây dựng được nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thì tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sinh cần:
- Bám sát vào nội dung của giáo dục kỹ năng sống và vận dụng linh hoạt các nội dung của giáo dục kỹ năng sống tuỳ theo từng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và điều kiện cụ thể
- Xác định rõ các nội dung giáo dục kỹ năng sống (Xác định rõ các kỹ năng sống cần hình thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Tạo ra động lực cho học sinh, làm cho học sinh tham gia một cách tích cực vào quá trình hình thành kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giải quyết vấn đề,
Trang 9kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng ứng phó với cảm xúc
2.3.2: Nắm rõ các nguyên tắc giáo dục giáo dục kỹ năng sống cho học sinh :
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống
Vì thế giáo viên cần nắm rõ nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
+ Tương tác: Các kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề … được hình thành tốt trong quá trình HS tương tác với bạn bè và những người xung
quanh Tạo điều kiện để các em có dịp thể hiện ý kiến của mình và xem xét ý kiến của người khác Do vậy GV cần tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục kỹ năng sống cho các em
+ Trải nghiệm: Cần phải có thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS được hoạt động thực, có cơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử lí
các tình huống cũng như phản biện…Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học trải nghiệm qua thực tế và nó có kĩ năng khi các em được làm việc đó
+ Nguyên tắc tiến trình và nguyên tắc thay đổi hành vi: Giáo viên không thể
giáo dục kỹ năng sống trong một lần mà kỹ năng sống là một quá trình từ nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi Thay đổi hành vi của một con người đặc biệt hành vi tốt là quá trình khó khăn Do vậy giáo dục kỹ năng sống không thể là ngày một ngày hai mà phải là một quá trình và cần duy trì
+ Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục giáo dục kỹ năng sống được thực hiện mọi lúc mọi nơi; giáo dục kỹ năng sống được giáo dục trong mọi môi trường như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối đa cho HS tham gia vào các tình huống thật trong cuốc sống
Do đó trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo thực hiện tốt các
nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống Một khi giáo viên năm chắc được các nguyên tắc này thì sẽ chủ động được việc xây dựng các nội dung, hình thức tổ chức phù hợp, phong phú, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh
Trang 102.3.3 Phát huy vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là cơ hội để giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh Hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục trong chương trình nội khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng
cho học sinh Nội dung của hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú, đa dạng, thể hiện qua câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động và các hoạt động xã hội khác Hoạt động ngoài giờ lên lớp tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc và mở rộng ứng dụng thực tế, trải nghiệm được nhiều vấn đề trong các hoạt động xã hội đồng thời gây hứng thú học tập cho học sinh
Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học bao gồm các hoạt động: Hoạt động văn hóa - văn nghệ; hoạt động vui chơi giải trí; thể dục thể
thao, hoạt động xã hội, lao động công ích, tiếp cận khoa học - kỹ thuật… Tùy đặc trưng của từng loại hình hoạt động mà hình thành cho học sinh kỹ năng sống thích hợp Đây là một số hoạt động mà tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia một cách tích cực
* Hoạt động văn hóa nghệ thuật:
Đây là loại hình hoạt động quan trọng không thể thiếu trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là học sinh tiểu học Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau như: Hát, múa, thơ ca, hò vè, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui, độc tấu, nhạc
cụ, kể chuyện… Các hoạt động này góp phần hình thành các kỹ năng mạnh dạn,
tự tin trước đám đông; đây là một trong những kỹ năng quan trọng trong xu thế toàn cầu
Một số hình ảnh hoạt động văn hóa nghệ thuật