Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp ĐTNN thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta.
Tuy vậy, một số trường hợp các nhà ĐTNN đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác. Tính phổ biến của việc nhập máy móc thiết bị là giá cả được ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới. Nhờ vậy một số nhà ĐTNN có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam.
Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Tuy vậy, đây là một hoạt đông cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao. Do vậy, thường phải thông qua thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được, thì ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
2.2. Kích cầu đầu tư của Việt Nam ở trong nước
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đang lan rộng. Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo; giá vàng, giá dầu biến động mạnh… Trong nước, tâm lý nhiều nhà đầu tư bất ổn, thị trường chứng khoán cũng liên tục sụt giảm. Theo nhận định chung của nhiều chuyên gia, cũng như kết luận mới đây của Thủ tướng Chính phủ, tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đến kinh tế Việt Nam là chưa có, nhưng có tác động gián tiếp ở mức độ không lớn, không nhiều tới các lĩnh vực hoạt động tài chính, tiền tệ, thương mại, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Riêng với thị trường chứng khoán, nhận định chung là sức tác động khá mạnh đối với tâm lý nhà đầu tư.
Bản thân thị trường chứng khoán Việt Nam qua thời kỳ khó khăn cũng đã có điều chỉnh khá mạnh. Chính điều chỉnh như vậy, trước ảnh hưởng quốc tế, khả năng chống đỡ sẽ tốt hơn
Các yếu tố lạm phát, nhập siêu, dự trữ ngoại tệ... đã có những dấu hiệu tích cực. Đặc biệt, giá dầu giảm xuống cũng là một cái yếu tố thuận lợi để chủ động hơn, chớp lấy thời cơ hơn trong thời gian tới
như Ngân hàng Đầu tư - Phát triển đang trong quá trình cổ phần hoá và hướng tới hình thành một Tập đoàn tài chính có quy mô khu vực, một trong các lĩnh vực mà ngân hàng quan tâm là quỹ đầu tư. Được biết, sau Quỹ Công nghiệp và năng lượng, Ngân hàng Đầu tư sẽ khởi động Quỹ Khai thác tài nguyên khoáng sản khoảng 800 triệu USD mà dự án chính hướng tới là khai thác mỏ sắt Thạch Khê - Hà Tĩnh. Quỹ Hạ tầng kỹ thuật mà dự án chính là xây dựng các đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Hà Nội - Hải Phòng.(Nguồn:Vietnamnet.vn)
Các DN lớn trong nước là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và ngân hàng... đã cùng nhau góp vốn thành lập Quỹ Công nghiệp và năng lượng Việt Nam với tổng số vốn lên đến 10 ngàn tỷ đồng. Đây là quỹ có quy mô lớn nhất hiện nay nhằm tập trung đầu tư vào các dự án nguồn điện.
Cùng góp vốn thành lập Quỹ Công nghiệp và năng lượng có các tên tuổi lớn trong nước như: Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, Dầu khí, Than và khoáng cùng các Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp do Ngân hàng Đầu tư - Phát triển đứng đầu. Quỹ Công nghiệp và năng lượng Việt Nam là một quỹ thành viên dạng đóng được hoạt động theo Luật Chứng khoán. Trong đó, các tập đoàn nhà nước lớn trên đây đã chiếm hơn 80% vốn góp, các thành viên khác cũng là tổ chức tài chính, DN công nghiệp và xây dựng lớn.
2.3. Kích cầu đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
Song song với mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trong nước đã mở hướng làm ăn ra bên ngoài lãnh thổ, với số lượng dự án cùng vốn đầu tư tăng dần từng năm.
Bản thỏa thuận hợp tác giữa Petro Vietnam và Tập đoàn Cherifien (OCP) của Morocco vừa được ký cuối tuần qua. Theo đó, Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) với đại diện là Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón DAP và nhà máy sản xuất Amonia tại Morocco với vốn đầu tư ban đầu khoảng 600 triệu USD, hàng năm sản xuất từ 660.000 - 1.000.000 tấn DAP, cung cấp cho thị trường Việt Nam và khu vực.
Ngoài ra, hai bên sẽ cùng nhau nghiên cứu khả năng liên doanh hợp tác xây dựng một nhà máy sản xuất Amonia tại Việt Nam hoặc tại một quốc gia thứ ba khi có đủ nguồn khí tự nhiên cung cấp cho dự án.
OCP (Office Cherifien des Photphates) là tập đoàn kinh tế lớn nhất Morocco, thuộc sở hữu của Hoàng gia Marocco, với tổng tài sản khoảng 3,6 tỷ USD. Hiện OCP là nhà sản xuất các sản phẩm phốt phát lớn thứ ba thế giới sau Nga và Mỹ, đồng thời là nhà xuất khẩu phốt phát đứng đầu với sản lượng khoảng 30 triệu tấn/năm, chiếm 33% thị phần sản phẩm phân bón DAP trên thế giới. Theo dự kiến, dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP tại Morocco sẽ được hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2011. Đây sẽ là dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam từ trước tới nay.(Nguồn: http://www.khoahocphothong.net/forum/showthread.php?t=126629)
hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt tại cả 5 châu lục. Nhưng phần lớn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tập trung tại khu vực châu Á, trong đó đứng đầu là thị trường Lào với 123 dự án, chiếm gần 39% về số dự án và hơn 50% về vốn đầu tư.
Tính đến hết tháng 7/2008, Việt Nam còn 317 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 2,5 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 1 tỷ USD; quy mô vốn bình quân đạt 7,8 triệu USD/dự án. Dự báo trong giai đoạn 2008 - 2010, mỗi năm doanh nghiệp trong nước sẽ đầu tư khoảng 500 triệu USD ra nước ngoài
Có thể nói, xu hướng hoạt động đầu tư ra nước ngoài đang khá sôi động, ngày càng có thêm doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hơn nữa, đầu tư ra nước ngoài đã và đang chuyển từ những dự án quy mô nhỏ, đầu tư vào các ngành nghề đơn giản sang các dự án có quy mô lớn với các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, trong đó phải kể đến dự án Thủy điện Xekaman 1 tại Lào của Công ty Cổ phần Điện Việt- Lào, tổng vốn đầu tư 441,6 triệu USD; dự án Thủy điện Xekaman 3 tại Lào của Công ty Cổ phần Điện Việt- Lào, tổng vốn đầu tư 273 triệu USD; hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại Angiêri của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tổng vốn đầu tư 243 triệu USD; dự án xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Mô của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt - Lào, tổng vốn đầu tư 142 triệu USD; dự án Trung tâm Thương mại Hà Nội - Matxcơva của Công ty Cổ phần Trung tâm Thương mại Hà Nội -Matxcơva, tổng vốn đầu tư 120 triệu USD.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết quả đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất khiêm tốn. Nếu so với vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến nay là hơn 130 tỷ USD thì đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, chỉ bằng 2% tổng vốn đăng ký của các dự án FDI vào Việt Nam.(nguồn :báo Đầu tư)
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAMI. Xu hướng phát kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới I. Xu hướng phát kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới
Trước những xu thế mới, để phát triển kinh tế phải đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh và bền vững, các nước đang phát triển đều phải nghiên cứu để điều chỉnh chiến lược phát triển cho mình. Trong bối cảnh đó, giai đoạn tới năm 2020, chúng ta cũng cần xem xét để có sự điều chỉnh chiến lược phù hợp, đáp ứng các yêu cầu tăng tốc, hội nhập và phát triển bền vững.
Từ nay tới năm 2020, chúng ta chủ yếu tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH, phát huy lợi thế so sánh để đưa nước ta trở thành quốc gia công nghiệp. Trước hết, cần điều hành chính sách kinh tế vĩ mô để thực hiện CNH, hướng tới xuất khẩu với các biện pháp cụ thể như: Ưu đãi vốn và tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, tăng cường đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, thực hiện chính sách thuế quan ưu đãi với nguyên vật liệu, thiết bị nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu; thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất và các đặc khu kinh tế mở, thực hiện chính sách mở cửa cho hàng hóa nước ngoài nhập khẩu để cùng cạnh tranh trên thị trường trong nước…
Tóm lại, Sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đang mang lại cho đất nước ta thời cơ phát triển mới. Nhưng bên cạnh những thời cơ to lớn đó là những thách thức không nhỏ đặt ra từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế nước nhà, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Do vậy,chúng ta cần phải nỗ lực cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách trong quá trình phát triển để có thể hoàn thành tốt mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn tới để có thể sớm đưa nước ta trở thành 1 nước công nghiệp hiện đại.