1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Một số biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi

30 574 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 19,53 MB

Nội dung

SKKN Một số biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi Nhưng kỹ năng sống không phải mỗi người sinh ra đã có sẵn, mà nó được hình thành từ những thói quen thực tiễn lâu ngày và thường xuyên tạo thành một kỹ năng sống. Cần phải khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm hình thành kỹ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc vào rất nhiều mức độ đúng đắn trong việc chuẩn của người lớn đối với trẻ. Nhất là khi tình trạng trẻ em thiếu hụt kỹ năng sống ngày càng nhiều, thì việc giáo dục những kỹ năng cần thiết để các em bước vào đời là một việc làm đang được quan tâm. .........

Trang 1

UBND THỊ XÃ SƠN TÂY

TRƯỜNG MẦM NON THANH MỸ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

-o0o -SƠ YẾU LÝ LỊCH- Họ và tên : Hà Thị Thúy Hà

- Sinh ngày 06 tháng 07 năm 1984

- Quê quán: Thôn Mông phụ – Xã Đường Lâm – Thị xã Sơn Tây –Thành phố Hà Nội.

- Đề tài nghiên cứu : Một số biện pháp hình thành kỹ năng sống

cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi

Trang 2

II Cơ sở thực hiện……… 5

II Các biện pháp thực hiện đề tài……… 10

1 Tạo môi trường trong và ngoài lớp học thân thiện gần gũi vớicuộc sống………

10 2 Xác định rõ những nội dung cần dạy để hình thành nên kỹ năng sống cơ bản cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn 11

3 Giáo dục trẻ kỹ năng sống thông qua các tiết học, hoạt động vui chơi và giáo dục ở mọi lúc mọi nơi……… 15

4 Giáo dục kỹ năng sống thông qua ngày hội, ngày lễ lớn của trường ……… 18

5 Phối kết hợp với các bậc phụ huynh cách dạy trẻ kỹ năng sống trong gia đình……… 18

C KẾT LUẬNI Kết quả thực hiện……… 20

II Bài học kinh nghiệm……… 22

III Những kiến nghị sư phạm……… 23

Một số hình ảnh minh họa 24Lời cam kết……… 29

Trang 3

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc Việcbảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội vàcủa mỗi gia đình: “ Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai” Việc giáo dục trẻ ngaytừ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành

Trang 4

và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này Bác Hồ nói: “ Không có giáodục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa” Sản phẩm của giáo dục là con ngườimà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đóchính là thế hệ trẻ.

Như chúng ta đã biết, đất nước ta hiện nay nền kinh tế phát triển đang trênđường hội nhập Quốc tế, chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khácnhau trên thế giới Nếu như trẻ thiếu kinh nghiệm sống thì sẽ dễ bị lôi kéo, kíchđộng…Hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếutố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị,phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực Nếuthiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào hành vi tiêu cực, bạo lực, và lốisống ích kỷ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách

Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tônvinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triểntoàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xãhội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống.

Nhưng kỹ năng sống không phải mỗi người sinh ra đã có sẵn, mà nó đượchình thành từ những thói quen thực tiễn lâu ngày và thường xuyên tạo thành mộtkỹ năng sống Cần phải khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm hìnhthành kỹ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc vào rất nhiều mức độ đúngđắn trong việc chuẩn của người lớn đối với trẻ Nhất là khi tình trạng trẻ emthiếu hụt kỹ năng sống ngày càng nhiều, thì việc giáo dục những kỹ năng cầnthiết để các em bước vào đời là một việc làm đang được quan tâm

Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ chúng ta nhận thức và giữ vững được nềnvăn hóa của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay và trong thời đại mới lànhiệm vụ cần thiết nhất trong các mục tiêu xây dựng phát triển con người toàndiện trong thời đại hiện nay để sớm đào tạo cho xã hội những con người tài đứcvẹn toàn?

Trang 5

Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang dặt ranhững yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dụcphải đào tạo những con người phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phongphú về tinh thần, trong sáng về đạo đức Trong đó giáo dục kỹ năng sống là bộphận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng củacông tác giáo dục trẻ.

Trẻ em mầm non là tương lai của đất nước Đất nước có giàu mạnh, phồnvinh là nhờ vào thế hệ trẻ Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay

từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non Người giáo viên mầm non ngoài việc hướng

dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễphép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiêm vụ của người giáo viên mầm non cònphải chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

Ngày nay khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ được nâng lên gấpbội, nhưng bên cạnh đó kỹ năng sống của trẻ dường như bị tụt lùi Điều nàycàng thể hiện rõ đối với trẻ ở thành thị, những vùng kinh tế phát triển.

Chúng ta dễ dàng bắt gặp trẻ 5 – 6 tuổi vẫn còn được mẹ chăm bẵm từngly từng tí: từ việc vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc đúc ăn Những việc làmnày vô tình sẽ làm mất dần kỹ năng sống ở trẻ.

Từ những thực trạng đó gánh nặng giáo dục ở nhà trường tăng lên gấpbội.

Để góp phần hình thành kỹ năng sống cho trẻ điều quan trọng là chúng tatạo được môi trường giáo dục cho trẻ Đối với đứa trẻ kỹ năng sống là rất cầnthiết nếu không có kỹ năng sống thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt độngsinh hoạt hàng ngày cho đứa trẻ sau này.

2 Cơ sở thực tiễn.

Theo các chuyên gia thì ngay từ khi trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, cha mẹ có thểdạy kĩ năng sống, đó là độ tuổi hợp lý nhất Nếu cho trẻ học sớm hơn thì trẻ rấtkhó để tiếp thu vấn đề và chưa hiểu, chưa phân biệt được Ngược lại, nếu cho trẻđi học muộn quá, khi những kĩ năng hình thành thói quen thì rất khó sửa.

Dạy kĩ năng sống cho trẻ còn được hiểu đó là thái độ sống, giá trị sốngcăn bản như tạo cho trẻ tính thật thà, dũng cảm, tính tự lập, biết cách thươngyêu, chia sẻ, đùm bọc mọi người Cần dạy cho trẻ biết cách tổ chức cá nhân,cách chào hỏi, thưa gửi, cách sắp xếp đồ chơi, biết rửa tay trước và sau khi ănxong, lịch sự trong khi ăn uống, biết cám ơn sau khi được ai đó cho gì hay giúpgì, không nên hiểu dạy kĩ năng sống là những vấn đề quá to tát, để "lên lớp"

Trang 6

các bé, mà hiểu rằng đó là cách ứng xử trước những tình huống nhỏ nhất trongcuộc sống.

Hiện nay tuy việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ đã được chú ý và quantâm trong trường mầm non song nhiều giáo viên vẫn chưa nắm được bài bản vềkỹ năng sống, vẫn chưa biết phải hình thành kỹ năng sống cho trẻ như thế nào,mục đích của việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ Chính vì vậy chỉ giáo dụccho trẻ những hành vi thái độ của bản thân trẻ đối với người xung quanh theochủ quan nhận định của mình.

Giáo viên chưa thực sự nắm vững nội dung phương pháp tổ chức và mụcđích giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ Cách tiến hành và áp dụng thếnào cho hiệu quả, chưa chủ động tìm tòi, nghiên cứu phương pháp tổ chức hoạtđộng dạy trẻ kỹ năng sống cho hứng thú với trẻ nên việc dạy trẻ kỹ năng sốngchưa đạt hiệu quả.

Khi tìm hiểu thực trạng của trường, của giáo viên và của gia đình đã giáodục kỹ năng sống cho trẻ, tôi nhận thấy điểm yếu xuất phát từ yếu tố kinh tế, xãhội, gia đình và nguyên nhân chủ yếu là do các bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệmtrong quản lý gia đình, ít gần gũi với con cái hoặc nuông chiều trẻ quá mức gâytác động đến kỹ năng ứng xử của trẻ như: Trẻ không biết chào hỏi khi có kháchđến nhà hoặc đi về nhà không biết chào người lớn trong gia đình

Năm học 2016 – 2017 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụtrách lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A3 – Khu trung tâm – Trường mầm non ThanhMỹ – Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội, với sĩ số trẻ của lớp là 41 cháu Hầuhết các cháu là con nông dân nên việc quan tâm đến con em còn nhiều hạn chế.Bên cạnh đó còn có các cháu gia đình luôn nuông chiều con cái một cách tháiquá Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năngsống cho con em ở lứa tuổi mẫu giáo nên thường có suy nghĩ đó là nhiệm vụ củacô giáo.

Những ngày buổi đầu năm học trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớptự nhiên, hay nói leo, trả lời trống không hay một số cháu rất ít nói và rụt rètrong giao tiếp

Môi trường sống của trẻ ở gia đình và môi trường sống, học tập vui chơicủa trẻ ở trường là hai nơi mà trẻ luôn được tiếp cận Với tình hình như vậy vàvới những thực trạng trên làm tôi luôn trăn trở tìm tòi các biện pháp giáo dục trẻnhư thế nào để trẻ có được những thói quen, hành vi đạo đức phù hợp với chuẩnmực xã hội, nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, để trường họcthực sự văn minh, thanh lịch Chính vì thế mà tôi đã tìm tòi, nghiên cứu để thực

Trang 7

hiện và áp dụng đề tài: “ Một số biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫugiáo lớn 5- 6 tuổi”.

Mong rằng tài liệu này của tôi sẽ góp một phần nhỏ vào phương pháp giáodục trẻ với các lớp trong nhà trường.

III PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN.

2 Thời gian thực hiện.

Thời gian thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được chia thànhcác giai đoạn sau:

* Giai đoạn 1(Từ tháng 8/2016 – tháng 9/2016): Tìm hiểu và nghiên cứutài liệu liên quan đến đề tài.

* Giai đoạn 2 (Từ tháng 9/2016 – tháng 10/2016): Khảo sát thực trạngcủa lớp.

* Giai đoạn 3 (Từ tháng 10/2016 – tháng 3/2017): Áp dụng thực hành trêntrẻ.

* Giai đoạn 4 (Tháng 4/2017): Tổng kết và đúc rút kinh nghiệm.

* Giai đoạn 5 (Tháng 5/2017): Hoàn chỉnh đề tài sáng kiến kinh nghiệm.

1 Khảo sát trên trẻ:

a Thuận lợi:

Trang 8

Đa phần trẻ đều đã qua lớp mẫu giáo nhỡ nên đã có một số kỹ năng cơbản.

Trẻ của lớp đi học rất chuyên cần nên khả năng tiếp thu kiến thức tốtkhông bị gián đoạn.

Trẻ cùng một độ tuổi, khỏe mạnh, luôn hào hứng, sôi nổi với các hoạtđộng do cô tổ chức nên lĩnh hội nhanh các kiến thức mà cô giáo truyền đạt.

b Khó khăn:

Lớp có sỹ số đông 41 cháu/ 1 lớp, các cháu hiếu động, trình độ các cháukhông đồng đều, do đó cùng một thời gian và biện pháp dạy trẻ các nội dung kỹnăng sống nhưng kết quả đạt được trên trẻ chưa tương đương nhau.

Một số trẻ nhút nhát ( Cháu: Minh Đạo, Bảo Châu, Duy Khánh, QuangMinh) nên không tự tin khi tham gia vào các hoạt động.

Một số trẻ lại quá hiếu động ( Cháu: Quốc Khánh, Hoàng Phong, VănĐức) nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cô dẫn đến kỹ năngsống của trẻ còn nhiều hạn chế.

Một số trẻ lại mới bắt đầu ra lớp nên chưa nắm được các kỹ năng cơ bản,hay nói chuyện, đi lại tự do, hay nói leo, trả lời không chọn câu…

Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, cáctrò chơi điện tử

2 Khảo sát về bản thân, đội ngũ giáo viên trong nhà trường:

Bản thân có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tiếp xúc với trẻ, nắm đượctâm sinh lý của trẻ và những xu hướng phát triển của trẻ.

Là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề nên tôi luôn tích cực học hỏi,tìm tòi sách báo để có những nội dung, phương pháp dạy học hiệu quả nhất.

Bản thân là tổ trưởng chuyên môn của nhà trường nên thường xuyên đượcđi tập huấn về chuyên môn trong đó có nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ mầmnon do Phòng giáo dục tổ chức.

Về phía đội ngũ giáo viên của nhà trường đa phần là giáo viên trẻ, đều đạttrình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn nên việc nắm bắt và lĩnh hội kiến thứcrất nhanh nhạy.

Giáo viên đã tích cực thực hiện lồng ghép nội dung dạy kỹ năng sống chotrẻ vào các hoạt động trong ngày Tuy nhiên cách tổ chức chưa linh hoạt, chưasáng tạo nên chưa kích thích tối đa sự hứng thú của trẻ và sự tham gia nhiệt tìnhcủa phụ huynh.

3 Khảo sát về cơ sở vật chất của nhà trường:

Diện tích phòng nhóm lớp chật so với số lượng trẻ trên lớp nên việc tổchức các hoạt động dạy trẻ gặp nhiều khó khăn.

Nhà trường cũng đã tích cực trong việc đầu tư đồ dùng, đồ chơi phục vụcho việc dạy kỹ năng sống Hàng năm cấp phát tài liệu, băng đĩa dạy kỹ năngsống cho giáo viên tham khảo.

Trang 9

Mặc dù nhà trường đã hỗ trợ và đầu tư đồ dùng phục vụ cho việc dạy kỹnăng sống nhưng chưa phong phú và đúng theo quy định, hơn nữa kinh phítrong việc tổ chức một số các hoạt động ngoại khoá vào các ngày lễ, ngày tếtnhằm dạy kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế và chưa thường xuyên.

4 Khảo sát về phía phụ huynh:

Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, 100%phụ huynh là nông thôn bố mẹ đa phần là làm nông không có thời gian quan tâmđến con cái

Một số phụ huynh đi làm ăn xa để các cháu ở nhà với các anh chị hoặcông bà đã già, thời gian phụ huynh quan tâm đến trẻ còn ít, không dành thời giantrò chuyện để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ để giáo dục trẻ mà chỉ biếtchiều theo mọi đòi hỏi của trẻ, trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần.Ví dụ: trẻ chỉ cần đòi mua đồ dùng nào đó là được đáp ứng ngay mà không biếtđiều đó có phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của bố mẹ hay không, khi được mónđồ chơi đó trẻ cũng không biết cảm ơn bố mẹ….Đây cũng là một trong nhữngnguyên nhân làm cho trẻ thiếu kỹ năng sống.

Qua khảo sát từ phụ huynh cho thấy, có một số ít trẻ khi ở lớp thì thựchiện các kỹ năng sống tốt do trẻ rất nghe lời cô giáo nhưng khi về nhà được bốmẹ và người thân chiều chuộng thì trẻ lại không thực hiện một số kỹ năng sốngtrẻ có mà luôn phụ thuộc vào người khác( Ví dụ: trẻ không kiềm chế cảm xúcmà có thể lăn ra và khóc bất cứ lúc nào nếu người thân không đáp ứng nhu cầucủa trẻ…)

Dựa vào những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã đưa ra các tiêu chí khảosát đối với 41 trẻ của lớp như sau:

5 12,1 10 24,4 8 19,5 18 44

2 Nhóm kỹ năng tự tin 3 7,3 8 19,5 10 24,4 20 48,8

3 Nhóm kỹ năng giaotiếp và quan hệ xã hội

4 Nhóm kỹ năng học tập 6 14,8 7 17 12 29,2 16 39

5 Nhóm kỹ năng hợp tác 3 7,3 5 12,1 14 34,1 21 51,2

Trang 10

Từ số liệu thống kê trên tôi luôn băn khoăn làm thế nào để nâng cao kếtquả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có Dựa vào nhiều năm kinh nghiệm, nhữngkiến thức đã học và tìm tòi qua sách vở, mạng internet tôi đã mạnh dạn đưa ramột số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ để những kỹ năng đótrở thành thuộc tính vững chắc trong nhân cách trẻ sau này.

II CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.

1 Tạo môi trường trong và ngoài lớp học thân thiện gần gũi với cuộcsống.

Với trẻ nhỏ ngoài môi trường giáo dục gia đình thì môi trường giáo dụctrên trường mầm non là chiếm đa phần thời gian hàng ngày của trẻ lớp học nhưlà ngôi nhà thứ 2 cho trẻ, ở trường ở lớp trẻ được chăm sóc, giáo dục, được yêuthương chia sẻ mọi cảm xúc buồn vui Vì vậy môi trường trong và ngoài lớp rấtquan trọng với trẻ và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục trẻ Môi trườngtrong lớp như các góc hoạt động, đồ dùng học tập… có tác dụng giúp trẻ lĩnhhội kiến thức và một số kỹ năng Môi trường ngoài lớp như góc thiên nhiên,vườn cây…giúp trẻ phát triển tình cảm xã hội Khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiêncủa trẻ là lớp học, là các hình ảnh về trường, về lớp Do đó tôi lựa chọn nhữnghình ảnh gần gũi, thiết thực với cuộc sống của trẻ như: hình ảnh về dạy kỹ năngtự phục vụ bản thân, kỹ năng giao tiếp - ứng xử, hợp tác, kỹ năng giải quyếtxung đột, kiềm chế cảm xúc để trang trí ở góc tuyên truyền ngoài cửa lớp Haytrang trí môi trường lớp học trong và ngoài lớp bằng các khẩu hiệu, Như: “ Hãybỏ rác vào thùng, Luôn yêu thương, giúp đỡ người xung quanh”… Dán, tuyêntruyền bằng các tranh ảnh minh họa các hành vi đúng, sai, hình ảnh các kỹ năngsống đơn giản gần gũi như : “ Không đi theo người lạ”, “Biết nói lời cảm ơn, xinlỗi đúng lúc”, “ Ngoảnh mặt khi hắt hơi”…Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnhhội những giá trị cuộc sống để phát triến nhân cách, do đó khi trẻ thường xuyênđược tiếp xúc với các hình ảnh đúng giúp trẻ nhận thức đúng và có hành vi ứngxử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.

Giáo viên phải biết tận dụng và khai thác các phương tiện sẵn có trongmôi trường xung quanh để dạy trẻ Việc tổ chức các hoạt động khám phá xã hộithông qua hình thức tranh ảnh, các hành vi đúng, các hành vi sai giúp trẻ mởrộng vốn sống và mạnh dạn, tự tin hơn.

Nhằm tạo môi trường giúp giáo viên và các bậc cha mẹ tăng cường đọcsách cho con trẻ Tại lớp, tôi đã trang trí, sắp xếp góc thư viện và văn học, đểnơi dễ hoạt động trang trí màu sắc trang nhã, thiết kế phân chia nhiều ngăn đểsách, truyện nhiều kích cỡ, vừa tầm với của trẻ Vận động cha mẹ thường xuyêntặng sách cho góc thư viện của trẻ tại trường, tại lớp và ngay ở gia đình.

2 Xác định rõ những nội dung cần dạy để hình thành nên kỹ năngsống cơ bản cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn.

Trang 11

Việc lựa chọn các kỹ năng sống sao cho phù hợp để dạy trẻ là rất cần thiếtvì theo đặc điểm tâm lý và khả năng của trẻ phát triển theo các giai đoạn khacnhau Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quantrọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học là chính là những kỹ năngsống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểuvà giao tiếp Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽgiúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ

Đối với trẻ từ 0 - 2 tuổi thì chủ yếu dạy trẻ các kỹ năng phát triển vậnđộng, phát triển ngôn ngữ như tập đi, tập nói…

Trẻ lớn hơn 3 - 6 tuổi lúc này trẻ ở giai đoạn tuổi mẫu giáo, trẻ có nhu cầuvề giao tiếp với người xung quanh, thích chơi với bạn, thích tìm hiểu, tò mò,thích tự làm, hay bắt chước, lúc này ngôn ngữ của trẻ đã khá phát triển, trẻ đã cóthể nói rõ ràng, mạch lạc đủ câu Cụ thể trẻ ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi giai đoạn nàynên lựa chọn các kỹ năng như: Kỹ năng tự tin( Trẻ nhận biết, thể hiện cảm xúc,suy nghĩ cá nhân với mọi người); kỹ năng hợp tác( Trẻ biết tổ chức các hoạtđộng, làm việc theo nhóm, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề); kỹ năngnhận thức về bản thân( Trẻ biết tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm,nhận biết về giá trị bản thân); kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội( Trẻ biết ứngxử phù hợp với mọi người xung quanh, biết hợp tác nhận và hoàn thành nhiệmvụ, trẻ biết giao tiếp lịch sự, lễ phép ); kỹ năng học tập( Trẻ có ý thức, tráchnhiệm, biết thiết lập và thực hiện mục tiêu) và cụ thể các kỹ năng như sau:

a Hình thành kỹ năng tự tin:

Một trong những kỹ năng đầu tiên mà tôi cần chú tâm là phát triển sự tựtin, lòng tự trọng của trẻ Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cánhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác,trẻ tự tin làm theo ýtưởng, tự tin bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại Kỹ năngsống này giúp trẻ nhanh chóng thực hiện được mong muốn của mình đồng thờicó khả năng hòa nhập với cộng đồng.

Từ đặc điểm sự tự tin của trẻ bắt nguồn từ lòng tự tôn, một trẻ không cósự tự tôn thì không thể có sự tự tin Do đó, tôi luôn tôn trọng trẻ, cổ vũ và khíchlệ những khả năng của trẻ mọi lúc mọi nơi một cách kịp thời.

Ví dụ 1: Trong các tiết học khi trẻ xung phong đứng lên trả lời, nếu trẻ trảlời đúng tôi sẽ khen ngợi là trẻ rất giỏi, ngược lại nếu trẻ trả lời chưa chính xáctôi động viên trẻ cố gắng ở những lần sau từ đó giúp trẻ tự tin, mạnh dạn…đểlần sau trẻ muốn trả lời và không e ngại khi đứng trước đám đông…

Ví dụ 2:Trong giờ thể dục, một số trẻ sợ độ cao nên không dám trèo lênxuống thang, tôi không ép buộc trẻ phải thực hiện hoạt động đó ngay lập tức màsẽ khuyến khích trẻ với lời động viên “ con có thể trèo được…” để trẻ tự tin thểhiện bản thân mình trước các bạn.Tôi dùng lời động viên trẻ một cách chânthành và trong mọi việc tôi luôn nói “con có thể làm được” để dần củng cố niềmtin vào bản thân cho trẻ.

Hầu hết trẻ ở độ tuổi này đều cảm thấy tự tin và thể hiện bản thân mìnhthông qua thành tích của trẻ như khi trẻ làm đúng hay hoàn thành một việc nào

Trang 12

đó tôi luôn nêu gương các thành tích của trẻ trước lớp trẻ rất hào hứng và từ đócủng cố thêm niềm tin ở trẻ.

Hoặc tôi có thể trò chuyện với trẻ với những câu hỏi như tự tin là gì? Khicon tự tin con cảm thấy như thế nào? Khi không tự tin con cảm thấy ra sao?Hoặc sử dụng những câu hỏi gắn với thực tế của trẻ như “ con hãy kể nhữngviệc con muốn tự làm, Con học cách làm này như thế nào? Hãy kể những việccon tự làm, Khi tự làm con cảm thấy như thế nào?” Qua hoạt động trò chuyệnđó giúp trẻ hiểu rằng khi trẻ tự tin là khi trẻ mạnh dạn nói , làm, thể hiện cảmxúc và suy nghĩ của mình với mọi người Nếu trẻ tự tin ở mình thì kết quả hoạtđộng của trẻ sẽ đạt tốt hơn.

Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm: để trẻ tự làm mọi việc cho bản thân mìnhcàng nhiều càng tốt( Ví dụ: Cho trẻ tự đi lấy đồ dùng học tập, hoặc dạy trẻ cáchnhờ 1 người bạn khác giúp đỡ mình 1 việc gì đó )

Ở kỹ năng này tôi chủ yếu sử dụng trò chơi để dạy trẻ Với biện pháp nàykhông chỉ cung cấp kiến thức cho trẻ một cách tự nhiên mà đồng thời là cơ hộicho trẻ hợp tác với nhau trong các hoạt động từ đó phát triển tính đoàn kết, sựtương trợ giữa các trẻ trong lớp.

Ở trò chơi học tập đó là trò chơi có luật nên trẻ cần phải có kiến thức vàbiết hợp tác với bạn.

Ví dụ: Khi tôi cho trẻ chơi trò chơi gạch chân các chữ cái vừa được họctrong bài thơ Tôi yêu cầu trẻ chia thành 3 đội, các đội sẽ tìm và ghạch chân cácchữ cái vừa học nếu đội nào ghạch chân đúng và không bỏ xót chữ cái nào thìđội đó giành chiến thắng và lúc này buộc trẻ phải thảo luận với nhau cùng nhauhợp tác mới hoàn thành nhiệm vụ.

Ở trò chơi dân gian trẻ cũng lĩnh hội được rất nhiều kiến thức và đặc biệtlà kỹ năng sống trong đó có kỹ năng hợp tác:

Ví dụ: khi cho trẻ chơi trò chơi kéo co, trẻ phải biết dùng sức mạnh củabản thân và tập thể để kéo cho bên kia ngã về phía mình Nếu trẻ không biếtđồng lòng, hợp tác với nhau thì sẽ bị thua cuộc Hay khi cho trẻ chơi trò chơi“Rồng rắn lên mây” các trẻ phải nắm vào với nhau để làm rắn, nếu không nắmvào với nhau rắn đứt đuôi sẽ bị thầy thuốc bắt và thua cuộc

Trong các giờ làm quen với văn học tôi kể cho trẻ nghe câu truyện: Câuchuyện của tay phải và tay trái và giáo dục cho trẻ biết phải biết hợp tác cùngnhau làm việc thì mới đạt hiệu quả hoặc cho trẻ tập đóng kịch: theo nội dung

Trang 13

các câu chuyện trong chương trình giáo dục mầm non: Đóng kịch “Nhổ củ cải”(có các cảnh mọi người hợp tác với nhau để nhổ được củ cải)…

Trong các giờ hoạt động góc và đây cũng là lúc mà trẻ có cơ hội nhiềunhất để rèn luyện và phát triển kỹ năng hợp tác.

Ví dụ: khi cho trẻ chơi ở góc phân vai để chơi được các trẻ trong nhómphải thảo luận phân vai ai là người bán? ai là người mua? ai là người nấuăn? Hoặc khi trẻ chơi ở góc xây dựng tất cả trẻ trong nhóm phải cùng nhau hợptác để hoàn thành công trình xây dựng đo đó tất cả trẻ phải cùng nhau thảo luận,phân công công việc cho nhau để cùng nhau hoàn thành công trình Đó là mộtcách hợp tác cùng nhau làm việc.

Không những dạy trẻ qua câu chuyện, bài thơ, bài hát, qua các trò chơi màtôi còn dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, thông qua các hoạt động Chẳng hạn, tôimuốn trẻ cùng tôi hoàn thành một việc thì tôi phải hợp tác với trẻ.

Ví dụ: Bây giờ cô muốn các con cùng chăm sóc góc thiên nhiên của lớpmình, các con có đồng ý không? Vậy bạn nào giúp cô nhổ cỏ? Bạn nào giúp côtưới nước? Hoặc trong giờ chuẩn bị học, chuẩn bị ăn tôi muốn các con kê bànghế giúp, tôi hỏi hôm nay ai sẽ giúp cô kê bàn? Nhờ sự hợp tác của trẻ mà tôisẽ hoàn thành công việc nhanh chóng hơn và đó cũng là một cách rèn cho trẻ sựhợp tác, tự lập

c Hình thành kỹ năng tự nhận thức bản thân :

Kỹ năng tự nhận thức là trẻ tự nhận diện về bản thân, phát triển quan niệmtích cực về bản thân Trẻ nhận thức sự khác nhau giữa các trẻ, nhận thức mỗi cánhân có điểm riêng biệt cần được tôn trọng, phát triển những suy nghĩ tích cựcvề bản thân trẻ Kỹ năng tự nhận thức giúp trẻ hiểu đúng mình là ai? Trẻ yêu gì?Điểm mạnh và sở thích của mình là gì để kết nối chúng vào những lĩnh vực liênquan và phát huy chúng một cách tối đa Trẻ nhận ra điểm yếu của mình cũnggiúp trẻ dự đoán được những khó khăn trong quá trình hoạt động từ đó tìm racách khắc phục khó khăn đó.

Để giúp trẻ hình thành kỹ năng tự nhận thức tôi đã thường xuyên tròchuyện giúp trẻ tìm hiểu về bản thân thông qua 1 số câu hỏi như: Con là ai? Conthấy mình có những tính tốt đẹp nào? Con thích gì và không thích gì? Con cómong muốn gì? Con sẽ làm gì để đạt được mong muốn đó?con có những điểmgì khác với bạn? Tôi luôn tôn trọng cá tính của từng cá nhân trẻ trong lớp,đồng thời có biện pháp giáo dục để hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh củatrẻ Tôi nhận thấy rằng khi tôi tôn trọng tất cả các trẻ thì trẻ trong lớp sẽ noigương theo cô, biết tôn trọng các bạn lớp mình Hoặc tôi luôn đặt yêu cầu caocho tất cả các trẻ trong lớp, với sự hướng dẫn của tôi, từng trẻ đã có khả năngtham gia hầu hết các hoạt động Trong bất kì hoạt động nào tôi cũng khuyếnkhích để kích thích tính tò mò khám phá của trẻ chứ không ép buộc mọi trẻ phảitham gia Tôi gợi ý để trẻ thử thách với chính mình Thay vì cạnh tranh với trẻkhác, tôi khuyến khích trẻ cạnh tranh với chính mình.

Ví dụ: Cho trẻ thi đua bật xa, ném xa, chạy nhanh 18m trong khoảng thờigian 5-7 giây

Trang 14

Thành công là một trong những yêu tố quan trọng tác động đến sự pháttriển ý thức bản thân Trẻ ở lứa tuổi này cần trải qua thành công( theo khả năngcủa trẻ) để trẻ có cảm giác tự tin rằng mình làm được những điều tốt Thực tế, cómột số trẻ sợ thất bại đến nỗi không dám thử một hoạt động nào đó, lúc này tôisẽ giúp trẻ đạt được thành công trong việc đó từng bước một đồng thời khenngợi khả năng đó để trẻ thêm tự tin vào mình Trẻ sẽ tự hào về thành công củamình nếu cô giáo cho trẻ thấy rằng cô tự hào về trẻ.

d Hình thành kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội:

Trẻ mầm non cần phải học rất nhiều trong những năm đầu đời : học cáchlàm chủ ngôn ngữ, học cách nhận biết và đối phó với cảm xúc của mình cũngnhư của người khác, học cách tin vào mình và can đảm để khám phá thế giới

rộng lớn xung quanh Nếu trẻ không đạt được năng lực xã hội tối thiểu vàokhoảng 6 tuổi thì trẻ có thể gặp khó khăn trong suốt cuộc sống sau này

Do vậy phát triển kỹ năng này là một nhiệm vụ phức tạp đối với trẻ Yêucầu trẻ biết ứng xử theo quy tắc xã hội, biết tạo các mối quan hệ cũng như tươngtác với cảm giác thoải mái với những người khác đồng thời biết điều chỉnh hànhvi phù hợp với hoàn cảnh và để làm được tôi dạy trẻ học cách kiểm soát xungđột và điều chỉnh hành vi của mình: Tôi làm cầu nối giúp trẻ biểu lộ cảm xúccủa mình và biết lắng nghe ý kiến của người khác Nếu trẻ bất hòa với bạn kháctôi thường chỉ cho trẻ thấy trẻ chưa đúng ở điểm nào, điểm nào cần khắc phụcvà điểm tốt nào cần phát huy Cho trẻ thấy những mối bất hòa thường dẫn đếnnhững cảm xúc tiêu cực như tức giận, sợ hãi, còn nếu chơi đoàn kết với bạn sẽtạo nên nhưng tình cảm tốt đẹp và tinh thần thoải mái, vui vẻ…

Ví dụ 1: Trong giờ hoạt động góc có 2 tranh nhau đồ chơi dẫn đến trẻđánh nhau, điều đầu tiên cần làm là hỏi hai trẻ lý do vì sao lại như vậy để từngtrẻ có cơ hội thể hiện suy nghĩ bằng lời nói về sự việc đó Sau đó giải thích chotrẻ hiểu bạn nào đúng, bạn nào chưa đúng Giáo dục trẻ lần sau chơi đoàn kếtvới bạn hơn.

Ví dụ 2: Trong giờ đón trả trẻ tôi trò chuyện với trẻ về cách giao tiếp để tựbảo vệ mình:

+ Nếu con đi chơi bị lạc thì con phải làm gì?+ Nếu bị ai bắt nạt con sẽ kêu như thế nào?

+ Khi có khách đến lớp chúng mình phải làm sao?

+ Khi có người lạ rủ đi chúng mình có đi theo không? vì sao?

Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động khác để giúp trẻ phát triểnkỹ năng giao tiếp.Nếu trẻ tương tác với nhau một cách phù hợp, qua đó trẻ sẽhọc được các quy tắc ứng xử trong xã hội Vì vậy, tôi thường xuyên tổ chức cáchoạt động tập thể cho trẻ trong lớp như tổ chức sinh nhật, biểu diễn văn nghệtổng hợp cuối tháng, hoạt động góc…để các trẻ được làm việc theo nhóm vớinhau Trong quá trình hoạt động luôn khuyến khích trẻ giao tiếp thỏa thuận vớibạn cùng chơi,biểu lộ mong muốn một cách thích hợp, biết giúp đỡ bạn trongkhi chơi

e Hình thành kỹ năng học tập:

Trang 15

Mặc dù những kiến thức mà trẻ học ở trường mầm non chỉ là sơ đẳngnhưng có vai trò rất quan trọng, là nền tảng vững chắc cho việc học văn hóa ởtrường phổ thông sau này Với trẻ ở lớp tôi, trong mỗi hoạt động tôi đều xácđịnh cụ thể mục tiêu, hướng dẫn cụ thể nội dung, gợi ý cách thực hiện và cho trẻtrao đổi cách thực hiện với các bạn để trẻ tìm ra cách thực hiện của riêng mình,đồng thời tôi cũng khuyến khích và tuyên dương kịp thời sự sáng tạo của trẻ,giúp đỡ những trẻ thực hiện kém, động viên trẻ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao với tâm trạng thoải mái và hứng thú nhất.

Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình vẽ ngôi nhà (theo đề tài ) Tôi cho trẻquan sát và nhận xét 1 số tranh vẽ ngôi nhà đã chuẩn bị trước để gợi ý cách vẽcho trẻ Trong quá trình trẻ thực hiện tôi bao quát để kịp thời tuyên dươngnhững trẻ có sáng tạo như biết vẽ thêm các chi tiết trang trí cho bức tranh, đồngthời giúp đỡ những trẻ chưa biết cách thực hiện hoàn thành sản phẩm của mình.

Kết quả là đa số trẻ lớp tôi đã có ý thức trách nhiệm, có kỹ năng thiết lập vàthực hiện mục tiêu trong tất cả các hoạt động, nhất là trong các hoạt động học có

+ Giờ học khám phá khoa học: Tôi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp như: cho trẻgiới thiệu về bản thân, cho trẻ kể về sở thích, món ăn yêu thích… hay trẻ có thểgiới thiệu những thành viên trong gia đình, công việc của bố mẹ, những việc màtrẻ làm giúp bố mẹ khi ở nhà…

Thông qua việc trẻ giới thiệu bản thân gia đình giúp hình thành ở trẻ kỹnăng giao tiếp cởi mở, lắng nghe bạn nói và chờ đến lượt mình nói Biết nói rõràng, mạch lạc, mạnh dạn, tự tin trước đám đông.

+ Giờ học âm nhạc : Ví dụ: Dạy bài hát “Nhà của tôi”

Giáo dục trẻ biết yêu quí ngôi nhà của mình, biết giúp đỡ bố mẹ, ông bàquét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp các đồ dùng trong gia đình ngăn nắp, gọngàng.

+ Giờ học làm quen văn học: Qua câu chuyện “ Hai anh em, Cây khế…”

Ngày đăng: 08/08/2018, 15:40

w