Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằmgiúp trẻ có thể chuyển kiến thức , thái độ , cảm nhận thành những khả năngthực thụ , giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình t
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON
Trang 2NỘI DUNG SỐ TRANG
1.1 Lý do chọn đề tài giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi
tại Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn
2
2.1 Cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5
tuổi tại Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn
3
2.2 Thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5
tuổi tại Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn
4
2.3 Các biện pháp thực hiện để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
mẫu giáo 4 - 5 tuổi
Trang 3Thế kỷ XXI là thế kỷ mà nền khoa học và công nghệ phát triển mạnh do
đó con người phải năng động, biết cải tạo thế giới cho phù hợp với sự phát triểncủa thời đại Trang bị vốn kiến thức cho con người để phù hợp với thời đại làchiến lược của giáo dục hiện đại Để đạt được mục đích đó đòi hỏi giáo dục nóichung và giáo dục mầm non nói riêng phải đào tạo thế hệ trẻ phát triển mọi mặt:đức, trí, thể, mỹ, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhântài Bởi vậy cần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung cũngnhư phương pháp, biện pháp dạy học cho khoa học hợp lý
Trẻ em là tương lai của đất nước Đất nước có giàu mạnh, phồn vinh lànhờ vào thế hệ trẻ Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khitrẻ còn ở độ tuổi mầm non là rất quan trọng và cần thiết Người giáo viên Mầm
non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở
thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiêm vụ của ngườigiáo viên Mầm non còn phải chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã
hội hiện đại Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằmgiúp trẻ có thể chuyển kiến thức , thái độ , cảm nhận thành những khả năngthực thụ , giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhautrong cuộc sống
Ngay từ khi còn bé trẻ cần được uốn nắn giáo dục từ cử chỉ, lời nói hànhđộng văn minh lịch sự thì lớn lên trẻ mới là người có ích cho gia đình và xã hội,trẻ phải biết tu dưỡng bản thân trong ngày, trong giờ học theo hướng tốt, nói lờihay ý đẹp, đi đứng nhẹ nhàng, cư sử với mọi người niềm nở, lịch sự
Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có
kỹ năng cuộc sống ( Bao gồm rất nhiều kỹ năng ) và biết sử dụng linh hoạt kỹnăng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý,giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người Kỹ năng sống chính
là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thứctrong cuộc sống hàng ngày
Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả nănggiao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cáchứng xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rấtquan trong đối với trẻ Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống chotrẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết và đó cũng
Trang 4là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học.
Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp ứng
xử, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ năng hợp tácchia sẻ
Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăntrong cuộc sống Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyếtnhững khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp Muốn vậy, người lớn phải tạocho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành Nhưng trên thực tế, trong xãhội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ màkhông chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ Luôn bao bọc, nuông chiều, làm
hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năngtrong cuộc sống rất hạn chế Khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ
xảy ra Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài:“Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn’’để
viết sáng kiến kinh nghiệm
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Thông qua đề tài này tôi muốn cùng bạn bè, đồng nghiệp trao đổi để cùngnhau học hỏi những kinh nghiệm hay, phong phú nhằm tìm hiểu thực trạng hoạtđộng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ và vận dụng một số biện pháp
để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả hơn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các biện pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫugiáo nhỡ B2 trường Mầm non Thị Trấn, thông qua đề tài này tạo cho trẻ sựmạnh dạn, tự tin, có khả năng giao tiếp tốt, có những kĩ năng sống cơ bản như có
sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự lập, tò mò, biết chia sẽ, chăm sóc, lắng nghe,trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn từ đó phát triển toàn diệnnhân cách
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Với đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng lí thuyết
- Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế nhóm lớp
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp vận dụng thực tiễn
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp xử lý số liệu
Trang 52 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hành
vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xửhiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày
Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kỹ năng sống là cách tiếpcận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sựcân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng
Theo UNESCO, kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học
để biết, gồm các kỹ năng tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả; Học làm người gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin; Học để sống với người khác, gồm các kỹ năng xã hội như; giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm, gồm kỹ
năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhậntrách nhiệm
Khi bắt đầu đến trường, trẻ xuất hiện tình trạng rụt rè, nhút nhát thụ động,không biết cách ứng phó với những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo
vệ bản thân trước nguy hiểm Từ thực tế trên Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhấtquan điểm của UNICEF: Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hìnhthành hành vi mới (Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiếnthức, hình thành thái độ và kỹ năng) Các nhóm kỹ năng sống có thể dạy cho trẻ
em tuổi Mầm non: Nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân; nhóm kỹ năng quản lýcảm xúc; nhóm kỹ năng giao tiếp; nhóm kỹ năng đảm nhận trách nhiệm; nhóm
kỹ năng lãnh đạo Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một bộ phận quan trọngtrong việc giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách
Trong thời điểm hiện nay nền kinh tế phát triển đang trên đường hội nhậpQuốc tế, chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động thế hệ trẻ thường xuyênchịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vàohoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn,thách thức, những áp lực tiêu cực Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéovào các hành vi tiêu cực, bạo lực, và lối sống ích kĩ, thực dụng, dễ bị phát triểnlệch lạc về nhân cách Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ chúng ta nhận thức và giữvững được nền văn hóa của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay và trong thờiđại mới là nhiệm vụ cần thiết nhất trong các mục tiêu xây dựng phát triển conngười toàn diện trong thời đại hiện nay để sớm đào tạo cho xã hội những conngười tài đức vẹn toàn Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là ta nhằm giúp trẻ
có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nênlàm Đối với trẻ mầm non, rèn kỹ năng sống cho trẻ là rèn kỹ năng ứng xử hợp
lý các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc sinh hoạt theonhóm, rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe Và điều quan trọng mà
Trang 6chúng ta mong muốn là sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thửthách mới qua việc phát triển các kỹ năng cho trẻ Nếu chỉ suy ngẫm và tròchuyện thôi thì chưa đủ, cần có các kỹ năng ứng dụng vào thực tế Ngày nay trẻcần được trải nghiệm, hiểu kết quả của hành vi ứng xử và muốn chủ động đưa ranhững quyết định có sức ảnh hưởng lớn.
Ngày nay khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ được nâng lên gấpbội, nhưng bên cạnh đó kỹ năng sống của trẻ dường như bị bỏ quên Điều nàycàng thể hiện rõ đối với trẻ ở thành thị, những vùng kinh tế phát triển Chúng ta
dễ dàng bắt gặp trẻ 4-5 tuổi vẫn còn được mẹ chăm sóc từng ly từng tí: từ việc
vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc xúc ăn…những việc làm này vô tình sẽlàm mất dần kỹ năng sống ở trẻ
Đối với trẻ nhỏ tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan hình tượng, trẻ luônbắt chước những hành vi, hành động của người lớn Chính vì vậy những hành vi,hành động của người lớn đều ảnh hưởng rất lớn đến trẻ Để trẻ có được nhữngthói quen hành vi văn minh lịch sự, những kỹ năng sống đơn giản nhất trongcuộc sống hàng ngày thì người lớn cần là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, đặcbiệt là cô giáo - người mà trẻ luôn nghe lời và luôn xem cô là điểm sáng để họctập theo
Như vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một hoạt động giữ vị trí quantrọng trong các hoạt động ở trường mầm non, nó có ý nghĩa, tác dụng lớn đốivới sự phát triển toàn diện của trẻ, góp phần hình thành nhân cách của trẻ Chính
vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình vàoviệc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện
2.2 Thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại Trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
- Ban giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất, các
phương tiện dạy học
- Trường đóng trên địa bàn Thị Trấn với phòng lớp rộng rãi, thoáng mát Lại là trường trọng điểm của huyện nên được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao vềchuyên môn
- Trẻ lớp tôi phụ trách có 30 cháu trong đó có16 trẻ nam và 14 trẻ nữ, cáctrẻ đều cùng độ tuổi, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tò mò ham hiểu biết
- Bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, luôn học hỏi, tìm tòi, tìm ra nhữngbiện pháp giáo dục tốt nhất cho trẻ
- Từ năm 2008 Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những biện pháp cụ thể
để rèn kỹ năng sống cho trẻ một cách chung nhất
Trang 7- Đa số trẻ đã học qua lớp mẫu giáo bé nên đã có kiến thức và kỹ năngnhất định Trẻ mạnh dạn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung
quanh trẻ
2.2.2 Khó khăn:
Bên cạnh những mặt thuận lợi trên còn có những khó khăn:
- Mặc dù cùng độ tuổi nhưng một số trẻ mới đi học chưa qua lớp mẫugiáo bé nên khó khăn cho cô trong quá trình chăm sóc giáo dục
- Một số phụ huynh bận rộn, ít có thời gian quan tâm đến việc dạy các kỹnăng đơn giản cho trẻ, đôi khi phó mặc cho cô
- Một số trẻ được bố mẹ, ông bà cưng chiều và khi hành động sai vẫnkhông được sự nhắc nhở từ cha mẹ, những công việc cá nhân vẫn luôn phụthuộc, chính vì vậy việc bồi dưỡng hành vi văn minh lịch sự đối với trẻ là vấn đềgiáo dục mà gia đình không thể coi nhẹ ngay khi trẻ còn nhỏ tuổi
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng sống của trẻ tại lớp
4 – 5 tuổi - B2 Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn với sĩ số 30 cháu, cụ thểnhư sau:
TT Nội dung khảo sát
Số trẻ KS
7 Kỹ năng tuân thủ các quy
8 Kỹ năng thích nghi với
Trước thực trạng trên tôi suy nghĩ, nghiên cứu tài liệu để tìm ra các biện
pháp hay dạy trẻ có kỹ năng sống qua đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn”.
Trang 82.3 Các biện pháp thực hiện để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại Trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
2.3.1 Tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Việc xây dựng môi trường giáo dục rất quan trọng, góp phần thực hiện đạtcác chỉ tiêu kế hoạch đề ra của lớp Tôi đã chú trọng đến công tác xây dựng môi trường nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Ví dụ: Trước lớp học có góc tuyên truyền các bậc cha mẹ với tiêu đề “Phụ
huynh cần biết” trong đó gồm có các nội dung như: Danh sách trẻ, Kết quả theodõi cân đo hàng tháng, định kỳ, kết quả khám sức khỏe, các nội dung tuyêntruyền về dịch bệnh, về giáo dục kỹ năng sống theo chủ đề Các nội dung đượctrang trí đẹp mắt và nổi bật gây được sự chú ý của các bậc phụ huynh khi đưađón trẻ
Trong lớp, trang trí các góc mở cho trẻ được trải nghiệm và hoạt động
Ví dụ: Mảng tường trên lớp tôi trang trí các hình ảnh làm nổi bật chủ đề,
bên cạnh đó có mảng tường được cắt bằng các ô bóng kính cho trẻ tự ghép cáchình ảnh vào Góc mừng sinh nhật bé, tôi trang trí các hoạ tiết biểu tượng từngtháng và cho trẻ có sinh nhật trong tháng đó tự ghép ảnh của mình vào
Góc mở cho trẻ hoạt động và tuyên truyền với cha mẹ trẻ
Tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ vào cuối chủ đề của lớp, tổ chứcgiao lưu các lớp với nhau, tổ chức mừng sinh nhật một nhóm trẻ Qua đó trẻrất hứng thú và thông qua các hoạt động đó nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻmột cách rất nhẹ nhàng và có hiệu quả
2.3.2 Giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tạo tình huống cụ thể
Để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đạt kết quả tốt giáo viên cần nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, thường xuyên cho trẻ trải nghiệm thựchành để trẻ có những thói quen tốt, vận dụng linh hoạt các biện pháp đối vớitừng cá nhân trẻ, trao đổi gợi mở với trẻ bằng hệ thống câu hỏi gắn với từng nộidung cụ thể Đối với trẻ làm đúng cô dùng lời động viên khuyến khích, khen
Trang 9ngợi những hành vi tốt, với những hành vi chưa tốt cô cần nhắc nhở kịp thờinhưng không phải hình thức trách phạt mà dùng lời lẽ ân cần hoặc qua thơchuyện giáo dục trẻ [4].
Trước đây, với những nội dung dạy trẻ nhận biết một số nguy cơ không
an toàn và cách phòng tránh thì giáo viên thường giáo dục trẻ với những lời dặn
dò nhắc nhở đơn giản thông qua nội dung các bài thơ, câu chuyện, bài hát cónội dung giáo dục dạy trẻ Song trên thực tế, trong chương trình có rất ít bài hát,bài thơ, câu chuyện có nội dung đó Vì vậy, trong năm học này, tôi nghiên cứulựa chọn và đưa ra những tình huống cụ thể để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khigặp tình huống khó khăn, biết cách suy nghĩ và giải quyết
Ví dụ: Với chủ điểm “Bản thân”.
Trước đây, thông qua câu chuyện“Chú vịt xám” hoặc nội dung bài hát
“Đàn vịt con” [1] chúng tôi chỉ dùng lời giáo dục trẻ: “Khi đi công viên hoặc
đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung đểkhỏi bị lạc” chứ chưa dạy trẻ nếu chẳng may xảy ra sẽ phải xử lý như thế nào
Với cách giáo dục như vậy tôi thấy kết quả đạt trên trẻ chưa đạt hiệuquả Trẻ ghi nhớ một cách thụ động, và thường chóng quên Và điều cốt yếu trẻkhông hiểu cốt lõi của vấn đề là tại sao không nên làm như vậy và nếu xảy ra thìphải làm thế nào Do đó bây giờ ngoài việc giáo dục như vậy vào giờ hoạt độngchiều, tôi đã đưa ra tình huống “Khi bé bị lạc mẹ trong siêu thị hoặc đi chợ Tết -
bé sẽ làm gì ?
Tôi đã cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng trẻ.Lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình, gợi
mở cho trẻ bằng các câu hỏi :
Theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút raphương án tối ưu nhất: Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lungtung mà hãy đứng yên tại chỗ chờ Vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé Hoặc
bé có thể đến chỗ chú bảo vệ, cô bán hàng trong siêu thị ở gần chỗ đó để nhờgọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để tìm bố mẹ Tuyệt đối không đi theongười lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ Vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợidụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại bé
Với tình hình phức tạp trong xã hội hiện nay, nhiều tình huống bất trắc cóthể xảy ra đối với trẻ như bị bắt cóc , xâm hại Tôi đã đưa ra những tình huống
để dạy trẻ như : “Nếu có người không quen biết cho bé quà bé nên làm như thếnào ?
Ở tình huống này, với lứa tuổi của trẻ trên thực tế trẻ rất thích khi đượccho quà và sẽ không biết tại sao không được nhận
Khi trẻ thảo luận, tôi đưa ra những giả thiết, những tình huống xấu “ Nếu đó là
kẻ xấu thì sẽ rất nguy hiểm cho bé” Tôi phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ
có phương án giải quyết đó là: Tuyệt đối không nhận quà, ăn bánh kẹo củangười lạ vì có thể bị người xấu tẩm thuốc mê và trúng mưu của kẻ xấu
Khi gặp trường hợp này bé nên nói “Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu khôngcho nhận quà của người lạ”
Trang 10Hay tình huống: “Nếu con đang ở nhà một mình, có người đến gọi mởcửa con sẽ làm gì ?
Tôi cho trẻ nói suy nghĩ , cách giải quyết của mình Trong khi thảo luậnvới trẻ tôi gợi mở: cũng có trường hợp kẻ xấu có thể gây hại cho bé hoặc lấytrộm đồ của gia đình cũng chính là người thu tiền điện, nước hoặc chính làngười quen biết với bố mẹ bé để giúp trẻ suy đoán tìm cách giải quyết Sau đó
cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất trong trường hợp này: Tuyệt đối không
mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ, người thu tiền điện, nước.Nếu có người lớn ở trên gác chưa biết thì gọi xuống , còn nếu không có ai ở nhàthì hẹn họ nhắn lại gì hoặc tối đến gặp bố mẹ
Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi nhà Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũngcần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra Tôi
đã đưa tình huống : “Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thếnào?”
Qua tình huống này tôi dạy trẻ: Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trướchết bé phải chạy xa chỗ cháy, hãy hét to để báo với người nhà và những ngườixung quanh có thể nghe thấy Nếu không có người ở nhà thì chạy báo cho hàngxóm
Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻthảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìmcách giải quyết vấn đề Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất,
đó cũng chính là kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ Thông qua hoạt động đó cũnggiúp trẻ có sự tư duy lôgích, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ cóthêm kinh nghiệm trong cuộc sống
2.3.3 Giáo dục kỹ năng sống thông qua nội dung các câu chuyện
Kể chuyện cho trẻ hàng ngày bằng phương pháp mưa dầm thấm lâu, côgiáo, cha mẹ hãy dành thời gian mỗi ngày để kể cho trẻ nghe những câu chuyện,dành thời gian trò chuyện với trẻ Nội dung các câu chuyện thường để lại ấntượng cho trẻ khó phai mờ Chính vì vậy tôi đã sử dụng một số câu chuyện lồngvào đó các tình huống để giáo dục trẻ Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng
thú, tự nguyện
Ví dụ: Ở chủ điểm “Nước và mùa hè”
Với đặc thù trẻ đang sống ở Thị Trấn, vì vậy ngoài việc giáo dục trẻ tránh
xa ao, hồ, hố nước nguy hiểm mà môi trường sống của trẻ ít gặp Thì nhà vệsinh cũng nhiều tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ Chính vì vậy, tôi đưa
ra những tình huống để dạy trẻ cách sử dụng an toàn trong phòng tắm bằng cách
đưa vào câu chuyện để trẻ rút ra bài học kinh nghiệm cho mình như “Chuyện trong phòng tắm” Qua câu chuyện tôi giúp trẻ rút ra bài học : Sàn nhà tắm rất
trơn, tuyệt đối không chạy nhảy, leo trèo sẽ dễ bị ngã
Bên cạnh đó tôi còn đưa ra những tình huống khác đối với trẻ như :
- Không tự ý xả nước ở vòi vì dễ xảy ra bỏng khi sử dụng bình nóng lạnh
- Khi tắm bồn: Chờ người lớn xả nước và giúp vào bồn Không tự ý xả
Trang 11nước và trèo vào đề phòng nước quá nhiều sẽ nguy hiểm, không nằm bồn tắm quá lâu
- Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, có rất nhiều tình huống bất trắctrẻ rất dễ gặp trong cuộc sống, tuy nhiên chúng ta ít khi đưa vào dạy trẻ Vớinền kinh tế phát triển như hiện nay, nhiều gia đình sử dụng ô tô là phương tiện
đi lại của gia đình hàng ngày Xong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thôngkhi đi ô tô và xe máy đối với trẻ thường các bậc phụ huynh vẫn còn coi nhẹ chưađược thực hiện nghiêm túc
Ví dụ: Với “Chủ điểm giao thông” chúng tôi đưa tình huống cho trẻ qua câu chuyện: “Đi xe máy” [2], câu chuyện kể về một bạn nhỏ xinh xắn, ngoan
ngoãn biết vâng lời người lớn, rồi một hôm bố trở bạn về thăm bà ngoại, nhà bàngoại ở gần nên bố không đội mũ cho bạn và rồi tai nạn xảy ra khi hai bố conđang nói chuyện vui vẻ trên đường khiến bạn nhỏ vì không có mũ bảo hiểm nên
bị ngã xuống đường và bị thương nặng Qua đó trẻ hiểu được việc cần thiết phảiđội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy
Sau đó nhiều phụ huynh lớp tôi đã chia sẻ: Bản thân phụ huynh cũng ítkhi nhớ cho con đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy đến trường, bởi một phầnvướng, một phần công an thường không phạt trường hợp này nên các phụ huynhcũng hay bỏ qua Nhưng gần đây thấy con về cứ đòi bố đội mũ bảo hiểm chocon mỗi khi đưa con đi chơi, hoặc đi học Đó thật sự là điều đáng mừng
Hay để giáo dục tính thật thà, tôi lựa chọn câu chuyện “Cậu bé chăn cừu”[1] để giáo dục trẻ, qua đó trẻ biết cần phải thật thà, tránh gian dối sẽ làm ngườikhác không tin ở mình
2.3.4 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi
Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạtđộng của trẻ ở trường Thông qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhautrong xã hội, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống.Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thểhiện qua họat động vui chơi Chính vì vậy, tôi rất chú trọng đến việc tạo các tìnhhuống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như quan sát những điềutrẻ thể hiện được những kiến thức mà trẻ đã có
Ví dụ:
+ Ở góc Phân vai trẻ chơi “Gia đình”, khi tôi đóng giả một người lạ đến
gõ cửa thì trẻ biết nhắc nhau “Đừng mở cửa, phải đợi bố mẹ về đã”.
Hoặc tôi cho trẻ ở nhóm gia đình cùng đi siêu thị và đưa ra tình huống :
“Con bị lạc bố mẹ ở siêu thị” thì trẻ biết ra nhờ cô bán hàng gọi điện thoại cho
bố mẹ, cháu đóng vai người bán hàng cũng nhắc trẻ: Cháu chờ ở đây với cô đợi
bố mẹ đón.
Với nhóm “Nấu ăn”, tôi cũng lưu ý đến những thao tác mà trẻ thể hiện
vai của mình :
Ví dụ : Khi nấu ăn bác phải làm như thế nào? Khi để nồi lên bếp ga đặt
như thế nào? Vì sao? (Bếp đặt đúng giữa bếp nếu không sẽ dễ đổ và xảy ra tai nạn, nấu xong phải tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để không bị bỏng )
Trang 12Hay khi trẻ chơi Bán hàng:
Người bán hàng chào hỏi khách hàng: Cô, chú mua gì ạ?
Người đi mua hàng trật tự khi mua, nói tên hàng cần mua: Bán tôi một cân
gạo, bao nhiêu vậy cô? Hay tôi đóng một vai làm người đi đường và rủ bé : Đi
cùng cô để cô dắt về với mẹ Các trẻ trong nhóm đã nhắc nhau: “Đừng đi, nếu không sẽ bị bắt cóc đấy”.
Hoặc với trò chơi “Đi ô tô” tôi gợi hỏi trẻ “Khi ngồi trên xe ô tô chúng
mình phải làm gì? ” (Phải thắt dây an toàn, không thò đầu, thò tay ra ngoài khi
xe đang chạy )
Với Trò chơi đóng vai Y tá – Bác sĩ:
Bác sĩ biết hỏi thăm bệnh nhân ân cần, “Cháu đau chỗ nào? Cháu có mệt
lắm không? Y tá phát thuốc dặn dò bệnh nhân uống thuốc
Bệnh nhân nhận thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn với bác sĩ, y tá
+ Ở góc xây dựng, trẻ có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm Trẻ ở lớptôi đã biết tự phân vai chơi cho nhau và chơi rất đoàn kết, không tranh giành đồchơi của nhau và đã biết cùng nhau tạo nên công trình đẹp
Qua hoạt động vui chơi trẻ dần dần được rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử,chào hỏi mạnh dạn hơn đối với mọi người
Trong một thời gian rèn luyện trẻ lớp tôi kỹ năng chào hỏi lễ phép, giaotiếp lịch sự có phần chuyển biến rất tốt
Với cách dạy trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau, lúc thông qua nội dung các bài thơ, bài hát, câu chuyện để lồng vào giáo dục trẻ kỹ năng sống giúp trẻghi nhớ một cách thoải mái, nhớ lâu và không gò bó áp đặt trẻ [4] Đặc biệt vớihình thức đặt ra các tình huống cho trẻ được đàm thoại, nói lên cách sử lý củamình sau đó cô sẽ giúp trẻ tổng hợp lại và tìm ra phương pháp tối ưu nhất Chínhhình thức này giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ.Với cách thảo luận, mỗi cá nhân đưa ra cách giải quyết cho phù hợp giúp trẻbiết vận dụng vốn hiểu biết, kiến thức của mình đã có để giải quyết vấn đề Đócũng chính là một kỹ năng sống rất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống hiện tạicũng như sau này
2.3.5 Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động học.
Trong các hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non Hoạt động vui chơi
là một trong những hoạt động chủ đạo, song hoạt động học tập được thể hiệnqua các giờ hoạt động chung có chủ đích đó là hoạt động cung cấp chủ yếu có
hệ thống kiến thức cần trang bị cho trẻ Vậy tổ chức các tiết học như thế nào đểtrẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất Muốn làm tốtđược việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, saysưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạtđộng một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ nănghọc tập đối với các môn học [3] Qua đó cô giáo nhẹ nhàng lòng ghép giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ một cách dễ dàng
Mặt khác, ở Trường Mầm non không có giờ dạy đạo đức riêng, mà thông