244 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho hoạt động thể dục thể thao ở TP.HCM, 2003 – 2004
Trang 1MỤC LỤC Lời mở đầu
Chương 1- Giới thiệu
1.1 Mục đích nghiên cứu 12
1.2 Đối tượng nghiên cứu 12
1.3 Phạm vi nghiên cứu 12
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 13
1.5 Nội dung nghiên cứu 13
Chương 2 – Một số vấn đề lý luận về TDTT 2.1 Nguồn gốc và vai trò của TDTT 2.1.1 Nguồn gốc TDTT 14
2.1.2 Vai trò của TDTT 15
2.2 Nhu cầu TDTT dưới góc độ kinh tế học và những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu TDTT 19
2.2.1 Nhu cầu TDTT 19
2.2.2 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến nhu cầu TDTT 21
2.3 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan 23
2.3.1 Tài liệu nước ngòai 23
2.3.2 Tài liệu trong nước 26
Tóm tắt chương 2 28
Chương 3 – Thiết kế nghiên cứu 3.1 Phương pháp nghiên cứu 29
3.1.1 Tổng hợp và lược khảo tài liệu liên quan 29
Trang 23.1.2 Phương pháp điều tra xã hội học 29 3.1.3 Phương pháp phân tích 30 3.2 Tổ chức nghiên cứu 32
Chương 4 – Thực trạng nhu cầu và chi tiêu của hộ gia đình cho các hoạt động TDTT ở TP.HCM,2003-04
4 1 Tổng quan một số vấn đề liên quan đến tình hình tập luyện TDTT ở
Tp.HCM 33
4.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và phong trào TDTT ở Tp.HCM33 4.1.2 Quan điểm và kế hoạch của Nhà nước về TDTT 38 4.1.3 Tình trạng thể chất của người Việt Nam hiện nay 40 4.2 Tình hình tập luyện TDTT ở TP.HCM qua các con số điều tra 42 4.2.1 Thu nhập và chi tiêu cho các hàng hóa TDTT của các hộ gia đình ở Tp.HCM 42 4.2.2 Số người tập luyện thường xuyên TDTT và lý do tham gia hoặc không tham gia tập luyện TDTT 44 4.2.3 Đối tượng và địa điểm tập luyện TDTT 48 4.2.4 Các môn thể thao, thời gian và mức độ tham gia 51 4.2.5 Ý kiến của người dân về những điều chưa hài lòng khi tham gia
các hoạt động TDTT 54 4.2.6 Kiến nghị của người dân Thành phố Hồ Chí Minh về các giải pháp khuyến khích việc tham gia tập luyện thường xuyên TDTT 55 4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa TDTT 57 Tóm tắt chương 4 62
Trang 3Chương 5 – Tóm tắt kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách 63
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 63
5.2 Kiến nghị một số giải pháp phát triển phong trào tập luyện TDTT và tăng chi tiêu cho các hoạt động TDTT của người dân Tp.HCM 66
5.2.1 Kiến nghị các giải pháp nâng cao thu nhập của người dân 5.2.2 Kiến nghị các giải pháp về giá cả hàng hóa TDTT và việc nâng cao chất lượng hàng hóa TDTT 66
5.2.3 Kiến nghị các giải pháp động viên người dân tham gia tập luyện thể dục thể thao 5.2.4 Kiến nghị các giải pháp tăng thời gian rỗi 69
5.3 Hạn chế của luận văn và gợi ý về những nghiên cứu tiếp theo 70
5.3.1 Hạn chế của luận văn 70
5.3.2 Gợi ý về những nghiên cứu tiếp theo 70
Tài liệu tham khảo 71 Phụ lục 73-90
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Khoa học công nghệ càng phát triển thì xã hội càng hiện đại Quá trình cơ khí hóa, đô thị hóa, tự động hóa trong sản xuất và trong sinh hoạt… đã làm thay đổi căn bản các điều kiện sống của con người Việc giảm đáng kể khối lượng vận động cộng với chế độ ăn uống dư thừa calo cùng những căn thẳng về tâm lý trong cuộc sống đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể người, đặc biệt là hệ thống tim mạch Ngày nay, tỷ lệ bệnh nhân bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch đang chiếm vị trí hàng đầu (xơ vữa động mạch, bệnh thiếu máu cơ tim, huyết áp cao,…); ngoài ra, các bệnh như: thoái hóa xương khớp, suy nhược thần kinh, thừa cân, tiểu đường,… cũng chiếm tỷ lệ tương
đối cao Nhiều người cho rằng đó là các căn bệnh của thời văn minh
Xét ở khía cạnh kinh tế, khi cuộc sống mỗi ngày một hiện đại, mức độ phức tạp và nhịp độ công việc ngày càng cao thì nó đòi hỏi con người cần phải có thể lực tốt hơn Do đó, việc sức khoẻ con người suy giảm sẽ dễ rơi vào tình trạng “stress”
(tình trạng tâm lý căng thẳng, khủng hoảng) và dễ mắc các bệnh thời văn minh như
đã đề cập ở trên Từ đó, nó làm ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất sản xuất xã hội, số lượng và chất lượng của tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm giảm tốc độ phát triển kinh tế
Để ngăn ngừa và chống lại sự gia tăng các căn bệnh của thời văn minh, làm
ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sự phát triển kinh tế của đất nước, một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng là cần phải bù đắp vào sự thiếu hụt vận động bằng việc thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và có chế độ ăn uống hợp lý
Trang 5Theo tháp nhu cầu của Abraham Maslow (1908 – 1970) (*), khi các nhu cầu
cơ bản (nhu cầu vật chất: ăn mặc, ở,…) của con người được thỏa mãn, con người có khuynh hướng muốn được thỏa mãn các nhu cầu cao hơn (như các nhu cầu về tinh thần; vui chơi, giải trí, thể thao,…) Được xem là thành phố phát triển và năng động nhất nước - Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - cũng là nơi đi đầu trong việc phát triển các lĩnh vực vui chơi giải trí, TDTT Và phần chi tiêu cho các hoạt động này ngày một tăng cao Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Tp.HCM, nếu chi tiêu bình quân 1người/ tháng (so với tổng chi tiêu bình quân 1 người/tháng) cho các hoạt động vui chơi, giải trí là 2,7% năm 2002 thì đến năm 2004, con số này là 3,6% Vì vậy, việc đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân TP.HCM cho các hoạt động TDTT, thiết nghĩ, là việc làm thiết thực và mang ý nghĩa thực tiễn Trong giới hạn của luận văn, tác giả muốn đi sâu vào nghiên cứu
“các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho hoạt động thể dục thể thao
ở thành phố Hồ Chí Minh, 2003-04”
Trang 6CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm chỉ rõ hơn nữa vai trò của thể dục thể thao đối với sức khoẻ cộng đồng và gắn nó với sự phát triển kinh tế Qua đó, đánh giá sơ bộ thực tế nhu cầu và chi tiêu của người dân TP HCM cho các hoạt động TDTT, giúp cơ quan hữu quan có thêm cơ sở để đưa ra các chính sách phát triển phong trào TDTT (nhất là thể dục thể thao quần chúng) ở TP HCM nói riêng và cả nước nói chung phù hợp hơn, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện XHH TDTT trên địa bàn Tp.HCM cũng như cả nước Bởi, tập luyện thể dục thể thao không chỉ là vì vấn đề sức khoẻ mà còn là vấn đề kinh tế
1.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn
TP.HCM (ưu tiên khảo sát khu vực nội thành)
1.3 Phạm vi nghiên cứu
• Về không gian: Đề tài được tập trung khảo sát ở các hộ gia đình trên địa
bàn TP.HCM (khu vực nội thành là chủ yếu)
• Về thời gian: Thực hiện từ đầu tháng 5/2005 đến hết tháng 10/2005
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
o Đánh giá được thực trạng nhu cầu và tiêu dùng của các hộ gia đình cho các hoạt động TDTT trên địa bàn TP.HCM.2003-04
Trang 7o Tạo cơ sở, luận cứ khoa học, để từ đó các bộ phận, tổ chức, ban ngành liên quan đưa ra các gợi ý chính sách tác động vào phong trào TDTT TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung phù hợp và hiệu quả hơn
1.5 Nội dung nghiên cứu
Luận văn bao gồm 3 nội dung chính:
Một là, tác giả trình bày một số vấn đề lý luận về TDTT làm cơ sở lý luận
quan trọng để thực hiện nghiên cứu đề tài Bên cạnh đó, tác giả cố gắng trình bày tổng quan nội dung cơ bản của một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu
Hai là, tác giả thông qua việc điều tra nghiên cứu và phân tích, tổng hợp
các số liệu nhằm đánh giá tình hình tập luyện TDTT và chi tiêu của các hộ gia đình
ở Thành phố Hồ Chí Minh cho các hoạt động TDTT, 2003-04
Ba là, dựa trên cơ sở lý luận và điều tra, nghiên cứu tình hình tập luyện và
chi tiêu của các hộ gia đình TP.HCM cho các hoạt động TDTT, tác giả cố gắng đưa
ra một số gợi ý chính sách nhằm tác động tích cực vào phong trào TDTT ở TP.HCM; khuyếán khích người dân tăng cường hơn nữa việc tập luyện TDTT cho sức khoẻ và cho sự phát triển kinh tế
Trang 8CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỂ DỤC THỂ THAO
2.1 Nguồn gốc và vai trò của TDTT
2.1.1 Nguồn gốc TDTT
TDTT ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của TDTT Trong quá trình sản xuất lâu dài, loài người thời nguyên thuỷ đã chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, trong quá trình giải quyết những vấn đề thiết thân về ăn, ở, mặc… của mình, con người đồng thời nâng cao trí lực và thể lực của họ
Thời đó, điều kiện lao động rất gian khổ, nguy hiểm, hoàn cảnh khắc nghiệt, công cụ rất thô sơ, lao động thể lực nặng nhọc Do đó, muốn kiếm đủ sống và sống an toàn, họ phải luôn đấu tranh với thiên tai và dã thú Thực tế đấu tranh khốc liệt để sinh tồn đó buộc con người phải biết chuẩn bị dạy và học (dù còn hiểu rất thô sơ) để trước hết biết chạy, nhảy, leo trèo, ném, bơi, mang vác nặng và chịu đựng trong điều kiện sống khắc nghiệt TDTT đã nẩy sinh và phát triển chính từ thực tế của những hoạt động ấy trong quá trình lao động.Ngoài ra, còn có các trò chơi trong lúc nhàn rỗi, giải trí và về sau còn thêm dần một số hoạt động rèn luyện thân thể khác để phòng chữa một số bệnh
Tất cả những điều trên đã góp phần quan trọng để phát triển TDTT Sau này, do trình độ sản xuất, mức sống, khoa học kỹ thuật, nhu cầu đào tạo và giáo dục ngày càng cao nên TDTT dần trở thành một lĩnh vực tương đối độc lập, có một hệ thống khoa học cho riêng mình
Trang 92.1.2 - Vai trò của TDTT
2.1.2.1- Sức khỏe con người
Nếu như ngày xưa, tuổi thọ con người rất ngắn ngủi và sức khỏe được xem như đồng nghĩa với không có bệnh tật thì ngày nay, sức khỏe – theo định nghĩa của
Tổ chức y tế thế giới (WHO-1946) không chỉ là tình trạng không có bệnh tật và tật
nguyền, mà còn là tình trạng tốt về thể chất, tâm thần và phúc lợi xã hội
Trước đây, con người lao động sử dụng tay chân (hoạt động cơ bắp) là chủ yếu đã đảm bảo tương đối đầy đủ nhu cầu vận động của con người Khi xã hội càng phát triển cùng với sự phát triễn vượt bật của khoa học – công nghệ với mức độ cơ khí hóa, tự động hóa ngày càng cao Phần lớn các công việc trước kia, con người phải dùng cơ bắp thì nay đã được thay thế bằng máy móc Con người trở nên ít vận động hơn, bên cạnh đó lao động trí óc dần thay thế lao động chân tay cũng làm cho thần kinh của con người căng thẳng hơn, cộng với tâm lý thường lo lắng và chế độ ăn uống dư thừa calo chính là những yếu tố cơ bản làm thay đổi cuộc sống của chúng ta Đó cũng là những nguyên nhân chính của các căn bệnh béo phì, tim mạch, hô hấp, vận động,…Nếu ở thế kỷ XIX và những thập niên đầu thế kỷ XX, các nguyên nhân gây chết người hàng loạt và làm giảm tuổi thọ cộng đồng chủ yếu là những bệnh truyền nhiễm, thì ở thế kỷ XX và đầu thể kỷ XXI nguyên nhân này lại do các bệnh tim mạch
Hơn nữa, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là một phương pháp hữu hiệu để trung hòa và giải tỏa các trạng thái căng thẳng của thần kinh – tâm lý, chữa các chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ
Nhà nghiên cứu - Chris Gratton (1), một trong những nhà nghiên cứu về mối liên hệ giữa hoạt động thể lực và sức khỏe đã đưa ra kết luận khoa học là: hoạt động thể lực mang lại hiệu quả trực tiếp cho sức khỏe Tập luyện thể dục thể thao
Trang 10thường xuyên giúp con người duy trì và phát triển thể lực, phòng chống các loại
bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh tim mạch: tăng huyết áp, tai biến mạch máu
não, bệnh mạch vành,.v.v… Vì các loại bệnh này đòi hỏi điều trị lâu dài, hiệu quả
chữa trị lại thấp nên công tác phòng bệnh đóng vai trò quan trọng nhất
Tóm lại, lối sống lành mạnh (sinh hoạt và làm việc điều độ, tham gia tập
luyện thể dục thể thao, chế độ dinh dưỡng hợp lý) là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất chống lại đa số bệnh tật, kéo dài tuổi thọ của con người
2.1.2.2 - Về mặt tinh thần và thẩm mỹ
Cũng theo nghiên cứu của Chris Gratton, 2004 thì tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có ảnh hưởng tốt đến hệ thống thần kinh trung ương, có thể thay đổi tích cực nhân cách và trạng thái tâm thần của con người Đồng ý với quan điểm này, các nhà tâm lý cho rằng: những người yêu thích tập luyện thể dục thể thao thường trở nên cởi mở hơn, tốt bụng và dể gần hơn Họ tự tin và sống lạc quan hơn
Ngoài ra, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên còn nâng cao sức dẻo dai, giảm thể trọng và cho người tập một thân hình đẹp, cân đối Điều đó lý giải vì sao mà các nhà chuyên gia về sức khỏe và thẩm mỹ luôn đưa ra lời khuyên đối với phụ
nữ là: “Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là cách tốt nhất nếu muốn giảm cân
và giữ gìn một thể hình cân đối”
Vì vậy, tập luyện thể dục thể thao ngoài mục đích phòng bệnh, phục hồi và tăng cường sức khỏe còn giúp người tập thư giãn, tinh thần sảng khoái và thoải mái Đồng thời giúp cho người tập luyện TDTT thường xuyên có được một thể hình đẹp, cân đối
(1) Chris Gratton - Sport, Health and Economic Benefit– Sport Industry Research Centre,
Sheffield Hallm University, 2004.
Trang 112.1.2.3 Đối với kinh tế - xã hội
Từ trước đến nay, tuy chúng ta có quan tâm đến hoạt động thể dục thể thao, song dường như chỉ mới dừng lại ở việc xem nó như là một trong các loại hình giải trí đơn thuần và chưa đặt nó vào vị trí đúng tầm Trong thực tế, thể dục thể thao không những có vai trò to lớn đối với sức khỏe con người, mà hơn nữa còn ảnh hưởng tích cực đối với kinh tế – xã hội
¾ Kinh tế
Hoạt động TDTT có khả năng bồi dưỡng và tăng cường tố chất cơ thể của người lao động, từ đó nâng cao năng suất lao động sản xuất của cải vật chất Trong nền kinh tế hiện đại, việc tăng cường thể chất của người lao động thông qua hoạt động TDTT ngày càng được coi trọng Bởi, một người với đầy đủ trí tuệ và đạo đức mà không có sức khỏe thì cũng không thể làm gì cho chính bản thân, cho gia đình và cho xã hội Thậm chí, có thể trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội Nếu xét trên bình diện quốc gia, thì một dân tộc yếu ớt sẽ không thể, hoặc khó mà hoàn thành được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mình Với sức khỏe tốt, con người có nhiều khả năng để sáng tạo, tiếp thu tri thức mới của nhân loại và có thể làm việc với năng suất cao hơn, đóng góp nhiều hơn cho quốc gia, dân tộc Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói “Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước
yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”(1)
Bên cạnh đó, dễ thấy “Bệnh tật thường đi đôi với nghèo đói” Trong thực tế, chúng ta đã không dưới một lần chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện truyền thông về những gia đình vì có người mắc bệnh nặng mà phải lâm vào cảnh nợ nần đến nỗi phải trông nhờ vào tấm lòng nhân ái, sự giúp đỡ của cộng đồng (1) Trích “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”- Hồ Chí Minh toàn tập - tháng 3/1946.
Trang 12Thật vậy, sức khỏe là vốn quý nhất đối với từng con người nói riêng và xã hội nói chung Khi người dân khỏe mạnh, ít ốm đau hơn có nghĩa quốc gia sẽ tiết kiệm được nhiều tiền bạc, chi phí thuốc thang, viện phí.v.v… Điều này đồng nghĩa là số người làm việc và thời gian làm việc sẽ tăng lên Do đó, của cải được tạo ra sẽ nhiều hơn, xã hội sẽ giàu mạnh hơn
Mối liên hệ giữa TDTT là kinh tế là mối quan hệ đan xen tương hỗ và thẩm
thấu lẫn nhau, “TDTT được sinh ra từ kinh tế và cuối cùng lại phục vụ kinh tế “ (1)
¾ Chính trị – xã hội
TDTT còn có vai trò quan trọng đối với lĩnh vực chính trị - xã hội của một nước Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cộng với lối sống lành mạnh còn
giúp giảm thiểu các tệ nạn xã hội, góp phần ổn định trật tự xã hội tạo điều kiện
phát triển kinh tế bền vững
Việc tham gia thể dục thể thao trên các đấu trường quốc tế làm tăng tinh thần đoàn kết, nâng cao tính tự tôn và tự hào đối với dân tộc, tạo nên hình ảnh đẹp đẽ trong mắt bạn bè quốc tế (hữu ích không chỉ về mặt ngoại giao, chính trị, tinh thần quốc tế mà còn ít nhiều gián tiếp hay trực tiếp tác động tích cực về kinh tế)
Thật vậy, TDTT có vai trò to lớn đối với con người và xã hội Trong những thập niên gần đây, ở các nước công nghiệp phát triển, người dân đã có nhận thức rõ ràng hơn về vai trò của việc rèn luyện thân thể đối với chất lượng cuộc sống
mình Theo các con số được thống kê trong tài liệu “Cơ sở y sinh học của tập luyện
TDTT vì sức khỏe”, NXB TDTT đã được công bố năm 2002 thì năm 1999, ở Đức có
67% dân số tập luyện TDTT thường xuyên, con số này ở Pháp là 38,3%, ở Nhật là 80% Ở Nhật Bản, tỷ lệ chết do bệnh tim mạch được xem là thấp nhất thế giới và cũng là nước có tỷ lệ và tuổi thọ cao nhất thế giới
(1) Dương Nghiệp Chí, Kinh tế học TDTT, NXB TDTT, 2003.
Trang 132.2 Nhu cầu TDTT dưới góc độ kinh tế học và những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu thể dục thể thao
- Hàng hóa dịch vụ thể thao: Giáo dục TDTT; khoa học công nghệ TDTT và y
học thể thao; thi đấu TDTT; tập luyện TDTT; biểu diễn giải trí TDTT,…
- Hàng hóa vật chất thể thao: các trang thiết bị, dụng cụ, băng hình dùng cho
giảng dạy – huấn luyện hoặc tập luyện tăng cường sức khỏe; trang phục thể thao; đồ ăn uống, dinh dưỡng TDTT; các sản phẩm phát sinh của TDTT như đồ lưu niệm, quảng cáo,…
Hàng hóa vật chất thể thao là sản phẩm phát sinh của hàng hóa dịch vụ thể thao, tồn tại và phát triển dựa vào hàng hóa dịch vụ thể thao Tuy nhiên, hàng hóa vật chất thể thao lại là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của hàng hóa dịch vụ thể thao Các loại hàng hóa này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển
Tuy nhiên, ở đây chỉ nghiên cứu những sản phẩm của lao động thể dục thể thao được coi là hàng hóa thể thao có giá trị tư bản, có thể trao đổi qua hình thức tiền tệ Vì ngoài các loại hàng hóa thể thao còn có nhiều sản phẩm thể thao mang
Trang 14tính chất xã hội, rất có ích nhưng không thể tính bằng tiền tệ và không được coi là hàng hóa thể thao như: các hoạt động công ích thể dục thể thao, các phong trào TDTT không có doanh thu, …
2.2.1.2 Nhu cầu TDTT
Theo lý thuyết tiêu dùng trong kinh tế vi mô (*), cầu: là một chỉ định mua sắm, là lượng một mặt hàng nào đó mà người mua muốn mua ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được
Nhu cầu TDTT có thể hiểu tương tự là những đòi hỏi có ích của người tiêu
dùng đối với các hàng hóa TDTT và dịch vụ TDTT Nó là số lượng các hàng hóa TDTT và dịch vụ TDTT mà người tiêu dùng muốn có đồng thời họ có khả năng mua chúng nhằm thỏa mãn nhu cầu về sức khỏe và văn hóa tinh thần của chính mình trong điều kiện giá cả nhất định, ở một thời điểm nhất định
Nhu cầu TDTT vừa có nghĩa rộng lần nghĩa hẹp
- Theo nghĩa rộng: nhu cầu TDTT chỉ mọi nhu cầu tiêu thụ có liên quan đến
hoạt động TDTT phát sinh ra, chẳng hạn như: nhu cầu ăn, ở, đi lại,… nảy sinh khi thưởng thức các trận thi đấu TDTT
- Theo nghĩa hẹp: nhu cầu TDTT là chỉ những nhu cầu về hàng hóa TDTT và
dịch vụ TDTT nảy sinh khi trực tiếp tham gia hoạt động TDTT
Theo những quan điểm đã có thì cầu của một hàng hóa bất kỳ phụ thuộc vào rất nhiều các lượng biến khác nhau: có thể là giá cả hàng hóa, thu nhập của cá nhân, giới tính của người tiêu dùng, tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo, nơi ở, giá của các hàng hóa khác,… Đối với hàng hóa TDTT, đây có thể nói là một loại hàng hóa đặc
(*) A.SILEM, Bách khoa toàn thư về kinh tế học và khoa học quản lý, Nhà xuất bản Lao
động xã hội, 2002
Trang 15biệt và nhu cầu TDTT là bộ phận cấu thành quan trọng trong sinh hoạt hiện đại Do đó, tuy cầu hàng hóa TDTT (quyết định chi tiêu của người tiêu dùng đối với hàng hóa TDTT) cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố được đề cập ở trên, song, ở đây tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những nhân tố cơ bản, có tác động rõ nét đến cầu hàng hóa TDTT
2.2.2 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến nhu cầu TDTT
2.2.2.1 Mức độ thu nhập của người tiêu dùng
Lượng cầu về một mặt hàng nào đó bị hạn chế bởi thu nhập của người tiêu dùng Đối với hàng hóa TDTT, cầu đối với hàng hóa này có mối quan hệ tỷ lệ thuận với thu nhập của người tiêu dùng TDTT Mức thu nhập của người tiêu dùng TDTT càng cao sẽ làm gia tăng tiêu dùng và tỷ lệ tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ TDTT và ngược lại Vì thế, tăng thu nhập của người dân là một trong những biện pháp quan trọng để làm tăng tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ TDTT
2.2.2.2 Điều kiện giá cả của hàng hóa và dịch vụ TDTT
Quan hệ giữa giá cả và nhu cầu về hàng hóa TDTT nói chung là có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, đặc biệt là TDTT quần chúng Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ TDTT tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm thấp; ngược lại, nhu cầu tiêu dùng các hàng hóa TDTT sẽ tăng lên nếu giá cả của chúng giảm xuống
2.2.2.3 Sở thích cá nhân
Sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng về TDTT quyết định họ có mua sắm hay không và với lượng mua sắm là bao nhiêu Sở thích của con người chịu ảnh hưởng bởi sự đánh giá chủ quan của từng cá nhân Sự đánh giá chủ quan này
Trang 16lại do các đặc trưng của cá nhân quy định như: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tính cách, v.v đồng thời, chịu sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh và khuynh hướng tiêu dùng phổ biến của xã hội, thời đại chi phối
2.2.2.4 Thời gian rỗi
Hoạt động TDTT thông thường phải tiêu phí nhất định về thể lực và thời gian Vì vậy, thời gian rỗi cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự biến động nhu cầu tiêu thụ TDTT Thời gian rỗi (còn được gọi là thời gian tự do) là phần thời gian ngoài giờ làm việc, học tập và chăm sóc gia đình, con người thường sử dụng để hồi phục và phát triển sức lực, trí tuệ và tinh thần Khi xã hội chưa phát triển con người thường sử dụng thời gian rỗi cho nghỉ ngơi theo đúng nghĩa đen của nó Nhưng dần dần, con người đã biết sử dụng thời gian rỗi cho việc nghỉ ngơi tích cực trong đó có tập luyện TDTT Nhu cầu tiêu thụ TDTT có quan hệ tỷ lệ thuận với thời gian rỗi Thời gian rỗi càng nhiều thì nhu cầu tiêu thụ TDTT càng tăng, ngược lại thời gian càng rỗi ít, nhu cầu tiêu thụ TDTT càng giảm Tuy nhiên, điều này cũng mang một ý nghĩa tương đối, trong một số trường hợp có thể
cho kết quả ngược lại Ví dụ: Trong thực tế, 1 số người có rất nhiều thời gian rỗi
nhưng họ lại không dùng để tập luyện TDTT Trong khi đó, một số khác có ít thời
gian rỗi hơn, song họ vẫn tranh thủ tập TDTT thường xuyên
2.3 Tổûng quan về các nghiên cứu liên quan
Một vài năm gần đây, vấn đề tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện sức khỏe được người dân và Nhà nước ngày một quan tâm hơn Tuy nhiên, ở Việt Nam việc tập luyện thể dục thể thao dường như vẫn chỉ được xem là một trong những môn giải trí chứ chưa thấy hết được vai trò của thể dục thể thao đối với con người, kinh tế và xã hội Vì thế, dù trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu
Trang 17khía cạnh kinh tế của TDTT nhưng trong nước thì các đề tài nghiên cứu lĩnh vực này còn rất hạn chế, dẫn đến việc nghiên cứu đề tài này gặp không ít khó khăn không những về vật chất mà còn về nguồn tài liệu tham khảo
2.3.1 Tài liệu nước ngoài
M.E Cuchepốp,1997, trong một nghiên cứu của mình về hoạt động marketing trong TDTT, ông cũng đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh kinh tế trong TDTT, đặc biệt là nghiên cứu sự vận dụng các lý thuyết marketing trong các hoạt động thể dục thể thao nhằm thương mại hóa TDTT Ông cho rằng, nhờ hoạt động marketing trong thể thao hiệu quả sẽ khiến người dân quan tâm và tham gia tập luyện TDTT nhiều hơn, từ đó dẫn đến quyết định chi tiêu nhiều hơn cho các hàng hóa TDTT Bên cạnh đó, hàng hóa TDTT cũng không ngừng phải nâng cao chất lượng, đa dạng hình thức phục vụ, xây dựng chiến lược giá cả hợp lý để thu hút và thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của người dân Trong nghiên cứu của mình, ông cho thấy việc chi tiêu của người tiêu dùng cho hàng hóa TDTT tùy thuộc vào nhiều nhân tố như: giá cả, thu nhập, chất lượng hàng hóa, hoạt động marketing,… Trong đó, ông nhấn mạnh đến nhân tố marketing trong thể thao (tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu,… hàng hóa TDTT)
Chris Gratton (Sport Industry Research Centre, Sheffield Hallm University, 2004) trong báo cáo ”Sport, Health and Economic Benefit” đã đề cập đến mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe và việc tham gia thể dục thể thao Ông cho rằng:
- Tập luyện thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ tử vong liên quan đến tim mạch nói chung và bệnh mạch vành nói riêng
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên chống và làm chậm sự tăng lên của huyết áp cao và giảm huyết áp với người bị chứng tăng huyết áp
- Tập luyện thể dục thể thao còn quan trọng vì nó giúp kiểm soát cân nặng và kiểm soát bệnh đái đường
Trang 18- Tập luyện thể dục thể thao có lợi đối với lao động trí óc, làm giảm sự lo lắng, làm tăng cá tính và lòng tự trọng
- Tập luyện thể dục thể thao còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống và chữa bệnh đau lưng kinh niên
Ông còn đưa ra khuyến cáo của các chuyên gia rằng, đối với người lớn muốn duy trì một sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn thì cần tập luyện TDTT 30 phút với cường độ trung bình tối thiểu 5 ngày/tuần
Bên cạnh đó, Chris Gratton còn đưa ra kết quả khảo sát năm 1996 về việc tham gia thể thao và tình trạng sức khỏe của người Anh cho thấy: có đến 62,30% lao động phổ thông có tham gia thể thao được đánh giá tốt về sức khỏe, trong khi đó, con số này đối với lao động phổ thông không tham gia thể thao là 40,50% Đối với những người lao động trí óc thì các con số tương tự lần lượt là 71,00% và 51,20%
Tuy nhiên, kết quả điều tra nghiên cứu của ông cũng cho thấy, “rèn luyện sức khỏe” không phải là lý do duy nhất tạo nên động lực để người dân tham gia tập luyện TDTT Ngoài lý do này, người ta tập luyện TDTT còn bởi các lý do như: do thói quen từ nhỏ, do sự ham thích, để thoải mái tinh thần,.v.v… hay chỉ đơn giản là để giao lưu, gặp gỡ bạn bè Nắm rõ những điều này giúp cho các nhà cung cấp hàng hóa TDTT tạo ra những hàng hóa TDTT có khả năng đáp ứng tốt nhất các nhu cầu tập luyện TDTT khác nhau
Một báo cáo khác của Úc về việc chi tiêu của các hộ gia đình ở quốc gia này cho các hoạt động TDTT năm 2000 đã cho rằng, việc chi tiêu của hộ gia đình cho các hoạt động TDTT là nhiều hay ít tùy thuộc vào các nhân tố cơ bản sau:
Trang 19Vị trí, nơi cư ngụ của hộ gia đình: nghiên cứu cho thấy, các hộ gia đình sống
ở các thành phố lớn, gần các Trung tâm, CLB thể thao thì tiêu dùng các hàng hóa TDTT nhiều hơn các hộ gia đình ở xa trung tâm thành phố, vùng ven và xa nơi tập luyện TDTT Kết quả điều tra, năm 1999 cho thấy các hộ gia đình ở các thành phố chi tiêu trung bình 11,68 AUD/tuần cho các hàng hóa TDTT, trong khi đó, con số này đối với các hộ gia đình ngoại thành là 9,88 AUD/tuần
Thu nhập của hộ gia đình: kết quả điều tra các hộ gia đình ở Úc năm 1999
cũng cho thấy rằng, thu nhập của hộ gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với chi tiêu cho hàng hóa TDTT 20% của nhóm có thu nhập thấp nhất chi trung bình 2,39 AUD/tuần cho các hàng hóa TDTT và 24,8 AUD/tuần là chi tiêu trung bình của nhóm 20% có thu nhập cao nhất
Đặc trưng của hộ gia đình: số thành viên có trong hộ, nghề nghiệp, tuổi, giới
tính, sở thích của mỗi thành viên,v.v… cũng ảnh hưởng đến tiêu dùng của hộ gia đình Chẳng hạn, điều tra cho thấy nhóm tuổi 35-44 là nhóm tuổi tiêu dùng hàng hóa TDTT nhiều nhất (trung bình là 16,38 AUD/ tuần), còn nhóm tuổi dưới 25 và trên 65 tuổi thì có mức chi tiêu cho các hàng hóa này ít nhất (trung bình lần lượt là: 5,96 AUD/ tuần và 3,95AUD/tuần)
Tóm lại, các báo cáo, nghiên cứu trên đều cho thấy hoạt động TDTTø rất quan trọng đối con người và xã hội Tiêu dùng hàng hóa TDTT dần trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tiêu dùng hàng hóa nói chung đối với nhiều người trong xã hội ngày nay Việc chi tiêu (cầu) hàng hóa TDTT phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau với mức độ khác nhau như: giá cả, thu nhập, nơi cư ngụ, sở thích, nghề nghiệp, tính hiệu quả của công tác tuyên truyền, quảng bá,… Tuy có nhiều điểm khác nhau, song các nghiên cứu đều có điểm chung và thống nhất cao về sự ảnh hưởng mang tính quyết định của nhân tố thu nhập đối với cầu hàng hóa TDTT
Trang 202.3.2 Tài liệu trong nước
GS.TS Dương Nghiệp Chí với “Báo cáo kết quả dự án chương trình khoa
học: Điều tra đánh giá tình trạng thể chất và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực
chung của người Việt Nam giai đoạn II, từ 21 đến 60 tuổi” đã cung cấp một số đánh
giá quan trọng về tình trạng thể chất của người Việt Nam từ 21-60 tuổi qua các chỉ tiêu như chiều cao, cân nặng, lực bóp tay, sức bền,… Qua báo cáo này cho thấy tầm
vóc, thể lực của người Việt Nam còn rất “khiêm tốn” và từ sự “khiêm tốn” này nó
dễ trở thành điểm yếu, hạn chế đối với Việt Nam trong nhiều mặt, nhiều lĩnh vực Báo cáo đặt ra một nhiệm vụ quan trọng đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân là phải bằng mọi cách nâng cao tầm vóc và thể trạng của người Việt Nam Từ đây, càng cho thấy ý nghĩa của việc cần thiết nghiên cứu thực trạng tập luyện TDTT và cầu về hàng hóa TDTT ở nước ta
TS Lương Kim Chung (2003), trong nghiên cứu việc vận dụng các lý thuyết
kinh tế học vi mô – vĩ mô vào trong lĩnh vực TDTT Ông đã sử dụng các lý thuyết kinh tế đó để phát triển thêm các khái niệm như: hàng hóa TDTT, cung – cầu hàng hóa TDTT, sự tác động của các quy luật kinh tế đối với thị trường hàng hóa TDTT,….Trong nghiên cứu của nhóm tác giả (TS.Lương Kim Chung là chủ nhiệm), cầu hàng hóa TDTT chịu sự tác động của các nhân tố như: giá cả, thu nhập của người tiêu dùng, thời gian rỗi, văn hóa, lối sống, phong trào tập luyện của địa phương,…
Như vậy, cũng đồng ý thống nhất với những quan điểm đã được phân tích trên, các tác giả này cũng cho rằng giá cả và thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hương lớn nhất đến chi tiêu của người tiêu dùng Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề kinh tế trong lĩnh vực TDTT còn khá mới mẽ ở nước ta nên còn nhiều sự bất đồng,
Trang 21không thống nhất trong việc xây dựng khái niệm và xây dựng lý luận khoa học kinh tế TDTT của các tác giả này
Có thể nói, vấn đề nghiên cứu TDTT dưới góc nhìn kinh tế ở nước ta vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ, đặc biệt là gần như chưa có một nghiên cứu trong nước nào nghiên cứu, đánh giá nhu cầu tiêu dùng của người dân hay hộ gia đình đối với các hàng hóa TDTT Đó cũng là một trong những vấn đề còn tồn tại Vì vậy, tác giả mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của các hộ gia đình cho các hoạt động TDTT ở phạm vi Tp.HCM và chỉ chọn năm 2004 (cuối năm 2003 đến cuối năm 2004 – viết tắt là 2003-04) để tiến hành nghiên cứu, khảo sát
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Có thể nói, TDTT hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của hoạt động lao động sản xuất của cải vật chất của con người Nó ngày một đóng vai trò
to lớn đối với con người và xã hội loài người Nó không chỉ giúp con người giữ gìn sức khỏe, phòng chống bệnh tật, sống vui vẻ, lạc quan, tạo nét đẹp thẩm mỹ cho cơ thể, mà còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội của quốc gia
Ý thức được vai trò của TDTT, con người dường như ngày càng tham gia các hoạt động TDTT nhiều hơn Từ đó, con người ngày càng tiêu dùng nhiều hơn các hàng hóa TDTT Tuy nhiên, đối với từng cá nhân, từng hộ gia đình, việc chi tiêu cho loại hàng hóa này chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau sau đây:
¾ Thu nhập
¾ Thời gian rỗi
¾ Giá cả hàng hóa TDTT
¾ Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị, … hàng hóa TDTT
¾ Sở thích cá nhân (Chịu ảnh hưởng bởi: nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính,
tôn giáo,…)
¾ v.v…
Do đó, vấn đề đặt ra là đối với một đối tượng nhất định, ở một thời gian và không gian nhất định thì các nhân tố này ảnh hưởng như thế nào đối với cầu hàng hóa TDTT, đặc biệt là mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng
Trang 22CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Tổng hợp và lược khảo tài liệu liên quan:
Các tài liệu thống kê tham khảo này gồm:
- Các tài liệu nghiên cứu về TDTT (chủ yếu là vấn đề kinh tế trong TDTT): như các đề tài nghiên cứu, luận văn, sách liên quan
- Tài liệu từ các cơ quan có liên quan cung cấp như: Sở TDTT Tp.HCM, Trung tâm thông tin, Phòng khoa học Trường Đại học TDTT II
Thông tin từ các tài liệu này dùng để mô tả hiện trạng của một số vấn đề liên quan đến TDTT trong và ngoài nước nói chung và TP.HCM nói riêng
3.1.2 Phương pháp điều tra xã hội học
Để bổ sung cho nguồn số liệu hiện có và làm phong phú thêm cho đề tài, phương pháp điều tra cũng được áp dụng để thu thập thông tin từ người dân Tp.HCM Phương pháp này được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp người
dân thông qua bảng phỏng vấn (Xem phụ lục 2)
Để thuận tiện cho việc điều tra, khảo sát, và xử lý số liệu, tác giả lựa chọn
10 quận sau đây thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện điều tra: Q.1, Q.2, Q.3, Q.4, Q.5, Q.6, Q.9, Q.10, Q Bình Thạnh, Q Phú Nhuận, trong đó lấy quận 1 làm trung tâm và rải ra các hướng (Q.1 và Q.4, Q.2 và Q.9, Q.3 và Q.10, Q.5 và Q.6, Q.Bình Thạnh và Q.Phú Nhuận là các cặp quận gần nhau để thuận tiện điều tra) Mỗi quận chọn 10 -12 hộ (mỗi hộ trên một con đường khác nhau) Với
Trang 23tình hình giới hạn về thời gian và đặc biệt là về kinh phí nghiên cứu nên tổng số mẫu đã điều tra chỉ là 106 mẫu Sau khi phỏng vấn, các số liệu của các phiếu phỏng vấn đã được kiểm tra và nhập vào máy tính xử lý bằng phần mềm Excel Kết quả kiểm tra mẫu chọn 100 mẫu đạt yêu cầu để phân tích và phân bố đều cho các quận (10 mẫu/quận)
3.1.3 Phương pháp phân tích
Các nội dung nghiên cứu được phân tích định tính và định lượng Phương pháp định tính dùng để mô tả hiện trạng, các đặc điểm trong hoạt động TDTT Phương pháp định lượng chủ yếu được dùng để phân tích các số liệu điều tra thông qua các bảng tính, thống kê
Phương pháp hồi quy tuyến tính cũng được áp dụng để nghiên cứu:
(1) Mối quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình ở Tp.HCM cho các hoạt động TDTT
Giả thiết: Hàm hồi quy tuyến tính của mẫu có dạng: y = f(x) = a + bx
Trong đó:
- y: là mức chi tiêu trung bình hàng tháng/người của 1 hộ gia đình ở Tp.HCM cho các hoạt động TDTT, 2003-04 (đơn vị tính: 1.000 đồng) y là biến phụ thuộc
- x: là thu nhập trung bình hàng tháng/người của 1 hộ gia đình ở Tp.HCM cho các hoạt động TDTT, 2003-04 (đơn vị tính: 1.000 đồng) x là biến độc lập
- a: là hệ số tự do hay còn gọi là hệ số tung độ gốc
Trang 24- b là hệ số gốc, cho biết giá trị của biến phụ thuộc (y) thay đổi (tăng/giảm) bao nhiêu đơn vị khi giá trị của biến độc lập (x) tăng 1 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi
(2) Mức độ ảnh hưởng chung của thu nhập, nghề nghiệp và thời gian rỗi đối với chi tiêu của các hộ gia đình ở Tp.HCM cho các hoạt động TDTT
Giả thiết: Hàm hồi quy tuyến tính của mẫu có dạng:
y =f(x) = a + bx 1 + cx 2 + dx 3
Trong đó:
- y: là mức chi tiêu trung bình hàng tháng/người của 1 hộ gia đình ở Tp.HCM cho các hoạt động TDTT, 2003-04 (đơn vị tính: 1.000 đồng) y là biến phụ thuộc
- x 1: là thu nhập trung bình hàng tháng/người của 1 hộ gia đình ở Tp.HCM cho các hoạt động TDTT, 2003-04 (đơn vị tính: 1.000 đồng) x là biến độc lập
- x 2: là thời gian làm việc trung bình/ngày/người của 1 hộ gia đình ở Tp.HCM
- x 3: là biến giả - chỉ nghề nghiệp của chủ hộ; x3 nhận giá trị là 1 đơn vị
(x 3=1) nếu lao động của chủ hộ là lao động trí óc và nhận giá trị 0 đơn vị (x3=0) nếu lao động của chủ hộ là lao động chân tay
- a: là hệ số tự do
- b, c, d: là hệ số hồi quy riêng Hệ số hồi quy riêng cho biết ảnh hưởng từng biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi các biến còn lại được giữ không đổi
Trang 253.2 Tổ chức nghiên cứu
Thời gian làm luận văn từ ngày 01/05/2005– 14/10/2005
- Từ ngày 01/05/2005 đến ngày 15/06/2005: thu thập và nghiên cứu tài liệu là chủ yếu
- Từ 15/06/2005 – 01/08/2005: Thực hiện điều tra – phỏng vấn các hộ gia đình trên địa bàn TP.HCM (có chọn mẫu)
- Từ 01/08/2005 – 15/09/2005: tổng hợp, phân tích tài liệu và các số liệu điều tra Viết luận văn
- Từ 15/09/2005 – 14/10/2005: Chỉnh sửa, hoàn thiện luận văn và làm các thủ tục để bảo vệ luận văn
Trang 26CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG NHU CẦU VÀ CHI TIÊU CỦA HỘ GIA ĐÌNH
CHO CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2003-04
4 1 Tổng quan một số vấn đề liên quan đến tình hình tập luyện TDTT ở Tp.HCM
Vì địa bàn nghiên cứu là Tp.HCM nên cần thiết có cái nhìn tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Qua đó, có cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng tình hình tập luyện và chi tiêu của các hộ gia đình cho các hoạt động TDTT và đưa ra một số gợi ý chính sách cho các hoạt động phong trào TDTT của thành phố
4.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và phong trào TDTT ở Tp.HCM
4.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của Tp.HCM
Tp.HCM có tổng diện tích tự nhiên 2095,01km2, bao gồm 24 bốn quận,
huyện Trong đó, khu vực nội thành gồm 19 quận:1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Tân và 5 huyện gồm Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ Theo số liệu thống kê của
UBND Tp.HCM năm 2004, dân số của thành phố là 6.062.993 người (với 51,48% là
nữ), Hồ Chí Minh hiện đang là thành phố có số dân lớn nhất nước (Xem phụ lục1)
Tp.HCM được xem là trung tâm kinh tế phát triển nhất nước 30 năm xây dựng và phát triển (kể từ sau ngày thống nhất đất nước năm 1975), thành phố cùng cả nước đã gặp không ít khó khăn và trở ngại song đã kịp thời đổi mới đúng hướng để đi lên Thành phố đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực khác nhau:
Trang 27kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội, y tế, thể dục thể thao,…, đặc biệt là những thành
tựu trong phát triển kinh tế Thành phố với hơn 7% dân số và 6% lực lượng lao động nhưng đã đóng góp tới 22% GDP (giá so sánh 1994); 29,3% giá trị sản xuất công nghiệp; 25,1% tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; 36% kim ngạch xuất khẩu; 31,4% tổng thu ngân sách và 21% tổng vốn đầu tư phát triển cả nước
Công tác y tế Thành phố cũng có nhiều tiến bộ Hệ thống y tế cơ sở được tăng cường: 100% phường, xã có bác sỹ Ngoài ra, Thành phố cũng thực hiện tốt, hiệu quả nhiều phong trào mang tính xã hội cao và có ý nghĩa thiết thực như: phong
trào Đền ơn đáp nghĩa, Xây dựng nhà tình nghĩa, Xóa đói giảm nghèo, Bảo trợ bệnh
nhân nghèo, Xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn dân cư, Nụ cười cho trẻ thơ, Phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng,… mang lại hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội rộng lớn và có sức lan tỏa mạnh
4.1.1.2 Phong trào TDTT ở TP.HCM
Đời sống vật chất của người dân Thành phố được tăng lên, thu nhập bình quân của người dân tăng lên 5%/năm, tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân đầu
người năm 2004 đạt 1800 USD/năm (Tính theo giá USD năm 1994), do đó đời sống
tinh thần của người dân cũng được từng bước nâng lên Từ những thành tựu về kinh tế, những năm gần đây, phong trào tập luyện thể dục thể thao ở thành phố có chiều hướng phát triển Từ số liệu tổng hợp chỉ tiêu sự nghiệp TDTT của Tp.HCM, cho thấy, số người tập luyện TDTT thường xuyên ở Tp.HCM tăng lên hàng năm Năm
2001, số người tập luyện là 928.480 người, đến năm 2004 số người tập luyện TDTT
ở Thành phố là 1.159.796 người (sau 3 năm tăng 231.216 người) (xem hình 5.1)
Trang 28Hình 4.1: Số người tập luyện TDTT thường xuyên ở Tp.HCM, 2001 – 2004
Nguồn: Sở TDTT Tp.HCM, 2004 – Số liệu thống kê dân số 2003.
Tuy nhiên, xét về tỷ lệ thì mức tăng trên là không cao Nếu so với dân số thì năm 2002 tăng 1,10%, năm 2003 chỉ tăng 0,69% và năm 2004 có mức tăng cao nhất là 2,03% Nếu so với số người tập luyện thường xuyên TDTT thì tỷ lệ tăng tương ứng là 7,17%; 4,19% và 11,87% Đến năm 2004, toàn Thành phố chỉ có 19,13% người dân thường xuyên tập luyện TDTT Trong 3 năm (2002-2004), số người TLTX TDTT so với dân số thành phố chỉ tăng 3,82% Thực trạng này cho thấy, công tác tuyên truyền và khuyến khích người dân Thành phố tập luyện TDTT
chưa mang lại hiệu quả cao (Xem bảng 4.1)
Bảng 4.1: Số lượng và tỷ lệ tăng số người TLTX TDTT 2002-2004
Số người TLTX (người) 995.076 1.036.739 1.159.796
Trang 29Cũng qua điều tra, nghiên cứu cho thấy người dân ở các quận nội thành có số người TLTX TDTT cao hơn các huyện ngoại thành Số người tập luyện TDTT trung bình ở các quận nội thành là 19,40% và số liệu này ở các huyện ngoại thành là 17,73% Số người tập luyện thể dục thể thao ở các quận có tỷ lệ người tập luyện thể thao cao như: quận 1 (29,62%), quận 5 (28,45%), quận 3 (25,61%),… Bên cạnh đó, nhiều quận/huyện lại có tỷ lệ người TLTX TDTT rất thấp như: quận 12
(11,97%), quận Thủ Đức (12,15%), huyện Nhà Bè (7,48%),… (Bảng 4.2)
Bảng 4.2 :Tỷ lệ người dân TLTX TDTT ở Tp.HCM (2001-2004)
Nguồn: Sở TDTT thành phố Hồ Chí Minh
Người TLTX(%) STT Quận - Huyện
Trang 30Về thể thao thành tích cao, thành phố những năm qua cũng đạt được một số thành tựu đáng kể Chẳng hạn, từ tháng 1/2004 đến ngày 15/12/2004, tổng cộng Tp.HCM có 38 môn đã thi đấu ở giải vô địch quốc gia và vô địch đồng đội quốc gia với tổng số huy chương đạt được là 380 huy chương, trong đó, 149 Vàng – 114 Bạc – 117 Đồng Với 18/38 môn đạt hạng I, 9 môn đạt hạng II, 3 môn đạt hạng III, 7 môn đạt từ hạng IV đến hạng 11 toàn đoàn và chỉ có 1 môn không đạt huy chương
Ngoài ra, có thể kể đến là chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ TDTT của Tp.HCM cũng ngày một được nâng lên với nhiều cơ sở tập luyện TDTT đã được sửa chữa và xây dựng mới Đặc biệt, để phục vụ tốt cho SEA Games 22 (2003), nhiều cơ sở tập luyện TDTT của thành phố đã được sửa chữa, nâng cấp và hiện đại hóa như: nhà thi đấu (NTĐ) Quân khu 7, NTĐ quận 4, NTĐ quận Tân Bình, CLB Nguyễn Du, Khu liên hợp thể thao Phú Thọ… Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Tp.HCM, tính đến nay, thành phố có khoảng 460 cơ sở tập luyện TDTT (gồm: bể bơi, sân bóng đá, nhà tập, …chưa kể đến công viên)
4.1.1.3 Kế hoạch phát triển TDTT đến năm 2010
Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần chúng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, trước hết là góp phần nâng cao sức khỏe, rèn luyện ý chí, giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, đẩy lùi tệ nạn xã hội
Thành phố tiếp tục hoàn chỉnh mạng lưới cơ sở vật chất TDTT các cấp, đầu
tư xây dựng hoàn chỉnh các SVĐ và các Trung tâm TDTT đủ tiêu chuẩn tổ chức các hoạt động TDTT cấp quốc gia, khu vực
Trang 31Giữ vững, nâng cao thành tích và tiếp tục phát triển các môn thể thao thành tích cao của thành phố
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, vận động viên và đảm bảo chế độ đãi ngộ, khen thưởng thích đáng cho các HLV, VĐV đạt thành tích cao trong rèn luyện, thi đấu
Đẩy mạnh thực hiện mô hình XHH các hoạt động TDTT, hướng dẫn thực hiện tốt Nghị định 73/CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với công tác XHH các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao
4.1.2 Quan điểm và kế hoạch của Nhà nước về TDTT
4.1.2.1 Quan điểm của Nhà nước về TDTT
Đảng và Nhà nước ta luôn xem con người là mục đích và là động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội Suy cho cùng, tất cả cũng là vì con người và do con
người Ở đây, tác giả muốn đề cập đến một con người được phát triển toàn diện
trên cả các mặt đức - trí – thể - mỹ Nếu thiếu một trong các mặt trên thì không thể
là “con người toàn diện” Bác Hồ trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, người
từng chỉ cho thấy rằng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới,
việc gì cũng cần tới sức khỏe mới thành công” (1)
Vì vậy, phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người; góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang
Bên cạnh đó, quan điểm của Nhà nước ta là phát triển TDTT phải đảm bảo tính dân tộc, truyền thống và nhân dân; kết hợp chặt chẽ phát triển TDTT quần chúng với xây dựng lực lượng vận động viên, nâng cao thành tích các môn thể thao (1) Trích “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”- Hồ Chí Minh toàn tập - tháng 3/1946.
Trang 32Có thể nói, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc đầu tư và phát triển TDTT Điều đó thể hiện rõ qua những thành tựu đạt được trong lĩnh vực TDTT những năm qua và qua kế hoạch phát triển TDTT đến năm 2010
4.1.2.2 Kế hoạch phát triển TDTT đến năm 2010
Trong quyết định số 57/2002/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ đã xác định phương hướng phát triển TDTT của nước ta đến năm 2010 là số người tập luyện thường xuyên TDTT phải đạt được từ 18% - 20% dân số Trên cơ sở đó, văn kiện ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ kế hoạch phát triển TDTT cả nước 2001-2010 như sau:
Một là, đẩy mạnh họat động thể dục thể thao, nâng cao thể trạng và tầm vóc
người Việt Nam Phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng với mạng lưới
cơ sở rộng khắp Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thể thao thành tích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ chung trong khu vực Đông Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ môn
Hai là, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và các tổ chức tham gia
thiết thực, có hiệu quả các họat động TDTT Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
và bảo trợ các hoạt động TDTT Phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ TDTT phong phú, lành mạnh
Ba là, đầu tư xây dựng Trung tâm thể thao quốc gia và Trung tâm đào tạo thể thao ngang tầm khu vực Mở rộng giao lưu thể thao quốc tế
Trước khi đi vào phân tích thực trạng chi tiêu của các hộ gia đình cho các hoạt động thể dục thể thao ở Tp.HCM, chúng ta tìm hiểu và đánh giá sơ bộ tình trạng thể chất của người Việt Nam hiện nay
Trang 334.1.3 Tình trạng thể chất của người Việt Nam hiện nay
Theo báo cáo kết quả Dự án chương trình khoa học “Điều tra đánh giá tình
trạng thể chất và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực chung của người Việt Nam giai đoạn II, từ 21 đến 60 tuổi“, 2005 do GS.TS Dương Nghiệp Chí làm Chủ nhiệm
Dự án, đã đưa ra một số đánh giá về tình trạng thể chất chung của người Việt Nam
hiện nay thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là chiều cao và cân nặng
4.1.3.1 Đối với nam trong độ tuổi lao động
Ở đây, độ tuổi lao động được chọn để nghiên cứu ở Dự án trên là từ 21 đến
60 tuổi
o Về chiều cao: Chiều cao trung bình của nam là từ 1m62 đến 1m64 Trong đó, lao
động nông nghiệp có chiều cao trung bình thấp nhất (1m62,31cm) ngược lại lao động trí óc lại có chiều cao trung bình cao nhất (~ 1m64) Tuy nhiên, nhìn chung
không có sự khác biệt lớn giữa các đối tượng lao động
o Về cân nặng: ở đối tượng lao động trí óc có trọng lượng nặng nhất sau đó đến
lao động công nghiệp và lao động nông nghiệp Cân nặng ở đối tượng lao động nông nghiệp và công nghiệp ổn định, ít biến đổi Tuy nhiên, ở đối tượng lao động trí óc có sự gia tăng cùng với độ tuổi, có thể do người lao động trí óc ít vận
động hơn so với người lao động chân tay (xem bảng 4.3, xem chi tiết ở phụ lục
Trang 34Nguồn: “Điều tra đánh giá tình trạng thể chất và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực chung của
người Việt Nam giai đoạn II, từ 21 đến 60 tuổi“
4.1.3.2 Đối với nữ trong độ tuổi lao động
Đối với lao động nữ, lao động công nghiệp và lao động trí óc chỉ điều tra trong lứa tuổi từ 21 đến 55 tuổi (tuổi nghỉ hưu đối với nữ) Lao động nông nghiệp vẫn điều tra, nghiên cứu đến tuổi 60
o Về chiều cao: Chiều cao trung bình của nữ là từ 1m52,96cm đến 1m54,19cm
Tương tự như đối với nam, lao động nông nghiệp có chiều cao trung bình thấp nhất (1m52,96cm) ngược lại lao động trí óc lại có chiều cao trung bình cao nhất
(1m54,19cm) Và cũng không có sự khác biệt lớn giữa các đối tượng lao động
o Về cân nặng: tương tự như đối với trường hợp nam Cân nặng trung bình đối với
lao động trí óc tương đối cao (gần 50 kg) (xem bảng 4.4, xem chi tiết ở phụ
lục7)
Bảng 4.4: Chiều cao – cân nặng trung bình của lao động nữ từ 21-60 tuổi
Lao động nông nghiệp Lao động công nghiệp Lao động trí óc
Chiều cao
(cm)
Cân nặng (kg)
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg) 152.96 48.00 152.96 48.08 154.19 49.83
Nguồn: “Điều tra đánh giá tình trạng thể chất và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể
lực chung của người Việt Nam giai đoạn II, từ 21 đến 60 tuổi“
Ngoài ra, trong một nghiên cứu tương tự cho độ tuổi từ 6-20 tuổi (1995) cho kết quả so sánh với người dân Quảng Tây Trung Quốc ở cùng độ tuổi thì chiều cao người Việt Nam trung bình thấp hơn từ 4 -5 cm, trong khi về cân nặng thì lại không có sự khác biệt lớn
Từ các kết quả trên cho thấy, tình trạng thể chất của người Việt Nam hiện nay còn rất khiêm tốn Chính vì thực trạng này mà nó làm hạn chế thành tích thể
Trang 35thao đỉnh cao, năng suất lao động và sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung Vì vậy, vấn đề cải tạo nòi giống cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và nhân dân Việt Nam hiện nay, điều mà đất nước Nhật Bản đã thực
hiệân trước chúng ta xấp xỉ nửa thế kỷ và đã rất thành công
4.2 Tình hình tập luyện TDTT ở TP.HCM qua các con số điều tra
4.2.1 Thu nhập và chi tiêu cho các hàng hóa TDTT của các hộ gia đình ở Tp.HCM
Kết quả điều tra cho thấy, với thu nhập trung bình hàng tháng của các thành viên trong các hộ được điều tra là 1.498.970đồng/người thì chi tiêu trung bình của họ là 105.280 đồng/tháng cho các hoạt động thể thao (dịch vụ và hàng hóa thể thao), chiếm 7,02% thu nhập Có thể thấy chi tiêu cho các hoạt động TDTT chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của người dân, điều này lý giải một phần vì sao thị trường hàng hóa TDTT (hàng hóa hữu hình lẫn vô hình) ở Thành
phố chưa thật sự phát triển đúng mức (xem bảng 4.5) Do đó, việc tìm hiểu những
nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho các hoạt động TDTT sẽ là cơ sở quan trọng để hình thành các giải pháp kích cầu về hàng hóa TDTT
Bảng 4.5: Thu nhập và chi tiêu cho các hoạt động TDTT ở TP.HCM
Đơn vị tính: đồng
Thu nhập trung bình/ người Chi tiêu trung bình/người
1.498.970 17.987.640 105.280 1.263.360
Nguồn: Số liệu điều tra
Về Dự định chi tiêu cho các hàng hóa TDTT trong năm 2005, bảng 4.6 cho
thấy không có hộ gia đình nào có dự tính giảm chi tiêu cho các hoạt động TDTT trong năm 2005; song có đến 23 hộ chiếm 30,26% dự tính không tăng chi tiêu, phần còn lại đều có dự tính tăng, tuy nhiên, mức độ tăng có khác nhau Phần lớn dự định tăng thêm tối đa là 20% mức chi tiêu năm 2004, chiếm hơn 40% Kế tiếp, là dự
Trang 36định tăng tối đa 40% mức chi năm trước (gần 16%) Đặc biệt, chỉ có 1 trường hợp
dự định chi tăng gần gấp đôi (90%) Số hộ có dự định tăng từ 40% đến 80% rất ít,
chỉ có 8 hộ, chiếm 10,53% (Bảng 4.6)
Bảng 4.6: Dự định mức tăng chi tiêu cho các hoạt động TDTT năm 2005
Dự định mức tăng Số ý kiến Tỷ lệ phần trăm
Nguồn: Số liệu điều tra
Ghi chú: - x là phần trăm chi tiêu dự định tăng thêm trong năm 2005
- Lấy ý kiến đại diện của 76 hộ có người TLTX TDTT
Từ kết quả điều tra trên, có thể nhận thấy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa TDTT
(hàng hóa TDTT theo nghĩa rộng) có xu hướng ngày một tăng, mức dự định tăng
chi tiêu cho năm 2005 trung bình là 18,29% so với mức chi năm 2004 Tuy nhiên,
đây chỉ là mức tăng danh nghĩa vì chưa loại trừ yếu tố tăng giá Song, con số này
cũng phần nào cho thấy người dân có xu hướng ngày càng tham gia và chi tiêu
nhiều hơn cho các hoạt động TDTT
4.2.2 Số người TLTX TDTT và lý do tham gia hoặc không tham gia tập luyện
TDTT
4.2.2.1 Số người tập luyện thường xuyên TDTT
Số liệu điều tra mẫu (n=100) cũng cho kết quả tương tự với số liệu của Sở
TDTT Tp.HCM tổng hợp (đã được phân tích ở trên) Các quận 1, 3, 5 cũng có tỷ lệ
người tập luyện TDTT cao nhất như: quận 1 là 37,2%, quận 3 và quận 5 đều là
Trang 3732,6% Trong khi đó, quận 2 và quận 9 số người tập luyện thấp nhất với các con số tương ứng là 19,1% và 18,8% Tỷ lệ chung cho 10 quận được khảo sát là 26% Như vậy, các con số điều tra có phần khả quan hơn so với số liệu của Sở TDTT TP.HCM, song nó vẫn phù hợp, đúng với các khuynh hướng đã được phân tích ở
trên.(Bảng 4.7)
Bảng 4.7: Số người TLTX TDTT theo quận,2003-04
Nguồn: Số liệu điều tra
Quận Số hộ điều tra Tổng số người trong các hộ Số người TLTX Tỷ lệ (%)
4.2.2.2 Lý do tham gia và không tham gia tập luyện TDTT
Người dân thành phố có nhiều lý do để tham gia hay không tham gia tập luyện thể dục thể thao Trước hết là những lý do để người dân tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao
¾ Về lý do tham gia tập luyện thường xuyên TDTT
Trong số 100 hộ được phỏng vấn thì có 76 hộ trả lời là có người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên Trong đó, 71,05% ý kiến cho rằng lý do tập luyện thể
Trang 38dục thể thao là để rèn luyện sức khỏe; 55,26% lấy lý do là để giao lưu bạn bè và 44,74% tập thể thao để tinh thần được thoải mái, sảng khoải Ngoài các lý do chủ yếu trên thì 13,16% tập TDTT là do thói quen; 9,21% là do ham thích và 7,89% là
do những nguyên nhân khác (Bảng 4.8)
Bảng 4.8: Lý do TLTX TDTT theo ý kiến của người dân
STT Lý do TLTX TDTT người TLTX Số hộ có người dân Ý kiến Tỷ lệ (%)
Nguồn: Số liệu điều tra
Ghi chú: Một hộ có thể đồng thời đưa ra nhiều ý kiến
Cũng qua điều tra, việc nhận định vai trò của TDTT đối với sức khỏe của con người cho kết quả là: 13% cho rằng TDTT rất tốt đối với sức khỏe; 75% cho rằng tốt; chỉ có 7% cho là bình thường và 5% chưa quan tâm đến việc ảnh hưởng
của TDTT đối với sức khỏe (Hình 4.2) Như vậy, hầu hết người dân đều nhận thấy
việc tập luyện thể dục thể thao là tốt cho sức khỏe, tinh thần và là cơ hội tốt để giao lưu, gặp gỡ bạn bè
Tuy nhiên, không phải ai cũng tham gia tập luyện TDTT Trong 100 hộ điều tra thì có đến 24 hộ không có người tham gia tập luyện TDTT và chỉ có 118/452 người được điều tra là có tham gia (số không tham gia còn lại là rất lớn ~74%) Câu
hỏi đặt ra là vì sao họ không tham gia tập luyện TDTT?
Trang 39Hình 4.2: Nhận định vai trò của TDTT đối với sức khỏe con người
Nguồn: Số liệu điều tra
¾ Về lý do không tham gia tập luyện TDTT
Tương tự như các lý do tham gia tập luyện TDTT, người dân cũng có nhiều lý do không tham gia tập luyện TDTT Qua số liệu điều tra, có 24/100 hộ điều tra không có người tham gia tập luyện TDTT với đa lý do chủ yếu là không có nhiều thời gian rãnh rỗi (52%); 47% thì cho là chi phí tham gia (như thuê HLV, sân bãi, quần áo, ăn uống, đi lại,…) quá cao so với thu nhập giới hạn của họ; số khác thì lấy lý do nhà ở xa nơi tập luyện Ngoài ra, có đến 22% ý kiến cho là chưa cần thiết; 13% ý kiến khác lại nêu nguyên nhân không tập luyện TDTT là do không làm siêng (do phải dậy sớm, đi tập xa hoặc ngại tập do không có người quen tập cùng,…) và 9% là các lý do khác Kết quả điều tra cho thấy, vấn đề thời gian rảnh rỗi của người dân, chi phí, điều kiện cũng như vị trí của sân bãi tập luyện là những vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tham gia tập luyện thể dục
thể thao của người dân (Bảng 4.9)