1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi tại trường mầm non hàm rồng TP thanh hoá

22 178 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được tiến hành trong toàn bộcác hoạt động hằng ngày như: vui chơi, học tập, lao động vừa sức, lễ hội, thamquan…Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối vơ

Trang 1

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU……… ……….…… …02

1 Lý do chọn đề tài……… ……… 02

2 Mục đích nghiên cứu 03

3 Đối tượng nghiên cứu 03

4 Phương pháp nghiên cứu 03

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 03

1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm…… …… 03

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm… …… 04

3 Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề… 05

4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm………… … 17

III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……… ……… 19

1 Kết luận 19

2 Kiến nghị 20

Trang 2

Để đạt dược điều đó thì việc chăm sóc, giáo dục trẻ phải có sự chung taygóp sức của nhà trường, gia đình và xã hội Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽcủa nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian đểquan tâm đến con cái bên cạnh đó cũng có một số phụ huynh thường bao bọc,nuông chiều trẻ một cách thái quá, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỉ, không quantâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế, gây khó khăncho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra Vì vậy, một số trẻ vẫn rất hạnchế trong các kỹ năng sống cơ bản hàng ngày Một số trẻ rất thụ động khi cónhững tình huống xảy ra Chính vì vậy, việc rèn kỹ năng sống cho trẻ là mộtviệc làm hết sức cần thiết giúp trẻ có những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống.

Kỹ năng sống là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vi củacon người Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho các cháu rấtnhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp các cháu sớm

có một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức

và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướngđến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng Giáo dục

kỹ năng sống cho trẻ mầm non có ý nghĩa hết sức quan trọng cho cả cuộc đời

Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiềuvấn đề phức tạp liên tục nảy sinh Bên cạnh những tác động tích cực, còn cónhững tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em Nếumỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựachọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượtqua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi rotrong cuộc sống Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được tiến hành trong toàn bộcác hoạt động hằng ngày như: vui chơi, học tập, lao động vừa sức, lễ hội, thamquan…Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc dạy những kỹ năng sống cầnthiết với cuộc sống của trẻ Để có được những kỹ năng sống, trẻ cần phải có thờigian và quá trình tập luyện thường xuyên với sự hổ trợ của cô giáo, người lớn vàbạn bè

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có những kinhnghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúptrẻ biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năngsáng tạo; biết yêu thương, chia sẽ biết lắng nghe người khác nói, đồng thời biếtdiễn đạt ý của mình trong nhóm bạn; ngoài ra còn xây dựng cho trẻ lòng tin, chủđộng và biết cách sử lý các tình huống trong cuộc sống khi tiếp nhận thử thách

Trang 3

mới, đặt nền tảng cho cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sốnghài hòa trong tương lai.

Mục tiêu của việc rèn kỹ năng sống nhằm phát triển, nuôi dưỡng những giátrị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp cânbằng cuộc sống trên các lĩnh vực nền tảng: thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinhthần Xuất phát từ những lý do trên là giáo viên trực tiếp đứng lớp 4 - 5 tuổi Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vaitrò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ Tuy nhiên việcgiáo dục kỹ năng sống chưa trở thành một môn với một giáo trình chuẩn, đượcáp dụng trong nhà trường Với trái tim là người mẹ thứ hai của trẻ trong năm

học 2017-2018 đã thôi thúc tôi lựa chọn “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Hàm Rồng”, với mong

muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện mục tiêu giáo dụctrong giai đoạn hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích tôi nghiên cứu: Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5tuổi nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tintrong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ nhằm củng cố rèn luyện cho trẻnhững kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động học, chơi, ăn, ngủ của trẻnhằm thúc đấy, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường nói riêng và nângcao chất lượng đổi mới giáo dục nói chung

3 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi tạitrường mầm non Hàm Rồng

4 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra là giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các giácquan để chi giác có mục đích đối với các đối tượng trong tự nhiên và xã hội màkhông cần sự can thiệp vào các quá trình diễn biến của hiện tượng hoặc sự vậtđó

- Phương pháp quan sát là khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộngnhằm phát triển những quy luật phân bố trình độ phát triển, những đặc điểm vềmặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp dùng lời động viên khích lệ,phương pháp thực hành trải nghiệm

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Cơ sở lý luận:

Đối với trẻ mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo “điểm khởi đầu” của

quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

là quan trọng và rất cần thiết Nếu các kỹ năng sớm được hình thành thì trẻ sẽ cónhân cách phát triển toàn diện và bền vững Có nhiều công trình khoa học đãchứng minh rằng: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu đời là chìa khoáthành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ

Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹnăng cuộc sống và biết sử dụng linh hoạt những kỹ năng này thì không đảm bảocá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối

Trang 4

quan hệ tốt với mọi người Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lí xã hội để đápứng và đối phó những yêu cầu, thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Kỹ năng sống của trẻ mầm non bao gồm những kỹ năng cơ bản sau: Kỹnăng giải quyết tình huống có vấn đề; kỹ năng thích nghi; kỹ năng khám phá thếgiới xung quanh; kỹ năng trong giao tiếp; kỹ năng tự chăm sóc bản thân; kỹnăng tạo niềm vui; kỹ năng tự bảo vệ; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năngnhận thức…Vì vậy dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinhnghiệm sống của người lớn nhằm giúp cho trẻ có những kỹ năng đương đầu vớinhững khó khăn trong cuộc sống Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức củamình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp Muốn nhưvậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành

2 Thực trạng vấn đề của lớp trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Năm học 2017 - 2018 bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy tạilớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi: có tổng số 50 trẻ: trẻ học rất ngoan, có nề nếp họctập, mỗi một hoạt động học tập trẻ rất tích cực Trong quá trình thực hiện nhiệmvụ chăm sóc giáo dục trẻ có những thuận lợi và khó khăn như sau:

a Thuận lợi

Cơ sở vật chất cũng như các trang thiết bị dạy học được nhà trường trangbị và cấp phát tương đối đầy đủ, như các tài liệu chuyên môn, tập san để nghiêncứu học tập mở rộng kiến thức, được bồi dưỡng về chuyên môn do Phòng Giáodục Đào tạo tổ chức, dự giờ, thao giảng, học tập lớp bạn, trường bạn

Trẻ có nề nếp học tập, vui chơi và tích cực tham gia vào các hoạt động Được sự quan tâm của nhà trường đã đầu tư các trang thiết bị công nghệthông tin cho lớp và cấp phát đầy đủ đồ dùng đồ chơi cần thiết cho công tác dạy

và học trên lớp

Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của con mình, sẵnsàng hỗ trợ, phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ cũngnhư việc tìm kiếm nguyên vật liệu ủng hộ giáo viên trong việc làm đồ dùng, đồchơi phục vụ cho viêc dạy và học của cô và trẻ trên lớp

Điều kiện cơ sở vật chất để dạy trẻ thực hành hành vi lễ giáo, liên hệ thựctế cũng còn nhiều khuyết điểm nên việc giáo dục chỉ dừng lại ở cung cấp kiếnthức Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên, hay nóileo, trả lời không trọn câu hay một số cháu rất ít nói và rụt rè trong giao tiếp

Trang 5

Trong lớp định biên số trẻ quá đông so với chỉ tiêu của nghành học nên cũnggây rất nhiều tới việc chăm sóc giáo dục và rèn kỹ năng sống cho trẻ Từ nhữngthuận lợi và khó khăn trên tôi luôn trăn trở một suy nghĩ rằng mình phải có biệnpháp như thế nào để hình thành nề nếp rèn kỹ năng sống tốt nhất cho trẻ

3 Một số biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

Muốn giáo dục trẻ tốt trước hết ta phải hiểu được tâm, sinh lý trẻ, trẻ đangcần gì, muốn gì? Qua đó chúng ta đưa ra được những biện pháp giáo dục hiệuquả Để nắm được tình hình, khả năng của trẻ ngay đầu năm học tôi đã tiến hànhxây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng sống phù hợp với trẻ lớp tôi

Như sau:

trẻ ks

Biện pháp 1 Xây dựng kế hoạch và tạo môi trường thuận lợi để dạy

kỹ năng sống cho trẻ

Bản thân tôi đã xây dựng các kế hoạch giáo dục theo năm, tháng, tuần;

theo từng chủ đề có sự phê duyệt và kiểm tra của Ban giám hiệu Xây dựng kếhoạch tổ chức hoạt động học có chủ định theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm theo Thông tư 28 của BGD&ĐT

Bước 1: Xác định mục tiêu theo đúng độ tuổi, nắm được trong việc thựchành các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ dựa vào các tiêu chí và chỉ sốdành cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

Bước 2: Xây dựng bộ ngân hàng mục tiêu dựa vào từng chủ đề phù hợp

Trang 6

Bước 3: Xây dựng kế hoạch chủ đề, mục tiêu của chủ đề phải dựa trênngân hàng mục tiêu đã lên

Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện chủ đề tích hợp dạy trẻ kỹ năng sốngtrong mọi hoạt động trong ngày

Bước 5: Thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải dựavào nhu cầu và hiểu biết của trẻ theo từng độ tuổi, từng cá nhân

Bước 6: Đánh giá sự phát triển của trẻ theo ngân hàng mục tiêu đã lên

- Lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp với đặc điểm tâm sinh

lý của trẻ theo độ tuổi, nội dung từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó Xâydựng các ngân hàng mục tiêu, chỉ số phải căn cứ vào đặc điểm nhận thức của trẻtheo từng chủ đề Giáo viên căn cứ vào mục tiêu cần đạt và khả năng của trẻ đểxác định phương pháp hoạt động, nội dung các bài tập rèn kỹ năng cho trẻ, phùhợp cho cả lớp, phù hợp với từng cá nhân trẻ (cá nhân trẻ đặc biệt), đảm bảo tínhphù hợp, hài hòa theo từng độ tuổi, chủ động sắp xếp trình tự hoạt động theo chủđịnh của mình và mức độ hứng thú của trẻ

- Xây dựng, kế hoạch đánh giá trẻ nhằm ghi chép hàng ngày từng chi tiết về

sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, với bạn, ghi chép những kỹ năng trẻđạt được trong mỗi ngày làm căn cứ, thước đo để đánh giá cuối mỗi độ tuổi,cuối giai đoạn phát triển của trẻ Cũng từ biện pháp này, tôi có dữ liệu, sản phẩmđể đánh giá trẻ, đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dụctừng trẻ vì mỗi trẻ rất khác nhau và giúp trẻ sớm hình thành các kỹ năng sống

- Các bài tập và nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải tự lập, tự phụcvụ

Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục trẻ Có môitrường vật chất và môi trường xã hội Để có môi trường dạy kỹ năng sống tốtcho trẻ đạt hiệu quả ngay từ đầu năm tôi đã phối hợp với giáo viên trên nhómlớp trang trí nhóm lớp theo chủ đề; tạo không khí, môi trường phù hợp với từngchủ đề đồng thời lồng ghép các hoạt động giáo dục tạo tình huống để trẻ rèn các

kỹ năng

+ Ví dụ:

* Ở chủ đề: “Trường mầm non”: Rèn trẻ kỹ năng giao tiếp: Chào hỏi, tạm

biệt, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn bè, vui vẻ thân thiện,lắng nghe ý kiến, chia sẻ thông tin, hòa thuận với các bạn, giúp đỡ bạn khi cầnthiết cùng bạn hoàn thành công việc

* Ở chủ đề “Gia đình”: Dạy trẻ những khả năng ứng xử phù hợp với những

người gần gũi xung quanh: Lễ phép với người lớn, quan tâm nhường nhịn emnhỏ, giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức, biết trò chuyện lễ phép, thân mậtchơi vui vẻ với bạn, không quậy phá làm ồn biết thể hiện cảm xúc, chia sẻ đồngcảm

* Ở chủ đề “Bản thân”: Rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ: Tự mặc cởi quần áo,

cách sử dụng vệ sinh đúng cách, vệ sinh cá nhân, trong ăn uống cách mặc quầnáo phù hợp với thời tiết biết bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm,biết một số thông tin về bản thân…

* Ở chủ đề “Nghề nghiệp”: Lồng ghép các bài thơ câu đố để trẻ hiểu ý nghĩa

của các nghề từ đó trẻ biết tuân thủ sự phân công phối hợp với bạn bè để hoàn

Trang 7

thành công việc chung, khả năng sáng tạo, diễn tả ý tưởng, kỹ năng sử lý tìnhhuống.

* Chủ đề “Thế giới thực vật”: Dạy trẻ kỹ năng biết yêu thiên nhiên, trồng và

chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường

* Chủ đề “Phương tiện giao thông”: Dạy trẻ kỹ năng tuân thủ một số quy

định giao thông khi đi trên đường, những hành vi văn hóa nơi công cộng như: Đinhẹ, nói khẻ, không chen lấn xô đẩy nhau…

* Chủ đề “Quê hương đất nước – Bác Hồ” dạy trẻ kính yêu Bác Hồ, quan

tâm đến những di tích lịch sử, địa danh, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương đất nướcgiữ gìn và bảo vệ môi trường

Với công tác xây dựng tốt môi trường giáo dục trong trường mầm non nhưvậy đó chính là phương tiện, là điều kiện để giúp trẻ lớp tôi phát triển toàn diện

về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xãhội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào các cấp học sau này Vì thế để thựchiện được việc rèn kỹ năng sống cho trẻ thì không thể thiếu đi cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vềtầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống, hình thành thói quen sống, nề nếpsinh hoạt tới các bậc cha me và cộng đồngvề kế hoạch thực hiện chuyên đề kỹnăng sống cho trẻ có sự phối hợp, hỗ trợ kinh phí để xây dựng môi trường, muasắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi đủ theo thông tư 02/2010/TT – BGDDT của

Bộ GD&ĐT nhằm đảm bảo trong quá trình triển khai và thực hiện

Bên cạnh việc trang trí sắp đặt môi trường trong lớp rất quan trọng Tôi đãsưu tầm rất nhiều video, tranh ảnh về việc trang trí các góc, lớp học xung quanhmục đích cho trẻ hiểu biết về cách sống, các mối quan hệ xã hội Song song vớiviệc đó cùng với những đồ dùng, đồ chơi sẵn có của nhà trường Bản thân tôikhi được là giáo viên phụ trách lớp 4 – 5 tuổi, tôi đã cùng với đồng nghiệp, phụhuynh thường xuyên sưu tầm những vật dụng đã qua sử dụng như: rơm rạ, chainước, các hộp nhựa, hộp sữa, vỏ kẹo, đĩa CD đã hỏng, lá cây rụng, cành khô,giấy báo, tạp chí, lịch cũ…Những vật liệu được thu gom và vệ sinh sạch sẽ, kếthợp với việc vận dụng những nguyên vật liệu phế thải đã gắn ghép chúng vớinhau để mô tả các vật trong cuộc sống xung quanh trẻ, tạo hình khối và bỏ vàocác thùng, hộp phân loại để trẻ hoạt động ngay trên các mảng tường trang trí vớinội dung và các bài tập rèn kỹ năng sống cho trẻ Chuẩn bị tốt các điều kiện đồdùng đồ chơi, vật liệu chơi, các góc chơi phù hợp với từng chủ đề nhằm đáp ứngnhu cầu hứng thú chơi của trẻ đảm bảo đủ đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ tổchức các hoạt động chăm sóc, giáo dục theo chương trình

Ví dụ: Ở chủ đề “Bản thân”, nhánh là “Tôi là ai?” Để thực hiện việc rèn kỹ

năng sống cho trẻ Giáo viên đưa ra các bài tập được làm thành tranh ảnh về cơthể bé, cách gấp quần áo, quy trình đánh răng, rữa mặt, rữa tay Giáo viên trangtrí tranh ảnh đó leencacs mảng tường, tạo góc mở để trẻ khám phá, thực hành.Trẻ có thể hoạt động bằng cách sắp xếp các quy trình theo đúng thứ tự cô giáoyêu cầu

Biện pháp 2: Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội để hình thành thói quen nhân cách cho trẻ.

Trang 8

Cách giao tiếp không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi học mà cònrất quan trọng đối với cuộc sống sau này của trẻ kỹ năng giao tiếp là một kỹnăng nền tảng giúp trẻ nhận biết giá trị sống và hình thành kỹ năng sống Vì thếcần quan tâm và giúp trẻ một cách tự nhiên từng bước một trong suốt chiều dàiphát triển nhân cách của trẻ.

* Kỹ năng giao tiếp với bạn bè:

Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội chúng ta ngày nay, là nơi

đa văn hóa, đa tính cách và cũng đa sở thích Mô hình này tạo cơ hội cho giáoviên có thể dạy trẻ học cách chấp nhận và có cơ hội để khám phá những sởthích, những mối quan tâm chung của nhau

Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác tôi tạo ra môi trườngcho trẻ giao tiếp với nhau và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết Và tôi đưa ramục tiêu, các chỉ số yêu cầu trẻ thực hiện: Không tranh giành đồ chơi với bạn,trong chỉ số này tôi lên kế hoạch rèn kỹ năng giao tiếp cho cả lớp nói chung,vào các buổi chiều bình bầu và nhận xét buổi chơi, tôi cho cả lớp nhận xét xemtrong giờ chơi bạn nào còn tranh giành đồ chơi thì bạn đó không được cắm cờ,cuối tuần bạn nào nhiều cờ sẽ được tặng bé ngoan, ngoài ra các giờ chơi, giờđón trả trẻ, trẻ nào có biểu hiện hành vi sai trái là tôi giải thích và sửa ngay chotrẻ, việc làm đó rất tốt cho trẻ vì trẻ biết được điều gì nên làm, điều gì không nênlàm và nhân cách sống của trẻ sẽ được phát triển toàn diện hơn

Ngoài ra tôi còn sưu tầm một số câu chuyện, bài thơ mang tính giáo dục.Giúp trẻ thấy các nhân vật trong chuyện, bài thơ khi giao tiếp với nhau như thếnào? bài thơ:

Lời chào

Đi về con chào mẹ! Làm mát ruột cả nhà

Ra vườn cháu chào bà Đẹp hơn mọi bông hoa

Ông làm việc trên nhà Cháu kính yêu trao tặng

Cháu lên chào ông ạ! Chỉ những người đi vắng

Lời chào thân thương quá Cháu không được tặng chào!

Biết cảm ơn xin lỗi

Cảm ơn xin lỗi Dù với ai cũng phải

Ai giúp cho cái gì Xin lỗi cho đàng hoàng

Nhớ cảm ơn ngay đi Muốn trở thành bé ngoan

Lỡ làm điều sai trái Phải biết làm như vậy

- Tính cách của mỗi trẻ khác nhau, có những trẻ hoạt bát, hiếu độngnhưng cũng có những đứa trẻ chậm chạp thụ động hay quá nóng nảy…Vì thếgiáo viên cần biết rõ tính cách của từng trẻ để có thể cho các trẻ chơi với nhữngngười bạn thích hợp nhằm tránh xảy ra va chạm về tính cách Vì vậy trước khichơi tôi thường cho trẻ đọc bài thơ:

Giờ chơi của bé

Giờ chơi đến rồi Chờ bạn cùng chơi

Trang 9

Bạn lấy đồ chơi Cô thấy cô mừng

Tôi ra trước nhé Cô khen ngoan thế!

Ngoài ra tôi còn dạy trẻ “giao tiếp” bằng mắt và nở một nụ cười thânthiện, tự nhiên dạy trẻ phải luôn giữ lời hứa khiến cho buổi nói chuyện trở nênthật thoải mái thật chân thành khi tham ra các hoạt động vui chơi ở lớp

Hình ảnh trẻ đang chơi với nhau vui vẻ

* Kỹ năng giao tiếp với người lớn tuổi

Như ở phần lí do chọn đề tài tôi đã đề cập các trẻ hầu như chưa có kỹnăng giao tiếp, kỹ năng chào hỏi…lý do phụ huynh đều là lao động tự do vàđiều quan trọng là chưa có khái niệm dạy kỹ năng cho trẻ, mà chủ yếu là nuôngchiều với suy nghĩ đơn giản là trẻ còn nhỏ chưa biết gì, chiều con chút cũngkhông sao Nhưng điều đó sẽ tạo nên những hành vi và nhận thức sai lệch củatrẻ mà dần dần sẽ biến thành thói quen khó thay đổi

Vì vậy đối với trẻ người lớn cần tập cho trẻ những lời nói lễ phép và tựnhiên không quá màu mè và hình thức, không nói tự do Điều này trẻ sẽ họcđược một cách có hiệu quả thông qua cách giao tiếp ứng xử của bố mẹ, ngườithân trong gia đình, cô giáo và những người xung quanh Chúng ta sẽ không thểkiểm soát được khi người lớn trong gia đình nói năng thô lỗ và không có hành vilịch sự tối thiểu Trong xã hội ngày nay với công nghệ tiến tiến phát triển khôngngừng về mọi mặt, thì những kỹ năng giao tiếp, chào hỏi tối thiểu lại mất dần đi

Và tôi quyết định đưa ra biện pháp rèn kỹ năng chào hỏi, giao tiếp trong giờđón, trả trẻ

Ví dụ : Thời gian đầu trẻ chưa có kỹ năng chào hỏi và giao tiếp với cô vớibạn, tôi chủ động chào trẻ trước “Cô chào bạn Thảo Nguyên” thì lúc đó trẻ sẻbiết đáp lại câu chào “con chào cô ạ” và tôi nhắc trẻ chào bố, mẹ đi để vào lớphoặc khi trẻ đang chơi mà có khách đến lớp tôi nhắc trẻ “các con chào các cô,các bác đi” cứ như thế dần dần trẻ có thói quen chào cô, chào bố, mẹ, chào

Trang 10

khách, khi đến lớp, khi ra về Còn với trẻ chưa có kỹ năng giao tiếp nhiều với

cô, với bạn tôi thường xuyên gần gũi trẻ hơn, trò chuyện với trẻ nhiều hơn vềnhững người thân của trẻ, về thế giới xung quanh từ đó trẻ mạnh dạn hơn khitiếp xúc và giao tiếp với cô, với bạn và mọi người

Hình ảnh cô và trẻ chào hỏi nhau trong giờ đón trẻ

- Ngoài ra tôi còn sưu tầm những bài thơ, những câu chuyện, bài hát có

nội dung giáo dục lễ giáo như: Bài hát “con chim vành khuyên”; Bài thơ “lờichào”, “Phải là hai tay”, “Cảm ơn xin lỗi”…phô tô cho phụ huynh để phụ huynhnắm được và giúp trẻ học thuộc và hiểu các bài thơ đó Bên cạnh đó tôi còn chotrẻ tham ra các trò chơi đóng vai để trải nghiệm kỹ năng chào hỏi và giao tiếptạo tình huống cụ thể giúp trẻ giải quyết, chọn cách giao tiếp với người lớn chophù hợp

Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống qua các môn học và thông qua các hoạt động trong ngày ở trường mầm non.

* Thông qua hoạt động học

Lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động giáo dụctrên lớp nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hóa cho trẻ.Để việc giáo dục kỹ năng sống gây hứng thú và đạt hiệu quả hơn cho trẻ tôi đãtiến hành cụ thể với từng lĩnh vực

- Lĩnh vực phát phát triển thể chất

Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động như đi, chạy, nhảy, tung, ném, bắt,bật; Trẻ biết thường xuyên rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, trẻ biết trong khi tậpkhông chen lấn, xô đẩy nhau, biết chờ khi đến lượt Dạy trẻ sự tự tin một trongnhững kỹ năng cần thiết cho trẻ

Ví dụ: Trẻ lên thể hiện các vận động cơ bản “Bò chui qua cổng, ném bóngbằng hai tay, chạy nhanh 10m…” Trẻ tự tin với các trò chơi vận động: chuyền

Trang 11

bóng, ném vòng cổ chai, ô tô vào bến Vui vẻ thể hiện các trò chơi dân gian như:Lộn cầu vồng, rồng rắn lên mây, thằn lằn cẳng dế…

+ Trong hoạt động học làm quen văn học: Được nghe kể chuyện, với trẻ làđiều vô cùng thích thú thông qua các nội dung bài thơ, câu chuyện giúp trẻ cóđược những kỹ năng sống quý báu

Ví dụ: Qua câu chuyện: “Người bạn tốt” Cô giáo dục trẻ tình đoàn kết,thương yêu giúp đỡ bạn bè, biết nói những lời cảm ơn chân tình khi được ngườikhác giúp đỡ mình Trong câu chuyện: “Hai anh em”; Dạy trẻ học tập sự chămchỉ lao động

Chủ đề gia đình:

Để giáo dục trẻ về tình yêu thương biết ơn bố mẹ tôi chọn những câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Kể chuyện đọc thơ, ca dao cho trẻ cho trẻ hàng ngày bằng phương phápmưa dầm thấm lâu là con đường ngắn nhất, đơn giản, hiệu quả nhất để giáo dụcnhân cách cho trẻ

- Lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:

+ Tham gia các trò chơi tập thể, thực hành các tình huống nhằm rèn luyện mộtsố kĩ năng tự bảo vệ bản thân biết từ chối, xử lý những tình huống khi thấykhông an toàn

Ví dụ: Dạy trẻ biết mạnh dạn chủ động chia sẻ thông tin với các bạn trong lớp,người thân khi xảy ra hiện tượng bị dọa nạt, bị ức hiếp:

+ Xem tranh về một số việc làm tốt trong cuộc sống như tranh về sự lễ phéptranh về hành động bé nên làm khi đến lớp, khi ở nhà, tranh bé làm việc giúp đỡbố mẹ…

+ Cô giáo cho trẻ chủ động để trẻ nói lên những điều cần làm khi hình thành

kỹ năng sống

+ Cho trẻ tham gia trồng cây, bảo vệ vật nuôi, tham gia các hoạt động laođộng

+ Dạy cho trẻ biết sử dụng điện nước tiết kiệm đúng cách: Rửa tay trước khi

ăn, sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín uống sôi, đi vệ sinh đúng nơi qui định,sắp xếp đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ, gọn gàng, tham gia trực nhật lớp

Ngày đăng: 17/09/2018, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w