Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hộinhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năngthực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình tron
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠỌ QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON XUÂN ĐỈNH A
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên SKKN: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5-6 TUỔI)”
Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Tác giả: Lê Thị HươngChức vụ: Giáo viên
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÃ SKKN
(Dùng cho HĐ chấm của Sở)
Trang 2SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên SKKN: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5-6 TUỔI)”
Trang 3STT Nội dung Trang
Trang 43.6 Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ để dạy trẻ các kỹnăng sống tại gia đình 21
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Lý do chọn đề tài:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Trang 5Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc Việc bảo
vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và củamỗi gia đình Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong
sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻsau này Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”.Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sựphát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được haykhông, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” _ Trích lời Chủtịch Hồ Chí Minh trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên củanước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân,chiếm vị trí quan trọng Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sởban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người Ở lứa tuổimầm non giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong
xã hội hiện đại Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hộinhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năngthực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhautrong cuộc sống.Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ
em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng Giáo dục kỹ năng sống phảiđược đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân đểsống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa
Xã hội hiện đại phát triển như vũ bão về khoa học công nghệ thông tin, biếnđộng về kinh tế, giao thoa về văn hóa, nhiều vấn đề xã hội phức tạp liên tục nảysinh, đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người Bên cạnh những tácđộng tích cực, còn có những tác động tiêu cực gây nguy hại cho con người, đặcbiệt là trẻ em Nếu mỗi người - trong đó có trẻ em - không có những kiến thứccần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực
để ứng phó, để vượt qua những thách thức, mà hành động theo cảm tính, thì rất
dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống Đứng trước những yêu cầu của sự tiến
bộ xã hội và những thách thức từ sự đổi thay của đời sống xã hội hiện đại, từthập kỷ 90 của thế kỷ XX, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như, tổ chức Y tế thếgiới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học và các nhàgiáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục – hình thành kỹ năng sống để tạocho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thứccủa cuộc sống hằng ngày Mặt khác, cũng theo UNESCO, nếu khi trẻ em 8 tuổi
Trang 6mới giáo dục – hình thành kỹ năng sống cho trẻ thì đã là quá trễ! Vì đến độ tuổinày, trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các thói quen – nếp sống, những cơ sởnền tảng cho việc hình thành nhân cách cho trẻ về sau, trừ phi có sự thay đổi sâusắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độtuổi này Điều đó cho thấy tầm quan trọng và sự khẩn thiết của việc rèn luyện -hình thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bậc mầm non Việc hìnhthành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thànhnhiệm vụ quan trọng Kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹnăng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có
ý nghĩa Việc hình thành kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàndiện về nhân cách Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năngsống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa Giúp trẻ hiểu và biếnnhững kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trongquá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phótrước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyếtmâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực
Theo công văn số 463/Bộ Giáo dục và Đào tạo – Giáo dục thường xuyên vềviệc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dụcmầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên Nội dung giáo dục kỹnăng sống cho trẻ mầm non là giúp trẻ nhận thức về bản thân: sự tự tin, tự lực,thực hiện những quy tắc an toàn thông thường, biết làm một số việc đơn giản;hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết: thể hiện tình cảm, sự chia
sẻ, hợp tác, kiên trì, vượt khó; hình thành một số kỹ năng ứng xử phù hợp với
gia đình, cộng đồng, bạn bè và môi trường Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm
giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách Cung cấp cho mỗi trẻ nhữngkiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ýnghĩa Giúp trẻ hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thànhhành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với ngườikhác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử vớimọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân mộtcách tích cực
Trang 7trải nghiệm vào các hoạt động vui chơi hay học tập tích cực để từ đó trẻ lĩnh hộiđược các kiến thức đầy đủ nhất Đặc biệt, khi trẻ chuẩn bị vào lớp một, các bậcphụ huynh lại luôn lo lắng liệu rằng con mình có đủ sức khỏe và khả năng đểtheo học thật tốt cùng các bạn ở trường Tiểu học hay không.
Đối với giáo viên mầm non: Giáo viên thường lo lắng đối với những trẻ cómột số vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiêntrẻ đến trường Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đếnlượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻkhông thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy Vì vậy, giáo viên phải tốnrất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơbản ở trường mầm non giúp trẻ ổn định nề nếp nhóm lớp và có các thói quen tốttrong sinh hoạt hàng ngày
Đối với trẻ mầm non: Đây là giai đoạn trẻ học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trịsống để phát triển nhân cách, đồng thời trẻ rất dễ bộc lộ cảm xúc, chưa có nhiều
kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc, vốn hiểu biết về thế giới xungquanh còn nhiều hạn chế do đó nhiều trẻ còn thụ động, không biết ứng phó vớicác tình huống nguy cấp, không biết tự bảo vệ mình trước nguy hiểm hoặc tìmkiếm sự giúp đỡ từ người khác Do đó việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất cầnthiết bởi kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân trẻ, giúp trẻ có nhận thức đúng
và hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non Giáo dục kỹ năng sống cho trẻđang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục các nước Kỹ năng sốnggiúp con người làm chủ cuộc sống, sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trongmột xã hội hiện đại với văn hoá đa dạng và nền kinh tế phát triển
Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái
độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh Vì vậy cần giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ ngay từ khi còn thơ bé, sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thântránh khỏi những nguy hiểm Trẻ có thể hoà nhập nhanh với cuộc sống xungquanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đóhọc hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năngcủa bản thân Nếu thiếu các kỹ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi nhữnglúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huốngxảy ra trong cuộc sống hàng ngày Việc trang bị những kỹ năng sống phù hợpgiúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng
Song trên thực tế, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm noncòn chưa được quan tâm nhiều và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầmquan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻhiểu và hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
Trang 8Là giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), nhận thức đượctầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi suy nghĩ làmthế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có hiệu quả Tôi nhận thấy rằng đối vớitrẻ 5-6 tuổi giáo dục kỹ năng sống không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng,thế nào là sai như ta thường làm Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theonhững chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉcung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảngcách còn rất lớn Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựachọn giữa những giải pháp khác nhau Quyết định phải xuất phát từ trẻ Qua thờigian thực hiện tôi đã tích lũy được một vài kinh nghiệm, đó chính là lí do tôi
chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi)”.
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề này là để tìm cách vận dụng phương pháp giáo dục ápdụng vào bài dạy, hướng dẫn trẻ một số biện pháp để nâng cao hiệu quả giáodục KNS cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
4 Đối tượng nghiên cứu.
Tôi nghiên cứu và phát triển kỹ năng sống
5 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Đối tượng khảo sát: Trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
Đối tượng thực nghiệm là trẻ: Trẻ 5-6 tuổi lớp mẫu giáo lớn A3 tôi đang công tác
6 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2017
Trang 9Tháng 1/2017 Tháng 2/2017 Thực hiện các biện pháp
Ghi chép chi tiết các biện pháp và kết quả tiến bộcủa trẻ
Tháng 2/2017 Tháng 3/2017 Khảo sát khi thực hiện đề tài
Đánh máy, in, đóng quyển SKKNNộp bản SKKN
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận:
Kỹ năng sống: Theo Từ điển tiếng Việt, kỹ năng là khả năng vận dụng nhữngkiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế, phải thực hiệnđúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiếnhành hành động ấy, cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ Ở mức
độ kỹ năng, công việc được hoàn thành trong điều kiện hoàn cảnh không thayđổi, chất lượng chưa cao, thao tác chưa thuần thục và còn phải tập trung chú ýcăng thẳng, kỹ năng được hình thành qua luyện tập
Trẻ em 5 – 6 tuổi đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ về thể chất, tìnhcảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, và tronggiai đoạn quan trọng chuẩn bị cho trẻ em vào lớp Một Vì vậy, những kỹ năngsống của trẻ ở giai đoạn này cần có những đặc trưng sau
Kỹ năng sống phải phù hợp với lứa tuổi, hình thành và phát triển cho trẻ emnhững chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng; khơidậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở cáccấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời của trẻ
Do đặc thù của trẻ em lứa tuổi mầm non là đang làm quen với xã hội và thếgiới xung quanh, nên những kỹ năng sống thường gần gũi với cuộc sống của trẻ
và được mở rộng dần trong mối quan hệ qua lại giữa trẻ với gia đình, với trườngmầm non, với cộng đồng xã hội và môi trường tự nhiên Nội dung kỹ năng sốngcủa trẻ 5 – 6 tuổi phong phú và toàn diện để giúp các em thích ứng với cuộcsống Do vậy, đặc điểm kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi cũng phù hợp với yêucầu về nội dung giáo dục mầm non như sau:
Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễđến khó Đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấptiểu học Thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn vớicuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vàocuộc sống Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôidưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh,nhanh nhẹn Cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi Giúp trẻ em biết kínhtrọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo Yêu quý anh,
Trang 10chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp Hamhiểu biết, thích đi học
Ở lứa tuổi mầm non, những kỹ năng sống cần thiết của trẻ em được phân tíchdựa vào những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Trẻ em 5 – 6 tuổi đang phát triểnmạnh mẽ về thể chất, tình cảm, ngôn ngữ; giai đoạn chuẩn bị vào lớp một, bướcđầu trẻ gia nhập vào xã hội rộng lớn, trẻ cần có khả năng tự phục vụ, chăm sócbản thân, nhận thức về bản thân, nên trẻ 5 – 6 tuổi rất cần được trang bị mộtcách toàn diện về kỹ năng sống Căn cứ trên nội dung Chương trình giáo dụcmầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 25-7-2009, và Tài liệuhướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi của Bộ Giáo dục và Đàotạo liên kết với UNICEF, có thể đề xuất nội dung kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổitrong trường mầm non bao gồm các kỹ năng sống cơ bản sau
Kỹ năng sống hiểu biết và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng
Kỹ năng chăm sóc vệ sinh cá nhân
Kỹ năng giữ an toàn cá nhân
Kỹ năng nhận thức về bản thân
Kỹ năng tự tin và tự trọng
Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc
Kỹ năng hợp tác với người khác
Kỹ năng thích ứng trong quan hệ xã
Kỹ năng tôn trọng người khác
Kỹ năng sử dụng lời nói
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng nhận thức về môi trường xã
Kỹ năng nhận thức về môi trường tự nhiên
ra, cần phải đạt được, là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm
mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vàolớp Một
2 Cơ sở thực tiễn:
Trang 11Ở lứa tuổi mầm non, trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về mọiphương diện của những năm tháng đầu đời – làm cơ sở nền tảng, và nó quyếtđịnh cho quá trình phát triển về sau này của trẻ Do vậy, kỹ năng sống có vai tròrất quan trọng đối với sự phát triển chung và toàn diện cho trẻ về thể chất, nhậnthức, ngôn ngữ, tình cảm – kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, hình thành những yếu tốđầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một
Trường mầm non nơi tôi đang làm là ngôi trường luôn quan tâm đến công tácthi đua dạy tốt, chăm sóc, giáo dục trẻ tốt và đã đạt nhiều thành tích, chất lượnggiáo dục không ngừng được nâng cao Trong các nội dung giáo dục thì giáo dục
kỹ năng sống là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non và
có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nên được các trường quan tâm,lưu ý Chính vì vậy tôi luôn mong muốn các con trong lớp có những kỹ năngsống cơ bản để trẻ tự lập, tự phục vụ bản than và trẻ có ý thức hơn khi tham giacác hoạt động ngoài cộng đồng Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiếnhành khảo sát thực trạng của lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khókhăn sau:
2.1 Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang
bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp để dạy trẻ tốt hơn
Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ chức cáchoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa cho trẻ
Phòng học rộng rãi, có nhiều phòng hợp lý nên việc tổ chức giảng dạy và tổchức các hoat động cho trẻ cũng dễ dàng
Giáo viên nhiệt tình, yêu mến trẻ Giáo viên được tập huấn về nội dung dạytrẻ kỹ năng sống theo phương pháp Montessori
Đa số phụ huynh quan tâm đến con, đến các hoat động của lớp Phụ huynhthường xuyên trao đổi thông tin của trẻ với cô giáo để các cô nắm được tìnhhình của con
2.2 Khó khăn:
Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, do đó cùng một thời gian và biệnpháp dạy trẻ các nội dung kỹ năng sống nhưng kết quả trên trẻ đạt chưa tươngđương với nhau
Một số trẻ nhút nhát nên chưa tự tin khi tham gia vào các hoạt động, một sốtrẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cô, kỹnăng sống của trẻ còn nhiều hạn chế
Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều
Giáo viên còn hạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Trang 123 Các biện pháp:
3.1 Biện pháp 1: Khảo sát kỹ năng sống ban đầu:
Trẻ có kỹ năng sống không đồng đều Một số trẻ ngoan ngoãn và nhanh trí thì
có nhiều kỹ năng cơ bản tốt, với sự hướng dẫn, động viên của cô giáo trẻ luônbiết phát huy những kỹ năng tốt đó Ngược lại, một số trẻ nhận thức còn chậmlại hay nghịch ngợm nên kết quả dạy kỹ năng sống của cô trên trẻ đó đạt kết quảthấp
Giáo viên đã tích cực thực hiện lồng ghép nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻvào các hoạt động trong ngày, đã đưa các chỉ số phát triển trẻ 5 tuổi vào mụctiêu của sự kiện/chủ đề để rèn một số kỹ năng qua các chỉ số đó nhưng tổ chứcchưa linh hoạt, chưa sáng tạo nên chưa kích thích tối đa sự hứng thú của trẻ và
sự tham gia nhiệt tình của phụ huynh
Qua khảo sát từ phụ huynh cho thấy, có một số ít trẻ khi ở lớp thì thực hiệncác kỹ năng sống tốt do trẻ rất nghe lời cô giáo nhưng khi về nhà được bố mẹ vàngười thân chiều chuộng thì trẻ lại không thực hiện một số kỹ năng sống trẻ có
mà luôn phụ thuộc vào người khác (Ví dụ: Trẻ không kiềm chế cảm xúc mà cóthể lăn ra và khóc bất cứ lúc nào nếu người thân không đáp ứng nhu cầu củatrẻ.)
Mặc dù thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường còn nhiều khókhăn, tuy nhiên tôi đã dần khắc phục, nghiên cứu các giải pháp và thực hiện giáodục KNS cho trẻ theo mục tiêu của chương trình giáo dục đã đề ra, chuẩn bị tốtcho trẻ trước khi bước vào lớp Một ở trường phổ thông
Kết quả khảo sát đầu năm học 2016 - 2017 về các kỹ năng sống của 46 trẻ:
3.2 Biện pháp 2: Tạo môi trường thuận lợi để dạy trẻ kỹ năng sống
Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục trẻ: Môitrường trong lớp và môi trường ngoài lớp học Môi trường trong lớp như các góchoạt động, đồ dùng học tập… có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và một số
Trang 13kỹ năng Môi trường ngoài lớp như góc thiên nhiên, vườn cây…giúp trẻ pháttriển tình cảm xã hội Để có môi trường dạy kỹ năng sống tốt cho trẻ tôi thựchiện như sau:
Tôi đã thực hiện kế hoạch giáo dục, kế hoạch đánh giá trẻ theo 120 chỉ số,soạn giáo án một số kỹ năng sống để dạy trẻ vào các hoạt động chiều Cũng từbiện pháp này, tôi có dữ liệu, sản phẩm để đánh giá trẻ, đồng thời có cơ sở đểthay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục từng trẻ vì kỹ năng của mỗi trẻ là khácnhau và giúp trẻ sớm hình thành các kỹ năng sống
Nhiều bậc cha mẹ rất e ngại khi tham gia vào quá trình giáo dục trẻ, hơn nữaphần lớn cha mẹ thừơng lúng túng khi lựa chọn hình thức thực hiện Tôi đãtrang bị các bảng thông tin dành cho phụ huynh, dán các nội dung cần phối hợpvới phụ huynh vào đó để các bậc cha mẹ có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dànggiúp nhà trường tuyên truyền đến cha mẹ của trẻ những kết quả giáo dục ở conmình, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi hai chiều với các bậc cha mẹ nhữngvấn đề có liên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, thông tin sức khỏe, ngược lạicác bậc cha mẹ có thể ghi chép những yêu cầu, đề nghị, thông tin cần trao đổivới giáo viên
Nhằm tạo môi trường giúp giáo viên và các bậc cha mẹ tăng cường đọc sáchcho con trẻ Tại lớp, tôi đã trang trí, sắp xếp góc thư viện và văn học, để nơi dễhoạt động với nhiều sách, truyện báo, tạp chí nhiều kích cỡ, sắp xếp gọn gàngngăn nắp vừa tầm lấy của trẻ Vận động cha mẹ tặng sách cho góc thư viện củatrẻ tại trường, tại lớp và ngay ở gia đình
Tham mưu với ban giám hiệu trang trí sân trường bằng các khẩu hiệu nhắcnhở giáo viên, người lớn phải gương mẫu như: “Mỗi cô giáo là tấm gương sáng
về đạo đức, tự học, sáng tạo” Các khu thư viện cộng đồng, sân chơi đa năng đểnhằm cho trẻ phát triển thể chất, nhận thức, mà đặc biệt trẻ được rèn luyện các
kỹ năng sống đã được học
3.3 Biện pháp 3: Hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua giờ học
Hình thành kỹ năng tự tin:
Theo Dale - một nhà văn, nhà thuyết trình nổi tiếng của Mỹ thì “Nếu bạn thật
sự tin tưởng chính mình, nhất định sẽ đạt được ước mơ, bạn có thể bước trên đường bằng phẳng mà người khác cũng sẽ cần bạn hơn” Vì vậy, một trong
những kỹ năng đầu tiên mà tôi cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọngcủa trẻ Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng nhưtrong mối quan hệ với những người khác,trẻ tự tin làm theo ý tưởng, tự tin bày
tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại kỹ năng sống này giúp trẻ
Trang 14nhanh chóng thực hiện được mong muốn của mình đồng thời có khả năng hòanhập với cộng đồng.
Những biện pháp tôi sử dụng để phát triển sự tự tin ở trẻ là:
Luôn tôn trọng, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình: Từ đặc
điểm sự tự tin của trẻ bắt nguồn từ lòng tự tôn, một trẻ không có sự tự tôn thìkhông thể có sự tự tin Do đó, tôi luôn tôn trọng trẻ, cổ vũ và khích lệ những khảnăng của trẻ mọi lúc mọi nơi một cách kịp thời
Ví dụ: Khi trẻ xung phong lên đọc thơ, kể chuyện hay hát trước cả lớp, tôi sẽkhen ngợi bằng cách có những câu động viên như: “Cô tin rằng bạn A tự tin nhưvậy thì con sẽ kể câu chuyện này rất hay đấy”, để lần sau trẻ sẽ tự tin hơn vàkhông e ngại khi biểu diễn trước đám đông
Hình ảnh: Trẻ tự tin làm nên ý tưởng của mình trong khi chơi với các bạn
Nói cho trẻ biết “Con có thể làm được”: Tôi dùng lời động viên trẻ một cách
chân thành, không quá lời khen, nghĩ một đường nói một nẻo Và trong mọi việctôi luôn nói “con có thể làm được” để dần củng cố niềm tin vào bản thân cho trẻ
Ví dụ: Trong giờ thể dục, một số trẻ sợ độ cao nên không dám trèo lên xuốngthang, tôi không ép buộc trẻ phải thực hiện hoạt động đó ngay lập tức mà sẽkhuyến khích trẻ với lời động viên “con có thể trèo được…” để trẻ tự tin thểhiện bản thân mình trước các bạn
Trang 15Bồi dưỡng tài năng đặc biệt cho trẻ: Tài năng đặc biệt cũng có thể làm tăng
thêm sự tự tin cho trẻ Tôi căn cứ vào sở thích, niềm đam mê của trẻ để bồi đắp
sở trường đặc biệt của trẻ
Ví dụ: Trẻ có khả năng vẽ đẹp tôi sẽ tạo nhiều cơ hội ở lớp để trẻ được thểhiện sở trường của mình như vẽ trong các góc, trang trí lớp cùng cô Đồng thờitrao đổi với phụ huynh cho trẻ tham gia các lớp vẽ ngoại khóa để nâng cao tàinăng cho trẻ
Cho phép trẻ mắc sai lầm: Một đứa trẻ nếu không phạm sai lầm sẽ không thể
trưởng thành Cho nên, khi trẻ mắc sai lầm tôi luôn lưu tâm đến sai lầm đó đểtrao đổi thân thiện, cởi mở với trẻ giúp trẻ hiểu rằng ai cũng có thể mắc sai lầmnhưng điều quan trọng nhất là biết sửa chữa và không bao giờ mắc phải sai lầm
đó nữa Đồng thời không phê bình hay chê bai trẻ quá thẳng thắn sẽ làm trẻ mấthứng thú và tự ti về bản thân mình
Ví dụ: Khi trẻ tranh giành đồ chơi với bạn, tôi sẽ hỏi trẻ xem vì sao lại nhưvậy, tôi bày ra các trò chơi với món đồ chơi đó để 2 trẻ cùng được chơi vớinhau Sau đó hỏi 2 trẻ xem chơi cùng nhau như vậy có vui hơn là tranh giànhnhau không và giáo dục trẻ lần sau nên chơi đoàn kết với bạn bè
Quy định hành vi: Đầu năm học tôi đề ra 1 số quy định phù hợp với lớp học
nhằm đạt được mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ, tạo thói quen nề nếp tốt cho trẻ.Yêu cầu trẻ trong lớp thực hiện theo các nội quy đó để tạo tính chủ động và làmviệc có kế hoạch cho trẻ trong lớp
Ví dụ: Đến giờ thể dục sáng, tôi hỏi trẻ các con nhìn lên lịch xem hoạt động đầutiên trong ngày hôm nay là gì? Và cho trẻ cùng chuẩn bị hoạt động đó với cô
Tổ chức một số hoạt động khác để phát triển sự tự tin của trẻ:
Tôi có thể trò chuyện với trẻ với những câu hỏi như tự tin là gì? Khi con tự tincon cảm thấy như thế nào? Khi không tự tin con cảm thấy ra sao? Hoặc sử dụngnhững câu hỏi gắn với thực tế của trẻ như “con hãy kể những việc con muốn tựlàm, Con học cách làm này như thế nào? Hãy kể những việc con tự làm, Khi tựlàm con cảm thấy như thế nào” Qua hoạt động trò chuyện đó giúp trẻ hiểu rằngkhi trẻ tự tin là khi trẻ mạnh dạn nói, làm, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ củamình với mọi người Nếu trẻ tự tin ở mình thì kết quả hoạt động của trẻ sẽ đạttốt hơn
Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm: để trẻ tự làm mọi việc cho bản thânmình càng nhiều càng tốt (Ví dụ: Tự lấy đồ dùng học tập, hoặc dạy trẻ cách nhờ
1 người bạn khác giúp đỡ mình một việc gì đó )
Hình thành kỹ năng hợp tác:
Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu “Một cây làm chẳng nên non