1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp

91 1,8K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Đây là nghiên cứu bước đầu về thực trạng các vấn đề ATSH tại PXN VSV của các trung tâm YTDP Từ tháng 9/2006 – 7/2007, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương tiến hành thu thập số liệu nhằm đánh

Trang 1

VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CAN THIỆP

Cơ quan chủ trì đề tài: VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

7811

19/3/2010

Hà Nội - 2009

Trang 2

BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM TẠI MỘT SỐ TRUNG TÂM

Y TẾ DỰ PHÒNG TUYẾN TỈNH, THÀNH PHỐ VÀ

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CAN THIỆP

Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Nguyễn Anh Dũng

PGS TS Nguyễn Bình Minh

Cơ quan (Tổ chức) chủ trì đề tài: Viện Vệ sinh dịch tễ trung ƣơng

Cấp quản lý: Bộ Y tế

Mã số đề tài (nếu có):

Thời gian thực hiện: từ tháng 9/2006 đến tháng 3/2009

Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 390 triệu đồng

Trong đó: kinh phí SNKH 390 triệu đồng

Hà Nội, 2009

Trang 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG THÍ NGHIỆM TẠI MỘT SỐ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TUYẾN TỈNH, THÀNH PHỐ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CAN THIỆP

1 Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Nguyễn Anh Dũng

2 Đồng chủ nhiệm đề tài: PGS TS Nguyễn Bình Minh

3 Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương

4 Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế

5 Thư ký đề tài: ThS BS Nguyễn Thị Phương Liên

6 Danh sách những người thực hiện chính:

PGS TS Nguyễn Anh Dũng Trưởng Khoa Sức khỏe cộng đồng và Chỉ đạo

tuyến – Viện VSDTTW PGS TS Nguyễn Bình Minh Trưởng khoa Vi khuẩn – Viện VSDTTW

ThS Nguyễn Thị Phương Liên Khoa Sức khỏe cộng đồng và Chỉ đạo tuyến –

Viện VSDTTW ThS Nguyễn Thanh Thủy Khoa An toàn sinh học – Viện VSDTTW

ThS Lê Thị Phương Mai Phó trưởng khoa Sức khỏe cộng đồng và Chỉ đạo

tuyến – Viện VSDTTW ThS Nguyễn Thị Thi Thơ Khoa Sức khỏe cộng đồng và Chỉ đạo tuyến –

Viện VSDTTW

TS Nguyễn Thị Hiền Thanh Khoa Vi rút – Viện VSDTTW

ThS Ngô Tuấn Cường Khoa Vi khuẩn – Viện VSDTTW

PGS TS Nguyễn Trần Hiển Viện trưởng – Viện VSDTTW

7 Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài (nếu có)

8 Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 3 năm 2009

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN A 1

TÓM TẮT KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 6

TỔNG QUAN 8

1.1 Các nhóm nguy cơ 8

1.2 Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ ATSH PXN theo hướng dẫn của WHO [73] 10

1.3 Nghiên cứu về ATSH trên thế giới 19

1.4 Tình hình nghiên cứu trong nước 21

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Đối tượng nghiên cứu 24

2.2 Phương pháp nghiên cứu 24

2.3 Phương pháp thu thập số liệu: 25

2.4 Công cụ thu thập số liệu 28

2.5 Các tiêu chuẩn áp dụng 28

2.6 Xử lý và phân tích số liệu: 28

2.7 Khống chế sai số 28

2.8 Đạo đức trong nghiên cứu 29

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

3.1 Đánh giá thực trạng nhân lực, cơ sở vật chất, TTB của KXN tại các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố 30

3.2 Kiến thức, thực hành của CBXN về ATSH tại các PXN VSV 36

3.3 Thực hành ATSH của PXN VSV tại các TTYTDP tỉnh/thành phố 43

3.4 Kết quả XN VSV ở các PXN 49

BÀN LUẬN 51

4.1 Đánh giá thực trạng nhân lực, cơ sở vật chất, TTB, và hiện trạng sử dụng các TNGB của một số TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố 51

4.2 Kiến thức và thực hành ATSH của các CBXN 56

4.3 Thực hành ATSH tại PXN VSV của các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố 62

4.4 Kết quả XN sự có mặt của các VSV trong PXN 68

4.5 Hạn chế của đề tài 71

KẾT LUẬN 72

KIẾN NGHỊ 74

1 Đề xuất các giải pháp can thiệp đảm bảo ATSH tại các PXB VSV tuyến tỉnh 74

2 Một số vấn đề cần nghiên cứu trong tương lai 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.

Trang 5

Danh mục Bảng

Bảng 3.1 Bảng tổng kết về các loại mẫu được thực hiện 30

Bảng 3.2 Cơ cấu KXN 31

Bảng 3.3 Cơ cấu CBXN tại các TTYTDP tuyến tỉnh năm 2007 (N=61) 31

Bảng 3.4 Trình độ chuyên môn của các CB tại các TTYTDP 32

Bảng 3.5 Tỷ lệ PXN có các trang thiết bị đảm bảo ATSH 33

Bảng 3.6 Tỷ lệ TTYTDP có các loại BHCN tại PXN (N=61) 33

Bảng 3.7 Tỷ lệ TTYTDP có TTB quản lý chất thải tại PXN (N=61) 33

Bảng 3.8 Khả năng XN vi khuẩn (N=61) 34

Bảng 3.9 Khả năng XN virus (n = 58) 34

Bảng 3.10 Sử dụng các loại hóa chất, sinh phẩm (N=61) 35

Bảng 3.11 Tỷ lệ CBXN phân loại đúng nhóm nguy cơ một số VSV (N=97) 36

Bảng 3.12 Tỷ lệ CBXN phân loại đúng đường lây của một số VSV (N=97) 36

Bảng 3.13 Tỷ lệ CBXN biết lựa chọn đúng loại BHCN cần thiết (N=97) 37

Bảng 3.14 Tỷ lệ CBXN có hiểu biết đúng về một số nguyên tắc đảm bảo ATSH khi làm việc trong PXN (N = 97) 38

Bảng 3.15 Tỷ lệ CBXN biết những thao tác dễ tạo ra các giọt khí dung hoặc làm bắn bệnh phẩm (N=97) 38 Bảng 3.16 Tỷ lệ CBXN xác định các kỹ thuật cần thực hiện trong tủ ATSH (N=97) 39

Bảng 3.17 Hiểu biết của CBXN về cách xử lý sự cố khi làm đổ bệnh phẩm (N=97) 39

Bảng 3.18 Hiểu biết của CBXN về cách sơ cứu khi bị bệnh phẩm bắn vào người 39

Bảng 3.19 Hiểu biết của CBXN về khử trùng trong PXN (N=97) 40

Bảng 3.20 Hiểu biết của CBXN về quản lý sức khỏe người làm việc trong PXN 40

Bảng 3.21 Thực hành của CBXN về sử dụng một số TTB khi tiến hành XN 41

Bảng 3.22 Thực hành sử dụng que cấy và khử trùng bề mặt làm việc sau khi tiến hành XN (N= 74) 41 Bảng 3.23 Thực hành sử dụng tủ ATSH (N=76) 42

Bảng 3.24 Thực hành sử dụng máy ly tâm (N = 63) 42

Bảng 3.25 Tỷ lệ PXN đạt các tiêu chuẩn thiết kế/ TTB đảm bảo ATSH (N=59) 43

Bảng 3.26 Tỷ lệ PXN bảo quản hoá chất đúng (N=59) 44

Bảng 3.27 Tỷ lệ PXN sử dụng các thiết bị điện đảm bảo an toàn (N=59) 44

Bảng 3.28 Tỷ lệ PXN có các biển báo cần thiết (N=59) 45

Bảng 3.29 Tỷ lệ PXN thực hiện việc sử dụng các TTB, BHCN đúng (N=59) 46

Bảng 3.30 Tỷ lệ PXN thực hiện đúng các hướng dẫn sử dụng tủ ATSH (N=59) 46

Bảng 3.31 Tỷ lệ PXN có chuẩn bị cho việc xử lý các tình huống khẩn cấp (N=59) 47

Bảng 3.32 Tỷ lệ PXN thực hiện tiệt trùng/khử trùng đúng cách (N=59) 47

Bảng 3.33 Kiểm soát ô nhiễm khi loại bỏ chất thải của PXN (N=59) 48

Bảng 3.34 Thực hiện các biện pháp quản lý sức khỏe cho CBXN (N=59) 48

Bảng 3.35 Quản lý ATSH tại các PXN 49

Bảng 3.36 Sự tồn tại của các VSV gây bệnh trong không khí PXN 49

Bảng 3.37 Sự tồn tại của các VSV gây bệnh trên bề mặt bàn XN 49

Bảng 3.38 Sự tồn tại của VSV gây bệnh trong nước thải PXN (N=13) 50

Bảng 3.39 Tống số vi khuẩn hiếu khí trong nước thải (n = 13) 50

Trang 6

Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 3 1 Định mức biên chế tại các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố năm 2007 theo số

lƣợng và phân loại CB 30

Biểu đồ 3 2 Trình độ chuyên môn của CB KXN 32

Biểu đồ 3 3 Tỷ lệ CBXN trả lời đúng về thời điểm cần rửa tay 37

Biểu đồ 3 4 Tỷ lệ PXN VSV đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế chung (N=59) 43

Hình 4.1 CBXN không đeo khẩu trang và dung găng tay trong quá trình làm việc….62 Hinh 4.2 Bố trí nơi ăn uống trong PXN………64

Hình 4.3 Nội quy làm việc trong PXN……… …66

Trang 7

SĐH/ĐH Sau đại học/ Đại học

HVAC Hệ thống điều hòa nhiệt độ, thông khí

Trang 8

PHẦN A TÓM TẮT KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI

1 Kết quả nổi bật của đề tài

1.1 Kết quả chính của đề tài

Công tác ATSH là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay của ngành Y tế nói chung và hệ YTDP nói riêng Đây là nghiên cứu bước đầu về thực trạng các vấn đề ATSH tại PXN VSV của các trung tâm YTDP

Từ tháng 9/2006 – 7/2007, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương tiến hành thu thập số liệu nhằm đánh giá thực trạng về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực thực hành ATSH tại PXN VSV của một số trung tâm YTDP tuyến tỉnh/thành phố Một số kết quả chính của đề tài bao gồm:

i) Thực trạng nhân lực, trang thiết bị, khả năng xét nghiệm của các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố

- Các TTYTDP tuyến tỉnh không những thiếu cán bộ về số lượng mà còn không đảm bảo về chất lượng: Số TTYTDP đạt chỉ tiêu về số lượng chiếm 27,9%, đạt chỉ tiêu về cán bộ chuyên môn chiếm 18% và đạt chỉ tiêu về CBXN chiếm 63,9% Số CB trung bình/KXN là 9,5 + 3,4 người, số CB/PXN VSV là 4,9 + 2,6 người CB PXN VSV có trình độ chuyên môn chủ yếu là trung cấp chiếm 28,7%

và kỹ sư/cử nhân sinh học 14,8%, bác sĩ chiếm 7,7%

- Các PXN VSV chưa được trang bị đầy đủ một số TTB XN thiết yếu đảm bảo

ATSH như tủ ATSH (3,2% và 55,2%), lò hấp ướt (45,7% và 35,7%)

- Khả năng chẩn đoán xác định đối với các VK đường ruột như tả (77,6%), lỵ (79,3%), thương hàn (84,5%), E.coli (81%) và lấy mẫu, chẩn đoán huyết thanh đối với một số virus như viêm gan B (72,4%), Dengue (65,5%), viêm não Nhật Bản (43,8%)

ii) Kiến thức và thực hành về ATSH của CBXN tại một số PXN VSV chưa cao

- Tỷ lệ CBXN phân nhóm nguy cơ đúng một số TNGB chiếm 8,2% - 36,1%, tỷ lệ

CBXN xác định đúng đường lây truyền của một số TNGB như Haemophilus Influenza, dịch hạch, Chlamydia chiếm (42,3% -76,3%), liên cầu, 15,5%, tụ cầu

Trang 9

- 99% CBXN hiểu đúng việc cần rửa tay sau khi làm XN, tỷ lệ thực hành là 55,4%

- 32%-93,8% CBXN hiểu đúng các kỹ thuật cần thực hiện trong tủ ATSH và 7,9%-67,1% CBXN thực hành sử dụng tủ ATSH đúng

- Các CBXN hiểu đúng về thời điểm cần thiết và phương pháp khử trùng trong PXN thấp (12,4%- 59,8%), quan sát thực hành thấy 64,9% CBXN có ngâm pipet vào dung dịch khử trùng sau khi sử dụng, 59,5% có khử trùng khu vực làm việc

và 70% có rửa tay bằng cồn sau khi thao tác xong

iii) Thực hành đảm bảo ATSH tại các PXN của các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố chưa đạt tiêu chuẩn về:

- Thiết kế PXN, hệ thống ánh sáng, thiết kế bàn ghế XN (69,5% - 98,3%) Bố trí nơi ăn uống, nghỉ ngơi, bồn rửa tay gần cửa ra vào đảm bảo yêu cầu (50,8% - 52,5%)

- Thiếu các loại biển báo (20,3%), nội quy, hướng dẫn kỹ thuật trong PXN (40,7%-89,4%) 27,1% tủ ATSH được kiểm tra định kỳ và 10,2% tủ ATSH có giấy chứng nhận định kỳ

- Quản lý chất thải PXN chưa được thực hiện theo đúng quy định và chưa thực sự được các TTYTDP coi là vấn đề ưu tiên: 35,6% PXN có hệ thống xử lý nước thải của PXN trước khi đổ chung vào hệ thống thoát nước công cộng, 47,5% PXN không thải trực tiếp một số chất thải qua bồn rửa,

- Quản lý sức khỏe CBXN chưa được các TTYTDP thực hiện tốt: 59,3% PXN có yêu cầu CBXN khám sức khỏe khi tuyển dụng, 30,5% PXN có thực hiện khám sức khỏe định kỳ và 25,4% có hồ sơ quản lý sức khỏe của CBXN

- Có sự hiện diện của VK Gr (+), Gr (-) và nấm ở không khí PXN, không khí tủ

ATSH, bề mặt nơi XN, nước thải PXN Có sự tồn tại của Pseudomonas aeruginosa trong tủ ATSH và Salmonella nhóm B trong nước thải của PXN

iv) Đề xuất giải pháp can thiệp

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở xây dựng các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng ATSH của PTN nói riêng và chất lượng hoạt động của PXN nói chung tại các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố góp phần vào việc nâng cao chât lượng giám sát

và phòng chống dịch bệnh trong thời kỳ mới Các nhóm giải pháp can thiệp bao gồm:

- Xây dựng và ban hành chính sách, quy định đảm bảo ATSH tại các PXN

- Thiết lập cơ chế quản lý và thực hiện ATSH về:

- Cơ cấu tổ chức hệ thống các PXN tại TT:

Trang 10

o Đảm bảo số lượng CBXN tối thiểu, đảm bảo chất lượng CB được đánh giá theo trình độ chuyên môn

o Mỗi TTYTDP cần có cán bộ quản lý chịu trách nhiệm về ATSH

o Mỗi PXN cần xây dựng các thường quy kỹ thuật cũng như nội quy làm việc trong PXN nhằm từng bước đảm bảo ATSH cũng như quản lý, theo dõi và đánh giá về chất lượng PXN theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO)

o Xây dựng mạng lưới giám sát ATSH tại PXN bao gồm cả hệ thống giám sát các BTN trong PXN VSV là cơ sở nâng cao năng lực của các đơn vị

có liên quan đồng thời có cơ sở xây dựng chiến lược giảm thiểu các nguy

cơ cho các đối tượng đang làm việc tại các PXN

- Nâng cao năng lực và đảm bảo yêu cầu ATSH của các PXN VSV thông qua các hình thức: Đào tạo, giám sát hỗ trợ kỹ thuật và kiểm tra, thẩm định, và đánh giá tiêu chuẩn về ATSH Kết hợp với việc đánh giá, thẩm định về ATSH với quá trình xây dựng và thực hiện Chuẩn Quốc gia TTYTDP tuyến tỉnh/thành

- Các TTYTDP tuyến tỉnh cần chủ động xây dựng và thực hiện việc quản lý PXN VSV theo các quy trình kỹ thuật, nội quy làm việc trong PXN; Xây dựng kế hoạch đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực cho đơn vị; Đầu tư các TTB thiết yếu, thực hiện việc quản lý chất thải PXN, xây dựng hệ thống xử lý nước thải của PXN riêng nhằm giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cho cộng đồng; và thường xuyên giám sát và đánh giá việc thực hiện ATSH tại đơn vị Lồng ghép các hoạt động này trong các hoạt động thực hiện Chuẩn quốc gia TTYTDP tuyến tỉnh

1.2 Hiệu quả về đào tạo

- Kết quả đề tài mở ra các hướng đào tạo về ATSH cho các bậc đào tạo trong ngành Y tế bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo trong trường y tế Đề tài này cũng

mở ra các hướng nghiên cứu, điều tra về chuyên ngành Y sinh học, ATSH trong thời gian tới

- Góp phần đào tạo 01 nghiên cứu sinh về ATSH chuyên ngành Vệ sinh học xã hội

và Tổ chức Y tế

1.3 Các ấn phẩm đã công bố liên quan đến số liệu của đề tài: Đã cung cấp số liệu để

viết 3 bài báo khoa học sau;

- Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Thị Phương Liên, Nguyễn Thị Thi Thơ, Lê Thị Phương Mai, Trần Mạnh Tùng (2007), Tình hình tổ chức nhân lực của các trung

tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phía bắc năm 2007, Tạp chí Y học dự phòng, tập

Trang 11

tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh/thành phố Tạp chí Y học dự phòng, 6, pp 64 – 69

2 Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội

Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho việc triển khai thực hiện công tác ATSH

và góp phần giảm thiểu các nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm trong PXN

và những chi phí y tế có thể kiểm soát đƣợc tạo ra các hiệu quả về kinh tế xã hội Kết quả nghiên cứu này giúp cho Viện có cơ sở xây dựng kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cán bộ và xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá công tác XN cho các TTYTDP tuyến tỉnh giúp cho công tác phòng chống dịch có hiệu quả hơn

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học giúp cho Bộ Y tế có cơ sở xây dựng phát triển kế hoạch hỗ trợ hệ thống YTDP trong những năm tiếp theo

Trang 12

3 Đánh giá thực hiện đề tài đối với đề cương đã được phê duyệt

3.2 Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: Đã thực hiện đầy đủ 2 mục tiêu nghiên cứu 3.3 Sản phẩm tạo ra so với đăng ký

Sản phẩm tạo ra của đề tài đầy đủ so với đăng ký theo đề cương: i) Bảng số liệu, ii) báo cáo phân tích và đánh giá thực trạng mức độ ATSH của PTN tại một số trung tâm

y tế dự phòng tuyến tỉnh/thành phố, iii) hoạch định một số yêu cần cấn thiết trong việc xây dựng các PTN đạt tiêu chuẩn về ATSH mức độ 1- 2 phù hợp với tuyến tỉnh

3.4 Đánh giá việc sử dụng kinh phí: Thực hiện kinh phí duyết chi cho đề tài theo

Trang 13

PHẦN B NỘI DUNG CHI TIẾT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI

ĐẶT VẤN ĐỀ

An toàn sinh học (ATSH) đối với các phòng xét nghiệm (PXN) là việc thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ các tác động có hại có thể phát sinh từ PXN hoặc quá trình vận chuyển tác nhân gây bệnh (TNGB) đến người làm XN, cộng đồng

và môi trường [68] Trong những năm gần đây, ngành y tế Việt Nam và các nước trên thế giới, trong đó Y tế dự phòng (YTDP) phải đối mặt với nhiều thách thức cùng với những thay đổi lớn về kinh tế xã hội và sự chuyển dịch phức tạp của bệnh nhiễm trùng

và không nhiễm trùng Sự biến động của sinh thái môi trường, giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng làm cho các bệnh dịch thường gặp và nguy hiểm khó kiểm soát Các bệnh Ebola, bò điên, cúm gà, SARS, HIV/AIDS có xu hướng bùng phát, nguy cơ chiến tranh vi trùng và sự trở lại của các bệnh đã thanh toán Năm 2003, cùng với sự xuất hiện của bệnh SARS và hai trường hợp nhiễm SARS từ các PXN ở Trung Quốc

và Singapore [66], [67] thì công tác ATSH tại PXN càng được các nước thế giới quan tâm nhiều hơn

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các nước đã đưa ra các hướng dẫn/quy định về ATSH cho các PXN từ nhiều năm nay [68] Tại Việt Nam, ATSH cũng đã được chú trọng trong vài năm gần đây Điều 24, Luật Phòng chống các bệnh truyền nhiễm (BTN) có quy định: “PXN phải bảo đảm các điều kiện ATSH phù hợp với từng cấp độ và chỉ được tiến hành XN trong phạm vi chuyên môn sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ATSH” Bên cạnh các quy định về quản lý mẫu bệnh phẩm, Luật cũng quy định người làm việc trong PXN tiếp xúc với TNGB truyền nhiễm phải được đào tạo về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành

và trang bị phòng hộ cá nhân để phòng lây nhiễm TNGB truyền nhiễm và phải chấp hành các quy trình chuyên môn kỹ thuật trong XN [21]

Tại Việt Nam, PXN VSV (VSV) của các Trung tâm (TT) YTDP tuyến tỉnh/thành đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, giám sát các BTN Các cán bộ xét nghiệm (CBXN) thường xuyên phải tiếp xúc với các loại bệnh phẩm chứa các TNGB, trong đó

có các TNGB truyền nhiễm nguy hiểm Do phải làm việc với các TNGB nên về mặt

kỹ thuật, các PXN này phải đáp ứng các tiêu chuẩn về ATSH Mặt khác do yêu cầu giám sát phòng chống dịch bệnh của thời kỳ mới đòi hỏi sự nâng cao chất lượng hệ thống PXN, việc đảm bảo ATSH là một yêu cầu cấp thiết

Trên thực tế, việc đảm bảo ATSH tại các PXN VSV vẫn còn nhiều tồn tại như chưa có quy định/hướng dẫn chính thức về ATSH áp dụng cho cả nước, vấn đề ATSH chưa được đưa vào trong chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và trung

Trang 14

học y tế, việc kiểm tra, giám sát về ATSH tại các PXN chưa được đưa vào trong các hoạt động thường qui của hệ YTDP, cơ sở vật chất, trang thiết bị (TTB) của các PXN, kiến thức, thực hành an toàn của các CBXN và các nhà quản lý của các TTYTDP tuyến tỉnh còn hạn chế Bên cạnh đó các đề tài nghiên cứu về các BTN vẫn chưa nhấn mạnh đến vấn đề ATSH, chưa có nghiên cứu nào về ATSH được thực hiện một cách toàn diện để phản ánh được thực trạng ATSH tại các PXN VSV

Xuất phát từ thực tế trên đề tài được tiến hành với mục tiêu sau:

1 Đánh giá thực trạng an toàn sinh học phòng xét nghiệm bao gồm cơ sở, trang thiết bị, kiến thức và thực hành của cán bộ xét nghiệm về an toàn sinh học của một số trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh/thành phố

2 Đề xuất một số giải pháp can thiệp phù hợp

Trang 15

TỔNG QUAN

1.1 Các nhóm nguy cơ

Trong khoa XN, PXN VSV là môi trường làm việc có nguy cơ phơi nhiễm với các BTN rất cao Yêu cầu ATSH và xử lý các chất thải của PXN là các biện pháp kiểm soát thực hiện để bảo vệ cho CB trực tiếp làm việc trong PXN, môi trường và cộng đồng xung quanh Thực hiện ATSH nhằm giảm thiểu nguy cơ do các TNGB gây ra thông qua việc thực hiện an toàn trong thiết kế, xây dựng PXN, bố trí TTB an toàn, thực hành đúng các thao tác chuẩn về kỹ thuật vi sinh và xử lý chất thải PXN là những điều kiện cần thiết để phòng tránh các bệnh mắc phải trong PXN Bên cạnh đó khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ cũng đóng góp phần đẩy mạnh công tác ATSH trong PXN

Hầu hết các TNGB trong PXN là các VSV gây bệnh Những nguy cơ mắc phải các BTN trong PXN phụ thuộc vào đường lây truyền, nguồn lây truyền, và môi trường làm việc tại PXN (thiết kế, TTB, quy trình và kỹ thuật) Các nhóm nguy cơ đối với các CBXN bao gồm: nhóm bệnh lây qua đường tiêu hoá do hút pipet bằng miệng, bị bắn bệnh phẩm vào miệng, đưa tay nhiễm bẩn vào miệng, ăn uống trong PXN; nhóm bệnh qua đường máu bao gồm tai nạn do bơm tiêm, bị cắt do vật sắc nhọn và do động vật cắn; nhóm bệnh lây qua đường da và niêm mạc do bị bệnh phẩm bắn vào mắt, mũi, miệng hay tiếp xúc với bề mặt, dụng cụ nhiễm bệnh; nhóm bệnh lây qua đường hô hấp

do việc tạo thành các aerosol trong PXN [37], [38], [45], [52], [53], [54], [58]

Năm 2003, cùng với việc xảy ra dịch SARS và dịch cúm H5N1 trên thế giới, công tác ATSH PXN đã được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm WHO kêu gọi các quốc gia thành viên coi dịch bệnh gần đây như là một cơ hội để xem xét lại các thực hành ATSH của các PXN nghiên cứu virus WHO đã đưa ra khuyến nghị và phát hành tài liệu hướng dẫn về ATSH [66], [67]

Dựa vào mức độ nguy hiểm của các VSV được XN, WHO đã chia ra 4 nhóm nguy cơ chính bao gồm [68]:

- Nhóm nguy cơ 1: Không có nguy cơ hoặc nguy cơ rất thấp cho người làm việc trong PXN và cho cộng đồng đó là các VSV hầu như không gây bệnh cho người

và động vật

- Nhóm nguy cơ 2: Có nguy cơ gây nhiễm cho người làm việc trong PXN ở mức

độ vừa phải và ít nguy cơ đối với cộng đồng Đó là các TNGB cho người và động

Trang 16

vật nhưng hầu như không nguy hiểm đối với người làm việc trong PXN, đối với cộng đồng và vật nuôi hay môi trường Những phơi nhiễm PXN có thể gây BTN nặng nhưng có biện pháp điều trị, phòng bệnh hiệu quả và hạn chế được sự lan truyền của nguy cơ

- Nhóm nguy cơ 3: Có nguy cơ cao đối với người làm việc trong PXN và nguy cơ thấp đối với cộng đồng TNGB thường gây ra bệnh rất nặng cho người và động vật nhưng không lây trực tiếp từ cá thể này sang cá thể khác và có các biện pháp điều trị, dự phòng hiệu quả

- Nhóm nguy cơ 4: Có nguy cơ cao đối với người làm việc trong PXN và đối với cộng đồng TNGB thường gây ra bệnh rất nặng cho người và động vật và có khả năng lây truyền trực tiếp hoặc không trực tiếp từ cá thể này sang cá thể khác Nhóm này thường không có sẵn các biện pháp điều trị và dự phòng

Tương ứng với các nhóm nguy cơ trên và dựa vào những đặc điểm về thiết kế, cách xây dựng, mức độ lây nhiễm, PXN VSV được chia ra 4 mức độ về ATSH Các yếu tố

cơ bản của bốn mức ATSH là các hoạt động liên quan đến nhiễm trùng VSV và các động vật thí nghiệm Các mức độ ATSH được quy định từ thấp đến cao, đồng thời là

cơ sở để trang bị bảo hộ bảo vệ an toàn cho nhân viên, môi trường và cộng đồng

- PXN ATSH cấp độ 1 (BSL – 1) chủ yếu phục vụ cho công việc giảng dạy và nghiên cứu làm việc với các tác nhân thuộc nhóm nguy cơ 1 Các VSV ít có khả năng gây bệnh cho người hoặc động vật

- PXN ATSH cấp độ 2 (BSL – 2) thực hiện các XN với các TNGB thuộc nhóm nguy cơ số 2, VSV không có khả năng lây truyền qua aerosol như HBV, HIV, tụ cầu hay TNGB đường ruột

- PXN ATSH cấp độ 3 (BSL – 3) thực hiện các XN với các TNGB thuộc nhóm nguy cơ số 3 Các VSV có khả năng lây truyền cao và lây truyền qua aerosol như lao, brucella, cúm, SARS … và một số TNGB của BSL2

- PXN ATSH cấp độ 4 (BSL – 4) thực hiện các XN mà chưa rõ TNGB là gì nhưng gây ra BTN nguy hiểm gây tử vong Chỉ có một số nơi có BSL-4

Các tiêu chuẩn về ATSH được sử dụng làm tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu này

về cơ bản sẽ dựa trên những nguyên tắc ATSH của WHO nhưng có một số đặc điểm phù hợp với tình hình trong nước Đối với các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố, PXN VSV cần phải đạt mức độ ATSH ở cấp độ 2

Trang 17

1.2 Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ ATSH PXN theo hướng dẫn của WHO [73]

1.2.1 Các tiêu chuẩn đánh giá PXN ATSH cấp độ 1

- CBXN phải rửa tay sau mỗi lần thao tác với các chất mang mầm bệnh hay động vật bị bệnh và trước khi rời khỏi khu vực làm việc trong PXN

- Kính bảo hộ, mặt nạ hoặc các thiết bị bảo hộ khác cần được sử dụng thường xuyên tùy theo loại xét nghiệm cụ thể để khỏi bị các dung dịch nhiễm trùng bắn vào mắt và mặt hoặc bảo vệ mắt khỏi tia cực tím

- Không mặc quần áo phòng hộ ở ngoài PXN

- Không được dùng giày, dép hở mũi trong PXN

- Không được ăn uống, hút thuốc lá, đeo và tháo kính áp tròng trong PXN

- Không được để thức ăn, đồ uống trong khu vực làm việc của PXN

- Quần áo bảo hộ đã sử dụng không được để chung vào ngăn đựng quần áo sạch và ngăn đựng cốc chén, ngăn mặc quần áo mặc thông thường

b Quy định đảm bảo an toàn

- Tuyệt đối nghiêm cấm việc sử dụng Pipet hút bằng miệng

- Không được dùng miệng để thực hiện bất kỳ một thao tác thí nghiệm nào Không dùng nước bọt để dán nhãn hoặc dán mã số

- Tất cả các thao tác phải đựơc thực hiện theo phương pháp làm giảm thiểu sự hình thành các giọt, khí dung từ bệnh phẩm

- Hạn chế tối đa việc sử dụng kim tiêm và bơm tiêm dưới da để thay thế pipet hoặc

Trang 18

cho bất cứ mục đích nào khác ngoài mục đích tiêm hoặc hút dịch từ động vật thí nghiệm

- Nếu làm tràn, làm rơi, đổ các bệnh phẩm hoặc dung dịch có chứa hoặc có khả năng chứa mầm bệnh phải báo cáo ngay người phụ trách PXN Lập biên bản tất

- Các giấy tờ ghi chép được đưa ra khỏi PXN cũng phải được khử trùng để khỏi bị nhiễm mầm bệnh

c Khu vực làm việc trong PXN

- PXN phải được giữ gìn sạch sẽ, gọn gàng và chỉ có những vật dụng cần thiết

- Các mặt bàn, ghế trong PXN phải được khử trùng sau khi làm đổ các chất mang mầm bệnh và cuối mỗi ngày làm việc

- Tất cả các dụng cụ, bệnh phẩm và môi trường nuôi cấy cần được tiệt trùng trước khi thải hoặc rửa sạch đề tái sử dụng

- Đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm phải tuân theo quy định quốc gia và quốc tế

- Cửa sổ các PXN nếu được phép mở phải có lưới chống côn trùng

d Quản lý ATSH

- Trưởng khoa XN là người có trách nhiệm trực tiếp với PXN, bảo đảm triển khai thực hiện kế hoạch về ATSH và theo một tài liệu hướng dẫn những hoạt động về

an toàn

- Người giám sát PXN cần phải được đào tạo cơ bản, chính quy về công tác ATSH

và đảm bảo việc tập huấn thường xuyên về an toàn XN cho các nhân viên

- Nhân viên được tập huấn để hiểu về các nguy cơ, đặc biệt đọc tài liệu hướng dẫn các hoạt động an toàn

- Người giám sát phải chắc chắn tất cả các CBXN nắm được các thao tác an toàn

- Các tài liệu hướng dẫn về an toàn cho nhân viên luôn có sẵn để dùng trong PXN

Trang 19

- Cần phải có biện pháp kiểm soát côn trùng và chuột trong PXN

- Khám sức khoẻ, giám sát định kỳ và điều trị cho tất cả các nhân viên trong trường hợp cần thiết Duy trì theo dõi sức khoẻ và ghi chép sổ sách theo dõi bệnh án cho từng nhân viên

1.2.1.2 Thiết kế PXN và sắp xếp các TTB XN

a Yêu cầu về thiết kế

- Khoảng không rộng rãi là cần thiết để thực hiện các thao tác XN an toàn, đảm bảo cho công tác lau chùi, bảo trì, bảo dưỡng

- Tường, trần nhà và sàn nhà cần phải trơn nhẵn, dễ lau rửa, không thấm nước, chống lại được hoá chất và chất khử khuẩn thường sử dụng trong PXN Sàn nhà cần phải không bị trơn, trượt

- Mặt ghế cần không thấm nước và không bị ảnh hưởng bởi các chất khử trùng, axít, kiềm, dung môi hữu cơ và nhiệt

- Chiếu sáng vừa đủ để đạt yêu cầu cho các thao tác trong PXN Cần tránh các ánh sáng phản chiếu hoặc quá chói

- Các đồ đạc trong PXN cần chắc chắn Có khoảng không giữa và dưới các ghế, khoang tủ và dụng cụ để có thể lau chùi được

- Kho của PXN cần phải đủ lớn để giữ các thiết bị sử dụng ngay Khi cần thiết, cần thêm nhà kho cho các vật sử dụng lâu dài, kho này nên nằm ở vị trí hợp lý ngoài khu làm việc vủa PXN Cần có đủ khoảng không và thiết bị để sử dụng và chứa các dung môi, chất phóng xạ và máy nén làm lỏng các khí

- Các tủ đựng quần áo và dụng cụ cá nhân phải bố trí ở phía ngoài khu vực làm việc của PXN

- Các thiết bị phục vụ ăn, uống, nghỉ ngơi phải được bố trí bên ngoài khu vực làm việc của PXN

- Bồn rửa tay, tốt nhất có vòi nước chảy, phải lắp cho tất cả các phòng, nên lắp ở gần cửa ra vào

- Các cửa phải có ô kính trong suốt có thể nhìn được, nên có bộ phận tự đóng cửa

- Hệ thống an toàn cần phải bao gồm các thiết bị chống cháy thiết bị khẩn cấp dùng trong trường hợp có sự cố về điện, xối nước khẩn cấp và thiết bị rửa mắt

Trang 20

- Khu vực/phòng sơ cứu ban đầu phải được trang bị và sẵn sàng sử dụng khi cần thiết

- Trong khi lập kế hoạch mua các thiết bị mới, cần lưu ý hệ thống thông khí để luồng khí hướng vào trong nhà mà không tái luân chuyển Nếu không có cơ chế thông khí, các cửa sổ dùng để mở thông khí phải lắp lưới chống côn trùng

- Yêu cầu có hệ thống cung cấp nước sạch là bắt buộc Không được nối thông giữa nguồn nước XN và hệ thống cung cấp nước sinh hoạt Thiết bị chống chảy ngược cũng nên được lắp đặt để bảo vệ hệ thống nước sinh hoạt cung cấp cho cộng đồng

- Cần phải cung cấp điện ổn định, đầy đủ và hệ thống chiếu sáng khẩn cấp để đảm bảo an toàn trong trường hợp mất điện Nên có máy nổ để hỗ trợ các thiết bị thiết yếu như máy ủ, tủ ATSH, tủ lạnh Và để thông khí các lồng nuôi động vật thí nghiệm

- Cần có hệ thống cung cấp khí đốt ổn định và đầy đủ

- Các dụng cụ PXN và lồng nuôi động vật thí nghiệm đôi khi dễ bị ăn trộm Cần xem xét các quy định an toàn về cháy nổ và xây dựng PXN có kết cấu cơ học bền vững Cửa chắc chắn, cửa sổ có lưới và quản lý nghiêm ngặt chìa khóa là rất cần thiết

- Ngoài ra còn các tiêu chuẩn về xây dựng TTYTDP số 52 TCN-CTYT năm 2004 ban hành theo quyết định số 3627/QĐ-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế [2]

- Vật liệu làm bằng vải phải chống cháy không có diềm sắc và không bị bay, lật

- Thiết kế, xây dựng và lắp đặt các thiết bị đơn giản và cung cấp duy tu, bảo dưỡng

dễ dàng, dễ làm sạch, dễ khử trùng và có chất lượng cao; sử dụng các vật dụng

Trang 21

bằng kính và các vật dễ vỡ khác nên hạn chế tối đa

Các thiết bị ATSH cần thiết:

- Phần hỗ trợ hút ống pipet - để tránh hút pipet bằng miệng

- Tủ ATSH được sử dụng khi:

 Sử dụng các dung dịch, sinh phẩm, dụng cụ mang mầm bệnh; các dung dịch này có thể được ly tâm trong PXN mở nếu có nút an toàn gắn chặt với ống đựng dung dịch trong khi ly tâm và được thao tác trong tủ ATSH khi mở nắp hoặc đóng nắp

 Tăng nguy cơ lây nhiễm qua đường không khí

 Khi sử dụng quy trình có khả năng lây nhiễm cao, tạo ra các hạt khí dung,

có thể bao gồm ly tâm, nghiền, cắt, trộn hoặc lắc, mở các dụng cụ mang mầm bệnh, áp lực trong ống bệnh phẩm có thể có áp lực khác với áp lực PXN và thu hoạch các mô bệnh phẩm từ động vật và trứng

- Que cấy chuyển dùng một lần Que cấy chuyển tự đốt có thể dùng trong tủ ATSH

để làm giảm thiểu việc tạo ra các hạt khí dung

- Lọ và ống nghiệm đóng nắp xoáy

- Lò hấp hoặc các thiết bị phù hợp khác để khử trùng các vật nhiễm

- Pipet Pasteur bằng nhựa dùng một lần, nên sử dụng bất kể khi nào cần để giảm thiểu việc sử dụng các vật dụng bằng thuỷ tinh

- Các thiết bị như lò hấp ướt và tủ ATSH cần phải được thẩm định bằng phương pháp phù hợp trước khi đưa vào sử dụng Việc cấp chứng nhận lại cũng cần được thực hiện một cách đều đặn, theo hướng dẫn của nhà sản xuất

1.2.1.3 Giám sát sức khoẻ và y tế

- Áp dụng tiêm chủng chủ động hoặc thụ động nếu được chỉ định

- Các phương tiện phát hiện sớm lây nhiễm, bệnh mắc phải trong PXN

- Loại trừ những người có tính nhạy cảm cao (ví dụ phụ nữ mang thai, hoặc những người bị suy giảm miễn dịch) khỏi các công việc XN có nguy cơ cao

- Sử dụng BHCN một cách hiệu quả

- Tất cả các nhân viên phải được khám sức khoẻ trước khi tuyển vào làm và tại

Trang 22

thời điểm bắt đầu làm việc

- Phải lập bệnh án và ghi chép đầy đủ

- Báo cáo ngay các trường hợp ốm hoặc tai nạn xảy ra trong PXN và tất cả các nhân viên đều biết tầm quan trọng của việc thực hiện đúng các quy trình thực hành XN an toàn

1.2.1.4 Đào tạo tập huấn

- CBXN phải được đào tạo/giới thiệu về các thao tác và hướng dẫn bao gồm cả hướng dẫn sử dụng và quy chế an toàn

- Các nội dung đào tạo bao gồm:

 Các nguy cơ hít phải (tạo ra hạt khí dung) khi cấy vòng xoắn, cấy vạch trên đĩa thạch nuôi cấy, hút pipet, phết, mở môi trường, lấy mẫu máu/huyết thanh, ly tâm

 Nguy cơ khi thao tác lấy mẫu, phết và nuôi cấy

 Nguy cơ tiếp xúc qua da khi sử dụng bơm kim tiêm

 Bị cắn hoặc bị cào khi thao tác với các động vật thí nghiệm

 Khi thao tác với máu và các mầm bệnh nguy hiểm khác

 Khử trùng và thải các vật liệu mang mầm bệnh

1.2.1.5 Xử lý chất thải PXN:

Chất thải bao gồm toàn bộ vật rắn, dịch lỏng được thải ra Nguyên tắc là tất cả các vật

liệu mang mầm bệnh cần được khử trùng bằng cách sử dụng lò hấp hoặc lò đốt

Trang 23

sử dụng hoặc tái sinh

- Cấm thải thùng chứa chất thải sắc nhọn ra bãi rác

- Đối với các dụng cụ có thể mang mầm bệnh có thể để hấp, khử trùng và tái sử dụng: Không được rửa trước khi các dụng cụ này hấp khử trùng và tái sử dụng Bất kỳ việc làm sạch cần thiết nào hoặc sửa chữa nào đều phải thực hiện khi hấp khử trùng và tiệt trùng

- Các thùng đựng chất thải, bình lọ nên dùng loại không bị vỡ và được đặt ở tất cả nơi làm việc

- Khi tiệt trùng chất thải phải được ngâm hoàn toàn trong dung dịch tiệt trùng (không có bọt khi ngăn cách) trong một thời gian nhất định

- Thiêu huỷ chất thải mang mầm bệnh cần phải được sự đồng ý của cộng đồng xung quanh PXN, của nhân viên ATSH PXN và đảm bảo không làm ô nhiễm

Trang 24

môi trường xung quanh

1.2.1.6 An toàn hoá chất, lửa, điện, phóng xạ và dụng cụ

- Chất dễ cháy được bảo quản tại những nơi an toàn chống cháy nổ Những nơi bảo quản được dán nhãn ghi rõ tên bên ngoài nếu đựng các chất ung thư, các chất phóng xạ, và hoặc các chất vi sinh nguy hiểm

- Tất cả các giá đỡ được đóng chắc chắn

- Các chất dễ gây cháy được bảo quản trong tủ chống cháy

- Các chất sát khuẩn được ghi rõ ngày nhận và ngày mở

- Các giá đỡ/khu vực cất giữ hoá chất (chắc chắn, có rào chắn, để riêng biệt )

- Có nơi cất giữ hoá chất nguy hiểm, không để các hoá chất trên sàn

- Bình đựng hoá chất phải được đóng kín và phải đựơc dán nhãn thích hợp

- Các nhiệt kế thuỷ ngân hoạt động tốt

- Thiết bị điện đựơc cắm vào ổ cắm cố định

- Các ổ điện đều có dây nối đất

- Không được mắc dây điện qua các chậu rửa, dưới vòi nước

- Đường dây điện không bị hở, sờn mòn hoặc hư hỏng

- Các ổ cắm điện không bị quá tải và mắc xa mặt đất

- Bảng điện dễ tiếp cận và có cầu chì trong hệ thống điện

- Không lắp các ổ điện gần nguồn nước

1.2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá PXN ATSH cấp độ 2

Trang 25

Ngoài các tiêu chuẩn của PXN ATSH cấp độ 1 còn có thêm một số tiêu chuẩn sau:

- Người phụ trách đảm bảo có hệ thống theo dõi đầy đủ sức khoẻ nhân viên của PXN để kiểm soát các bệnh mắc phải do nghề nghiệp

- Bắt buộc phải khám sức khoẻ trước khi tuyển Bệnh án cá nhân phải ghi đầy đủ với mục tiêu là đánh giá sức khoẻ bệnh nghề nghiệp

- Người quản lý PXN ghi lại các ngày nghỉ, ngày ốm của CBXN

- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được cảnh báo về các nguy cơ đối với bào thai về sự phơi nhiễm nghề nghiệp với một số VSV nhất định như virus rubella

1.2.2.4 Đào tạo, tập huấn:

Như tiêu chuẩn ATSH cấp độ 1

1.2.2.5 Xử lý chất thải:

Như tiêu chuẩn ATSH cấp độ 1 và có thêm thùng chứa rác thải sinh học

1.2.2.6 An toàn hoá chất, lửa, điện, phóng xạ và dụng cụ:

Đối với từng mức độ ATSH, có các quy định khác nhau đối với những nội dung trên nhưng nhìn chung, việc thực hành ATSH trong PXN phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Quy trình sử dụng và TTB BHCN như áo choàng bảo hộ, quần áo PXN, găng tay, kính bảo hộ, mặt nạ phòng hộ, mặt nạ, trang bị bảo vệ đường hô hấp

- Các kỹ thuật và quy trình thực hành XN VSV: Đòi hỏi phải có nhận thức về nguy

cơ phơi nhiễm các TNGB trong PXN và các đường lây (qua đường hô hấp, tiêu hoá, da và niêm mạc, tiêm chích và tiếp xúc với động vật và các vecto truyền bệnh) từ đó biết sử dụng các TTB và áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh do VSV trong PXN

Trang 26

Xử lý các chất thải có nguy cơ cao Các PXN phải có hệ thống xử lý các chất thải, mẫu bệnh phẩm có nguy cơ cao đối với môi trường Các chất thải này bao gồm TNGB, chất thải của PXN, máu và các sản phẩm của máu, các vật sắc nhọn… Việc xử lý phụ

thuộc vào từng loại TNGB

1.3 Nghiên cứu về ATSH trên thế giới

Nhiều nghiên cứu đã mô tả các trường hợp mắc BTN liên quan đến PXN là do bất cẩn hoặc tiến hành XN không đúng kỹ thuật Các BTN thường gặp trong PXN bao gồm:

lao, thương hàn, E Coli, lỵ, Brucella, HIV/AIDS… Phần lớn các trường hợp mắc bệnh

này liên quan đến việc không thực hiện đúng các kỹ thuật đảm bảo ATSH như hút pipet bằng miệng, bán bệnh phẩm và sử dụng bơm kim tiêm… [35], [39], [40], [57] Năm 1967, Hanson và cộng sự [44] báo cáo 428 trường hợp nhiễm arbovirus có liên quan đến PXN Trong một số trường hợp, khả năng gây bệnh của arbovirus cho người được xác định lần đầu tiên là do sự lây nhiễm không mong đợi cho người làm việc trong PXN Việc phơi nhiễm với aerosol nhiễm trùng được cho là nguồn truyền bệnh chủ yếu Năm 1974, Skinholj [56] công bố kết quả điều tra cho thấy những người làm việc trong các PXN hóa lâm sàng ở Đan Mạch đã bị lây nhiễm bệnh viêm gan (2,3 trường hợp/năm/1.000 người), lệ này cao hơn trong cộng đồng đến 7 lần

Mặc dù các kết quả điều tra cho thấy những người làm việc trong PXN có nguy cơ cao

bị lây nhiễm với TNGB mà họ sử dụng nhưng tỷ suất mắc bệnh thực sự thì vẫn chưa được xác định Tuy nhiên, các nghiên cứu của Harrington và Shannon [45] và của Skinhoj [56] đã cho thấy những người làm việc trong PXN có nguy cơ mắc lao, lỵ trực trùng và viêm gan B cao hơn so với cộng đồng dân cư nói chung

Năm 1976, theo nghiên cứu của Pike [53], trong số 3921 trường hợp mắc BTN có liên quan đến PXN được điều tra, hầu hết là bệnh do brucella, thương hàn, bệnh tularemia, bệnh lao, viêm gan và bệnh viêm não Venezuea Trong số các trường hợp bệnh này, 59% trường hợp xảy ra ở các PXN nghiên cứu, 21% nguyên nhân là do làm việc với các TNGB, 17% tiếp xúc với động vật mắc bệnh, 13% do phơi nhiễm với các aerosol nhiễm TNGB, 18% là do tai nạn nghề nghiệp và khoảng 20% các trường hợp mắc không rõ nguyên nhân Điều này có thể cho rằng rất nhiều các trường hợp mắc các bệnh liên quan đến PXN là do tiếp xúc với aerosol trong PXN Đối với các trường hợp mắc bệnh do tai nạn nghề nghiệp thì có 13,1% là do hút pipet bằng miệng, 25% là do bơm kim tiêm chọc vào, 27% là do bắn hoặc phun bệnh phẩm và 16% là do vật sắc nhọn đâm vào

Trang 27

Kết quả điều tra của Harrington và Shannon công bố năm 1976 [45] cho thấy viêm gan

B và lỵ trực trùng cũng được xác định là các nguy cơ gây bệnh liên quan đến nghề nghiệp Về thực hành kỹ thuật XN, 65% PXN có CBXN dùng miệng để hút pipet và không đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn của tủ ATSH

Kết quả nghiên cứu tại Brasil năm 2000 đối với các PXN bệnh lao cho thấy điều kiện làm việc như thiếu diện tích nơi tiến hành XN, thiếu hệ thống thông khí, các tai nạn khi làm việc với bệnh phẩm, thiếu dụng cụ quản lý chất thải là những nguy cơ lây truyền bệnh lao cho các CBXN [44], [46]

Theo nghiên cứu tại Pakistan năm 2003 [32] ở 44 PXN, chỉ có 2 PXN có găng tay, 12 PXN có quần áo bảo hộ của, 7 PXN có dùng thuốc sát trùng và có lò đốt chất thải Nhìn chung, các tiêu chuẩn về ATSH không được thực hiện tốt Nghiên cứu của Vaquero và cộng sự năm 2003 tại Tây Ban Nha [60] cũng cho thấy gần một nửa các nhân viên không thường xuyên nhận được những thông tin về nguy cơ tại nơi làm việc, hơn 1/3 hệ thống lọc khí tại các PXN hoạt động không hiệu quả, hơn một nửa các PXN không duy trì áp suất âm khi hoạt động và mặt nạ an toàn rất ít được sử dụng

Năm 2005, Lee JY và cộng sự tiến hành nghiên cứu về ATSH của một số PXN tại Hàn Quốc theo tiêu chuẩn của WHO Kết quả cho thấy có khoảng 123 loại VSV được xử lý tại các PXN ở Hàn Quốc Trong số 512 PXN có 33 PXN đạt tiêu chuẩn ATSH ở cấp

độ 1, chiếm 6,4%; 437 PXN đạt tiêu chuẩn ATSH ở cấp độ 2, chiếm 85,4%; 42 PXN đạt tiêu chuẩn ATSH ở cấp độ 3 chiếm 8,2% và không có PXN nào đạt mức độ an toàn

ở cấp độ 4 [49]

Kết quả điều tra thực trạng về ATSH tại các PXN VSV ở Nhật Bản năm 2007: 78% PXN VSV có tủ ATSH Trong số 28 trường hợp mắc lao trong PXN có 25 trường hợp liên quan đến việc thiếu tủ ATSH Tỷ lệ tai nạn gặp phải khi thao tác với máy ly tâm là 67% và hơn một nửa tai nạn gặp phải có liên quan đến việc thiếu các typs đựng mẫu đạt yêu cầu Kết quả nghiên cứu cũng cho rằng hệ thống ATSH là vô cùng yếu kém và việc xây dựng các PXN đạt yêu cầu về ATSH cần phải được thiết lập và là một vấn đề

ưu tiên hàng đầu [43]

Nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành ATSH của nhân viên y tế được thực hiện tại một trường đại học và 2 bệnh viện tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy chỉ có 23,5% đối tượng đã được đào tạo về ATSH 91,3% có mang găng tay và 87,4% mặc áo bảo

hộ của PXN khi làm việc 100% có rửa tay và trong đó 43% có rửa tay hàng ngày trên

10 lần, 38,3% có ăn uống trong PXN [33]

Trang 28

Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy việc thực hiện ATSH PXN chưa thực sự đầy đủ, các quy trình kỹ thuật chưa được áp dụng theo đúng tiêu chuẩn nhằm giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh liên quan đến PXN của nhân viên làm việc tại

đó và cộng đồng xung quanh Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nhân viên làm việc tại PXN có khả năng mắc các BTN có liên quan cao hơn so với tỷ lệ mắc bệnh của cộng đồng Hiện nay việc thực hiện ATSH là một hoạt động cấp thiết cần được triển khai, giám sát và quản lý chặt chẽ song song với việc nâng cao chất lượng giám sát PXN [34], [35], [37], [39], [40]

1.4 Tình hình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, vấn đề ATSH tại các PNX ở các cơ sở y tế trên cả nước rất được quan tâm Bộ Y tế đã thành lập Ban tư vấn ATSH có nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất quy hoạch, chiến lược phát triển PXN ATSH các cấp độ của ngành Y tế trong cả nước, danh mục các TNGB được XN tại PXN, các quy định sử dụng, đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu VSV Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến ATSH mới được thực hiện ở quy mô nhỏ và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bệnh mắc phải của nhân viên y tế nói chung

Nghiên cứu của Phạm Bích Ngân và Võ Quang Đức [19] đã chỉ ra có 51% CBXN chưa hài lòng với môi trường làm việc hiện tại và có 57% cho biết không yên tâm làm việc Tỷ lệ người mắc 1 bệnh là 3,6%, mắc 2 bệnh là 0,9% Tuổi đời và tuổi nghề càng cao càng dễ mắc nhiều bệnh Điều này cho thấy môi trường làm việc độc hại không ảnh hưởng tới cơ thể tức thời mà nó được tích lũy từ ngày này qua ngày khác Tính chất căng thẳng của công việc và môi trường độc hại cũng có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe chung của người lao động Trong các bệnh mà CBXN mắc phải, bệnh về răng hàm mặt chiếm tỷ lệ cao nhất (64,5%), bệnh về mắt cũng chiếm tỷ lệ cao (35,1%) và

đã trở thành 1 đặc trưng nghề nghiệp đặc biệt đối với bộ phận vi sinh phải soi kính hiển vi nhiều Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác, kể cả nghề lắp ráp điện tử là nghề phải tập trung hoạt động mắt liên tục Bệnh về tai mũi họng (22,1%) và bệnh phụ khoa (13,4%) chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các ngành nghề khác

Năm 2004, Lê Văn Trung, Nguyễn Đình Trung và cộng sự [24] đã nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp và bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp Tỷ

lệ gặp tai nạn chọc kim vào tay khi điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS là 10,4%, bắn

Trang 29

dịch sinh học bệnh nhân lên da là 19,0%, bắn dịch sinh học lên niêm mạc (thường là niêm mạc mắt) là 16,1%

Khi tìm hiểu các cơ sở y tế cấp huyện, Khúc Xuyền và cộng sự, 2003 [31] cho biết các

cơ sở y tế cấp huyện còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn Nghiêm trọng nhất là sự ô nhiễm không khí vùng làm việc 68,2% vị trí lao động bị ô nhiễm nấm mốc, có nơi cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đến 96 lần và 62,5% vị trí làm việc bị ô nhiễm vi khuẩn, có nhiều nơi cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép trên 2 lần Tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B ở nhân viên y tế có HbsAg là 13,1%, cao hơn nhóm nhân viên phục vụ tại bệnh viện (12%) nhưng chưa thấy có sự khác biệt rõ rệt Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Việt cho thấy tỷ lệ mắc viêm gan B của nhân viên y tế ít phụ thuộc vào phương tiện bảo hộ cá nhân, trình độ nhận thức về bệnh tật mà phụ thuộc nhiều vào điều kiện tiếp xúc nghề nghiệp [30]

Năm 2004, tác giả Lê Thị Hồng Hạnh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tình trạng nhiễm VSV tại 40 phòng phẫu thuật ở một số tỉnh miền Trung và xác định các nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng sau phẫu thuật [13] Kết quả cho thấy không khí trong các phòng phẫu thuật không đạt tiêu chuẩn sạch, quá trình khử khuẩn không khí của phòng phẫu thuật chưa đạt yêu cầu Các phòng phẫu thuật mới xây hay sửa chữa có mức độ ô nhiễm không khí không cải thiện hơn so với các phòng phẫu thuật cũ Tất cả các thiết bị và con người trong phòng phẫu thuật đều bị nhiễm VSV nặng: bề mặt, vật dụng (94%), nguồn nước (60%), tay phẫu thuật viên (71%), tay y tá thay băng (89%), dụng cụ đồ dùng đã khử khuẩn (39%) và vết phẫu thuật của bệnh nhân nhiễm 88% Nguyên nhân của việc nhiễm khuẩn này là do các quy trình khử khuẩn chưa được giám sát, nhân viên chưa tuân thủ chặt chẽ các quy trình khử khuẩn

và do trang thiết bị còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Hữu Dung và cộng sự tại một số cơ sở y tế cho thấy [9], chưa có bệnh viện nào thực hiện đúng những quy định của Bộ Y tế về phân loại, bao bì đựng và vận chuyển chất thải rắn; chỉ có 2 trong 3 bệnh viện có lò đốt đảm bảo công suất và kỹ thuật, đốt chất thải lâm sàng bệnh viện, có hệ thống xử lý chất thải lỏng hoạt động có hiệu quả Hiểu biết về nguy cơ quản lý chất thải y tế của

CB, nhân viên của cả 6 bệnh viện còn hạn chế

Theo chủ trương và kế hoạch tăng cường năng lực cho mạng lưới YTDP của Bộ Y tế, công tác ATSH tại các cơ sở y tế đã được quan tâm hơn Kết quả khảo sát năm 2004 của tác giả Nguyễn Anh Dũng [10] tại 28 PXN VSV của TTYTDP các tỉnh thành phía

Trang 30

bắc cho thấy việc thiết kế và bố trí PXN đảm bảo độ thông thoáng chiếm 82,1%; tường, trần nhà và sàn nhà được làm trống trơn, nhẵn, đúng yêu cầu chiếm 92,8% Tuy nhiên, vẫn còn 57,1% số TT thải nước chưa được khử khuẩn Nội quy ra vào PXN chưa được thực hiện nghiêm, hệ thống biển báo chưa được chú ý lắp đặt đúng yêu cầu (89,3%) Việc dùng kính bảo vệ mắt chưa được quan tâm (50%), còn ăn uống và dùng hóa mỹ phẩm trong PXN (67,9%) Thường quy PXN chưa được thực hiện nghiêm túc: hút pipet bằng miệng (25%), chưa ghi lại và thuyết minh các bước khử trùng các chất

bị đổ (71,4%), chưa làm tốt việc khai báo và xử lý những bất trắc xảy ra trong PXN (50%) Có 75% số CB giám sát công tác an toàn chưa được đào tạo, 42,9% số PXN chưa đảm bảo các nhân viên nắm được các thao tác an toàn Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đề cập đến vấn đề ATSH Tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực nên mới chỉ khảo sát việc thực hiện một số thường quy đảm bảo ATSH trong PXN Cần phải tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này nhằm đề xuất các giải pháp thực hiện ATSH một cách đồng bộ tại tất cả các PXN VSV nói riêng và PXN của các

cơ sở y tế nói chung

Trang 31

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các PXN VSV (bao gồm PXN vi khuẩn, virus/huyết thanh) của các TTYTDP tuyến tỉnh

- CB phụ trách và và người trực tiếp làm XN tại các PXN VSV

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích

2.2.2 Cỡ mẫu

- Tất cả 64 PXN VSV của 64 TTYTDP tuyến tỉnh nhằm đánh giá tình trạng tổ chức, khả năng XN, TTB và hoạt động XN, đào tạo tập huấn, tổ chức ATSH của các PXN VSV tại các TTYTDP tuyến tỉnh

- Số lượng quan sát, phỏng vấn: Căn cứ vào nguồn lực và tính khả thi của đề tài chọn chủ đích 20 TTYTDP tuyến tỉnh để quan sát Các TTYTDP tuyến tỉnh được chọn tại 4 khu vực: miền Bắc, miền Trung, Tây nguyên và miền Nam Dựa vào

số lượng các TTYTDP ở từng khu vực để chọn số lượng TTYTDP của từng khu vực đó, áp dụng cách chọn mẫu theo tỷ lệ, khu vực nào nhiều tỉnh thì có nhiều cơ hội được chọn hơn Tại mỗi khu vực chọn chủ đích các TTYTDP dựa vào các tiêu chí sau:

 Tỉnh là đại diện cho các vùng/khu vực trong toàn quốc

 Có cả thành thị và nông thôn, có cả đồng bằng, trung du và miền núi

 Các thành phố lớn và các tỉnh có nền kinh tế trọng điểm, đông dân cư

Dựa trên các tiêu chí trên 20 PXN VSV của 20 TTYTDP tuyến tỉnh được lựa chọn gồm:

 Khu vực miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh

 Khu vực miền Trung: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà

 Khu vực Tây Nguyên: Đắc Lắc

 Khu vực miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tầu, Cần Thơ, Bình Dương, Tiền Giang

Trang 32

Các hoạt động được thực hiện tại 20 tỉnh bao gồm:

 Phỏng vấn và quan sát tất cả các CBXN đang làm việc ít nhất từ 6 tháng trở lên tại PXN VSV của 20 TTYTDP tuyến tỉnh

 Quan sát đánh giá thực trạng ATSH của PXN VSV theo bảng kiểm

 Lấy mẫu XN VSV: Tại mỗi PXN VSV lấy 5 loại mẫu XN để xác định mức độ sạch của PXN bao gồm mẫu XN không khí trong ATSH, trong không khí của PXN, bề mặt bàn XN, tay của CBXN và nước thải Mỗi loại XN lấy 3 mẫu ở 3

vị trí khác nhau, tổng số khoảng 300 mẫu

Khung chọn mẫu:

2.3 Phương pháp thu thập số liệu:

- Bộ câu hỏi tự điền gửi đến tất cả các khoa XN của 64 TTYTDP tuyến tỉnh nhân lực, TTB, hiện trạng sử dụng TNGB, một số tiêu chuẩn về ATSH của các PXN VSV

- Phỏng vấn theo bộ câu hỏi về kiến thức của các CBXN về một số tiêu chuẩn ATSH hướng dẫn của WHO

- Quan sát theo bảng kiểm về thực hành ATSH và các thao tác thực hành của các CBXN tại các TTYTDP theo hướng dẫn WHO

- Lấy mẫu XN để xác định mức độ nhiễm VSV của các PXN Có 3 loại mẫu: mẫu không khí, mẫu bề mặt và mẫu nước Mẫu không khí được lấy để kiểm tra cho tủ

Trang 33

ATSH và không khí trong PXN Mẫu bề mặt để kiểm tra mặt bàn XN và bàn tay của CBXN

Quy trình lấy mẫu, vận chuyển và thực hiện các XN kiểm chứng như sau [20], [23], [59], [64], [65]:

Thu thập mẫu không khí:

Bao gồm không khí trong tủ ATSH và PXN được tiến hành bằng cách đặt các đĩa thạch tại các vị trí (góc phòng, giữa phòng nơi làm việc) và chiều cao khác nhau trong phòng (ngang mặt bàn làm việc, mặt đất)

Mỗi vị trí đặt 3 loại môi trường bao gồm: thạch máu (cho các vi khuẩn Gram dương), thạch desoxycholate citrate – DC (cho các vi khuẩn Gram âm) và thạch sabouraud (cho các loại nấm) Các đĩa thạch được đặt ngửa, mở nắp trong 30 phút Sau khi đã đủ thời gian, đậy nắp đĩa thạch và vận chuyển ngay về PXN Tiến hành đồng thời đặt các đĩa môi trường không mở nắp (không cho tiếp xúc với không khí) để làm chứng âm

Thu thập mẫu bề mặt:

Bao gồm: mặt bàn XN, tay CBXN được tiến hành bằng phương pháp quệt tăm bông Tăm bông vô trùng được nhúng ướt bằng nước muối sinh lý 9%o, sau đó được quệt lên bề mặt điểm cần kiểm tra như: Mặt bàn làm việc, bàn tay, cổ tay, ngón tay đeo nhẫn của CB

Thu thập mẫu nước thải PXN

Mẫu nước thải PXN cần được thu thập trước khi đổ vào hệ thống nước thải công cộng nhằm đánh giá sự tồn tại của các vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh Mẫu nước thải được lấy vào chai vô trùng và vận chuyển ngay về PXN

Phương pháp xác định các chỉ tiêu VSV:

Với các nhóm chỉ tiêu nhằm đánh giá mức độ sạch của PXN, chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu đánh giá sau: Cầu khuẩn Gram (+), Trực khuẩn Gram (-), Trực khuẩn

mủ xanh và nấm

1/ Cầu khuẩn Gram (+)

- Bệnh phẩm thu thập sau khi tăng sinh ở môi trường canh thang được cấy trên môi trường thạch máu, ủ nhiệt độ 37OC / 24 giờ

- Nhuộm Gram xác định hình thái khuẩn lạc: Cầu khuẩn bắt mầu Gram dương, tập

Trang 34

hợp thành hình chuỗi (liên cầu) hoặc chùm nho (tụ cầu)

- Làm các phản ứng sinh vật hóa học và xác định vi khuẩn

2/ Trực khuẩn Gram (-): các loại vi khuẩn đường ruột như: Salmonella, Shigella, Escherichia coli, coliform, Pseudomonas (trực khuẩn mủ xanh)

- Bệnh phẩm thu thập được cấy trực tiếp vào môi trường nuôi cấy chọn lọc cho từng loại vi khuẩn:

Môi trường SS chọn lọc cho Salmonella và Shigella (đối với Salmonella, bệnh

phẩm cần được cấy tăng sinh bằng môi trường Selenit trong vòng 18 đến 24 giờ trước khi cấy chuyển vào môi trường SS)

Môi trường Endo chọn lọc cho Escherichia coli và coliform

Môi trường Deoxycholat citrat (DC) hoặc MacConkey

- Làm các phản ứng sinh vật hóa học và xác định vi khuẩn

- Đánh giá mức độ nhiễm khuẩn trên các đối tượng kiểm tra

3/ Nấm: chủ yếu phát hiện nấm Candida abicans

- Soi trực tiếp mẫu bệnh phẩm hoặc nhuộm màu rồi soi trên kính hiển vi, quan sát hình thể sợi nấm hoặc bào tử nấm

- Cấy bệnh phẩm vào canh thang Sabouraud 2% và thạch đĩa Sabouraud

4/ Xác định các chỉ tiêu VSV trong nước thải: Bao gồm vi khuẩn gây bệnh, vi khuẩn hoại sinh:

- Tổng số vi khuẩn hiếu khí (định lượng): Pha loãng mẫu theo tỷ lệ 1/100 và 1/1000 Lấy 1ml mẫu sau khi pha loãng láng trên bề mặt đĩa thạch dinh dưỡng

Để tủ ấm 37OC Đọc kết quả sau 24 giờ Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1 ml nước thải bằng số trung bình cộng của các đĩa thạch sau khi nuôi cấy (sau khi tính toán và quy đổi ra tương đương với 1 ml mẫu cấy và nhân với hệ số pha loãng)

- Tìm các vi khuẩn gây bệnh thường gặp như: Tả, lỵ, thương hàn, E coli (định tính): dùng màng lọc có máy hút chân không lọc 1 lít nước thải PXN Lấy màng lọc ra và cho vào môi trường tăng sinh thích hợp cho các loại vi khuẩn đường ruột Xác định vi khuẩn gây bệnh tương tự như xác định các vi khuẩn Gram (-)

Trang 35

2.4 Công cụ thu thập số liệu

- Bộ mẫu 1: Nhân lực, TTB và hiện trạng sử dụng TNGB của PXN VSV tại các TTYTDP tuyến tỉnh

- Bộ mẫu 2: Kiến thức và thực hành của CBXN về ATSH ở TTYTDP tuyến tỉnh

- Bộ mẫu 3: Bảng kiểm đánh giá tiêu chuẩn ATSH tại TTYTDP tuyến tỉnh

- Bộ mẫu 4: Các XN xác định mức độ sạch tại các PXN

2.5 Các tiêu chuẩn áp dụng

- Tiêu chuẩn về PXN ATSH cấp độ 2 của WHO

- Tiêu chuẩn 52 TCN-CTYT 0029: 2004 về thiết kế xây dựng và các TTB của một TTYTDP tuyến tỉnh ban hành theo quyết định số 3627/QĐ-BYT ngày 14 tháng

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y sinh học dùng phần mềm SPSS 11.5

- Xác định các tỷ lệ theo yêu cầu đặt ra

- Tổ chức tập huấn chi tiết trước khi điều tra

- Gọi điện hỏi lại CB trả lời câu hỏi của các TTYTDP khi thấy câu trả lời chưa rõ ràng

- Điều tra viên là các CB có kinh nghiệm về tổ chức và thực hiện hoạt động XN

Trang 36

của Khoa Sức khỏe cộng đồng và Chỉ đạo tuyến, Khoa VK, Virus - Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương

- Một nhóm CBXN có kinh nghiệm của Khoa VK có trách nhiệm đi lấy mẫu tại tất

cả các TTYTDP trong cỡ mẫu điều tra và việc XN được thực hiện tại Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương

2.8 Đạo đức trong nghiên cứu

- Những số liệu nghiên cứu nhằm giúp cho các cơ quan chức năng xây dựng các chính sách phát triển phù hợp chứ không nhằm phê phán các tổ chức hay các cơ quan có liên quan Đặc biệt số liệu nghiên cứu này sẽ không được sử dụng để phê bình, chỉ trích các đơn vị có khiếm khuyết về kiểm soát các chất thải nguy hiểm

- Kết quả nghiên cứu được phản hồi lại với các đơn vị có liên quan

- Kết quả nghiên cứu này cho phép các cơ quan có liên quan được sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động của đơn vị mình hay huy động được các nguồn lực đầu

tư cho công tác ATSH

- Đối tượng điều tra có quyền từ chối tham gia điều tra, chỉ điều tra những người đồng ý tham gia nghiên cứu

Trang 37

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả phân tích dưới đây dựa trên các thông tin ghi nhận được của 61 tỉnh/thành phố qua các thông tin tự đánh giá và kết quả khảo sát tại 20 tỉnh/thành phố Cụ thể số mẫu nghiên cứu đạt được như sau:

Bảng 3.1 Bảng tổng kết về các loại mẫu được thực hiện

Đánh giá nhân lực, TTB, hiện trạng sử dụng TNGB 61

Đánh giá thực hành sử dụng tủ ATSH của CBXN 74

Đánh giá thực hành sử dụng máy li tâm của CBXN 63

Xét nghiệm mẫu không khí, bàn tay, bề mặt 20

3.1 Đánh giá thực trạng nhân lực, cơ sở vật chất, TTB của KXN tại các

TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố

3.1.1 Tổ chức, nhân lực, trình độ chuyên môn của CB tại các TTYTDP tuyến tỉnh

Biểu đồ 3 1 Định mức biên chế tại các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố năm

2007 theo số lượng và phân loại CB

Số CB trung bình tại các TTYTDP là 55,2 + 23 người Số CB/100.000 dân là 5,2 ± 2,8 Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV đã quy định về số lượng và phân loại CB tại các TTYTDP tuyến tỉnh Có 11/61 (18%) tỉnh có số lượng CB làm công tác chuyên môn đạt chỉ tiêu 39/61 (63,9%) tỉnh có số lượng CBXN đạt chỉ tiêu 9/61 (14,8%) tỉnh có số lượng hành chính đạt chỉ tiêu Nhìn chung tỷ lệ các TTYTDP ở các tỉnh đạt chỉ tiêu về số lượng CB theo quy định tại thấp 27,9% (17/61)

Trang 38

Phòng tắm và vệ sinh 26 42,6 16 26,2 16 26,2 Trong số 61 TTYTDP tỉnh báo cáo cho thấy hầu hết các KXN tỉnh đều đã thành lập PXN vi sinh (90,2%) và huyết thanh, virus (85,2%) riêng Một số TT chưa có đủ điều kiện về nhân lực cũng như trang thiết bị nên ghép chung PXN vi sinh và huyết thanh, virus 65,6% TT có phòng rửa tiệt trùng và 62,3% có phòng pha chế môi trường Vẫn còn có 26,2% TTYTDP không có kho lưu trữ sinh phẩm hóa chất riêng, 26,2% TT không có phòng tắm và vệ sinh riêng cho KXN

Bảng 3.3 Cơ cấu CBXN tại các TTYTDP tuyến tỉnh năm 2007 (N=61)

và vi sinh thực phẩm (40%), và hóa sinh, vật lý, hóa học là 36,4%, tại PXN virus,

Trang 39

huyết thanh học có số CB chiếm 12% Do số lƣợng CB làm tại PXN vi sinh và huyết thanh không nhiều, bên cạnh đó có một số TTYTDP chƣa tách riêng hai PXN này nên tính chung số CB đang làm việc tại PXN VSV Trung bình mỗi TT có khoảng 9,5 + 3,4 CB/KXN và 4,9 + 2,6 CB/PXN VSV

Bảng 3.4 Trình độ chuyên môn của các CB tại các TTYTDP

(64,9%)

173 (5,2%)

995 (29,9%)

3326 (100%)

Số CB ĐH và SĐH trung bình là 25,5 (25,5 ± 13,1) CB ngành Y tại các TTYTDP chiếm đa số (64,9%), CB Dƣợc chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,2%), CB dƣợc trên đại học chỉ chiếm khoảng 20% Trong tổng số CB của các TTYTDP, CB có trình độ ĐH và SĐH tại các TTYTDP chiếm 46%, CB trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 32,7%

Biểu đồ 3 2 Trình độ chuyên môn của CB KXN

CB KXN có trình độ chuyên môn chủ yếu là trung cấp (47,1%) và kỹ sƣ/cử nhân sinh học (33,3%) PXN VSV chủ yếu CBXN là trung cấp (28,7%), cử nhân sinh học/kỹ sƣ thực phẩm (14,8%) và y sỹ (5,2%) Số CB có trình độ bác sỹ rất thấp (7,5%)

Trang 40

3.1.2 TTB XN của PXN vi sinh tại các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố

Bảng 3.5 Tỷ lệ PXN có các trang thiết bị đảm bảo ATSH

lò hấp ƣớt để tiệt trùng 57,6% PXN vi khuẩn và 52,6% PXN virus có đèn tia cực tím

Bảng 3.6 Tỷ lệ TTYTDP có các loại BHCN tại PXN (N=61)

Bảng 3.7 Tỷ lệ TTYTDP có TTB quản lý chất thải tại PXN (N=61)

Ngày đăng: 17/04/2014, 12:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Y tế (2004), Tiêu chuẩn thiết kế trung tâm y tế dự phòng. Tiêu chuẩn ngành Y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn thiết kế trung tâm y tế dự phòng
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2004
7. Lê Ngọc Bảo và cộng sự (2005), “Nghiên cứu nhu cầu hoạt động xét nghiệm và khả năng đáp ứng hiện thời về nhân lực, thiết bị kỹ thuật của các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố ở Việt Nam”, Báo cáo tổng kết nghiệm thu đề tài, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu nhu cầu hoạt động xét nghiệm và khả năng đáp ứng hiện thời về nhân lực, thiết bị kỹ thuật của các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố ở Việt Nam”
Tác giả: Lê Ngọc Bảo và cộng sự
Năm: 2005
8. Từ Hải Bằng, Hoàng Thị Nghĩa, Đàm Thương Thương, Nguyễn Quỳnh Mai (2003), Bước đầu đánh giá chất lượng không khí về mặt vi sinh tại một phòng thí nghiệm vi sinh, Báo cáo khoa học tóm tắt - Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ II, NXB Y học: 218 – 220 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu đánh giá chất lượng không khí về mặt vi sinh tại một phòng thí nghiệm vi sinh, Báo cáo khoa học tóm tắt - Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ II
Tác giả: Từ Hải Bằng, Hoàng Thị Nghĩa, Đàm Thương Thương, Nguyễn Quỳnh Mai
Nhà XB: NXB Y học: 218 – 220
Năm: 2003
9. Đinh Hữu Dung (2005), Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý và ảnh hưởng của chất thải y tế của 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, đề xuất các giải pháp can thiệp, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ giai đoạn 2001 – 2005, NXB Y học: 131 – 132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý và ảnh hưởng của chất thải y tế của 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, đề xuất các giải pháp can thiệp
Tác giả: Đinh Hữu Dung
Nhà XB: NXB Y học: 131 – 132
Năm: 2005
10. Nguyễn Anh Dũng (2004), “Công tác an toàn sinh học phòng xét nghiệm vi sinh vật tại các TTYTDP các tỉnh thành phía Bắc”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XIV, số 1(68): 105-110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác an toàn sinh học phòng xét nghiệm vi sinh vật tại các TTYTDP các tỉnh thành phía Bắc”, "Tạp chí Y học dự phòng
Tác giả: Nguyễn Anh Dũng
Năm: 2004
11. Nguyễn Anh Dũng (2004), “Khảo sát về khả năng xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh của các TTYTDP tuyến tỉnh/thành”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XIV, số 1(64): 36- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát về khả năng xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh của các TTYTDP tuyến tỉnh/thành”, "Tạp chí Y học dự phòng
Tác giả: Nguyễn Anh Dũng
Năm: 2004
12. Phạm Ngọc Đính, Nguyễn Anh Dũng, Trần Quang Bình (2004), “Một số nhận xét về tình hình tổ chức, nhân lực của TTYTDP và đội YTDP các tỉnh phía bắc”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XII, số 3 (54): 100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhận xét về tình hình tổ chức, nhân lực của TTYTDP và đội YTDP các tỉnh phía bắc”, "Tạp chí Y học dự phòng
Tác giả: Phạm Ngọc Đính, Nguyễn Anh Dũng, Trần Quang Bình
Năm: 2004
14. Nguyễn Văn Hiếu, Đặng Đức Anh, Hồ Minh Lý, Trần Thúy Hạnh (2007), “Thực trạng nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo kỹ thuật xét nghiệm tại các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố phía Bắc”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XVII, số 5 (90), tr 47-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo kỹ thuật xét nghiệm tại các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố phía Bắc”, "Tạp chí Y học dự phòng
Tác giả: Nguyễn Văn Hiếu, Đặng Đức Anh, Hồ Minh Lý, Trần Thúy Hạnh
Năm: 2007
15. Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Hồng Tú và cộng sự (2005), Bước đầu tìm hiểu tình hình thực hiện chế độ chính sách của nhân viên y tế tại một số cơ sở y tế, Báo cáo khoa học tóm tắt - Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ II. NXB Y học, 276-278 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu tình hình thực hiện chế độ chính sách của nhân viên y tế tại một số cơ sở y tế, Báo cáo khoa học tóm tắt - Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ II
Tác giả: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Hồng Tú và cộng sự
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2005
16. Hạ Bá Khiêm, Lê Thế Thự (2002), “Một số ý kiến về công tác đào tạo cán bộ y tế dự phòng hiện nay”, Tạp chí Y học dự phòng, 7(2+3), tr 62-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ý kiến về công tác đào tạo cán bộ y tế dự phòng hiện nay
Tác giả: Hạ Bá Khiêm, Lê Thế Thự
Năm: 2002
17. Hoàng Khải Lập (2005), “Thực trạng và nhu cầu đào tạo cán bộ y tế dự phòng tại các tỉnh miền núi phía Bắc”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XV, số 5 (76), tr 156- 159 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và nhu cầu đào tạo cán bộ y tế dự phòng tại các tỉnh miền núi phía Bắc”, "Tạp chí Y học dự phòng
Tác giả: Hoàng Khải Lập
Năm: 2005
18. Nguyễn Duy Long (1997), Tìm hiểu sự hiện diện của tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh tại phòng mổ và phòng hậu phẫu bệnh viện Xanh Pôn Hà nội, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu sự hiện diện của tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh tại phòng mổ và phòng hậu phẫu bệnh viện Xanh Pôn Hà nội
Tác giả: Nguyễn Duy Long
Năm: 1997
19. Phạm Bích Ngân, Võ Quang Đức, “Đánh giá thực trạng lao động của nhân viên các phòng xét nghiệm y tế. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải thiện môi trường và điều kiện lao động, phòng tránh lây nhiễm, bảo vệ sức khoẻ và góp phần nângcao chất lƣợng xét nghiệm”,http://www.ykhoa.net/NCKH/CDHA/nckhxetnghiem.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng lao động của nhân viên các phòng xét nghiệm y tế. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải thiện môi trường và điều kiện lao động, phòng tránh lây nhiễm, bảo vệ sức khoẻ và góp phần nâng cao chất lƣợng xét nghiệm
20. Đào Ngọc Phong (chủ biên) (1995), Vệ sinh môi trường, Nhà xuất bản Y học, tr 72-89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vệ sinh môi trường
Tác giả: Đào Ngọc Phong (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1995
21. Quốc Hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm 2007, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội: 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm 2007
Tác giả: Quốc Hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
23. Lê Trung (chủ biên), (1993), Thường quy kỹ thuật Y học lao động và vệ sinh môi trường, tr 350-375 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thường quy kỹ thuật Y học lao động và vệ sinh môi trường
Tác giả: Lê Trung (chủ biên)
Năm: 1993
24. Nguyễn Đình Trung, Lê Văn Trung (2005), Nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp để bổ sung vào danh mục các bệnh nghề nghiệp. Báo cáo khoa học tóm tắt - Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ II. NXB Y học, tr 171-172 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp để bổ sung vào danh mục các bệnh nghề nghiệp. Báo cáo khoa học tóm tắt - Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ II
Tác giả: Nguyễn Đình Trung, Lê Văn Trung
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2005
25. Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Thị Liên Hương (2005), Nghiên cứu sức khỏe nghề nghiệp và tai nạn thương tích của nhân viên y tế tại một số cơ sở y tế. Báo cáo khoa học tóm tắt, Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ II. NXB Y học, tr 173 -175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sức khỏe nghề nghiệp và tai nạn thương tích của nhân viên y tế tại một số cơ sở y tế. Báo cáo khoa học tóm tắt, Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ II
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Thị Liên Hương
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2005
27. Thủ tướng Chính phủ (2006). Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 về việc Quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 về việc Quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 và tầm
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2006
13. Lê Thị Hồng Hạnh, Đánh giá tình trạng vi sinh vật tại các phòng phẫu thuật ở một số tỉnh miền trung Việt Nam và xác định các nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng sau phẫu thuật, http://cimsi.org.vn/detail.aspx Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1.  Bảng tổng kết về các loại mẫu đƣợc thực hiện - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.1. Bảng tổng kết về các loại mẫu đƣợc thực hiện (Trang 37)
Bảng 3.2.  Cơ cấu KXN - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.2. Cơ cấu KXN (Trang 38)
Bảng 3.3.  Cơ cấu CBXN tại các TTYTDP tuyến tỉnh năm 2007 (N=61)  Lĩnh vực làm việc  Số lƣợng  Tỷ lệ (%) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.3. Cơ cấu CBXN tại các TTYTDP tuyến tỉnh năm 2007 (N=61) Lĩnh vực làm việc Số lƣợng Tỷ lệ (%) (Trang 38)
Bảng 3.4.  Trình độ chuyên môn của các CB tại các TTYTDP - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.4. Trình độ chuyên môn của các CB tại các TTYTDP (Trang 39)
Bảng 3.5.  Tỷ lệ PXN có các trang thiết bị đảm bảo ATSH   Trang thiết bị  PXN vi khuẩn (%)  PXN virus (%) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.5. Tỷ lệ PXN có các trang thiết bị đảm bảo ATSH Trang thiết bị PXN vi khuẩn (%) PXN virus (%) (Trang 40)
Bảng 3.6.  Tỷ lệ TTYTDP có các loại BHCN tại PXN (N=61) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.6. Tỷ lệ TTYTDP có các loại BHCN tại PXN (N=61) (Trang 40)
Bảng 3.9.  Khả năng XN virus (n = 58) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.9. Khả năng XN virus (n = 58) (Trang 41)
Bảng 3.8.  Khả năng XN vi khuẩn (N=61) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.8. Khả năng XN vi khuẩn (N=61) (Trang 41)
Bảng 3.10.  Sử dụng các loại hóa chất, sinh phẩm (N=61)  Sinh phẩm hóa chất  Số lƣợng  Tỷ lệ % - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.10. Sử dụng các loại hóa chất, sinh phẩm (N=61) Sinh phẩm hóa chất Số lƣợng Tỷ lệ % (Trang 42)
Bảng 3.12.  Tỷ lệ CBXN phân loại đúng đường lây của một số VSV (N=97) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.12. Tỷ lệ CBXN phân loại đúng đường lây của một số VSV (N=97) (Trang 43)
Bảng 3.13.  Tỷ lệ CBXN biết lựa chọn đúng loại BHCN cần thiết (N=97) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.13. Tỷ lệ CBXN biết lựa chọn đúng loại BHCN cần thiết (N=97) (Trang 44)
Bảng 3.15.  Tỷ lệ CBXN biết những thao tác dễ tạo ra các giọt khí dung  hoặc làm bắn bệnh phẩm (N=97) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.15. Tỷ lệ CBXN biết những thao tác dễ tạo ra các giọt khí dung hoặc làm bắn bệnh phẩm (N=97) (Trang 45)
Bảng 3.16.  Tỷ lệ CBXN xác định các kỹ thuật cần thực hiện trong tủ ATSH (N=97) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.16. Tỷ lệ CBXN xác định các kỹ thuật cần thực hiện trong tủ ATSH (N=97) (Trang 46)
Bảng 3.19.  Hiểu biết của CBXN về  khử trùng trong PXN (N=97)  Cách khử trùng trong PXN  Số lƣợng  Tỷ lệ % - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.19. Hiểu biết của CBXN về khử trùng trong PXN (N=97) Cách khử trùng trong PXN Số lƣợng Tỷ lệ % (Trang 47)
Bảng 3.21.  Thực hành của CBXN về sử dụng một số TTB khi tiến hành XN - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.21. Thực hành của CBXN về sử dụng một số TTB khi tiến hành XN (Trang 48)
Bảng 3.22.   Thực hành sử dụng que cấy và khử trùng bề mặt làm việc sau khi  tiến hành XN (N= 74) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.22. Thực hành sử dụng que cấy và khử trùng bề mặt làm việc sau khi tiến hành XN (N= 74) (Trang 48)
Bảng 3.23.  Thực hành sử dụng tủ ATSH (N=76) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.23. Thực hành sử dụng tủ ATSH (N=76) (Trang 49)
Bảng 3.24.  Thực hành sử dụng máy ly tâm (N = 63) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.24. Thực hành sử dụng máy ly tâm (N = 63) (Trang 49)
Bảng 3.26.  Tỷ lệ PXN bảo quản hoá chất đúng (N=59) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.26. Tỷ lệ PXN bảo quản hoá chất đúng (N=59) (Trang 51)
Bảng 3.28.  Tỷ lệ PXN có các biển báo cần thiết (N=59) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.28. Tỷ lệ PXN có các biển báo cần thiết (N=59) (Trang 52)
Bảng 3.29.  Tỷ lệ PXN thực hiện việc sử dụng các TTB, BHCN đúng (N=59) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.29. Tỷ lệ PXN thực hiện việc sử dụng các TTB, BHCN đúng (N=59) (Trang 53)
Bảng 3.30.  Tỷ lệ PXN thực hiện đúng các hướng dẫn sử dụng tủ ATSH (N=59) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.30. Tỷ lệ PXN thực hiện đúng các hướng dẫn sử dụng tủ ATSH (N=59) (Trang 53)
Bảng 3.31.  Tỷ lệ PXN có chuẩn bị cho việc xử lý các tình huống khẩn cấp (N=59)  Cách xử lý tình huống khẩn cấp  Số lƣợng  Tỷ lệ % - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.31. Tỷ lệ PXN có chuẩn bị cho việc xử lý các tình huống khẩn cấp (N=59) Cách xử lý tình huống khẩn cấp Số lƣợng Tỷ lệ % (Trang 54)
Bảng 3.33.  Kiểm soát ô nhiễm khi loại bỏ chất thải của PXN (N=59)   Quản lý chất thải  Số lƣợng  Tỷ lệ % - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.33. Kiểm soát ô nhiễm khi loại bỏ chất thải của PXN (N=59) Quản lý chất thải Số lƣợng Tỷ lệ % (Trang 55)
Bảng 3.34.  Thực hiện các biện pháp quản lý sức khỏe cho CBXN (N=59)  Quản lý sức khỏe  Số lƣợng  Tỷ lệ % - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.34. Thực hiện các biện pháp quản lý sức khỏe cho CBXN (N=59) Quản lý sức khỏe Số lƣợng Tỷ lệ % (Trang 55)
Bảng 3.37.  Sự tồn tại của các VSV gây bệnh trên bề mặt bàn XN  Loại VSV - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.37. Sự tồn tại của các VSV gây bệnh trên bề mặt bàn XN Loại VSV (Trang 56)
Bảng 3.38.  Sự tồn tại của VSV gây bệnh trong nước thải PXN (N=13) - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Bảng 3.38. Sự tồn tại của VSV gây bệnh trong nước thải PXN (N=13) (Trang 57)
Hình 4.1. CBXN không đeo găng tay, khẩu trang khi làm việc - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Hình 4.1. CBXN không đeo găng tay, khẩu trang khi làm việc (Trang 68)
Hình 4.2.  Bố trí nơi ăn uống trong PXN - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Hình 4.2. Bố trí nơi ăn uống trong PXN (Trang 70)
Hình 4. 3. Nội quy PXN - Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp
Hình 4. 3. Nội quy PXN (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w