Luận văn : Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư và Giải thích tình hình kích cầu đầu tư ở VN
A. PHẦN MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài Nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế Đầu Tư,Đảng và Nhà nước ta dã thực hiện chính sách kinh tế mở cửa,hội nhập quốc tế,tiến hành hàng loạt các biện pháp cải cách,đổi mới nền kinh tế quốc dân để đưa Việt Nam xây dựng nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong quá trình đổi mới đó,đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt NamVấn đề đặt ra là để thúc đẩy hoạt động đầu tư trong điều kiện tiềm lực về cơ sở hạ tầng,chính sách thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế,cần phải xây dựng một hệ thống các chính sách hỗ trợ đầu tư đồng bộ thống nhất.Việc làm thế nào để kích cầu đầu tư và sử dụng các khoản chi tiêu đầu tư sao cho hợp lý là một vấn đề còn bộc lộ nhiều hạn chế chưa phù hợp đối với yêu cầu đầu tư của Việt Nam Do vậy,việc nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư và giải thích tình hình kích cầu đầu tư ở Việt Nam” có tính cấp thiết cao,đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn Đây là một đề tài được làm trong trường đại học của sinh viên nên mục đích chính là học tập và nghiên cứu trao đổi nhằm làm sáng tỏ thêm những vấn đề chưa hiểu rõ hoặc chưa nắm bắt hết về nội dung môn học,từ đó có cái nhìn va suy nghĩ rõ hơn về tình hình đầu tư của nước ta hiện nay.Cùng nhau đánh giá và tìm ra hướng đi mới cho hoạt động đầu tư ở nước ta.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động chi tiêu đầu tư va tình hình kích cầu đầu tư của Việt Nam tại Đại học Kinh Tế Quốc dân khóa học 2006 - 20103. Phương pháp nghiên cứuTìm hiểu,đánh giá,phân tích và nghiên cứu thông qua sách báo,qua mạng Internet va qua tham khảo ý kiến cua thầy cô,từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.4. Kết cấu của đề tàiĐể đạt được mục đích trên đây,luận văn được kết cấu thành 3 chương như sauCHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu.CHƯƠNG II: Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư và tình hình kích cầu đầu tư ở Việt NamCHƯƠNG III: Giải pháp nhằm tăng cường kích cầu đầu tư ở Việt Nam 1 B. NỘI DUNG CHÍNHCHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU ĐẦU TƯ VÀ GIẢI THÍCH TÌNH HÌNH KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAMI. Một số khái niệm cơ bản1.1. Đầu tưĐầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm đem lại lợi ích cho chủ đầu tư trong tương lai.12. Các nguồn lực đầu tưNguồn lực đầu tư bao gồm:Vốn, đất đai,tài nguyên.Cần chú ý :Vốn khác tiền ở chỗ:- Vốn phải luôn được gắn với chủ sở hữu- Vốn phải được tích tụ đủ một lượng nhất định thì mới đem đi đầu tư được- Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản- Vốn được biểu hiện bằng tiền và phải vận động sinh lời- Vốn có giá trị về mặt thời gian 1.3. Chi tiêu đầu tưChi tiêu đầu tư là quá trinh nhà đầu tư quyết định thời điểm thực hiện đầu tư và kết hợp các nguồn lực với tỉ lệ như thế nào để quá trình thực hiện đầu tư đạt được kết quả cao nhất.II. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư2.1. Lợi nhuận kỳ vọngLà phần lợi ích mà nhà đầu tư mong muốn có được sau khi kết thúc quá trình thực hiện và vận hành đầu tư. Những kết quả này có thể là sự tăng thêm các tài sản chính (tiền vốn), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, quản lý, khoa học ),tài sản vật chất (nhà máy, đường xá,bệnh viện,trường học) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội. 2.2. Lãi suất tiền vayThông thường các nhà đầu tư phải vay vốn để thực hiện đầu tư. Lãi suất phản ánh giá của khoản tiền vay. 2.3. Sản lượng quốc gia GNP(Gross National Product) tức Tổng sản lượng quốc gia hay tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước.Nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước lam ra trong một khoản thời gian nào đó,thông thường là một năm tài chính,không kể làm ra ở đâu(trong hay ngoài nước)Công thứ tính :GNP=C+I+G+(X-M)+NRTrong đó: C:chi phí tiêu dùng cá nhân2 I:Tổng đầu tư cá nhân quốc nội(tất cả các doanh nghiệp đầu tư trên lãnh thổ một nước) G: Chi phí tiêu dngf của chính phủ X:Kim ngạch xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ M:Kim ngạch nhập khẩu của hàng hoá và dịch vụ NR: thu nhập ròng từ các hang hoá và dịch vụ đầu tư ở nước ngoài(thu nhập ròng)2.4. Tổng đầu tư xã hội Tổng đầu tư xã hội = Tổng đầu tư nhà nước+ tổng đầu tư của doanh nghiệp - Tổng đầu tư nhà nước là tổng phần vốn đầu tư của chính phủ vào trong nền kinh tế.Thông thường,nhà nước hay đầu tư vào nhưng ngành đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn mà các doanh nghiệp không thê đáp ứng được,và vào các ngành công cộng - Tổng đầu tư của doanh nghiệp là tổng phần vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các lĩnh vực kinh tế.Thông thường mục đích đầu tư của doanh nghiệp là thu được phần lợi nhuận lớn hơn phần vốn bỏ ra ban đầu2.5. Chu kỳ kinh tếChu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng)3 • Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái. • Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế. • Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế. III. Kích cầu đầu tư (khái niệm, vai trò, vị trí .) Kích cầu đầu tư là việc chính phủ đưa ra những biện pháp, đường lối, chủ trương, chính sách nhằm làm tăng cầu đầu tư trong nước. Tuỳ theo từng thời kì, từng nhiệm vụ kế hoạch của đất nước mà chính phủ sẽ kích cầu đầu tư về những lĩnh vực,ngành nghề cho phù hợp. Tuy nhiên trong thực tế Chính phủ cũng gặp nhiều khó khăn để đưa ra những quyết định đúng đắn. Bởi lẽ không thể đoán trước được tình hình kinh tế sẽ biến đổi theo chiều hướng nào.Hơn nữa một chính sách nhằm kích cầu không thích hợp sẽ để lại hậu quả xấu rất lớn cho nền kinh tế4 CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAMI. Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư1.1. Thực trạng về đầu tư Việt Nam 1.1.1. Đầu tư ở trong nướcĐầu tư trong nước là việc sử dụng vốn để sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân ( bao gồm người Việt Nam, là người nước ngoài thường trú ở Việt Nam).Hiện nay, đầu tư trong nước đang ngày càng phát triển. Việc xuất hiện sàn giao dịch chứng khoán Hostc tại thành phố HCM vào năm 2001 là bước ngoặt cho thị trường đầu tư trong nước.Có thể nói thị trường chứng khoán kênh huy động vốn rất quan trọng cho các doanh nghiệp trong nước đã được niêm yết.Nhà đầu tư trong nước sẽ là nòng cốt của thị trường chứng khoán Sau 7 năm đi vào hoạt động và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã hình thành một cơ sở nhà đầu tư vững mạnh. Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán, tính đến cuối tháng 6/2007, thị trường chứng khoán Việt Nam có 243.809 tài khoản tăng 2,3 lần so với tháng 12/2006 (106.393 tài khoản). Trong đó, 242.624 tài khoản của nhà đầu tư cá nhân và 1.185 tài khoản nhà đầu tư có tổ chức. Để phát triển cầu chứng khoán, trong thời gian tới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ khuyến khích phát triển nhà đầu tư,các tổ chức trong nước làm nòng cốt, đào tạo phổ cập kiến thức cho công chúng dưới các hình thức khác nhau, làm cho công chúng đầu tư, các doanh nghiệp hiểu được các nội dung của thị trường chứng khoán , các nghiệp vụ liên quan, thậm chí cần trang bị các kiến thức về đầu tư, về rủi ro và biện pháp phòng ngừa cũng như khả năng phân tích dự báo tình hình biến động của thị trường chứng khoán . Ngoài việc đầu tư trên thị trường chứng khoán,nhà đầu tư trong nước còn đa dạng hoá các hình thức đầu tư của mình như đầu tư vào vàng,ngoại tệ,bất động sản…tạo điều kiện kích thích sự tăng trưởng kinh trong nước. 1.1.2. Đầu tư của nước ngoài vào nước taLao Động Cuối tuần số 04 Ngày 27/01/2008 Cập nhật: 6:44 AM, 24/01/2008(LĐCT) - Ngày 24.1.2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong 20 năm vốn đăng ký đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đạt 98 tỉ USD với khoảng 9.500 dự án, vốn đầu tư được thực hiện đạt hơn 43 tỉ USD. Khu vực đầu tư nước ngoài đã đóng góp hơn 17% GDP, 16% tổng đầu tư xã hội, đã tạo ra hàng trăm ngàn việc làm. Đầu tư nước ngoài đã có đóng góp to lớn vào sự phát triển ngoạn mục của Việt Nam trong 20 năm qua. 5 Đầu tư nước ngoài vào VN tiếp tục tăng (NLĐ)- Theo Cục Đầu tư nước ngoài, 10 tháng đầu năm 2008, cả nước thu hút được 59,31 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các dự án tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 55,7%; dịch vụ 43,9%. Tính riêng tháng 10, đã có 22 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư là 169 triệu USD, đưa tổng dự án tăng vốn 10 tháng đầu năm 2008 là 247 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 1,02 tỉ USD. Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá: Vốn FDI tiếp tục đổ vào VN bất chấp tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều đó chứng tỏ nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào thị trường VN. 1.1.3. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 5 tháng đầu năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 15 dự án với số vốn đăng ký gần 90 triệu USD, nâng tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam lên 200 dự án, tổng vốn trên 1 tỷ USD. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, nông-lâm-ngư nghiệp và dịch vụ. Trong số 33 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam thì Lào chiếm tới 70 dự án, với số vốn đăng ký 461 triệu USD, chiếm 44,7% tổng vốn đăng ký. Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá, nhìn chung các dự án đầu tư ra nước ngoài đã bước đầu được triển khai hiệu quả. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ. Cục Đầu tư nước ngoài dự báo, năm nay, vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam có thể đạt 300 triệu USD, chủ yếu là vào các thị trường quen thuộc, trong đó có Lào.(Theo TTXVN)- Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng Mặc dù tình hình trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, song theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH - ĐT) về tình hình đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) của Việt Nam trong 10 tháng năm 2008, xu hướng ĐTRNN của Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng.Theo báo cáo của Bộ KH – ĐT, trong 10 tháng năm 2008 đã có 52 dự án do các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN với tổng số vốn đầu tư đăng ký (kể cả cấp mới và tăng vốn) trên 502,7 triệu USD. Quy mô vốn đầu tư trung bình đạt 9,66 triệu USD/dự án. Trong đó, các dự án ĐTRNN tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp với 24 dự án, tổng vốn đầu tư là 239 triệu USD, chiếm 46,1% số dự án và 75,5% tổng vốn đầu tư. Tiêu biểu có dự án của Công ty cổ phần hợp tác kinh tế Việt – Lào đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Mô (Lào) với tổng vốn đầu tư 142,09 triệu USD. 6 Về địa bàn, Lào vẫn là quốc gia dẫn đầu về đầu tư Việt Nam ra nước ngoài với 13 dự án, tổng vốn đầu tư là 137,3 triệu USD. Dự báo tổng số vốn đăng ký ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2008 bao gồm cả tăng vốn sẽ đạt khoảng 800 triệu USD, trong đó vốn thực hiện khoảng 400 triệu USD. (Nguồn: Website Đảng Cộng sản VN)1.2. Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư ở Việt nam hiện nay1.2.1. Lợi nhuận kỳ vọng Theo lý thuyết Keynes_ một trong hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp là Lợi nhuận kì vọng(LNKV).Nếu LNKV tăng:nhà đầu tư sẽ mở rộng quy mô đầu tư và ngược lại LNKV giảm:nhà đầu tư sẽ thu hẹp quy mô đầu tư_Keynes còn đưa ra thuật ngữ liên quan đến LNKV:Hiệu quả cận biên của vốn đầu tư (hay tỉ suất lợi nhuận biên)=số đồng lợi nhuận tăng thêm khi tăng thêm 1 đồng vốn đầu tư.Thuật ngữ này có xu hướng giảm dần bởi rất nhiều nguyên nhân.Trong đó hai nguyên nhân chính làm cho tỉ suất lợi nhuận biên có xu hướng giảm dần là: .Khi đầu tư tăng nhu cầu nguyên vật liệu máy móc tăng =>Giá nguyên vật liệu tăng (giả định giá bán 1 sản phẩm không thay đổi)=>Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm giảm =>Tỉ suất lợi nhuận giảm .Cung hàng hóa dịch vụ ngày càng tăng=> Giá sản phẩm giảm(giả sử chi phí ban đầu không thay đổi)=>Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm giảm =>Tỉ Suất lợi nhuận biên giảmChính vì hiểu được tỉ suất lợi nhuận có xu hướng giảm nên các doanh nghiệp thường xuyên phải linh động thay đổi hình thức quản ly cũng như quy mô đầu tư sao cho phù hợp nhất. _Các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư không căn cứ vào tỉ suất lợi nhuận theo cách tính thông thường mà dựa vào tỉ suất lợi nhuận biên của vốn.Họ chỉ tiếp tục đầu tư khi mà tỉ suất lợi nhuận biên của vốn còn lớn hơn tỉ lệ lãi suất tiên vay.Có nghĩa là phải thấu được cái lợi chắc chăn trước mắt thi họ mới quyết định mở rộng đầu tư.Trong thực tế Tỉ suất lợi nhuận là đại lượng khó xá định nhưng chính đại lượng khó xác định này lại là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn để đầu tư.Bởi lẽ tỉ suất lợi nhuận chỉ là mong muốn của họ đạt được sau khi kết thúc quá trình đầu tư. Nên không thể dự đoán chính xác đại lượng này bằng bao nhiêu khi mà hoạt động đầu tư chưa xảy ra. 12.2. Lãi suất tiền vay Lãi suất tiền vay chính là giá của khoản vốn vay.Vì thế nó cũng được coi là chi phí đầu tư ban đầu và có ảnh hưởng trực tiếp tơi quyết định đầu tư của doanh nghiệp.7 Nếu giá của vốn vay nhỏ hơn tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư thì nhà đầu tư sẽ mở rộng quy mô và ngược lại nếu giá của vốn vay lớn hơn tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư thì nhà đầu tư sẽ cắt giảm quy mô đầu tư.1.2.3. Sản lượng quốc giaXuất phát tư công thức(đã nêu ở 2.3 phần II chương 1) ta thấy hoạt động đầu tư va sản lượng quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp tới nhau. Ở đây ta xem xét sự thay đổi của sản lượng quốc gia sẽ tác động đến hoạt động đầu tư như thế nào.Sản lượng quốc gia tăng ( với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi) sẽ là nhân tố cơ bản làm tăng quy mô vốn đầu tư.Thực tế chứng minh rằng khi mà nên kinh tế đang trong đà phát triển (hay đang trong giai đoạn phục hồi) thì các nhà đầu tư sẽ mở rộng quy mô đầu tư.( xem cụ thể trong phần chu kì kinh tế). Và ngược lại khi sản lượng quốc gia giảm (với điệu kiện các yếu tố khác không thay đổi) là nhân tố cơ bản làm giảm quy mô vốn đầu tư vì các nhà đầu tư sẽ thu hẹp quy mô đầu tư.Tuy nhiên tốc độ tăng của sản lượng quốc gia và tốc độ tăng quy mô vốn đầu tư không giống nhau. Khi sản lượng nền kinh tế thay đổi thì vốn đầu tư thay đổi theo cùng chiều nhưng tốc độ thay đổi của vốn đầu tư lớn hơn nhiều lần so với sự thay đổi sản lượng.Cụ thể khi doanh thu tăng thêm i% thì vốn đầu tư phải tăng thêm 1 số j lớn hơn i rất nhiều lần vì để sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm thì tiêu tốn rất nhiều nguồn lực nên tổng số vốn để sản xuất ra 1đơn vị sản phẩm đó là rất nhiều và ngược lại.1.2.4. Tổng đầu tư xã hộiTổng đầu tư xã hội= Đầu tư của nhà nước+ Đầu tư của doanh nghiệpTheo tổng cục Thống kê, khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước tính vốn khu vực nhà nước 200.000 tỉ đồng, chiếm 43,3% tổng vốn và tăng 8,1%; vốn khu vực ngoài nhà nước 187.800 tỉ đồng, chiếm 40,7% và tăng 24,8%. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện chín tháng đầu năm khu vực nhà nước 162.200 tỉ đồng, tăng 8%; khu vực ngoài nhà nước 118.500 tỉ đồng, giảm 9,6%. Số liệu này chứng tỏ, khu vực nhà nước sử dụng vốn ít hiệu quả hơn xét trên khía cạnh tạo công ăn việc làm, trong khi tiếp tục có nguồn vốn đầu tư ổn địnhTrong hai bộ phận trên thì đầu tư của nhà nước là khởi nguồn cho đầu tư của doanh nghiệp. có thể thấy rõ nhận định này khi xem xét vai trò của Chính phủ- kim chỉ nam, lực lượng đi đầu, định hướng cho tất cả các thành phần kinh tế khác. Thứ nhất, với những khu vực kinh tế mới, những ngành kinh tế mới, doanh nghiệp chưa đủ khả năng thực hiện quá trình đầu tưThứ hai, rủi ro của những khu vực kinh tế, ngành kinh tế mới này thường không thể dự đoán trước được. Thứ ba, đầu tư Nhà nước, đầu tư công luôn luôn cần thiết vì chúng ta không thể trông chờ tất cả vào khu vực kinh tế tư nhân trong phát triển các công trình, dự án trọng điểm, cần rất nhiều vốn như đường sá, cầu, cảng…Vì vậy nhà nước phải là lực lượng đầu tiên thực hiện đầu tư vào các khu vực kinh tế mới này thông qua việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ban đầu để phục vụ cho quá trình đầu tư. Chính phủ phải tạo ra một môi trường thuận lợi như cung 8 cấp các khoản vay ưu đãi, có các chính sách thuế khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển… Việc sử dụng chính sách tiền tệ quá thắt chặt sẽ khiến nó giết chết sáng kiến của khu vực kinh tế tư nhân. Và khi thực hiện những chính sách tài khóa cũng phải làm thế nào để không hạn chế thái quá việc đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân.-Về đầu tư của nhà nước:Như đã nói ở trên, đầu tư Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là khởi nguồn cho đầu tư của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy các chương trình kinh tế trọng điểm, công trình xây dựng lớn đều được Nhà nước đầu tư. Tuy nhiên Có một điều ai cũng nhận ra là đầu tư sai hầu hết là đầu tư nhà nước. Nên một trong những biện pháp quan trọng là phải giảm đầu tư nhà nước, tạo điều kiện, mở rộng lĩnh vực cho đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài tăng. Nhà nước sẽ chuyển dần nhiệm vụ, chủ yếu là qui hoạch, còn đầu tư là quyền của các chủ thể kinh tế. Nhà nước nên chủ động thu hẹp lĩnh vực đầu tư nhà nước, tránh ôm đồm. Nguồn vốn trong dân còn rất nhiều, người ta phải đầu tư gián tiếp lên thị trường chứng khoán vì đầu tư trực tiếp bị khống chế bởi nhà nướcKinh tế nhà nước chủ đạo không có gì để bàn. Nhưng bên cạnh phải xác định kinh tế tư nhân là chủ lực. Chủ đạo không có chủ lực thì không.- Đầu tư của doanh nghiệp:Đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh, trở thành nguồn tạo công ăn việc làm chủ yếu cho nền kinh tế, trong khi kinh tế nhà nước ngày càng giảm tỷ trọng trong GDP. Thứ nhất, mặc dù số lượng và vốn đầu tư của DN tăng đáng kể, song quy mô của DN vẫn còn nhỏ và tăng trưởng chậm. Theo thống kê của CIEM, Việt Nam hiện có tới 80% DN có vốn dưới 5 tỷ đồngYếu về quy mô, những chỉ số khác đều cho thấy, DN Việt Nam còn phải phấn đấu nhiều, tăng trưởng tài sản DN đạt tốc độ trung bình 18,2%/năm, tăng trưởng vốn chủ sở hữu khiêm tốn hơn với 14,7%/năm, tăng trưởng về doanh thu đạt 17,5%/năm, còn tăng trưởng về lợi nhuận chỉ đạt 13%/năm.Doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp tích cực vào việc thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Quang A, trong bảy năm tính từ 2000, số việc làm mới được tăng thêm là 3.180.000 người. Con số này là nhờ khối doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài, trong đó, khối tư nhân tạo ra 2.329.000 người và khối có vốn nước ngoài là 1.037.000 người. Khối doanh nghiệp nhà nước trong bảy năm đó không tạo thêm việc làm mới mà còn mất đi hơn 181.000 việc làm. Điều đó chứng tỏ việc phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác là một định hướng đúng và không chỉ có hiệu quả về kinh tế mà còn có hiệu quả lớn hơn về mặt xã hội. Cần tạo môi trường thông thoáng hơn và khuyến khích việc thành lập doanh nghiệp ngoài nhà nước.9 Ngoài ra vốn trung bình tạo một việc làm mới cho khối tư nhân là 0,25 tỉ đồng/chỗ làm, trong khi con số tương ứng ở khối doanh nghiệp nhà nước là 0,84 tỉ đồng. Đánh giá khái quát, ông Nguyễn Quang A chỉ ra, khối doanh nghiệp nhà nước tuy chỉ có chưa tới 5% tổng số lao động cả nước nhưng lại sử dụng gần 1/2 tổng đầu tư xã hội và chỉ đóng góp 37% vào GDP của năm 2006. Mô hình tốt nhất mà tôi nghĩ VN nên áp dụng là xây dựng quan hệ đối tác giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân, kết hợp hai nguồn vốn này để cùng nhau xây dựng đất nước”- ông Supachai Panitchpakdi- Tổng thư ký về thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc nhận định.Tất nhiên, kinh tế tư nhân cũng phải tự thúc đẩy kinh doanh, đa dạng hóa hình thức kinh doanh cũng như cơ cấu hàng xuất khẩu của mình. Theo tôi, các sản phẩm của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung có đầy đủ khả năng để tiếp cận với nhiều thị trường trên thế giới1.2.5. Chu kỳ kinh tế• Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn .thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội. Một số lý thuyết chính lý giải nguyên nhân của chu kỳ kinh tế là:• Lý thuyết tiền tệ: cho rằng chu kỳ kinh tế là do sự mở rộng hay thắt chặt của chính sách tiền tệ và tín dụng. Đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kinh tế năm 1976, người đứng đầu trường phái Chicago Milton Friedman. Lý thuyết này tỏ ra phù hợp với cuộc suy thoái của kinh tế Hoa Kỳ 1981-1982 khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất danh nghĩa tới 18% để chống lạm phát. • Mô hình gia tốc - số nhân: do Paul Samuelson đưa ra, mô hình này cho rằng các biến động ngoại sinh được lan truyền theo cơ chế số nhân kết hợp với sự gia tốc trong đầu tư tạo ra những dao động có tính chu kỳ của GDP. • Lý thuyết chính trị: đại diện là các nhà kinh tế học William Nordhaus, Michał Kalecki, . Lý thuyết này quy cho các chính trị gia là nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế vì họ hướng các chính sách tài khóa và tiền tệ để có thể thắng cử. • Lý thuyết chu kỳ kinh doanh cân bằng: với những đại diện như RobertLucas, Jr., Robert Barro, Thomas Sargent .phát biểu rằng những nhận thức sai lầm về sự vận động của giá cả, tiền lương đã khiến cho cung về lao động quá nhiều hoặc quá ít dẫn đến các chu kỳ của sản lượng và việc làm. Một trong những phiên bản của lý thuyết này là tỷ lệ thất nghiệp cao trong suy thoái là do mức lương thực tế của công nhân cao hơn mức cân bằng của thị trường lao động. • Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế: lập luận rằng những biến động tích cực 10 [...]... đi(như đã phan tích ở trên)thi các nhà đầu tư sẽ thu hẹp quy mô sản xuất .Và đây chính là nguyên nhân của tình trạng đầu tư bị trì trệ khi nền kinh tê lâm vào suy thoái Ngược lại các nhà đầu tư sẽ mở rộng quy mô đầu tư khi nên kinh tê đang ở giai đoạn phục hồi và hưng thịnh bởi họ hi vọng quá trình đầu tư trong thời điểm này sẽ mang lại hiệu quả cao.Như vậy các nhà đầu tư sẽ ồ ạt đầu tư, làm cho nên kinh... giá của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết quả đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất khiêm tốn Nếu so với vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến nay là hơn 130 tỷ USD thì đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, chỉ bằng 2% tổng vốn đăng ký của các dự án FDI vào Việt Nam.(nguồn :báo Đầu tư) 29 CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM... lực giúp các nhà đầu tư có thê dự đoán được sư biến động của nền kinh tế để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất II Thực trạng về kích cầu đầu tư ở Việt Nam 2.1 Kích cầu đầu tư của nước ngoài ở Việt Nam 2.1.1 Cấp phép đầu tư từ 1988 đến 2007: Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm) Trừ các dự án... chung Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở các lớp đào tạo về xúc tiến và quản lý ĐTNN 3.1.5 Về xúc tiến đầu tư( XTĐT): Đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư trên cơ sở đa dạng hoá các phương thức xúc tiến đầu tư theo các hướng sau: Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư nói riêng và quản lý đầu tư nói chung Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc... với nhà đầu tư Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước 3.2 Tăng cường kích cầu đầu tư của Việt Nam ở trong nước Trên thế giới, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng đổ vào các nền kinh tế mới nổi, có tình hình chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao" Theo nhận định đó, VN đang trở thành điểm đến của... thoái.Bởi lẽ giai đoạn cuối của pha hưng thịnh trong chu ki kinh tế là pha suy thoái Các nha đầu tư cân dưng quá trình mở rộng đầu tư khi mà nên kinh tê ở dã phát triển quy hưng thịnh Như vậy là chu kì kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp.Chính vì vậy khi ra quyết đinh đầu tư doanh nghiệp phải chú ý rất lớn đến thời điểm quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô đầu tư Ngày... đó EU chi m 10% Các nước Châu Mỹ chi m 5%, riêng Hoa Kỳ chi m 3,6% Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ thì vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đạt con số trên 3 tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, ví dụ Tập đoàn Intel không đầu tư thẳng từ Mỹ vào Việt Nam mà thông qua chi nhánh tại Hồng... hoạch và Đầu tư (Việt Nam) và Cơ quan Phát triển kinh tế- EDB (Singapore) phù hợp với tình hình mới Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự quản lý hoạt động ĐTNN các cấp đáp ứng nhu cầu tình hình mới Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với các nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, đảm bảo các dự... chứng nhận đầu tư Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong năm 2006 có liên quan đến đầu tư, kinh doanh Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện,... 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á (59%) nên trong số vốn tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu Á cũng chi m tỷ trọng cao nhất 66,8% trong giai đoạn 1991-1995, đạt 67% trong giai đoạn 1996-2000, đạt 70,3% trong thời kỳ 2001-2005 Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tư ng ứng là 72,1% và 80% Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các . TRẠNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAMI. Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư1 .1.. kích cầu đầu tư ở Việt Nam 1 B. NỘI DUNG CHÍNHCHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU ĐẦU TƯ VÀ GIẢI THÍCH TÌNH HÌNH KÍCH CẦU ĐẦU TƯ