MỤC LỤC
Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Trong số 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 83 tỷ đô la Mỹ, đã có khoảng 50% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD (bao gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn), chiếm 52,3% tổng vốn đăng ký, trong đó, vốn của bên nước ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 37,9 tỷ USD, chiếm 89,5% tổng vốn thực hiện, các dự án ĐTNN đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội đất nước qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra. Đến nay, khu vực có vốn ĐTNN đã tạo ra việc làm cho trên 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp khác theo kết quả điều tra của WB cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2-3 lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa mức GDP đầu người tăng lên hàng năm.
Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Việt Nam đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiên đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
Tuy vậy, một số trường hợp các nhà ĐTNN đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác. Cùng góp vốn thành lập Quỹ Công nghiệp và năng lượng có các tên tuổi lớn trong nước như: Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, Dầu khí, Than và khoáng cùng các Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp do Ngân hàng Đầu tư - Phát triển đứng đầu.
Hơn nữa, đầu tư ra nước ngoài đã và đang chuyển từ những dự án quy mô nhỏ, đầu tư vào các ngành nghề đơn giản sang các dự án có quy mô lớn với các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, trong đó phải kể đến dự án Thủy điện Xekaman 1 tại Lào của Công ty Cổ phần Điện Việt- Lào, tổng vốn đầu tư 441,6 triệu USD; dự án Thủy điện Xekaman 3 tại Lào của Công ty Cổ phần Điện Việt- Lào, tổng vốn đầu tư 273 triệu USD; hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại Angiêri của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tổng vốn đầu tư 243 triệu USD; dự án xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Mô của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt - Lào, tổng vốn đầu tư 142 triệu USD; dự án Trung tâm Thương mại Hà Nội - Matxcơva của Công ty Cổ phần Trung tâm Thương mại Hà Nội -Matxcơva, tổng vốn đầu tư 120 triệu USD. Trước hết, cần điều hành chính sách kinh tế vĩ mô để thực hiện CNH, hướng tới xuất khẩu với các biện pháp cụ thể như: Ưu đãi vốn và tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, tăng cường đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, thực hiện chính sách thuế quan ưu đãi với nguyên vật liệu, thiết bị nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu; thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất và các đặc khu kinh tế mở, thực hiện chính sách mở cửa cho hàng hóa nước ngoài nhập khẩu để cùng cạnh tranh trên thị trường trong nước….
Trước những xu thế mới, để phát triển kinh tế phải đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh và bền vững, các nước đang phát triển đều phải nghiên cứu để điều chỉnh chiến lược phát triển cho mình. Nhưng bên cạnh những thời cơ to lớn đó là những thách thức không nhỏ đặt ra từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế nước nhà, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Do vậy,chúng ta cần phải nỗ lực cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách trong quá trình phát triển để có thể hoàn thành tốt mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn tới để có thể sớm đưa nước ta trở thành 1 nước công nghiệp hiện đại.
- Về trồng trọt và chế biến nông sản, ĐTNN tập trung vào các dự án xây dựng các vùng trồng và chế biến nông sản xuất khẩu như lúa gạo, cây lương thực, rau quả, cà phê, cao su, chè. - Về chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi, ĐTNN tập trung thu hút vào các dự án sản xuất giống lợn, bò và gia cầm có chất lượng cao tại các vùng có điều kiện thuận lợi về lao động, đất đai, đảm bảo vệ sinh môi trường khi phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, đồng thời tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất thức ăn gia súc có chất lượng cao.
- Về trồng rừng - chế biến gỗ, ĐTNN tập trung vào các dự án sản xuất giống cây có chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ, lâm sản.
Đồng thời, thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010 để đảm bảo kinh phí cho vận động thu hút vốn ĐTNN nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam, kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư-thương mại-du lịch. Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với các nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ và nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tu kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.
Tình trạng thiếu điện giờ đây không chỉ còn là hiện tượng của mùa khô nữa.Bên cạnh việc đầu tư quá mức vào thủy điện thì việc EVN bành trướng hoạt động sang lĩnh vực viễn thông, dịch vụ tài chính, bất động sản đang làm phân tán nguồn nhân lực và tài lực có hạn của mình.Chính phủ không cho phép EVN thành lập công ty mua-bán điện là một quyết định đúng đắn và cho rằng EVN đã nhầm lẫn trong khi xác định ưu tiên của mình."Một doanh nghiệp độc quyền nhà nước như EVN sẽ chỉ hoạt động tốt nhất nếu như nó tập trung cao độ vào nhiệm vụ chính và thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu quả, đồng thời không bị phân tâm bởi các hoạt động kinh doanh ngoại vi"(theo http://vneconomy.vn/62126P0C10/co-so-ha-tang-viet-nam-nhung- sai-lam.htm). Thực hiện phân cấp mạnh việc quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài; củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài, nhất là tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Minh bạch hoá quy trình, thủ tục hành chính, tăng cường thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tư nước ngoài; tăng cường cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương và các bộ ngành co liên quan; Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, chống tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư.