1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận dược liệu điều trị rối loạn kinh nguyệt kinh muộn

65 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dược Liệu Điều Trị Trường Hợp Rối Loạn Kinh Nguyệt (Kinh Muộn)
Tác giả Ngô Thị Phượng
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược Liệu
Thể loại Tiểu Luận Chuyên Đề
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 6,78 MB

Cấu trúc

  • 1. ĐẶT VẤN ĐỀ (7)
  • 2. TỔNG QUAN (8)
    • 2.1. Sơ lược về bệnh (8)
      • 2.1.1. Rối loạn kinh nguyệt (8)
      • 2.1.2. Kinh muộn (8)
    • 2.2. Sơ lược về nhóm dược liệu và phối hợp các nhóm trong điều trị (8)
      • 2.2.1. Thể huyết hàn (8)
      • 2.2.2. Thế huyết hư (9)
      • 2.2.3. Thể khí trệ (9)
    • 2.3. Dược liệu dùng điều trị (10)
      • 2.3.1. Ngải cứu (10)
      • 2.3.2. Hương phụ (15)
      • 2.3.3. Đương quy (21)
      • 2.3.4. Ích mẫu (27)
      • 2.3.5. Hồng hoa (33)
      • 2.3.6. Hà thủ ô đỏ (39)
      • 2.3.7. Xuyên khung (44)
      • 2.3.8. Đảng sâm (49)
      • 2.3.1. Ngô thù du (0)
    • 2.4. Bài thuốc dùng điều trị (58)
      • 2.4.1. Ôn kinh thang (Chứng thể huyết hàn) (58)
      • 2.4.2. Nhân sâm dưỡng vinh thang (Thể huyết hư) (59)
      • 2.4.3. Ô dược thang vị (Thể khí trệ) (60)
      • 2.4.4. Đương quy tứ nghịch thang (61)
  • 3. KẾT LUẬN (64)
  • 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)

Nội dung

Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng rất nhiều loại dược liệu có sẵn để điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Chậm kinh cũng là vấn đề khiến nhiều bạn nữ quan tâm khi không thể biết mình gặp phải vấn đề gì liên quan tới sức khỏe khiến cho quá trình ra kinh nguyệt bị chậm. Những dược liệu nào có thể điều hòa được kinh nguyệt giúp kinh ra đúng ngày hơn?Trong bài tiểu luận này, tôi xin được trình bày một các tổng quan nhất về các dược liệu điều trị rối loạn kinh nguyệt, cụ thể hơn là chậm kinh trong một chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ

TỔNG QUAN

Sơ lược về bệnh

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi về vòng kinh, lượng máu và số ngày hành kinh Tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường xuất hiện khi có sự thay đổi trong phương pháp tránh thai, mất cân bằng nội tiết tố, thay đổi nội tiết tố, thời kỳ mãn kinh…

Rối loạn kinh nguyệt thường biểu hiện ở các triệu chứng như: Kinh sớm, kinh muộn, Kinh sớm muộn không đều, lượng kinh quá ít hoặc quá nhiều…

Kinh muộn là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ, là hiện tượng khi đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt

Biểu hiện bệnh lý: kinh đến sau kỳ kinh từ 8 ngày trở lên - thậm chí 40-50 ngày.

Biểu hiện sinh lý: ngẫu nhiên 1-2 lần, do có sự thay đổi chế độ sinh hoạt Nguyên nhân (theo y học cổ truyền) Ăn chất sống lạnh => huyết hàn

Do bệnh lâu ngày, bệnh nặng, mất máu, thiếu máu (huyết hư)

Tinh thần u uất (khí trệ)

Sơ lược về nhóm dược liệu và phối hợp các nhóm trong điều trị

Kinh muộn, lượng ít, sắc đen sạm, tia tím, bụng dưới đau lâm râm, chườm nóng thì giảm đau, sợ lạnh, sắc mặt tái nhợt => ôn kinh tán hàn, dùng vị cay tính nóng làm ấm

Kinh muộn, lượng ít, sắc nhợt, loãng, người bệnh gầy yếu, sắc mặt vàng sạm, hoa mắt chóng mặt, móng tay nhợt, môi nhợt …=> Bổ huyết ích khí

Thuốc bổ huyết phần lớn có tính vị ngọt ấm hoặc ngọt bình, có tác dụng tư nhuận, bổ can dưỡng tâm, ích tỳ tăng sinh huyết dịch, tư dưỡng can thận, chủ yếu điều trị tâm can huyết hư gây ra da mặt sắc vàng ám hoặc trắng bệch, chóng mặt, ù tai, hồi hộp trống ngực, mất ngủ, hay quên, kinh nguyệt kéo dài, lượng ít sắc nhạt, thậm chí bế kinh, mạch vi nhược Thuốc bổ huyết có tính tư nhuận, nê trệ, nên những người tỳ vị thấp trệ, bụng chướng đầy, ăn ít, đại tiện lỏng nát dùng nên thận trọng Nhóm thuốc bổ huyết bao gồm các vị thuốc như: Đương quy, Xuyên khung, Thục địa, Bạch thược, Hà thủ ô đỏ, A giao, Long nhãn nhục….

Thuốc bổ khí là những thuốc có tác dụng bổ ích khí của tạng phủ Khi điều trị chứng khí hư mà kiêm có dương hư thì phối hợp với thuốc bổ dương, kiêm có âm hư thì phối hợp với thuốc bổ âm Ngoài ra khí có tác dụng thống nhiếp huyết, nên bổ khí lại có khả năng sinh huyết - sinh tân Do đó trên lâm sàng điều trị các chứng xuất huyết, ra mồ hôi, tiểu tiện nhiều, huyết hư tân hao đều phối hợp với thuốc bổ khí hoặc với thuốc cầm máu, cầm mồ hôi, sáp niệu, bổ huyết sinh tân Nhóm thuốc ích khí bao gồm các vị thuốc như: Nhân sâm, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Hoài sơn, Bạch biển đậu, Cam thảo….

Chú ý: thuốc bổ khí phần lớn có tính nê trệ, nên khi dùng thường phối hợp cùng với thuốc hành khí.

Kinh muộn, lượng ít, sắc đỏ bầm, bụng dưới đầy đau, ngực tức khó chịu, vú căng tức => hành khí khai uất.

Hành khí khai uất để điều trị các chứng can khí uất kết, lưu thông khí trong cơ thể: đau tức ngực sườn, đau thần kinh liên sườn, suy nhược thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, thống kinh, tinh thần uất ức, cáu gắt, ăn kém, đầy vii bụng chậm tiêu…Nhóm thuốc hành khí khai uất bao gồm các vị thuốc như:Hương phụ, Trần bì, Thanh bì, Sa nhân, Mộc hương, Ô dược….

Dược liệu dùng điều trị

Tên tiếng Việt: Ngải cứu, Cây thuốc cứu, Ngải diệp, Quả sú (H'mông ), Nhả ngải (Tày), Ngỏi (Dao)

Tên khoa học: Artemisia vulgaris L.

Ngải cứu là một loại cỏ sống lâu năm, cao 50-60cm, thân có rãnh dọc Lá mọc so le, rộng, không có cuống (nhưng lá phía dưới thường có cuống), xẻ thùy lông chim, màu lá ở hai mặt rất khác nhau Mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới màu trắng tro do có rất nhiều lông nhỏ, trắng, hoa mọc thành chùy kép gồm rất nhiều cụm hoa hình đầu.

Ngải cứu mọc hoang nhiều nơi ở nước ta, còn thấy mọc ở nhiều nước khác ở Châu Á, cả Châu Âu nữa Ở nước ta một số gia đình trồng ngải cứu có tính chất quy mô nhỏ quanh nhà, chưa thấy trồng đại trà.

2.3.1.4 Bộ phận dùng – Sơ chế sau thu hái – Bảo quản

Thường hái cành và lá vào tháng 6 (gần tương ứng với tết mồng 5 tháng 5 âm lịch), phơi khô trong dâm mát Có khi hái về phơi khô tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung thường dùng làm mồi cứu.

Hình 2.3-2: Ngải cứu đã qua sơ chế ix

Hiện nay hoạt chất của ngải cứu chưa được xác định, mặc dù ngải cứu được dùng cả trong đông và tây y Chỉ mới biết trong ngải cứu có tinh dầu, ít tanin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu ngải cứu là xineol và &-thuyon Ngoài ra còn một ít adenin, cholin.

Tinh dầu ngải cứu có tính chất kích thích làm cho say, alpha – thuyon có trong tinh dầu có tác dụng hưng phấn nhưng dùng nhiều có thể gây điên cuồng. Nói chung, tác dụng dược lý của ngải cứu ít thấy tài liệu nghiên cứu mặc dù ngải cứu được đưa vào Dược điển của nhiều nước trên thế giới, chủ yếu làm thuốc điều kinh.

Tính vị: Vị đắng, cay và tính ẩm.

Quy kinh: Kinh can, tỳ và thận.

Tác dụng: Lý khí huyết, đuổi hàn thấp, ấm kinh, ngừng máu, an thai Trị tâm bụng lạnh đau, tiết tả, chuyển gân, lỵ lâu, nôn máu, máu cam, ỉa máu, kinh nguyệt không đều, băng lậu, khí hư, thai động không yên, ung nhọt lở loét, ngứa ghẻ.

2.3.1.8 Các bài thuốc dân gian/kinh nghiệm dân gian/bài thuốc cổ phương dùng điều trị bệnh (theo yêu cầu của tiểu luận)

Trị phụ nữ tử cung lạnh, huyết trắng (đới hạ), tay chân đau nhức, ăn uống ít, kinh nguyệt không đều, bụng đau, khó thụ thai:

(Ngải Phụ Noãn Cung Hoàn – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư)

Bạch thược Đương quy Hoàng kỳ Hương phụ Ngải cứu Ngô thù du Quan quế Sinh địa Tục đoạn Xuyên khung

Làm hoàn, mỗi ngày uống 12 – 14g/3 lần

Trị phụ nữ bị các chứng hư, kinh nguyệt không đều, đau nhói do khí huyết, bụng sườn đầy trướng: Đương quy, Ngải cứu đều 80g, Hương phụ 240g Sắc uống (Ngải Tiễn Hoàn).

Trà túi lọc ngải cứu hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt của thaphaco xi

Hình 2.3-3: Trà túi lọc ngải cứu

Hình 2.3-4: Chế phẩm Ngọc Dạ Linh

Cao củ gấu (hương phụ) 100mg

Cao xà xàng tử 50mg

Cao mẫu đơn trắng 30mg

Cao táo gai đen 30mg

Phụ liệu: Tinh bột, lactose, talc, magie stearate vừa đủ 1 viên

Tên tiếng Việt: Củ gấu, Cỏ gấu, Hương phụ, Cỏ cú, Nhả chông mu (Tày), Sa thảo

Tên khoa học: Cyperus rotundus L.

Cỏ gấu là một loại cỏ sống lâu năm, cao 20-60cm, thân rễ phát triển thành củ, tùy theo đất rắn hay xốp củ phát triển to hay nhỏ, ở vùng bờ biển củ to dài còn gọi là hải dương phụ (hương phụ vùng biển) Lá nhỏ hẹp, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân cây.

Vào tháng 6, trên ngọn cây có 3 đến 8 cụm hoa, hình tán màu xám nâu, hoa lưỡng tính, 3 nhị dài chừng 2mm, nhụy có đầu núm chia thành 2 nhánh như lông tơ, quả 3 cạnh màu xám. xiii

Hình 2.3-5: Cây hương phụ 2.3.2.3 Phân bố

Cỏ gấu mọc hoang ở khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường Tại ven biển, đất cát xốp củ to hơn, dễ đào hơn Đối với nhà nông, đây là một loại cỏ rất khó tiêu diệt Chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ nhỏ cũng đủ phát triển Còn thấy mọc những ở nước khác vùng Châu Á như Trung quốc, Triều tiên, Nhật bản, Indonesia.

2.3.2.4 Bộ phận dùng – Sơ chế sau thu hái – Bảo quản

Thu hoạch cỏ gấu hiện nay chỉ mới dựa vào nguồn mọc hoang thiên nhiên; không ai trồng Có thể kết hợp với việc làm cỏ vườn, ruộng để thu hoạch hay có thể tổ chức thu hái riêng Thường hay đào về mùa xuân, nhưng đào về mùa thu củ chắc và tốt hơn.

Hình 2.3-6: Dược liệu hương phụ sau sơ chế

Sau khi đào toàn cây, người ta phơi cho khô, vun thành đống để đốt, lá và rễ con cháy hết, còn lại củ lấy riêng rửa sạch, phơi hay sấy khô.

Khi dùng có thể dùng sống (nghĩa là củ chế biến như trên, dùng ngay), sắc hay ngâm rượu tán bột Có thể chế biến thêm nữa Các lương y thường chế biến phức tạp rồi mới dùng Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì không cần chế biến gì thêm vẫn tốt

Các lương y thường dùng thất chế hoặc tứ chế hương phụ, phổ biến nhất là tứ chế Thất chế hay tứ chế cũng lại có nhiều cách làm Dưới đây chúng tôi giới thiệu phương pháp hay dùng nhất:

Cân 1kg hương phụ, chia làm 4 phần: một phần 250g ngâm với 200ml giấm (có độ axit axetic 5%), một phần ngâm rượu 40%, một phần ngâm nước tiểu trẻ em (nước tiểu của trẻ khỏe mạnh, bỏ phần đầu và cuối, chỉ lấy phần giữa), một phần ngâm nước muối 15% Thời gian ngâm thay đổi tùy theo mùa: 1 ngày 1 đêm nếu là mùa hè, 3 ngày 3 đêm nếu mùa thu, 7 ngày 7 đêm nếu mùa đông. xv

Bài thuốc dùng điều trị

2.4.1 Ôn kinh thang (Chứng thể huyết hàn)

Ngô thù du Quế chi Đương quy Xuyên khung Đan bì

A giao Mạch môn Sinh khương Bán hạ chế Đảng sâm Cam thảo chích

Cách dùng: sắc nước chia 2 lần, uống trong ngày.

Chủ trị: Chứng đới hạ,lạnh bụng dưới,kinh bế hoặc nhỏ giọt, sốt về chiều,lòng bàn tay nóng,môi lưỡi khô, lâu năm không thụ thai

Công dụng: Ôn kinh dưỡng huyết, hoạt huyết điều kinh.

 Ngô thù du, Quế chi: Ôn kinh tán hàn

 Đương quy, Xuyên khung: Dưỡng huyết kiêm hoạt huyết khứ ứ, đều là chủ dược

 Đảng sâm ích khí để sinh huyết

 Mạch môn dưỡng âm, cân bằng âm dương

 Đơn bì hoạt huyết khứ ứ

 Bán hạ, Khương, Thảo hợp với Đảng sâm để bổ trung khí, kiện Tỳ vị. Chú ý:

 Bạch thược phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm - không được dùng chung với Lê lô

 Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng

 Ngưu tất có tính hoạt huyết tương đối mạnh và đi xuống, là vị thuốc kỵ thai, có thai dùng thận trọng.

 Bán hạ có độc gây ngứa, kỵ thai phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý

 Vị thuốc Đơn bì kỵ thai khi dùng cần chú ý

 Vị thuốc Quế chi tính nóng kỵ thai, kỵ Xích thạch chi khi dùng phải cẩn thận

2.4.2 Nhân sâm dưỡng vinh thang (Thể huyết hư) Đương quy Thục địa Bạch thược Nhân sâm Bạch linh Bạch truật Cam thảo Hoàng kỳ Nhục quế

Ngũ vị tử Viễn chí Trần bì

Cách dùng : Sắc uống ngày 1 thang chia đều 3 lần.

Công dụng : Bổ tâm dưỡng huyết, ích khí.

 Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo: Bổ tỳ ích khí

 Đương quy, Bạch thược, Thục địa: Tư âm dưỡng can thận

 Nhục quế: Ôn trung khử hàn

 Sinh khương, Đại táo: Điều hòa tỳ vị

 Trần bì; Ngũ vị tử: ích khí

 Viễn chí phối hợp với Thục địa, Phục linh: Bổ tâm an thần

 Trong bài có vị Nhân sâm phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm chết người- Tuyệt đối không được dùng chung với Lê lô

 Bạch thược phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm - không được dùng chung với Lê lô

 Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng

2.4.3 Ô dược thang vị (Thể khí trệ)

Cách dùng: Tán bột Mỗi lần dùng 20g, sắc uống ấm.

Công dụng: Hành khí, điều kinh, chỉ thống.

Chủ trị: Trị người khí cơ uất trệ, huyết ứ, hung phúc trướng đau, khi có kinh nguyệt bụng trướng đau, vú căng đau, lượng kinh ít, có huyết khối, tinh thần phiền muộn, rêu lưỡi trắng, mạch sáp.

 Ô dược lý khí hành trệ, làm quân

 Hương phụ sơ can lý khí

 Mộc hương hành khí trệ ở tỳ vị, là thần.

 Đương quy dưỡng huyết, hoạt huyết, điều kinh, làm tá

 Cam thảo điều hoà các vị thuốc là sứ.

 Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng

 Đương quy kỵ thịt heo, Rau dền Nên kiêng khi uống thuốc hoặc dùng cách xa khi ăn trên 1 giờ

2.4.4 Đương quy tứ nghịch thang

Quy đầu Quế chi Bạch

12g 6g 16g lix thược Mộc thông Táo

Liều dùng: Sắc uống ngày 3 lần.

Công năng: Ôn kinh, tán hàn, dưỡng huyết, thông mạch.

Công dụng: Trị các chứng cước, đau vùng bụng dưới, đau vùng thắt lưng, ỉa chảy, đau khi có kinh, chứng lạnh ở những người chân tay lạnh.

 Đương quy; Thược dược: Điều dưỡng can huyết là chủ dược

 Quế chi; Tế tân: Ôn kinh tán hàn

 Chích thảo; Đại táo: ích khí, sinh huyết

 Mộc thông: Kết hợp với các vị thuốc để thông huyết mạch

 Bạch thược phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm - không được dùng chung với Lê lô

 Trong bài vị Tế tân rất nóng và có độc và phản với vị Lê lô cần chú ý liều dùng, không gia quá nhiều, và không dùng chung với Lê lô

 Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng

 Vị thuốc Quế chi tính nóng kỵ thai, kỵ Xích thạch chi khi dùng phải cẩn thận

 Vị thuốc mộc thông có độc (ít độc) không nên dùng quá lâu lxi

Ngày đăng: 24/03/2023, 15:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w