tiểu luận đánh giá chất lượng dịch vụ bệnh viện công ở thành phố hồ chí minh

32 1.9K 20
tiểu luận đánh giá chất lượng dịch vụ bệnh viện công ở thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG Đề tài : “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BỆNH VIỆN CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Ths. Nguyễn Văn Toàn Lớp : K10407B TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2 MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Phạm vi nghiên cứu 2 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – XÂY DỰNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG 3 1.1 Các khái niệm: 3 1.1.1 Quản lý chất lượng dịch vụ: 3 1.1.2 Các khía cạnh then chốt của quản lý chất lượng dịch vụ: 3 1.1.3 Xây dựng và phát triển tiêu chuẩn dịch vụ: 3 1.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị: 4 1.2.1. Phương pháp chuyên gia: 4 1.2.1.1. Nội dung phương pháp: 4 1.2.1.2. Ưu điểm: 5 1.2.1.3. Nhược điểm: 6 1.2.2. Phương pháp PATERNE: 6 1.3 Xây dựng chỉ tiêu đánh giá chất lượng: 6 1.3.1. Uy tín: 7 1.3.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 7 1.3.3. Quy trình khám chữa bệnh: 7 1.3.4.Thái độ cán bộ công nhân viên: 8 1.3.5. Thông tin: 8 1.3.6.Hiệu quả khám chữa bệnh: 8 1.3.7.An toàn: 8 1.3.8. Đáp ứng nhu cầu khách hàng: 8 1.3.9. Trang thiết bị cơ sở hạ tầng: 9 1.3.10. Quản lý điều hành: 9 Chương 2: XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ - CHO ĐIỂM TỪNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ - XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ 10 2.1 Xác định trọng số và cho điểm từng chỉ tiêu đánh giá: 10 2.1.1 Uy tín: 10 2.1.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 10 2.1.3 Quy Trình khám chữa bệnh: 11 2.1.4. Thái độ cán bộ công nhân viên: 12 2.1.5. Thông tin: 14 2.1.6. Hiệu quả khám chữa bệnh: 14 2.1.7. An toàn: 15 2.1.8. Đáp ứng nhu cầu khách hàng: 17 2.1.9. Trang thiết bị - cơ sở hạ tầng 17 2.1.10. Quản lý điều hành: 19 2.2. Xác định kết quả đánh giá: 20 2.3. Nhận xét, đánh giá và phân tích: 22 2.3.1 Nhận xét: 22 2.3.1.1 . Hệ số mức chất lượng: 22 2.3.1.2 . Trọng số: 22 2.3.1.3. Điểm đánh giá: 23 2.3.2. Đánh giá và phân tích: 23 3.1. Phát huy ưu: 26 3.1.1. Nâng cao uy tín, hiệu quả khám chữa bệnh và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 26 3.1.2. Đảm bảo an toàn: 26 3.2. Khắc phục nhược 27 3.2.1. Nâng cao chất lượng phục vụ cán bộ công nhân viên và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng: 27 3.2.2. Đổi mới công tác quản lí điều hành: 27 3.2.3. Cải tiến trang thiết bị, nâng cao cơ sở hạ tầng: 28 3.2.4. Nâng cao cơ chế thông tin 28 KẾT LUẬN 29 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhìn lại lịch sử của nước Việt Nam ta từ thời chiến tranh kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đến thời kì bao cấp và mở cửa hội nhập, nước ta nói chung và ngành y tế nói riêng, đã trải qua bao thăng trầm. Ngành y tế đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong từng thời kỳ, là nền tảng cho cuộc kháng chiến thành công cũng như từng bước cải thiện đời sống của nhân dân trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới. Với mong muốn thực hiện “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Nhà nước ta đã không ngừng chú trọng cải thiện và nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và tổ chức đào tạo bài bản cho đội ngũ y-bác sĩ của các bệnh viện công trên cả nước. Để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân đòi hỏi ngành y tế phải phát triển rộng khắp và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Thế nhưng để thực sự phát triển một cách bền vững thì bên cạnh đó chúng ta phài không ngừng kiểm tra, khắc phục những nhược điểm và thiếu sót. Từ đó đã nảy sinh ra một nhu cầu hết sức cấp bách, đó là làm sao để quản lý được hệ thống chất lượng dịch vụ những cơ sở y tế Nhà nước, vận hành nó mang lại hiệu quả tối đa. Để người dân có thể hưởng được những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Trên cơ sở nghiên cứu về lĩnh vực “Quản lý chất lượng”, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Đánh giá chất lượng dịch vụ bệnh viện công Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về quá trình đánh giá chất lượng dịch vụ, phục vụ cho mục đích học thuật của môn học “ Quản trị chất lượng”. Đồng thời một phần nào đó đánh giá được thực trạng chất lượng dịch vụ bệnh viện công thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra được những biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm tồn tại, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 2 2. Phạm vi nghiên cứu  Trình bày những khái niệm cơ bản về quản lý chất lượng dịch vụ.  Trên cơ sở những khái niệm cơ bản và những hiểu biết về đối tượng nghiên cứu nhằm phân tích “Chất lượng dịch vụ bệnh viện công Thành phố Hồ Chí Minh”. Từ đó đưa ra những đánh giá và giải pháp trong việc quản lý chất lượng dịch vụ những bệnh viện công trên địa bàn thành phố. Về thời gian: phạm vi nghiên cứu đề tài là trong bối cảnh hiện nay. Về địa điểm: do điều kiện vật chất và nhân lực còn hạn chế nên nhóm chúng tôi xin giới hạn nghiên cứu trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh. 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – XÂY DỰNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG 1.1 Các khái niệm: 1.1.1 Quản lý chất lượng dịch vụ: Dựa vào khái niệm quản lý chất lượng theo TCVN9001:2007, quản lý chất lượng dịch vụ là các hoạt động của tổ chức được phối hợp với nhau để định hướng và kiểm soát chất lượng dịch vụ. Như vậy, yêu cầu tổ chức phải thiết lập chính sách chất lượng, mục tiêu quản lý chất lượng hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng dịch vụ. 1.1.2 Các khía cạnh then chốt của quản lý chất lượng dịch vụ:  Định hướng vào khách hàng: Tổ chức cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cố gắng vượt hơn sự mong đợi của họ vì mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng của mình.  Trách nhiệm của nhà lãnh đạo: Lãnh đạo cao nhất phải tạo ra môi trường thuận lợi nhằm huy động sự tham gia của mọi người.  Các nguồn lực: Tổ chức phải đảm bảo cung cấp và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong tổ chức: - Đối với nguồn nhân lực: giữ vai trò vô cùng quan trọng trong một tổ chức. Vì vậy cần xác định, tuyển chọn đội ngũ nhân viên phục vụ thích hợp, có năng lực trên cơ sở được giáo dục, đào tạo phù hợp. - Đối với nguồn vật lực: đảm bảo cung cấp thiết bị, kho tàng cung ứng nguồn lực; các thiết bị, tài liệu tác nghiệp, tài liệu kỹ thuật; trang thiết bị đánh giá chất lượng, dụng cụ và phần mềm sử dụng trong dịch vụ. 1.1.3 Xây dựng và phát triển tiêu chuẩn dịch vụ: 4 Tiêu chuẩn dịch vụ là các chỉ số hoạt động tương ứng, các mục tiêu, mức độ dịch vụ hiện tại mà nhà cung ứng dịch vụ muốn đạt và duy trì cho dịch vụ của mình. Ngày nay, khách hàng đòi hòi tổ chức đáp ứng ngày càng cao hơn nữa những mong đợi, yêu cầu của họ. Vì vậy, việc xây dựng và duy trì các tiêu chuẩn dịch vụ là một trong những hoạt động trọng tâm của các tổ chức và có ảnh hưởng đối với tổ chức hay chiến lược phát triển của tổ chức. Thành phần tiêu chuẩn dịch vụ:  Mô tả về dịch vụ mà tổ chức định cung cấp.  Phải tập trung vào các yếu tố như tính chất công khai, sự công bằng, thái độ lịch sự, tác phong chuyên nghiệp, ngôn ngữ giao tiếp,…  Những mục tiêu chuyển tải rõ ràng, cụ thể cho những khía cạnh then chốt của dịch vụ, chẳng hạn thời gian phục vụ, độ chính xác…  Chi phí cung cấp dịch vụ đến khách hàng. 1.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị: 1.2.1. Phương pháp chuyên gia: 1.2.1.1. Nội dung phương pháp: Phương pháp chuyên gia là một trong những phương pháp đánh giá có lịch sử ra đời sớm nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Về cơ bản, phương pháp này sử dụng trình độ và năng lực chuyên môn của các chuyên gia để trưng cầu ý kiến về một vấn đề cụ thể cần nghiên cứu. Các chuyên gia theo đúng nghĩa là những người uyên bác về lí luận, thành thạo về chuyên môn phong phú về khả năng thực tiễn cũng như khả năng mẫn cảm, nhạy cảm về một vấn đề nào đó. Khi được mời tham gia đánh giá, thẩm định, lựa chọn một vấn đề nào đó họ có thể đưa ra những lời khuyên, những nhận xét đúng đắn. 5 Trong quản trị chất lượng người ta dùng phương pháp chuyên gia nhằm đánh giá và dự báo những vấn đề liên quan đến chất lượng. Ngày nay phương pháp này đã trở thành một công cụ đặc biệt quan trọng lĩnh vực đánh giá, phân tích và dự báo những vấn đề kinh tế xã hội, đặc biệt trong hai lĩnh vực marketing và quản trị chất lượng. Phương pháp chuyên gia rất hữu hiệu trong quá trình đánh giá, dự báo những hiện tượng hay quá trình có tầm bao quát rộng, cấu trúc nội dung phức tạp, nhiều chỉ tiêu mang tính định tính. Phương pháp chuyên gia đặc biệt thích hợp trong các trường hợp sau:  Đối tượng được xem xét thiếu thông tin, thiếu thống kê đầy đủ, toàn diện và độ tin cậy thấp.  Các hiện tượng xảy ra không tuân theo quy luật nào, không có hình mẫu trong quá khứ.  Đối tượng được xem xét thiếu hoặc không có cơ sở lí luận thực tiễn chắc chắn, đảm bảo cho việc mô tả quy luật vận động của đối tượng.  Đối tượng có độ bất định lớn, độ tin cậy thấp về hình thức thể hiện, về chiêu hướng biến thiên, về phạm vi bao hàm cũng như quy mô và cơ cấu.  Đối tượng dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, phần lớn nhân tố khó lượng hóa, đặc biệt là các nhân tố về kinh tế xã hội hoặc tiến bộ kỹ thuật.  Trong trường hợp dự báo dài hạn và siêu dài hạn.  Trong hoàn cảnh cấp bách và khoản thời gian ngắn.  Áp dụng đối với đối tượng dự báo là ngành hoàn toàn mới mẻ. 1.2.1.2. Ưu điểm:  Là phương pháp tương đối đơn giản trong việc tổ chức, có khả năng tìm ra thông tin tức thời các thông số mà các thông số này không dễ dàng lượng hóa được, và chỉ được mô tả bằng hiện tượng hay dấu hiệu nào đó. 6  Phù hợp với quy mô, loại hình, phạm vi và tính chất hoạt động của các tổ chức nước ta hiện nay.  Cho kết quả nhanh để làm căn cứ cho việc ra các quyết định kinh doanh, ứng xử tức thời, phù hợp với diễn biến sôi động và trạng thái muôn vẻ của thị trường.  Trong lĩnh vực đánh giá chất lượng, các chuyên gia có thể nhận xét, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng mang tính định tính, phản ánh “phần mềm” của sản phẩm mà không thể có loại máy móc thiết bị nào đo được. 1.2.1.3. Nhược điểm:  Nhược điểm cơ bản là mang tính chủ quan của chuyên gia. Kết quả đánh giá hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ, trách nhiệm của chuyên gia. Do đó nếu lựa chọn chuyên gia không đúng yêu cầu, thì độ tin cậy của các kết quả không cao.  Khi các ý kiến chuyên gia tản mạn, trái ngược nhau thì quá trình xử lí ý kiến chuyên gia sẽ trở nên phức tạp.  Nhiều chuyên gia đưa ra số liệu dự báo, những cơ sở lí luận không rõ ràng, biên độ giao động lớn, khiến cho việc đánh giá sai số và khoảng tin cậy gặp khó khăn.  Cuối cùng là việc tập trung các chuyên gia đầy đủ trong một cuộc họp, việc thu hồi phiếu trả lời đúng thời hạn cũng không được dễ dàng. 1.2.2. Phương pháp PATERNE: Trong cách này, các chuyên gia được tiếp xúc trao đổi với nhau, ý kiến giám định của từng chuyên gia là cơ sở cấu thành ý kiến chung của cả nhóm. Ưu điểm của phương pháp này là chúng cho các kết quả đánh giá khá tập trung do các chuyên gia có thể làm việc trao đổi ý kiến…Nhưng cũng chính vì vậy mà kết quả đánh giá còn thiếu khách quan. 1.3 Xây dựng chỉ tiêu đánh giá chất lượng: 7 Để đánh giá chất lượng bệnh viện công thành phố Hồ Chí Minh, nhóm các chuyên gia đã đưa ra 10 chỉ tiêu: 1.3.1. Uy tín: Là sự đảm bảo cho việc khám chữa bệnh thành công, có kết quả tốt của bệnh viện. Uy tín được đo lường bởi lòng tin của bệnh nhân đối với bệnh viện, là nơi mà khi có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, hay khám chữa bệnh, người bệnh sẽ tìm đến chính bệnh viện này để đáp ứng nhu cầu của họ. 1.3.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Là năng lực, bằng cấp của bác sĩ, điều dưỡng, kĩ thuật viên trong bệnh viện… theo từng mảng công việc khác nhau. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ thể hiện năng lực của đội ngũ y bác sĩ trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh. 1.3.3. Quy trình khám chữa bệnh: Là toàn bộ quá trình thủ tục mà bệnh nhân phải lần lượt thực hiện để có thể khám và chữa bệnh. Mỗi bệnh viện sẽ đưa ra 1 quy trình riêng để phù hợp với từng hoàn cảnh của bệnh viện đó trên cơ sở những quy định chung của sở y tế. Trong đó bao gồm lấy phiếu xếp hàng, mua sổ khám chữa bệnh, xếp hàng, khám bệnh, lấy kết quả xét nghiệm ( nếu có), giải quyết các thủ tục ( với từng đối tượng : diện chính sách, diện BHYT, diện bộ đội), kết luận, nhập viện ( nếu bệnh nặng) hoặc lấy thuốc. Ngoài ra còn tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ của người bệnh mà các bệnh viện có những thay đổi cho phù hợp. Trên thực tế, hầu hết các bệnh viện công hiện nay đều chia ra 2 quá trình khám chữa bệnh: khám chữa bệnh dành cho người có BHYT và khám chữa bệnh dành cho người không có BHYT. [...]... bị - cơ sở hạ tầng (5.5833) Vậy, các chỉ tiêu chi phối nhiều nhất đến hệ số mức chất lượng của bệnh viện công Thành phố Hồ Chí Minh là Hiệu quả khám chữa bệnh và Trình độ chuyên môn nghiệp vụ (các chỉ tiêu này có trọng số cao, và điểm đánh giá mức khá) nhưng các chỉ tiêu ít chi phối hơn là Thái độ cán bộ công nhân viên và thông tin cũng làm giảm đáng kể chất lượng của bệnh viện 2.3.2 Đánh giá và... đủ, s lượng bệnh nhân từ các tỉnh đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện lớn của thành phố chiếm tỉ lệ 30% - 40% Tình trạng quá tải diễn ra hầu hết các bệnh viện tuyến thành phố Đối với các bệnh viện đa khoa, công suất sử dụng giường bệnh cao nhất là tại bệnh viện nhân dân 115 (113%); bệnh viện Nhân dân Gia Định (106%); bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (104%) Đối với các bệnh viện chuyên khoa, công suất... được chất lượng dịch vụ các bệnh viện công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 26 Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1 Phát huy ưu: 3.1.1 Nâng cao uy tín, hiệu quả khám chữa bệnh và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Bệnh viện có thể quan tâm hơn tới việc giới thiệu bệnh viện thông qua báo chí, truyền thông: lập trang web bệnh viện, đưa thông tin bệnh mới, chăm sóc sức khỏe, nhấn mạnh thế mạnh của bệnh viện ... thấy qua việc đánh giá chất lượng dịch vụ các bệnh viện công TP.HCM” trên, điểm số mà các chuyên gia đánh giá là tương đối cao, thể hiện khả năng cạnh tranh tốt của các bệnh viện công Mặt khác, Nhà nước đã biết chọn lọc và đầu tư đúng mức vào các chỉ tiêu quan trọng nhất, ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng dịch vụ bệnh viện như hiệu quả khám chữa bệnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, uy tín và trang... 6.2500 471 1 Tổng Hệ số chất lượng:  = Với ∑ =∑ ∑ ∑ = 1 nên: = + + ⋯+ = 6.9167 × 0.1125 + 7.4167 × 0.1253 + ⋯ + 6.2500 × 0.0679 = 6.1535 22  Hệ số mức chất lượng: = Với ∑ ∑ = 10 ta có: = 2.3 = 6.1535 = 0.6154 10 Nhận xét, đánh giá và phân tích: 2.3.1 Nhận xét: 2.3.1.1 Hệ số mức chất lượng: Chất lượng dịch vụ của bệnh viện công Thành phố Hồ Chí Minh được các chuyên gia đánh giá mức trung bình với... Bên cạnh đó không ít bệnh viện tình trạng thiếu phòng, giường bệnh, quá tải vẫn diễn ra thường xuyên thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu thống kê của cục thống kê Việt Nam nă m 2011, có tất cả 52 bệnh viện với tổng số là 23077 giường bệnh Số giường bệnh này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, tình trạng quá tải các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hồ Chí Minh là rất trầm trọng... bộ công nhân viên 0 0 2 7 3 5 Thông tin 0 4 6 1 1 6 Hiệuquảkhámchữa bệnh 0 0 0 0 12 7 An toàn 0 1 1 5 5 8 Đáp ứng nhu cầu khách hàng 0 1 7 3 1 9 Trang thiết bị - cơ sở hạ tầng 0 0 0 7 5 10 Quản lí – điều hành 2 3 4 3 0 21 Bảng kết quả xác định trọng số và điểm đánh giá từng chỉ tiêu chất lượngdịch vụ bệnh viện công thành phố Hồ Chí Minh: STT Chỉ tiêu Trọngsố ??? (∑ Vi Điểm đánh giá chất lượng dịch. .. trình làm việc 12 mà bệnh viện đã đưa ra, vì vậy điều này cũng chưa có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng dịch vụ của hệ thống bệnh viện công Mặc dù được các chuyên gia đánh giá không cao về mức độ qua trọng trong 10 chỉ tiêu nhưng điểm đánh giá của chỉ tiêu này lại khá thấp, chỉ mức trung bình ( 5.1667) Quy trình khám chữa bệnh các bệnh viện tương tự như nhau khiến cho các bệnh viện đều không chú trọng... Theo đánh giá tổng hợp của các 18 chuyên gia thì chỉ tiêu “ trang thiết bị _ cơ sở hạ tầng ” có trọng số là 0.1125, chiếm vị trí khá quan trọng ( vị trí thứ 3 ) trong 10 chỉ tiêu đánh giá Bệnh viện có cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tốt hay không là tiêu chí quan trọng đầu tiên để bệnh nhân và người nhà lựa chọn một bệnh viện để khám chữa bệnh Tại thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh viện công có... cảm giác hài lòng khi nhận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bệnh viện 3.2.2 Đổi mới công tác quản lí điều hành: Quản lý điều hành đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ của bệnh viện. Các bệnh viện phải nỗ lực làm mới mình, đổi mới Khoa Khám bệnh vì đây chính là bộ mặt của bệnh viện, là nơi tiếp xúc nhiều với người bệnh và cũng là nơi dễ gây ra những "khúc mắc" giữa cơ sở y . GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG Đề tài : “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BỆNH VIỆN CÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO. tích Chất lượng dịch vụ bệnh viện công ở Thành phố Hồ Chí Minh . Từ đó đưa ra những đánh giá và giải pháp trong việc quản lý chất lượng dịch vụ ở những bệnh viện công trên địa bàn thành phố. . chất lượng , nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ bệnh viện công ở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về quá trình đánh giá chất lượng

Ngày đăng: 16/04/2014, 21:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan