Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu: Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam Họ và tên sinh viên : Hà Hải Vân Lớp : Anh 5 Khóa : 44 Giáo viên hướng dẫn : ThS Đặng Thị Lan Hà Nội - 11/2009 Khoá luận tốt nghiệp Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44 MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƢƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU 4 I. Lý luận chung về lãnh đạo 4 1. Khái niệm về lãnh đạo 4 2. Đặc điểm của lãnh đạo 6 3. Sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo 8 II. Lý luận về khủng hoảng toàn cầu 11 1. Khái niệm và chu kì khủng hoảng 11 1.1. Khái niệm 11 1.2. Chu kì khủng hoảng 11 2. Một số loại khủng hoảng về mặt kinh tế 12 2.1. Khủng hoảng tài chính 12 2.2. Khủng hoảng kinh tế 14 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay 17 3.1. Nguyên nhân 17 3.2. Diễn biến 20 3.3. Hậu quả 21 III. Lý luận về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu 21 1. Vai trò của lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu 21 2. Nhiệm vụ của lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu 22 2.1. Đảm bảo hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn 23 2.2. Đảm bảo hiệu suất trên phương diện các quyết định về nhân sự 25 2.3. Đảm bảo quản lý các quyết định theo mục tiêu 26 Khoá luận tốt nghiệp Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU 29 I. Thực trạng lãnh đạo của các công ty trên thế giới trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu 29 1. Những vấn đề đặt ra đối với lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu 29 1.1. Thiếu hụt năng lực lãnh đạo trên toàn cầu 29 1.2. Khả năng lãnh đạo thích ứng với xu thế toàn cầu trong khủng hoảng 30 2. Tác động của khủng hoảng toàn cầu đối với hoạt động lãnh đạo của các công ty trên thế giới 33 2.1. Hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn 33 2.2. Hiệu suất trên phương diện các quyết định về nhân sự 36 3. Tìm hiểu các kinh nghiệm lãnh đạo thành công trong khủng hoảng của các tập đoàn trên thế giới 38 3.1. Kinh nghiệm lãnh đạo trong khủng hoảng của tập đoàn Wal-Mart 38 3.2. Kinh nghiệm lãnh đạo trong khủng hoảng của tập đoàn IBM 43 II. Thực trạng lãnh đạo của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu 49 1. Đặc điểm lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt Nam 49 1.1. Đặc điểm doanh nghiệp Việt Nam 49 1.2. Thực trạng lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt Nam 53 2. Tác động của khủng hoảng toàn cầu đối với hoạt động lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt Nam 58 2.1. Hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn 59 2.2. Hiệu suất trên phương diện các quyết định về nhân sự 62 2.3. Quản lý theo mục tiêu 63 CHƢƠNG III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ LÃNH ĐẠO TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU 64 Khoá luận tốt nghiệp Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44 I. Bài học cho chính phủ Việt Nam 64 1. Hoàn thiện các chính sách về pháp luật, cải tổ bộ máy nhà nước 64 2. Đánh giá sớm và chính xác các tác động của cuộc khủng hoảng 65 3. Tập trung giải quyết các yếu điểm của nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng 67 4. Tăng cường biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tập đoàn 69 II. Bài học cho các nhà lãnh đạo 71 1. Tăng cường công tác dự báo ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 71 2. Tổ chức và điều hành doanh nghiệp hợp lý và linh hoạt 72 3. Đưa ra các chính sách mới tương thích với tình hình kinh tế chung 74 3.1. Xây dựng chiến lược thương hiệu và hệ thống phân phối mạnh để giành được thị phần 75 3.2. Xem xét lại toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, ưu tiên cho các công việc phù hợp với tình hình thực tế 76 3.3. Tiếp tục đầu tư vào thế mạnh của doanh nghiệp 78 3.4. Cân nhắc với thị trường ngoại và các hoạt động Mua lại và Sát nhập (M&A) 79 4. Phát triển tốt các mối quan hệ tăng cường hợp tác của các bộ phận và mỗi người trong doanh nghiệp 80 4.1. Củng cố tinh thần nhân viên 80 4.2. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp 82 4.3. Lắng nghe ý kiến của các chuyên gia 83 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 Khoá luận tốt nghiệp Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT CKKTSXTBCN : Chu kì kinh tế sản xuất tư bản chủ nghĩa KHTC : Khủng hoảng tài chính KHKT : Khủng hoảng kinh tế CNTT : Công nghệ thông tin R&D : Nghiên cứu và phát triển M&A : Mua bán và sáp nhập DN : Doanh nghiệp DNVN : Doanh nghiệp Việt Nam DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNTN : Doanh nghiệp tư nhân DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước TQM : Quản lý chất lượng toàn diện KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm TNHH : Trách nhiệm hữu hạn BHTG : Bảo hiểm tiền gửi Khoá luận tốt nghiệp Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo 9 Bảng 1.2. So sánh sự khác nhau giữa quản lý truyền thống 10 và lãnh đạo hiện đại 10 Bảng 2.1. So sánh đặc điểm DNVN và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 50 Bảng 2.2. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng với môi trường làm việc của lãnh đạo và nhân viên trong tổ chức 57 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Chu kì khủng hoảng kinh tế 11 Biểu đồ 2.1. Tính thanh khoản của các công ty ở Mỹ sụt giảm kỉ lục năm 2008 34 Biểu đồ 2.2. Số lượng doanh nghiệp Mỹ phá sản tính từ tháng 1/2006 đến tháng 11/2008 35 Biểu đồ 2.3. Lãnh đạo công ty Mỹ đối phó với khủng hoảng dựa trên các quyết định về nhân sự 36 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha tăng lên trong khủng hoảng 37 Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện doanh số của các công ty bán lẻ 40 trong tháng 2 40 Biểu đồ 2.6. Điều tra tâm lý tiêu dùng của khách hàng 41 trong năm 2008 41 Biểu đồ 2.7. Trình độ học vấn của lãnh đạo trong các doanh nghiệp 54 Biểu đồ 2.8. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của mỗi thách thức đối với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam 59 Biểu đồ 2.9. Biểu đồ thể hiện tình trạng DNNVV ở Việt Nam trong 2008 61 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Mô hình chức năng của doanh nghiệp Việt Nam 51 Hình 2.2. Mô hình chức năng của doanh nghiệp hiện đại trong nền kinh tế kinh tế thị trường 51 Khoá luận tốt nghiệp Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên khắp thế giới, không ai còn xa lạ trước những thống kê về số lao động mất việc, số hợp đồng bị hủy, số công ty đóng cửa hàng ngày. Khi mà ngay cả những người khổng lồ ở phố Wall cũng phải gục ngã, thì việc hiệu ứng toàn cầu đánh tan cái “chủ nghĩa kinh nghiệm” vốn rất phổ biến trong suốt chặng đường kinh doanh của người Việt cũng không mấy bất ngờ. Chúng ta cũng có thể tự nhận ra rằng các năng lực lãnh đạo hiện nay của doanh nhân là chưa đáp ứng kịp nhu cầu của thời cuộc. Chính vì thế, “lột xác” để đi lên chính là việc sống còn. Những nhà lãnh đạo, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải tìm cách vượt qua khủng hoảng kinh tế - tài chính hiện nay, mà còn phải biết cách vượt qua khủng hoảng về năng lực kinh doanh của chính mình. Đó cũng là hành trình bước vào một “thế giới kinh doanh” và một “thời đại kinh doanh” hoàn toàn đổi khác. Cuộc khủng hoảng kinh tế, không chỉ gây ra những tổn thất, mà còn mang đến một giá trị vô hình rất lớn cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam. Cái “được” vô hình này lớn không kém gì so với những cái “mất” hết sức hữu hình mà mọi người đều nhận ra. Đó chính là sự thức tỉnh ở nhiều doanh nhân Việt Nam, rằng: một kỷ nguyên mới trong kinh doanh đã bắt đầu, kỷ nguyên mới đòi hỏi phải có những con người với khát vọng mới, năng lực mới và văn hóa mới. Xã hội đang chờ đợi sự “trở mình” của những doanh nhân muốn khẳng định mình trong cuộc đua tranh toàn cầu. Xã hội đang sẵn sàng tôn vinh những người con người dấn thân vào sự nghiệp kinh thương, để tạo dựng những giá trị vững chắc và trường tồn cho chính mình, cho dân tộc mình và mang nhiều giá trị cho thế giới. Khủng hoảng - cũng là tiếng chuông báo hiệu thời đại mới đã vang lên. Cách tốt nhất để vượt qua khó khăn là nhìn thấy cơ hội, và cách hay nhất để thoát khỏi bế tắc là nhận ra con đường dài phía trước. Một nền kinh doanh mới đang chờ đợi chúng ta. Việt Nam đang thực sự cần những nhà lãnh đạo dẫn dắt Khoá luận tốt nghiệp Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 2 những doanh nghiệp trong hành trình chinh phục kinh tế. Với lý do như vậy, người viết lựa chọn đề tài khóa luận là : “Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu: Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam” 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, tìm hiểu những lý thuyết, quan điểm liên quan đến lãnh đạo và lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu để có cái nhìn vĩ mô mang tính lý thuyết về đề tài. Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn lãnh đạo trong các tập đoàn đang bươn chải trong khủng hoảng lấy ví dụ ở hai tập đoàn hàng đầu thế giới là tập đoàn bán lẻ Wal-Mart và tập đoàn Công nghệ thông tin IBM để sàng lọc và đánh giá những kinh nghiệm lãnh đạo trong khủng hoảng đối chiếu với tình hình kinh tế Việt Nam hiện tại ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Thứ ba, nghiên cứu thực tiễn lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá về chất lượng, năng lực và các phong cách lãnh đạo thường được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng là gì? Đã mang lại hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp hay chưa? Và đã có những biện pháp lãnh đạo gì để đối phó với khủng hoảng toàn cầu? Cuối cùng, người viết thực sự mong muốn qua thời gian nghiên cứu, tìm tòi thực hiện khóa luận sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm có giá trị cho bản thân đồng thời đưa ra một số đề xuất giúp các doanh nhân nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo để mang lại hiệu quả cao nhất trong môi trường kinh doanh đầy biến động. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quan điểm về lãnh đạo trong thời kì khủng hoảng, bản thân các nhà lãnh đạo trên thế giới, các nhà lãnh đạo Việt Nam, các tập đoàn trên thế giới và các doanh nghiệp Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu sẽ dừng lại ở các quan điểm mang tính chung và phổ biến nhất về lãnh đạo trong khủng hoảng kinh tế hiện nay, những hoạt động lãnh đạo ứng phó với khủng hoảng trên thế giới lấy dẫn chứng ở hai tập Khoá luận tốt nghiệp Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 3 đoàn đương đầu khá thành công trong khủng hoảng và hoạt động lãnh đạo tại các doanh nghiệp Việt Nam thuộc hai mảng nhà nước, tư nhân và những biện pháp mang tính đối phó với cuộc khủng hoảng tại các doanh nghiệp này nói chung. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn để thực hiện khóa luận này là phương pháp nghiên cứu tình huống. Việc nghiên cứu tại bàn sẽ được tiến hành trên cơ sở thu thập nhiều nguồn tài liệu: sách, báo, tạp chí và mạng Internet. Bước này sẽ giúp người viết có cái nhìn toàn diện về thực trạng lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Phương pháp xử lý thông tin là tổng hợp phân tích và đánh giá. 5. Kết cấu khóa luận Chương 1: Lý luận chung về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu Chương 2: Thực trạng về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu Chương 3: Bài học kinh nghiệm về lãnh đạo trong khủng hoảng đối với Việt Nam Đây là một đề tài còn rất mới đồng thời vẫn còn những tồn tại mà thế giới phải đối phó trong bối cảnh khủng hoảng do đó khóa luận không thể tránh khỏi sai sót và hạn chế về mặt cập nhật thông tin. Em hy vọng sẽ nhận được sự góp ý từ các thầy cô, các nhà lãnh đạo và bạn đọc quan tâm để đề tài được hoàn thiện và mang giá trị thực tiễn cao hơn. Cuối cùng, em xin cảm ơn trường ĐH Ngoại Thương , khoa Quản trị kinh doanh đã tạ o điề u kiệ n cho em viế t khó a luậ n nà y , đặc biệt cảm ơn Thạc sỹ Đặng Thị Lan, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Bên cạnh đó, em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến tác giả các tài liệu em tham khảo và hi vọng khóa luận của em sẽ góp phần là tiền đề cho các công trình nghiên cứu sau này. Khoá luận tốt nghiệp Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 4 CHƢƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU I. Lý luận chung về lãnh đạo 1. Khái niệm về lãnh đạo Có rất nhiều định nghĩa về thuật ngữ “lãnh đạo”, và chúng ta hay đồng nhất khái niệm lãnh đạo với quyền lực và cách quản lý nhân viên cấp dưới. Thuật ngữ “lãnh đạo” có nghĩa khác nhau tùy theo từng lĩnh vực và thời đại. - Trong thời kỳ phong kiến: “Lãnh đạo” nhằm nói về những người dẫn đầu trong các nhóm, lực lượng quân đội hay nắm giữ những quyền lực chính trị lớn như hoàng đế, tướng lĩnh, quan hay người dẫn đầu một cuộc khởi nghĩa. - Trong kinh tế: Thuật ngữ này thường được sử dụng để nói đến những người nắm giữ vai trò và quyền lực quan trọng trong tổ chức, với tư cách là người đại diện, dẫn đầu, quyết định cho các hoạt động nội bộ, duy trì kỷ luật và đề xướng hướng đi cho mọi người cũng như khả năng ảnh hưởng đến tính hiệu quả tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng cũng như khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Dù nhìn nhận theo cách nào, lãnh đạo cũng phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về lãnh đạo. Theo Stogdill: “Lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc của tính cách, cách ứng xử, ảnh hưởng của một cá nhân đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng”. 1 1 Stogill, R. M. (1974), Handbook of leadership: A survey of theory, and research - The Free Press, 81, New York. [...]... KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU I Thực trạng lãnh đạo của các công ty trên thế giới trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu 1 Những vấn đề đặt ra đối với lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu 1.1 Thiếu hụt năng lực lãnh đạo trên toàn cầu Theo nghiên cứu mới đây nhất của IBM, trên 400 công ty cung ứng lao động ở hơn 40 quốc gia, các doanh nghiệp (DN) đang đứng trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng lãnh đạo có năng... nghĩa với việc toàn bộ nền kinh tế công nghiệp sẽ bị giảm đi Khủng hoảng kinh tế gây ra tác động tiêu cực phá hoại lực lượng sản xuất, làm phá sản một loạt xí nghiệp, một bộ phận người lao động bị thất nghiệp, gây ra khó khăn về tài chính trên diện rộng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế toàn cầu III Lý luận về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu 1 Vai trò của lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng. .. giới và những giá trị nền tảng của một doanh nghiệp lớn và trường tồn? Giữ vai trò lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp trong thời kinh tế suy thoái là điều không dễ Làm thế nào giữ vững tinh thần cho mình và cho nhân viên để quản trị tốt và tìm những kinh nghiệm, bài học từ việc lãnh đạo của các tập đoàn trên thế giới bươn chải trong khủng hoảng? Peter Drucker - người đã bắt đầu nghiên cứu về lãnh đạo. .. hiện hành động Nhưng lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng gắn với nhau Đôi khi người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực hiện được công việc lãnh đạo Vì vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo thật sự Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống và các cơ cấu tổ chức đem lại Nhà lãnh đạo này sử dụng chức... nhà lãnh đạo 2 Nhiệm vụ của lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu Các nhà quản lý đang phải đối mặt với thời kì thử thách của nền kinh tế Vấn đề đầu tiên được đặt ra đối với họ là phải đảm bảo khả năng tồn tại của tổ chức mình, bằng cách tạo ra một cơ cấu lành mạnh, lâu dài đứng vững trước giông tố nhất thời, vượt qua được những biến động đột ngột, và có thể khẳng định mình trong những hoàn cảnh. .. Từ cuộc khủng hoảng năng lực kinh doanh, Tạp chí dành cho doanh nhân toàn cầu Forbes vừa đăng tải một bài viết về năng lực của nhà lãnh đạo doanh nghiệp thời nay với những trích đoạn đáng suy ngẫm: “Tất cả chúng ta đều xây dựng sự nghiệp của mình trong giai đoạn mà tăng trưởng đã diễn ra khắp mọi nơi Bản năng, kỹ năng và kinh nghiệm của chúng ta được mài giũa trong bối cảnh mà tăng trưởng toàn cầu được... hóa tổ chức và khả năng hoàn thành công tác mà trong đó lãnh đạo đóng vai trò là người điều khiển và hướng dẫn các hoạt động của nhóm bằng cách sử dụng quyền lực chính trị ở cấp vi mô (và vĩ mô) của mình Điều quan trọng trong khái niệm lãnh đạo là người được lãnh đạo thông thường sẽ thừa nhận quyền lực hợp pháp và khả năng thực thi quyền lực này của lãnh đạo Lãnh đạo sẽ không thể là lãnh đạo nếu không... năng thích ứng với các thay đổi; và 6% những DN trên có khả năng đánh giá nguồn nhân lực để tiến hành những quyết định mang tính chiến lược Các công ty thật sự lâm vào tình trạng khốn khó khi đề cập đến vấn đề năng lực của đội ngũ lãnh đạo IBM đồng thời cũng chỉ ra rằng đa phần các DN trên thế giới đang đối mặt với khủng hoảng năng lực lãnh đạo trong tương lai Hơn 88% những DN trong khu vực kinh tế châu... Khái niệm Khủng hoảng kinh tế (KHKT) là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế Trong đó, suy thoái kinh tế được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm Suy thoái kinh tế có thể liên quan tới sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt... trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn học Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướng đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ Chúng ta nên chú ý tới hai cụm từ: lãnh đạo và “nhà lãnh đạo Lãnh đạo là động từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể . Lý luận về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu 21 1. Vai trò của lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu 21 2. Nhiệm vụ của lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu 22 2.1 đề đặt ra đối với lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu 29 1.1. Thiếu hụt năng lực lãnh đạo trên toàn cầu 29 1.2. Khả năng lãnh đạo thích ứng với xu thế toàn cầu trong khủng hoảng 30. các kinh nghiệm lãnh đạo thành công trong khủng hoảng của các tập đoàn trên thế giới 38 3.1. Kinh nghiệm lãnh đạo trong khủng hoảng của tập đoàn Wal-Mart 38 3.2. Kinh nghiệm lãnh đạo trong khủng