Thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư và Giải thích tình hình kích cầu đầu tư ở VN (Trang 39 - 40)

III. Các giải pháp về tăng cường kích cầu đầu tư

3.2.4.Thủ tục hành chính

Thực hiện phân cấp mạnh việc quản lý nhà nước đối với đầu tư nước

ngoài; củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài, nhất là tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Minh bạch hoá quy trình, thủ tục hành chính, tăng cường thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tư nước ngoài; tăng cường cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương và các bộ ngành co liên quan; Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, chống tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư.

Xây dựng Luật thủ tục hành chính (TTHC) nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.Giới hạn thẩm quyền quy định TTHC đến Hội Đồng Nhân Dân và UBND cấp tỉnh.Việc ban hành Luật TTHC trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, mặc dù có muộn hơn so với thực tế đòi hỏi. Vì hiện nhân dân, doanh nghiệp và cả cán bộ trong các cơ quan Nhà nước rất cần có một văn bản luật thống nhất quy định về các nội dung liên quan đến vấn đề TTHC. Đó là chưa kể TTHC hiện nay khá đa dạng, khó phân biệt, cơ quan nào cũng có thể ban hành các quy định, quy trình để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành, lĩnh vực mình, gây phiền hà, khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Về hình thức quy định TTHC, Phải xác định TTHC phải được quy định trong các Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật. Đây có thể được coi là điểm mới nhằm bảo đảm sự thuận lợi cho việc kiểm soát cũng như nâng cao chất lượng TTHC trước một thực tế đang diễn ra là TTHC hiện nay được thể hiện dưới nhiều hình thức như công văn, chỉ thị, quyết định cá biệt… đã bộc lộ sự tùy tiện trong hoạt động ban hành TTHC.

Cần thiết phải thành lập Cơ quan kiểm soát TTHC.Thực tiễn cho thấy việc triển khai cải cách TTHC của Chính phủ từ năm 1994 đến nay đã chỉ rõ sự bất cập của công tác rà soát, đánh giá các TTHC. Hầu hết các Bộ, ngành, địa phương đều tự mình rà soát nhưng kết quả không cao, nhiều khi mang tính hình thức. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng để giúp Thủ tướng điều phối, hướng dẫn, kiểm tra chất lượng việc rà soát, cải cách TTHC tại các Bộ, ngành và địa phương; đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử quốc gia về TTHC, đăng tải trên internet để phục vụ nhân dân thực hiện TTHC. Cơ quan kiểm soát TTHC sẽ có các chức năng như tổ chức nghiên cứu và cho ý kiến đối với những TTHC dự kiến quy định, được cơ quan soạn thảo gửi đến lấy ý kiến; tiếp nhận đăng ký và đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh đăng ký kịp thời, đúng thời hạn các TTHC đã ban hành. Cơ quan này dự kiến sẽ đứng độc lập để rà soát TTHC một cách chủ động, khách quan, có hệ thống.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, Trưởng Ban soạn thảo Dự án Luật TTHC Nguyễn Xuân Phúc:Luật TTHC ra đời là một bước đột phá thực sự cho công cuộc cải cách TTHC ở nước ta, dần dần xóa bỏ cơ chế quản lý cũ, nặng về xin - cho, không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn. Luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư và ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư và Giải thích tình hình kích cầu đầu tư ở VN (Trang 39 - 40)