TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Mở đầu: Dengue là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở khu vực phía Nam, nhưng gánh nặng kinh tế chưa được đánh giá đầy đủ mặc dù đó là một phần thông tin quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược phòng chống bệnh. Mục tiêu: Nghiên cứu chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến ca dengue ở Việt nam, phân bố theo tuổi (< 15 tuổi, > 15 tuổi) và độ nặng (SD, SXH, Sốc). Dữ liệu thu thập được sẽ kết hợp với dữ liệu giám sát dịch tễ nhằm đánh giá gánh nặng kinh tế do dengue ở Việt nam. Phương pháp: Một nghiên cứu tiên cứu đa trung tâm về chi phí điều trị được thực hiện nhằm thu thập thông liên quan đến dịch vụ tế đã sử dụng, chi phí di chuyển và ảnh hưởng của dengue đến công việc sinh hoạt của người nhà trong 1 đợt bệnh dengue. Kết quả: Có 450 đối tượng tham gia nghiên cứu được thu tuyển từ 4 bệnh viện đai diện cho các tuyến trung ương, tỉnh và huyện, phân tầng theo nhóm tuổi (270 trẻ em ≤ 15 tuổi và 180 người lớn >15 tuổi) và độ nặng (149 ca sốt dengue, 150 ca sốt xuất huyết và 151 ca sốc). Chi phí điều trị trung bình dao động từ 41 đô là Mỹ cho ca sốt dengue trẻ em đến 127 đô la Mỹ cho ca sốc người lớn (theo tỉ giá 2007). Kết quả nghiên cứu chi phí điều trị được đem kết hợp với dữ liệu mắc chết do hệ thống giám sát cung cấp (thụ động và chủ động), để ước tính tổng chi phí liên quan đến dengue ở khu vực phía Nam. Kết quả cho thấy gánh nặng kinh tế hàng năm do dengue gây ra ở khu vực phía Nam vào khoảng 20 đến 37 triệu đô la Mỹ trong giai đoạn 2004- 2007. Kết luận: Kết quả nghiên cứu này khẳng định dengue là một gánh nặng kinh tế quan trọng ở khu vực phía Nam. Trong nhiều trường hợp, chi phí dengue vượt quá thu nhập bình quân đầu người ở Việt nam (70 đô la Mỹ vào năm 2007). Mặc dù chi phí điều trị nội trú là phần lớn, nhưng chi phí điều trị ngoại trú và chi phí y tế cũng chiếm một tỉ trọng không kém (tương ứng 10% và 48%) đối với gánh nặng kinh tế do dengue gây ra ở khu vực phía Nam.
Trang 1BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
TÊN ĐỀ TÀI:
CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ SỐT DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
TẠI BỆNH VIỆN
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM TIẾN
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: VIỆN PASTEUR TP.HCM
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: CDN01
NĂM 2011
Trang 2BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
TÊN ĐỀ TÀI: CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT DENGUE/
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM TIẾN
Cơ quan chủ trì đề tài: VIỆN PASTEUR TP.HCM
Cấp quản lý: BỘ Y TẾ
Mã số đề tài: CDN01
Thời gian thực hiện: từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 7 năm 2007
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 26.162 đô la Mỹ
NĂM 2011
Trang 31 Tên đề tài: Chi phí điều trị bệnh Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện
2 Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM TIẾN
3 Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh
4 Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế
5 Thư ký đề tài: ThS.BS Lương Chấn Quang
6 Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có):
7 Danh sách những người thực hiện chính:
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ Y tế
ThS BS Lương Chấn Quang Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh
ThS BS Phan Văn Tính Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh
CN Đỗ Kiến Quốc Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh
TS BS Nguyễn Thanh Hùng Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh
TS BS Lê Bích Liên Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh
TS BS Nguyễn Ngọc Rạng Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang
BS Võ Tăng Duyên Bệnh viện đa khoa huyện Phú Tân
BS Phan Kim Chung Bệnh viện đa khoa huyện Phú Tân
BS Lê Văn Nhân Bệnh viện đa khoa huyện Châu Phú
BS Võ Minh Quang Bệnh viện đa khoa huyện Châu Phú
8 Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài (nếu có): không
9 Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 7 năm 2007
Trang 4Phần A Báo cáo tóm tắt 1
1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 1
2 Bản tự đánh giá kết quả nghiên cứu 2
Phần B Báo cáo chi tiết 3
1 Đặt vấn đề 3
2 Tổng quan tài liệu 5
2.1 Sơ lược về bệnh dengue 5
2.2 Phân tích chi phí điều trị ca dengue 9
2.3 Các nghiên cứu về chi phí chính danh điều trị dengue 13
3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 16
3.1 Thiết kế nghiên cứu 16
3.2 Địa điểm nghiên cứu 16
3.3 Thời gian nghiên cứu 16
3.4 Đối tượng nghiên cứu 16
3.5 Số liệu cần thu thập 17
3.6 Phương pháp thu thập số liệu 18
3.7 Phương pháp thu thập và tính toán chi phí 19
3.8 Phương pháp kiểm tra tính chính xác của số liệu 21
3.9 Phương pháp xử lý số liệu 22
3.10 Phương pháp ước tính gánh nặng kinh tế của dengue 22
3.11 Y đức 23
4 Kết quả và bàn luận 24
4.1 Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu 24
4.2 Đặc điểm sử dụng các dịch vụ y tế của đối tượng nghiên cứu 29
4.3 Đặc điểm thông tin phi y tế của đối tượng nghiên cứu 34
4.4 Chi phí điều trị sốt xuất huyết 36
4.5 Gánh nặng kinh tế liên quan đến bệnh sốt xuất huyết 42
5 Kết luận 46
Tài liệu tham khảo 47 Phụ lục
Phiếu điều tra ca bệnh
Đơn giá ở các bệnh viện
Trang 5PHẦN A BÁO CÁO TÓM TẮT
1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mở đầu: Dengue là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở khu vực phía Nam, nhưng
gánh nặng kinh tế chưa được đánh giá đầy đủ mặc dù đó là một phần thông tin quantrọng trong quá trình hoạch định chiến lược phòng chống bệnh
Mục tiêu: Nghiên cứu chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến ca dengue ở Việt
nam, phân bố theo tuổi (< 15 tuổi, > 15 tuổi) và độ nặng (SD, SXH, Sốc) Dữ liệu thuthập được sẽ kết hợp với dữ liệu giám sát dịch tễ nhằm đánh giá gánh nặng kinh tế dodengue ở Việt nam
Phương pháp: Một nghiên cứu tiên cứu đa trung tâm về chi phí điều trị được thực
hiện nhằm thu thập thông liên quan đến dịch vụ tế đã sử dụng, chi phí di chuyển vàảnh hưởng của dengue đến công việc sinh hoạt của người nhà trong 1 đợt bệnhdengue
Kết quả: Có 450 đối tượng tham gia nghiên cứu được thu tuyển từ 4 bệnh viện đai
diện cho các tuyến trung ương, tỉnh và huyện, phân tầng theo nhóm tuổi (270 trẻ em ≤
15 tuổi và 180 người lớn >15 tuổi) và độ nặng (149 ca sốt dengue, 150 ca sốt xuấthuyết và 151 ca sốc) Chi phí điều trị trung bình dao động từ 41 đô là Mỹ cho ca sốtdengue trẻ em đến 127 đô la Mỹ cho ca sốc người lớn (theo tỉ giá 2007) Kết quảnghiên cứu chi phí điều trị được đem kết hợp với dữ liệu mắc chết do hệ thống giámsát cung cấp (thụ động và chủ động), để ước tính tổng chi phí liên quan đến dengue ởkhu vực phía Nam Kết quả cho thấy gánh nặng kinh tế hàng năm do dengue gây ra ởkhu vực phía Nam vào khoảng 20 đến 37 triệu đô la Mỹ trong giai đoạn 2004- 2007
Kết luận: Kết quả nghiên cứu này khẳng định dengue là một gánh nặng kinh tế quan
trọng ở khu vực phía Nam Trong nhiều trường hợp, chi phí dengue vượt quá thu nhậpbình quân đầu người ở Việt nam (70 đô la Mỹ vào năm 2007) Mặc dù chi phí điều trịnội trú là phần lớn, nhưng chi phí điều trị ngoại trú và chi phí y tế cũng chiếm một tỉtrọng không kém (tương ứng 10% và 48%) đối với gánh nặng kinh tế do dengue gây ra
ở khu vực phía Nam
Trang 62 BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
a Tiến độ:
Đúng tiến độ
Rút ngắn thời gian nghiên cứu
Tổng số thời gian rút ngắn: 0 tháng
Kéo dài thời gian nghiệm thu
Tổng số thời gian kéo dài: 36 tháng
Lý do phải kéo dài: Đúng tiến độ nghiên cứu, nhưng kéo dài thời gian nghiệm thu
do cần thống nhất số liệu phân tích với nhà tài trợ
b Thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đưa ra
Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra
Thực hiện được các mục tiêu nhưng không hoàn chỉnh
Chỉ thực hiện một số mục tiêu đề ra
Những mục tiêu không thực hiện được (ghi rõ)
c Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến trong bản đề cương
Tạo ra đầy đủ các sản phẩm đã dự kiến trong bản đề cương
Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu như đã ghi trong bản đề cương
Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng chất lượng của sản phẩm chưa đạt
Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng tất cả không đạt chất lượng
Tạo ra được một sản phẩm đạt chất lương
Những sản phẩm chưa thực hiện được (ghi rõ)
d Đánh giá việc sử dụng kinh phí
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 26.162 đô la Mỹ
Trong đó: Kinh phí sự nghiệm khoa học: không
Kinh phí từ nguồn khác: 26.162 đô la MỹToàn bộ kinh phí đã thanh quyết toán: 26.162 đô la Mỹ
Chưa thanh quyết toán xong: không
Lý do (ghi rõ):
e Các ý kiến đề xuất
Đề xuất về tài chính: Không
Đề xuất về quản lý khoa học: Không
Đề xuất liên quan đến đề tài: Không
Trang 7PHẦN B BÁO CÁO CHI TIẾT
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cho đến nay, Sốt dengue/Sốt xuất huyết dengue, gọi tắt là dengue, đã trở thànhvấn đề sức khỏe quan trọng của cộng đồng tại nhiều nước thuộc vùng Đông Nam Á vàTây Thái Bình Dương Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), có 40% dân số Thếgiới đang sống trong vùng có dịch dengue lưu hành, ước tính mỗi năm có khoảng 50đến 100 triệu người nhiễm, 24 ngàn trường hợp tử vong [1] Ở Việt Nam, dengue lưuhành và gây dịch quanh năm đặc biệt là ở các tỉnh thuộc khu vực thuộc Đồng bằngSông Cửu Long Riêng trong năm 2008, khu vực đã có 12.729 ca sốt dengue (SD),75.221 ca sốt xuất huyết dengue (SXH) với 10.951 trường hợp sốc và 81 trường hợp
đã tử vong với tỉ lệ chết/mắc là 9,2% [2]
Với đặc tính là một bệnh tiến triển nhanh, có thể trở nặng dẫn đến sốc và tửvong nên bệnh nhân dengue cần phải thường xuyên đến các cơ sở y tế để được theodõi và điều trị tích cực Chính điều này đã dẫn đến những tốn kém về mặt kinh tế chobản thân và gia đình bệnh nhân Với số ca mắc hàng năm rất cao, chi phí điều trị cho
ca bệnh dengue đã thực sự trở thành gánh nặng cho ngành y tế nói riêng và cho xã hộinói chung, đặc biệt là đối với những vùng dân cư có điều kiện kinh tế thấp Chi phíđiều trị trung bình cho 1 ca dengue là 118 đô la Mỹ đối với trẻ em và 161 đô la Mỹ đốivới người lớn ở Thái Lan [3]; 33 đô la Mỹ ở Cam pu Chia [4], và 718 đô la Mỹ ởMalaysia [5] Riêng tại Việt Nam, các thông tin về chi phí điều trị cũng đã được ghinhận trong một số nghiên cứu Tại Cần Thơ, năm 2007, chi phí điều trị cho 1 cadengue là 174 đô la Mỹ [6] Ở TP.HCM, năm 2005, chi phí điều trị trung bình cho 1 cadengue là 61 đô la Mỹ [7] Tuy nhiên, các thông tin về chi phí điều trị ở các nghiêncứu này chưa được thu thập một cách đầy đủ như chỉ nghiên cứu về chi phí ở bệnhviện tỉnh, chỉ thu thập chi phí trực tiếp, không thu thập các thông tin chi phí sau xuấtviện, không tính đến phần đầu tư từ ngân sách nhà nước… Từ đó, việc tính chi phíđiều trị chưa đầy đủ và chưa phản ánh hết gánh nặng về kinh tế do dengue gây ra
Đánh giá gánh nặng kinh tế do dengue gây ra là một trong các bước quan trọngnhằm tổng hợp thông tin cung cấp cho quá trình hoạch định chiến lược phòng ngừa và
Trang 8điều trị dengue [8][9] Gánh nặng kinh tế không thể ước lượng được nếu không có các
dữ liệu chính xác về chi phí điều trị bệnh [10] Do vậy, một nghiên cứu quan sát tiêncứu về chi phí điều trị dengue trực tiếp và gián tiếp ở khu vực phía Nam Từ đó, kếthợp với số liệu giám sát dengue để đánh giá gánh nặng kinh tế do dengue gây ra ở khuvực phía Nam Kết quả này sẽ là cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư và phân bổ kinh phícho điều trị và cho hoạt động phòng chống bệnh này
Mục tiêu tổng quát:
Xác định chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến ca dengue ở Việt nam,phân bố theo tuổi (< 15 tuổi, > 15 tuổi) và độ nặng (SD, SXH, Sốc), từ đó, đánh giágánh nặng kinh tế do dengue ở khu vực phía Nam bằng cách kết hợp chi phí với dữliệu giám sát dịch tễ
Mục tiêu chuyên biệt
1 Mô tả thông tin về dịch vụ y tế và phi y tế mà bệnh nhân dengue sử dụng khiđến bệnh viện
2 Mô tả thông tin dịch vụ y tế và phi y tế theo từng tuyến điều trị khác nhau(huyện, tỉnh, khu vực)
3 Xác định chi phí điều trị ca dengue đến bệnh viện theo độ nặng của bệnh vànhóm tuổi
4 Ước tính số ca dengue thực sự tại khu vực phía Nam
5 Đánh giá gánh nặng kinh tế do dengue ở khu vực phía Nam bằng cách kết hợpchi phí điều trị với số ca dengue ước tính thực sự
Trang 92 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH DENGUE
Sốt dengue/Sốt xuất huyết Dengue, gọi tắt là dengue, do vi rút dengue gây ra,với 4 týp huyết thanh (DEN-1, DEN-2, DEN-3, và DEN-4), và do muỗi lây truyền,chủ yếu xảy ra ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới [11][12] Denguethuộc loại bệnh dịch lưu hành ở tất cả các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới,ảnh hưởng đến Mỹ, Úc, tất cả các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam
Á và Thái Bình Dương, bao gồm cả Hawaii, với khoảng 2,5 tỉ người sống trong vùng
có nguy cơ lây truyền bệnh do có tồn tại véc tơ lây truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes, gồm có Aedes aegypti và Aedes albopictus [11][12][13] Suốt những năm 1990, mỗi
năm có hơn 100 triệu người bị nhiễm dengue, trong đó có hơn nửa triệu người bị mắcdengue [11] Dengue ảnh hưởng nghiêm trọng đến y tế và kinh tế của 1 quốc gia vàảnh hưởng đến toàn cầu Mặc dù công tác phòng chống và điều trị được đẩy mạnhnhằm giảm thiểu số ca mắc dengue, gánh nặng bệnh tật do dengue gây ra vẫn nặng nề,
và dengue trở thành bệnh lây truyền qua véc tơ quan trọng nhất trên thế giới Theo báocáo của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), chỉ riêng châu Mỹ trong năm 2007, có hơn900.000 trường hợp sốt dengue (SD) và hơn 26.000 trường hợp sốt xuất huyết dengue(SXH), và tử vong 317 trường hợp [1] Ở Việt Nam, dengue lưu hành và gây dịchquanh năm đặc biệt là ở các tỉnh thuộc khu vực thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long.Riêng trong năm 2008, khu vực đã có 12729 ca SD, 75221 ca SXH với 10951 trườnghợp sốc và 81 trường hợp đã tử vong với tỉ lệ chết/mắc là 9,2% [2]
2.1.1 Chẩn đoán dengue [14][15]
Theo TCYTTG, sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 4 đến 6 ngày, bệnh nhândengue có thể có những biểu hiện khác nhau bao gồm hoặc nhiễm dengue không triệuchứng, hoặc sốt không đặc hiệu giống như nhiễm siêu vi, hoặc sốt dengue hoặc Sốtxuất huyết dengue Sốt dengue có thể có biểu hiện xuất huyết hoặc không xuất huyết.Sốt xuất huyết dengue có thể có sốc hoặc có thể không sốc (Hình 1.1)
Trang 10Hình 2.1: Sơ đồ các biểu hiện lâm sàng của nhiễm dengue [15]
Bộ Y tế đã ban hành tiêu chuẩn chẩn đốn bệnh và phân loại dengue [14] Theo
đĩ, dengue được chia thành 2 nhĩm sốt dengue và sốt xuất huyết dengue, và chia sốtxuất huyết dengue thành 4 mức độ từ nhẹ đến nặng
Bệnh nhân Sốt dengue cĩ biểu hiện sốt 2-7 ngày và cĩ ít nhất 2 trong các dấuhiệu bao gồm nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ/đau khớp, phát ban, buồn nơn và nơn,xuất huyết
Bệnh nhân Sốt xuất huyết dengue cần cĩ 4 triệu chứng, dấu hiệu bao gồm
Sốt: sốt cao đột ngột, liên tục 2 - 7 ngày
Xuất huyết: dấu dây thắt dương tính hoặc xuất huyết tự nhiên ở da hoặc niêm
mạc
Gan to: Gan to thường xuất hiện một vài ngày sau khi khởi sốt.
Thất thốt huyết tương do tăng tính thấm thành mạch: tăng dung tích hồng
cầu 20% so với giá trị bình thường, hạ protein máu, tràn dịch màng phổi, tràndịch màng bụng, tiểu cầu giảm
Sốt xuất huyết dengue được chia thành 4 mức độ nặng:
SXH độ I: Sốt và dấu dây thắt dương tính.
SXH độ II: Triệu chứng như độ I kèm xuất huyết tự nhiên.
SXH độ III: Triệu chứng như độ I hay độ II, và cĩ thêm tình trạng sốc với
mạch nhanh, nhẹ, huyết áp hạ, hoặc kẹp, chi lạnh, bứt rứt
Không có triệu chứng Có triệu chứng
Nhiễm vi rút dengue
Nhiễm siêu vi Sốt dengue Sốt xuất huyết dengue
Không xuất huyết
Có xuất huyết
Không sốc Sốc
Sốt dengue Sốt xuất huyết dengue
Trang 11 SXH độ IV: Triệu chứng như độ I hay độ II, và có tình trạng trụy tim mạch với
huyết áp và mạch không đo được
Để chẩn đoán xác định ca dengue trong giám sát phát hiện ca thường kỳ, Bộ Y
tế quy định sử dụng hai kỹ thuật xét nghiệm gồm chẩn đoán huyết thanh và phân lập virút
Chẩn đoán huyết thanh bằng kỹ thuật MAC ELISA: Đây là phản ứng miễn
dịch men dùng để phát hiện kháng thể IgM kháng vi rút dengue, cho phép xácđịnh tình trạng nhiễm dengue hiện tại, nhưng không xác định được týp vi rútdengue gây bệnh Kỹ thuật này thường được sử dụng vì đơn giản, có kết quảnhanh chóng; dùng giám sát huyết thanh trong cộng đồng, xác định sự lưu hànhdengue và dự báo dịch
Phân lập vi rút: Đây là cách chính xác nhất để chẩn đoán xác định dengue,
phân loại được týp vi rút Mẫu máu thử lấy trong giai đoạn sốt, thường cho kếtquả dương tính (5 ngày đầu của bệnh) Tuy nhiên, đây là kỹ thuật rất tốn kém
và phức tạp, tỷ lệ dương tính thấp và cho kết quả chậm thường 10 ngày đến 20ngày nên ít dùng trên lâm sàng nhất là các vùng xa
2.1.2 Theo dõi và điều trị dengue [14][15]
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh dengue Việc điều trị chủyếu là điều trị các triệu chứng và biến chứng của bệnh
2.1.2.1 Điều trị dengue không sốc
Dengue không sốc bao gồm các trường hợp được chẩn đoán là sốt dengue, sốtxuất huyết độ I và II Phần lớn các trường hợp này đều được điều trị ngoại trú và theodõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiệnsớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời
Điều trị Sốt dengue, Sốt xuất huyết độ 1:
Điều trị triệu chứng: nếu sốt cao ≥ 390C, cho thuốc Acetaminophen hạ nhiệt,nới lỏng quần áo và lau mát
Bù dịch sớm bằng đường uống: uống nhiều nước gồm oresol, nước sôi đểnguội, nước trái cây hoặc nước cháo loãng với muối
Điều trị Sốt xuất huyết độ 2:
Trang 12 Trường hợp không truyền dịch: Khi bệnh nhân có sốt cao nhưng sinh hoạtgần như bình thường, mạch huyết áp tốt thì điều trị như SXH độ 1 bao gồm
hạ nhiệt, uống nhiều nước, theo dõi mạch, huyết áp, dung tích hồng cầu,nước tiểu
Trường hợp cần truyền dịch: Khi bệnh nhân không uống được, nôn nhiều,nôn ra máu, dung tích hồng cầu tăng cao dù huyết áp và mạch ổn định Dịchtruyền bao gồm: Ringer lactat, NaCl 0,9% hoặc dung dịch đẳng trương đãđược pha sẵn
2.1.2.2 Điều trị sốt xuất huyết dengue có sốc
SXH có sốc bao gồm các trường hợp được chẩn đoán là sốt xuất huyết độ III và
độ IV Các trường hợp này phải được điều trị nội trú và theo dõi chặt chẽ
Theo dõi và truyền dịch:
Dịch truyền phổ biến và sử dụng đầu tiên là Ringer lactat, NaCl 0,9%
Nếu huyết áp vẫn còn kẹp, truyền tiếp dung dịch cao phân tử như plasma,Dextran, gelatin…
Đo áp lực tĩnh mạch trung ương khi cần thiết
Các điều trị khác tùy theo theo tình trạng bệnh: dùng thuốc vận mạch, điều chỉnhrối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan, truyền máu khi tiểu cầu giảm dưới50.000 tế bào/mm3, xuất huyết nội…
Xét nghiệm theo dõi dung tích hồng cầu mỗi 4-6 giờ/lần cho đến khi ổn định
Bệnh nhân SXH hồi phục được xuất viện khi có tiêu chuẩn sau:
Hết sốt ít nhất 24 giờ mà không cần dùng thuốc hạ nhiệt
Trang 132.1.3 Giám sát dengue
Theo quy định của Bộ Y tế, dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch phải giám sát
và báo cáo Tất cả các cơ sở y tế bao gồm tuyến xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành vàViện khu vực phải báo cáo chi tiết các trường hợp dengue được phát hiện cho hệ thống
Y tế dự phòng nhằm mục đích theo dõi giám sát và chủ động phòng chống dịch [1]
Đối tượng giám sát: là những bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là SD, SXH độ
I, II, III và IV theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế
Hệ thống báo cáo thu nhận dữ liệu: Trạm Y tế xã và Bệnh viện huyện báo cáo cadengue phát hiện được cho Trung tâm Y tế huyện để tổng kết báo cáo cho hàngtuần, hàng tháng cho tỉnh Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thu thập dữ liệu ca dengue
từ bệnh viện tỉnh và các Trung tâm Y tế huyện và báo về cho Viện Pasteur TPHCM
và Bộ Y tế
Các thông tin cần báo cáo: Số người mắc, số người chết do dengue, phân theo độnặng gồm SD, SXH độ I và II, SXH độ III và IV Mỗi nhóm độ bệnh được phânthành 2 nhóm là trẻ em (từ 15 tuổi trở xuống) và người lớn (trên 15 tuổi)
2.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ CA DENGUE [16][17]
2.2.1 Chi phí
Chi phí là giá trị hàng hóa, dịch vụ được xác định bằng sử dụng nguồn lực theo cáccách khác nhau Nói cách khác chi phí là phí tổn phải chịu khi sản xuất hoặc sửdụng hàng hóa, dịch vụ
Để thuận tiện so sánh được, các chi phí thường được thể hiện dưới dạng tiền tệ mà
số tiền đó thể hiện nguồn lực được sử dụng
Ước tính chi phí là thuật ngữ dùng để chỉ việc tính các chi phí của một hoạt độngkhông những trong tương lai mà còn trong quá khứ
2.2.2 Các quan điểm khác nhau về chi phí điều trị
Quan điểm của bệnh nhân: Chi phí là tổng số tiền mà bệnh nhân phải trả cho cácdịch vụ cộng thêm các phí có do bệnh hay do điều trị, bao gồm cả thời gian mất vànghỉ làm việc
Trang 14 Quan điểm của người cung cấp dịch vụ: Chi phí là chi phí thật sự của việc chuyểngiao dịch vụ, các phí tổn cĩ liên quan.
Quan điểm của người trả tiền: chi phí là phí tổn chấp nhận trả
Quan điểm xã hội: chi phí xã hội là tổng chi phí rịng từ tất cả các thành tố khácnhau của xã hội
2.2.3 Phân loại chi phí y tế
Trong y tế, với tính chất đặc thù riêng, người ta phân loại chi phí y tế thành chiphí y tế trực tiếp và chi phí y tế gián tiếp Trong đĩ, chi phí y tế trực tiếp được chiathành chi phí y tế và chi phí phi y tế
Hình 2.2: Sơ đồ phân loại chi phí y tế
Chi phí y tế trực tiếp: là những chi phí trực tiếp của các hoạt động y tế do bác sĩ
trực tiếp đề ra trong khi điều trị một bệnh nhân bao gồm: viện phí, thuốc, tiền
- Phục hồi
- Chăm sóctại nhà
- Đi lại
- Thức ăn
- Ở
Gián tiếp
Trang 15khám, tiền xét nghiệm, thủ thuật, X quang, phục hồi chức năng, dịch vụ điềudưỡng hoặc chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Chi phí trực tiếp phi y tế: là những chi phí có liên quan đến các hoạt động y tế
gồm các chi phí về thực phẩm, chuyên chở, nhà ở, chăm sóc của gia đình, ngườiphụ giúp tại nhà, y phục
Chi phí gián tiếp: là tập hợp tất cả những hậu quả về xã hội và kinh tế mà căn
bệnh và phương thức trị liệu tác động lên bản thân người bệnh và những ngườichung quanh: chi phí bệnh tật, chi phí tử vong, chi phí để điều trị các tác dụngphụ và tai biến do thuốc Thường thì bác sĩ ít nắm bắt nhiều đến chi phí này
Chi phí bệnh tật: Sự nghỉ bệnh không làm việc, giảm bớt khả năng làm
việc, hạn chế sinh hoạt dài hạn
Chi phí tử vong: Chi phí thời gian sống có thể mong đợi, tính đổi về hiện
tại; chi phí sẵn sàng trả cho sự giảm bớt những nguy cơ tử vong hay nhữngkết quả bất lợi khác
Chi phí điều trị tác dụng phụ: các buổi khám bệnh lại, xét nghiệm mới,
đơn thuốc mới
2.2.4 Các phương pháp phân tích chi phí y tế
Có nhiều phương pháp khác nhau để phân tích chi phí y tế Việc lựa chọnphương pháp phân tích sẽ tùy thuộc vào mục đích và ý nghĩa của việc phân tích ClaireBombardier và John M.Eisenber thuộc trường Đại học Toronto đã đưa ra sơ đồ 3 chiềucủa sự phân tích chi phí, bao gồm 3 kiểu chi phí (chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp vàchi phí vô hình) và 4 quan điểm (bệnh nhân, người cung cấp, người trả tiền và xã hội)
và 4 kiểu phân tích chi phí là:
CIA (Cost-Identification analysis): Phân tích chi phí – chính danh hoặc còn gọi làphân tích chi phí – tối thiểu (CMA: Cost-Miniminzation analysis)
CEA (Cost-Effectiveness analysis): Phân tích chi phí – hiệu quả
CBA (Cost-Benefit analysis): Phân tích chi phí – lợi ích
CUA (Cost-Utility analysis): Phân tích chi phí – hữu ích
Trang 16Hình 2.3: Sơ đồ các kiểu phân tích chi phí y tế [17]
Vai trò của các phương pháp phân tích chi phí
Phương pháp phân tích chi phí – chính danh (CIA): giúp xác định chi phí của mộtcông trình chăm sóc sức khoẻ Đây cũng là chi phí tổng cộng gồm chi phí trực tiếp
và chi phí gián tiếp
Phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả (CEA): dùng để so sánh đánh giá cácphương án chăm sóc sức khoẻ khác nhau để xem phương pháp nào đạt được mụctiêu với chi phí thấp nhất
Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA): Dùng để so sánh chi phí bỏ ra vàlợi ích thu được
Phân tích chi phí – hữu ích (CUA): khác với 3 loại phân tích CIA, CBA, CEAthường đặt căn bản trên kết quả lâm sàng (số bệnh được trị hết, được phòng ngừa,thời gian sống thêm) thì CUA sẽ phân tích chi phí có tính đến chất lượng của đờisống cũnh như tuổi thọ của cuộc sống tức tính đến giá trị hữu ích của những nămsống này
Có thể hình dung ý nghĩa của việc phân tích chi phí theo sơ đồ sau:
Trang 17Hình 2.4: Sơ đồ ý nghĩa các phương pháp phân tích chi phí trong y tế
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHI PHÍ CHÍNH DANH ĐIỀU TRỊ DENGUE
Trước viễn cảnh về vắc xin dengue sắp thành hiện thực [18][19], để chuẩn bịcho giai đoạn giới thiệu vắc xin dengue, gần đây, một loạt các nghiên cứu về chi phídengue đã được nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tiến hành Là những nghiên cứuđầu tiên về chi phí dành cho dengue, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào chi phíchính danh và gói gọn trong lĩnh vực điều trị dengue
2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước
Các nghiên cứu trước đây về chi phí điều trị dengue chủ yếu được thực hiệnbằng phương pháp phỏng vấn sau khi bệnh nhân đã hết bệnh 1-2 tháng [3][20].Phương pháp này thường thu thập không hết chi phí điều trị trực tiếp, gián tiếp mà chủyếu phụ thuộc vào trí nhớ của bệnh nhân về những chi phí do bệnh nhân chi trả trựctiếp Với phương pháp này, chi phí điều trị ca dengue ở bệnh viện tỉnh của Thái lannăm 2001 khoảng 44 USD/ca bệnh [3] và ở bệnh viện tỉnh của Campuchia năm 2006khoảng 40 USD/ca nhập viện và 14 USD/ca ngoại trú [4]
Cải thiện sức khoẻ
Lợi ích (giá trị = tiền) (chất lượng cuộc sống)Hữu ích
Giá lợi ích (CBA) Giá hữu ích(CUA) Gía hiệu quả(CEA)
Trang 18Trong khoảng thời gian từ 2004-2007, một nghiên cứu tiên cứu đa trung tâmtriển khai tại 5 nước Nam Mỹ và 3 nước châu Á nhằm thu thập chi phí điều trị dengue[5] Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn vào ngày hết bệnh bao gồm các chiphí bệnh nhân phải chi trả, hóa đơn thanh toán từ bệnh viện và đầu tư của chính phủcho bệnh viện Nghiên cứu còn quy đổi chi phí ra đô la quốc tế để có thể dễ dàng sosánh Chi phí điều trị chung là 248 USD /ca ngoại trú và 571 USD/ca nhập viện Tínhriêng tại từng quốc gia trong khu vực, chi phí tại Campuchia và Thái lan lần lượt là
115 USD/ca và 573 USD/ca
2.3.2 Nghiên cứu trong nước
Dù tình hình sốt xuất huyết ở Việt nam khá nghiêm trọng, nhưng số lượngnghiên cứu về gánh nặng bệnh tật và chi phí liên quan đến dengue khá ít Đánh giá vụdịch năm 1998, Almond J đã ước tính người dân đã tiêu tốn 2 triệu USD cho điều trị(trung bình 9USD/ca) và nhà nước tốn thêm 1 triệu USD cho phòng chống dịch [21]
Và GNI đầu người bình quân hàng năm trong thời điểm đó chỉ có 365 USD
Một nghiên cứu về chi phí điều trị dengue thực hiện năm 2000 tại bệnh việnhuyện Cai lậy (Tiền giang) [22] cho kết quả 148.000 đồng/ca ngoại trú và 466.000đồng/ca nhập viện Chi phí này chỉ bao gồm chi phí điều trị trực tiếp và gián tiếp tạibệnh viện và chỉ thu thập qua phỏng vấn bệnh nhân
Năm 2005, một nghiên cứu khác điều tra chi phí điều trị của bệnh nhân SXHđến khám điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM [7] cho kết quả từ 40 USD đến
127 USD/ca tùy độ nặng của bệnh Nghiên cứu này điều tra tất cả chi phí trực tiếp vàgián tiếp nhưng bỏ qua ngân sách do nhà nước đầu tư và nghiên cứu chỉ tập trung ởbệnh nhi từ 15 tuổi trở xuống và là chi phí điều trị của bệnh viện tuyến trung ương,không đại diện cho cả khu vực
Năm 2007, Khoa Y tế Công cộng trường Đại học Y Cần Thơ đã nghiên cứu chiphí điều trị của các bệnh nhân dengue điều trị tại bệnh viện tỉnh Cần Thơ theo phươngpháp phỏng vấn sau một thời gian dài sau xuất viện Kết quả hoàn toàn dựa vào trí nhớcủa bệnh nhân, và chi phí ước tính khá cao 2.798.000 đồng/ca
Với những thông tin không nhiều và chưa hoàn chỉnh về chi phí điều trị bệnhDengue như trên rất khó cho việc ước tính gánh nặng kinh tế của bệnh sốt dengue/sốtxuất huyết dengue Vì thế, cách tốt nhất là tiến hành những nghiên cứu chuyên biệt,
Trang 19thu thập đủ tất cả chi phí có liên quan đến điều trị dengue, không thừa, không bỏ sótbằng phương pháp tiên cứu.
Trang 203 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả tiền cứu
3.2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: 4 bệnh viện
Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
Bệnh viện đa khoa huyện Phú Tân (tỉnh An Giang)
Bệnh viện đa khoa huyện Châu Phú (tỉnh An Giang)
Lý do lựa chọn địa điểm nghiên cứu:
Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM là bệnh viện hàng đầu của khu vực phíaNam, thu nhận bệnh nhân sốt xuất huyết của nhiều tỉnh trong khu vực Bệnhviện được lựa chọn với vai trò là bệnh viện điều trị tuyến khu vực
Các bệnh viện tỉnh và huyện được lựa chọn ở tỉnh An Giang An Giang làtỉnh có các đặc điểm kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên rất đặc thù đại diệncho khu vực đồng bằng sông Cửu long; là tỉnh có số ca sốt xuất huyết hàngnăm cao trong khu vực Mặt khác An Giang là nơi tập trung nhiều đề tàinghiên cứu về sốt xuất huyết do Viện Pasteur TPHCM triển khai Đề tàinghiên cứu này thực hiện tại An Giang sẽ giúp cho ta có một bức tranh hoànchỉnh về sốt dengue/sốt xuất dengue tại đây
3.3 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Tổng thời gian nghiên cứu là 12 tháng (8/2006 – 1/2008), trong đó
Thu nhận ca bệnh nghiên cứu: 6 tháng (8/2006-1/2007)
Phân tích, xử lý dữ liệu, viết báo cáo: 6 tháng (2-1/2008)
3.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.4.1 Nhóm đối tượng nghiên cứu
Ca dengue lâm sàng đến khám hoặc nhập viện tại các bệnh viện trên
Trang 213.4.2 Cỡ mẫu
450 ca SD/SXHD, phân bố theo lứa tuổi và độ nặng như sau
270 trẻ ≤15 tuổi gồm 90 SD, 90 SXH độ I/II (gọi tắt là SXH) và 90 SXHIII/IV (gọi tắt là Sốc)
3.4.3 Tiêu chuẩn nhận vào
Có chẩn đoán ban đầu tại bệnh viện là dengue theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Ytế:
Sốt Dengue: sốt cao liên tục, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, khớp,
nhức hai hố mắt, da sung huyết, phát ban, nổi hạch nhiều nơi
Sốt xuất huyết Dengue: sốt cao, liên tục,biểu hiện xuất huyết da, niêm mạc,
gan to, có biểu hiện thoát huyết tương
Có phiếu thỏa thuận tham gia nghiên cứu được ký bởi bệnh nhân từ 16 tuổi trở lênhoặc cha mẹ của bệnh nhi từ 15 tuổi trở xuống
3.4.4 Tiêu chuẩn loại ra
Được chuyển đến từ bệnh viện khác, không nằm trong hệ thống 4 bệnh viện củanghiên cứu
Đã tham gia nghiên cứu EDN01 tại An Giang
Đã tham gia một nghiên cứu can thiệp khác
Có khả năng không thể liên lạc được sau khám bệnh/xuất viện
Trang 223.4.5 Tiêu chuẩn đưa vào phân tích số liệu
Có chẩn đoán ban đầu là dengue và không thay đổi trong suốt quá trình điều trịbệnh
Thu thập được thông tin sau khi bệnh nhân hồi phục
3.5 SỐ LIỆU CẦN THU THẬP
3.5.1 Đặc điểm của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
Bệnh nhân: thông tin về tuổi, giới, nghề nghiệp, tình trạng bảo hiểm y tế
Người nhà chăm sóc bệnh: thông tin về nghề nghiệp
3.5.2 Thông tin về bệnh
Tiền sử bệnh Dengue
Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng, độ nặng của bệnh lần này
Bệnh đi kèm và những yếu tố thúc đẩy bệnh
Số ngày bệnh, số ngày nghỉ việc
3.5.3 Việc sử dụng các dịch vụ y tế
Số lần và số ngày khám ngoài bệnh viện
Số lần và số ngày khám ngoại trú của bệnh viện
Số lần và số ngày nằm viện tại bệnh viện
Số lần thực hiện các xét nghiệm trong suốt thời gian nhập viện, điều trị ngoại trú vàkhám ngoài bệnh viện
Thuốc sử dụng trong thời gian nhập viện, điều trị ngoại trú và khám ngoài bệnhviện
3.5.4 Chi phí ăn ở, đi lại
Chi phí di chuyển bằng xe buýt, taxi, xe máy, chi phí gửi xe của bệnh nhân vàngười nhà chăm sóc bệnh, tính bằng tiền hoặc theo chiều dài đường đi
Tiền ăn và tiền ở lại trong bệnh viện
Chi phí thuê mướn người chăm sóc bệnh nhân
Trang 233.5.5 Thu nhập bị mất do bệnh
Thời gian gián đoạn công việc của bệnh nhân và người chăm sóc bệnh
Thu nhập bị mất đi vì đợt bệnh của bệnh nhân và người nhà chăm sóc bệnh
Tất cả các chi phí được thu thập bằng tiền đồng Việt nam, chuyển đổi sang tiền
đô la Mỹ theo tỉ giá năm 2007 [23]
3.6 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
3.6.1 Khi thu nhận vào nghiên cứu
Thời điểm: không quá 3 ngày sau khi bệnh nhân đến với bệnh viện khám lần đầutiên
Địa điểm: phòng khám (đối với bệnh nhân ngoại trú) và khoa Nhi hoặc khoaNhiễm (đối với bệnh nhân nội trú)
Phương pháp: Phỏng vấn và thu thập thông tin gồm đặc tính của bệnh nhân, ngườinhà bệnh nhân, tiền sử bệnh, dịch vụ y tế đã sử dụng bên ngoài và tại bệnh viện
Phương tiện thu thập thông tin: phiếu điều tra thu nhận nghiên cứu, phiếu dịch vụ y
tế đã sử dụng, phiếu ngoại trú và phiếu nội trú (xem phụ lục)
3.6.2 Khi bệnh nhân hồi phục
Thời điểm: 7 ngày sau khi bệnh nhân xuất viện hoặc sau lần khám bệnh cuối cùng,đối với bệnh nhân có chẩn đoán sau cùng là dengue
Phương pháp: Hẹn bệnh nhân tái khám Trường hợp bệnh nhân không đến theo lịchhẹn, tiến hành gọi điện thoại hoặc vãng gia Phỏng vấn về sự ảnh hưởng của bệnhdengue đối với công việc của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và dịch vụ y tế sửdụng sau khi rời bệnh viện
Phương tiện thu thập thông tin: phiếu theo dõi sau khám ngoại trú/xuất viện, vàphiếu kết thúc nghiên cứu (xem phụ lục)
Trang 243.7 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHI PHÍ
Phỏng vấn bệnh nhân
Tiền khám ngoại trú số lần khám x đơn giá * Từ toa thuốc và sổ khám
bệnh hoặc bệnh án ngoạitrú
mỗi loại thuốcTiền thủ thuật Số lần làm thủ tục x đơn giá mỗi
loại thủ thuậtTiền dụng cụ y tế
tiêu hao
Theo hóa đơn của bệnh viện
Tiền Nhà nước đầu
tư cho giường
Trang 25 Tiền đi lại: được tính cho tất cả các chuyến đi/về từ nhà đến cơ sở khám điều trịcủa bệnh nhân và người chăm sóc trong suốt đợt bệnh Cách tính chia theo loạiphương tiện giao thông mà bệnh nhân/người chăm sóc sử dụng.
Bằng phương tiện công cộng (xe buýt, taxi, xe ôm, phà, đò): tính bằng tổngtiền phải bỏ ra do bệnh nhân cung cấp
Bằng phương tiện cá nhân (xe đạp, xe máy, xe hơi, ghe xuồng): tính bằng sốkilomet/lượt x số lượt/ngày x số ngày x mức chi (Mức chi cho mỗi kilomet
= tiền nhiên liệu + tiền khấu hao phương tiện), theo đó, ước tính cho phươngtiện xe máy là 2.200 đồng, xe hơi là 8.600 đồng, và thuyền là 1.500 đồng
3.7.3 Chi phí gián tiếp
Thu nhập bị mất = thu nhập năm/365 ngày x số ngày nghỉ việc do bệnh
Thu nhập bị mất chỉ được tính cho bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhânđang có việc làm và phải nghỉ việc trong đợt bệnh
Cách tính thu nhập năm
Người có thu nhập ngày: thu nhập ngày x 365 ngày
Người có thu nhập hàng tháng: thu nhập tháng x 12 tháng
Người có thu nhập năm: thu nhập năm x 12 / số tháng làm việc trongnăm
Người làm nông và hộ gia đình làm kinh doanh: Tổng thu nhập nămcủa gia đình chia cho số người cùng làm việc (không tính trẻ em và
và người già)
Tiền thuê người chăm sóc và/hoặc tiền thuê người phụ giúp gia đình trong suốt đợtbệnh Thông tin này do bệnh nhân/người nhà cung cấp
3.8 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA TÍNH CHÍNH XÁC CỦA SỐ LIỆU
Tập huấn kỹ trước khi tiến hành nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu thử
Đối chiếu phần điều tra với hồ sơ bệnh án
Đối chiếu hóa đơn viện phí với hồ sơ bệnh án
Trang 263.10 PHƯƠNG PHÁP ƯỚC TÍNH SỐ CA DENGUE THỰC SỰ
Ước tính gánh nặng kinh tế do dengue gây ra đòi hỏi phải kết hợp thông tin vềchi phí điều trị và số ca dengue
3.10.1 Ước tính số ca mắc dengue
Các hệ thống giám sát thường quy có một nhược điểm là báo cáo thiếu và hệthống giám dengue có lẽ cũng không ngoài quy luật này Để đánh giá tình trạng báocáo thiếu của hệ thống này, tỉ lệ mới mắc của hệ thống giám sát hiện hành được đem
so sánh với hệ thống giám sát chủ động ca sốt trong một nghiên cứu tiên cứu đoàn hệhọc sinh ở tỉnh An Giang [24]
Số liệu cần sử dụng để so sánh: số mắc dengue của hai hệ thống giám sát hiện hành
và nghiên cứu phân bố theo:
theo độ nặng: sốt dengue, sốt xuất huyết và sốc;
của nhóm trẻ em từ 15 tuổi trở xuống
theo từng năm trong giai đoạn 2004-2007
Phương pháp tính toán:
Tính toán tỉ lệ mới mắc dengue theo từng nhóm độ nặng và năm
So sánh tỉ lệ mới mắc dengue theo từng độ nặng và từng năm của hai hệthống giám sát
Tính toán tỉ số báo cáo thiếu của từng năm theo từng nhóm độ nặng Đây là
tỉ số tỉ lệ mới mắc giữa 2 hệ thống giám sát
Tổng hợp thành tỉ số báo cáo thiếu của từng độ nặng
Tính ngược số ca mắc thực sự của trẻ em theo dân số trung bình trẻ em hàngnăm dựa trên tỉ số báo cáo thiếu đã ước tính
Trang 27 Giả thuyết tỉ số báo cáo thiếu là như nhau ở hai nhóm tuổi trẻ em và ngườilớn, tính ngược số ca mắc thực sự của người lớn theo dân số trung bìnhngười lớn hàng năm.
Tổng hợp thành số ca mắc dengue thực sự hàng năm
3.10.2 Ước tính gánh nặng kinh tế từ ca chết do dengue
Theo Armien et al [25] hoặc Garg et al [26], nghiên cứu cũng ước tính chi phí
do ca tử vong dengue để lại Thông tin ca tử vong theo nhóm tuổi được thu thập từ hệthống giám sát thường quy giai đoạn 2004-2007 mà không ước tính tỉ lệ báo cáo thiếu.Đối với mỗi ca tử vong, số năm sống bị mất được tính toán bằng số năm sống còn chotừng nhóm tuổi dựa trên bảng tính cuộc sống Việt Nam của WHO Chi phí liên quanđến ca tử vong được ước tính bằng cách nhân GDP đầu người ở Việt Nam ($834 [23])cho số năm sống bị mất đi
3.11 Y ĐỨC
Nghiên cứu đã được Hội đồng Khoa học và Y đức của Viện Pasteur TPHCM vàbốn bệnh viện chấp thuận Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu và cha mẹ/ngườigiám hộ của đối tượng trẻ em đều có ký phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu trước khiđược thu nhận vào nghiên cứu
Người tham gia nghiên cứu được chi trả tiền đi lại và ngày công bị mất khiquay trở lại bệnh viện để phỏng vấn các thông tin sau xuất viện
Trang 284 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU
4.1.1 Số lượng mẫu phân bố theo lứa tuổi, độ nặng và tuyến bệnh viện
Bảng 4.1 Phân bố số trường hợp thu nhận theo độ nặng, lứa tuôi và tuyến bệnh viện
Theo kế hoạch ban đầu, mỗi nhóm độ nặng – lứa tuổi – tuyến bệnh viện sẽ thutuyển 30 đối tượng Tuy nhiên thực tế có chênh lệch 1 trường hợp ở nhóm bệnh nhi ởbệnh viện trung ương bị SD (29 đối tượng), bị sốc (31 đối tượng), nhóm người lớn ởbệnh viện tỉnh bị SD (31 đối tượng) và bị SXH (29 đối tượng) Tuy nhiên tổng cỡ mẫuvẫn đảm bảo 450 đối tượng
Trang 294.1.2 Đặc điểm dân số học của đối tượng nghiên cứu
Bảng 4.2 Đặc điểm dân số học của đối tượng nghiên cứu phân bố theo nhóm tuổi và
-60,7%
16,9%
-83,1%
25,0%
-75,0%
26,7% 72,8%
-Thu nhập (triệu đồng)
Người chăm
bệnh 14,2±8,6 14,5±10,1 14,3±9,3 14,3±9,4 13,5±8,2 10,8±4,8 11,3±7 11,9±7
Ghi chú: SD: Sốt dengue; SXH: sốt xuất huyết dengue độ I và II; tb: trung bình; sd: độ lệch chuẩn
Tuổi trung bình (± độ lệch chuẩn) của trẻ em tham gia nghiên cứu là 8,5 (± 4)tuổi (từ 0 đến 15 tuổi) Tuổi trung bình của người lớn là 24 (±7,2) tuổi (từ 16 đến 46tuổi) Không có sự khác biệt về tuổi giữa các độ nặng trong từng lứa tuổi
Nghề nông và ở nhà chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm bệnh nhân người lớn Phân
bố nghề nghiệp như vậy làm ảnh hưởng đến chi phí điều trị gián tiếp Những bệnhnhân không nghề nghiệp (ở nhà) không bị mất ngày công trong suốt thời gian bị bệnh.Mặt khác, những bệnh nhân làm nghề nông đang lúc nhàn rỗi cũng sẽ không được tínhtiền ngày công bị mất, vì họ không bệnh cũng không làm ra tiền trong khoảng thờigian này
Trang 30Tỉ lệ bệnh nặng giảm dần ở nhóm nghề nghiệp công nhân viên, ngược lại, tăngdần ở nhóm nghề nghiệp ở nhà.
Tỉ lệ mua bảo hiểm tự nguyện ở nhóm trẻ em và người lớn tương đương nhau(27%), nhưng trẻ em còn có một tỉ lệ đáng kể miễn phí dành cho trẻ dưới 6 tuổi, dovậy tỉ lệ người lớn không mua bảo hiểm y tế rất cao (73%) Điều này khiến cho chi phíđiều trị dengue ở nhóm người lớn chủ yếu do gia đình bệnh nhân phải chi trả, tác độngtrực tiếp lên kinh tế và thu nhập của gia đình bệnh nhân Trong khi đó, ở nhóm trẻ em,gia đình bệnh nhân được công ty bảo hiểm hỗ trợ phần lớn chi phí
Thu nhập của bệnh nhân và người chăm bệnh không khác biệt giữa độ nặng củabệnh trong từng nhóm lứa tuổi
Bảng 4.3 Đặc điểm dân số học của đối tượng nghiên cứu phân bố theo nhóm tuổi và
Trang 31Vài khác biệt về phân bố tuổi của đối tượng quan sát được là bệnh nhi ở bệnhviện Nhi đồng 1 nhỏ hơn những nơi khác Không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặtthống kê được quan sát đối với các đặc điểm dân số học khác (giới tính, kích cỡ hộ giađình, số người lớn đi làm, bảo hiểm y tế) khi phân bố theo độ nặng của bệnh dengue
và phân bố theo tuyến điều trị
Thu nhập của bệnh nhân và người chăm bệnh ở tuyến trung ương cao hơn tuyếntỉnh và thấp nhất là tuyến huyện Sự khác biệt này đều có ở cả hai nhóm bệnh nhân trẻ
em và người lớn So sánh thu nhập của người chăm bệnh giữa 2 nhóm tuổi cho thấythu nhập của người chăm bệnh của bệnh nhi (14,3 triệu đồng) cao hơn nhóm bệnhnhân người lớn (12 triệu đồng) Đó là do bệnh nhân người lớn chỉ được thu tuyển ởtỉnh và huyện, còn bệnh nhi được thu tuyển cả ở tuyến trung ương, trong khi đó, mứcthu nhập ở tuyến trung ương cao gấp đôi tuyến tỉnh và huyện, gây ra sự khác biệt đáng
kể về tổng thu nhập bình quân của người chăm bệnh giữa hai nhóm tuổi của bệnhnhân
4.1.3 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Bảng 4.4 Một số đặc điểm lâm sàng của đối tượng phân bố theo nhóm tuổi và độ
Tỉ lệ giảm tiểu cầu (%) 11,2 83,3 89 27,9 91,5 96,7
Số tiểu cầu thấp nhất trung bình
Trang 32Bảng 4.5 Một số đặc điểm lâm sàng của đối tượng phân bố theo nhóm tuổi và tuyến
Tỉ lệ giảm tiểu cầu (%) 48.9 61.1 74.5 75.6 67.8
Số tiểu cầu thấp nhất trung bình
Trang 334.2 ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Bảng 4.6 Cơ sở y tế mà đối tượng tham gia nghiên cứu tiếp cận đầu tiên phân bố theo
Chỉ có 12% bệnh nhi và 5% bệnh nhân người lớn đến ngay bệnh viện khi bệnh.Các trường hợp nhẹ có tỉ lệ đến bệnh viện đầu tiên (11,4% - 14,6%) cao hơn có ýnghĩa so với các trường hợp nặng (3,3% - 9,9%)
Bảng 4.7 Cơ sở y tế mà đối tượng tham gia nghiên cứu tiếp cận đầu tiên phân bố theo
nhóm tuổi và tuyến bệnh viện điều trị
Tỉ lệ bệnh nhân quyết định tự điều trị tại nhà trước tương đương nhau ở cáctuyến, dao động từ 20% đến 24%
Trang 34Bảng 4.8 Đặc tính sử dụng các dịch vụ y tế của đối tượng tham gia nghiên cứu phân
bố theo nhóm tuổi và độ nặng của bệnh
Tổng số lần khám trước khi nhập viện ở nhóm điều trị nội trú là 4,2-4,3 lầntương đương ở trẻ em và người lớn Riêng nhóm không nhập viện, tổng số lần khámngoại trú nhiều hơn nhóm nội trú và người lớn có số lần khám ngoại trú (5,5 lần) nhiềuhơn nhóm trẻ em (4,7 lần)
Tỉ lệ nhóm SXH và nhóm Sốc sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn hẳn: Tất cả bệnhnhân sốc đều nhập viện, trong khi đó tỉ lệ nhập viện giảm nhiều ở nhóm độ nhẹ, đặcbiệt là SD với 58% ở trẻ em và 72% ở người lớn
Tuy nhiên, kết quả này cũng cho thấy một tỉ lệ đáng kể nhóm độ nhẹ (sốtdengue và sốt xuất huyết độ I) phải nhập viện, trái với hướng dẫn chẩn đoán và điều trịcủa Bộ Y tế Số ngày nằm viện của nhóm độ nhẹ cũng tương đương với độ nặng Điềunày sẽ làm gia tăng chi phí điều trị không cần thiết