Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ của Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2008 – 2010

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hà nội (Trang 37 - 69)

( Nguồn từ phòng tín dụng - NHNo&PTNT Tây Hà Nội)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy tổng dư nợ năm 2010 đạt 3.238,68 tỷ đồng, tăng 776 tỷ đồng (tương ứng tăng 31,5%) so với năm 2008.

Cơ cấu dư nợ năm 2010 theo loại tiền có sự thay đổi lớn so với năm 2008 do có tốc độ tăng trưởng là khác nhau, cụ thể: dư nợ nội tệ đạt 2.615 tỷ đồng, tăng 719 tỷ đồng (tương ứng với 38%) so với năm 2008, chiếm 80% tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ (quy

VNĐ) đạt 623,87 tỷ đồng, tăng 56 tỷ (tương ứng với 10%) so với năm 2008 và chiếm 20% tổng dư nợ.

Cơ cấu dư nợ theo thời gian của chi nhánh không có sự thay đổi nhiều về tỷ trọng. Dư nợ ngắn hạn năm 2010 là 1.216 tỷ đồng, tăng 89 tỷ đồng so với năm 2008, chiếm 37,5% tổng dư nợ; dư nợ trung hạn đạt 369 tỷ đồng, tăng 133 tỷ đồng, chiếm 11,4% tổng dư nợ.

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh cũng không có sự thay đổi nhiều về tỷ trọng.

c. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ

Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ được thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1: Tình hình TTQT và kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2008 – 2010.

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010

1. Kinh doanh ngoại tệ. Triệu USD 91,562 71,286 84,342

- Doanh số mua “ 45,724 35,242 42,052

- Doanh số bán “ 45,838 36,044 42,290

2. Thanh toán quốc tế “ 52,638 39,540 40,359

- Thanh toán hàng nhập “ 46,941 32,723 19,465

- Thanh toán hàng xuất “ 5,696 6,817 20,894

3. Phí kinh doanh ngoại tệ Triệu VNĐ 3.399,872 2.020,813 5.668,725

4. Phí TTQT “ 767,029 1.546,992 1.272,364

5. Chuyển tiền biên giới Triệu CNY 2,984 3,0 3,01

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 – 2010 của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Tây Hà Nội).

Qua số liệu trên ta thấy, năm 2010 kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đã tăng trưởng trở lại,cụ thể đó là doanh số mua bán ngoại tệ đều tăng so với năm 2009 nhưng vẫn chưa bằng năm 2008. Phí thu được từ hoạt động này cũng tăng cao, năm 2010 là 5.668 triệu đồng (gấp hơn 2,8 lần so với năm 2009),cao nhất trong 3 năm trở lại đây.

Dịch vụ TTQT năm 2010 bằng 40,359 triệu bằng 77% so với năm 2008, mặc dù có tăng so với năm 2009 nhưng là không đáng kể. Nguyên nhân là do công tác tiếp thị khách hang còn hạn chế, đặc biệt số lượng hàng xuất chưa đủ cân đối nhàng nhập, vẫn còn phải mua chủ yếu từ sở giao dịch. Bên cạnh đó một số khách hàng nhập khẩu do

không mua được ngoại tệ nên đã giảm doanh số hoạt động tại chi nhánh hoặc chuyển đi giao dịch tại ngân hàng khác.

Các nghiệp vụ hạch toán ngoại tệ, hạch toán chuyển tiền thanh toán biên giới, quản lý tài khoản điều vốn, nghiệp vụ kiều hối… chi nhánh thực hiện kịp thời chính xác, không để lại sai sót.

Kết quả tài chính của chi nhánh được thể hiện qua số liệu tại bảng 2.2 dưới đây

Bảng 2.2: Kết quả tài chính của Chi nhánh 2008 – 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Tổng thu 438,367 385,575 429,452

Tỷ lệ Năm sau/Năm trước - 87,95% 111%

Tổng chi 392,111 325,247 364,404

Tỷ lệ Năm sau/Năm trước - 82,95% 112%

Thu nhập 29,938 32,857 27,611

Tỷ lệ Năm sau/Năm trước - 110% 84%

(Nguồn báo cáo kết quả tài chính 2008 – 2010 của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Tây Hà Nội).

Bảng số liệu cho thấy tổng doanh thu của ngân hàng năm 2010 đã tăng trở lại, tuy nhiên thu nhập lại sụt giảm do chi phí tăng cao mà phần tăng doanh thu không bù đắp đủ.

2.2. Đánh giá về hiệu quả thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Tây Hà Nội

2.2.1. Triển khai các văn bản pháp lý điều chỉnh thanh toán quốc tế tại NHNo&PHTN Việt Nam, chi nhánh Tây Hà Nội

Hiện nay, các hoạt động TTQT trong toàn hệ thống NHNo&PTNT nói chung và từng chi nhánh nói riêng đều phải tuân theo “Quy định về quy trình và kĩ thuật nghiệp vụ TTQT trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam”. Quy định này được ban hành kèm theo Quyết định 447QĐ – NHNo – QHQT ngày 7/6/2001 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Trong đó chỉ rõ phạm vi áp dụng, nguyên tắc hoạt động và quy trình nghiệp vụ TTQT của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Cũng theo quy định trên, hoạt động TTQT phải phù hợp với UCP 600, URC522, URR 525 đông thời phải không mâu thuẫn với các quy định của luật pháp, chính phủ, NHNN Việt Nam cũng như các hiệp định, thỏa thuận quốc tế do Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam kí kết.

Trách nhiệm TTQT của Chi nhánh được liệt kê gồm:  Trực tiếp giao dịch với khách hàng.

 Lập và xử lý chứng từ nghiệp vụ TTQT đúng quy định.

 Chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong nghiệp vụ TTQT.  Chịu trách nhiệm cân đối ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu.

2.2.2. Thực trạng hiệu quả thanh toán quốc tế tại chi nhánh Tây Hà Nội

Tuy mới chỉ thành lập được trong một thời gian chưa dài nhưng chi nhánh Tây Hà Nội đã đạt được những thành công nhất định, tạo dựng được uy tín và hình ảnh tốtvới khách hàng. Ngân hàng đã thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đồng thời khẳng định và củng cố vững chắc hình ảnh của mình trên thị trường tiền tệ. Sau đây là kết quả cụ thể trong các năm từ 2008 – 2009

Hiện nay, phòng TTQT của chi nhánh Tây Hà Nội sử dụng chủ yếu 3 phương thức thanh toán quốc tế sau:

 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance)  Phương thức thanh toán Nhờ thu (Collection)  Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ L/C

Trước hết, tình hình sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3: Doanh số TTQT theo phương thức thanh toán.

Đơn vị: 1000USSD

Phương thức TTQT

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

D/số Tỉ trọng D/số Tỉ trọng D/số Tỉ trọng Chuyển tiền 21.486,39 39% 16.723,36 39% 27.620,11 65% Nhờ thu 2.730,54 5% 2.764,72 7% 1.378,05 3% L/C xuất khẩu 1.140,87 2% 1.920,36 5% 5.257,53 12% L/C nhập khẩu 29.267,79 54% 20.770,86 49% 8.062,42 20% Tổng 54.625,59 100% 42.179,30 100% 42.318,11 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại tệ 2008 – 2010 của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Tây Hà Nội).

2.2.2.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền

Tình hình sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền tại chi nhánh được thể hiện tại bảng 2.4 dưới đây

Bảng 2.4: Doanh số thanh toán tiền chuyển đi, đến.

Đơn vị: 1000USD.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số món tiền chuyển đi 289 287 290 Doanh số tiền chuyển đi 14,942.73 9,371.38 10,317.89

2. Chuyển tiền đến.

Số món tiền chuyển đến 297 328 303

Doanh số tiền chuyển đến 6,543.65 7,351.98 17,302.22

Tổng Doanh số chuyển tiền 21,486.38 16,723.36 27,620.11

Tăng / Giảm Doanh số - -22% 65%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại tệ 2008 – 2010 của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Tây Hà Nội).

Thanh toán chuyển tiền tại Agribank gồm chuyển tiền mậu dịch và chuyển tiền phi mậu dịch. Chuyển tiền phi mậu dịch tại Agri chủ yếu là phục vụ cho mục đích chữa bệnh, học tập, chuyển tiền kiều hối, còn lại chuyển tiền cho thanh toán hàng XNK.

Nghiệp vu chuyển tiền đi

Chuyển tiền đi là nghiệp vụ có doanh số tương đối lớn trong hoạt động TTQT của chi nhánh. Hoạt động này có tác động rất lớn đối với việc thanh toán hàng nhập của các doanh nghiệp XNK. Nhờ ứng dụng mạng KoreBank, việc chuyển tiền đi của khách hàng luôn được đảm bảo nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Năm 2008 là 289 món với tổng trị giá hơn 14.942.000 USD (chiếm khoảng 69% tổng doanh số chuyển tiền), năm 2009 giảm 31% xuống còn hơn 9.371.000USD (chiếm 56% trong tổng doanh số chuyển tiền) với 287 món. Đến năm 2010 lại tăng lên 290 món với doanh số là hơn 10.317.000 USD (chỉ còn chiếm 37% tổng doanh số chuyển tiền) (tăng 10% so với năm 2009). Sự tăng giảm này phù hợp với sự phát triển kinh tế, do cuối năm 2008, năm 2009 là năm nền kinh tế chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoản kinh tế thế giơi, sang năm 2010 nền kinh tế đã dần hồi phuc. Nhưng tỷ trọng doanh số chuyển đi ngày càng giảm trong tổng doanh số chuyển tiền do ngân hàng đang mở rộng sang thu hút các khách hàng xuất khẩu với doanh số tiềm năng tương đối lớn.

Nghiệp vụ chuyển tiền đến

Trong khi nghiệp vụ chuyển tiền đi chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động TTQT thì nghiệp vụ chuyển tiền đến chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều bởi lẽ nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu tức là số lượng hàng nhập khẩu luôn lớn hơn nhiều so với hàng xuất khẩu. Nhưng khác với sự tăng giảm của nghiệp vụ chuyển tiền đi, nghiệp vụ chuyển

tiền đến tăng đều đặn, cụ thể: năm 2008 chi nhánh thực hiện 297 món với doanh số là 6.543.000 USD, sang năm 2009 đã tăng lên 7.351.000USD (tăng 12% so với năm 2008) với 328 món. Đến năm 2010, doanh số chuyển tiền đến tăng đột biến lên 17.302.000USD (bằng 230% so với năm 2009) với 303 món. Nguyên nhân là do ngân hàng đang mở rộng sang thu hút các khách xuất khẩu, và do hoạt động phi mậu dịch cũng tăng trở lại.

Nhìn chung doanh số của nghiệp vụ chuyển tiền của Agri không ổn định qua các năm và có xu hướng thay đổi tỷ trọng giữa nghiệp vụ chuyển tiền đi (giảm xuống) và nghiệp vụ chuyển tiền đến (tăng lên). Chi nhánh cần xem xét nguyên nhân và khắc phục để nâng cao hiệu quả TTQT.

2.2.2.2. Phương thức thanh toán nhờ thu

Nhờ thu kèm chứng từ là an toàn hơn cho người xuất khẩu so với nhờ thu trơn, do vậy hầu hết các than toán nhờ thu qua các NHTM Việt Nam là nhờ thu kèm chứng từ.

Đối với NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Tây Hà Nội, phương thức thanh toán Nhờ thu vẫn chiếm một tỉ trọng rất nhỏ. Nguyên nhân là do phương thức này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bán, đặc biệt là đối với nhờ thu trơn thì rủi ro càng lớn. Tuy nhiên, phương thức này thì thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp hơn so với phương thức tín dụng chứng từ, do vậy nên phương thức này vẫn được các khách hàng, cá nhân, doanh nghiệp có đối tác uy tín, tin cậy lựa chọn.

Doanh số thanh toán nhờ thu được thể hiện trong bảng 2.5 dưới đây.

Bảng 2.5: Doanh số thanh toán Nhờ thu

Đơn vị: Quy 1000 USD

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Nhờ thu hàng nhập khẩu (nhờ thu đến).

Số món xử lý Nhờ thu đến 58 90 34

Doanh số xử lý Nhờ thu đến 3,572.60 2,286.09 1,060.28

Số món thanh toán nhờ thu đến 48 96 35

Doanh số Nhờ thu đến 2,730.54 2,580.05 1,084.86

2. Nhờ thu hàng xuất khẩu (nhờ thu đi).

Doanh số gửi chứng từ Nhờ thu đi 20.08 184 109.25

Số món thanh toán Nhờ thu đi 1 1 2

Doanh số thanh toán Nhờ thu đi 20.08 183.93 293.18

Tổng Doanh số Nhờ thu 2,750.62 2,763.98 1,378.04

Tăng / Giảm Doanh số - 0.5% -50%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại tệ 2008 – 2010 của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Tây Hà Nội).

Với kết quả thanh toán nhờ thu của chi nhánh ta có thể nhận thấy doanh số hàng năm tăng giảm không ổn định, cụ thể: năm 2009 doanh số nhờ thu tăng không đáng kể (tăng 0.5%) so với năm 2008 chủ yếu là do doanh số nhờ thu đi tăng đột biến (đạt 183.930 USD tăng hơn 160.000USD (tương ứng 816%) so với năm 2008) đã bù đắp phần giảm của nhờ thu đến (giảm 150.000USD). Sang năm 2010 doanh số nhờ thu lại giảm 1.385.940 USD (tương ứng với hơn 50%) so với năm 2009, do phần tăng doanh số của nhờ thu đi không đủ bù đắp sự giảm mạnh của nhờ thu đến.

Do phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động TTQT tại chi nhánh nên biến động của doanh số nhờ thu không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả TTQT.

2.2.2.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Phương thức TDCT là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. So với chuyển tiền và nhờ thu, phương thức này ưu việt hơn hẳn vì nó đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia và hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất. Tại chi nhánh Tây Hà Nội việc thanh toán bằng phương thức TDCT là phổ biến.

Năm 2006, nước ta gia nhập WTO đã mở ra cho các DN Việt Nam cũng như các DN nước ngoài những cơ hội làm ăn mới. Các DN nước ngoài có nhiều cơ hội hơn để vào Việt Nam khi mà Việt Nam tiến hành cắt giảm thuế theo cam kết trong lộ trình gia nhập WTO. Và các DN Việt Nam thì có nhiều cơ hội để thâm nhập vào các thị trường mới nhiều tiềm năng. Như vậy, Việt Nam gia nhập WTO mở ra con đường thông thương với quốc tế thì hoạt động XNK có nhiều điều kiện và ưu đãi hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, các rủi ro tiềm ẩn với các DN nhiều hơn. Do đó giải pháp an toàn tài chính luôn là sự lựa chọn hàng đầu với các DN. Đây chính là lí do vì sao trong thời gian gần đây phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ L/C được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều hơn. Và phương thức thanh toán này cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho Agribank do chi phí thanh toán phương thức này cao.

Tại Agribank, phương thức thanh toán L/C gồm thanh toán hàng nhập khẩu và thanh toán hàng xuất khẩu.

Bảng 2.6: Doanh số thanh toán tín dụng chứng từ

Đơn vị: 1000USD

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. L/C nhập

Số món L/C mở 86 156 125

Doanh số mở L/C 22,876.61 20,848.45 9,634.25

Số món L/C thanh toán 131 188 139

Doanh số thanh toán L/C 29,267.78 20,770.85 8,062.42

Số món L/C hủy 7 0 2

Doanh số hủy L/C 1,577.66 0.00 364.15

2. L/C xuất

Số món thông báo L/C 28 15 15

Doanh số thông báo L/C 911.85 4,765.38 4,832.01

Số món L/C thanh toán 51 6 20

Doanh số L/C thanh toán 1,140.87 1,920.36 5,257.52

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại tệ 2008 – 2010 của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Tây Hà Nội).

Từ bảng số liệu cho thấy tỷ trọng giữa L/C xuất và L/C nhập đang dần dần được rút ngắn khoảng cách, cụ thể: nếu năm 2008 trung bình L/C xuất chỉ chiếm có 4% , năm 2009 đã tăng lên là 23% và sang năm 2010 chiếm 50% so với L/C nhập. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã và đang chú trọng thu hút và mở rộng dịch vụ sang hướng thực hiện nghiệp vụ ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.

Mặt khác ta cũng thấy doanh số mở và thanh toán L/C nhập khẩu ngày càng giảm qua các năm. Năm 2008 doanh số mở đạt cao nhất là 22.876.000USD với 86 món, năm 2009 là 20.848.450USD với 156 món, đến năm 2010 thì chỉ còn 9.634.250USD (bằng 46% so với năm 2009 và 42% so với năm 2008). Điều này xảy ra do chịu ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008. Trong thời gian tới chi nhánh cần có những biện pháp tích cực để phục hồi và phát triển hoạt động này.

Doanh số L/C xuất cũng chiếm một tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng doanh số thanh toán theo phương thức TDCT. Cụ thể: năm 2008 doanh số thanh toán mới chỉ là 1.140.870USD (chiếm khoảng 4% tổng doanh số thanh toán theo phương thức TDCT), đến năm 2010 đã là 5.257.520USD (chiếm 39% tổng doanh số thanh toán theo phương thức TDCT).

Trong thời gian qua, số lượng các món L/C được mở tại Agribank có tăng nhưng không ổn định, số món L/C bị hủy cũng giảm dần . Điều này có thể cho thấy uy tín của Agribank trong hoạt động TTQT qua phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ ngày càng tăng lên. Sở dĩ có được kết quả này là do hiện nay Agribank không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động thanh toán Tín dụng chứng từ nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, Agribank còn tập trung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hà nội (Trang 37 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w